Chính sách đối ngoại của Đông Timor

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế, chính trị xã hội và chính sách đối ngoại của đông timor từ 2002 đến 2012 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 64)

B. NỘI DUNG

2.3. Chính sách đối ngoại của Đông Timor

Trong quá trình xây dựng và phát triển quốc gia độc lập, Đông Timor không ngừng xúc tiến các hoạt động ngoại giao nhằm tăng cường vị thế của mình. Cho đến nay, Đông Timor đã thiết lập được quan hệ ngoại giao với hơn

90 nước, có 15 cơ quan đại diện ở nước ngoài, chủ yếu là các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Australia, Indonesia… Ở thủ đô Dili cũng có 9 cơ quan đại diện nước ngoài. Đông Timor cũng đã chính thức trở thành thành viên thứ 191 của Liên Hợp Quốc, thành viên thứ 84 của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB), thành viên thứ 61 của Ngân hàng phát triển châu Á (IDA), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Cảnh sát quốc tế (INTERPOL), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), Chương trình phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO).

Trong quá trình xây dựng và phát triển quốc gia độc lập, Đông Timor không ngừng xúc tiến các hoạt động ngoại giao nhằm tăng cường vị thế của mình. Đông Timor cũng đã chính thức trở thành thành viên thứ 191 của Liên Hợp Quốc, thành viên thứ 84 của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB), thành viên thứ 61 của Ngân hàng phát triển châu Á (IDA), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Cảnh sát quốc tế (INTERPOL), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), Chương trình phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO).

Ngay từ sau khi độc lập, Đông Timor đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao với nhiều nước, trong đó Đông Timor tuyên bố thực hiện nguyên tắc

“kết bạn và không tạo ra kẻ thù” với phương châm thận trọng, thực tế, xây dựng quan hệ tốt với cộng đồng quốc tế. Cho đến nay, Đông Timor đã thiết lập được quan hệ ngoại giao với hơn 90 nước, có 15 cơ quan đại diện ở nước ngoài, chủ yếu là các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Australia, Indonesia… Do còn gặp nhiều khó khăn, hiện Đông Timor mới chỉ có 9 đại sứ quán và 2 lãnh sứ quán trên toàn thế giới, trong đó có đại sứ quán tại Indonesia và Malaysia, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, EU, Bồ Đào Nha, Australia, Thái Lan. Ngoài khó khăn về tài chính, nguồn nhân lực của Đông Timor cũng rất hạn chế. Bộ Ngoại giao mới có 85 người, trong đó có 55 nhà ngoại giao.

Hai sứ quán mới mở của Đông Timor chưa thể hoạt động vì thiếu những ứng viên thích hợp.

2.3.1. Quan hệ Đông Timor với Indonesia, Australia

Quan hệ với Indonesia

Do vị trí địa lý và quá trình lịch sử đặc biệt nên Indonesia là nước láng giềng lớn cận kề, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình Đông Timor trên nhiều mặt. Đông Timor coi quan hệ với Indonesia là một ưu tiên chiến lược, là

“quan hệ đặc biệt”, mong muốn khép lại quá khứ, xây dựng mối quan hệ láng giềng hữu nghị với Indonesia trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình, sẵn sàng đối thoại để giải quyết bất đồng và tăng cường hợp tác giữa hai nước. Đông Timor cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của Indonesia, không ủng hộ các lực lượng li khai tại tỉnh Aceh và Papua.

Ngày 25/2/2002, hai nước đã ký kết hai hiệp định về dịch vụ bưu điện trực tiếp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân viên và vận chuyển hàng hóa giữa Đông Timor và Tây Timor (Indonesia). Đây là cuộc đàm phán song phương đầu tiên giữa hai bên kể từ năm 1999. Bên cạnh đó, hai nước tiếp tục thương lượng những vấn đề khác như phân định lãnh thổ, lãnh hải, tranh chấp tài sản, hợp tác văn hóa giáo dục, xây dựng quỹ lương hưu viên chức, quân nhân Indonesia từng làm việc tại Đông Timor. Tiếp đó, ngày 26/2/2002, tại Bali (Indonesia), diễn ra cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa bộ trưởng ngoại giao ba nước Australia - Indonesia - Đông Timor để thảo luận các vấn đề như xây dựng quan hệ hợp tác kinh tế giữa ba nước sau khi Đông Timor chính thức tuyên bố độc lập, tái hồi hương tị nạn Đông Timor, phân định lãnh hải khu vực phía Đông và phía Bắc Đông Timor, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, cũng như các vấn đề liên quan đến an ninh trong khu vực. Đây là cuộc gặp có tính lịch sử, mở ra chương mới cho mối quan hệ giữa ba nước, đặc biệt là Đông Timor.

Ngày 20/5/2002, trong lễ tuyên bố độc lập của Đông Timor, có sự có mặt của Tổng thống Megawati cho thấy đây là một động thái tích cực để tạo ra sự hòa hợp, thúc đẩy lợi ích song phương vì sự phát triển và ổn định ở khu vực, mở ra tiến trình bình thường hóa quan hệ của Đông Timor với quốc gia láng giềng khổng lồ Indonesia, đồng thời có ý nghĩa to lớn đối với hòa bình và ổn định của quốc gia này trong tương lai.

Tuy nhiên, trong quan hệ đối ngoại, hai nước Đông Timor và Indonesia kể từ sau khi tuyên bố độc lập ngày 20/5/2002 cũng còn nhiều vấn đề phức tạp cần phải giải quyết. Vấn đề tài sản của các cá nhân Indonesia ở Đông Timor, việc hồi hương hàng chục nghìn người Đông Timor tịn nạn tại Đông Nasa Tenggara, an ninh biên giới và kết quả của phiên tòa xét xử các quan chức Indonesia bị cáo buộc vi phạm nhân quyền tại Đông Timor năm 1999 đã được ví như “một cái gai nhọn” trong khi hai nước đang cố gắng phát triển những mối quan hệ tốt đẹp. Về tâm lý, người Đông Timor vẫn hận thù Indonesia sâu sắc, muốn thực sự độc lập. Nhiều người Đông Timor không tán thành chủ trương thúc đẩy quan hệ với Indonesia vì số du kích quân Đông Timor thân Indonesia tại Tây Timor là nguy cơ tiềm tàng đe dọa an ninh của Đông Timor.

Ngày 29/5/2002, Ngoại trưởng Đông Timor J.R.Horta kêu gọi Indonesia không nên đưa ra yêu cầu đòi Đông Timor bồi thường tài sản. Tài sản của các xí nghiệp tư nhân và các xí nghiệp tư nhân mà dư luận cho rằng trong hơn 20 năm sáp nhập vào lãnh thổ của mình, Indonesia đã bỏ ra hàng trăm triệu USD để xây dựng cơ sở hạ tầng tại Đông Timor. Bên cạnh đó, Indonesia cũng đã hai lần đình chỉ chuyến thăm của Tổng thống X.Gusmao. Đây là quyết định mà một số nhà phân tích đối ngoại của Indonesia cho rằng trong lãnh thổ Indonesia vẫn còn người không chấp nhận sự tồn tại của nhà nước Đông Timor độc lập.

Đối với Indonesia, quan hệ Đông Timor là vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm về chính trị, vì Đông Timor là nỗi đau, là bài học chính trị của

Indonesia. Trái với quan điểm của chính phủ Megawati, phần lớn các chính Đảng, các cơ quan lập pháp, lực lượng quân đội, cảnh sát và một bộ phận công chúng vẫn bị hội chứng tâm lý nước lớn “bại trận”, không chấp nhận nhà nước Đông Timor độc lập, không thân thiện với Đông Timor. Song Ngoại trưởng Hassan Wirayuda vẫn khẳng định rằng chính phủ Indonesia đánh giá cao ý định của Tổng thống Xanana Gusmao dành chuyến thăm nước ngoài đầu tiên đến Indonesia. Việc trì hoãn chuyến thăm này hoàn toàn chỉ là “vấn đề thời gian biểu” và không liên quan gì đến việc một số nghị sĩ đã kiến nghị bà Megawati ra điều trần về chuyến thăm Đông Timor trước đó.

Từ ngày 1 đến ngày 4/7/2002, Tổng thống Đông Timor Gusmao đã thăm chính thức Indonesia, tỏ rõ thiện chí của Đông Timor trong quá trình cải thiện quan hệ giữa hai nước. Ông Xanana Gusmao cho rằng chuyến thăm Indonesia của ông sẽ góp phần tăng cường ngoại giao, hợp tác kinh tế giữa hai nước và đánh giá cao sự sẵn sàng giúp đỡ Đông Timor của chính phủ Indonesia: “Chúng tôi đã thảo luận các vấn đề hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là những biện pháp giải quyết những tồn đọng. Tôi hy vọng quan hệ giữa hai nước sẽ mang lại tình hữu nghị, hòa bình và một tương lai tốt đẹp hơn”

[143]. Đáp lại thiện chí của Tổng thống Gusmao, Tổng thống Megawati đã bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác với Đông Timor các lĩnh vực năng lượng, giao thông, thương mại và kêu gọi các tỉnh, đặc biệt là Tây Timor, tăng cường xuất khẩu hàng hóa trực tiếp sang Đông Timor. Bà cũng cho biết hai nước đã thảo luận “cởi mở và có kết quả” về giải pháp toàn diện cho nhiều vấn đề. Hai Tổng thống chứng kiến lễ ký bản ghi nhớ về việc thành lập Ủy ban hỗn hợp để giải quyết các vấn đề song phương và thông cáo chung thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ.

Năm 2005, hai nước đã thỏa thuận về việc thành lập Ủy ban Hữu nghị và Sự thật (CTF) nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn đọng, quyết định để qua một bên những vấn đề pháp lý, thiết lập mối quan hệ hướng tới tương lai.

Năm 2006, quan hệ giữa hai nước lại nổi cộm lên sau khi nhà lãnh đạo Đông Timor đệ trình một bản phúc trình lên Liên Hợp Quốc, trong đó nói rằng có tới 180.000 người Đông Timor đã thiệt mạng vì những hành vi tàn ác của quân đội Indonesia từ năm 1975 đến 1999. Bản phúc trình mà theo như Tổng thống Gusmao đương nhiệm nói: “Chính phủ Đông Timor muốn dựa vào mô thức hòa giải đã được thực thi ở Nam Phi để cổ vũ cho nền công lý có tính chất phục hồi chứ không phải để đòi hỏi có được một nền công lý mang tính chất trừng phạt” [165]. nhưng nó đã khiến nhà lãnh đạo Indonesia không hài lòng. Tuy nhiên, phát biểu tại phiên triệu tập nhân chứng của Ủy ban Sự thật và Hữu nghị Đông Timor (CTF) từ ngày 19 đến ngày 21/2/2007 ở Bali, Ngoại trưởng Indonesia H.Wirajuda nói: “Hai chính phủ đã cùng cam kết giải quyết các vấn đề trong quá khứ, tìm một giải pháp lâu dài và ngăn chặn bất kỳ vấn đề nào có thể làm gián đoạn các quan hệ hai nước” [164].

Đối với Đông Timor, điều quan trọng nhất là một tương lai hòa bình. Giải quyết sự thật trong quá khứ sẽ là cơ sở để nước này chuyển sang giai đoạn mới trong quan hệ với Indonesia. Sự ủng hộ nhiệt tình của Indonesia dành cho Đông Timor trong nỗ lực trở thành thành viên của ASEAN càng thúc đẩy mối quan hệ đang ngày càng phát triển giữa hai nước, vốn từng là hai phe đối lập trong công cuộc giành độc lập cách đây hơn một thập niên. Từ lợi ích vế kinh tế, sự phát triển dân chủ thực tế về địa chính trị đã giúp hai nước vượt qua quá khứ.

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Indonesia M.Tene dùng từ “láng giềng” để nhấn mạnh đến vị thế bình đẳng và quan hệ thân thiết trong khi mô tả sự ủng hộ của nước ông đối với việc Đông Timor trở thành thành viên của ASEAN sẽ giúp Đông Timor phát triển. Một số nước cho rằng sự kém phát triển của Đông Timor là một nguyên nhân khiến họ bị từ chối không được gia nhập ASEAN. Tuy nhiên, Indonesia lại nhận thấy qui chế thành viên ASEAN sẽ giúp Đông Timor phát triển. Động cơ của sự ủng hộ này một phần là do

những cơ hội đầu tư vào trữ lượng dầu khí dồi dào của Đông Timor, tuy nhiên việc giúp nước láng giềng thành công cũng là lợi ích an ninh của Indonesia và không muốn thấy Đông Timor tiếp tục tụt hậu, bởi một nước Đông Timor yếu kém sẽ tiếp tục là một điểm yếu cho an ninh tổng thể của Indonesia. Vì vậy điều có lợi nhất cho Indonesia là thấy Đông Timor trở thành một nước mới và trở thành trung tâm của sự thịnh vượng để khi giao tiếp với thế giới bên ngoài họ sẽ không gây thiệt hại cho nước láng giềng lớn hơn. Hơn nữa, Indonesia cũng hiểu rằng nếu ASEAN không tăng cường quan hệ chính trị và kinh tế với Đông Timor thì Trung Quốc và Ấn Độ sẽ làm như vậy. Trong chuyến thăm làm việc từ 19 đến 20/5/2012) của Tổng thống S.B.Yudhoyono tới Dili nhân kỷ niệm 10 năm Độc lập Đông Timor, hai nước đã ký Ý định thư (LoI) về hội nhập kinh tế.

Trong các cuộc hội đàm giữa Tổng thống Yudhoyono với Thủ tướng sắp mãn nhiệm Xaxana Gusmao và Tổng thổng mới J.M.Vasconcelos của Đông Timor, các nhà lãnh đạo đã trao đổi về những mục tiêu cơ bản của kế hoạch hội nhập kinh tế giữa hai nước, và nhất trí sẽ tiến hành các cuộc gặp cấp cao để thảo luận cụ thể về các vấn đề kỹ thuật của kế hoạch này. Đề xuất hội nhập kinh tế do phía Đông Timor đưa ra nhằm khuyến khích phát triển khu vực biên giới của nước này với Indonesia, đã được Indonesia hoàn toàn nhất trí, bởi nó sẽ phục vụ lợi ích chung để phát triển kinh tế khu vực. Phía Đông Timor còn mong muốn tăng cường hội nhập kinh tế giữa hai nước thông qua việc liên kết sự phát triển của nước này với sự phát triển hành lang kinh tế thứ 5 và thứ 6 của Indonesia trong khuôn khổ Chương trình phát triển dài hạn “Kế hoạch tổng thể đẩy nhanh và mở rộng tăng trưởng kinh tế”

(MP3EI) của Indonesia. Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, nhằm thúc đẩy phát triển và kết nối trong khu vực. Trong cuộc hội đàm cấp ngoại trưởng tại thủ đô Jakarta, hai bên thảo luận về các vấn đề xã hội, văn hóa, cộng đồng, các vấn

đề khu vực và toàn cầu mà hai bên cùng quan tâm; thống nhất khuôn khổ hợp tác kinh tế song phương mang tên "Tiến tới hội nhập kinh tế khu vực", đồng thời nhất trí sẽ tiến hành thảo luận về vấn đề biên giới; thảo luận kế hoạch cho cuộc họp ngoại trưởng ba bên Indonesia - Đông Timor -Australia diễn ra bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 67. Phía Indonesia khẳng định sự ủng hộ của đối với nguyện vọng gia nhập ASEAN của Đông Timor. Phía Đông Timor cam kết tăng cường quan hệ và hợp tác với Indonesia, đánh giá cao vai trò dẫn đầu cũng như ảnh hưởng mạnh mẽ và tích cực của nước này trong khu vực và trên các diễn đàn thế giới [144].

Quan hệ thương mại giữa Indonesia và Đông Timor tăng 109% trong giai đoạn 2007 - 2011, đạt tổng kim ngạch hai chiều 175 triệu USD năm 2011. Trong đó, giá trị xuất khẩu của Indonesia sang Đông Timor chỉ đạt 1,4 triệu USD, chủ yếu là các loại xe có động cơ, thuốc lá, dầu cọ, ximăng, đồ gia dụng, hàng điện tử và thực phẩm. Indonesia nhập khẩu từ Đông Timor cà phê, quặng sắt, gỗ và thịt bò [144].

Quan hệ với Australia.

Cũng như Indonesia, Australia là một quốc gia có ảnh hưởng quan trọng trực tiếp đến tình hình phát triển của Đông Timor, đặc biệt là về quyền lợi kinh tế, quân sự và chính trị. Đây là nước viện trợ quan trọng nhất cho Đông Timor. Do đó trong chính sách đối ngoại của mình, Đông Timor chủ trương thúc đẩy quan hệ láng giềng thân thiện đặc biệt với Australia, chủ yếu là hoạt động kinh tế đối ngoại liên quan đến lãnh hải và nguồn dầu mỏ, khí đốt trên biển Timor - vùng biển giáp ranh giữa hai nước. Các nguồn lợi về dầu mỏ và khí đốt của Đông Timor có ý nghĩa quyết định đối với sự vững mạnh của quốc gia này, cũng như trong quan hệ với Australia.

Về nguyên tắc, Đông Timor ưu tiên quan hệ với Indonesia so với Australia, nhưng trên thực tế, Australia có quan hệ chặt chẽ hơn, viện trợ nhiều hơn và có ảnh hưởng lớn hơn đối với Đông Timor. Năm 2001- 2002,

Australia đã viện trợ cho Đông Timor 65 triệu USD. Đông Timor đã ký kết nhiều hợp đồng khai thác dầu khí với Australia và một số công ty đa quốc gia khác. Australia, Nhật bản, Bồ Đào Nha hiện là nguồn viện trợ tài chính và công nghệ chủ yếu cho Đông Timor. Theo nhiều nhà phân tích, Đông Timor có thể trở thành “thuộc địa” của Australia. Australia có ý đồ chi phối, biến Đông Timor thành một tiền đồn căn cứ quân sự để bảo vệ an ninh cửa ngỏ phía Bắc, làm vùng đệm để ngăn chặn tình trạng nhập cư bất hợp pháp vào Australia. Trước mắt Đông Timor sẽ phụ thuộc chủ yếu vào Australia, Liên Hợp Quốc mà thực chất là phụ thuộc vào Mỹ và phương Tây [60].

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế, chính trị xã hội và chính sách đối ngoại của đông timor từ 2002 đến 2012 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w