ASEAN với vấn đề Đông Timor

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế, chính trị xã hội và chính sách đối ngoại của đông timor từ 2002 đến 2012 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 35 - 42)

B. NỘI DUNG

1.3.3ASEAN với vấn đề Đông Timor

Năm 1967, trên cơ sở bối cảnh quốc tế và khu vực thúc đẩy, tác động, tổ chức hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ra đời, với “mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa, đồng thời nêu rõ mục tiêu chính trị cơ bản của ASEAN là đảm bảo ổn định, an ninh và phát triển cho toàn bộ khu vực Đông Nam Á và từng nước ASEAN; Nguyên tắc hoạt động cơ bản của ASEAN là nguyên tắc đồng thuận, bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau” [34; tr.470].

Trong những năm 60 của thế kỷ XX, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thành công trong việc xây dựng cơ chế hợp tác khu vực, dựa trên những lợi ích chung là hòa bình, ổn định và phát triển. Sự thành công của ASEAN trong việc hòa giải xung đột giữa một số nước thành việc cho thấy khả năng của ASEAN trong việc dàn xếp các mâu thuẫn nội bộ khu vực. Tuy nhiên, cho tới 1976, ASEAN chưa có được một nền tảng pháp lý vững chắc cho quan hệ giữa các nước thành viên. Sự hòa giải giữa các thành viên dễ bị phá vỡ, nhất là khi một nước thành viên nào đó bị một số thế lực bên ngoài kích động, nhằm chia rẽ Đông Nam Á thành những nước hoặc những nhóm thù địch nhau.

Điều 13, Hiệp ước Bali (1976) quy định: “Trong trường hợp xẩy ra tranh chấp và nảy sinh các vấn đề tác động trực tiếp đến họ (các nước ASEAN), các bên tham gia Hiệp ước sẽ kiềm chế không đe dọa sử dụng vũ trang và sẽ luôn luôn giải quyết các tranh chấp với nhau thông qua thương lượng hòa bình” [183;tr.204].

Cuộc khủng hoảng tài chính ở Indonesia cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX - một nước thành viên tham gia sáng lập ASEAN, dẫn tới sự li khai của Đông Timor đã ảnh hướng đến trật tự của khối ASEAN. Các nước ASEAN do tôn trọng nguyên tắc “Không can thiệp” của Hiệp hội nên phản ứng rất thận trọng trong vấn đề Đông Timor.

Trong thời kỳ Đông Timor đấu tranh để giành độc lập, mặc dù Malaysia, Philippines và Thái Lan tham gia UNAMET và gửi quân đến tham gia lực lượng hòa bình đa phương của Liên Hợp Quốc tại Đông Timor, tôn trọng kết quả trưng cầu dân ý và vai trò của Liên Hợp Quốc, nhưng không phải đồng quan điểm tất cả với Liên Hợp Quốc. Văn phòng nghiên cứu chiến tranh của Mianma cũng nói rằng: Quyết định tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của một số nước ASEAN ở Đông Timor không phải là lập trường chung của ASEAN. Lập trường của ASEAN là tỏ thái độ ôn hòa, không muốn gây căng thẳng trong quan hệ với Indonesia, lo ngại về vấn đề Đông Timor sẽ trở thành tiền lệ cho các điểm nóng khác ở khu vực [78; tr.21]. Hơn nữa, ngay cả khi các nước ASEAN khắc phục được những bất đồng này thì các nước tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình ở Đông Timor vẫn phải phụ thuộc và sự giúp đỡ của Mỹ, Australia vì không một nước nào trong ASEAN có kinh nghiệm trong việc triển khai nhanh lực lượng gìn giữ hòa bình đa quốc gia.

Đối với Việt Nam, ý tưởng về gìn giữ hoàn bình là mới mẻ, khó hiểu. Việt Nam được gợi ý tham gia lực lượng đa quốc gia và lực lượng gìn giữ hòa bình ở Đông Timor nhưng đã từ chối [52; tr.83].

Mặc dù vậy, sự khai sinh của quốc gia non trẻ Đông Timor ngày 20/5/2002 có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng Đông Nam Á: Đông Timor trở thành quốc gia thứ 11 trong cộng đồng. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước Đông Timor, các thành viên ASEAN đã nỗ lực giúp đỡ, thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác hữu nghị nhằm xây dựng một cộng đồng ASEAN hòa bình, thịnh vượng.

Các nhà lãnh đạo ASEAN kêu gọi các nước thành viên tăng cường các mối quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Đông Timor nhằm tạo điều kiện giúp quốc gia này hòa đồng vào khu vực, ưu tiên các mối quan hệ hợp tác kinh tế. Việt Nam là một quốc gia sớm ủng hộ chủ trương này. Tháng 3/2003, nhân dịp Ngoại trưởng Đông Timor Ramos Horta sang thăm Việt Nam, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đã thỏa thuận sẽ thúc đẩy việc tăng cường quan hệ thương mại giữa hai nước. Cuối tháng 8/2003, Bộ trưởng đã cử đoàn công tác sang Đông Timor tìm hiểu khả năng thúc đẩy quan hệ thương mại của nước ta với thị trường này. Thủ tướng Phan Văn Khải cũng khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi để Đông Timor phát triển kinh tế.

Trong các hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức trên quy mô toàn khu vực ASEAN, Đông Timor luôn được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để được tham gia (tiêu biểu như các kỳ SEAGAMES…).

Tiểu kết chương:

Như vậy, có rất nhiều nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Đông Timor từ sau khi quốc gia này giành được độc lập. Giữa các nhân tố này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, liên quan mật thiết đến nhau. Có nhân tố tác động thuận lợi, cũng có nhân tố nếu không được chính phủ Đông Timor xử lý khôn khéo sẽ gây ra những tác hại, đe dọa đến sự tồn tại của quốc gia non trẻ này.

Trong những năm qua, chính phủ Đông Timor đã cố gắng thực hiện nhiều chính sách nhằm phát huy những lợi thế trong nước và tận dụng những tác động thuận lợi từ bên ngoài, nhưng cho đến nay những nhân tố trong nước vẫn chưa thực sự được phát huy. Ngược lại, những nhân tố bên ngoài tác động đến Đông Timor lại chi phối đến sự phát triển của quốc gia này.

Song cũng cần nhận thấy, tuy còn nhiều khó khăn và còn phải tìm ra những giải pháp khắc phục lâu dài những khó khăn đó, nhưng đại đa số người dân Đông Timor vẫn quyết tâm xây dựng quốc gia độc lập của mình và cũng

đã tạo ra những bước chuyển biến nhất định trong tình hình kinh tế - xã hội đất nước.

Với điều kiện tự nhiên có trữ lượng dầu mỏ lớn là chiếc chìa khóa để đưa đất nước thoát khỏi nghèo đói và đưa dân số 1,1 triệu người của nước này thoát khỏi nghèo nàn bằng cách kích thích nền kinh tế địa phương và tạo công ăn việc làm.

Đông Timor là một quốc gia trẻ nhưng có nhiều tiềm năng để phát triển đất nước đang được khai thác, quốc gia trẻ tuổi này đang tận dụng và khai thác những nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Chương 2

NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐÔNG TIMOR

TRONG 10 NĂM (2002 - 2012) 2.1. Tình hình chính trị, an ninh

Ngay sau khi nhà nước non trẻ Đông Timor ra đời, những vấn đề lịch sử để lại vô cùng to lớn đặt ra thách thức cho chính phủ Đông Timor đó là: 1/ Đảm bảo an ninh biên giới với Indonesia (phần Tây Timor). Đàm phán giữa quân đội Indonesia và Liên Hợp Quốc nhằm phi quân sự hóa lâu dài vùng biên giới này vẫn tiếp tục. Nhưng để có hòa bình bền vững, phải có giải trừ vũ khí và giải tán các nhóm li khai còn hoạt động ở Tây Timor. Số này chưa sẵn sàng chấp nhận chính quyền mới. 2/ Có khoảng 7 vạn người tị nạn Đông Timor vẫn còn tiếp tục sống trong các trại lán dọc khu vực biên giới Đông - Tây Timor vẫn chưa đưa ra quyết định sẽ trở về Đông Timor hay trở thành công dân của Indonesia. Đây chính là mầm mống của mối đe dọa, gây mất ổn định chính trị trong tương lai ở Đông Timor. 3/Trong tổng số 16 đảng phái1

1. Đông Timor là một quốc gia nhỏ bé về diện tích, nhưng đây lại là quốc gia có nhiều tổ chức, đảng phái chính trị. Nhiều lực lượng, phong trào đấu tranh với những mục tiêu,

tham gia tranh cử vừa qua, có tới 15 đảng phái chính trị nhỏ bé được thành lập dựa trên mới cơ sở quan hệ dòng họ, lợi ích cục bộ địa phương. Duy nhất chỉ có đảng FRETILIN là đảng chính trị lớn nhất có xu hướng cánh tả, nhưng không phải đã hoàn toàn ủng hộ chiếc ghế của Tổng thống Xanana Gusmao. Đây cũng chính là yếu tổ dẫn đến cuộc khủng hoảng chính trị sau độc lập ở Đông Timor.

Vấn đề đưa ra pháp luật những kẻ liên quan đến các vụ thảm sát dân thường sau cuộc bỏ phiếu độc lập năm 1999, khiến nhiều người phải chạy tị nạn cũng là một vấn đề gây nhiều tranh cãi trong nội bộ chính phủ Đông Timor. Chính vì thế, ưu tiên trước mắt của chính phủ Đông Timor bằng mọi giá phải cố giữ ổn định chính trị, kêu gọi sự hòa giải, hòa hợp dân tộc. Tổng thống X.Gusmao công khai tuyên bố sẽ không đem ra xét xử những cựu quân nhân cùng những người có liên quan đến các vụ đập phá sau ngày 30/8/1999, vì ông cho rằng việc ân xá là cần thiết để duy trì sự thống nhất của Đông Timor. “Chúng ta phải cố gắng xóa đi những tình cảm thù hận và ghét bỏ, nếu không chúng ta sẽ phải sống với bóng ma của quá khứ” [180]. Những biện pháp này đã dẫn đến sự mâu thuẫn giữa Tổng thống với một số thành viên ban lãnh đạo FRETILIN, đứng đầu là Thủ tướng Alkatiri, khi mà ông này tuyên bố sẽ điều hành chính phủ và đất nước, “Tổng thống không nên can thiệp” [93].

đường lối khác nhau được hình thành và phát triển trong những năm giành độc lập kéo dài, nay đã trở thành những lực lượng, đảng phái chính trị khác nhau, gây chia rẽ không ít ở Đông Timor. Vào năm đầu của thế kỷ XXI, tuy chỉ có 800.000 dân, song Đông Timor có tới 16 chính đảng, trong đó có 4 chính đảng lớn. Các đảng phái chính trị theo xu hướng đa dạng là tín hiệu cho thấy sự sôi động của chính trường Đông Timor hiện nay và cả trong tương lai. Đông Timor theo chế độ chính trị Cộng hòa Nghị viện. Cơ quan hành pháp: đứng đầu nhà nước là Tổng thống, đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng - thủ lĩnh của đảng chiếm đa số trong Quốc hội, do Tổng thống bổ nhiệm. Đông Timor có cơ quan tư pháp là Tòa án tối cao do Chánh án đứng đầu. Chánh án do Quốc hội bổ nhiệm, các thành viên của Tòa án do Hội đồng xét xử tối cao bổ nhiệm.

Sự phức tạp của tình hình chính trị Đông Timor sau độc lập đã dẫn đến bất ổn về an ninh - xã hội, đó là sự bùng phát những cuộc bạo động, bắn phá liên tiếp xẩy ra. “Tuần trăng mật” ngọt ngào, niềm vui và hy vọng về một quốc gia độc lập, tương lai sáng ngời đã tan vỡ. C.Belo, một trong những nhà lãnh đạo được kính trọng nhất ở Đông Timor nói: “Người dân lấy cơ hội này để xả hết mọi thứ, mọi sự tức giận của họ về việc thiếu những quy định về pháp luật và luật lệ trong xã hội”. Cơn tức giận được châm ngòi vào ngày 03/12/2002, khi cảnh sát ở thủ đô Dili xông vào một trường trung học bắt đi một học sinh vì tham gia vào cuộc đụng độ giữa các băng nhóm.

Cho đến năm 2006, sau 4 năm độc lập, Đông Timor vẫn trong cảnh đói nghèo cùng với hàng loạt vấn đề xã hội chưa được giải quyết, trong đó nạn thất nghiệp vẫn ở mức cao. Tháng 3/2006, chính phủ đã sa thải 600/1400 binh sĩ trong quân đội, sau khi họ tự tiện vắng mặt để phản đối sự phân biệt đối xử trong các quy định về thăng cấp. Những binh sĩ này bất mãn, biểu tình đồi tăng lương. Thủ tướng Alkatiri ra lệnh quân đội phải dập tắt ngay cuộc biểu tình. Hậu quả là gây ra các cuộc bạo loạn liên tục khiến nhiều người chết và bị thương, còn lực lượng an ninh của chính phủ không đủ khả năng kiểm soát.

“Các vụ bạo loạn từ tháng 4 đến tháng 5/2006 đã cướp đi sinh mạng của hơn hai chục người, làm bị thương nhiều người, khoảng 4000 người dân mất nhà cửa, hơn 27000 người dân phải đi sơ tán” [14]. “Khoảng 50000 người phải bỏ nhà vào ở các lều tạm do lực lượng gìn giữ hòa bình lập nên” [96].

Bất ổn nghiêm trọng này kéo dài khiến dư luận nước này phải lo ngại sẽ xẩy ra một cuộc đảo chính. Điều này cho thấy chính phủ do Đảng FRETILIN lãnh đạo vẫn còn yếu kém (cho dù Đảng này kiểm soát 57% số ghế trong Quốc hội và đã được Liên Hợp Quốc hỗ trợ xây dựng năng lực gần 6 năm). Chính phủ Đông Timor “cực chẳng đã” đã phải yêu cầu sự giúp đỡ của binh lính quốc tế, trao quyền kiểm soát an ninh ở thủ đô Dili cho quân đội Australia ngày 26/5/2006, nhằm nhanh chóng chấm dứt tình trạng bạo loạn ở

đây. Ngoại trưởng J.R.Horta nói: “Chúng tôi không thể kiểm soát tình hình, đất nước này cần được giúp đỡ đế giải giáp binh lính và cảnh sát nổi loạn chống nhà nước”. Còn theo A.Reinado - chỉ huy 600 quân li khai tuyên bố:

“Việc đưa lực lượng gìn giữ hòa bình đến là cách duy nhất ngăn chặn nổ ra một cuộc nội chiến. Không có cách nào khác, nếu không đất nước này sẽ mãi mãi trong tình trạng chiến tranh. Chính phủ Dili không có khả năng giải quyết vấn đề này” [117].

Như vậy, chỉ chưa đầy một năm (kể từ 2005), sau khi những binh sĩ cuối cùng của lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế rời khỏi Đông Timor, quốc gia non trẻ này lại phải viện đến sự giúp đỡ của quân đội nước ngoài. “Số quân mà các nước lần lượt cử đến là: Australia 1.300 quân, Malaysia 500 quân, Bồ Đào Nha 120 quân, Niu Dilân 120 quân. Tổng số quân đội và cảnh sát vũ trang mà các nước gửi tới là hơn 2000 quân” [28]. Và lực lượng đa quốc gia này đã thực hiện có hiệu quả vai trò của mình. Trật tự được lập lại ở Đông Timor. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình trạng bạo loạn đã bộc lộc sự rối ren của chính trường Đông Timor, điển hình là mối bất hòa giữa Tổng thống Gusmao và Thủ tướng Alkatiri. Thủ tướng Alkatiri đã bác bỏ lời kêu gọi ông từ chức và nói rằng: “Tôi sẽ từ chức nếu súng nổ ở mọi nơi, nhưng không phải là vào thời điểm này” [60].

Ngày 23/6/2006, Tổng thống Gusmao đã tuyên bố từ chức nếu tối hậu thư của ông yêu cầu Thủ tướng Alkatiri từ chức không được đáp ứng: “Tôi sẽ gửi một bức thư lên Quốc hội để thông báo với họ rằng, tôi sẽ từ chức Tổng thống vì tôi cảm thấy xấu hổ vì những điều tồi tệ đã xẩy ra” [109]. Tổng thống Gusmao yêu cầu Thủ tướng Alkatiri từ chức nếu không sẽ bị sa thải, đồng thời ông ra lệnh cho Đảng FRETILIN chọn một thủ tướng mới.

Việc Tổng thống Gusmao yêu cầu Thủ tướng Alkatiri từ chức như tiếp thêm dầu vào ngọn lửa phản kháng đang bùng cháy tại thủ đô Dili, hàng vạn người đổ về thủ đô từ tối ngày 22 và sáng ngày 23/6/2006 tham gia vào các

cuộc biểu tình, tố cáo Thủ tướng Alkatiri kích động các vụ bạo loạn từ cuối tháng 5. Theo ông A.J.Tridade, một nhà hoạt động chính trị Đông Timor: Tổng thống Gusmao vẫn có uy tín rất cao trong quần chúng. “Tôi sợ các cuộc biểu tình sẽ bạo lực hơn, đã xẩy ra nhiều vụ bắt phá, đốt nhà. Nếu Tổng thống Gusmao từ chức tình hình sẽ rất phức tạp” [109].

Sau nhiều tuần đối mặt với áp lực yêu cầu từ chức, và mặc dù được Đảng cầm quyền hậu thuẫn, cuối cùng, ngày 26/6/2006, Thủ tướng Alkatiri phải tuyên bố rời bỏ chức vụ. Ngày 8/7/2006, Tổng thống Gusmao đã tuyên bố chọn cựu Bộ trưởng Ngoại giao J.R.Horta làm Thủ tướng mới kiêm Bộ trưởng Quốc phòng, với nhiệm vụ câp bách lúc này là phải thiết lập lại hòa bình và ổn định, chấm dứt tình trạng bạo lực leo thang trong nhiều tháng qua. Đây được coi là nhiệm vụ khá vất vả và nặng nề với tân Thủ tướng Horta.

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế, chính trị xã hội và chính sách đối ngoại của đông timor từ 2002 đến 2012 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 35 - 42)