B. NỘI DUNG
2.2.1 Sự phát triển kinh tế
Ra đời trong bối cảnh nền kinh tế khởi đầu từ con số 0, khi mà Đông Timor phải tự đi bằng đôi chân của mình, quốc gia non trẻ Đông Timor đứng trước một chặng đường dài không ít chông gai. Sau một năm độc lập, Đông Timor vẫn là nước nghèo nhất ở vùng Đông Nam Á. Ngay ở thủ đô Dili chỉ có 4/13 quận có dịch vụ điện thoại, 75% dân không có điện và 60% không có nước sạch. Ở khu vực nông thôn, người dân chỉ sống ở mức 55 cent Mỹ/ngày. Nhập khẩu giảm từ 261 triệu USD năm 2001 xuống 167 triệu USD năm 2003. Ngân hàng thế giới (WB) và nhiều tổ chức tài chính quốc tế khác cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đông Timor năm 2003 chỉ là 2,9% và nạn thất nghiệp ở mức 80%, có lẽ là cao nhất thế giới [18]. Đông Timor cần rất nhiều tiền cho công cuộc xây dựng đất nước. Tại Hội nghị các nhà tài trợ cho Đông Timor diễn ra vào tháng 5/2002, các nhà tài trợ nhất trí dành cho quốc đảo nhỏ bé này 360 triệu USD. Bên cạnh đó, Nhật bản đã đưa ra cam kết giúp đỡ một khoản tiền trị giá 87 triệu Yên (688.200 AUD) cho nỗ lực gìn giữ hòa bình ở Đông Timor.
Ngay sau khi đắc cử, Tổng thống Xanana Gusmao đã tuyên bố đặt ưu tiên hàng đầu vào việc xây dựng và kiện toàn bộ máy nhà nước để phát triển nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh. Chính phủ Đông Timor cũng đã đưa ra những chương trình khôi phục đất nước như: Khôi phục ngành công nghiệp chế biến cà phê; giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông qua luật thu hút đầu tư nước ngoài… Theo điều tra một năm sau ngày độc lập: có 33% dân chúng cho rằng nền kinh tế của họ đã có bước phát triển tốt hơn trước, 28% cho rằng không có gì thay đổi, 37% cho rằng tình trạng phát triển kinh tế Đông Timor đang ngày càng tồi tệ [189; tr.24].
Năm 2004, Quốc hội Đông Timor thông qua dự luật mở đường cho công ty nước ngoài được phép khai thác dầu khí trong năm 2005, mục tiêu là nhằm tạo ra một bộ luật dầu khí tiến bộ, hiện đại có thể mang lại cho Đông Timor lợi thế cạnh tranh cần để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đây là bước đi quan trọng tạo cơ sở cho các công ty năng lượng nước ngoài và các nhà đầu tư khác bắt đầu khai thác các mỏ dầu lửa và khí đốt trong đất liền và ngoài khơi Đông Timor.
Tỉ lệ xuất - nhập khẩu giữa Đông Timor và EU
Nguồn: [132; tr.6, tr.7]
Tuy có những nỗ lực trong việc khuyến khích đầu tư, phát triển kinh tế, song thành tựu mà Đông Timor đạt được chưa nhiều. “Theo ước tính năm 2004, GDP/PPP của Đông Timor vào khoảng 370 triệu USD, GDP bình
Mặt hàng chủ yếu Năm 2002 Năm 2004 Năm 2006 Xuất Khẩu Nhập Khẩu Xuất khẩu Nhập Khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu
Nông nghiệp mũi nhọn 71,5% 13,9% 56,9% 18,8% 95,6% 7,6%
Năng lượng 0 0,5% 0 0,5% 0 0,4%
Máy móc 7,6% 36,7% 26,4% 30,35% 1,0% 41,2%
Thiết bị vận tải 0,7% 6,6% 1,25% 2,7% 0,5% 11,1%
Công nghiệp sản xuất ô tô 0,4% 4,6% 1,0% 2,7% 0,5% 7,0%
Hóa chất 3,9% 9,6% 0 5,6% 0,9% 4,1%
quân đầu người là 400 USD. Tỉ lệ tăng trưởng thực tế ở mức 1%. Tỉ lệ lạm phát ở mức 1,8%. Tỉ lệ thất nghiệp ở mức tương đối cao, khoảng 50%, trong đó thất nghiệp ở thành thị là 20%” [35; tr931].
Theo con số ước tính, năm 2004, Đông Timor nhập khẩu khoảng 202 triệu USD, bạn hàng chủ yếu của Đông Timor là nước láng giềng Indonesia, Australia, Singapore, Việt Nam, Bồ Đào Nha, Malaysia, Trung Quốc; với các mặt hàng nhập khẩu chính là thực phẩm, xăng dầu, máy móc. Xuất khẩu của Đông Timor đạt 8 triệu USD với các bạn hàng xuất khẩu chủ yếu là Bồ Đào Nha, Đài Loan, Đức, Mỹ, Australia, Indonesia; với các mặt hàng xuất khẩu chính thuộc ngành nông nghiệp mũi nhọn là cà phê, gỗ đàn hương, thuốc lá, động vật tươi sống… Đông Timor còn có tiềm năng xuất khẩu dầu vani. Hoạt động thương mại giữa Đông Timor và EU cũng diễn ra hai chiều. Từ năm 2002 đến 2006, tỉ lệ xuất - nhập khẩu của Đông Timor và EU được thống kê như sau:
Tỉ lệ hàng nhập khẩu của Đông Timor từ EU Tỉ lệ xuất khẩu của Đông Timor sang EU
Biểu đồ trên cho thấy quan hệ trong thương mại với EU, thế mạnh xuất khẩu của Đông Timor là ngành nông nghiệp mũi nhọn (chế biến cà phê, thực phẩm tươi sống, thuốc lá…), còn về cơ bản, Đông Timor vẫn phải nhập khẩu nhiều hàng thiết yếu từ EU.
Năm 2005, chính phủ Đông Timor đã đề ra kế hoạch phát triển quốc gia đến năm 2015, trong đó xác định ưu tiên hàng đầu là củng cố bộ máy hành chính, xóa đói giảm nghèo và tăng cường an ninh. Mục tiêu đưa tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm lên 5% trong thời kỳ trung hạn và giảm 50% số người sống dưới mức nghèo khó. GDP năm 2005 Đông Timor đạt khoảng 322 triệu USD, tổng xuất khẩu khoảng 10 triệu USD. Chính phủ tin tưởng rằng, với những bước đi đúng hướng hiện nay, Đông Timor sẽ thu hút được nhiều đối tác làm ăn trong thời gian tới. Đặc biệt với những dự án đầu tư kinh tế lớn từ Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc; những hợp đồng khai thác và phân chia nguồn dầu mỏ với Australia…, nền kinh tế của Đông Timor nhất định sẽ gặt hái những thành công. Tháng 4/2005, Đông Timor đã đạt được sự đồng thuận với Australia trong việc phân chia nguồn lợi dầu mỏ và khí đốt tại mỏ dầu Greater Sunrise trên biển Timor, ước tính mang lại lợi nhuận cho Đông Timor khoảng 2 - 5 tỷ USD. Trữ lượng dầu mỏ và khí đốt ở biển Timor trị giá tới 30 Tỷ USD. Tháng 1/2006, Đông Timor ký kết một hiệp định chung với Australia cho phép tiến hành khai thác dầu mỏ và khí đốt ở biển Timor nằm giữa hai nước này. Thỏa thuận này sẽ đem lại cho Dili ít nhất là 10 tỷ USD (8,38 tỷ Euro) trong những năm tới.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng chính trị năm 2006 rồi bạo lực tháng 8/2007 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế của quốc gia này. Trật tự sớm được lặp lại nhưng với 40% dân số thất nghiệp và gần 10% dân số bị mất nhà cửa, nguy cơ bạo lực bùng phát lại là rất cao. Mọi hoạt động kinh tế dường như thụt lùi. Nguồn thu chủ yếu là dựa vào dầu lửa đạt 1,2 tỷ USD, trong khi cà phê - mặt hàng xuất khẩu thứ 2 - chỉ mang lại vẻn vẹn 8 triệu USD.
Nhằm đảm bảo thịnh vượng lâu dài, Đông Timor có thể sử dụng ngay 3% “thu nhập bền vững” của quỹ dầu lửa hàng năm, nghĩa là gần 300 triệu USD trong năm 2007. Song đây là chỉ căn cứ vào nguồn thu từ giếng dầu Bayu Undan chứ không phải những “món khác” như lời Bộ trưởng năng l
ượng Pires.
Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Đông Timor (2001 - 2009) Dân số Nghìn người
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 1 tháng 7 hàng năm 738 886 904 952 983 1015 1047.6 1081 1115
Tài khoản quốc gia
(triệu USD Mỹ) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 GDP theo giá thị trường thực tế 367.9 343.3 297.8 309.3 331.9 326.8 398.0 499.0 590.0 GDP theo giá so sánh năm 2000 368.5 343.8 283.9 295.7 314.1 296.0 321.0 362.0 389.0 Nông nghiệp 88.6 93.8 93.5 99.1 105.3 105.6 99.7 Khai khoáng 3.8 3.2 2.5 2.6 2.7 1.7 1.9
Công nghiệp chế biến 10.9 11.0 11.0 11.1 11.2 7.9 8.7 Điện, hơi đốt và nước 1.4 2.7 3.4 3.9 4.7 4.5 5.2 Xây dựng 44.1 36.9 28.8 27.8 31.6 27.0 37.1 Thương mại 25.6 23.9 23.3 23.4 23.6 23.0 26.5 Vận tải và bưu chính 25.4 27.5 29.2 30.5 32.0 23.0 26.5 Tài chính 24.1 26.8 26.3 26.5 26.8 26.1 28.7 Quản lý công 144.6 118.0 65.9 70.8 76.2 77.2 85.0
Ngoại thương
Triệu đô la Mỹ
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Xuất khẩu 4.0 77.1 142.7 105.7 43.5 60.7 19.2 49.2 34.5 Nhập khẩu 253.4 316.2 222.0 146.1 109.1 100.8 206.1 268.6 295.1 Cán cân thương mại -249.4 -239.2 -79.3 -40.5 -65.7 -40.1 -186.9 -219.4 -260.6
Sản lượng nông nghiệp
Nghìn tấn
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Ngô 69 94 70 91 92 119 71 71
Thóc 54 54 65 65 59 55 60 60
Sắn 48 50 42 47 39 39 41 41
Nguồn số liệu:Key Indicators of Developing Asian and Pacific Countries of ADB, 2010.
Hiện nay, kinh tế chủ yếu là nông, nghư nghiệp với GDP 300 triệu USD/năm của Đông Timor, chiếm 25% GDP và sử dụng 75% lực lượng lao động. Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, chiếm 85% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngoài ra còn một số các sản phẩm nông nghiệp có gia trị kinh tế cao như gạo, ngô, sắn, đỗ tương, đậu nành, xoài, vani…
Sản xuất công nghiệp chính bao gồm sàn phẩm ngành in, sản xuất xà phòng, hàng thủ công Mỹ nghệ, hàng dệt. Bên cạnh đó, xuất khẩu chủ yếu là đá xây dựng, nhà nước rất coi trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến. Công ty Dầu khí ConocoPhillips của Mỹ đã đầu tư vào Đông Timor khai thác ở vùng biển giáp với Úc. Mỹ đã hỗ trợ Đông Timor xây dựng một số nhà máy chế biến cà phê. Từ năm 2008 - 2012, Mỹ đã viện trợ cho Đông Timor 7,2 triệu USD [12].
Giao thông vận tải Đông Timor còn rất khó khăn do nhà nước chưa có đủ tiền để đầu tư. Đông Timor chưa có đường sắt, đường quốc lộ có 3.800Km (trong đó được trải nhựa là 482Km, không trải nhựa là 3.372Km) [35; tr.932].
Với tình hình cơ sở hạ tầng thấp kém của đất nước hiện nay, muốn phát triển kinh tế thì điều kiện không thể thiếu đó là thông tin liên lạc, hiện nay tập đoàn viễn thông quân đội Viettel đang có ý định đầu tư vào Đông Timor sau
khi khai thác thị trường của đất nước thì Đông Timor sẽ là điểm đến tiếp theo của Viettel vào năm 2013.
Hai quốc gia Đông Nam Á láng giềng tiếp tục đàm phán về phát triển khu vực thông qua tăng cường hợp tác và hội nhập kinh tế đề xuất hội nhập kinh tế do phía Timor Leste đưa ra nhằm khuyến khích phát triển khu vực biên giới của nước này với Indonesia, đã được Indonesia hoàn toàn nhất trí, bởi nó sẽ phục vụ lợi ích chung để phát triển kinh tế khu vực. Phía Timor Leste còn mong muốn tăng cường hội nhập kinh tế giữa hai nước thông qua việc liên kết sự phát triển của nước này với sự phát triển hành lang kinh tế thứ 5, 6 của Indonesia trong khuôn khổ Chương trình phát triển dài hạn “Kế hoạch tổng thể đẩy nhanh và mở rộng tăng trưởng kinh tế” (MP3EI) của Indonesia. Hành lang thứ 5 là hành lang Bali - Đông Nusa Tenggara, tập trung vào phát triển các ngành du lịch, nông nghiệp và chăn nuôi, còn hành lang thứ 6 là hành lang Papua-Maluku, tập trung vào phát triển các lĩnh vực khai thác mỏ, nông nghiệp và trồng rừng [144].
Nếu chỉ xét về tốc độ tăng trưởng kinh tế Đông Timor đang tăng trưởng mạnh, đạt mức 10% năm 2011, Đông Timor được xếp vị trị thứ 7 trong tổng số 12 quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới năm 2012 [22]. Tuy nhiên, vấn đề của nước này là phải tái thiết lại cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, củng cố chính quyền và tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân.
Tốc độ phát triển của các nguồn tài nguyên ven biển đóng góp cho sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế Đông Timor. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp dựa nhiều vào công nghệ lại chưa tạo ra được nhiều việc làm vì cơ sở vật chất ở đây quá tồi tàn GDP 2012 dự đoán: 0,807 tỷ USD, tăng trưởng GDP dự đoán: 8,63%. Theo Ngân hàng Thế giới (2011), các chính sách thương mại của Đông Timor không kìm hãm sự tăng trưởng và xuất khẩu của nước này, thực tế Đông Timor là nước có tự do thương mại rộng rãi nhất thế giới. Đối với Đông Timor, tiếp cận thị trường ASEAN không phải là vấn đề gì to lớn đối với xuất khẩu của nước này cho dù Đông Timor không tham gia
bất cứ thỏa thuận khu vực hoặc đa phương nào. Ngược lại, hơn 70% kim ngạch nhập khẩu của Đông Timor tới từ các nước ASEAN.
Với tình hình kinh tế như trên, có thể thấy Đông Timor đang gặp rất nhiều khó khăn, cán cân xuất - nhập khẩu chênh lệch nghiêm trọng, Đông Timor luôn rơi vào tình trạng nhập siêu. Đây cũng là khó khăn chung mà bất kỳ quốc gia nào ở giai đoạn đầu thành lập cũng đều gặp phải. Để có một nền kinh tế bền vũng, Đông Timor cần xây dựng nhiều chiến lược phát triển kinh tế hơn nữa nhằm phát huy thế mạnh trong nước, giảm dần tỉ lệ nhập khẩu, xây dựng một cơ cấu ngành nghề hợp lý.