16 Vọng nguyệt Hồ Chí Minh Thất ngôn tứ tuyệt Thất ngôn tứ tuyệt
3.1.3. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trung học cơ sở
quan hệ tương tác này là động lực cho sự chủ động tích cực của người học, người học được phép sáng tạo, phát hiện cái mới, được thể hiện chính kiến và chia sẻ kinh nghiệm trong mối quan hệ hợp tác thân thiện. Đồng thời cả người dạy và người học đề có cơ hội nhìn nhận lại chính mình để điều chỉnh lại cách dạy, cách học cho phù hợp, thúc đẩy kết quả dạy học ngày một tốt hơn.
3.1.3. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trung họccơ sở cơ sở
Đổi mới phương pháp dạy học, cho đến hiện nay không còn là một vấn đề mới nữa. Tuy vậy nó cũng không hẳn là một vấn đề đã cũ.
Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn nói chung, phương pháp dạy học thơ Đường luật nói riêng gặp nhiều khó khăn. Từ trước tới nay, khi nhắc đến dạy học văn chương - nghệ thuật ngôn từ - người ta vẫn đề cao tác dụng “thanh lọc” của những môn học ấy. Đặc biệt hơn, trong quá trình học, học sinh sẽ “tự thanh lọc” tâm hồn mình, nhận ra cái tốt, cái xấu, cái cao cả và cái thấp hèn... Bởi vậy, trong hoạt động kiểm tra đánh giá, học sinh nào nói lên được sự cảm thụ của mình về bài thơ, bài văn, hiểu được
tâm sự của tác giả trong tác phẩm ấy thì sẽ đạt được điểm cao. Chính vì chú trọng những điều đó mà rất nhiều học sinh không được trang bị nhiều kiến thức về lí luận văn học. Điều này dẫn tới việc khi được hỏi về nội dung của tác phẩm thì học sinh có thể trả lời được, còn khi hỏi về những đặc trưng nghệ thuật cũng như thể loại của tác phẩm đó lại không biết. Chúng tôi đã từng trực tiếp chứng kiến một giờ thao giảng của một giáo viên phổ thông, giảng bài Hai đứa trẻ. Sau buổi thao giảng có giáo viên hỏi một học sinh là: “Em có biết thế nào là truyện ngắn trữ tình không?” thì học sinh đó không trả lời được. Những trường hợp như thế không phải hiếm. Không chỉ có vậy, khi dạy học Ngữ văn theo phương pháp cũ người học chỉ có những hiểu biết về những tác phẩm nhất định còn lại thường lúng túng khi phải phân tích những tác phẩm không có trong chương trình. Đây là một hạn chế vì những kiến thức về lí luận văn học không được trang bị. Một khi được trang bị đầy đủ những kiến thức ấy thì cho dù có gặp một tác phẩm mới, học sinh cũng có thể vận dụng vốn tri thức của mình về thể loại văn học để phân tích tác phẩm. Những cách hiểu tác phẩm này có thể là chưa chính xác hoặc là chưa đầy đủ nhưng ít nhất, những đặc trưng thể loại văn học cũng được nói đến. Hơn nữa, hình thức thể loại văn học luôn mang tính quan niệm, vì thế mà nội dung và các tầng ý nghĩa của tác phẩm văn học cũng sẽ được khám phá. Điều này hiện nay vẫn đang là một hạn chế trong thực tế dạy học Ngữ văn trong nhà trường. Bởi vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn là điều vô cùng cần thiết.
Công cuộc đổi mới phương pháp dạy học đến nay đã đi được một chặng đường nhưng vẫn tồn tại những vấn đề bất cập. Trong phương pháp dạy học mới người ta nhấn mạnh đến nguyên tắc tích hợp trong dạy học. Để thực hiên nguyên tắc này nhiều giáo viên đã cố gắng trau dồi kinh nghiệm về tin học để có thể soạn được những giáo án điện tử phục vụ cho giảng dạy. Ban đầu đã có người nhầm tưởng chỉ cần sử dụng máy tính làm phương tiện dạy học thì có nghĩa là mình đã thực hiện được yêu cầu đổi
mới trong dạy học. Và thực tế không ít trường đã lấy tiêu chí này để đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên. Trên thực tế, máy tính làm phương tiện dạy học đã làm thay công việc viết bảng cho giáo viên. Thay vì “được đọc – chép” thì học sinh “phải nhìn – chép”. Nếu không có sự thay đổi về phương pháp thì về bản chất quá trình dạy học văn vẫn không có gì thay đổi. Điều đáng mừng là sự ngộ nhận trên đã nhanh chóng được xoá bỏ.
Như đã nói, hiện nay nhà trường các cấp đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo nguyên tắc tích hợp. Riêng với môn học Ngữ văn, hiện nay ở cả trung học cơ sở và trung học phổ thông các phân môn đang có sự gắn kết với nhau. Cả ba phân môn: đọc hiểu văn bản, tiếng Việt và làm văn đều có cùng một ngữ liệu là bài thơ, bài văn, truyện ngắn... trong phân môn đọc hiểu văn bản. Tuy nhiên sự gắn kết của các phân môn đó thể hiện như thế nào lại còn tuỳ thuộc vào đối tượng học sinh ở mỗi cấp học. Ở trường trung học cơ sở, học sinh là những người còn nhỏ tuổi, đặc điểm tâm sinh lí cũng như tiếp nhận văn học có những điểm đặc thù. Các em đang làm quen với việc dùng từ đặt câu, viết đoạn văn nên ngữ liệu trong sách giáo khoa cũng phải được chọn lọc. Ví dụ, với ngữ liệu là bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương: Trong phần đọc hiểu văn bản, học sinh được tìm hiểu về thể loại thơ Đường luật và những tình cảm gắn bó tha thiết của tác giả đối với quê hương. Cũng với ngữ liệu này, trong phân môn Tiếng Việt, với bài Từ trái nghĩa học sinh được hướng dẫn tìm những từ trái nghĩa có mặt trong bài thơ. Còn trong phân môn Làm văn thì học sinh được luyện tập viết những đoạn văn kể về quê hương của mình, hoặc viết về một kỉ niệm mà em nhớ mãi...
Như vậy, mọi phương pháp và biện pháp dạy học sẽ khó có thể đạt được kết quả tốt nhất nếu người học không phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tích cực trong tìm kiếm và chiếm lĩnh tri thức của mình. Có như thế các em mới không bị tụt hậu.