Câu cuối cùng:

Một phần của tài liệu Dạy học thơ đường luật ở trung học cơ sở hiện nay luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 79 - 83)

GV hỏi: các em đã gặp cụm từ Ta với ta ở bài thơ nào? Đọc thuộc câu thơ có cụm từ đó. Cụm từ ấy trong hai bài thơ giống và khác nhau như thế nào?

HS thảo luận và tìm câu trả lời.

c. Câu cuối cùng:

Bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta

Bài Bạn đến chơi nhà:

Bạn đến chơi đây, ta với ta

→ Hai bài thơ có cách kết thúc bằng cụm từ

giống nhau “ta với ta”. Đây đều là sự thể hiện một cách trực tiếp tình cảm của tác giả và tạo được cho độc giả một cảm giác dư ba, êm ái.

→ Tuy nhiên, ý nghĩa của hai cụm từ ấy lại

hoàn toàn khác nhau. Ở bài Qua đèo Ngang, chữ “ta” ở đây có nghĩa chỉ một người. Đứng trước đèo Ngang, tác giả tự đối thoại với cái bóng của mình. Đây là sự đơn độc, lẻ loi, không biết chia sẻ với ai của tác giả. Cụm từ này còn là sự thể hiện của cái tôi cá nhân mà chúng ta thường thấy xuất hiện trong thơ văn trung đại.

Còn trong bài thơ Bạn đến chơi nhà thì chữ “ta” ở đây lại nhằm chỉ hai người. Thay vì nói hai từ “chúng ta”, hay là “tôi với anh”

GV hỏi: Câu thơ cuối cùng nói lên điều gì?

3.Tổng kết và luyện tập a. Tổng kết

GV gọi HS đọc phần ghi nhớ.

GV hỏi: Vì sao nói đây là một trong những bài thơ hay nhất về tình bạn?

thì người Việt Nam vẫn hay sử dụng cách nói ngắn gọn mà tình cảm “ta với ta”… Từ “ta” nghe gắn bó, thân mật mà chứa chan tình cảm chân thành, tâm trạng mừng vui của tác giả. Tác giả đặt bạn vào một tình thế rất khó xử để rồi khẳng định một tấm lòng chân thật và cao quý. Đó là mặc dù không có được những món ngon để tiếp đón bạn, thậm chí không có cả miếng trầu không, nhưng đến với gia đình tác giả, người bạn ấy sẽ có một kho báu khác. Đó là tình bạn thắm thiết mộc mạc mà hai người dành cho nhau. Tác giả không phải vì sợ tốn kém mà không tiếp đón trọng thị, người bạn già cũng không phải vì miếng ăn mới đến chơi... Vượt lên trên tất cả là tình bạn chân thành đơn sơ, không gì có thể so sánh được.

3. Tổng kết và luyện tập a. Tổng kết:

Vì: - Ca ngợi tình bạn chân thành, trung thực...

- Tình huống bất ngờ, thú vị làm người đọc ngạc nhiên rồi kết thúc bằng nụ cười hiền, hóm hỉnh.

b. Luyện tập

trong bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật rất nghiêm chỉnh, chặt chẽ, giọng thơ thật giản phác...

b. Luyện tập:

1. Yêu cầu học sinh tìm thêm một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về tình bạn. 2. Tìm những từ Hán Việt trong bài Bạn đến chơi nhà.

3. Soạn bài Xa ngắm thác Núi Lư

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn trung học cơ sở, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Nguyên Văn Đường (chủ biên, 2003), Thiết kế bài giảng Ngữ văntrung học cơ sở, lớp 8, tập 2, Nxb Hà Nội.

3. Ngữ văn 8 (Sách giáo khoa) (2007), tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Ngữ văn 8 (Sách giáo viên) (2007), tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3.2.3. Giáo án thứ 3. VỌNG NGUYỆT (Ngắm trăng) Hồ Chí Minh A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức:

Hiểu tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù.

Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ. 2. Kĩ năng:

Đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm.

Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. 3. Thái độ:

Hình thành thái độ yêu mến và khâm phục tinh thần “thép” của nhà thơ. Rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

Rèn luyện tinh thần lạc quan, dù khó khăn đến đâu cũng không hề nản chí.

Yêu mến thể loại thơ Đường luật nói chung, tập thơ Nhật kí trong tù

nói riêng. 4. Đồ dùng học tập: Tập thơ Nhật kí trong tù. Tranh ảnh về Bác Hồ. B. THIẾT KẾ BÀI HỌC Hoạt động 1 Tổ chức kiểm tra bài cũ.

Hoạt động 2 Dẫn vào bài mới:

Giáo viên cho học sinh xem tập thơ Nhật kí trong tù (bản dịch) và giới thiệu:

Ngục trung nhật kí (nguyên tác chữ Hán của tập Nhật kí trong ) là tập thơ được chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong khoảng thời gian Người đi sang Trung Quốc để tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế và Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam (từ tháng 8 . 1942 đến tháng 9 . 1943). Trong tù, Người ngâm ngợi cho khuây/ vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do. Tập thơ gồm 133 bài, chủ yếu viết bằng thơ tứ tuyệt Đường luật nói

lên một tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng kiên cường, tài thơ xuất sắc của Hồ Chí Minh. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ Vọng nguyệt để hiểu thêm về tài năng cũng như tâm hồn cao khiết của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.

Hoạt động 3 Nội dung bài học

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

Một phần của tài liệu Dạy học thơ đường luật ở trung học cơ sở hiện nay luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 79 - 83)