Vớidiện tích 449,964 km, lớn thứ 3 ở Tây Âu và dân số 9 triệu người,Thụy Điển có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, buôn bán của các quốc gia.Khi nhắc đến Thụy Điển chúng ta
Trang 1NGUYỄN THỊ THU HIỀN
T×NH H×NH KINH TÕ, CHÝNH TRÞ - X· HéI
V¦¥NG QUèC THôY §IÓN Tõ 1945 §ÕN N¡M 2000
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
VINH - 2010
Trang 2NGUYỄN THỊ THU HIỀN
T×NH H×NH KINH TÕ, CHÝNH TRÞ - X· HéI
V¦¥NG QUèC THôY §IÓN Tõ 1945 §ÕN N¡M 2000
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
MÃ SỐ: 60.22.50
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS PHẠM NGỌC TÂN
VINH - 2010
Trang 3Luận văn được thực hiện và hoàn thành tại trường Đại học Vinh dưới
sự hướng dẫn của PGS TS Phạm Ngọc Tân, Trường Đại học Vinh Trongsuốt thời gian học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướngdẫn, giúp đỡ tận tình chu đáo của PGS TS Phạm Ngọc Tân Nhân dịp này,tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Phạm Ngọc Tân, người đãtrực tiếp dành nhiều thời gian, công sức, hướng dẫn tận tình, giúp đỡ tác giảtrong thời gian qua
Qua đây, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo khoa Lịch
sử, khoa Sau Đại học, Thư viện Quốc gia, Thư viện Quân đội, Thư việntrường Đại học Vinh, khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn…
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân tronggia đình, bạn bè đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giảtrong quá trình làm luận văn
Với thời gian và kiến thức có hạn nên quá trình hoàn thành luận văncủa tác giả còn nhiều thiếu sót Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy,
cô giáo cùng bạn đọc để luận văn của tác giả được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn !
Vinh, tháng 12 năm 2010
Tác giả
Trang 4A MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Giới hạn của đề tài 5
4 Các nguồn tư liệu sử dụng trong luận văn 5
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Đóng góp của luận văn 6
7 Bố cục của luận văn 7
B NỘI DUNG 8
Chương 1 CHÍNH SÁCH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VƯƠNG QUỐC THỤY ĐIỂN TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II ĐẾN CUỐI THỂ KỶ XX 8
1.1 Vương quốc Thụy Điển trước 1945 8
1.1.1 Vài nét về đất nước, con người, lịch sử 8
1.1.1.1 Đất nước con người 8
1.1.1.2 Sơ lược lịch sử Thụy Điển 14
1.1.2 Tình hình kinh tế, chính trị- xã hội Thụy Điển trước năm 1945 18
1.1.2.1 Kinh tế 18
1.1.2.2 Chính trị - xã hội .19
1.2 Chính sách đối ngoại của Vương quốc Thụy Điển từ 1945 - 2000 .25
1.3 Sự tham gia của Vương quốc Thụy Điển vào Liên minh châu Âu .32
Tiểu kết chương 1 41
Trang 5Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
THỤY ĐIỂN TỪ 1945 ĐẾN NĂM 2000 432.1 Tình hình kinh tế 43
Trang 6Tiểu kết chương 2 92
Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA VƯƠNG QUỐC THỤY ĐIỂN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000 94
3.1 Thành tựu và hạn chế của nền kinh tế, chính trị - xã hội của Thụy Điển từ năm 1945 - 2000 94
3.1.1 Thành tựu 94
3.1.2 Hạn chế 96
3.1.3 Bài học của sự phát triển Vương quốc Thụy Điển trong 55 năm cuối thế kỉ XX cho Việt Nam 98
3.2 Quan hệ hợp tác Việt Nam - Thụy Điển 100
C KẾT LUẬN 111
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
E PHỤ LỤC
Trang 7Chữ viết tắt Nội dung
CNĐQ, CNTD Chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dânCNTB Chủ nghĩa tư bản
CNXH Chủ nghĩa xã hội
CSCE (OSCE) Tổ chức an ninh, hợp tác châu Âu
ĐH KHXH-NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
EEA Hiệp ước khu vực kinh tế châu Âu
EFTA Hiệp hội thương mại tự do châu Âu
EOCD Tổ chức hợp tác, phát triển kinh tế
FTTA Hiệp hội thương mại tự do
GATT Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịchNATO Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
Trang 8A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thụy Điển là một đất nước nằm phía bắc châu Âu, phía tây và Bắc giáp
Na Uy và biển Bắc, phía Đông giáp Phần Lan và biển Baltics Thụy Điển cóthủ đô là Stockholm, đồng thời cũng là thành phố lớn nhất Thụy Điển Vớidiện tích 449,964 km, lớn thứ 3 ở Tây Âu và dân số 9 triệu người,Thụy Điển
có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, buôn bán của các quốc gia.Khi nhắc đến Thụy Điển chúng ta thấy được sự phát triển thần kỳ của nó,khiến các nước phải học tập
Là một đất nước theo chế độ chính trị quân chủ lập hiến, với bề dàylịch sử, với sự sáng tạo độc đáo, với ý chí dân tộc quật cường,với một nội lựcmạnh mẽ đã làm nên một Thụy Điển phát triển phồn thịnh trên nhiều mặt, vàluôn có sức hấp dẫn, thu hút đối với rất nhiều người Có thể khẳng định rằngvới những thành quả mà đất nước Thụy Điển đạt được, Thụy Điển mãi là đấtnước đẹp trong lòng mỗi người
Chính vì sức hấp dẫn đặc biệt ấy, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu,những công trình khoa học đồ sộ viết về đất nước này Sự kết hợp tài tìnhgiữa các yếu tố chính trị, văn hoá - xã hội, kinh tế đã đưa nuớc Thụy Điểnvươn lên một tầm cao mới, luôn hướng mọi người phải tiếp tục khám phá vềđất nước xinh đẹp này
Về chính trị, Vua có vai trò biểu trưng, quyền lực lập pháp thuộc vềnghị viện Chính quyền ở Thụy Điển có sự phân cấp mạnh mẽ Nhưng đặctrưng khác biệt ở đây là hoạt động công đoàn đóng vai trò hết sức lớn trongđời sống chính trị - xã hội và kinh tế của đất nước, nhất là xây dựng và củng
cố an sinh xã hội, đời sống nhân dân đựoc lấy làm trung tâm, là nòng cốtchính Tuy giáp với các nước lớn trong đó có Nga nhưng chế độ chính trị luôn
Trang 9giữ trung lập, không phụ thuộc vào nước nào, luôn đứng vững, ổn định, pháttriển và khẳng định được vị trí của mình.
Nền kinh tế, Thụy Điển có xu hướng mở cửa bên ngoài sớm, tích cựctrao đổi với khu vực thuộc Nga và Tây Âu Vào những năm của thế kỷ XIX,Thụy Điển được biết đến là một quốc gia nghèo nhất châu Âu, với khoảng70% dân số làm nông nghiệp Sang đến cuối thế kỷ XX, Thụy Điển đã trởthành một quốc gia công nghiệp phát triển nhất, với tốc độ phát triển thần kỳ,
có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới Có được sự phát triểnthần kỳ đó là nhờ đâu, điều này luôn là một dấu hỏi lớn cho các nước đangphát triển nói chung và Việt Nam nói riêng trên con đường xây dựng và pháttriển đất nước mình
Một đặc trưng nổi bật mà đất nước Thụy Điển đã xây dựng được khiếnchúng ta luôn quan tâm là tính bình đẳng trong xã hội, một hệ thống an sinh
xã hội phát triển Người lao động Thụy Điển nói riêng và người dân ThụyĐiển nói chung đang đựơc hưởng một chế độ phúc lợi cao nhất thế giới, baotrùm các lĩnh vực của đời sống xã hội như giáo dục, y tế, bảo hộ lao động, trợgiúp xã hội, chăm sóc người già và người tàn tật… Hệ thống an sinh xã hội -một đặc trưng mô hình xã hội đất nước Thụy Điển
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ II đến cuối thế kỷ XX, chính phủ ThụyĐiển đã chèo lái đất nước phát triển không ngừng, mặc dù gặp không ít khókhăn Thụy Điển đã phát triển toàn diện về mọi mặt, về kinh tế, chính trị - xãhội, đặc biệt tính dân chủ ở đây rất cao Nói đến đất nước Thụy Điển là nói tớiđất nước thân thiện, hoà bình, dân chủ
Với những lý do đã nêu trên, nên chúng tôi chọn vấn đề "Tình hình
kinh tế, chính trị - xã hội Thụy Điển từ 1945 đến năm 2000" làm đề tài luận
văn thạc sỹ Lịch sử, với hy vọng đóng góp một phần nhỏ của mình vào việcnghiên cứu tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của Thụy Điển trong vòng 55
Trang 10năm qua Và hi vọng qua đề tài này cũng góp phần bổ sung kinh nghiệm pháttriển kinh tế, chính trị - xã hội cho các châu Á trong đó có Việt Nam.
Nghiên cứu tình hình kinh tế, chính tri - xã hội của giai đoạn từ 1945đến năm 2000 là cần thiết, hữu ích, giúp chúng ta hiểu hơn về đất nước ThụyĐiển, từ đó tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam - Thụy Điển, giao lưu, họchỏi, phát huy cao độ trí tuệ sáng tạo của đất nước xinh đẹp này
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu tình hình kinh tế, chính trị- xã hội của Thụy Điển nhậnđược sự quan tâm của một số học giả trong và ngoài nước, viết chung cũngnhư viết riêng về Thụy Điển ở một số lĩnh vực sau:
Năm 1957, Nhà xuất bản Sự thật đã cho ra đời cuốn sách, V.I Lênin,
chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, đã trình bày được
tình hình chung của thế giới và bối cảnh khách quan và chủ quan thời điểmcuối của chủ nghĩa đế quốc chuyển sang giai đoạn Tư Bản Chủ Nghĩa Giaiđoạn này giới thiệu khái quát Riêng chỉ có Thụy Điển là một nước trung lậpkhông chịu tác động của bối cảnh chung đó
Hay một bài viết về mô hình nhà nước phúc lợi Thụy Điển - Những giá
trị phổ biến Ở đó đã làm toát lên được một mô hình mà vấn đề phúc lợi được
đặt lên hàng đầu, mức sống đầu người có thu nhập cao, cùng với những ưuđãi của xã hội Nó tạo nên một nét điển hình trong nhà nước Thụy Điển
Một nền kinh tế Thụy Điển phát triển vượt bậc, mức sống được nângcao, với tổng kinh tế ngày càng đi lên, đã vượt qua những khó khăn chung củanền kinh tế thế giới, bỏ lại các trở ngại tiến lên thành một trong những nướcBắc Âu phát triển, tiến bộ về mọi mặt
Ngoài các cuốc sách viết về tình hình chung của thế giới còn xuất hiệnthêm những tác phẩm nhằm giới thiệu về vương quốc Thụy Điển, tình hìnhkinh tế, chính trị - xã hội sau:
Trang 11Vương quốc Thụy Điển, Trường Đại học Kinh tế kế hoạch Hà Nội, giới
thiệu về con người và tình hình kinh tế, chính trị- xã hội, một đất nước có lịch
sử lâu đời
Ngoài ra còn có một số bài viết trên các tạp chí về một đất nước Thụy
Điển xây dựng chính phủ trong thế kỷ XX; Nông Thị Mai, Tạp chí Cộng sản
để thấy đuợc một mô hình Thụy Điển trong nội các từ đó để xây dựng phươnghướng con đường đi trong xây dựng đường lối một chính phủ trong thế kỷ
XX của Thụy Điển Ngoài ra, hệ thống an sinh xã hội theo mô hình "dân chủ
xã hội" ở Thụy Điển - thực trạng và vấn đề công bố 2008, PGS TS Đinh Công
Tuấn đăng trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu Sau khi khái quát được tình hìnhkinh tế, chính trị - xã hội của Thụy Điển đã trình bày sự phát triển theo môhình dân chủ xã hội Nhìn chung toát lên một xã hội công bằng, đời sống củadân được nâng cao coi như một nét đặc trưng về đất nước con người của ThụyĐiển
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về tình hình kinh tế, chính trị - xãhội chỉ phản ánh những khía cạnh khác nhau Nhưng vì theo đuổi các mụcđích khác nhau, mỗi loại công trình đóng góp giá trị cụ thể riêng Sách haytạp chí, bài viết chung về thế giới hay riêng Thụy Điển cung cấp một khungcảnh bao quát và chi tiết Nhiều loại bài viết đánh giá một chặng đường dài,
có những số liệu cụ thể, các sự kiện cập nhật nhưng dàn trải Có một số côngtrình lại chuyên về từng mảng như kinh tế hay chính trị - xã hội
Ngoài ra còn có các cuốn sách chuyên khảo về rõ nét như "Những vấn
đề an ninh của Thụy Điển Niuđren", "Những ngày hè ở Thụy Điển", đi vào
miêu tả về một đất nước với nền an ninh chặt chẽ hoà bình, phồn hoa, rực rỡ,với một tình hình kinh tế, chính trị - xã hội phát triển ổn định
Bên cạnh đó còn khá nhiều bài viết liên quan đế các vấn đề kinh tế,chính trị - xã hội của Thụy Điển được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành
Trang 12như 'Những vấn đề kinh tế thế giới, Nghiên cứu châu Âu', các bản tin Thamkhảo hàng ngày của Thông tấn xã Việt Nam tài liệu Tham khảo đặc biệt, Tintham khảo.
Nhìn chung, trong nhiều năm gần đây những tiến triển mới trong đờisống kinh tế chính trị - xã hội của Thụy Điển thu hút được sự quan tâmnghiên cứu của các học giả trong nước Các bài viết chúng tôi nêu trên ítnhiều có liên quan tới những vấn đề nghiên cứu của luận văn Tuy nhiên,chưa có một công trình nào bao quát về tình hình kinh tế, chính trị - xã hộicủa Thụy Điển giai đoạn từ 1945 đến 2000 Các công trình trên đã cung cấpcho luận văn nguồn thông tin, tư liệu bổ ích, gợi mở cho chúng tôi trong quátrình hoàn thành luận văn
3 Giới hạn của đề tài
Tìm hiểu tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của một quốc gia là chủ đềrộng, bao trùm nhiều lĩnh vực, thuộc phạm vi nghiên cứu của nhiều ngànhkhoa học Trong đề tài này chúng tôi giới hạn trong khung thời gian từ 1945 -
2000 là năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 khi tình hìnhkinh tế, chính trị - xã hội Thụy Điển vẫn ổn định và phát triển tuy có một sốthăng trầm nhỏ Chúng tôi giới hạn việc xem xét trong lĩnh vực kinh tế, chínhtrị - xã hội là từ 1945 - 2000 ở các lĩnh vực cốt yếu quyết định tới sự pháttriển của Thụy Điển
4 Các nguồn tư liệu sử dụng trong luận văn
Luận văn đã sử dụng các nguồn tài liệu sau:
Các số liệu chính thức được chính phủ Thụy Điển công bố, Quỹ tiền tệquốc tế
Các sách viết về Bắc Âu cũng như về Thụy Điển
Trang 13Các loại tạp chí nghiên cứu, chủ yếu của các Trung tâm Nghiên cứuchâu Âu (nay là Viện Nghiên cứu châu Âu), trong các tạp chí Nghiên cứuchâu Âu, Việt Nam, cùng các sở.
Các bản tin ở Thông Tấn Xã Việt Nam
Những năm gần đây, ở Việt Nam đã xuất hiện một số sách, bài viếtnghiên cứu về khu vực và từng nước Các công trình đó cộng với một loạt cácsách báo, lý luận được công nhận hay soạn thảo giúp tôi so sánh và mở rộngtầm nhìn hơn
5 Phương pháp nghiên cứu
Từ quan điểm lịch sử, chúng tôi trước hết trình bày tình hình kinh tế,chính trị - xã hội của Thụy Điển, những kết quả đạt được qua đó lý giải nhữngnguyên nhân thành công và tìm hiểu hiểu sự tác dụng của nó tới chất lượngcuộc sống Như vậy, chúng tôi theo phương pháp luận Mác xít coi sự ổn địnhkinh tế, chính trị - xã hội có vai trò quyết định đối với phát triển xã hội
Đây là đề tài lịch sử nên phương pháp lịch sử và phương pháp logic đặcbiệt coi trọng Luận văn dựa trên cơ sở những tư liệu lịch sử, sự kiện lịch sử
có thật để phân tích, xử lý, hệ thống, khái quát vấn đề
Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp như: phương pháp so sánh đốichiếu, phương pháp thống kê…
6 Đóng góp của luận văn
Đóng góp của chúng tôi sau quá trình thực hiện luận văn thể hiện ở cáckhía cạnh sau:
Sưu tầm, tập hợp, hệ thống hoá các nguồn tài liệu mà chúng tôi có khảnăng tiếp xúc trong hoàn cảnh rất khan hiếm tài liệu Thụy Điển ở Việt Nam
Từ nguồn tài liệu này, phác hoạ những nét đại cương về tình hình kinh tế,
Trang 14chính trị - xã hội của Thụy Điển từ 1945 qua từng giai đoạn và chặng đường
cụ thể
Phân tích đường lối, chính sách từng giai đoạn qua đó xác định nguyênnhân kìm hãm quá trình phát triển kinh tế, ổn định về chính trị - xã hội quốcgia này
Đưa ra một vài kinh nghiệm lịch sử của Thụy Điển đối với các nướcđang phát triển trong đó có Việt Nam
Trang 15B NỘI DUNGChương 1 CHÍNH SÁCH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
VƯƠNG QUỐC THỤY ĐIỂN TỪ SAU CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI II ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XX
1.1 Vương quốc Thụy Điển trước 1945
1.1.1 Vài nét về đất nước, con người và lịch sử Thụy Điển
1.1.1.1 Đất nước, con người
Thụy Điển là một đất nước rộng lớn ở Bắc Âu, phía Đông bán đảoXcangđinavơ, giáp Nauy, Phần Lan, Vịnh Bốtnhia và biển Ban tích, dân số là
9 triệu người (năm 2003) Diện tích: rộng khoảng 450.000 km2 (174.000 dặmvuông) đứng thứ 5 ở châu Âu, sau nước Nga, Ucraina, Pháp và Tây Ban Nha.Đất nước được sở hữu với chiều dài rộng lớn, khoảng cách từ điểm cực Namđến điểm cực Bắc vào khoảng 1.600 km (1000 dặm) tương tự như khoảngcách từ Beclin đến Mátxcơva hay từ Niu Ooc đến Minneapolis hay từ Malmo,Thụy Điển lớn nhất ở phía Nam Thụy Điển đến tỉnh Lapland ở phía Bắc cũngbằng khoảng cách từ đó đến thủ đô Rôm của Italia [41;2-3]
Về biên giới đường bộ của Thụy Điển gần giáp với các nước Bắc Âunhư Na Uy phía Tây và Phần Lan ở phía Đông Một chiếc cầu đường hầm nốiThụy Điển với Đan Mạch đang triển khai để tạo mối giao lưu với các nướcláng giềng này
Thụy Điển gần như nằm trên vùng vĩ tuyến với Greenland và Alaskavới 156 lãnh thổ nằm ở phía Bắc của vòng cung Bắc cực Trong vùng Bắc cựccủa Thụy Điển, mặt trời không bao giờ lặn trong suốt vài tuần của mùa hè vàcũng không bao giờ mọc trong một khoảng thời gian tương tự của mùa đông
Sự khác biệt về khí hậu và lệch giờ thế giới tạo nên một sự mới mẻ, riêng biệt
Trang 16của đất nước này khiến điều này trở thành sự hấp dẫn của một ngành du lịchtrên đất nước Thụy Điển Với 24 giờ là ngày, đi du lịch ba lô vào mùa hè ởnhững dãy núi vùng Bắc cực Thụy Điển ngày càng thu hút được nhiều ngườiđến nghỉ.[27; 2-4]
Thời tiết ở Thụy Điển cũng rất khắc nhiệt hơn nhiều nếu như không códòng suối Vịnh đã làm điều hòa khí hậu ở đất nước này, làm ấm lên một bộphận lớn của biển Bắc Đại Tây Dương
Ở các khu vực khác trên đất nước cũng có sự khác biệt đáng kể về thờitiết Thụy Điển cực Bắc Kisuna, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 2 là -12,9oC(+8,8oF) ở Stốckhôm là -3,1oC (+26,4oF) và ở Malmo thì chỉ dưới mức đóngbăng một chút (- 0,7oC hay 30,7oF) Vào tháng 7, nhiệt độ nóng nhất là 12,8oC(55oF) ở Kisuna, 17,8oC (64oF) ở Stốckhôm là 17,2oC (63oF) Tương phản vềnhiệt độ như chúng ta cảm tưởng ở đang sống trên các nước khác nhau, tạomột sự thích thú và riêng biệt về không gian, thời gian và khoảng cách địa lý
Ngoài ra ở Thụy Điển có đặc trưng riêng là một nửa diện tích được baophủ, chủ yếu là cây gỗ thông Núi, thác nước và đầm lầy chiếm diện tích, chỉ
có 7% là đất canh tác Có thể nói rằng diện tích tuy rộng rãi nhưng bao bọcbởi núi nên vấn đề khai thác tài nguyên khoáng sản cũng như lâm nghiệp, chếbiến gỗ đã được đề cao, song tuy nhiên với 7% là diện tích đất canh tác,những năm đầu lương thực còn khó khăn nhưng sau này họ đã tự cung cấplương thực cho chính mình
Ngoài núi non, đất đai, sông ngòi, địa hình của Thụy Điển còn có hồThụy Điển có khoảng 100.000 hồ, trong đó có hồ Vanorn là hồ nước ngọt lớnthứ 3 ở châu Âu
Quang cảnh tự nhiên cũng rất khác biệt Mỗi vùng đất có những đặcđiểm riêng biệt Những vùng khác nhau rõ rệt nhất là vùng Đông trong phíaBắc với đỉnh núi quanh năm phủ tuyết
Trang 17Norsland (lãnh thổ phía Bắc và chiếm 3/5 diện tích Thụy Điển) đã vàđang giữ một vai trò chủ chốt trong nền kinh tế quốc dân với nguồn tàinguyên thiên nhiên vốn có của núi rừng, các mỏ đồng và các dòng sông vớinhiều thác nước là nguồn đóng góp quan trọng cho ngành cung cấp nănglượng của quốc gia.
Bờ biển Thụy Điển dài gần 2700km (xấp xỉ 1700 dặm) ở một vài nơi,
bờ biển gồm thác tạo nên một loạt các đá và các cồn cát Ví như bán đảoStốckhôm bao gồm 20.000 đảo
Hòn đảo lớn nhất của Thụy Điển là Gotland và Oland mang nhiều đặcđiểm tự nhiên đặc biệt Gotland có một vị trí chiến lược, nằm giữa biển BanticVisby, Thụy Điển là một trung tâm thương mại quan trọng của trong thờiVing Kinh và thời trung cổ Toàn bộ hòn đảo đặc biệt giàu có các công trìnhđịa lý nhân tạo, Oland, có phần giống như bước chân, có hệ thống động vậtrất đặc biệt Kể từ năm 1972, đảo Oland được nối liền với vùng đất liền phíaNam Thụy Điển bằng một cây cầu
Là một đất nước rộng lớn, phong cảnh đa dạng về thiên nhiên có nhiều
ưu đãi, đồng thời tài nguyên khá phong phú Đất nước Thụy Điển được biếtđến với những danh lam thắng cảnh khá kỳ vĩ và đẹp đẽ, ở đây có những dãynúi ở vùng cực Bắc thu hút được nhiều du khách đến Ngoài ra còn sở hữumột diện tích đất đai rộng lớn tạo nên sự phát triển kinh tế nông nghiệp làmmũi nhọn trong việc đưa nền phát triển đất nước đi lên từ nông nghiệp làmtrung tâm và người dân được làm chủ
Con người có thể nói đa dân tộc, với cuộc sống hào hiệp của mình cưdân nơi khác đã đến định cư và sinh sống, tuy nhiên có một số gia đình thăngtrầm họ phải bỏ xứ ra đi nhưng những năm gần đây và tình hình chính trịcũng như chính sách dân chủ của Nhà nước Thụy Điển đưa vấn đề dân sinhlên hàng đầu nên nhân dân luôn luôn được bảo đảm quyền lợi của mình mànhiều nước còn phải học tập
Trang 18Tuy diện tích rộng lớn nhưng Thụy Điển chưa có đến 9 triệu dân, làmcho Thụy Điển có mật độ dân cư thưa thớt nhất châu Âu Gần 1/3 số dân sốngtại ba khu vực và thành thị lớn nhất: StốcKhôm có 1,6 triệu dân, Gotebarg có760.000 dân và Nalmo có 498000 dân.
Về con người ở đây khá đa dạng nên nền ngôn ngữ càng phong phúmỗi vùng có một ngữ hệ riêng, nhưng ngôn ngữ Thụy Điển vẫn là ngôn ngữchính mà còn trở thành ngữ hệ ở các nước lân cận Ngôn ngữ Thụy Điểnthuộc nhóm phía Bắc trong hệ German, cùng với tiếng Na Uy, Đan Mạch,Axlen và France Ngoài lãnh thổ Thụy Điển có 300.000 dân Phần Lan dùngtiếng Thụy Điển như tiếng mẹ đẻ Tiếng Thụy Điển cũng là ngôn ngữ chínhthức ở Phần Lan, do đó Phần Lan coi là đất nước song ngữ
Trong vài thế kỷ đầu sau công nghiệp, ngôn ngữ được dùng ở Bắc Âukhá thống nhất, từ đó Phần Lan, nơi người dân nói tiếng Phần Lan, một thứngôn ngứ Funnow liên quan đến ngữ hệ với trong Extonia và tiếng Hungari.Nhưng sự thống nhất này dần dần bị biến mất Tuy nhiên ngày nay, ngườiThụy Điển, người Na Uy và Đan Mạch vẫn có thể hiểu những lời nói và viếtcủa nhau một cách dễ dàng
Giữa các nước Bắc Âu luôn luôn có sự di chuyển dân cư, và biên giớigiữa các nước thay đổi qua các thế kỷ Cho đến năm 1809, Phần Lan là một
bộ phận Thụy Điển trong suốt 600 năm Ở phía Bắc Thụy Điển, một số ít dânvẫn dùng tiếng Phần Lan như tiếng mẹ đẻ Thụy Điển và Đan Mạch đượcthống nhất vào cuối vào cuối thời kỳ phong kiến, trong khi đó Na Uy và ThụyĐiển hình thành một liên hiệp trong suốt thời kỳ 1804 - 1905
Các nước Bắc Âu có nhiều mối liên hệ về lịch sử và văn hóa lànhmạnh Họ hợp tác chặt chẽ với nhau trên mọi lĩnh vực Năm 1954, tất cả côngdân của các nước Bắc Âu được phép đi lại mà không cần hộ chiếu trên toàn
bộ lãnh thổ của năm nước trong vùng Một số lượng lớn dân nhập cư đổ vào
Trang 19Thụy Điển từ các nước Bắc Âu khác như là từ Phần Lan, trong nhiều năm sauchiến tranh thế giới II Dân từ các nước không phải Bắc Âu cũng định cư ởThụy Điển, nhưng chỉ trong năm 1980 và đầu những năm 1990 thì con sốngười này mới tăng nhiều lên.
Chỉ trong giai đoạn khá ngắn, một nước trước đó được xem như kháthuần nhất về một dân tộc đã chuyển thành một xã hội đa văn hóa rõ rệt Ngàynay, hơn một triệu dân Thụy Điển, tức hơn 1310, chính thức được xác định làdân nhập cư: nhiều người ở nước ngoài và trẻ con sinh tại Thụy Điển có bố
mẹ là người sinh ở nước khác
Trước khi Chiến tranh thế giới II nổ ra (1939), người Sami (Lapp) làdân thiểu số lớn duy nhất được xác định rõ ràng ở Thụy Điển Ngày nay,khoảng 50.000 - 60.000 người dân Sanu sống ở phía Bắc bán đảo Scandinavia
và bán đảo Kola thuộc Nga, 17000 người khác sống tại Thụy Điển
Người Sami sống tại vùng Bắc Âu từ trước thời tiền sử Họ sử dụngnhững ngữ hệ thuộc nhóm FineNic và có nền văn hóa riêng của họ Trải quanhiều thế kỷ, nguồn sống chủ yếu của họ dựa vào việc nuôi tuần lộc, đánh cá,săn bắt và nghề thủ công Ngày nay nhiều người Sami hoàn toàn hòa nhậpvào xã hội Thụy Điển, nhưng vẫn còn một bộ phận khá lớn sống theo phongcách cổ truyền Khoảng 3000 người kiếm sống bằng nghề nuôi tuần lộc, cókhoảng 300.000 con tuần lộc sống trên lãnh thổ Thụy Điển và di cư ở nhiềukhu vực rộng lớn Người Sami được tiếp cận với vùng đồng cỏ và nguồnnước, và được hưởng một số quyền lợi đánh cá và săn bắn nhất định
Thông qua Hội nghị được bầu ra gọi là Sameting và các tổ chức lợi íchkhác, người Sami đang cố gắng duy trì nền văn hóa và các nghề của họ.Không phải lúc nào cũng hài lòng với những đáp ứng từ phía các nhà chứctrách đôi khi nhiều cuộc tranh luận của người Thụy Điển về người Sami diễn
ra tương tự như vấn đề trong xung quanh thổ dân da đỏ ở Mỹ
Trang 20Qua hàng thế kỷ, việc nhập cư ít về số lượng không có nghĩa là điều đókhông quan trọng Ngược lại, nó đóng vai trò lớn trong phát triển đất nước.Người Thụy Điển thường phụ thuộc vào các kỹ thuật nhập khẩu và công nhân
có tay nghề Trong suốt thời kỳ trung cổ, nhiều người Đức đã đến sống ởThụy Điển, đó là các thương gia và các thợ thủ công Một vài tác phẩm củaThụy Điển mang dấu ấn thuộc địa của Đức như Stốckhôm, Vicby và Kalman,
ở trong đó có rất nhiều hải cảng ở vùng Baltic, nơi cuộc sống buôn bán chiphối bởi Hansua, một tập đoàn các trung tâm thương mại Đức đã đạt đến đỉnhcao vào thế kỷ XIV
Trong suốt thời gian trị vì của vua Gustav Vara (1523 - 1560) trongTrung ương Thụy Điển đã củng cố quyền lực của mình.Ngoài số dân nhập cư
từ Đức vào, đất nước Thụy Điển hiện đại trong thời kỳ đầu bắt buộc nhậpkhẩu lao động từ các trung tâm sản xuất thép ở phía Bắc nước Pháp và nayđóng vai trò quan trọng trong buôn bán sắt, trong nhiều ngành công nghiệp cơbản của Thụy Điển trong nhiều thế kỷ Phần lớn những người công nhân cótay nghề và các thương gia này đều ở lại Thụy Điển cho đến hết đời Ngàynay một số dân Thụy Điển mang trong mình dòng máu Wallanh ước tínhkhoảng vài trăm nghìn người
Một số lớn người Scot và Người Hà Lan cùng đến Thụy Điển vào đầuthế kỷ XVII Số đông đến Golebong một thành phố cảng hàng đầu của ThụyĐiển nằm bên bờ Tây, đối diện với Tây Âu
Ở Thụy Điển có thể nghiên cứu sự thay đổi về số dân trong nhiều giaiđoạn trước đây nhờ hệ thống đăng ký dân sự tỉ mỉ Trong nhiều năm, đây là
hệ thống duy nhất trên thế giới Cuộc điều tra dân số toàn diện đầu tiên đượctiến hành vào năm 1749 Sau đó có theo dõi các xu hướng phát triển một cáchchi tiết nhỏ việc sử dụng các hệ số của từng xứ đạo được lưu giữ
Khoảng năm 1800, việc nhập cư bị đình lại Trong gần một thế kỷ,Thụy Điển lại trở lại thành một nước di dân Từ giữa thế kỷ XIX đến những
Trang 21năm 1930 khoảng 1,5 triệu người rời bỏ quê hương Số người này chiếm mộtphần lớn trong dân cư, trước đó 1850, tổng số dân chỉ có gần 3,5 triệu người
và nhiều hơn 6 triệu người một chút vào năm 1930 Lý do việc di dân này là
do kinh tế, sự đói nghèo lan tràn khắp các nước
Như vậy, chúng ta thấy rằng đất nước, con người của Thụy Điển khá đadạng và phong phú, với diện tích đất rộng cũng như nhiệt độ khác nhau tạonên nét đặc thù của Thụy Điển, trên cùng một đất nước có nhiệt độ các vùngkhông giống nhau Tài nguyên khoáng sản dồi dào cũng như đời sống mangtính điển hình là nuôi tuần lộc, không những thế, Thụy Điển còn là nơi cónhiều lượng dân di cư đến tạo nên một đất nước đa sắc tộc nhưng bản sắc vănhóa vẫn duy trì và phần lớn sống ở các nước Bắc Âu Đời sống có thể nói khásung túc và ấm no tuy rằng đến thế kỷ XIX có sự thăng trầm về nền kinh tế đãlàm cho Thụy Điển không được như trước nữa
1.1.1.2 Sơ lược lịch sử Thụy Điển trước 1945
Vào thời kỳ cổ đại, lãnh thổ của Thụy Điển và toàn khu vực Bắc Âu(Scanđinavia) là một lớp băng dày bao phủ Khoảng hơn 12.000 năm trướcCông nguyên lớp băng đó bắt đầu tan và các bộ lạc săn bắn bắt đầu xuất hiện.Các bộ lạc này phải đấu tranh với thiên nhiên để tồn tại, họ tìm ra lửa và biếtcách làm đồ gốm để cất trữ, nuôi súc vật và trồng trọt Khoảng 3.000 nămtrước công nguyên các cư dân trên lãnh thổ Thụy Điển đã định cư, trồng trọt
và làm các mộ táng bằng đá Họ biết cách sử dụng bằng sắt làm công cụ nhờhọc hỏi những tộc người phía Nam, tuy nhiên họ chưa biết cách khai thácquặng sắt.[11;1-4]
Từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX trước công nguyên, đất nước ThụyĐiển bắt đầu thoát ra khỏi tình trạng biệt lập trên bán đảo Scangđinavia nhờnhững hoạt động trên biển của các tộc người Vingkinh, vốn nổi tiếng bởi cáchoạt động trên biển, buôn bán, khám phá vùng đất mới, chiếm đất cũng nhờhọc hỏi kỹ thuật từ các khu vực thuộc Nga và Tây Âu
Trang 22Trong thời kỳ, từ XI đến thế kỷ XV, Thụy Điển bước vào thời kỳ xâydựng một quốc gia trung cổ Trong thời kỳ này, Thụy Điển ít hướng về phíalãnh thổ Nga, thay vào đó hướng về phía Nam và Tây của châu Âu Từ thế kỷ
IX, nhiều nhà truyền giáo đạo Kitô đã đến truyền giáo tại Thụy Điển Nhà thờđược xây dựng nhiều trong thời gian từ thế kỷ XII và XIII, chủ yếu bằng gỗ
và sau bằng đá.Trong thời gian này, Thụy Điển đã gia nhập vào khối kinh tếvăn hóa châu Âu, đặc biệt là liên đoàn các thành thị thương mại Bắc Đức(Hansa), và đã thoát khỏi tình trạng cô lạp ở phía Bắc Âu Nông dân ThụyĐiển đã bán cho châu Âu các sản phẩm như sắt, bơ, da Lãnh thổ của ThụyĐiển trong giai đoạn này đã gần giống với lãnh thổ hiện nay nhưng gồm cảPhần Lan Cũng trong thế kỷ XIII, Thụy Điển đã xây dựng được một số bộluật mang tính tổng hợp các luật ở Thụy Điển luật định hóa các hoạt động chủyếu nước này Thụy Điển cũng đã xây dựng được một bộ luật chung hoànchỉnh cho cả nước, không chỉ điều chỉnh các quan hệ của người dân mà cònđược coi là một hiến pháp quy định trách nhiệm và quyền hạn của vua, hộiđồng và nhân dân Sang thế kỷ XIV, nền văn hóa Thụy Điển chứa nhiều ảnhhưởng của nước Pháp Nhiều sinh viên du học ở Pháp và trong số đó cóBirgitta là nhà văn nữ đầu tiên của Thụy Điển
Một đặc điểm nổi bật của Thụy Điển là nghề nông có từ rất sớm Nôngdân Thụy Điển có trình độ văn hóa chính trị khá cao so với nông dân ở cácnước khác Nông dân có tự do và quyền lực chính trị Ngay từ thế kỷ XV,Nghị viện của Thụy Điển đã có bốn thành phần: quý tộc, tăng lữ, tư sản(thành thị) và nông dân
Trong giai đoạn cuối thời kỳ trung cổ (thế kỷ XIV,XV) các nước Bắc
Âu có xu hướng thống nhất nhằm chống lại ảnh hưởng của Đức Năm 1397,
Nữ hoàng Đan Mạch và Na Uy đã sáp nhập vào Thụy Điển (bao gồm cả PhầnLan) vào khối Liên hiệp Kalman, tuy nhiên do mâu thuẫn kinh tế nội bộ (do
Trang 23Thụy Điển muốn bán sản phẩm sang Đức và Hansa nên không muốn mìnhvới Anh để chống Đức và Hansa) nên khối liên hợp này tan rã Thụy Điểntách ra và lập Nghị viện riêng Tiếp đó Thụy Điển bị Đan Mạch chiếm.
Vào thế kỷ XVI, một nhà quý tộc Thụy Điển đã khởi nghĩa giành thắnglợi và lên làm vua nước này năm 27 tuổi - vua GustavI Vasa (1523 - 1560).Vua Gustav I đã quyết định ngôi vua sẽ được thừa kế thay vì bầu như trước.Ông khuyến khích phát triển công nghiệp và giải phóng nền kinh tế ra khỏi sựthống trị của đạo Tin lành Các đời vua sau ông cũng nối tiếp tục đưa ThụyĐiển thành một vương quốc quân sự, với đất đai được mở rộng Thụy Điểntham gia chiến tranh tôn giáo (1618 - 1648) giữa Công giáo, La Mã và TinLành và giành thắng lợi Thụy Điển đã chiếm được nhiều vùng đất rộng lớn,chủ yếu ở Đức Tuy nhiên vào đầu thế kỷ XVIII, dưới triều đại Karl XII,Thụy Điển đã thua trong chiến tranh với Nga và mất phần lớn đất đai có đượctrước đó vào tay đế quốc này
Giai đoạn giữa thế kỷ XVIII được xem là thời kỳ tự do khi Nghị việnnắm quyền lực chủ yếu (gồm bốn thành phần), quyết định hầu hết các chínhsách của đất nước, trong khi vua và Hội đồng có vai trò hành pháp
Dù có tranh chấp đảng phái nhưng giai đoạn này chứng kiến nhiềuthành tựu kinh tế, văn hóa và khoa học nổi bật của Thụy Điển Năm 1766,Thụy Điển là một trong những nước đầu tiên công bố luật tự do báo chí
Giai đoạn 1771 - 1814 là thời kỳ trị vì của vua Gustav VIII Sau khilàm đảo chính, Vua Gusta VIII trở lại chế độ quân chủ chuyên chế Ông đãxây dựng sân khấu quốc gia Thụy Điển và thành lập Viện Hàn lâm ThụyĐiển Sau khi ông bị ám sát, vua Gustav IX lên ngôi và bị cuốn vào phía Anhtiến hành chiến tranh chống Pháp (Napôlêông) và Nga Nga chiếm Phần Lancủa Thụy Điển, điều này khiến quân đội và quý tộc Thụy Điển chống lại vuakhiến nhà vua phải chạy lưu vong và nhường ngôi lại cho vua Karl III Hiếnpháp mới lại chia quyền giữa vua và Nghị viện
Trang 24Thế kỷ XVI là thời kỳ công nghiệp hóa của Thụy Điển Thụy Điểnkhông tham gia vào một cuộc chiến tranh nào trong thời gian này và đã điềuchỉnh để sát nhập được Na Uy vào Thụy Điển Đợt công nghiệp hóa bắt đầu
từ những năm 1870 với cơ cấu kinh tế được cải thiện, đường sắt được xâydựng, sản xuất gỗ, bột giấy được phát triển Lâm nghiệp đóng vai trò lớntrong nền kinh tế Nông nghiệp được hiện đại hóa Một lượng lớn người ThụyĐiển cũng đã di cư sang Mỹ thời kỳ nay, nên có nhiều đất canh tác
Cho đến đầu thế kỷ XX, Thụy Điển vẫn là một nước nghèo, phong trào
di cư sang Mỹ đã dừng lại vào năm 1910 Tiến trình công nghiệp hóa trongthời gian này đã thúc đẩy các công nghiệp lên cao Đảng Dân chủ xã hội rađời 1889 đã tích cực tiến hành các hoạt động công đoàn ở Thụy Điển ĐảngDân chủ xã hội và Đảng Tự do góp phần vào việc thực hiện các quyền củacông nhân như phổ thông đầu phiếu, ngày làm 8 tiếng Năm 1923, Đảng Dânchủ xã hội lên nắm quyền đã bắt tay vào việc xây dựng hệ thống bảo hiểm xãhội của Thụy Điển
Có thể thấy rằng vương quốc Thụy Điển từ khi hình thành sơ khai đếnlập nước đã trải qua cả một thời kỳ thăng trầm nhưng nó đã hình thành vàphát triển để đến ngày hôm nay, khi nhắc tới một đất nước Thụy Điển người
ta biết rằng ở đó đời sống nhân dân được no ấm, bình quyền và dân chủ cao
Quốc kỳ Thụy Điển hình chữ nhật, nền cờ màu lam, chữ thập màu vàngchia mặt cờ thành 4 hình chữ nhật màu lam, diện tích hai hình chữ nhật trên
và dưới bên trái bằng nhau, hai hình chữ nhật trên và dưới bên phải cũng códiện tích bằng nhau Hai màu lam và vàng bắt nguồn từ màu của Hoàng giaThụy Điển Lá cờ chữ thập màu vàng là quân kỳ của hải quân Hoàng giaThụy Điển Ngày 22/6/1906 chính thức quy định lá quân kỳ nàyLịch sử củaquốc huy Thụy Điển có thể nói rằng, xét theo dòng ghi chép về những năm
1408 - 1470 phía trên tấm áo hoàng là chiếc vương niệm, mặt tím lá chắn
Trang 25trong tấm áo choàng có màu lam Một chữ thập màu vàng chia mặt tấm láchắn thành 4 phần trên bên trái và phần dưới bên phải và phần dưới bên trái
có con sư tử vàng đội vương miện vàng lưới đỏ Trung tâm lá chắn lớn có một
lá chắn tương đối nhỏ, mặt tấm lá chắn chia 2 phần phải và trái: mặt bên phải
do các sọc chéo 3 màu kem, trắng bạc, đỏ và một chiếc bình vàng tạo thànhmặt bên phải có vẽ một tháp chuông kiểu lô cốt và một con chim ưng vàng.Hình trên tấm lá chắn nhỏ là phù hiệu của Hoàng gia Thụy Điển khoảng
12000 - phía trên tấm lá chắn là một chiếc vương miện, hai bên là hai con sư
tử vàng đầu đội vương miện ngoảnh về phía sau đó, lấy sư tử đứng trên đểtấm là chắn, đuôi cong hướng lên trên, thể hiện đỏ Xung quanh tấm lá chắn làhuân chương trang trí Năm 1908 chính thức chỉ định quốc huy dạng tấm áochoàng này
1.1.2 Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội Thụy Điển trước 1945
1.1.2.1 Kinh tế
Thụy Điển là nước lớn nhất ở Bắc Âu, đứng thứ 4 châu Âu sau Liên
Xô, Pháp và Tây Ban Nha Thiên nhiên ưu đãi, Thụy Điển có nhiều điều kiệnthuận lợi để phát triển một nền kinh tế toàn diện, Thụy Điển giàu về tàinguyên như chúng ta đã nói ở phần trên, đặc biệt là quặng sắt, rừng và đó lànhững tài nguyên chiến lược có tác dụng quyết định đến sự phát triển của nềnkinh tế Thụy Điển Quặng sắt của Thụy Điển có hàm lượng cao từ 60 - 70%ước chừng vào khoảng 3 tỷ tấn Rừng chiếm 50% diện tích của Thụy Điển vớitrữ lượng khoảng 2,5 tỷ tấn Với hai loại tài nguyên này, ngày nay Thụy Điển
đã trở thành một nước công nghiệp phát triển với các ngành kinh tế mũi nhọn
có tính chất truyền thống mà sản phẩm của nó ngày càng giành được uy tíncao và sức cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế như giấy, luyện kim, đóngtàu, xe hơi, vòng bi Về nông nghiệp nếu như các dãy núi cao có nhiều thác ởphía Bắc tạo điều kiện để phát triển thủy điện thì những vùng đồi thấp ở phía
Trang 26Đông lại rất thích hợp với chăn nuôi cũng như vùng đồng bằng phì nhiêu ởmiền Nam rất thuận lợi cho trồng trọt Dòng hải lưu nóng Gufl - Stream chảyqua biển Na Uy làm cho Thụy Điển tuy ở vùng Bắc cực song lại có khí hậugần như ôn đới Hiện nay với tư cách là một nước công nghiệp với 5% số dânlàm nông nghiệp, nhưng Thụy Điển vẫn đảm bảo nhu cầu về lương thực, thựcphẩm cho nhân dân thậm chí thừa để xuất khẩu.
1.1.2.2 Chính trị - xã hội
Thời phong kiến (TK VII- đầu TK XVIII)
Cùng với một nền kinh tế phát triển, Thụy Điển còn có một quá trìnhlịch sử lâu đời (xem phần 1.1.1.3).Năm 610, Thụy Điển trở thành một quốcgia thống nhất và đã từng có nhiều thời kỳ phát triển rất cường thịnh Từ thế
kỷ IX đến đầu thế kỷ XII những triều đại Vinking hùng mạnh của Thụy Điển
đã cất quân chinh phạt châu Âu, từng thống trị Nga, Anh, Pháp và làm chủtoàn bộ biển Bantich ở Bắc Âu, Thụy Điển đã từng thôn tính Phần Lan (1160
- 1809), cai trị Na Uy (1814 - 1905) và chiến tranh triền miên với các nướcláng giềng Tuy nhiên Thụy Điển cũng phải sống nhiều năm dưới ách thốngtrị của ngoại bang
Từ năm 1397 - 1520, Thụy Điển bị Đan Mạch đô hộ trong liên minhKalmar và sự thất bại trong cuộc chiến tranh với Nga hoàng 1643 - 1645 đãchấm dứt thời kỳ cường quốc của Thụy Điển Năm 1809 Thụy Điển khôngtham gia vào một cuộc chiến tranh nào
Từ lịch sử, giai cấp thống trị của Thụy Điển thấy rằng con đườngchiến tranh không mang lại kết quả tốt đẹp gì cho chính quốc Dù rằng lànước lớn ở Bắc Âu nhưng Thụy Điển lại là nước nhỏ trên thế giới, nằm gầnmột cường quốc có dân số tăng trưởng mạnh mẽ như Nga và ở một khu vựckhá gay gắt và xung đột giữa các nước lớn, nên Thụy Điển không tìm chomình con đường bành trướng vì nó sẽ làm Thụy Điển suy yếu Sự nhận định
Trang 27của Thụy Điển khá sâu sắc biết hết năng lực của mình Đó là nhân tố quantrọng tác động đến chính sách đối ngoại của Thụy Điển Từ năm 1814 ThụyĐiển bắt đầu thi hành chính sách trung lập và theo đuổi chính sách đó đếntận ngày nay.
Chính sách trung lập của Thụy Điển có nội dung chủ yếu là “không liênkết” trong thời bình để trung lập trong thời chiến và dựa trên một nền quốcphòng mạnh Khác với Áo và Thụy Sĩ, chính sách đó không có chính sáchpháp lí, cũng không được ghi trong hiến pháp hay các hiệp ước quốc tế, điềunày cho phép Chính phủ Thụy Điển có thể co giãn nội dung chính sách trunglập một chừng mực nhất định cho phù hợp với lợi ích của họ
Trong suốt thời kỳ Vinhking, Vương quốc Thụy Điển được hình thành,nhưng các đường biên giới vẫn chưa rõ ràng Giữa nhiều khu vực định cư cónhiều khoảng trống hoang vu rất lớn không có người ở, không có chính quyềnTrung ương Mỗi địa phương có hệ thống pháp luật và luật riêng của mình
Khó nói vào lúc nào Thụy Điển trở thành một vương quốc đơn nhất,nhưng vào khoảng thế kỷ XII đã có nhiều vị vua tuyên bố rõ ràng quyền trị vìtoàn bộ đất nước
Suốt thế kỷ XIII, nông nghiệp và thương mại trải qua giai đoạn pháttriển rõ rệt Tập đoàn than Sartic thống trị nền thương mại của Thụy Điển vớicác vùng quặng khác trong vài trăm năm, bắt đầu từ thế kỷ XIII Biên giớigiữa nhiều nước có chung chính sách về ngôn ngữ Suốt 130 năm (1389 -1521), Thụy Điển là một khối liên hiệp với Đan Mạch và Na Uy Thụy Điểnthôn tính Phần Lan
Giai đoạn này là sự căng thẳng nội bộ, dẫn đến chiến tranh và các xungđột giữa các thành viên trong liên hiệp
Đầu thế kỷ XVI, vua Krutian II của Đan Mạch - sau này người ThụyĐiển thường gọi là Kingtian tàn bạo - cố gắng khôi phục liên hiệp đang bị
Trang 28phân rã bằng bạo lực, chiến dịch ông ta chống lại người Thụy Điển lên đếnđỉnh cao vào năm 1520 với cuộc tàn sát ngay giữa Stốckhôm, ông ta nổi lêntrên sân khấu Thụy Điển, đóng vai trò lãnh đạo là Gustav Friksson trẻ tuổi,một trong nhiều nhà quý tộc thoát chết tại Stốckhôm Cha Gustav và một vàingười họ hàng khác nằm trong số nạn nhân của cuộc tắm máu Gustav đãtừng là tù nhân trong một thời gian ở Đan Mạch nhưng trốn thoát đếnLucbeck sau quay lại Thụy Điển.
Gustav tài tình tập trung lực lượng từng đối lập chống lại vua ĐanMạch Gustav bắt đầu bằng việc tranh thủ sự ủng hộ ở Dalarma, một tỉnh ởTây Bắc Stốckhôm, gần biên giới Na Uy
Cuộc nổi dậy chống vua Đan Mạch lan rộng với sự giúp đỡ từ Lubeck,pháo đài cuối cùng của người Đan Mạch bị chiếm giữ Gustav là người chiếnthắng Ngày 6/6/1523 ông được bầu làm vua Thụy Điển dưới tên Gatar Vara.Đây là khởi đầu cho một kỷ nguyên mới của đất nước Vua Gustava Vara đóngmột vai trò quan trọng trong việc sáng lập ra nhà nước Thụy Điển hiện đại
Ở đây, Thánh Bigitta là vị thánh duy nhất Thụy Điển Nói đến ThụyĐiển không thể nói đến công lao của Bigitta trong vấn đề thế giới người đãsáng lập và sáng tạo ra các dòng đạo ở Thụy Điển nên vấn đề tín ngưỡng cần
để cống hiến là phải nói đến Bigitta
Nói đến Gatav Vara đã triệp tập Quốc hội thông qua một số quy định,kết quả hầu hết tài sản của giáo hội sẽ bị giao lại cho các giám mục và bị tước
bỏ đối với các vấn đề quốc tế
Quốc hội bỏ phiếu quyết định rút giáo hội khỏi dòng Thiên chúa giáothay vào thánh Giáo hội Tin lành của Nhà nước
Ông khôn ngoan hơn giai cấp đối lập của mình và đã sử dụng sức mạnhquân sự để dẹp loạn trên khắp đất nước Ông đã củng cố được quyền lực, 1544Quốc hội đã hoạt động Thụy Điển giờ đây được trị vì bởi một nền quân chủhùng mạnh bằng việc lần đầu tiên thao tác vương miện theo cha truyền con nối
Trang 29Gustar Vara mất 1560, mục tiêu trong chính sách đối ngoại của ThụyĐiển trên thế giới bành trướng kéo dài như ta gọi là thời kỳ một đế quốc hùngmạnh, thống trị biển Bantic, nơi mà Đan Mạch kiểm soát trong gần suốt thế
kỷ XVI Kiểm soát Extonia, Latvia, Đan Mạch…
Thụy Điển can thiệp vào cuộc chiến tranh 30 năm, đứng về phía Đạo Tinlành Tuy Quân đội Gutav II Adolt đã giành chiến thắng tại Breilenfeld 1631, ởNuremburg, Augsburg, Marich, Luton nhưng Gustav Adolt đã hi sinh
Có thể nói rằng trong suốt thế kỷ XVII, Thụy Điển có những bước cảithiện trong lĩnh vực chính trị, thậm chí còn thiết lập thuộc địa: một nơi ngàynay là Delavare trên bờ tây của châu Phi, nhưng nhiều kế hoạch vượt biển đầytham vọng này đã bị tước bỏ ngay sau đó
Từ thời Gustav Visa đã có sự kế nghiệp cha truyền con nối, tuy nhiên
có sự lên xuống từng giai đoạn và thay đổi về phương hướng và tôn chỉ nhưthời Gustav, người thì xóa bỏ tôn giáo, đến đời sau lại sùng đạo
Chính sách bành trướng của Thụy Điển kéo dài đến các thời kỳ vua saunày, như thời kỳ Karl XII Thụy Điển thống trị ở Ba Lan, Đan Mạch nhưng đãbại trận dưới nước Nga, đến 30/11/1718 Kal XII đã bị giết tại Fredriksten
Chế độ phong kiến chấm dứt đến chế độ quân chủ lập hiến (thế kỷ XVII- 1945):
Chính thể chuyên chế hoàng gia chấm dứt, tuy là tạm thời Hiến phápmới có hiệu lực vào năm 1719 giảm bớt nhiều quyền lực của nhà vua.trênnguyên tắc, nhà vua và hội đồng quốc vương chỉ thực hiện các quy định củaQuốc hội Cơ cấu mới này là phó thác của hệ thống Nghị viện theo nước Anh
Bước sang một thời đại mới,Vương quốc Thụy Điển có những tiến bộnổi bật về văn hóa đặc biệt sự xuất hiện những nhà khoa học đem lại nhiềuthành tựu có tiếng vang trên thế giới
Trong thời kỳ tự do, Thụy Điển đạt được tiến bộ lớn trên hầu hết cáclĩnh vực công nghiệp được mở rộng, nhiều ruộng đất được dành cho trồng
Trang 30trọt, các thành phần mới được xây dựng và dân số phát triển mạnh Vào cuốithế kỷ có 1,8 triệu người sinh sống tại nước Thụy Điển và 400.000 ngườisống ở Phần Lan.
Tính chất đối ngoại vẫn bành trướng đến tận các vị vua sau này, chínhsách đối ngoại bằng các con đường như hôn nhân, chiến tranh và con đườngchính trị thì khi ảnh hưởng trong nền văn hóa Pháp, thì nền quân chủ củaThụy Điển hoàn toàn theo thể thức lập hiến Vua là người đứng đầu nhà nước,thiếu quyền lực để quyết định một vấn đề quan trọng cho đất nước Cácnhiệm vụ chỉ mang tính nghi lễ, vua bao gồm khai mạc phiên họp của Quốchội và chủ tọa một số buổi họp nhất định của nội các và buổi họp hội đồng cốvấn về đối ngoại gồm cả nhận thư ủy nhiệm của các đại sứ nước ngoài Vaitrò việc lập ra các chính phủ mới đã để công tác Quốc hội đảm nhiệm
Chương trình chính thức của nhiều người thuộc Đảng Dân chủ xã hội,chính đảng lớn nhất của Thụy Điển kêu gọi xóa bỏ nền quân chủ và thay vào
đó bằng chế độ cộng hòa Nhưng nhiều năm đã trôi qua kể từ khi vấn đề nàythu hút được bất kỳ sự chú ý nghiêm túc nào Chế độ quân chủ giành được sựủng hộ của phần lớn quần chúng Thụy Điển, ít nhất là trong giai đoạn hiện nay
Năm 1814 là sự kiện mở đầu của một thời kỳ hòa bình kéo dài hơn 180năm cho tới nay ít nước trên thế giới có được kết quả tốt đẹp đó, chiến tranhloại ra ngoài trong một thời gian dài
Xóa bỏ Quốc hội cũ gồm 4 viện Năm 1866, Quốc hội hai viện đã họplần đầu tiên Thái độ bất bình rộng rãi đối với cuộc cải cách trong Quốc hộinăm 1866 trên thực tế đã dần đưa đến các chính đảng mới được thành lập vàphong trào công đoàn phát triển
Đảng Dân chủ xã hội đóng vai trò then chốt trong nền chính trị ThụyĐiển trong thời kỳ tiếp theo, thành lập 1889 Chín năm sau, một nhóm côngđoàn mới tổ chức đã tham gia lập liên đoàn công đoàn Thụy Điển (LO), hoạtđộng gắn bó chặt chẽ với Đảng xã hội
Trang 31Đảng Tự do được thành lập vào những năm 1890 thúc đẩy mạnh mẽquyền phổ thông đầu phiếu Quyền bầu cử dần dần được mở rộng thêm nhờđấu tranh chính trị lâu dài Vấn đề này mãi không được giải quyết đến tậnnăm 1919, khi cả nam giới và phụ nữ đều được hưởng quyền phổ thông bỏthiếu và bình đẳng.
Thụy Điển từ thế kỷ XIX là các phong trào quần chúng ở cấp cơ sởthường gắn bó chặt với các chính đảng
Đến chiến tranh thế giới thứ I, Thụy Điển tuyên bố đứng trung lập trêncác mặt kinh tế, chính trị - xã hội
Chiến tranh thế giới I, Thụy Điển không tham chiến mà bắt tay mởrộng vào phát triển kinh tế, công nghiệp được mở rộng những năm 1930,Thụy Điển bắt đầu chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn thế giới khởi đầumột năm trước đó từ Mỹ Tỷ lệ thất nghiệp cao và tiền luôn tụt xuống dẫn đến
xã hội bất ổn định
Phong trào đấu tranh đã để lại bằng sự kiện: trong một cuộc biểu tìnhchống lại những kẻ đàn áp đình công ở Aillen, phía Bắc Thụy Điển, nămngười đã chết khi binh lính xả súng vào đám đông
Cuộc chiến tranh phổ thông đầu phiếu có ảnh hưởng to lớn trong nềnchính trị Thụy Điển, nhiều người thuộc chính Đảng Dân chủ xã hội còn hợplực với nhiều người Đảng Tự do
Trong vận động quốc hữu hóa, Đảng Tự do chung ý với Đảng Bảo thủ
và Đảng Nông dân Ba đảng không phải Đảng Xã hội này có quan điểm rấtkhác nhau về các vấn đề khác Điều đó làm ba Đảng không kết hợp với nhauđược Đảng Xã hội dân chủ không được sự đồng thuận của Quốc hội nên đãlàm nhiều biện pháp lấy lòng như 1930, Đảng Dân chủ xã hội bắt đầu vạchchương trình xây dựng một quốc gia Thụy Điển vì phúc lợi xã hội bảo đảmkinh tế cho tất cả các thành viên trong xã hội Một số cải cách tiến hành, 1914
Trang 32chế độ lương hưu đầu tiên có hiệu lực Năm 1920, Quốc hội thông qua ngàylàm 8 tiếng.
Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ năm 1939 đã chặn con đường tiếnlên một xã hội phúc lợi của Thụy Điển nhưng chỉ là tạm thời
Như vậy, chúng ta thấy rằng từ khi vương quốc Thụy Điển hình thànhđến nay rồi trải qua một thời kỳ thăng tiến đất nước Thụy Điển đã cho ta thấyđược một nền chế độ quân chủ chuyên chế cha truyền con nối, đã từng cóchính sách bành trướng các nước khác và gặt hái được nhiều thành công Vaitrò Quốc hội hết sức quan trọng trong con đường chính trị, lúc này đây vớiảnh hưởng bên ngoài vua chỉ có danh mà không có chức đến năm 1806 ra đờiĐảng dân chủXã hội Năm 1909 ra đời Đảng Tự do, họ luôn muốn giành vị trícủa mình thì bước sang chiến tranh thế giới thứ I với phong trào đấu tranhmạnh mẽ của nhân dân thì Đảng Dân chủ xã hội đã có công lao đến quyền lợicủa người dân nên được sự ủng hộ của những người lao động Tuy nhiênkhông phải lúc nào cũng “thuận buồm xuôi gió”
Thời gian ổn định của Thụy Điển kéo dài từ Gustav, không tham chiến
mà trung lập trên mọi mặt nên nhiều nước cực kỳ bực tức Thụy Điển bắt tayvào phát triên kinh tế ổn định chính trị Ngày nay Thụy Điển vẫn là một nước
có phúc lợi cao trên thế giới
1.2 Chính sách đối ngoại của Vương quốc Thụy Điển từ 1945 - 2000
Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Thụy Điển và các nước Bắc Âu tuyên
bố trung lập như hồi Chiến tranh thế giới thứ I Các cuộc thương thuyết vàinăm trước đó về hợp tác quốc phòng giữa các nước Bắc Âu đã không đưa lạikết quả cụ thể nào Phần Lan là nước Bắc Âu đầu tiên bị cuốn vào cuộc chiếntranh này Tháng 8/ 1939 Liên Xô và Đức bí mật thỏa thuận rằng Phần Lan vàcác nước Bantich sẽ thuộc khu vực ảnh hưởng của Liên Xô Macxcova đòiEtonia Latvia và Litva phải có những nhân nhượng quan trọng và các nước
Trang 33này buộc phải làm như vậy Tuy nhiên, Phần Lan không chịu nghe theonhững đòi hỏi của Liên Xô.
Tại cuộc gặp gỡ ở Stốckhôm tháng 10/1939, các nước Bắc Âu đã thỏathuận và tuyên bố ủng hộ Phần Lan, nhưng sẽ không cam kết chắc chắn sẽgiúp đỡ nếu nước này bị Liên Xô tấn công Trong khi các cuộc thương lượnggiữa Henxicu và Macxcova đang được tiến hành thì quân Liên Xô bắt đầuhành động quân sự vào 30/11 Đó là cuộc khởi đầu của các cuộc chiến tranhmùa đông, kết thúc bằng thất bại của Phần Lan tháng 3/1940
Giai đoạn này Thụy Điển không tuyên bố trung lập mà tự coi mình lànước không tham chiến Ngoại trưởng Rickasandơ một trong những người đòiThụy Điển ủng hộ Phần Lan hơn nữa vì nó là của Thụy Điển trong một thờigian dài Thủ tướng Beabinhanson thuộc Đảng Dân chủ xã hội phản đối ThụyĐiển tham gia trực tiếp bằng quân sự nhưng chính phủ thông qua một chươngtrình trợ giúp với quy mô lớn cho Phần Lan Chương trình bao gồm cả việntrợ vũ khí và lực lượng tình nguyện Trong ngày tháng đó, đa số dân ThụyĐiển ủng hộ mạnh mẽ Phần Lan
Có thể thấy rằng nằm ở khu vực Bắc Âu, Phần Lan không còn là đấtcủa Thụy Điển nhưng khi chiến tranh xảy ra Phần Lan lại bị cuốn vào bởi đã
có âm mưu từ trước của các nước đi xâm lược Nên Thụy Điển tuy nói lànước không tham chiến nhưng đã giúp Phần Lan rất tích cực, bởi vậy ta thấytính chiến lược chính trị của Thụy Điển không cho kẻ thù biết mình đang làm gì
Anh và Pháp muốn Thụy Điển giúp đỡ trong quá trình chuyển quân vàomùa Đông nhằm giữ Phần Lan, chính quyền Stốckhôm với lập luận việc làm
đó trái phép với chính sách trung lập của Thụy Điển Lại một lần nữa ThụyĐiển giúp Phần Lan thoát khỏi chiến tranh Việc làm trượng nghĩa của ThụyĐiển đã bị các nước đồng minh chỉ trích Trong nhiều năm tiếp theo, ThụyĐiển còn bị nhiều chỉ trích khác
Trang 34Không lâu sau đó 9/4/1940 chỉ vài tuần sau khi cuộc chiến tranh mùađông ở Phần Lan chấm dứt thì Đan Mạch và NaUy bị Đức xâm lược.
Khi các nước Bắc Âu liên tiếp bị các nước Phát xít Đức xâm lược,Thụy Điển không ngừng giúp đỡ Với chính sách đối nội và đối ngoại mềmdẻo nên không bị cuốn vào chiến tranh Con đường tiến đến một quốc giaphúc lợi bị chặn 1939 đến nay lại được tiếp tục
Sau Chiến tranh thế giới thứ II, nền chính trị Thụy Điển luôn bị chiphối bởi nhiều cuộc đấu tranh quyền lực giữa hai nhóm chính trị đối lập nhau.Mỗi bài thuyết trình trước công chúng tại Thụy Điển người ta gọi là khối xãhội và khối “không thuộc Đảng xã hội”
Khối xã hội này gồm Đảng Dân chủ xã hội và Đảng Cánh tả ĐảngCánh tả được thành lập từ Đảng Cộng sản Thụy Điển Chưa bao giờ có sựhợp tác chính thức Trái lại họ thường có những đối kháng nhau trong nhiềuvấn đề và đặc biệt trong nhiều tình huống gây tranh cãi ở Quốc hội, nhữngngười thuộc Đảng Dân chủ xã hội có thể dựa vào sự ủng hộ của cánh tả
Khối không thuộc Đảng Xã hội gồm Đảng ôn hòa (trước đây là ĐảngBảo thủ), Đảng Tự do, Đảng Trung tâm (trước đây là Đảng Nông dân vàĐảng Dân chủ Thiên chúa giáo)
Hai Đảng phái khác, Đảng Dân chủ mới và Đảng Xanh cũng có đạibiểu trong Quốc hội, trong mấy năm gần đây Dù hai Đảng tự nhận nằm ngoàinền chính trị khối nhưng Đảng Dân chủ mới thường ủng hộ các Đảng khôngthuộc Đảng Xã hội khi có mặt tại Quốc hội trong nhiều năm từ 1991 - 1994,còn các thành viên thuộc Đảng Xanh đã thể hiện rõ lập trường cánh tả trongcuộc vận động tranh cử vào năm 1994
Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, trung lập trở thành đặc điểmchính của chính sách đối ngoại của Thụy Điển trong thế kỷ XX, có nhiều lý
do lý giải tại sao Thụy Điển đứng ngoài hai cuộc Chiến tranh thế giới I và IItrong đó nhân tố chiến lược chính trị có nhiều nhân tố rất đáng quan tâm
Trang 35Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Thụy Điển tiếp tục đưa ra những camkết chính trị và quân sự đối với bất kỳ khối nước nào Không tham gia vàocác liên minh trong thời bình và trung lập trong trường hợp chiến tranh - đãtrở thành một học thuyết giành được ủng hộ áp đảo trong nước
Lịch sử ủng hộ chính sách này được củng cố bởi vị trí địa lý và chiếnlược của Thụy Điển nằm gần Liên Xô, một trong hai siêu cường quốc trongchiến tranh lạnh Mục đích của chính sách không liên kết của Thụy Điển lànhằm giảm tối đa tình hình căng thẳng ở Bắc Âu, với một trong nhiều lý do làPhần Lan nằm ở vị trí dễ bị tấn công
Những năm 1948 - 1949, Thụy Điển, Na Uy và Đan Mạch tiến hànhđàm phán về Hiệp ước phòng thủ Scandinavi Thụy Điển đề nghị ba nước nàynhất trí một chính sách an ninh và quốc phòng độc lập với tất cả các khối siêucường Hiệp ước không thực hiện được vì Na Uy và Đan Mạch với nhiều kinhnghiệm của mình trong Chiến tranh thế giới thứ II đã lựa chọn tham gia Hiệpước Bắc Đại Tây Dương (NATO)
Sự hợp tác rộng rãi ở Bắc Âu trong hầu hết các lĩnh vực phi quân sựđược tiến hành trong khuôn khổ Hội đồng Bắc Âu thành lập 1953 và Hộiđồng bộ trưởng Bắc Âu thành lập 1971
Thụy Điển rất tích cực tham gia vào Hiệp hội thương mại tự do châu
Âu 1959 (EFTA) Thụy Điển không ngừng cải tiến các vấn đề trong xã hộicũng như chinh trị, chớp thời cơ ủng hộ các nước phương Tây và Bắc Âu, vìThụy Điển vẫn lo sợ rằng Liên Xô sẽ oanh tạc Thụy Điển nên đã quy hoạchcác đường dây liên lạc với Đan Mạch và Na Uy, cũng như xây dựng nhữngđường băng dài ở bờ biển phía Đông Thụy Điển nhằm thích ứng với máy bayloại lớn của siêu cường
Ngoài ra, Thụy Điển thực hiện cam kết quốc tế mạnh mẽ
Thụy Điển cam kết với Liên hợp quốc trong suốt thời kỳ sau chiếntranh giống như họ đã cam kết với Hội Quốc Liên trong suốt hai thập kỷ giữa
Trang 36hai cuộc chiến tranh thế giới Hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động của Liên hợpquốc đã nhận được sự ủng hộ hết lòng của Thụy Điển.
Từ năm 1956, quân đội của Thụy Điển bắt đầu tham gia vào các hoạtđộng gìn giữ hòa bình trên thế giới của Liên Hiệp quốc, gần đây nhất là ởNam Tư cũ Trong nhiều năm qua, đã có hơn 60.000 quân nhân Thụy Điểnphục vụ trong lực lượng Liên hiệp quốc
Thụy Điển tham gia tích cực vào các cuộc đàm phán về giải trừ quân bịvới các nỗ lực nhằm tạo ra những luật lệ quốc tế mới về vũ khí Thụy Điểncũng có những đóng góp có ý nghĩa cho những nước đang phát triển dướihình thức viện trợ kinh tế và những hình thức giúp đỡ khác và hiện vẫn tiếptục duy trì
Hội nghị môi trường của Liên hợp quốc tại Stốckhôm năm 1972, đánhdấu bước khởi đầu của sự hợp tác toàn cầu trong lĩnh vực môi trường được tổchức trên cơ sở sáng kiến của Thụy Điển Thụy Điển cũng đứng sau quyếtđịnh của Liên Hiệp quốc về triệu tập môi trường hay Hội nghị thượng đỉnhcủa trái đất tại Rio de Janejo 1992
Với tư cách là thành viên của Hiệp định chung về thuế quan và mậudịch (GATT) và Tổ chức hợp tác, phát triển kinh tế (EOCD), Thụy Điển gópphần thúc đẩy buôn bán thế giới tự do hơn Thụy Điển có đóng góp vai tròtích cực trong các tổ chức quốc tế khác như là Hội đồng châu Âu và Hội nghịnay là Tổ chức an ninh hợp tác châu Âu (CSCE) Thụy Điển đăng cai Hộinghị Stốckhom về các biện pháp tạo dựng lòng tin và giải trừ quân bị ở châu
Âu của CSCE vào 1994
Chủ trương trung lập không làm cho Thụy Điển bị động trong các vấn
đề quốc tế cũng như làm ngăn chặn chính phủ Thụy Điển công khai bày tỏquan điểm của mình về các tranh chấp quốc tế Điều này đã làm nên thànhcông chính sách trung lập của mình, gặt hái nhiều kết quả trong quá trình lịch sử
Trang 37Chính phủ Thụy Điển đã mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển
và bị áp bức, đặc biệt là Việt Nam trong quá trình kháng chiến chống Mỹ, tạonên tranh luận sội nổi Năm 1965 Chính phủ dân chủ xã hội Thụy Điển ngàycàng công khai lên tiếng chỉ trích về cuộc chiến tranh đó
Sự chỉ trích Mỹ ở Việt Nam của Thụy Điển lên đỉnh điểm sau sự kiệnoanh tạc Việt Nam vào lễ Noel 1972 Thủ tướng Ôlôp Panmơ 1969 so sánhhành động của Mỹ với hành động tàn bạo của Đức quốc xã trong chiến tranhthế giới thứ II khiến Chính phủ Mỹ phản ứng giận dữ, Mỹ triệu đại sứ ởStốckhom về nước và từ chối không chấp nhận đại sứ mới cử của Thụy Điểntới Oashington Khủng hoảng ngoại giao kéo dài đến mùa xuân 1974 Đây làquá trình quan hệ truyền thống vốn tốt đẹp giữa Thụy Điển và Mỹ bị băng giá
Với chính sách đối ngoại đối với các nước đang phát triển, thế giới thứ
ba chiếm một vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Thụy Điển.Một nhân tố dẫn đến chính sách này là cam kết mạnh mẽ của cá nhân ôngÔlôp Panmơ với những nước này Tuy nhiên việc hướng ngoại ở thế giới thứ
ba khiến tạo thành một sự tranh cãi về vấn đề này, cho rằng nó khá nhạy cảmvới khu vực châu Âu
Sau năm 1990, sự sụp đổ của bức tường Beclin năm 1989, sự kiện tiếpsau dẫn đến thay đổi cơ bản trong hoàn cảnh mà Thụy Điển căn cứ vào để xâydựng chính sách đối ngoại và quốc phòng của mình Các nước chịu ảnhhưởng của Liên Xô, Trung và Đông Âu nay tách ra như các nước vùngBantich Hai nước Đức thống nhất, các Tổ chức và Hiệp ước Vacxava, SEVgiải thể Kết thúc chiến tranh lạnh trong nhiều năm tới khả năng về một cuộcchiến tranh lớn ở châu Âu được loại bỏ Đảng Dân chủ xã hội Thụy Điển thấychính sách trung lập của mình không còn trở ngại ngăn cản Thụy Điển trởthành thành viên đầy đủ của Cộng động châu Âu (EC) Dưới sự ủng hộ của tất
cả các đảng trong quốc hội trừ hai Đảng Cánh tả và Đảng Xanh, năm 1991,
Trang 38mùa hè Thủ tướng Inva Carllsson đệ đơn của Thụy Điển xin gia nhập EC Ổnđịnh ở Nga với các nước vùng Bantich là lợi ích hàng đầu của Thụy Điển Donhiều nguyên nhân về lịch sử và địa lý, Thụy Điển phát triển quan hệ hợp tácmạnh mẽ với các nước như Extonia, Latvia và Litva mới độc lập Nhữngnước này được đảm bảo những viện trợ về kinh tế từ Thuỵ Điển.
Đối với phần còn lại của thế giới, tham vọng của Thụy Điển là thể hiệnmối quan tâm lớn hơn đối với các con hổ kinh tế có tầm quan trọng ngày càngtăng ở Đông và Đông Nam Á, khi đó duy trì quan hệ tốt hiện có với các nướcđang phát triển Khi phân chia viện trợ kinh tế cho các nước này nhấn mạnhmục đích nhằm phát triển dân chủ, đảm bảo tốt hơn quyền lợi con người vàmột nền kinh tế thông tin
Năm 1994, tuyên bố của Chính phủ Dân chủ xã hội nhấn mạnh tầmquan trọng của sự hợp tác sâu hơn nữa với các nước châu Âu khác Tuynhiên, tuyên bố không nói nhiều đến sẽ không có sự mâu thuẫn giữa chínhsách châu Âu tích cực, sự cam kết mạnh mẽ nhân danh nhân dân ở các nướcnghèo và việc gánh vác trách nhiệm quốc tế
Nhằm hòa nhập châu Âu, Chính phủ dân chủ xã hội tuyên bố tăngcường sự hợp tác với các nước Bắc Âu khác Thụy Điển kêu gọi hợp tác chặtchẽ hơn với các nước láng giềng xung quanh biển Bantich và với các nướcTrung và Đông Âu Chính phủ Thụy Điển tuyên bố an ninh và phát triển củaExtonia và Latvia và Litva có tầm quan trọng với Thụy Điển
Chính phủ khẳng định tiếp tục theo đuổi chính sách của Chính phủ tiềmnhiệm không thuộc Đảng xã hội đối với các nước Bantich
Chính phủ tuyên bố phương châm chính sách của mình nêu rõ khôngtham gia vào các liên minh quân sự của Thụy Điển, sẽ không thay đổi mụctiêu của chính sách này là đảm bảo cho Thụy Điển giữ được tính trung lậptrong trường hợp xẩy ra chiến tranh khu vực quanh mình
Trang 39Với chính sách trung lập của Thụy Điển được duy trì từ trước chiếntranh và qua hai cuộc chiến tranh đó, tuy rằng vấn đề trong nước và ngoàinước Thụy Điển đã sử dụng chính sách đối ngoại mềm dẻo, củng cố tiềmnăng của mình vững chắc, ra sức ủng quan hệ với thế giới thứ ba, để tìm chomình đồng minh bằng con đường viện trợ kinh tế, ủng hộ chống lại những kẻ
đi xâm lược như chiến tranh Mỹ - Việt Nam, không ngừng mở rộng quan hệ ởcác nước châu Âu cũng như các nước láng giềng với nhiều mục đích tìmnhiều bạn để bớt kẻ thù và nhằm tìm nguồn thị trường cũng như sự đồngthuận nếu như chiến tranh xảy ra Có thể thấy chính sách trung lập xuyên suốtcủa một quá trình nhưng không làm cản trở gì đến phát triển của Thụy Điển
mà ngược lại nó như một tôn chỉ không thể xóa bỏ khi nói đến đất nước ThụyĐiển, kẻ thù không dám nói đến chính sách trung lập của Thụy Điển đã có lâuđời, chặt chẽ khiến cho nhiều nước đi xâm lược cũng phải dè chừng Nhữngchính sách trên đã thể hiện quan điểm duy trì và phát triển đất nước xuyênsuốt từ 1945 - 2000
1.3 Sự tham gia của Vương quốc Thụy Điển vào Liên minh châu Âu (EU)
Con đường đi đến với EU trải quan thời gian lâu dài và đầy những khókhăn, thử thách
Thụy Điển từ năm 1990 vẫn coi chính sách trung lập như là mối trởngại đối với sự tham gia cộng đồng châu Âu (EC) Trong nhiều thập kỷ, đa sốtrong Quốc hội Thụy Điển đều chia sẻ mối lo này
Vấn đề EC nhiều lần đã được thảo luận nhưng kết quả đều như nhau,vấn đề Thụy Điển tham gia EC được coi là không thể được dù vấn đề nay vôcùng hấp dẫn song xét đến một số bạn hàng quan trọng nhất của Thụy Điểnnằm trong EC Thụy Điển một trong những thành viên sáng lập ra Hiệp hộithương mại tự do (FTTA) cùng với Anh, Na Uy, Đan Mạch, Aó, Thụy Sỹ và
Bồ Đào Nha Việc bảy nước bên ngoài thành lập FTTA năm 1959 là một
Trang 40phản ứng việc thành lập EC bao gồm 6 nước bên trong Rốt cục Phần Lan vẫngia nhập FTTA suy yếu dần, khi một số nước của FTTA rút khỏi khối này vàtrở thành thành viên của EC trong khi đó các cuộc thảo luận của Thụy Điển
về khả năng gia nhập EEC liên tục không đạt kết quả
Năm 1972, Thụy Điển ký hiệp ước tự do buôn bán với EC sản phẩmcông nghiệp Hiệp ước này có ý nghĩa vô cùng quan trọng Tiếp theo nhữngnăm sau đó, Thụy Điển phát triển hợp tác hơn với EC cũng như với các nướcvẫn nằm trong FTTA Một hiệp ước tự do buôn bán có ảnh hưởng sâu rộnggiữa hai tổ chức này bắt đầu có hiệu lực từ năm 1977
Năm 1986, EC quyết định sẽ có bước tiến quan trọng theo phươnghướng liên kết hoàn toàn kinh tế vào đầu năm 1993 còn Thụy Điển và cácnước FTTA khác, cuộc tranh luôn hợp tác chặt chẽ hơn với EC trở nên sôi nổi hơn
Năm 1992, EC và FTTA đã đạt được đồng thuận nhất trí về hiệp ướckhu vực kinh tế châu Âu (EEA) Hiệp ước này được quốc hội Thụy Điểnthông qua với đa số áp đảo Hiệp ước 18 nước có hiệu lực từ ngày 1/1/1994này bao hàm không chỉ sự di chuyển tự do hoàn toàn của hàng hóa mà cả dịch
vụ tư bản và người trong một khu vực với số dân là 370 triệu người
Đó là bước quan trọng nhưng từ lâu trước khi hiệp ước này có hiệu lực,Thụy Điển đi tiếp bước nữa Tình hình chiến tranh lạnh kết thúc tạo nênnhững điều kiện mới cho chính sách ngoại giao và an ninh của Thụy Điển.Thụy Điển không thấy bất cứ trở ngại nào đối với việc trở thành thành viênđầy đủ của EC vào ngày 1/4/1991 đệ đơn gia nhập EC
Chưa đầy 3 năm một hiệp định đã được ký kết, cuộc trưng cầu dân ýngày 13/11/1994 vấn đề Thụy Điển gia nhập EC được quyết định Đó là mộtcuộc vận động đầy kịch tính, đôi khi rất căng thẳng và kết quả là không chắcchắn đến phút cuối cùng
Một số người với lập luận của mình đối với Thụy Điển chống lại việcgia nhập EC gồm như sau