1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình kinh tế, chính trị xã hội và chính sách đối ngoại của đông timor từ 2002 đến 2012 luận văn thạc sĩ lịch sử

134 825 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 2,73 MB

Nội dung

Do đó, đề tài chỉ tập trung tìm hiểu, nghiêncứu về Đông Timor trong 10 năm từ khi tuyên bố độc lập 20/5/2002 đếnnay 2012, trong đó đi sâu xem xét các nhân tố tác động đến tình hình phátt

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Trang 2

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS NGUYỄN CÔNG KHANH

Nghệ An - 2012

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, ngoài sự nổ lực của bản thân, đề tài

“Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và chính sách đối ngoại của Đông Timor từ 2002 đến 2012” được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn tận tình, chu

đáo của PGS.TS Nguyễn Công Khanh, khoa Lịch sử, Trường Đại học Vinh

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Lịch sử, PhòngSau đại học trường Đại học Vinh và Bộ môn Lịch sử thế giới đã tạo điều kiệngiúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện đề tài này

Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn tư liệu và khả năng nghiên cứu của bảnthân cho nên luận văn này sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết cần đượcgóp ý, sửa chữa

Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn đọc đểluận văn này được hoàn chỉnh hơn

Xin chân thành cảm ơn !

Vinh, tháng 10 năm 2012

Tác giả

Võ Thị Nguyệt Hằng

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4

5 Đóng góp của luận văn 4

6 Bố cục của luận văn 5

B NỘI DUNG 6

Chương 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐÔNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÔNG TIMOR GIAI ĐOẠN 2002 - 2012 6 1.1 Nhân tố trong nước 6

1.1.1 Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên của Đông Timor 6

1.1.2 Dân cư và tôn giáo 9

1.2 Quá trình ra đời của nhà nước Đông Timor 13

1.2.1 Khái quát lịch sử trước ngày 30/8/1999 13

1.2.2 Phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Timor đòi li khai và cuộc trưng cầu dân ý ngày 30/8/1999 16

1.3 Nhân tố quốc tế và khu vực 20

1.3.1 Mĩ, Australia và các nước phương Tây với vấn đề Đông Timor 20

1.3.2 Sự can thiệp của Liên Hợp Quốc vào Đông Timor 25

1.3.3 ASEAN với vấn đề Đông Timor ……… 30

Tiểu kết chương 32

Chương 2 NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐÔNG TIMOR TRONG 10 NĂM (2002 - 2012) 33 2.1 Tình hình chính trị, an ninh……… 33

2.1.1 Cuộc bầu cử Tổng thống và bầu cử Quốc hội lần hai ở Đông Timor 37

2.1.2 Cuộc bầu cử Tổng thống và bầu cử Quôc hội lần ba ở Đông Timor 44

2.2 Sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội 46

2.2.1 Sự phát triển kinh tế 46

2.2.2 Tình hình văn hóa - xã hội 53

2.3 Chính sách đối ngoại của Đông Timor 59

2.3.1 Quan hệ Đông Timo với Indonesia, Australia 60

Trang 5

2.3.2 Quan hệ Đông Timo và một số quốc gia khác trên thế giới 712.3.3 Quan hệ Việt Nam - Đông Timor……… 83

Tiểu kết chương 88

Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA

3.1 Nhận xét về tình hình phát triển của Đông Timor (2002 - 2012) 903.2 Nguyên nhân của sự bất ổn trong tình hình chính trị, an ninh ở

Đông Timo 963.2.1 Nguyên nhân chủ quan……… 963.2.2 Nguyên nhân khách quan……… 1003.3 Triển vọng của sự phát triển Đông Timor trong thời gian tới … 102

E PHỤ LỤC

Trang 6

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Vào thập niên 90 của thế kỷ XX, sau khi cuộc chiến tranh lạnh kết thúc,

xu thế phát triển của thế giới diễn ra theo hướng đa cực với nhiều mối quan hệquốc tế mới, trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao Bốicảnh toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ đến nhiều khu vực, nhiều quốc gia trong

đó có khu vực Đông Nam Á (ĐNA)

Trải qua một quá trình tìm hiểu, nghiên cứu lâu dài, khu vực ĐNA từrất lâu đã được thừa nhận là có 10 quốc gia, bao gồm: ĐNA lục địa: ViệtNam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma và ĐNA hải đảo: Malaixia,Singapo, Philipin, Brunây và Indônêxia với diện tích khoảng 40 triệu km2.ĐNA trải rộng từ 92o đến 140o độ kinh Đông và kéo dài từ 28o vĩ Bắc, vượtqua xích đạo đến 150 độ vĩ Nam Điều này đã được công nhận trong 1 thờigian dài Nhưng cho đến ngày 20/5/2002, trên bản đồ thế giới xuất hiện quốcgia độc lập từ 192, còn khu vực ĐNA chào đón thành viên thứ 11, đó là nướcCộng hòa dân chủ Đông Timor

Sự kiện Đông Timor tuyên bố độc lập và nước Cộng hòa dân chủ ĐôngTimor ra đờiđã trở thành vấn đề nóng hổi không chỉ đối với tình hình chínhtrị của Indônêxia mà còn ảnh hướng quan trọng tới tình hình chung của khuvực ĐNA và thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng thế giới Từ vấn đề ĐôngTimor, quan hệ giữa Indônêxia với Australia, Mỹ và phương Tây cũng trở nênphức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến ASEAN nói chung và một số nước trongHiệp hội nói riêng

Sau 10 năm tuyên bố độc lập, từ 2002 đến nay (2012), Đông Timorcũng đã đạt được những thành tựu nhất định trên các mặt kinh tế, chính trị,văn hóa xã hội và ngoại giao…

Trang 7

Tiềm năng dầu mỏ và khí đốt của Đông Timor đang là thế mạnh củaquốc gia này Đông Timor cũng đã bình thường hóa quan hệ với các nướcláng giềng gần gũi như: Indônêxia và Australia, đã thiết lập quan hệ với nhiềuquốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực ASEAN, trong đó cóViệt Nam Hiện tại, Đông Timor đã trở thành quan sát viên của nhiều tổ chứcquốc tế quan trọng.

Tuy nhiên, cho đến nay, Đông Timor vẫn được coi là một quốc gia trẻtuổi, là vùng đất nghèo tài nguyên, kinh tế vẫn phải dựa vào nguồn cung cấpcủa các tổ chức quốc tế và các nước tài trợ khác Đặc biệt, ở Đông Timor vẫnthường xuyên xẩy ra hỗn loạn, bạo động, ảnh hưởng xấu đến tình hình anninh không chỉ của quốc gia này mà còn cả đối với các nước khác trong khuvực Sau 10 năm, Đông Timor vẫn còn những khó khăn cần phải giải quyết,

từ sau khi độc lập đến nay, bước đi tiếp theo của Đông Timor trong tương laivẫn là một vấn đề thời sự nóng hổi

Vì vây, nghiên cứ về Đông Timor không chỉ có ý nghĩa lý luận to lớn

về vấn đề độc lập, giải phóng dân tộc, vấn đề li khai mà còn có ý nghĩa thựctiễn sâu sắc về tình hình phát triển kinh tế, chính trị, ngoai giao của một quốcgia sau li khai

Nghiên cứu về Đông Timor là việc cần thiết đối với ngành nghiên cứukhoa học xã hội và chính trị ở khu vực chúng ta

Từ lý do trên, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Công Khanh,

tôi đã quyết định chọn đề tài: “Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và chính

sách đối ngoại của Đông Timor từ 2002 đến 2012” cho luận văn của mình.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đến nay, Đông Timor vẫn là một quốc gia trẻ trên thế giới, nghiên cứu

về đất nước này còn là vấn đề hết sức mới mẻ Nghiên cứu về Đông Timormột cách chi tiết, hệ thống và toàn diện về lịch sử, đất nước, con người thìđến nay chưa có một công trình độc lập nào ra đời, mặc dù vấn đề Đông

Trang 8

Timor đã nổi lên từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX Việc đề cập đến vấn

đề Đông Timor chủ yếu được nghiên cứu chung trong các sách viết về lịch sửIndônêxia

Cuốn Lịch sử Đông Nam Á do GS.Lương Ninh chủ biên (NXB Giáo

dục, Hà nội, 2005) đã đề cập khái quát về lịch sử của Indônêxia, vấn đề ĐôngTimor được nêu ra nhưng lại ở khía cạnh tình hình chính trị - xã hội củaIndônêxia, ngoài ra không nói gì đến lịch sử, kinh tế, xã hội của Đông Timor

như một vấn đề cụ thể Cuốn Đông Nam Á sử lược của D.G.E Hall (Nhà sách

Khai Trí, Sài Gòn 1966) cũng chỉ đề cập rất khái quát về vùng Đông Timor

Trong chuyên đề Tại sao Đông Timor lại trở thành điểm nóng do Thư

viện Quân đội sao lưu năm 1999 đã đề cập đến thực trạng Đông Timor trongthế kỷ XX và mối quan tâm của các nước lớn, cụ thể là Australia, Mỹ, khốiASEAN đến vấn đề Đông Timor Song chuyên đề này chưa nói rõ về sự pháttriển của Đông Timor một cách toàn diện

Cuốn Lịch sử của Đông Timor (2003) cũng chỉ nêu khái quát quá trình

giành độc lập còn vấn đề phát triển đất nước sau độc lập chưa đề cập tới

Trên các tạp chí, báo: Sự kiện và nhân vật nước ngoài, kỷ yếu hội thảokhoa học, tạp chí nghiên cứu quốc tế, tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, tàiliệu tham khảo đặc biệt của thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Quân độinhân dân, An ninh thế giới, trên các trang web Đông Timor

Song tất cả các thông tin đó đều chỉ được đề cập ở khía cạnh thông báotin tức, bình luận các sự kiện, vấn đề, diễn biến chính trị, kinh tế, xã hội vàchưa thuộc khoa học lịch sử

Như vậy, qua quá trình thu thập tài liệu, khai thác tư liệu và xử lý thôngtin, phân loại tư liệu nhằm phục vụ cho đề tài của mình Tôi nhận thấy chođến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể, sâu sắc và hệthống về Đông Timor theo khía cạnh nghiên cứu khoa học lịch sử, đặc biệttình hình kinh tế, chính trị, xã hội và chính sách đối ngoại của Đông Timor từ

2002 - 2012

Trang 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu vấn đề Đông Timor có tính chất thực tiễn cấp bách, songcho đến nay vẫn là một vấn đề mới mẻ, nguồn tư liệu, tài liệu còn nhiều hạnchế, đặc biệt là tài liệu tiếng việt Do đó, đề tài chỉ tập trung tìm hiểu, nghiêncứu về Đông Timor (trong 10 năm) từ khi tuyên bố độc lập (20/5/2002) đếnnay (2012), trong đó đi sâu xem xét các nhân tố tác động đến tình hình pháttriển của Đông Timor, tình hình chính trị, kinh tế, an ninh - xã hội và hoạtđộng đối ngoại Từ đó, đưa ra một số đánh giá, nhận xét về sự phát triển củaquốc gia này trong quá trình xây dựng đất nước sau khi độc lập và một vàinhận định về triển vọng phát triển của Đông Timor trong tương lai

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tư liệu

Để phục vụ cho công trình nghiên cứu này, tôi đã tham khảo các vănkiện, hiệp định của Liên Hợp Quốc về vấn đề Đông Timor và Indônêxia (trênwebsites), nguồn tài liệu Tham khảo đặc biệt của TTXVN, báo Sự kiện vànhân vật nước ngoài, tạp chí Nghiên cứu quốc tế, tạp chí Nghiên cứu ĐNA…,các kỷ yếu hội thảo khoa học và các trang websites trong và ngoài nước

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ yêu cầu của một công trình nghiên cứu khoa học lịch sử,

từ nội dung, ý nghĩa, tính thời sự của đề tài, chúng tôi đã sử dụng phươngpháp bộ môn để nghiên cứu đề tài này Trước hết chúng tôi thực hiện phươngpháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, so sánh đểphân loại, chọn lọc, xác minh nguồn tư liệu Khi nghiên cứu, tôi đã dựa trênquan điểm phương pháp luận Macxit trong nghiên cứu lịch sử đồng thời kếthợp phương pháp lịch sử và phương pháp logic

5 Đóng góp của luận văn

Qua quá trình nghiên cứu về Đông Timor, tôi mong muốn được đónggóp phần nào những hiểu biết về đất nước Đông Timor trên một số phương

Trang 10

diện như kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao nhằm phục vụ cho việc nghiêncứu về quốc gia trẻ tuổi này được đầy đủ hơn, có cái nhìn toàn diện về lịch sử,quá trình phát triển những thành tựu mà Đông Timor đã đạt được trong 10năm qua cũng như những khó khăn mà Đông Timor phải đối mặt, từ đó thấyđược triển vọng phát triển trong tương lai sắp tới.

Chương 2: Những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và

chính sách đối ngoại của Đông Timor trong 10 năm (2002 - 2012)

Chương 3: Một số nhận xét về sự phát triển của Đông Timor trong 10

năm (2002 - 2012)

Trang 11

B NỘI DUNG

Chương 1.

NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN

CỦA ĐÔNG TIMOR GIAI ĐOẠN 2002 - 2012

1.1 Nhân tố trong nước

1.1.1 Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên của Đông Timor

Đông Timor, tên chính thức là Democratic Republic of Timor Leste, là một đất nước nhỏ bé, có diện tích 24.000 km2 (Số liệu của Liên Hợp Quốc),nằm ở nữa phía Đông Bắc và một vùng nhỏ phía Tây của đảo Timor, gần vớicác đảo Atauro Jaco, Oecussi - Ambeno thuộc khu vực Đông Nam châu Á.Phía Tây của đảo Timor là lãnh thổ của Indonesia (tỉnh Nusa TenggaraTumur) Phía Bắc của Đông Timor giáp biển Banda của Indonesia, phía Đônggiáp biển Arafura của Indonesia, phía Nam giáp với Australia và được ngăncách bởi biển Timor

Địa hình của Đông Timor chủ yếu là núi non và thung lũng Hơn 80%diện tích là núi đá vôi lởm chởm, khúc khủy chạy dài theo hòn đảo Đồi núithấp, dưới 2000m, đỉnh núi cao nhất là Conmuy Tatamailau (2.962m) ĐôngTimor chủ yếu có các đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp, ít sông lớn

Khí hậu ở Đông Timor giống khí hậu Bbắc Australia và chia thành haimùa rõ rệt Mùa khô từ tháng 5 tới tháng 12, mùa mưa từ tháng 12 đến tháng

5 Miền Nam có lượng mưa nhiều hơn miền Bắc Khí hậu nóng ẩm đã tạođiều kiện cho thảm động thực vật phát triển

Sự phức tạp của địa hình, địa chất khiến Đông Timor thiếu những vùng

canh tác và chăn nuôi rộng lớn, “Đất đai có thể canh tác được chỉ chiếm

khoảng 1/5 diện tích cả nước” [35;tr.927] Vì thế, Đông Timor không có

những không gian rộng lớn để phát triển kinh tế - xã hội ở quy mô nhỏ

Song, cũng như nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, vị trí địa

lý và khí hậu cận xích đạo của Đông Timor cũng đã tạo điều kiện thuận lợi để

Trang 12

phát triển kinh tế nông nghiệp, chủ yếu là trồng và xuất khẩu sản phẩm câycông nghiệp nhiệt đới như cà phê, cacao, dừa, gỗ đàn hương… Đây được coi

là ngành kinh tế mũi chủ đạo, nguồn thu nhập chính của người dân ĐôngTimor hiện nay

Đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Đông Timor cũng có vị tríchiến lược đặc biệt quan trọng: nằm trên tuyến đường biển có lưu lượng hàngvận chuyển lớn thứ hai thế giới từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương, ánngữ con đường biển nối liền Đông nam Á và Đông bắc Á Do đó, ngay từ rấtsớm Đông Timor đã là đối tượng nhòm ngó của nhiều nước tư bản phươngTây và một số nước lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương Đặc biệt,Đông Timor lại ở ví trí nằm giữa hai quốc gia lớn là Indonesia và Australia -những nước đã từng có mối liên hệ lịch sử sâu sắc và nhạy cảm, có chungbiên giới với Đông Timor và đều quan tâm đến nguồn lợi dầu mỏ trên biểnTimor Vị trí này khiến cho Đông Timor phải có đối sách về kinh tế, chính trị,ngoại giao hết sức khôn khéo Đây chính là một tác nhân ảnh hướng vô cùngquan trọng, chi phối lịch sử phát triển của quốc gia còn non trẻ này trong suốtthời gian dài và kể cả hiện nay

Đông Timor cũng như nhiều quốc gia Đông Nam Á khác, do nằm trongvành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nên nơi đây có tài nguyên lâm sảntương đối phong phú Theo tài liệu của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB),Đông Timor là quốc gia có tỷ lệ diện tích đất rừng phủ cao, đứng thứ tư trongkhu vực Đông Nam Á

Trong lịch sử, Đông Timor từng nổi tiếng với việc xuất khẩu đànhương - một loại cây có giá trị sử dụng cao, được người hồi giáo và Ấn Độgiáo rất ưa thích Không chỉ vậy, Đông Timor còn là nơi cung cấp gỗ đànhương quan trọng cho Bồ Đào Nha trong suốt 400 năm thuộc địa của quốcgia này Ngoài ra, Đông Timor còn cung cấp bông, mật ong cho các khu vựclân cận

Trang 13

Là quốc đảo, có đường bờ biển dài 706 km với ba mặt giáp biển, ĐôngTimor có tiền năng đánh bắt cá biển, nhưng do phương tiện đánh bắt nhỏ, lạchậu nên số lượng cá khai thác được không lớn Tuy vây, trong tương lai, đây

sẽ là tài nguyên thủy sản vô cùng dồi dào của Đông Timor

Là một nước nhỏ bé về diện tích nhưng Đông Timor lại chứa đựngtrong lòng đất một số tài nguyên quý như vàng, mănggan, than đá… Nhưngnguồn tài nguyên quan trọng nhất, nguồn thu nhập có ý nghĩa quyết định đốivới sự vững mạnh của quốc gia này cũng như sẽ có ảnh hưởng quan trọng đốivới quan hệ quốc tế của Đông Timor và nhiều nước khác, đó là nguồn lợi vềdầu mỏ và khí đốt trên biển Timor Theo các nguồn tin của chính phủ cácnước Indonesia, Bồ Đào Nha, Australia đánh giá thì quốc gia nhỏ bé ĐôngTimor có tiềm năng đáng kể về dầu mỏ và khí thiên nhiên Mỏ dầu ElangKukatua cung cấp 24 triệu thùng dầu từ những năm 1988 Mỏ dầu và khíthiên nhiên Bayu Undan trong biển Timor - là khu vực nằm giữa Đông Timor

và Bắc Australia, do tập đoàn dầu mỏ Philip của Mỹ phát hiện có trữ lượng

400 triệu thùng dầu và khoảng 3,4 nghìn tỷ phít khối khí bắt đầu được khaithác Trữ lượng các tài nguyên riêng ở khu vực tranh chấp cũng có thể manglại cho Dili nguồn thu tới 40 tỉ USD [2] Tờ Diễn đàn thông tin kinh tế Quốc

tế dự tính Đông Timor có thể thu nhập từ dầu mỏ ít nhất 3,2 tỉ USD/nămtrong vòng 17 năm kể từ năm 2004 nhờ khai thác mỏ này Bên cạnh đó, mỏkhí thiên nhiên Greater Sunrise cũng có thể cung cấp cho Dili thu 36 tỉ

USD/năm trong vòng từ 2009 đến 2050 Sức hấp dẫn từ nguồn “vàng đen”

trên biển Timor từ lâu đã thu hút nhà cầm quyền của nhiều quốc gia trên thếgiới, trong đó có Mỹ, Tây Âu, Trung Quốc…, đặc biệt là những nước lánggiềng của Đông Timor như Australia, Indonesia Do đó, nguồn tài nguyên

thiên nhiên dầu mỏ và khí đốt được ví như “con dao hai lưỡi đối với Đông

Timor” [112], có thể giúp Đông Timor phát triển hoặc cũng có thể đẩy quốc

gia này đến bờ vực nội chiến như đã từng xẩy ra ở nhiều quốc gia giàu tàinguyên năng lượng khác trên thế giới

Trang 14

1.1.2 Dân cư và tôn giáo

1.1.2.1 Dân cư

Đông Timor là một hòn đảo nghèo, các cư dân ở đây kiếm sống bằngnông nghiệp, đánh cá và trồng các loại cây công nghiệp như cà phê, cọdừa… Cộng đồng người ở hòn đảo này được cố kết trong một quá trình lịch

sử lâu dài

Người dân Đông Timor còn có tên gọi là người Mauber, bao gồm nhiềunhóm tộc người riêng biệt, hầu hết đều có sự pha trộn giữa các tộc người, cónguồn gốc từ Malayo - Polynesia (Mã lai - Nam đảo), người Melanesia(Papuan) ở quần đảo Tây Nam Thái Bình Dương

Dân số Đông Timor tính theo độ tuổi là như sau:

Từ 0 - 14 tuổi: 35,8% (nam 1.291.147/nữ 1.237.53)

Từ 15 - 64 tuổi: 59% (nam 1.987.671/nữ 2.179.620)

Và hơn 65 tuổi: 5,2% (nam 162.100/nữ 208.412)

Mật độ dân số: 318,7 người/km2, tỉ lệ tăng dân số (2008): 2,11%, nhómsắc tộc Mestizo (Da đỏ - Tây ban Nha) khoảng 90%, người Mỹ trắng 9%,người Mỹ gốc da đỏ 1% (thống kê năm 2008)

Tính đến năm 2012, dân số Đông Timor có khoảng hơn một triệu ngườivới hơn 10 dân tộc có văn hoá và ngôn ngữ riêng, trong đó người Teturnchiến 33%, người Mambae chiếm 12%, người Kemak chiếm 8%, ngườiBunak, Fataluko, Makasae chiếm 10%, người Galolen chiến 8%, ngườiTokodede chiếm 8%

Ở Đông Timor có rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, việc sử dụng ngônngữ khá phức tạp Cư dân sử dụng hai ngôn ngữ chính là tiếng Tetum và tiếng

Bồ Đào Nha Gần 90% người dân Đông Timor nói tiếng Tetum, thậm chí ởDili là 100% nhưng đây không phải là ngôn ngữ được sử dụng chính thức,trong khi đó chỉ có 7% dân cư nói tiếng Bồ Đào Nha - ngôn ngữ được sửdụng chính thức trong giáo dục - đào tạo, tầng lớp có thu nhập cao và các

Trang 15

quan chức chính phủ Tình trạng này đã cản trở người dân tham gia hoạt độngcủa Quốc hội và lĩnh vực tư pháp Ngoài ra còn có 16 ngôn ngữ bản địa, thuộchai nhóm khác nhau: nhóm Indonesia, ngữ hệ Nam đảo và nhóm Papuan Bêncạnh đó, người Đông Timor còn sử dụng tiếng Anh trong công việc.

Trải qua quá trình lâu dài với những biến động của lịch sử, các nhóm

cư dân Đông Timor đã dần dần cố kết thành một cộng đồng thống nhất Sựphong phú của các thành phần dân cư đã đem lại cho Đông Timor một bứctranh văn hóa đa màu sắc

Song, với một đất nước có diện tích nhỏ bé như vậy, dân số tăng nhanh,trình độ dân cư lại thấp, bệnh tật gia tăng, lại thêm sự không thống nhất vềviệc sử dụng ngôn ngữ chính thống đã trở thành rào cản trong việc phổ biếnpháp luật, quản lý xã hội và quá trình xây dựng đất nước buổi đầu vốn còn rấtnhiều khó khăn này Hơn nữa, chính sách dân tộc không được giải quyết hợp

lý đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng dẫn đến các cuộc xung đột sắc tộc,đẩy lùi sự phát triển của quốc gia non trẻ này

1.1.2.2 Tôn giáo

Vào năm 1511, cùng với người Bồ Đào Nha, đạo Thiên Chúa(Catholic) đã đến Đông Timor Cùng trong quá trình thống trị của người BồĐào Nha, tín đồ theo tôn giáo này ngày càng gia tăng lên và dần dần trở thànhtôn giáo chính thống, chi phối nền chính trị của quốc gia này

Cơ cấu tôn giáo ở Đông Timor được biểu thị như sau: Thiên chúa giáo(97% dân số), Tin Lành (1%), Hồi giáo (1%) Các tôn giáo khác (1%) [184]

Sự chiếm ưu thế của đạo Thiên chúa có ý nghĩa to lớn thúc đẩy tính cố kếtcủa cộng đồng dân cư trên hòn đảo Timor Sự cạnh tranh quyết liệt để giànhgiật tín đồ giữa đạo Thiên chúa và đạo Hồi, đặc biệt trong những năm từ 1991đến 1995 cũng đã từng xẩy ra, song về cơ bản sự kiện năm 1999 đã nói lên sựthống nhất về sắc tộc, tôn giáo trên lãnh thổ Đông Timor Cùng với quá trìnhphát triển lịch sử, các giáo giới địa phương đã nỗ lực phát triển giáo dục, xúc

Trang 16

tiến một cách có ý thức việc xây dựng biểu tượng chung cộng đồng, đầu tưxây dựng Dili - thủ đô của Đông Timor thành một trung tâm kinh tế, chính trị,văn hóa của cả nước.

Tuy nhiên, từ sau khi độc lập đến nay, nhiều cuộc xung đột sắc tộc, tôngiáo ở Đông Timor lại tiếp tục gia tăng khiến tình hình an ninh xã hội luôncăng thẳng, phá hủy nhiều thành tựu và tiềm năng kinh tế, văn hóa, xã hội đấtnước Quan trọng hơn, tôn giáo còn là một vấn đề có tác động không nhỏ đếngiới cầm quyền của quốc gia này, là nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn,những thay đổi trên chính trường Đông Timor, khi mà có những thế lực đứngđằng sau hậu thuẫn, lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho những mưu toan chínhtrị của họ Điều đó chứng tỏ tôn giáo luôn là một nhân tố tác động lớn đến sựphát triển của quốc gia này hiện nay cũng như trong tương lai

Đông Timor là một đất nước nhỏ bao gồm các công dân hạng trung chủyếu nằm trong khu vực Đông Nam Á Dân số của Đông Timor là Thiên Chúa

vì sợ người, với đức tin Công giáo La Mã được chi phối

Ngày nay, nhân dân Đông Timor đang phấn đấu để xây dựng lại đất nướcvốn đã bị tàn phá bởi quân đội Indonesia cùng với lực lượng dân quân chống độclập đã dẫn đến Liên Hợp Quốc can thiệp và kiểm soát trên toàn quốc

Tại đất nước Đông Timor, phần lớn người dân đều theo tôn giáo chính

là Công giáo La Mã, bên cạnh đó còn có một vài tỷ lệ phần trăm ít ỏi của Kitôhữu Tin Lành, Hồi giáo, Ấn giáo và Phật giáo Ngoài ra, còn có một số cư dântheo một số tín ngưỡng truyền thống bản địa

Hiện nay, khi chính phủ Đông Timor có một chính sách cởi mở hơn đốivới tôn giáo, nơi bất cứ ai có quyền tự do để theo đuổi tôn giáo, tín ngưỡng mà

họ lựa chọn Mặc dù nhiều người dân muốn biến Công giáo như là tôn giáoquốc gia của họ, các Đức Giám mục Carlos Filipe, Ximenes Belo vẫn khôngnhất trí nên yêu cầu các thành viên của Hội đồng lập hiến để bỏ phiếu chống lạiđiều nay ở đất nước, nơi nhà thờ đứng hoàn toàn riêng biệt khỏi nhà nước

Trang 17

Vì Thiên Chúa giáo là tôn giáo hàng đầu của Đông Timor, nên hầu hếtcác ngày lễ như Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày Assumption, lễ Phục sinh, tất cảcác ngày của Thánh, Giáng sinh và Ngày của Mẹ Vô Nhiễm… đồng thời làcác ngày lễ chung của đất nước.

Cho đến trước năm 1975, người dân bản địa Đông Timor đã được biếtđến Công giáo La Mã nhờ các giáo sĩ người Bồ Đào Nha Ban đầu chỉ cókhoảng 30% dân số thực hành đức tin Công giáo La Mã, mà hiện nay đã pháttriển đến gần 90% dân cư

Hiện nay, khi Công giáo La Mã có vai trò thống trị, thì Giáo hội cùngvới các giám mục, linh mục và cá nhân khác rất được tôn trọng Đó là nhữngthành phần duy nhất có khả năng hoạt động chính thức Người ta thường đếnđến các nhà thờ để tìm kiếm nơi trú ẩn lúc loạn lạc hoặc thư giãn tinhthần Các Kitô hữu Tin Lành nhiều người nắm giữ các cấp bậc trong chínhquyền nhờ phục vụ trong quân đội Indonesia

Tiếp đến, người Hồi giáo chiếm tỷ lệ cao nhất trong cộng đồng tôn giáochủ yếu là các binh sĩ Indonesia và người Ảrập đã di cư đến đất nước này đểkinh doanh Như có một lực lượng đáng kể, người Hồi giáo được xem như làmột thách thức trong con mắt của những người Công giáo La Mã Nhà thờHồi giáo đang giữ mối quan hệ với nhiều nơi như với Indonesia Nhờ vậy, sốlượng giáo dân đạo Hồi đang dần phát triển mạnh

Liên quan đến tranh chấp tôn giáo, có trường hợp các nhà thờ Tin Lành

và các nhà thờ Hồi giáo bị tấn công và phá hủy, nhưng tất cả những điều nàythường được sắp xếp thông qua đối thoại và xin lỗi chung Trong hầu hết cáctrường hợp Giáo hội Công giáo La Mã đã can thiệp và thậm chí xây dựng lạimột số trong những nơi bị hư hỏng thờ phượng Giống như hầu hết các quốcgia khác, tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong nước, và Đông Timor làkhông có ngoại lệ

Trang 18

1.2 Quá trình ra đời của nhà nước Đông Timor

1.2.1 Khái quát lịch sử Đông Timor trước ngày 30/8/1999

Theo các nghiên cứu, cách đây 13000 năm đã có dân cư sinh sống trênđảo Timo Đến đầu thế kỷ XVI, các nhà thám hiểm châu Âu đã đặt chân lênmảnh đất này và đảo Timo bị chia cắt thành nhiều lãnh địa nhỏ Năm 1509,các thương nhân Bồ Đào Nha bắt đầu đến đảo Timo và năm 1566 lập thuộcđịa đầu tiên ở Lifau (nay là quận Oecussi) ở phía Tây Bắc của đảo Timo Năm

1642, Đông Timor chính thức trở thành thuộc địa của Bồ Đào Nha, cùng với

sự bành trướng của thực dân Hà Lan khắp cả quần đảo Nam Dương (quần đảoIndonesia) Năm 1859, Bồ Đào Nha và Hà Lan đã ký hiệp ước Lisbon, theo

đó, đảo Timor bị chia làm đôi với phía Đông thuộc Bồ Đào Nha, phía Tâydưới sự thống trị của Hà Lan

Năm 1942, cùng chung số phận với các quốc gia Đông Nam Á kháctrong thế chiến thứ hai, Đông Timor bị quân đội Nhật bản chiếm đóng Năm

1945, phát xít Nhật bại trận, nửa Tây Timor và toàn bộ Indonesia tuyên bốđộc lập, riêng Đông Timor lại tiếp tục bị Bồ Đào Nha quay trở lại cai trị

Tháng 4/1974, cuộc cách mạng “Hoa cẩm chướng” đã dẫn tới sự cầmquyền của lược lượng dân chủ tiến bộ ở Bồ Đào Nha Chính quyền mới này

đã ký kết hiệp định trao trả độc lập cho các thuộc địa của mình Do đó, tháng8/1975, Bồ Đào Nha chính thức rút khỏi Đông Timor, kết thúc hơn 400 nămcai trị ở đây

Ngay sau đó, tại Đông Timor xuất hiện hàng loạt tổ chức chính trị như:Đảng Liên minh dân chủ Đông Timor (UDT), Mặt trận kháng chiến ĐôngTimor (FRETILIN), Liên hiệp dân chủ nhân dân Timor (APODETI)…FRETILIN muốn Đông Timor độc lập hoàn toàn nhưng có những tổ chứckhác (APODETI) lại muốn Đông Timor sáp nhập vào Indonesia Ngày1/9/1975, FRETILIN giành được quyền kiểm soát Dili, ngày 28/11/1975tuyên bố thành lập nước cộng hòa dân chủ Đông Timor Nhưng cuộc nộichiến giữa các phe phái đã khiến chính phủ non trẻ của Đông Timor suy yếu

Trang 19

Ngày 7/12/1975, Indonesia đã đưa quân chiếm Dili Ngày 17/7/1975chính phủ Indonesia ra sắc lệnh chính thức sáp nhập Đông Timor thành tỉnhthứ 27 của Indonesia với tên gọi: Timor Tumur.

Việc Indonesia sáp nhập Đông Timor vào lãnh thổ của mình bị coi làtrái với pháp luật quốc tế, không được Liên Hợp Quốc thừa nhận

Chính quyền Giacata đã triển khai những chính sách đầu tư, viện trợ đểkhôi phục kinh tế yếu kém của vùng lãnh thổ này, nỗ lực tái thiết ĐôngTimor Từ năm 1985, Indonesia tuyên bố tình trạng lãnh thổ mở cho ĐôngTimor, xác định FRETILIN không còn đe dọa về an ninh nữa và bắt đầu tàitrợ cho vùng đất này

Do đó, dưới thời kỳ sáp nhập vào Indonesia, so với thời kỳ là thuộc địacủa Bồ Đào Nha, đời sống của người dân Đông Timor phần nào được cải

thiện “Số người biết đọc và biết viết đã tăng 40%, số trường học trong cả

nước tăng gấp 60 lần, khoảng 172 trường (năm 1996) so với 3 trường năm 1976)… Mức thu nhập bình quân đầu người chỉ có 40 USD (năm 1976) tăng lên 398 USD (năm 1996) Điều kiện chăm sóc sức khỏe ý tế cộng đồng phát triển hơn, số cơ sở y tế tăng từ 4 lên 525 cơ sở” [50; tr.3].

Tuy nhiên, trên thực tế, cho đến cuối thế kỷ XX, Đông Timor vẫn làvùng đất nghèo nhất Indonesia Kinh tế Đông Timor dựa trên một nền nôngnghiệp nghèo nàn, phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu từ Indonesia nên ĐôngTimor phụ thuộc hoàn toàn và chính quyền trung ương Mức sống của ngườidân thấp nhất Indonesia Đông Timor không tự mình phát triển được như

mong muốn của Indonesia “Ngân sách của tỉnh thứ 27 trong năm 1994

-1996 gần tới 92,4% là được tài trợ bởi trung ương còn thu nhập của địa phương chỉ đạt con số khiêm tốn là 7,6%” [50; tr.3].

Sở dĩ có hiện trạng trên là do sự sáp nhập Đông Timor vào Indonesiakhông nhận được sự ủng hộ của toàn thể nhân dân Đông Timor Trong khi đó,nội tình của Đông Timor lại luôn xẩy ra mâu thuẫn giữa các phe phái, lực

Trang 20

lượng chính trị nhằm tranh giành quyền lực và đòi độc lập Hơn nữa, sự phânhóa dân cư, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo cũng đã dẫn đến các vụ bạo động xẩy

ra thường xuyên Chính sách tái định cư của Indonesia không những khôngđạt được mục đích hòa hợp dân cư mà còn làm cho sự phân hóa rõ hơn khi màphần lớn kinh tế Đông Timor nằm trong tay những người không phải gốc

Đông Timor Theo thống kê, “trong suốt những năm 1977 - 1982, liên tiếp

các vụ bạo động, đói kém và bệnh tật đã cướp đi sinh mạng của 1/3 số dân Đông Timor (hơn 200.000 người)” [50; tr.3].

Các phe phái chủ trương độc lập, tiêu biểu là FRETILIN, đã tiến hànhcuộc chiến dai dẳng chống lại Indonesia suốt 24 năm, lúc dữ dội, lúc âm ỉ Đểđối phó lại, chính quyền Giacatta đã dùng quân đội đàn áp Biện pháp nàycàng gây thêm sự căm phẫn từ phía Đông Timor, khuyến khích họ tìm mọicách để li khai Sự ủng hộ của Liên Hợp Quốc, phương Tây và một số quốcgia khác chính là những tác động bên ngoài thúc đẩy quá trình vận động nộitại Đông Timor diễn ra nhanh hơn

Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ diễn ra ở khu vực khiếnnền kinh tế của nhiều quốc gia Đông Nam Á bị sụp đổ, bị xáo trộn nghiêmtrọng Riêng ở Indonesia, cuộc khủng hoảng đã đẩy quốc gia này vào một

cuộc khủng hoảng toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội: “Tỉ lệ lạm phát năm

1988 đạt mức 70%, số người thất nghiệp lên tới 22 triệu người (trong tổng số

90 triệu người trong độ tuổi lao động)” [123; tr.27] Nạn thiếu lương thực

gây bạo động ở nhiều nơi, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo bùng nổ Các cuộc bạođộng, tranh giành quyền lực, liên minh chống đối giữa các nhân vật và đảng

phái liên tiếp xẩy ra, dẫn đến Tổng thống Suharto phải từ chức “Quá trình

dân chủ hóa ở Indonesia sau khi Suharto bị lật đổ như tự do ứng cử, tự do bầu cử, tự do đấu tranh… tất yếu dẫn tới tình trạng một số chính khách lợi dụng vấn đề sắc tộc để mưu cầu quyền lực, chính trị Họa tham nhũng làm cho bộ máy chính quyền rệu rã, làm cho Nhà nước dân tộc trong đó người

Trang 21

Giava đóng vai trò chủ thể không còn đủ sức để chống kháng” [51; tr.33].

Indonesia không còn đủ sức để giữ Đông Timor trong vòng kiểm soát Trongbối cảnh đó, nhân dân Đông Timor đã có cơ hội thuận lợi để tách khỏiIndonesia

1.2.2 Phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Timor đòi li khai và cuộc trưng cầu dân ý ngày 30/8/1999

Trong suốt 24 năm là tỉnh thứ 27 của Indonesia, ở Đông Timor đã diễn

ra cuộc đấu tranh đòi độc lập không mệt mỏi của các lực lượng chống đốichính phủ do tổ chức FRETILIN lãnh đạo Các lực lượng này đã tổ chức cácnhóm vũ trang bạo động chống chính quyền khiến tình hình Đông Timor luôncăng thẳng Chính quyền Giacata đã phải dùng sức mạnh quân sự để đàn áp

Đa số nhân dân Đông Timor cho rằng quân đội Indonesia không đủ tư cách làlực lượng bảo vệ cho lợi ích của họ mà là một lực lượng thống trị tàn bạo

Từ những năm 90 của thế kỷ XX, các hoạt động biểu tình, đấu tranh

đòi độc lập được dấy lên và đã bị đàn áp đẫm máu Tiêu biểu là “Cuộc thảm

sát ở nghĩa trang Santa Cruz năm 1991 làm 271 người chết, 382 người bị thương và hơn 250 người mất tích” [55; tr.5].

Ngày 20/10/1992, thủ lĩnh lược lượng du kích Đông Timor, lãnh đạođảng FRETILIN là Jose Alexandre Gusmao (Xanana Gusmao) bị bắt giữ và bịkết án tù chung thân vì tội âm mưu lật đổ chính quyền (sau đó bản án giảmxuống còn 20 năm tù), nhưng cũng không ngăn được sự phát triển của phongtrào Năm 1996, Jose Ramos Horta - đại diện cá nhân của Gusmao, cùng giámmục Carlos Belo được trao giải thưởng Nobel Hòa bình Từ đó, vấn đề độc lậpcủa Đông Timor trở lại vũ đài chính trị thế giới với một sự quan tâm đặc biệt

Từ năm 1998, các cuộc đấu tranh giành độc lập ở Đông Timor ngày

càng quyết liệt hơn, Tổng thống Habibie lên thay Suharto đã đưa ra “Đề nghị

2 điểm” cho Đông Timor là: chọn “độc lập” hay “Tự trị” Ngày 27/1/1999,

Ngoại trưởng Indonesia Ali Alatat tuyên bố “Chính phủ Indonesia sẵn sàng

Trang 22

trao độc lập cho Đông Timor nếu đề nghị của Indonesia dành cho lãnh thổ này quy chế đặc biệt bị người Đông Timor bác bỏ”; “Chính phủ Indonesia đề nghị tiến hành cuộc bỏ phiếu kín trực tiếp ở Đông Timor do Liên Hợp Quốc bảo trợ để xây dựng ý nguyện của nhân dân vùng lãnh thổ này vào tháng 7/1999, sau cuộc tổng tuyển cử ở Indonesia” [106] Ngày 10/8/1999,

Indonesia đã tuyên bố sẽ chấp nhận kết quả bỏ phiếu về quy chế tương laiĐông Timor

Do đó, ngày 30/8/1999, dưới sự giám sát của 1030 nhân viên quốc tế,hơn 90% cử tri Đông Timor đã tham gia cuộc bỏ phiếu trực tiếp về quy chếchính trị của vùng đất này Việc bỏ phiếu tại hầu hết các điếm bỏ phiếu đãdiễn ra trong trật tự và an toàn

Sáng ngày 4/9/1999, kết quả bỏ phiếu đã được công bố tại Dili và trụ

sở của Liên Hợp Quốc ở New York - Mỹ, trong đó “Lực lượng bác bỏ quy

chế tự trị đã thắng áp đảo với số phiếu là 344.580 phiếu (chiếm 78,5%) so với lực lượng ủng hộ tự trị chỉ giành được 94.388 phiếu (đạt 21,5%)” [62].

Ngày 19/10/1999, Hội đồng hiệp thương nhân dân Indonesia (MPR) đã phêchuẩn kết quả bỏ phiếu này, chính thức chấp nhận Đông Timor tách khỏiIndonesia

Với kết quả trên, Đông Timor đã tiến tới một quốc gia độc lập tách rakhỏi nhà nước Indonesia thống nhất Một thời kỳ mới đã mở ra cho cư dân trênhòn đảo Timor Với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, tình hình Đông Timortừng bước ổn định, dân tị nạn trở về quê hương bắt tay vào một cuộc chiến đấumới: Công cuộc khôi phục kinh tế, tiến tới xây dựng quốc gia độc lập

Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 30/8/2001

Kết quả bỏ phiếu ngày 30/8/1999 chưa khẳng định Đông Timor đã thực

sự độc lập mà đang trong giai đoạn quá độ chuyển sang nền độc lập, dưới sựquản lý của Tổ chức Quản lý chuyển đổi Liên Hợp Quốc ở Đông Timor(UNTAET) Liên Hợp Quốc đã giúp đỡ người Đông Timor chuẩn bị các bước

Trang 23

để hòn đảo này trở thành độc lập hoàn toàn, gồm xây dựng hệ thống phápluật, tòa án, cảnh sát, quân đội, đào tạo cán bộ ngành giáo dục, y tế…

Đúng hai năm sau khi Đông Timor tách khỏi Indonesia, ngày

30/8/2001, “dưới sự giám sát an ninh chặt chẽ của 1.500 cảnh sát quốc tế

của Liên Hợp Quốc và 850 cảnh sát Đông Timor, khoảng 425.000 cử tri hòn đảo này (chiếm 90% dân số) đã đi bỏ phiếu tại 248 điểm bầu cử của 13 huyện để bầu Hội đồng Lập hiến, cơ quan tiền thân của Quốc hội đầu tiên của lãnh thổ này” [17] Đây được coi là một sự kiện quan trọng trong lịch sử

Đông Timor trên con đường tiến gần hơn nữa tới độc lập hoàn toàn

Tham gia tranh cứ có 1.138 ứng viên thuộc 16 chính đảng và 16 ứngviên độc lập Hầu hết các đảng đều mới được thành lập, như: Đảng Dân chủ

xã hội (PSD), Dân chủ (PD), Đảng xã hội Timor (PST), Liên minh Dân chủTimo (UDT)…, chỉ có FRETILIN là Đảng lớn nhất mà tiền thân là Mặt trậnkháng chiến Đông Timor FRETILIN Các vấn đề đưa ra bao gồm: ĐôngTimor sẽ theo hệ thống chính trị kiểu Cộng hòa Nghị viện hay Cộng hòa Tổngthống, Quốc kỳ có mang dấu ấn của FRETILIN hay không?…

Ngày 10/9/2001, kết quả cuộc bầu cử được công bố: “FRETILIN giành

được 57,3% số phiếu, Đảng Dân chủ (PD) được 8,72%; Đảng Dân chủ xã hội Đông Timor (PSD) được 8,18%; Hiệp hội Dân chủ xã hội Đông Timor (ASDT) được 7,8%; Liên minh Dân chủ Timo (UDT) được 2,36%; Đảng dân tộc Timo (PNT) được 2,13%; Đảng Nhân dân Timo (PDC) được 1,98%; Đảng Xã hội Timo (PST) được 1,78%; Đảng độc lập và các đảng còn lại là 5,42%” [35; tr.929].

Quốc hội đầu tiên có 88 đại biểu được bầu, trong đó FRETILIN giànhđược 55 ghế Quốc hội soạn thảo và thông qua Hiến pháp mới, tạo khungpháp lý cho cuộc bầu cử tương lai và chuyển tiếp tới độc lập hoàn toàn Sau

đó, Hội đồng Bộ trưởng Timo (24 thành viên) tuyên thệ nhận chức Quốc hội,chính phủ mới các quản đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp sang Nhà nước

Trang 24

dân chủ, có chủ quyền hoàn toàn Ngày 22/3/2002, Quốc hội công bố bảnHiến pháp đầu tiên của Đông Timor.

Như vậy, cuộc bầu cử Quốc hội có sự tham gia của nhiều đảng phái đãđưa vùng lãnh thổ Đông Timor gần tới sự độc lập chính thức Ngày 30/8/2001

đã đánh dấu một bước tiến vô cùng quan trọng trên con đường xây dựng mộtNhà nước độc lập Việc công bố Hiến pháp cũng cho thấy việc chuyển giaoquyền lực từ Liên Hợp Quốc sang cho người dân Đông Timor có ý nghĩaquan trọng, tạo cơ sở pháp lý quốc tế vững chắc cho Nhà nước Đông Timorđộc lập Tuy vậy, để khẳng định Đông Timor độc lập hoàn toàn phải có bướcphát triển về thể chế cuối cùng là bầu cử tổng thống của Đông Timor

Cuộc bầu cử Tổng thống 14/4/2002 và Tuyên bố độc lập ngày 20/5/2002

Ngày 14/4/2002, lần đầu tiên trong lịch sử, Đông Timor tiến hành bầu

cử tổng thống Ông Kay Rala Xanana Gusmao, lãnh tụ của FRETILIN, saunhững biến động lớn của chính trường Indonesia, đã được trả tự do và trở vềĐông Timor, đã được bầu là Tổng thống đầu tiên của Đông Timor với82,69% số phiếu ủng hộ Là một người được dân chúng yêu mến, ông

Gusmao đã hứa làm hết sức mình trong 5 năm nhiệm kỳ để trở thành “tai,

mắt, mồm” của người dân Ông nói: “Trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, tôi đã nói rằng nếu tôi được chọn là Tổng thống, tôi sẽ phát triển mô hình tổng thống mở, theo các đó, chức vụ tổng thống của tôi sẽ là tiếng nói cho tất cả những quan tâm, lo lắng của người dân” [101].

Ngày 20/5/2002, tại thủ đô Dili, với sự hiện diện của Tổng thư ký LiênHợp Quốc Kofi Annan cùng đại diện của 92 quốc gia trên thế giới, đặc biệt là

sự có mặt của bà Sukarnopatri Megawati, Tổng thống Indonesia và cựu Tổngthống Mỹ Bill Clinton, Đông Timor chính thức tuyên bố độc lập, thành lậpnước Cộng hòa Dân chủ Đông Timor, quốc gia thứ 191 trên thế giới và lànước thứ 11 ở Đông Nam Á

Trang 25

Như vậy, sau khoảng 400 năm dưới ách thống trị của Bồ Đào Nha, 24năm sáp nhập vào Indonesia, trải qua một quá trình đấu tranh lâu dài và giankhổ, dưới sự lãnh đạo của tổ chức FRETILIN, đại đa số nhân dân ĐôngTimor đã xác lập được chủ quyền của mình trên cơ sở pháp luật quốc tế Cóthể sau khi tuyên bố độc lập, Đông Timor phải đối phó với vô vàn khó khănthử thách, song những gì mà nhân dân Đông Timor đã làm được chứng tỏrằng độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là lý tưởng, là nguyệnvọng tha thiết của nhân dân Từng bước trên con đường đi tới độc lập khôngphải là dễ dàng, thậm chí phải trả giá bằng sinh mạng của hàng trăm nghìnngười, đã tạo nên một vị thế mới cho quốc gia trẻ tuổi này Trong khu vựcĐông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung, xu hướng li khai đã diễn ra

ở nhiều nơi Độc lập hoàn toàn chính là thời cơ, đồng thời cũng là thử tháchcho nhân dân Đông Timor tự khẳng định mình

Từ những nhân tố trên, có thể khẳng định rằng, những nhân tố trongnước của Đông Timor có tác động thuận lợi và có cả những khó khăn đanxen, tác động nhiều đến công cuộc xây dựng đất nước Đông Timor sau độclập Song cơ bản, diễn trình lịch sử đi đến độc lập hoàn toàn là nhân tố có ýnghĩa quyết định đến khuynh hướng xây dựng và phát triển của Đông Timor

Từ đây, nhân dân Đông Timor có điều kiện bước vào thời kỳ xây dựng vàphát triển kinh tế - xã hội, kiến thiết đất nước theo ý nguyện của mình

1.3 Nhân tố quốc tế và khu vực

1.3.1 Mỹ, Australia và các nước phương Tây với vấn đề Đông Timor

Có thể nói, tiến trình diễn biến tại Đông Timor cho đến nay và triểnvọng của nó trong tương lai luôn nằm trong mối quan tâm của Mỹ, Australia

và phương Tây

Đông Timor có vị trí chiến lược quan trọng mà cả Mỹ và phương Tây

muốn có làm thay đổi cục diện Đông Nam Á: “Vị trí chiến lược quan trọng,

án ngữ tuyến đường hàng hải Bắc - Nam từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ

Trang 26

Dương, có thể làm căn cứ quân sự hoặc trạm trung chuyển cho các tàu vận tải và quân sự Mỹ tới các khu vực khác ở châu Á, Trung Đông” [166; tr.12].

Chiến lược kiểm soát an ninh thế giới hiện nay của Mỹ rất quan tâm đếnnhững căn cứ trên biển Mục đích của Mỹ là muốn kiểm soát hoàn toàn quyềnlực ở các nước Đông Nam Á, không chỉ đối với eo biển Malaca mà còn đốivới toàn bộ đường biển từ Singapo cho đến Nhật Bản

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, chính quyền của Suharto ở Indonesia làmột lực lượng chống đối quyết liệt ở Đông Nam Á Do đó, ngay từ khi ĐôngTimor được Bồ Đào Nha trao trả độc lập, việc sáp nhập Đông Timor vàoIndonesia có một phần hậu thuận của Mỹ Việc Mỹ ủng hộ chính quyềnSuharto cũng là một phần trong chiến lược chiến tranh lạnh của họ Từ đó,

Mỹ có thể ngăn ngừa ảnh hưởng của cộng sản từ Đông Timor Chính vì vậy,

Mỹ đã dành cho Indonesia những chính sách an ninh và ngoại giao đặc biệt

Nhưng sự kết thúc của Chiến tranh lạnh đã cho phép Mỹ giảm bớt cảnhgiác đối với thế giới bên ngoài Chủ nghĩa cộng sản không còn đe dọa nữa Sựquan tâm đối với Indonesia không còn cần thiết đối với Mỹ như trước Khicuộc khủng hoảng tiền tệ nổ ra ở châu Á, chính trường Indonesia lâm vào bất

ổn, Mỹ đã đề ra điều kiện của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng thếgiới (WB)… để gây sức ép nhằm buộc Suharto từ chức Đầu nằm 1999, Mỹthay đổi hẳn lập trường về vấn đề Đông Timor nhân danh “nhân quyền” và

“quyền tự quyết” Khi tình hình Đông Timor phức tạp, Mỹ đã gợi ý sẵn sàngđưa quân sang Đông Timor để ổn định an ninh, ủng hộ chính trị và hậu cầncho khu vực này; hứa sẽ viện trợ để giúp Đông Timor đấu tranh cho nền độclập của mình Đó là những hành động mang tính chất lôi kéo, xúi giục, phá vỡ

Trang 27

biệt trong thế kỉ XXI, mối quan tâm lớn nhất của các chiến lược gia Mỹ chính

là dầu mỏ Cuộc cạnh tranh trong tìm kiếm và kiểm soát các nguồn dầu mỏtrong vài thập kỷ tới còn gay gắt hơn so với cuối thể kỷ XX Đây là nhữngvấn đề đang diễn ra và ảnh hưởng lâu dài tới tình hình phát triển kinh tế - xãhội của Đông Timor Đông Timor độc lập sẽ càng tốt hơn cho Mỹ Mỹ có thểtranh thủ thời cơ, nhanh chóng tạo dựng chỗ đứng và từ đó kiểm soát các khuvực khác trên phần lãnh thổ Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương Vìvậy, với những tính toán có lợi cho mình, Mỹ thường xuyên gây sức ép đốivới giới cầm quyền Giacata, buộc chính phủ Indonesia phải nhượng bộ, đồng

ý tổ chức trưng cầu dân ý về quy chế của vùng lãnh thổ này Ngày 26/7/1999,Thượng viện Mỹ đề ra Nghị quyết số 166 yêu cầu Indonesia phải hợp tác chặtchẽ với Liên Hợp Quốc tổ chức trưng cầu dân ý ở Đông Timor Kết quả đa số

áp đảo ủng hộ độc lập cho Đông Timor hoàn toàn phù hợp với ý đồ của Mỹ

và cũng là kết quả của những hành động can thiệp, gây sức ép của Mỹ suốtthời gian trước và sau cuộc bỏ phiếu

Từ sau khi Đông Timor chính thức độc lập đến nay, tuy có vẻ khôngcan thiệp trực tiếp và Đông Timor như trước, nhưng thực chất, Mỹ vẫn thôngqua đồng minh Australia để theo dõi hậu trường chính trị nước này Quanchức Mỹ cũng có những mối quan hệ thân mật với một số thủ lĩnh quân sựĐông Timor lãnh đạo những nhóm đối lập với chính phủ, nhất là với nhữngnhà cầm quyền có những quan điểm, đường lối trái người với lập trường của

Mỹ Sau các cuộc xung đột đẫm máu xẩy ra, Mỹ và Australia là những nướckịp thời đưa ra những giải pháp đầu tiên cho Đông Timor và yêu cầu LiênHợp Quốc triển khai Hơn thế, sau các cuộc bầu cử ở Đông Timor, các ứng cửviên trúng cử đã thực hiện nhiều chính sách phù hợp với một số yêu cầu chiếnlược của Mỹ Vì vậy, có thể thấy sự tác động của Mỹ và Đông Timor đã cóảnh hưởng quan trọng trong việc hoạch định các chính sách xây dựng đấtnước của quốc gia này

Trang 28

Australia là đồng minh tích cực của Mỹ trong vấn đề Đông Timor Ởthời kỳ Chiến tranh lạnh, sự xuất hiện của chế độ Suharto trong những nămcuối thập kỷ 60 thế kỷ XX đã được Thủ tướng Australia Paul Keating ca ngợi

là “sự kiện có ý nghĩa chiến lược tích cực quan trọng nhất với Australia trong

những năm sau chiến tranh” [167; tr.8] Australia cũng là nước sớm công

nhận chủ quyền của Indonesia đối với Đông Timor, năm 1976 đã có hiệp định

an ninh song phương đối với Indonesia Vị trí của Indonesia nói chung vàĐông Timor nói riêng có tầm quan trong đặc biệt trong lĩnh vực thương mại

và an ninh đói với Australia

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, sự an toàn chiến lược của Australiacũng bị đảo lộn Trước những diễn biến nhanh chóng trong khu vực, Australia

đã đứng hẳn về phía Mỹ và đi đầu trong việc giải quyết vấn đề Đông Timor.Chi phối được quá trình độc lập của Đông Timor, Australia cũng có nhiều lợilớn, đặc biệt là về nguồn tài nguyên dầu mỏ Năm 1989, giữa Australia và

Đông Timor có một hiệp ước mang tên “Timor Gap Treaty”, theo đó, các

công ty dầu mỏ của Australia được quyền khai thác và chi lợi nhuận đối vớinguồn tài nguyên dầu mỏ trên biển Timo giữa hai nước Khu vực này có trữlượng dầu mỏ lớn, mang lại cho Australia số lợi nhuận đáng kể hàng năm Lợiích của các công ty dầu lửa: BHP, Santos, Petroz Inpex Shul tại biển Timo

đang phình ra “Năm 1998, tổ hợp các công ty trên đã bắt đầu khai thác tại

mỏ dầu Elang Kakatua với số lượng ước tính tới 30 tỷ thùng Được chia lợi nhuận khoảng 600 triệu USD trong 4 - 5 năm Lợi nhuận sẽ còn lớn hơn khi việc khai thác tại kho dự trữ Bayu Undan được bắt đầu, với trữ lượng khoảng

900 tỷ thùng” [31; tr.6].

Các kế hoạch của Australia về khai thác dầu khí đã giành được sự ủng

hộ của Hội đồng kháng chiến Quốc gia Đông Timor CNRT), FRETILIN, UDT,APODETI Các đảng này đều đưa ra tuyên bố sẽ bảo vệ quyền khai thác dầu

Trang 29

của Australia tại biển Timo Năm 1998, Gusmao đã có cuộc tiếp xúc với đạidiện các công ty dầu lửa của Australia và các quan chức chính quyền Mỹ.

Không chỉ vậy, Australia còn có tham vọng “sắp xếp trật tự” trong khu

vực châu Á - Thái Bình Dương, muốn xác định một chỗ đứng trong khu vựcláng giềng Australia luôn coi Indonesia là mối đe dọa tiềm tàng từ phươngBắc nên một khi Đông Timor độc lập sẽ trở thành khu vực đệm ngăn sự tấncông của Indonesia và Australia Đông Timor độc lập gắn kết với Australiatrở thành ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại hứa hẹn nhiều cải thiệntrong chính sách tổng thể của Australia tại Đông Nam Á và châu Á - TháiBình Dương trước ngưỡng của thế kỷ XXI Do đó, việc Australia quả quyếtủng hộ Đông Timor độc lập cũng là điều dễ hiểu

Sau khi Đông Timor chính thức độc lập đến nay, sự can thiệp củaAustralia vào quốc gia này vẫn được thể hiện trên nhiều mặt, chủ yếu vẫn làvấn đề về dầu mỏ và kiểm soát tình hình an ninh, chính trị tại đây Do nội bộgiới cầm quyền Đông Timor thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến cáccuộc xung đột xẩy ra, chính phủ Đông Timor không có khả năng kiểm soáttình hình Sự có mặt của lực lượng gìn giữ hòa bình và cảnh sát Australia đãgiúp cho quốc gia này có được sự ổn định trở lại Song đằng sau sự ổn định

đó là một sự sắp xếp trật tự nội các Đông Timor nằm trong chiến lược củaAustralia Bên cạnh đó, sự tranh chấp về vấn đề dầu mỏ mà phần lợi bao giờcũng thuộc về Australia được coi là một khó khăn lớn lâu dài trong việc pháttriển tiềm năng kinh tế chủ yếu của Đông Timor

Sự can thiệp của cả Mỹ và Australia vào Đông Timor dù dưới hìnhthức nào cũng đã khiến dư luận thế giới nhận định rằng; con đường xây dựngđất nước của Đông Timor trong 6 năm qua giống với mô hình của các nướcphương Tây, đặc biệt là giống với Australia hơn là giống với các nước trongkhu vực Đông Nam Á Điều đáng nói ở đây là con đường đó có cải thiện được

Trang 30

tình hình nghèo đói và xung đột ngày càng phổ biến trở lại tại quốc gia nàyhay không.

Ngoài Mỹ, Australia, nền độc lập và công cuộc kiến thiết đất nước củaĐông Timor còn nhận được sự ủng hộ của các tổ chức Phi chính phủ quốc tế(NGOs), những tổ chức này nói chung được phương Tây tài trợ Tổ chức Ân

xá quốc tế, Phong trào phát triển thế giới, Tổ chức Chiến dịch chống buôn bán

vũ khí đã ủng hộ sự nghiệp của nhân dân Đông Timor Các tổ chức này cònđòi sự can thiệp của Liên Hợp Quốc tại Đông Timor để ngăn chặn tình trạngbạo lực tràn lan ở đây

Từ năm 2002, Liên minh châu Âu (EU) đã đẩy mạnh các quan hệ hợptác kinh tế với Đông Timor trên nhiều lĩnh vực: nông nghiệp, thủ côngnghiệp, công nghiệp chế tạo máy móc và khai thác năng lượng… tạo điềukiện thúc đẩy hoạt động thương mại, mở rộng thị trường cho nên kinh tếĐông Timor thâm nhập vào thị trường thế giới

Năm 2007, EU quyết định viện trợ cho Đông Timor 85 triệu USD giúpnước này triển khai các dự án y tế, phát triển hệ thống tư pháp Khoản viện trợnày được coi là sự khuyến khích tiến trình dân chủ ở Đông Timor đặc biệt làsau cuộc bầu cử Tổng thống Đông Timor ngày 9/4/2007

Đây có thể coi là những tác động thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng vàphát triển đất nước Đông Timor sau độc lập

1.3.2 Sự can thiệp của Liên Hợp Quốc vào Đông Timor

Một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định

tình hình và “sắp xếp” cho tiến trình đi đến độc lập, cũng như có ảnh hướng

đến Đông Timor sau độc lập, đó là sự can thiệp của tổ chức Liên Hợp Quốc

Sự can thiệp của Liên Hợp Quốc vào Đông Timor đã có từ năm 1982.Khi Indonesia sáp nhập bất hợp pháp Đông Timor, Liên Hợp Quốc thườngxuyên duy trì 15.000 quân ở Đông Timor, cuộc đấu tranh đòi độc lập ở ĐôngTimor vẫn tiếp diễn

Trang 31

Theo yêu cầu của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Indonesia và Bồ ĐàoNha cùng đàm phán để giải quyết vấn đề quy chế cho vùng đất này Tháng6/1988, Indonesia đề xuất cho Đông Timor hương quy chế tự trị hạn chếtrong quốc gia Indonesia thống nhất Theo hướng đó, dưới sự bảo trợ củaLiên Hợp Quốc, cuộc đàm phán giữa Indonesia và Bồ Đào Nha tiến triển, điđến đề nghị Tổng thư ký Liên Hợp Quốc tổ chức trưng cầu dân ý về quy chếcho Đông Timor.

Ngày 11/6/1999, Hội đồng Bảo An (HĐBA) Liên Hợp Quốc ra nghịquyết số 1246 (1999) cho phép thành lập phái đoàn trợ giúp của Liên HợpQuốc tại Đông Timor (UNAMET), tổ chức trưng cầu dân ý theo nguyên tắcphổ thông đầu phiếu, trực tiếp và bỏ phiếu kín, phù hợp với thỏa thuận chung

đã ký để nhân dân Đông Timor tự quyết định tương lai của mình Dưới sựgiám sát của UNAMET, cuộc bỏ phiếu đã diễn ra suôn sẽ

Nhưng sau cuộc bầu cử không lâu, tình hình Đông Timor lại bất ổn docác lực lượng chống đối Đông Timor độc lập tiến hành Liên Hợp Quốc đãhọp khẩn cấp về tình hình Đông Timor Sự đóng của phái bộ UNAMET ngày9/9/1999 tại Đông Timor đã thể hiện rõ tính hạn chế của loại hình hoạt độnggìn giữ hòa bình truyền thống vốn có từ năm 1948 [52; tr.74-75]

Sau đó, trước sức ép của một số nước lớn, Tổng thư ký Liên Hợp QuốcK.Annan đã thúc giục Indonesia chấp nhận ngay lực lượng đa quốc gia làm

nhiệm vụ “cưỡng chế hòa bình” Ngày 15/9/1999, HĐBA Liên Hợp Quốc

thông qua nghị quyết 1246 (1999) do Anh đề xướng, cho phép INTERFETđến cưỡng chế hòa bình ở Đông Timor Lực lượng này do Australia đứngđầu; được dùng mọi phương tiện, kể cả vũ lực, để tái lập hòa bình và an ninh

ở Đông Timor trong thời gian 4 tháng; bảo vệ và hỗ trợ cho phái bộ Liên HợpQuốc hoàn thành nhiệm vụ, tạo điều kiện cho INTERFET thực hiện các hoạtđộng viện trợ nhân đạo

Trang 32

Từ ngày 25/10/1999 đến 20/5/2002, theo Nghị quyết số 1272 (1999)của HĐBA, UNTAET - cơ quan quyền lực quá độ của Liên Hợp Quốc tạiĐông Timor đã thay thế lực lượng INTERFET tiến hành chiến dịch gìn giữhòa bình đa chức năng, chịu trách nhiệm cai quản Đông Timor trong quá trìnhtiến tới độc lập Theo đó, UNTAET đảm bảo an ninh, duy trì luật pháp, trật tự

xã hội trên toàn lãnh thổ Đông Timor; thiết lập chính quyền hành chính; trợgiúp các dịch vụ xã hội và dân sự, phối hợp và trợ giúp công tác cứu trợ nhânđạo trợ giúp phát triển, hỗ trợ xây dựng chính quyền tự quản, xây dựng cácđiều kiện phát triển bền vững HĐBA cho phép lực lượng UNTAET lên tới9.150 binh sĩ, 1.640 cảnh sát dân sự Trên thực tế, UNTAET bao gồm 7.678nhân viên, gồm 6.281 binh sĩ, 1.288 cảnh sát dân sự và 188 quan sát viênquân sự, thấp hơn mức được HĐBA cho phép Ngoài ra còn có 737 nhân viêndân sự quốc tế và 1.745 nhân viên dân sự địa phương giúp việc, 29 nước thamgia đóng góp quân và 39 nước đóng góp nhân viên cảnh sát dân sự choUNTAET [52; tr.76]

Ngày 20/5/2002, khi Đông Timor tuyên bố độc lập, chính phủ mới caiquản đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp sang nhà nước dân chủ, có chủquyền hoàn toàn, UNAET đã hoàn thành sứ mệnh của mình Để củng cố vịthế cho quốc gia non trẻ này, Liên Hợp Quốc lại tổ chức phái đoàn hỗ trợ tạiĐông Timor (UNMISET) thay thế lực lượng UNAET từ tháng 5/2002 đến20/5/2005, theo Nghị quyết số 1410 (2002) và Nghị quyết 1534 (2004).Nhiệm vụ của lực lượng UNMISET là trợ giúp các cơ quan hành chính gìngiữ ổn định chính trị ở Đông Timor, tư vấn cho cảnh sát Đông Timor xâydựng và thi hành phát luật, gìn giữ an ninh, bảo đảm quá trình ổn định, dânchủ và xây dựng nền tư pháp cũng như kiểm soát biên giới của Đông Timor

Đến ngày 20/5/2005, lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốchoàn toàn rút khỏi Đông Timor, hoàn thành nhiệm vụ do Liên Hợp Quốc giao

Trang 33

phó, đánh dấu sự công nhận của thế giới rằng Đông Timor đã trở thành mộtnước hòa bình, an toàn có thể gìn giữ được an ninh đất nước.

Từ năm 2006 đến đầu 2008, do tình trạng bạo lực lại lan tràn, tàn phánặng nề kinh tế - xã hội Đông Timor, Liên Hợp Quốc lại tiếp tục đưa ranhững nghị quyết mới, tổ chức lực lượng gìn giữ hoàn bình đa quốc gia quaytrở lại giúp Đông Timor ngăn chặn xung đột, cử các phái đoàn quốc tế đến hỗtrợ nhân dân nước này ổn định lại cuộc sống Ngày 27/9/2006 phái đoàn LiênHợp Quốc (UNMIT) đã có mặt để trợ giúp và cố vấn cho cảnh sát ĐôngTimor khôi phục hoạt động sau vụ đụng độ nổ ra tháng 4/2006 Sự can thiệpnày của Liên Hợp Quốc được coi là bước đi vô cùng quan trọng nhằm khôiphục và duy trì trật tự, an ninh xã hội trên toàn lãnh thổ Đông Timor

Ngày 25/2/2008 Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua nghịquyết về tình hình Đông Timor với số phiếu tuyệt đối

Nghị quyết tái khẳng định cam kết của HĐBA tôn trọng chủ quyền,độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất dân tộc của Đông Timor, đồng thờihoàn toàn ủng hộ vai trò của Lực lượng an ninh quốc tế hỗ trợ chính phủĐông Timor (UNMIT), trong việc khôi phục và duy trì luật pháp và ổn định ởđất nước này, cho rằng UNMIT đang thúc đẩy hoà bình, ổn định và phát triển

ở Đông Timor

HĐBA quyết định gia hạn sứ mệnh của UNMIT ở Đông Timor tới ngày26/2/2009 HĐBA kịch liệt lên án các vụ tấn công vào Tổng thống và Thủtướng Đông Timor hôm 11/2 và mọi hành vi nhằm gây mất ổn định đất nướcnày Nghị quyết kêu gọi chính phủ Đông Timor đưa những người chịu tráchnhiệm về những hành động ghê tởm nói trên ra trước công lý và kêu gọi tất cảcác bên hợp tác tích cực với chính quyền Đông Tirmor trong nỗ lực này.HĐBA kêu gọi tất cả các đảng phái và các nhà chính trị tiếp tục hợp tác vàtham gia vào tiến trình đối thoại chính trị, củng cố hoà bình, dân chủ, pháp trị,phát triển kinh tế và xã hội bền vững và hoà giải dân tộc HĐBA hoan nghênh

Trang 34

ý định của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc trong việc cử chuyên gia tới UNMITtrong quý 1/2008 để đánh giá toàn diện các chính sách của Đông Timor và kiếnnghị về những điều chỉnh cần thiết trong hoạt động của UNMIT ở nước này.

Ông Jean-Marie Guehenno, Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về gìngiữ hòa bình, đã trình bày báo cáo của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, trong đócho biết tình hình an ninh, chính trị tại Đông Timor vẫn ổn định sau các vụtấn công vừa qua nhằm vào Tổng thống và Thủ tướng Đông Timor

Theo báo cáo, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-Moon hoan nghênhphản ứng tích cực của cộng đồng quốc tế, đồng thời bày tỏ quan ngại trướcnhững vấn đề, thách thức còn tồn tại đe dọa hòa bình và ổn định ở ĐôngTimor, kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục hỗ trợ Đông Timor trong giai đoạnkhó khăn hiện nay

Như vậy, quá trình giành độc lập và xây dựng đất nước sau độc lập củaĐông Timor có phần can thiệp quan trọng và thường xuyên của Liên HợpQuốc Nhờ vây, chính quyền non trẻ của Đông Timor đã được xây dựng,đứng vững và từng bước trưởng thành, đảm đương công việc cai quản đấtnước, góp phần ngăn chặn và chấm dứt các xung đột, khôi phục chủ quyềncho Đông Timor trở thành quốc gia độc lập, ổn định, gia nhập vào cộng đồngquốc tế Đông Timor là một trong số ít quốc gia mới ra đời được lực lượnggìn giữ hòa bình bảo vệ và trở thành quốc gia thành viên thứ 191 của LiênHợp Quốc Đây là những điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng và pháttriển của quốc gia Đông Timor

Tuy nhiên, sự can thiệp của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc,nhất là lực lượng đa quốc gia, trở thành bình phong để một vài nước lớn lợidụng phục vụ lợi ích quốc gia của họ, hoặc lợi dụng biện pháp cưỡng chế đểđưa quân đội của họ ra nước ngoài thực hiện mưu đồ lãnh đạo khu vực và thếgiới… lại là những khó khăn cho tình hình Đông Timor, mà như Đức giám

mục chủa Thủ phủ Dili Carlos Belo đã nói: “Chúng tôi rất biết ơn những gì

Trang 35

mà cộng đồng thế giới đã làm, song giúp cho Đông Timor có được những cơ hội để tái thiết bao gồm cả việc dành cho người Đông Timor quyền tự quyết Nếu Liên Hợp Quốc không rời khỏi Đông Timor thì những vấn đề trước đây

sẽ trở lại Những người ngoài cuộc có thể tham gia việc kiểm soát nhưng đến lúc này hãy để người dân Đông Timor tự chịu trách nhiệm với cuộc sống của chính mình” [55;tr.60].

1.3.3 ASEAN với vấn đề Đông Timor

Năm 1967, trên cơ sở bối cảnh quốc tế và khu vực thúc đẩy, tác động,

tổ chức hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ra đời, với “mục

tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa, đồng thời nêu rõ mục tiêu chính trị cơ bản của ASEAN là đảm bảo ổn định, an ninh

và phát triển cho toàn bộ khu vực Đông Nam Á và từng nước ASEAN; Nguyên tắc hoạt động cơ bản của ASEAN là nguyên tắc đồng thuận, bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau” [34; tr.470].

Trong những năm 60 của thế kỷ XX, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thànhcông trong việc xây dựng cơ chế hợp tác khu vực, dựa trên những lợi ích chung

là hòa bình, ổn định và phát triển Sự thành công của ASEAN trong việc hòagiải xung đột giữa một số nước thành việc cho thấy khả năng của ASEANtrong việc dàn xếp các mâu thuẫn nội bộ khu vực Tuy nhiên, cho tới 1976,ASEAN chưa có được một nền tảng pháp lý vững chắc cho quan hệ giữa cácnước thành viên Sự hòa giải giữa các thành viên dễ bị phá vỡ, nhất là khi mộtnước thành viên nào đó bị một số thế lực bên ngoài kích động, nhằm chia rẽĐông Nam Á thành những nước hoặc những nhóm thù địch nhau

Điều 13, Hiệp ước Bali (1976) quy định: “Trong trường hợp xẩy ra

tranh chấp và nảy sinh các vấn đề tác động trực tiếp đến họ (các nước ASEAN), các bên tham gia Hiệp ước sẽ kiềm chế không đe dọa sử dụng vũ trang và sẽ luôn luôn giải quyết các tranh chấp với nhau thông qua thương lượng hòa bình” [183;tr.204].

Trang 36

Cuộc khủng hoảng tài chính ở Indonesia cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX

- một nước thành viên tham gia sáng lập ASEAN, dẫn tới sự li khai của ĐôngTimor đã ảnh hướng đến trật tự của khối ASEAN Các nước ASEAN do tôn

trọng nguyên tắc “Không can thiệp” của Hiệp hội nên phản ứng rất thận trọng

trong vấn đề Đông Timor

Trong thời kỳ Đông Timor đấu tranh để giành độc lập, mặc dùMalaysia, Philippines và Thái Lan tham gia UNAMET và gửi quân đến thamgia lực lượng hòa bình đa phương của Liên Hợp Quốc tại Đông Timor, tôntrọng kết quả trưng cầu dân ý và vai trò của Liên Hợp Quốc, nhưng khôngphải đồng quan điểm tất cả với Liên Hợp Quốc Văn phòng nghiên cứu chiếntranh của Mianma cũng nói rằng: Quyết định tham gia lực lượng gìn giữ hòabình của một số nước ASEAN ở Đông Timor không phải là lập trường chungcủa ASEAN Lập trường của ASEAN là tỏ thái độ ôn hòa, không muốn gâycăng thẳng trong quan hệ với Indonesia, lo ngại về vấn đề Đông Timor sẽ trởthành tiền lệ cho các điểm nóng khác ở khu vực [78; tr.21] Hơn nữa, ngay cảkhi các nước ASEAN khắc phục được những bất đồng này thì các nước thamgia sứ mệnh gìn giữ hòa bình ở Đông Timor vẫn phải phụ thuộc và sự giúp đỡcủa Mỹ, Australia vì không một nước nào trong ASEAN có kinh nghiệmtrong việc triển khai nhanh lực lượng gìn giữ hòa bình đa quốc gia

Đối với Việt Nam, ý tưởng về gìn giữ hoàn bình là mới mẻ, khó hiểu.Việt Nam được gợi ý tham gia lực lượng đa quốc gia và lực lượng gìn giữ hòabình ở Đông Timor nhưng đã từ chối [52; tr.83]

Mặc dù vậy, sự khai sinh của quốc gia non trẻ Đông Timor ngày20/5/2002 có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng Đông Nam Á: ĐôngTimor trở thành quốc gia thứ 11 trong cộng đồng Trong quá trình xây dựng

và phát triển đất nước Đông Timor, các thành viên ASEAN đã nỗ lực giúp đỡ,thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác hữu nghị nhằm xây dựng một cộng đồngASEAN hòa bình, thịnh vượng

Trang 37

Các nhà lãnh đạo ASEAN kêu gọi các nước thành viên tăng cường cácmối quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Đông Timor nhằm tạo điều kiệngiúp quốc gia này hòa đồng vào khu vực, ưu tiên các mối quan hệ hợp táckinh tế Việt Nam là một quốc gia sớm ủng hộ chủ trương này Tháng 3/2003,nhân dịp Ngoại trưởng Đông Timor Ramos Horta sang thăm Việt Nam, Bộtrưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đã thỏa thuận sẽ thúc đẩy việc tăngcường quan hệ thương mại giữa hai nước Cuối tháng 8/2003, Bộ trưởng đã

cử đoàn công tác sang Đông Timor tìm hiểu khả năng thúc đẩy quan hệthương mại của nước ta với thị trường này Thủ tướng Phan Văn Khải cũngkhẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi để ĐôngTimor phát triển kinh tế

Trong các hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức trên quy mô toànkhu vực ASEAN, Đông Timor luôn được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất đểđược tham gia (tiêu biểu như các kỳ SEAGAMES…)

Tiểu kết chương:

Như vậy, có rất nhiều nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế - xãhội của Đông Timor từ sau khi quốc gia này giành được độc lập Giữa cácnhân tố này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, liên quan mật thiết đếnnhau Có nhân tố tác động thuận lợi, cũng có nhân tố nếu không được chínhphủ Đông Timor xử lý khôn khéo sẽ gây ra những tác hại, đe dọa đến sự tồntại của quốc gia non trẻ này

Trong những năm qua, chính phủ Đông Timor đã cố gắng thực hiệnnhiều chính sách nhằm phát huy những lợi thế trong nước và tận dụng nhữngtác động thuận lợi từ bên ngoài, nhưng cho đến nay những nhân tố trong nướcvẫn chưa thực sự được phát huy Ngược lại, những nhân tố bên ngoài tácđộng đến Đông Timor lại chi phối đến sự phát triển của quốc gia này

Song cũng cần nhận thấy, tuy còn nhiều khó khăn và còn phải tìm ranhững giải pháp khắc phục lâu dài những khó khăn đó, nhưng đại đa số ngườidân Đông Timor vẫn quyết tâm xây dựng quốc gia độc lập của mình và cũng

Trang 38

đã tạo ra những bước chuyển biến nhất định trong tình hình kinh tế - xã hộiđất nước.

Với điều kiện tự nhiên có trữ lượng dầu mỏ lớn là chiếc chìa khóa đểđưa đất nước thoát khỏi nghèo đói và đưa dân số 1,1 triệu người của nước nàythoát khỏi nghèo nàn bằng cách kích thích nền kinh tế địa phương và tạo công

ăn việc làm

Đông Timor là một quốc gia trẻ nhưng có nhiều tiềm năng để phát triểnđất nước đang được khai thác, quốc gia trẻ tuổi này đang tận dụng và khaithác những nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước

Chương 2 NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ,

XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐÔNG TIMOR

TRONG 10 NĂM (2002 - 2012)

2.1 Tình hình chính trị, an ninh

Ngay sau khi nhà nước non trẻ Đông Timor ra đời, những vấn đề lịch

sử để lại vô cùng to lớn đặt ra thách thức cho chính phủ Đông Timor đó là: 1/Đảm bảo an ninh biên giới với Indonesia (phần Tây Timor) Đàm phán giữaquân đội Indonesia và Liên Hợp Quốc nhằm phi quân sự hóa lâu dài vùngbiên giới này vẫn tiếp tục Nhưng để có hòa bình bền vững, phải có giải trừ vũkhí và giải tán các nhóm li khai còn hoạt động ở Tây Timor Số này chưa sẵnsàng chấp nhận chính quyền mới 2/ Có khoảng 7 vạn người tị nạn ĐôngTimor vẫn còn tiếp tục sống trong các trại lán dọc khu vực biên giới Đông -Tây Timor vẫn chưa đưa ra quyết định sẽ trở về Đông Timor hay trở thànhcông dân của Indonesia Đây chính là mầm mống của mối đe dọa, gây mất ổnđịnh chính trị trong tương lai ở Đông Timor 3/Trong tổng số 16 đảng phái1

1 Đông Timor là một quốc gia nhỏ bé về diện tích, nhưng đây lại là quốc gia có nhiều tổchức, đảng phái chính trị Nhiều lực lượng, phong trào đấu tranh với những mục tiêu,

Trang 39

tham gia tranh cử vừa qua, có tới 15 đảng phái chính trị nhỏ bé được thànhlập dựa trên mới cơ sở quan hệ dòng họ, lợi ích cục bộ địa phương Duy nhấtchỉ có đảng FRETILIN là đảng chính trị lớn nhất có xu hướng cánh tả, nhưngkhông phải đã hoàn toàn ủng hộ chiếc ghế của Tổng thống Xanana Gusmao.Đây cũng chính là yếu tổ dẫn đến cuộc khủng hoảng chính trị sau độc lập ởĐông Timor.

Vấn đề đưa ra pháp luật những kẻ liên quan đến các vụ thảm sát dânthường sau cuộc bỏ phiếu độc lập năm 1999, khiến nhiều người phải chạy tịnạn cũng là một vấn đề gây nhiều tranh cãi trong nội bộ chính phủ ĐôngTimor Chính vì thế, ưu tiên trước mắt của chính phủ Đông Timor bằng mọigiá phải cố giữ ổn định chính trị, kêu gọi sự hòa giải, hòa hợp dân tộc Tổngthống X.Gusmao công khai tuyên bố sẽ không đem ra xét xử những cựu quânnhân cùng những người có liên quan đến các vụ đập phá sau ngày 30/8/1999,

vì ông cho rằng việc ân xá là cần thiết để duy trì sự thống nhất của Đông

Timor “Chúng ta phải cố gắng xóa đi những tình cảm thù hận và ghét bỏ,

nếu không chúng ta sẽ phải sống với bóng ma của quá khứ” [180] Những

biện pháp này đã dẫn đến sự mâu thuẫn giữa Tổng thống với một số thànhviên ban lãnh đạo FRETILIN, đứng đầu là Thủ tướng Alkatiri, khi mà ông

này tuyên bố sẽ điều hành chính phủ và đất nước, “Tổng thống không nên

can thiệp” [93].

đường lối khác nhau được hình thành và phát triển trong những năm giành độc lập kéo dài, nay đã trở thành những lực lượng, đảng phái chính trị khác nhau, gây chia rẽ không ít ở Đông Timor Vào năm đầu của thế kỷ XXI, tuy chỉ có 800.000 dân, song Đông Timor có tới 16 chính đảng, trong đó có 4 chính đảng lớn Các đảng phái chính trị theo xu hướng đa dạng là tín hiệu cho thấy sự sôi động của chính trường Đông Timor hiện nay và cả trong tương lai Đông Timor theo chế độ chính trị Cộng hòa Nghị viện Cơ quan hành pháp: đứng đầu nhà nước là Tổng thống, đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng - thủ lĩnh của đảng chiếm đa số trong Quốc hội, do Tổng thống bổ nhiệm Đông Timor có cơ quan tư pháp là Tòa án tối cao do Chánh án đứng đầu Chánh án do Quốc hội bổ nhiệm, các thành viên của Tòa án do Hội đồng xét xử tối cao bổ nhiệm.

Trang 40

Sự phức tạp của tình hình chính trị Đông Timor sau độc lập đã dẫn đếnbất ổn về an ninh - xã hội, đó là sự bùng phát những cuộc bạo động, bắn phá

liên tiếp xẩy ra “Tuần trăng mật” ngọt ngào, niềm vui và hy vọng về một

quốc gia độc lập, tương lai sáng ngời đã tan vỡ C.Belo, một trong những nhà

lãnh đạo được kính trọng nhất ở Đông Timor nói: “Người dân lấy cơ hội này

để xả hết mọi thứ, mọi sự tức giận của họ về việc thiếu những quy định về pháp luật và luật lệ trong xã hội” Cơn tức giận được châm ngòi vào ngày

03/12/2002, khi cảnh sát ở thủ đô Dili xông vào một trường trung học bắt đimột học sinh vì tham gia vào cuộc đụng độ giữa các băng nhóm

Cho đến năm 2006, sau 4 năm độc lập, Đông Timor vẫn trong cảnh đóinghèo cùng với hàng loạt vấn đề xã hội chưa được giải quyết, trong đó nạnthất nghiệp vẫn ở mức cao Tháng 3/2006, chính phủ đã sa thải 600/1400 binh

sĩ trong quân đội, sau khi họ tự tiện vắng mặt để phản đối sự phân biệt đối xửtrong các quy định về thăng cấp Những binh sĩ này bất mãn, biểu tình đồităng lương Thủ tướng Alkatiri ra lệnh quân đội phải dập tắt ngay cuộc biểutình Hậu quả là gây ra các cuộc bạo loạn liên tục khiến nhiều người chết và

bị thương, còn lực lượng an ninh của chính phủ không đủ khả năng kiểm soát

“Các vụ bạo loạn từ tháng 4 đến tháng 5/2006 đã cướp đi sinh mạng của hơn hai chục người, làm bị thương nhiều người, khoảng 4000 người dân mất nhà cửa, hơn 27000 người dân phải đi sơ tán” [14] “Khoảng 50000 người phải

bỏ nhà vào ở các lều tạm do lực lượng gìn giữ hòa bình lập nên” [96].

Bất ổn nghiêm trọng này kéo dài khiến dư luận nước này phải lo ngại

sẽ xẩy ra một cuộc đảo chính Điều này cho thấy chính phủ do ĐảngFRETILIN lãnh đạo vẫn còn yếu kém (cho dù Đảng này kiểm soát 57% sốghế trong Quốc hội và đã được Liên Hợp Quốc hỗ trợ xây dựng năng lực gần

6 năm) Chính phủ Đông Timor “cực chẳng đã” đã phải yêu cầu sự giúp đỡ

của binh lính quốc tế, trao quyền kiểm soát an ninh ở thủ đô Dili cho quân độiAustralia ngày 26/5/2006, nhằm nhanh chóng chấm dứt tình trạng bạo loạn ở

Ngày đăng: 15/12/2015, 08:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] Bích Hợp, “Đông Timor nỗ lực đẩy mạnh du lịch”, baomoi.com, 20.08.2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đông Timor nỗ lực đẩy mạnh du lịch”, "baomoi.com
[4] Bích Liên, “Đông Timor, Kỷ niệm 10 năm độc lập”, Báo mới, 20.05.2012.Bình An, “Đông Timor bầu cử tổng thống lần hai”, Tin thế giới, 16.04.2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đông Timor, Kỷ niệm 10 năm độc lập”, "Báo mới, "20.05.2012.Bình An, “Đông Timor bầu cử tổng thống lần hai”, "Tin thế giới
[6] Bob Lowry (Quỳnh An dịch), “Tác động của vấn đề Đông Timor đối với Australia”, Tạp chí Nhà ngoại giao, Australia, tháng 1- 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của vấn đề Đông Timor đối với Australia”, Tạp chí "Nhà ngoại giao
[7] “Các tài liệu mới được công bố: Mĩ tán thành Inđônêxia sáp nhập Đông Timor”, Tin tức, 11-12-2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tài liệu mới được công bố: Mĩ tán thành Inđônêxia sáp nhập Đông Timor”, "Tin tức
[8] Cẩm Tú, “Đông Timor - Một vài mốc lịch sử”, Tin tức, ngày 31-8-1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đông Timor - Một vài mốc lịch sử”, "Tin tức

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w