Hình thành tri thức về thể loại trước, trong và sau khi dạy học các văn bản thơ Đường luật

Một phần của tài liệu Dạy học thơ đường luật ở trung học cơ sở hiện nay luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 26 - 29)

học các văn bản thơ Đường luật

Những vấn đề về nội dung, nghệ thuật của văn học không nằm ngoài thể loại văn học. Số phận lịch sử của các thể loại văn học phản ánh con đường phát triển của lịch sử văn học.

Quách Tấn cho rằng “thể thơ Đường luật, về hình thức, các nhà thi học phần đông đều công nhận là toàn hảo. Nhưng nó chỉ thích hợp với những tình cảm đã được tiết chế, với những tâm hồn trầm tĩnh, với những người nặng về đời sống nội tâm. Nó không còn thích hợp với người hiện đại, bởi lòng luôn bị ngoại cảnh chi phối, rất ít khi được yên tĩnh, ung dung, nhịp lòng và nhịp thơ ít khi được hoà hợp với nhau được thoả đáng’’ [65, 5]. Như vậy những đặc điểm của thơ Đường luật khiến nó xa cách với người tiếp nhận ngày nay. Để hiểu được những giá trị đặc thù của nó, điều trước tiên là phải hình thành tri thức khái quát về thể loại trước, trong, và sau khi dạy học các văn bản thơ thuộc thể loại thơ này.

Hiện nay trong sách giáo khoa các tác phẩm văn học được bố trí theo trục thể loại. Đây là một hướng đi hợp lí, bởi thể loại văn học luôn có tính thời đại. Bắt đầu với văn học dân gian ở lớp 6, học sinh được bồi đắp thêm những tri thức về thể loại văn học viết trung đại, văn học hiện đại ở những lớp học cao hơn. Trước khi học những văn bản thơ Đường luật, học sinh cần có một lượng tri thức nhất định về thể loại ấy. Điều này là vô cùng thuận lợi để việc tìm hiểu tác phẩm trong quá trình dạy học được dễ dàng hơn.

Hiện nay, việc dạy học Ngữ văn theo đặc trưng thể loại đang được quán triệt. Việc học sinh có thể lĩnh hội được hay không những tri thức về thể loại của tác phẩm cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực sư phạm của mỗi giáo viên.

Với cái vốn là những tri thức cơ bản nhất về thể loại thơ Đường luật thì việc cảm thụ bài thơ sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Trong quá trình dạy học, người giáo viên sẽ dựa trên trục thể loại để giúp học sinh khám phá các tầng nghĩa của từng tác phẩm. Ví dụ khi phân tích bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương, Vọng nguyệt của Hồ Chí Minh, Bạn đến chơi nhà

của Nguyễn Khuyến... chúng ta đều phải phân tích theo bố cục đề, thực,

luận, kết. Tuy nhiên, không phải bài thơ nào cũng tìm hiểu theo trật tự bố cục ấy. Ví dụ bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến chúng ta hoàn toàn có thể chia làm hai phần để phân tích. Cần chú ý là hai phần của hai bài thơ này không như nhau về số lượng câu, chữ. Phần một của cả hai bài thơ gồm sáu câu đầu, phần hai chỉ bao gồm câu cuối. Vì thế, khi phân tích, chúng ta có thể linh hoạt và đặt những câu hỏi kích thích trí tư duy, so sánh của học sinh. Với hai bài thơ này người giáo viên có thể nêu câu hỏi: “Em hãy cho biết thể thơ Đường luật có bố cục như thế nào? Nội dung của từng phần?”. “Theo em, bài thơ

Bánh trôi nước (hoặc Bạn đến chơi nhà) có thể có cách chia nào khác không? Sự phân chia như vậy có làm giảm sút đặc sắc của những tác phẩm này hay không?...” Với những câu hỏi như thế, học sinh sẽ được khắc sâu thêm những tri thức về thể loại thơ Đường luật và hiểu được rằng không phải tất cả các bài thơ Đường luật đều tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của thể loại thơ này. Chính sự phá cách ấy đã tạo nên thành công và khẳng định sự sáng tạo của các tác giả Việt Nam.

Sau khi được tìm hiểu những dấu ấn thể loại trong mỗi bài thơ, học sinh còn được củng cố thêm tri thức về thể loại thơ này trong những bài luyện tập, trong môn Tiếng Việt và trong phân môn làm văn.

Dạy học theo hướng tích hợp các phân môn hay liên môn đang là một hướng đi được xem là hiệu quả nhất trong dạy học văn nói chung. Điều đó thể hiện ở việc các phân môn cùng sử dụng một ngữ liệu để phục vụ quá trình dạy học của các phân môn đó. Thể loại thơ Đường luật cũng vậy. Trước và trong khi tìm hiểu từng tác phẩm, học sinh đã được trang bị những tri thức cơ bản về thể loại đó. Những hiểu biết này là điều kiện cần thiết để khi tìm hiểu một văn bản nào khác các em có thể vận dụng để phân tích. Tuy nhiên, sau khi dạy học các văn bản thơ Đường luật, những tri thức này lại liên tục được củng cố. Ví dụ, với văn bản Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương, trong phân môn Tiếng Việt ngay sau đó học sinh có cơ hội nhớ lại. Trong phần I – THẾ NÀO LÀ TỪ TRÁI NGHĨA? (bài 1): Đọc lại bản dịch thơ

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Tương Như và bản dịch thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Trần Trọng San. Dựa vào các kiến thức đã học ở tiểu học, tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ đó?. Trong phần III – Luyện tập (bài 4) các nhà biên soạn sách ra bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn vè tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa. Còn trong phân môn Làm văn, các đề bài đều là phát biểu cảm nghĩ về một con người, một đồ vật... mà các em ấn tượng, yêu mến.

Như vậy, không phải những hiểu biết về thể loại chỉ dừng lại trong quá trình dạy học từng văn bản thuộc thể loại đó. Trong những môn học sau đó các em có thể lại được trở lại văn bản mà mình đã được học. Sự trở lại này không chỉ có một lần. Vì thế những tri thức về thể thơ Đường luật nói riêng, thể loại văn học nói chung được khắc sâu hơn. Tuy vậy, mỗi một phân môn lại đề cập đến một số khía cạnh khác nhau và mục đích cuối cùng là học sinh nắm được những tri thức khái quát nhất về thể loại văn học, đồng thời có khả năng vận dụng những tri thức ấy trong quá trình phân tích.

Một phần của tài liệu Dạy học thơ đường luật ở trung học cơ sở hiện nay luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w