Triển vọng của sự phát triển Đông Timor trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế, chính trị xã hội và chính sách đối ngoại của đông timor từ 2002 đến 2012 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 107 - 134)

B. NỘI DUNG

3.3. Triển vọng của sự phát triển Đông Timor trong thời gian tới

Cách đây 10 năm, người dân Đông Timor đã bỏ phiếu đòi được độc lập tách khỏi Indonesia, và mong đợi việc tự quyết định sẽ dẫn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng nền kinh tế trên đảo quốc nhỏ bé này đã phát triển rất chậm. Trong khi phải đối phó với những vấn đề nghiêm trọng như tình trạng nghèo khó thâm căn và tỉ lệ thất nghiệp cao thì Đông Timor cũng có khả năng kinh tế tiềm tàng. Đông Timor có tiềm năng lớn về năng lượng, du lịch, gạo, cà phê, đặc biệt năng lượng là tiềm năng quan trọng nhất của Đông Timor -

“Đá quý gắn trên vương miện của Đông Timor là Dầu mỏ”.

Theo thống kê của từ phía Mỹ, tháng 10/2011, ngân sách chi của chính phủ năm 2007 là 309,00 triệu USD va thu ngân sách của chính phủ là 733,00 triệu USD. Trong khi đó, năm 2009 GDP, tốc độ tăng trưởng thực tế ước tính 7,5% với GDP - sức mua ngang giá ước tính 2,74 tỷ USD. Nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp 8,5% (2004) tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng ước tính 7,8% (2007).

Đông Timor là một trong những quốc gia kém phát triển nhất thế giới, với thu nhập cơ bản, y tế, cấp độ biết đọc, biết viết tượng tự những người của các nước ở châu phi cận Sahara. Cơ sở hạ tầng không đầy đủ trong các khu vực đô thị và nông thôn, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm kết hợp được đánh giá la cao 70%. Số liệu thống kê chính thức cho thấy khoảng 40% dân số của nước này sống dưới mức nghèo khổ.

Nhưng cũng từ năm 2005, Đông Timor nhận được nguồn thu dầu mỏ và khí đốt là dự án lớn trong khu vực phát triển Dầu khí cổ phiếu với Úc, chính phủ thành lập Quỹ dầu khí đặc biệt trong năm 2005 để đảm bảo bền vững của doanh thu dài hạn.

Năm 2009, nguồn khí đốt tự nhiên dữ trữ ước tính 200,000 tỷ cum, và tiêu hao dầu 2,50 nghìn thùng/ngày, với số dầu xuất khẩu 100,90 ngàn thùng/ngày, Dầu sản xuất ước tính 96,27 nghìn thùng/ngày. Lượng dầu dữ trữ 553,80 triệu thùng, quỹ tài sản dầu khí đạt 8,3 tỷ vào năm 2011.

Đây là nguồn tài nguyên mang lại cho Đông Timor nguồn thu ngân sách hàng năm của chính phủ được tăng lên, cũng là nguồn chi phí đáp ứng nhu cầu của một nước nền kinh tế phụ thuộc vào chi tiêu của chính phủ và hỗ trợ từ các nhà tài trợ quốc tế. Trong điều kiện, khu vực tư nhân đã bị tụt hậu do tình trạng thiếu nguồn nhân lực, yếu cơ sở hạ tầng, một hệ thông pháp lý không đầy đủ và một môi trường pháp lý không hiệu quả. Đó là hậu quả của một quốc gia trẻ Đông Timor sống bằng viện trợ của Indonesia trong vài thập kỷ trở lại đây và các tổ chức quốc tế cho nên nhân dân Đông Timor không tự thân vận động như người Việt Nam. Thời mở cửa bung ra, cả Hà Nội là một của hàng tạp hóa, nhà nhà đục tường mở quán và bây giờ người dân Đông Timor đã tự mình rũ bỏ tấm áo cũ vươn vai tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài để hòa mình vào xu thế phát triển của khu vực. Trong khi Đông Timor đang nỗ lực trở thành thành viên chính thức thứ 11 của ASEAN, và tham gia vào các tổ chức quốc tế như: ACP, ADB, ARF, WHO, WFTU, UNESCO, WNIDO, IMF, IMO, IDA, FAO, CPLP, G-77, ICAO, IBRD…

Đông Timor đã có 6 sân bay, đường cao tốc, intenet Hots, người sử dụng Intenet. Ngày hôm nay, Đông Timor - Dili đang thay đổi da thịt, cơ sở hạ tầng đã tốt hơn trước, đường xá đã có tín hiệu giao thông, xe máy, ô tô đi lại nhộn nhịp. Từ một nước hoang tàn sau chiến tranh, các sứ quán bắt đầu xây dựng nhà kiên cố, đó chính là tín hiệu yên ổn và phát triển của đất nước. Sứ quán Trung Quốc đang xây rất hoành tráng, Thái Lan đã hoàn chỉnh villa bên bờ biển rất đẹp, và Đại sứ quán của Mỹ được xây dựng to nhất.

Còn nhiều điều người Đông Timor cần làm cho đất nước vừa chính thức ra đời mười năm trước. Nhiều công trình đang xây, những con đường đang sửa sang, làm mới, các siêu thị mới tuy chưa nhiều hàng hoá nhưng đông đúc. Tình trạng kẹt xe, ùn tắc đã đây đó xuất hiện, nhưng trên hết là sức sống mới của những cư dân trẻ của thành phố. Dân số Dili đã tăng khoảng 33% lên đến 234.331 dân trong vòng sáu năm, từ 2004 -2010, trong đó, số lượng các bạn trẻ đổ về thành phố học tập làm việc tăng đáng kể. Ở quốc gia

chỉ hơn 1 triệu cư dân, Dili có rất nhiều trường đại học, cao đẳng, trong đó, trường đại học quốc gia UNTL (University National Timor Leste) có đến 9.000 sinh viên của bảy phân khoa, chưa kể nhiều trường công lập, dân lập khác. Có thể thấy các bạn trẻ khắp nơi vui đùa đông nghẹt trên đường phố hay chăm chỉ với sách vở trong những công viên công cộng có bàn ghế, điện đóm tiện nghi sử dụng miễn phí tranh thủ trau dồi ngoại ngữ và nồng nhiệt chào đón khách lạ, các bạn trẻ biết trách nhiệm của mình: “Chúng em biết, khi các tổ chức nước ngoài rút đi, Đông Timor phải tự đứng trên đôi chân của mình nên tụi em phải cố gắng hết sức, để có thể làm được nhiều điều cho đất nước, cho gia đình” [129].

Sức sống trẻ của Đông Timor còn thể hiện qua nhiều hoạt động tầm cỡ quốc tế mà đất nước nhỏ bé này đã cố gắng và được cộng đồng thế giới chấp nhận. Gọi tên thủ đô Dili là “Thành phố hoà bình” (City of Peace), nguyên Tổng thống Jose Ramos Horta, từng đoạt giải thưởng danh giá nhất hành tinh - Nobel Hoà bình năm 1996, đã cùng giới lãnh đạo đất nước cố gắng nhiều để giới thiệu Dili, giới thiệu Đông Timor với thế giới. Cuộc đua toàn cầu hàng năm mang tên Dili - “The City of Peace” Marathon được thế giới ủng hộ nằm trong chiến dịch này. Rồi cuộc đua quốc tế Tour de Timor, phiên bản của Tour de France lừng danh, nhưng khác biệt ở đồi dốc ngất ngưởng của Đông Timor, những con đường chưa hoàn chỉnh, với cái nắng, cái gió miền xích đạo cũng thu hút các tay đua tên tuổi đổ về [25].

Nhà thờ Thiên Chúa giáo lớn nhất thành phố, dù đang sửa lại và hoàn thiện, nhưng ngày Chủ nhật đông nghẹt người đến nghe giảng đạo. Tượng Christ the King, cao 27m thứ hai trên thế giới, chỉ sau tượng Christ ở Brasil, do tổng thống Suharto (Indonesia) tặng năm 1995, ở cửa biển Dili đang được sang sửa, báo hiệu những điềm lành trên quốc gia trẻ tuổi Đông Timor này. Trước sân rộng của tòa nhà Chính phủ, không rào che chắn, hàng ngàn thanh niên trai gái đang tụ tập reo hò cho những cuộc vui chơi cuối tuần. Vài công viên có sân chơi cho trẻ em với tiếng cười trong trẻo. Dọc bờ biển Dili đang

có dự định giải tỏa hết các nhà cửa cạnh biển để biến thành công viên dự kiến, Dili sẽ thành thiên đường du lịch. Người dân Đông Timor vô cùng thân thiện với khách, luôn niềm nở những đứa trẻ với nụ cười hạnh phúc vui đùa trên bãi cát biển xanh đầy tôm cá. Thế hệ trẻ tương lai đang nhìn về phía trước [25].

Tuy nhiên, hiện nay Đông Timor đã ổn định hơn về chính trị và kinh tế. Bầu cử dân chủ đã diễn ra hồi tháng 3 và tháng 4. Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc đã có kế hoạch rời Đông Timor vào cuối năm nay. Kinh tế Đông Timor đang tăng trưởng mạnh, đạt mức 10% năm 2011. Đông Timor có tiềm năng lớn về năng lượng, du lịch, gạo, cà phê, đặc biệt năng lượng là tiềm năng quan trọng nhất của Đông Timor, theo nhận định của Giáo sư Damien Kingsbury tại Đại học Deakin (Úc). Ngoài ra, Đông Timor còn có vị trí địa lý gần gũi với các khu vực chiến lược của Mỹ và Trung Quốc. Bởi thế Đông Timor đang nằm trong tầm ngắm của nhiều nước, trong đó có Mỹ và Trung Quốc.

Theo báo Wall Street Journal: Nhiều cường quốc trong đó có Úc, Trung Quốc và Mỹ bắt đầu mở rộng ảnh hưởng ở Đông Timor bằng các chiến dịch viện trợ. Đông Timor và Úc đã ký kết dự án hợp tác khai thác khí đốt dưới lòng biển quy mô lớn. Theo các bức điện, Mỹ quan ngại Trung Quốc tăng cường sự hiện diện và ảnh hưởng đến Đông Timor, đồng thời sử dụng các thiết bị định vị nêu trên để mở rộng phạm vi quan sát ở Đông Nam Á.

Cũng vì lý do đó mà Mỹ rất quan tâm tranh thủ ảnh hưởng ở Đông Timor. Trong bốn năm gần đây, Mỹ đã viện trợ cho Đông Timor 7,2 triệu USD. Năm 2004, Công ty Dầu khí ConocoPhillips của Mỹ đã đầu tư vào Đông Timor khai thác ở vùng biển giáp với Úc. Mỹ đã hỗ trợ Đông Timor xây dựng một số nhà máy chế biến cà phê.

Đông Timor là một trong những nước nghèo và kém phát triển nhất ở châu Á nhưng Đông Timor có nguồn khí tự nhiên và dầu mỏ khổng lồ, hứa hẹn mang đến nhiều cơ hội hợp tác năng lượng cho các nước. Bộ trưởng các nguồn tài nguyên thiên nhiên Đông Timor Alfredo Pires nói rằng, mỏ khí tự

nhiên Bayu - Undan có thể mang lại 12 - 15 tỷ USD vào năm 2023. Mỏ này hiện được chính phủ Đông Timor và Australia thỏa thuận khai thác, tuy nhiên những mỏ dự trữ chưa khai thác tại đây vẫn cần các đối tác phát triển. Số liệu của Liên Hợp Quốc cho thấy, Đông Timor còn có mỏ dầu Kitan, ước tính có trữ lượng 400 triệu thùng dầu thô nhẹ đã được phát hiện; mỏ Greater Sunrise chứa khoảng 300 triệu thùng khí ngưng (khí lỏng) và 9,5 nghìn tỷ khối khí gas tự nhiên. Các cơ hội béo bở cũng hiện diện trong ngành khai mỏ, gồm đồng, vàng, bạc và cẩm thạch, và những dự án cơ sở hạ tầng lớn khi Đông Timor đang cố thu hút đầu tư.

Bộ trưởng Pires nói rằng, hiện Trung Quốc, Tây Ban Nha và Australia đều quan tâm nhận một phần trong "miếng bánh" tài nguyên của Đông Timor. Ngoài ra, Mỹ và Anh cũng mong muốn "có chân" tại nước này. Đại sứ Trung Quốc tại Đông Timor, Fu Yuancong cho biết, chính phủ Đông Timor bày tỏ mong muốn Bắc Kinh hợp tác với Dili trong lĩnh vực năng lượng. Ông cho biết, nhiều lần các nhà lãnh đạo Đông Timor bày tỏ mong muốn sẽ mời các đối tác Trung Quốc hợp tác khai thác dầu mỏ ở nước này trong thời gian tới. Đại sứ Fu Yuancong nói rằng, tình hình chính trị tại Dili đang trở lại ổn định, chính phủ Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp mới ở nước này đầu tư tại Đông Timor. Trong 10 năm kể từ khi Đông Timor tách khỏi Indonesia, Trung Quốc đã chi hơn 53 triệu USD để viện trợ cho Đông Timor, còn gọi là Timor Leste. Trong khi con số trên chỉ là một phần rất nhỏ so với số tiền viện trợ mà chính phủ Australia dành cho Đông Timor - 760 triệu USD.

Hãng Kyodo đưa tin Nhật Bản ngày 19/03/2012 tuyên bố nước này sẽ cho Đông Timor vay 5,3 tỷ yên (63 triệu USD). Đây là khoản cho vay đầu tiên của Tokyo nhằm mục đích phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của quốc gia Đông Nam Á này.

Thỏa thuận trên đạt được giữa Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda và người đồng cấp Đông Timor Xanana Gusmao trong cuộc hội đàm tại văn phòng Thủ tướng Nhật Bản ở Tokyo.

Quốc gia bán đảo nghèo nhất khu vực Đông Nam Á chỉ có 1,1 triệu dân này phải nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế và giảm sự phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài cũng như nguồn thu nhập từ dầu mỏ. Tân Tổng thống Ruak cũng khẳng định sau 10 năm vận mệnh của đất nước được trao cho lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc thì hôm nay Đông Timor đã trưởng thành và sẵn sàng tự đảm bảo trách nhiệm an ninh vào cuối năm nay. Ông cho rằng Đông Timor đã đạt được sự chín muồi về dân chủ và ổn định chính trị được thể hiện rõ trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua.

Trong 10 năm qua, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng chính trị năm 2006 dẫn đến bạo lực làm 37 người thiệt mạng và hàng ngàn người chạy lánh nạn cũng như vụ Tổng thống vừa mãn nhiệm Horta bị âm mưu ám sát năm 2008, Đông Timor đã cải thiện mạnh mẽ về kinh tế và xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này trong 4 năm qua luôn duy trì ở mức hai con số, tỷ lệ tử vong ở trẻ em giảm đi một nửa. Nhờ nguồn thu từ dầu mỏ và khí đốt mà nước này có quỹ dự trữ đầu tư trị giá 10 tỉ USD được gởi dưới hình thức trái phiếu của chính phủ Mỹ.

Người Đông Timor có độc lập tự do nhưng mưu cầu hạnh phúc còn nhiều khó khăn. Với những gì nhìn thấy quốc gia trẻ tuổi đang chuyển mình cựa quậy ngày hôm nay, chúng ta có thể tin rằng, đất nước đang hồi sinh, dù quãng đường phía trước còn khá dài. Ấm no và hạnh phúc sẽ đến với quốc đảo nhỏ bé này khi đất nước này đang có những người lãnh đạo với tầm nhìn xa trông rộng, dù sau chiến tranh mới được mấy năm, đó cũng chính là điều may mắn của người dân Đông Timor.

C. KẾT LUẬN

Như vậy, bước vào đầu thế kỷ XXI, thế giới đã khai sinh thêm một quốc gia non trẻ: Đông Timor - một quốc đảo nhỏ bé nhưng có vị trí vô cùng quan trọng ở khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương, với

nguồn tài nguyên dầu lửa dồi dào, sự đa dạng về thành phần dân cư, ngôn ngữ và tôn giáo.

Như vậy, có thể khẳng định trên các lĩnh vực kinh tế, an ninh, chính trị, văn hóa, xã hội, ngoại giao, Đông Timor đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Chỉ trong vòng mười năm sau độc lập, thậm chí ngay sau khi tuyên bố độc lập vào năm 2002, Đông Timor đã hoàn thiện bộ máy nhà nước bằng việc tổ chức bầu cử Tổng thống và bầu cử Quốc hội, thông qua ba lần bầu cử và cuộc bầu cử năm 2012 đã thành công tốt đẹp chứng tỏ vấn đề an ninh, chính trị của quốc gia đang ngày được khôi phục và ổn định. Đó là một dự báo tốt đẹp cho sự phát triển các mặt của đất nước như: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, đối ngoại của đất nước

Đông Timor, có nhiều nguồn tài nguyên trong đó dầu mỏ là nguồn tài nguyên quan trọng nhất. Kinh tế Đông Timor đang dần hồi sinh để phát triển chỉ tính từ năm 2008 - 2012 chỉ số phát triển kinh tế đang giữ vững ở mức hai con số, đang thu hút sự đầu tư của nước ngoài tạo đòn bẩy cho nền kinh tế đất nước phát triển. Kinh tế Đông Timor được xếp thứ 7 trong số 12 quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Về văn hóa - xã hội, Đông Timor đang từng bước thay đổi bộ mặt đất nước bằng những chính sách ưu tiên xây dựng cơ sỏ hạ tầng đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người dân. Trường học được đầu tư và chất lượng giáo dục đang ngày càng phát triển, Đông Timor là quốc gia Đông Nam Á có tỷ lệ trẻ trẻ em chết giảm nhiều đáng kể.

Về chính sách đối ngoại, Đông Timor đã mở rộng được quan hệ với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, làm tăng thêm địa vị chính trị của mình trên trường quốc tế, Đông Timor cũng gia nhập vào những tổ chức quốc tế đó cũng là cơ hội để Đông Timor mở rộng và phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa - xã hội. Đặc biệt, với việc Đông Timor đã đề đơn chính thức xin gia nhập ASEAN, vấn đề đó đang được ASEAN xem xét và có thể kết nạp vào cuối năm 2012. Đông Timor cải thiện được quan hệ đối ngoại với các nước

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế, chính trị xã hội và chính sách đối ngoại của đông timor từ 2002 đến 2012 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 107 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w