1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sỹ tình hình kinh tế, chính trị - xã hội vương quốc thuỷ điển từ năm 1945 đến năm 2000

135 479 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 37,38 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYEN THI THU HIEN

TxNH HxNH KINH TO, CHYNH TRB - X- HéT

V¡YŸNG QUèC THÔY SIÓN Tõ 1945 SÕN NiM 2000

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYEN THI THU HIEN

TxNH HxNH KINH TO, CHYNH TRB - X: HéT

VIYNG QUèC THÔY SION T6 1945 SON

N¡M 2000

CHUYEN NGANH: LICH SU THE GIOI MA SO: 60.22.50

LUAN VAN THAC SI KHOA HOC LICH SU

Người hướng dẫn khoa học:

Trang 5

Luận văn được thực hiện và hoàn thành tại trường Đại học Vĩnh dưới sự hướng dẫn của PGS TS Phạm Ngọc Tân, Trường Đại học Vinh Trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình chu đáo của PGS TS Phạm Ngọc Tân Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Phạm Ngọc Tân, người đã

trực tiếp dành nhiều thời gian, công sức, hướng dẫn tận tình, giúp đỡ tác giả

trong thời gian qua

Qua đây, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo khoa Lịch sử, khoa Sau Đại học, Thư viện Quốc gia, Thư viện Quân đội, Thư viện trường Đại học Vinh, khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn

Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả

trong quá trình làm luận văn

Với thời gian và kiến thức có hạn nên q trình hoàn thành luận văn của tác giả còn nhiều thiếu sót Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy,

cô giáo cùng bạn đọc để luận văn của tác giả được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn !

Vinh, thang 12 nam 2010

Trang 6

A MỞ ĐẦU 2 52-52 SE CS E21 21 21211121121211211211111111111 111111 111k 1

1 Lý do chọn đề tài wal

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đ

3 Giới hạn của để tài Hee 5

4 Các nguồn tư liệu sử dụng trong luận văn 2-2 + sex 5 5 Phương pháp nghiên CỨU (SE 3k ESEEeErrrrsrerskererve 6

6 Đóng góp của luận Văn c cv HH nền 6 1 Bồ cục của luận văn - + tk tk ESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErErkrrkrree 7 ;: (9080000 c1 8 Chương 1 CHÍNH SÁCH KINH TÉ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

VUONG QUOC THUY DIEN TU SAU CHIEN TRANH

THE GIỚI II ĐÉN CUÓI THÊ KỶ XX .-: 8 1.1 Vương quốc Thụy Điển trước 1945 . 2 s+22+2z+zx+£x+xe+rxezxzee §

1.1.1 Vài nét về đất nước, con người, lịch SỬ +++s++s++sx+ex+exseers 8

LLL.L Dat nuée con Nguoi ceccceccccseesseessesssessesssesssessesssesseesseessesseeees 8

1.1.1.2 Sơ lược lịch sử Thụy Điền -2- 2-55 SsccxccEczrerkerrrex 14

1.1.2 Tình hình kinh tế, chính trị- xã hội Thụy Điền trước năm 1945 18

nan ‹ 18

1.1.2.2 Chính trị - xã hỘI - ¿+ ¿5252 St+srsreierererrree 19 1.2 Chính sách đối ngoại của Vương quốc Thụy Điển từ 1945 - 2000 25 1.3 Sự tham gia của Vương quốc Thụy Điền vào Liên minh châu Âu 32

Tiểu kết chương Ì -2-©2¿©5¿+E+2E22EE2EEEE22E1221231271271212712121 21.2 xe 4I

Chương 2: SỰ PHÁT TRIÊN KINH TÉ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỌI THUY DIEN TỪ 1945 ĐÉN NĂM 2000 -.-:- 25:5: 43

Trang 7

Tiểu kết chương 2 -2-2 +SS2EEE9EE211211211211221112711112111 11211 ce 92

Chương 3 MỘT SÓ NHẬN XÉT VÈ TÌNH HÌNH KINH TÉ, CHÍNH TRI - XA HOI CUA VUONG QUOC THUY DIEN TU NAM 1945 DEN NAM 2000 .c.ccccccscsscscscescseecscseeceseseseeneseaes 94 3.1 Thành tựu và hạn chế của nền kinh tế, chính trị - xã hội của

Thụy Điễn từ năm 1945 - 2000 2- 2¿ 2+2++2E2+s+£E+£EzEtrEezresrx 94 KShN NI 5 4 94 Kha Ả 96

3.1.3 Bài học của sự phát trién Vuong quéc Thuy Dién trong 55 nam

cuối thé ki XX cho Vist Nam cccccccssecsssesssesssseesseecsseesseessecsseesseeesses 98 3.2 Quan hệ hợp tác Việt Nam - Thụy Điễn - 100 C KẾT LUẬN -2- ©2221 225222121122212211211211221121121121211211 1 xe

Trang 8

Chir viét tat CNĐQ, CNTD CNTB CNXH CSCE (OSCE) ĐH KHXH-NV EC EEA EFTA EOCD EU FTTA GATT NATO NXB TTX VN UN USD XHCN Nội dung

Chủ nghĩa đề quốc, chủ nghĩa thực dân Chủ nghĩa tư bản

Chủ nghĩa xã hội

Tổ chức an ninh, hợp tác châu Âu

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Cộng đồng châu Âu

Hiệp ước khu vực kinh tế châu Âu

Hiệp hội thương mại tự do châu Âu

Tổ chức hợp tác, phát triển kinh tế

Liên minh châu Âu

Hiệp hội thương mại tự do

Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương Nhà xuất bản

Thông tấn xã Việt Nam Liên hợp quốc

Đô la Mỹ

Trang 9

Na Uy và biển Bắc, phía Đông giáp Phần Lan và biển Baltics Thụy Điển có thủ đô là Stockholm, đồng thời cũng là thành phố lớn nhất Thụy Điển Với diện tích 449,964 km, lớn thứ 3 ở Tây Âu và dân số 9 triệu người,Thụy Điển

có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, buôn bán của các quốc gia Khi nhắc đến Thụy Điển chúng ta thấy được sự phát triển thần kỳ của nó, khiến các nước phải học tập

Là một đất nước theo chế độ chính trị quân chủ lập hiến, với bề dày

lịch sử, với sự sáng tạo độc đáo, với ý chí dân tộc quật cường,với một nội lực

mạnh mẽ đã làm nên một Thụy Điển phát triển phon thinh trén nhiéu mat, va

ln có sức hấp dẫn, thu hút đối với rất nhiều người Có thể khắng định rằng

với những thành quả mà đất nước Thụy Điển đạt được, Thụy Điển mãi là đất nước đẹp trong lịng mỗi người

Chính vì sức hấp dẫn đặc biệt ấy, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu,

những công trình khoa học đồ sộ viết về đất nước này Sự kết hợp tài tình

giữa các yếu tố chính trị, văn hoá - xã hội, kinh tế đã đưa nuớc Thụy Điển

vươn lên một tầm cao mới, luôn hướng mọi người phải tiếp tục khám phá về đất nước xinh đẹp này

Về chính trị, Vua có vai trị biểu trưng, quyền lực lập pháp thuộc về

nghị viện Chính quyền ở Thụy Điền có sự phân cấp mạnh mẽ Nhưng đặc

Trang 10

Nền kinh tế, Thụy Điển có xu hướng mở cửa bên ngồi sớm, tích cực trao đổi với khu vực thuộc Nga và Tây Âu Vào những năm của thế kỷ XIX,

Thụy Điển được biết đến là một quốc gia nghèo nhất châu Âu, với khoảng

70% dân số làm nông nghiệp Sang đến cuối thế kỷ XX, Thụy Điển đã trở thành một quốc gia công nghiệp phát triển nhất, với tốc độ phát triển thần kỳ,

có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới Có được sự phát triển

thần kỳ đó là nhờ đâu, điều này luôn là một dấu hỏi lớn cho các nước đang

phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng trên con đường xây dựng và phát

triển đất nước mình

Một đặc trưng nổi bật mà đất nước Thụy Điển đã xây dựng được khiến

chúng ta ln quan tâm là tính bình đắng trong xã hội, một hệ thống an sinh

xã hội phát triển Người lao động Thụy Điển nói riêng và người dân Thụy

Điển nói chung đang đựơc hưởng một chế độ phúc lợi cao nhất thé giới, bao trùm các lĩnh vực của đời sống xã hội như giáo dục, y tế, bảo hộ lao động, trợ

giúp xã hội, chăm sóc người già và người tàn tật Hệ thống an sinh xã hội -

một đặc trưng mơ hình xã hội đất nước Thụy Điền

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ II đến cuối thế kỷ XX, chính phủ Thụy Điền đã chèo lái đất nước phát triển không ngừng, mặc dù gặp không ít khó

khăn Thụy Điễn đã phát triển toàn diện về mọi mặt, về kinh tế, chính trị - xã

hội, đặc biệt tính dân chủ ở đây rất cao Nói đến đất nước Thụy Điển là nói tới

đất nước thân thiện, hồ bình, dân chủ

Với những lý do đã nêu trên, nên chúng tôi chọn vấn đề "Tình hình

kinh tế, chính trị - xã hội Thụy Điễn từ 1945 đến năm 2000" làm đề tài luận

văn thạc sỹ Lịch sử, với hy vọng đóng góp một phần nhỏ của mình vào việc

Trang 11

Nghiên cứu tình hình kinh tế, chính tri - xã hội của giai đoạn từ 1945

đến năm 2000 là cần thiết, hữu ích, giúp chúng ta hiểu hơn về đất nước Thụy

Điển, từ đó tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam - Thụy Điển, giao lưu, học

hỏi, phát huy cao độ trí tuệ sáng tạo của đất nước xinh đẹp này 2 Lịch sứ nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu tình hình kinh tế, chính trị- xã hội của Thụy Điển nhận được sự quan tâm của một số học giả trong và ngoài nước, viết chung cũng như viết riêng về Thụy Điền ở một số lĩnh vực sau:

Năm 1957, Nhà xuất bản Sự thật đã cho ra đời cuốn sách, V.I Lênin,

chủ nghĩa đề quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, đã trình bày được

tình hình chung của thế giới và bối cảnh khách quan và chủ quan thời điểm

cuối của chủ nghĩa đề quốc chuyên sang giai đoạn Tư Bản Chủ Nghĩa Giai đoạn này giới thiệu khái quát Riêng chỉ có Thụy Điển là một nước trung lập không chịu tác động của bối cảnh chung đó

Hay một bài viết về mơ hình nhà nước phúc lợi Thụy Điển - Những giá

trị phổ biến Ở đó đã làm toát lên được một mơ hình mà vấn đề phúc lợi được

đặt lên hàng đầu, mức sống đầu người có thu nhập cao, cùng với những ưu

đãi của xã hội Nó tạo nên một nét điền hình trong nhà nước Thụy Điển Một nền kinh tế Thụy Điển phát triển vượt bậc, mức sống được nâng cao, với tổng kinh tế ngày càng đi lên, đã vượt qua những khó khăn chung của

nền kinh tế thế giới, bỏ lại các trở ngại tiến lên thành một trong những nước

Bắc Âu phát triển, tiến bộ về mọi mặt

Ngoài các cuốc sách viết về tình hình chung của thế giới còn xuất hiện

thêm những tác phẩm nhằm giới thiệu về vương quốc Thụy Điền, tình hình

Trang 12

sử lâu đời

Ngồi ra cịn có một số bài viết trên các tạp chí về một đất nước Thụy Điển xây dựng chính phủ trong thế kỷ XX; Nông Thị Mai, Tạp chí Cộng sản

để thấy đuợc một mơ hình Thụy Điền trong nội các từ đó dé xây đựng phương hướng con đường đi trong xây dựng đường lối một chính phủ trong thế kỷ

XX của Thụy Điển Ngoài ra, hệ thống an sinh xã hội theo mơ hình "dân chú xã hội" ở Thụy Điển - thực trạng và vấn đề công bố 2008, PGS TS Đinh

Công Tuấn đăng trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu Sau khi khái quát được tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của Thụy Điền đã trình bày sự phát triển

theo mơ hình dân chủ xã hội Nhìn chung tốt lên một xã hội công bằng, đời

sống của đân được nâng cao coi như một nét đặc trưng về đất nước con người của Thụy Điền

Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu về tình hình kinh tế, chính trị - xã

hội chỉ phản ánh những khía cạnh khác nhau Nhưng vì theo đuổi các mục đích khác nhau, mỗi loại công trình đóng góp giá trị cụ thể riêng Sách hay tạp chí, bài viết chung về thế giới hay riêng Thụy Điền cung cấp một khung cảnh

bao quát và chỉ tiết Nhiều loại bài viết đánh giá một chặng đường dài, có

những số liệu cụ thể, các sự kiện cập nhật nhưng dàn trải Có một số cơng

trình lại chuyên về từng mảng như kinh tế hay chính trị - xã hội

Ngoài ra cịn có các cuốn sách chuyên khảo về rõ nét như "Những vấn

đề an ninh của Thụy Điển Niuẩren", "Những ngày hè ở Thụy Điển", đi vào miêu tả về một đất nước với nền an ninh chặt chẽ hoà bình, phồn hoa, rực rỡ,

với một tình hình kinh tế, chính trị - xã hội phát triển ổn định

Trang 13

tham khảo

Nhìn chung, trong nhiều năm gần đây những tiến triển mới trong đời

sống kinh tế chính trị - xã hội của Thụy Điển thu hút được sự quan tâm

nghiên cứu của các học giả trong nước Các bài viết chúng tôi nêu trên ít nhiều có liên quan tới những vấn đề nghiên cứu của luận văn Tuy nhiên,

chưa có một cơng trình nào bao qt về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội

của Thụy Điển giai đoạn từ 1945 đến 2000 Các công trình trên đã cung cấp

cho luận văn nguồn thông tin, tư liệu bố ích, gợi mở cho chúng tôi trong q trình hồn thành luận văn

3 Giới hạn cúa đề tài

Tìm hiểu tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của một quốc gia là chủ đề

rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực, thuộc phạm vi nghiên cứu của nhiều ngành

khoa học Trong đề tài này chúng tôi giới hạn trong khung thời gian từ 1945 -

2000 là năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 khi tình hình

kinh tế, chính trị - xã hội Thụy Điển vẫn ổn định và phát triển tuy có một số

thăng trầm nhỏ Chúng tôi giới hạn việc xem xét trong lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội là từ 1945 - 2000 ở các lĩnh vực cốt yếu quyết định tới sự phát

triển của Thụy Điền

4 Các nguồn tư liệu sử dụng trong luận văn

Luận văn đã sử dụng các nguồn tài liệu sau:

Các số liệu chính thức được chính phủ Thụy Điền công bố, Quỹ tiền tệ

quốc tế

Trang 14

châu Âu, Việt Nam, cùng các sở

Các bản tin ở Thông Tắn Xã Việt Nam

Những năm gần đây, ở Việt Nam đã xuất hiện một số sách, bài viết

nghiên cứu về khu vực và từng nước Các cơng trình đó cộng với một loạt các sách báo, lý luận được công nhận hay soạn thảo giúp tôi so sánh và mở rộng

tầm nhìn hơn

5 Phương pháp nghiên cứu

Từ quan điểm lịch sử, chúng tơi trước hết trình bày tình hình kinh tế,

chính trị - xã hội của Thụy Điền, những kết quả đạt được qua đó lý giải những

nguyên nhân thành công và tìm hiểu hiểu sự tác dụng của nó tới chất lượng cuộc sông Như vậy, chúng tôi theo phương pháp luận Mác xít coi sự ổn định

kinh tế, chính trị - xã hội có vai trò quyết định đối với phát triển xã hội

Đây là đề tài lịch sử nên phương pháp lịch sử và phương pháp logic đặc biệt coi trọng Luận văn dựa trên cơ sở những tư liệu lịch sử, sự kiện lịch sử

có thật đề phân tích, xử lý, hệ thống, khái quát van dé

Ngồi ra cịn sử dụng các phương pháp như: phương pháp so sánh đối

chiếu, phương pháp thống kê 6 Đóng góp của luận văn

Đóng góp của chúng tôi sau quá trình thực hiện luận văn thể hiện ở các

khía cạnh sau:

Sưu tầm, tập hợp, hệ thống hoá các nguồn tài liệu mà chúng tôi có khả

năng tiếp xúc trong hoàn cảnh rất khan hiếm tài liệu Thụy Điển ở Việt Nam

Trang 15

Phân tích đường lối, chính sách từng giai đoạn qua đó xác định ngun

nhân kìm hãm quá trình phát triển kinh tế, ôn định về chính trị - xã hội quốc

gia nay

Dua ra mot vai kinh nghiém lich str cua Thuy Điển đối với các nước

đang phát triển trong đó có Việt Nam 7 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Chính sách kinh tế, chính trị - xã hội vương quốc Thuy Điền từ sau Chiến tranh thế giới II đến cuối thế kỷ XX

Chương 2 Nhận xét chung về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội

Thụy Điển từ sau Chiến tranh thế giới II đến 2000

Chương 3 Một số nhận xét về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của

Trang 16

CHÍNH SÁCH KINH TẺ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VUONG QUOC THUY DIEN TU SAU CHIEN TRANH

THE GIOI II DEN CUOI THE KY XX

1.1 Vương quốc Thuy Dién truée 1945

1.1.1 Vài nét về đất nước, con người và lich sv Thuy Dién

1.1.1.1 Đất nước, con người

Thụy Điển là một đất nước rộng lớn ở Bắc Âu, phía Đơng bán đảo Xcangdinavo, giáp Nauy, Phần Lan, Vịnh Bốtnhia và biển Ban tích, dan số là 9 triệu người (năm 2003) Diện tích: rộng khoảng 450.000 km” (174.000 đặm vuông) đứng thứ 5 ở châu Âu, sau nước Nga, Ucraina, Pháp và Tây Ban Nha

Đất nước được sở hữu với chiều dài rộng lớn, khoảng cách từ điểm cực Nam

đến điểm cực Bắc vào khoảng 1.600 km (1000 đặm) tương tự như khoáng

cách từ Beclin đến Mátxcơva hay từ Niu Ooc đến Minneapolis hay từ Malmo, Thụy Điển lớn nhất ở phía Nam Thụy Điền đến tỉnh Lapland ở phía Bắc cũng bằng khoảng cách từ đó đến thủ đô Rôm của Italia [41;2-3]

Về biên giới đường bộ của Thụy Điền gần giáp với các nước Bắc Âu

như Na Uy phía Tây và Phần Lan ở phía Đông Một chiếc cầu đường hầm nói

Thụy Điển với Đan Mạch đang triển khai để tạo mối giao lưu với các nước láng giềng này

Thụy Điển gần như nằm trên vùng vĩ tuyến với Greenland và Alaska

với 156 lãnh thơ nằm ở phía Bắc của vòng cung Bắc cực Trong vùng Bắc cực

của Thụy Điển, mặt trời không bao giờ lặn trong suốt vài tuần của mùa hè và cũng không bao giờ mọc trong một khoảng thời gian tương tự của mùa đông

Trang 17

những dãy núi vùng Bắc cực Thụy Điền ngày càng thu hút được nhiều người

đến nghỉ.[27; 2-4]

Thời tiết ở Thụy Điển cũng rất khắc nhiệt hơn nhiều nếu như khơng có dịng suối Vịnh đã làm điều hịa khí hậu ở đất nước này, làm ấm lên một bộ

phận lớn của biển Bắc Đại Tây Dương

Ở các khu vực khác trên đất nước cũng có sự khác biệt đáng kể về thời

tiết Thụy Điển cực Bắc Kisuna, nhiệt độ thấp nhất vào thang 2 1a -12,9°C

(+8,8°F) & Stéckhém 1a -3,1°C (+26,4°F) va 6 Malmo thì chỉ đưới mức đóng băng một chút (- 0,7°C hay 30,7°F) Vao thang 7, nhiét độ nóng nhất là 12,8°C

(55°F) & Kisuna, 17,8°C (64°F) & Stéckhém 1a 17,2°C (63°F) Tương phản về

nhiệt độ như chúng ta cảm tưởng ở đang sống trên các nước khác nhau, tao một sự thích thú và riêng biệt về không gian, thời gian và khoảng cách địa lý

Ngoài ra ở Thụy Điền có đặc trưng riêng là một nửa diện tích được bao

phủ, chủ yếu là cây gỗ thông Núi, thác nước và đầm lầy chiếm diện tích, chỉ

có 7% là đất canh tác Có thể nói rằng diện tích tuy rộng rãi nhưng bao bọc

bởi núi nên vấn đề khai thác tài nguyên khoáng sản cũng như lâm nghiệp, chế biến gỗ đã được dé cao, song tuy nhiên với 7% là diện tích đất canh tác,

những năm đầu lương thực cịn khó khăn nhưng sau này họ đã tự cung cấp lương thực cho chính mình

Ngoài núi non, đất đai, sơng ngịi, địa hình của Thụy Điển cịn có hồ

Thụy Điền có khoảng 100.000 hồ, trong đó có hồ Vanorn là hồ nước ngọt lớn

thứ 3 ở châu Âu

Quang cảnh tự nhiên cũng rất khác biệt Mỗi vùng đất có những đặc điểm riêng biệt Những vùng khác nhau rõ rệt nhất là vùng Đơng trong phía

Trang 18

Norsland (lãnh thổ phía Bắc và chiếm 3/5 diện tích Thụy Điền) đã và

đang giữ một vai trò chủ chốt trong nền kinh tế quốc dân với nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có của núi rừng, các mỏ đồng và các dịng sơng với nhiều thác nước là nguồn đóng góp quan trọng cho ngành cung cấp năng

lượng của quốc gia

Bờ biển Thụy Điễn dài gần 2700km (xấp xỉ 1700 dặm) ở một vài nơi,

bờ biển gồm thác tạo nên một loạt các đá và các cồn cát Ví như bán đảo

Stốckhơm bao gồm 20.000 đảo

Hòn đảo lớn nhất của Thụy Điền là Gotland và Oland mang nhiều đặc điểm tự nhiên đặc biệt Gotland có một vị trí chiến lược, nằm giữa biển Bantic Visby, Thụy Điển là một trung tâm thương mại quan trọng của trong thời

Ving Kinh và thời trung cơ Tồn bộ hịn đảo đặc biệt giàu có các cơng trình địa lý nhân tạo, Oland, có phần giống như bước chân, có hệ thống động vật

rất đặc biệt Kế từ năm 1972, đảo Oland được nói liền với vùng đất liền phía

Nam Thụy Điển bằng một cây cầu

Là một đất nước rộng lớn, phong cảnh đa dạng về thiên nhiên có nhiều

ưu đãi, đồng thời tài nguyên khá phong phú Đất nước Thụy Điển được biết

đến với những danh lam thắng cảnh khá kỳ vĩ và đẹp đẽ, ở đây có những dãy núi ở vùng cực Bắc thu hút được nhiều du khách đến Ngoài ra còn sở hữu một diện tích đất đai rộng lớn tạo nên sự phát triển kinh tế nông nghiệp làm mũi nhọn trong việc đưa nền phát triển đất nước di lên từ nông nghiệp làm trung tâm và người dân được làm chủ

Con người có thể nói đa dân tộc, với cuộc sống hào hiệp của mình cư

dân nơi khác đã đến định cư và sinh sống, tuy nhiên có một số gia đình thăng trầm họ phải bỏ xứ ra đi nhưng những năm gần đây và tình hình chính trị

cũng như chính sách dân chủ của Nhà nước Thụy Điển đưa vấn đề dân sinh

Trang 19

Tuy diện tích rộng lớn nhưng Thụy Điển chưa có đến 9 triệu dân, làm cho Thụy Điển có mật độ dân cư thưa thớt nhất châu Âu Gần 1/3 số dân sống

tại ba khu vực và thành thị lớn nhất: StốcKhơm có 1,6 triệu đân, Gotebarg có

760.000 dân và Nalmo có 498000 dân

Về con người ở đây khá đa dạng nên nền ngôn ngữ càng phong phú mỗi vùng có một ngữ hệ riêng, nhưng ngôn ngữ Thụy Điền vẫn là ngơn ngữ chính mà còn trở thành ngữ hệ ở các nước lân cận Ngôn ngữ Thụy Điển thuộc nhóm phía Bắc trong hệ German, cùng với tiếng Na Uy, Đan Mạch, Axlen và France Ngoài lãnh thổ Thụy Điển có 300.000 dân Phần Lan dùng

tiếng Thụy Điền như tiếng mẹ đẻ Tiếng Thụy Điển cũng là ngôn ngữ chính

thức ở Phần Lan, đo đó Phần Lan coi là đất nước song ngữ

Trong vài thế kỷ đầu sau công nghiệp, ngôn ngữ được dùng ở Bắc Âu khá thống nhất, từ đó Phần Lan, nơi người dân nói tiếng Phần Lan, một thứ ngôn ngứ Funnow liên quan đến ngữ hệ với trong Extonia và tiếng Hungari Nhưng sự thống nhất này dần dần bị biến mất Tuy nhiên ngày nay, người Thụy Điền, người Na Uy và Đan Mạch vẫn có thể hiểu những lời nói và viết của nhau một cách dễ dàng

Giữa các nước Bắc Âu ln ln có sự di chuyên dân cư, và biên giới

giữa các nước thay đối qua các thế kỷ Cho đến năm 1809, Phần Lan là một

bộ phận Thụy Điển trong suốt 600 năm Ở phía Bắc Thụy Điển, một số ít dân

vẫn dùng tiếng Phần Lan như tiếng mẹ đẻ Thụy Điển và Đan Mạch được thống nhất vào cuối vào cuối thời kỳ phong kiến, trong khi đó Na Uy và Thụy

Điền hình thành một liên hiệp trong suốt thời kỳ 1804 - 1905

Trang 20

Thụy Điển từ các nước Bắc Âu khác như là từ Phần Lan, trong nhiều năm sau chiến tranh thế giới II Dân từ các nước không phải Bắc Âu cũng định cư ở Thụy Điền, nhưng chỉ trong năm 1980 và đầu những năm 1990 thì con số người này mới tăng nhiều lên

Chỉ trong giai đoạn khá ngắn, một nước trước đó được xem như khá thuần nhất về một dân tộc đã chuyền thành một xã hội đa văn hóa rõ rệt Ngày nay, hơn một triệu dân Thụy Điển, tức hơn 1310, chính thức được xác định là

dân nhập cư: nhiều người ở nước ngoài và trẻ con sinh tại Thụy Điển có bố mẹ là người sinh ở nước khác

Trước khi Chiến tranh thế giới II nỗ ra (1939), người Sami (Lapp) là

dân thiểu số lớn duy nhất được xác định rõ ràng ở Thụy Điền Ngày nay, khoảng 50.000 - 60.000 người dân Sanu sống ở phía Bắc bán đảo Scandinavia

và bán đảo Kola thuộc Nga, 17000 người khác sống tại Thụy Điền

Người Sami sống tại vùng Bắc Âu từ trước thời tiền sử Họ sử dụng những ngữ hệ thuộc nhóm FineNic và có nền văn hóa riêng của họ Trải qua nhiều thế kỷ, nguồn sống chủ yếu của họ dựa vào việc nuôi tuần lộc, đánh cá,

săn bắt và nghề thủ công Ngày nay nhiều người Sami hoàn tồn hịa nhập

vào xã hội Thụy Điển, nhưng vẫn còn một bộ phận khá lớn sống theo phong

cách cô truyền Khoảng 3000 người kiếm sống bằng nghề nuôi tuần lộc, có khoảng 300.000 con tuần lộc sống trên lãnh thổ Thụy Điển và di cư ở nhiều khu vực rộng lớn Người Sami được tiếp cận với vùng đồng cỏ và nguồn

nước, và được hưởng một số quyền lợi đánh cá và săn bắn nhất định

Thông qua Hội nghị được bầu ra gọi là Sameting và các tổ chức lợi ích

khác, người Sami đang cố gắng duy trì nền văn hóa và các nghề của họ Không phải lúc nào cũng hài lòng với những đáp ứng từ phía các nhà chức trách đôi khi nhiều cuộc tranh luận của người Thụy Điển về người Sami diễn

Trang 21

Qua hàng thế kỷ, việc nhập cư ít về số lượng khơng có nghĩa là điều đó

khơng quan trọng Ngược lại, nó đóng vai trị lớn trong phát triển đất nước

Người Thụy Điền thường phụ thuộc vào các kỹ thuật nhập khẩu và cơng nhân có tay nghề Trong suốt thời kỳ trung cổ, nhiều người Đức đã đến sống ở Thụy Điền, đó là các thương gia và các thợ thủ công Một vài tác phẩm của

Thụy Điển mang dấu ấn thuộc địa của Đức như Stốckhôm, Vicby va Kalman,

ở trong đó có rất nhiều hải cảng ở vùng Baltic, nơi cuộc sống buôn bán chi

phối bởi Hansua, một tập đoàn các trung tâm thương mại Đức đã đạt đến đỉnh

cao vào thế kỷ XIV

Trong suốt thời gian trị vì của vua Gustav Vara (1523 - 1560) trong

Trung ương Thụy Điển đã củng có quyền lực của mình.Ngồi số đân nhập cư

từ Đức vào, đất nước Thụy Điển hiện đại trong thời kỳ đầu bắt buộc nhập

khẩu lao động từ các trung tâm sản xuất thép ở phía Bắc nước Pháp và nay

đóng vai trị quan trọng trong buôn bán sắt, trong nhiều ngành công nghiệp cơ

bản của Thụy Điển trong nhiều thế kỷ Phần lớn những người cơng nhân có tay nghề và các thương gia này đều ở lại Thụy Điển cho đến hết đời Ngày

nay một số dân Thụy Điền mang trong mình dịng máu Wallanh ước tính

khoảng vài trăm nghìn người

Một số lớn người Scot và Người Hà Lan cùng đến Thụy Điển vào đầu

thế kỷ XVII Số đông đến Golebong một thành phố cảng hàng đầu của Thụy

Điển nằm bên bờ Tây, đối diện với Tây Âu

Ở Thụy Điền có thể nghiên cứu sự thay đối về số dân trong nhiều giai đoạn trước đây nhờ hệ thống đăng ký dân sự tỉ mi Trong nhiều năm, đây là

hệ thống duy nhất trên thế giới Cuộc điều tra dân số toàn diện đầu tiên được

tiến hành vào năm 1749 Sau đó có theo đõi các xu hướng phát triển một cách chỉ tiết nhỏ việc sử dụng các hệ số của từng xứ đạo được lưu giữ

Khoáng năm 1800, việc nhập cư bị đình lại Trong gần một thế kỷ,

Trang 22

năm 1930 khoảng 1,5 triệu người rời bỏ quê hương Số người này chiếm một

phần lớn trong dân cư, trước đó 1850, tổng số dân chỉ có gần 3,5 triệu người

và nhiều hơn 6 triệu người một chút vào năm 1930 Lý do việc di đân này là do kinh tế, sự đói nghèo lan tràn khắp các nước

Như vậy, chúng ta thấy rằng đất nước, con người của Thụy Điền khá đa

dạng và phong phú, với diện tích đất rộng cũng như nhiệt độ khác nhau tạo nên nét đặc thù của Thụy Điền, trên cùng một đất nước có nhiệt độ các vùng

không giống nhau Tài nguyên khoáng sản đồi dào cũng như đời sống mang

tính điển hình là ni tuần lộc, không những thế, Thụy Điển cịn là nơi có

nhiều lượng dân di cư đến tạo nên một đất nước đa sắc tộc nhưng bản sắc văn

hóa vẫn duy trì và phần lớn sống ở các nước Bắc Âu Đời sống có thể nói khá

sung túc và ấm no tuy rằng đến thế kỷ XIX có sự thăng trầm về nền kinh tế đã làm cho Thụy Điển không được như trước nữa

1.1.1.2 Sơ lược lịch sử Thụy Điển trước 1945

Vào thời kỳ cổ đại, lãnh thổ của Thụy Điển và toàn khu vực Bắc Âu

(Scandinavia) la một lớp băng dày bao phủ Khoảng hơn 12.000 năm trước

Công nguyên lớp băng đó bắt đầu tan và các bộ lạc săn bắn bắt đầu xuất hiện Các bộ lạc này phải đấu tranh với thiên nhiên để tồn tại, họ tìm ra lửa và biết

cách làm đồ gốm để cất trữ, nuôi súc vật và trồng trọt Khoảng 3.000 năm

trước công nguyên các cư đân trên lãnh thổ Thụy Điền đã định cư, trồng trọt và làm các mộ táng bằng đá Họ biết cách sử dụng bằng sắt làm công cụ nhờ

học hỏi những tộc người phía Nam, tuy nhiên họ chưa biết cách khai thác

quặng sắt.[11;1-4]

Từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX trước công nguyên, đất nước Thụy

Điền bắt đầu thốt ra khỏi tình trạng biệt lập trên bán đảo Scangđinavia nhờ

những hoạt động trên biển của các tộc người Vingkinh, vốn nổi tiếng bởi các

hoạt động trên biển, buôn bán, khám phá vùng đất mới, chiếm đất cũng nhờ

Trang 23

Trong thời kỳ, từ XI đến thế kỷ XV, Thụy Điền bước vào thời kỳ xây

dựng một quốc gia trung cổ Trong thời kỳ này, Thụy Điển ít hướng về phía lãnh thổ Nga, thay vào đó hướng về phía Nam và Tây của châu Âu Từ thế kỷ IX, nhiều nhà truyền giáo đạo Kitô đã đến truyền giáo tại Thụy Điển Nhà thờ

được xây dựng nhiều trong thời gian từ thế kỷ XII và XII, chủ yếu bằng gỗ

và sau bằng đá.Trong thời gian này, Thụy Điền đã gia nhập vào khối kinh tế

văn hóa châu Âu, đặc biệt là liên đoàn các thành thị thương mại Bắc Đức

(Hansa), và đã thoát khỏi tình trạng cơ lạp ở phía Bắc Âu Nơng dân Thụy Điển đã bán cho châu Âu các sản phẩm như sắt, bơ, da Lãnh thổ của Thụy Điền trong giai đoạn này đã gần giống với lãnh thổ hiện nay nhưng gồm cả

Phan Lan Ciing trong thé ky XIII, Thụy Điển đã xây dựng được một số bộ

luật mang tính tổng hợp các luật ở Thụy Điền luật định hóa các hoạt động chủ

yếu nước này Thụy Điển cũng đã xây dựng được một bộ luật chung hoàn

chỉnh cho cả nước, không chỉ điều chỉnh các quan hệ của người dân mà còn

được coi là một hiến pháp quy định trách nhiệm và quyền hạn của vua, hội

đồng và nhân dân Sang thế kỷ XIV, nền văn hóa Thụy Điển chứa nhiều ảnh hưởng của nước Pháp Nhiều sinh viên du học ở Pháp và trong số đó có

Birgitta là nhà văn nữ đầu tiên của Thụy Điền

Một đặc điểm nổi bật của Thụy Điền là nghề nơng có từ rất sớm Nông

dân Thụy Điển có trình độ văn hóa chính trị khá cao so với nông dân ở các

nước khác Nơng dân có tự do và quyền lực chính trị Ngay từ thế kỷ XV, Nghị viện của Thụy Điển đã có bốn thành phần: quý tộc, tăng lữ, tư sản

(thành thị) và nông dân

Trong giai đoạn cuối thời kỳ trung cô (thế ký XIV,XV) các nước Bắc Âu có xu hướng thống nhất nhằm chống lại ảnh hưởng của Đức Năm 1397, Nữ hoàng Đan Mạch và Na Uy đã sáp nhập vào Thụy Điền (bao gồm cả Phần

Trang 24

Thụy Điển muốn bán sản phẩm sang Đức và Hansa nên không muốn mình với Anh để chống Đức và Hansa) nên khối liên hợp này tan rã Thụy Điển tách ra và lập Nghị viện riêng Tiếp đó Thụy Điền bị Đan Mạch chiếm

Vào thế kỷ XVI, một nhà quý tộc Thụy Điền đã khởi nghĩa giành thắng

lợi và lên làm vua nước này năm 27 tuổi - vua GustavI Vasa (1523 - 1560) Vua Gustav I đã quyết định ngôi vua sẽ được thừa kế thay vì bầu như trước

Ơng khuyến khích phát triển cơng nghiệp và giải phóng nền kinh tế ra khỏi sự

thống trị của đạo Tin lành Các đời vua sau ông cũng nói tiếp tục đưa Thụy Điển thành một vương quốc quân sự, với đất đai được mở rộng Thụy Điển

tham gia chiến tranh tôn giáo (1618 - 1648) giữa Công giáo, La Mã và Tin

Lành và giành thắng lợi Thụy Điển đã chiếm được nhiều vùng đất rộng lớn, chủ yếu ở Đức Tuy nhiên vào đầu thế kỷ XVII, dưới triều đại Karl XI,

Thụy Điển đã thua trong chiến tranh với Nga và mắt phần lớn đất đai có được trước đó vào tay đề quốc này

Giai đoạn giữa thế kỷ XVIII được xem là thời kỳ tự do khi Nghị viện

nắm quyền lực chủ yếu (gồm bốn thành phần), quyết định hầu hết các chính

sách của đất nước, trong khi vua và Hội đồng có vai trị hành pháp

Dù có tranh chấp đảng phái nhưng giai đoạn này chứng kiến nhiều

thành tựu kinh tế, văn hóa và khoa học nối bật của Thụy Điển Năm 1766,

Thụy Điển là một trong những nước đầu tiên công bố luật tự đo báo chí

Giai doan 1771 - 1814 là thời kỳ trị vì của vua Gustav VIII Sau khi

Trang 25

Thế ky XVI là thời kỳ cơng nghiệp hóa của Thụy Điển Thụy Điển

không tham gia vào một cuộc chiến tranh nào trong thời gian này và đã điều

chỉnh để sát nhập được Na Uy vào Thụy Điển Đợt cơng nghiệp hóa bắt đầu

từ những năm 1870 với cơ cấu kinh tế được cải thiện, đường sắt được xây

dựng, sản xuất gỗ, bột giấy được phát triển Lâm nghiệp đóng vai trị lớn

trong nền kinh tế Nông nghiệp được hiện đại hóa Một lượng lớn người Thụy Điền cũng đã di cư sang Mỹ thời kỳ nay, nên có nhiều đất canh tác

Cho đến đầu thế ký XX, Thụy Điền vẫn là một nước nghèo, phong trào di cư sang Mỹ đã dừng lại vào năm 1910 Tiến trình cơng nghiệp hóa trong

thời gian này đã thúc đây các công nghiệp lên cao Đảng Dân chủ xã hội ra

đời 1889 đã tích cực tiến hành các hoạt động cơng đồn ở Thụy Điển Đảng Dân chủ xã hội và Đảng Tự do góp phần vào việc thực hiện các quyền của công nhân như phổ thông đầu phiếu, ngày làm 8 tiếng Năm 1923, Đảng Dân

chủ xã hội lên nắm quyền đã bắt tay vào việc xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội của Thụy Điền

Có thể thấy rằng vương quốc Thụy Điền từ khi hình thành sơ khai đến

lập nước đã trải qua cả một thời kỳ thăng trầm nhưng nó đã hình thành và

phát triển để đến ngày hôm nay, khi nhắc tới một đất nước Thụy Điển người

ta biết rằng ở đó đời sống nhân dân được no ấm, bình quyền và dân chủ cao

Quốc kỳ Thụy Điển hình chữ nhật, nền cờ màu lam, chữ thập màu vàng chia mặt cờ thành 4 hình chữ nhật màu lam, diện tích hai hình chữ nhật trên

và dưới bên trái bằng nhau, hai hình chữ nhật trên và dưới bên phải cũng có

diện tích bằng nhau Hai màu lam và vàng bắt nguồn từ màu của Hoàng gia

Thụy Điền Lá cờ chữ thập màu vàng là quân kỳ của hải quân Hoàng gia Thụy Điển Ngày 22/6/1906 chính thức quy định lá quân kỳ nàyLịch sử của quốc huy Thụy Điển có thể nói rằng, xét theo dịng ghi chép về những năm

Trang 26

trong tắm áo chồng có màu lam Một chữ thập màu vàng chia mặt tắm lá

chắn thành 4 phần trên bên trái và phần dưới bên phải và phần dưới bên trái

có con sư tử vàng đội vương miện vàng lưới đỏ Trung tâm lá chắn lớn có một

lá chắn tương đối nhỏ, mặt tắm lá chắn chia 2 phần phải và trái: mặt bên phải

do các sọc chéo 3 màu kem, trắng bạc, đỏ và một chiếc bình vàng tạo thành

mặt bên phải có vẽ một tháp chuông kiểu lô cốt và một con chim ưng vàng Hình trên tắm lá chắn nhỏ là phù hiệu của Hoàng gia Thụy Điển khống 12000 - phía trên tắm lá chắn là một chiếc vương miện, hai bên là hai con sư tử vàng đầu đội vương miện ngoảnh về phía sau đó, lấy sư tử đứng trên để

tấm là chắn, đuôi cong hướng lên trên, thể hiện đỏ Xung quanh tấm lá chắn là

huân chương trang trí Năm 1908 chính thức chỉ định quốc huy dạng tắm áo chồng này

1.1.2 Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội Thụy Điễn trước 1945

1.1.2.1 Kinh tế

Thụy Điển là nước lớn nhất ở Bắc Âu, đứng thứ 4 châu Âu sau Liên

Xô, Pháp và Tây Ban Nha Thiên nhiên ưu đãi, Thụy Điền có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một nền kinh tế toàn diện, Thụy Điển giàu về tài nguyên như chúng ta đã nói ở phần trên, đặc biệt là quặng sắt, rừng và đó là

những tài nguyên chiến lược có tác dụng quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế Thụy Điển Quặng sắt của Thụy Điển có hàm lượng cao từ 60 - 70%

ước chừng vào khoảng 3 tỷ tắn Rừng chiếm 50% diện tích của Thụy Điển với

trữ lượng khoảng 2,5 tỷ tấn Với hai loại tài nguyên này, ngày nay Thụy Điển

đã trở thành một nước công nghiệp phát triển với các ngành kinh tế mũi nhọn

có tính chất truyền thống mà sản phẩm của nó ngày càng giành được uy tín cao và sức cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế như giấy, luyện kim, đóng tàu, xe hơi, vịng bi Về nơng nghiệp nếu như các dãy núi cao có nhiều thác ở

Trang 27

Đông lại rất thích hợp với chăn nuôi cũng như vùng đồng bằng phì nhiêu ở miền Nam rất thuận lợi cho trồng trọt Dịng hải lưu nóng Gufl - Stream chay qua biển Na Uy làm cho Thụy Điền tuy ở vùng Bắc cực song lại có khí hậu gần như ơn đới Hiện nay với tư cách là một nước công nghiệp với 5% số dân làm nông nghiệp, nhưng Thụy Điền vẫn đảm bảo nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho nhân dân thậm chí thừa để xuất khẩu

1.1.2.2 Chính trị - xã hội

Thời phong kiến (TK VII- đầu TK XVIH)

Cùng với một nền kinh tế phát triển, Thụy Điển cịn có một q trình

lịch sử lâu đời (xem phần 1.1.1.3).Năm 610, Thụy Điển trở thành một quốc gia thống nhất và đã từng có nhiều thời kỳ phát triển rất cường thịnh Từ thế

kỷ IX đến đầu thế kỷ XII những triều đại Vinking hùng mạnh của Thụy Điển đã cất quân chinh phạt châu Âu, từng thống trị Nga, Anh, Pháp và làm chủ

toàn bộ biển Bantich ở Bắc Âu, Thụy Điền đã từng thơn tính Phần Lan (1160

- 1809), cai trị Na Uy (1814 - 1905) và chiến tranh triền miên với các nước láng giềng Tuy nhiên Thụy Điền cũng phải sống nhiều năm dưới ách thống trị của ngoại bang

Từ năm 1397 - 1520, Thụy Điển bị Đan Mạch đô hộ trong liên minh

Kalmar và sự thất bại trong cuộc chiến tranh với Nga hoàng 1643 - 1645 đã chấm dứt thời kỳ cường quốc của Thụy Điển Năm 1809 Thụy Điển không

tham gia vào một cuộc chiến tranh nào

Từ lịch sử, giai cấp thống trị của Thụy Điển thấy rằng con đường

chiến tranh không mang lại kết quả tốt đẹp gì cho chính quốc Dù rằng là

nước lớn ở Bắc Âu nhưng Thụy Điền lại là nước nhỏ trên thế giới, nằm gần một cường quốc có dân số tăng trưởng mạnh mẽ như Nga và ở một khu vực khá gay gắt và xung đột giữa các nước lớn, nên Thụy Điển khơng tìm cho

Trang 28

của Thụy Điển khá sâu sắc biết hết năng lực của mình Đó là nhân tố quan trọng tác động đến chính sách đối ngoại của Thụy Điền Từ năm 1814 Thụy Điền bắt đầu thi hành chính sách trung lập và theo đuổi chính sách đó đến tận ngày nay

Chính sách trung lập của Thụy Điền có nội dung chủ yếu là “không liên

kết” trong thời bình để trung lập trong thời chiến và dựa trên một nền quốc phòng mạnh Khác với Áo và Thụy Sĩ, chính sách đó khơng có chính sách pháp lí, cũng khơng được ghi trong hiến pháp hay các hiệp ước quốc tế, điều này cho phép Chính phủ Thụy Điền có thể co giãn nội dung chính sách trung

lập một chừng mực nhất định cho phù hợp với lợi ích của họ

Trong suốt thời kỳ Vinhking, Vương quốc Thụy Điển được hình thành, nhưng các đường biên giới vẫn chưa rõ ràng Giữa nhiều khu vực định cư có nhiều khoảng trống hoang vu rất lớn khơng có người ở, khơng có chính quyền

Trung ương Mỗi địa phương có hệ thống pháp luật và luật riêng của mình Khó nói vào lúc nào Thụy Điển trở thành một vương quốc đơn nhất,

nhưng vào khoảng thế ký XII đã có nhiều vị vua tuyên bố rõ ràng quyền trị vì

tồn bộ đất nước

Suốt thế kỷ XIII, nông nghiệp và thương mại trải qua giai đoạn phát triển rõ rệt Tập đoàn than Sartic thống trị nền thương mại của Thụy Điển với

các vùng quặng khác trong vài trăm năm, bắt đầu từ thế kỷ XIII Biên giới

giữa nhiều nước có chung chính sách về ngôn ngữ Suốt 130 năm (1389 -

1521), Thụy Điển là một khối liên hiệp với Đan Mạch và Na Uy Thụy Điển thôn tính Phần Lan

Giai đoạn này là sự căng thắng nội bộ, dẫn đến chiến tranh và các xung

đột giữa các thành viên trong liên hiệp

Trang 29

phân rã bằng bạo lực, chiến dịch ông ta chống lại người Thụy Điền lên đến

đỉnh cao vào năm 1520 với cuộc tàn sát ngay giữa Stốckhôm, ông ta nỗi lên trên sân khấu Thụy Điền, đóng vai trò lãnh đạo là Gustav Friksson trẻ tuổi, một trong nhiều nhà quý tộc thoát chết tại Stốckhôm Cha Gustav va mot vai

người họ hàng khác nằm trong số nạn nhân của cuộc tắm máu Gustav đã từng là tù nhân trong một thời gian ở Đan Mạch nhưng trốn thoát đến Lucbeck sau quay lại Thụy Điển

Gustav tài tình tập trung lực lượng từng đối lập chống lại vua Đan

Mạch Gustav bắt đầu bằng việc tranh thủ sự ủng hộ ở Dalarma, một tỉnh ở

Tây Bắc Stốckhôm, gần biên giới Na Uy

Cuộc nồi dậy chống vua Đan Mạch lan rộng với sự giúp đỡ từ Lubeck,

pháo đài cuối cùng của người Đan Mạch bị chiếm giữ Gustav là người chiến thắng Ngày 6/6/1523 ông được bầu làm vua Thụy Điền dưới tên Gatar Vara

Đây là khởi đầu cho một kỷ nguyên mới của đất nước Vua Gustava Vara đóng một vai trị quan trọng trong việc sáng lập ra nhà nước Thụy Điển hiện đại

Ở đây, Thánh Bigitta là vị thánh duy nhất Thụy Điển Nói đến Thụy

Điển khơng thể nói đến công lao của Bigitta trong vấn đề thế giới người đã

sáng lập và sáng tạo ra các dòng đạo ở Thụy Điển nên vấn đề tín ngưỡng cần

để cơng hiến là phải nói đến Bigitta

Nói đến Gatav Vara đã triệp tập Quốc hội thông qua một số quy định,

kết quả hầu hết tài sản của giáo hội sẽ bị giao lại cho các giám mục và bị tước

bỏ đối với các vẫn đề quốc tế

Quốc hội bỏ phiếu quyết định rút giáo hội khỏi dòng Thiên chúa giáo

thay vào thánh Giáo hội Tin lành của Nhà nước

Ơng khơn ngoan hơn giai cấp đối lập của mình và đã sử dụng sức mạnh quân sự để đẹp loạn trên khắp đất nước Ơng đã củng có được quyền lực, 1544

Quốc hội đã hoạt động Thụy Điền giờ đây được trị vì bởi một nền quân chủ

Trang 30

Gustar Vara mắt 1560, mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Thụy

Điển trên thế giới bành trướng kéo dài như ta gọi là thời kỳ một đế quốc hùng

mạnh, thống trị biển Bantic, nơi mà Đan Mạch kiểm soát trong gần suốt thế ky XVI Kiém soat Extonia, Latvia, Dan Mach

Thuy Điển can thiệp vào cuộc chiến tranh 30 năm, đứng về phía Đạo Tin

lành Tuy Quân đội Gutav II Adolt đã giành chiến thắng tại Breilenfeld 1631, ở Nuremburg, Augsburg, Marich, Luton nhung Gustav Adolt da hi sinh

Có thể nói rằng trong suốt thế kỷ XVII, Thụy Điển có những bước cải

thiện trong lĩnh vực chính trị, thậm chí còn thiết lập thuộc địa: một nơi ngày nay là Delavare trên bờ tây của châu Phi, nhưng nhiều kế hoạch vượt biển đầy tham vọng này đã bị tước bỏ ngay sau đó

Từ thời Gustav Visa đã có sự kế nghiệp cha truyền con nối, tuy nhiên có sự lên xuống từng giai đoạn và thay đổi về phương hướng và tôn chỉ như

thời Gustav, người thì xóa bỏ tơn giáo, đến đời sau lại sùng đạo

Chính sách bành trướng của Thụy Điền kéo dài đến các thời kỳ vua sau này, như thời kỳ Karl XII Thụy Điền thống trị ở Ba Lan, Đan Mạch nhưng đã

bại trận dưới nước Nga, đến 30/1 1/1718 Kal XI đã bị giết tại Fredriksten Ché độ phong kiến chấm dứt đến chế độ quân chủ lập hiến (thế kỷ

XVII- 1945):

Chính thể chuyên chế hoàng gia chấm dứt, tuy là tạm thời Hiến pháp

mới có hiệu lực vào năm 1719 giảm bớt nhiều quyền lực của nhà vua.trên

nguyên tắc, nhà vua và hội đồng quốc vương chỉ thực hiện các quy định của

Quốc hội Cơ cấu mới này là phó thác của hệ thống Nghị viện theo nước Anh Bước sang một thời đại mới,Vương quốc Thụy Điền có những tiến bộ nổi bật về văn hóa đặc biệt sự xuất hiện những nhà khoa học đem lại nhiều

thành tựu có tiếng vang trên thế giới

Trong thời kỳ tự do, Thụy Điền đạt được tiến bộ lớn trên hầu hết các

Trang 31

trọt, các thành phần mới được xây dựng và dân số phát triển mạnh Vào cuối

thế ký có 1,8 triệu người sinh sống tại nước Thụy Điển và 400.000 người

sống ở Phần Lan

Tính chất đối ngoại vẫn bành trướng đến tận các vị vua sau này, chính

sách đối ngoại bằng các con đường như hôn nhân, chiến tranh và con đường chính trị thì khi ảnh hưởng trong nền văn hóa Pháp, thì nền quân chủ của

Thụy Điển hoàn toàn theo thể thức lập hiến Vua là người đứng đầu nhà nước,

thiếu quyền lực đề quyết định một vắn đề quan trọng cho đất nước Các nhiệm vụ chỉ mang tính nghi lễ, vua bao gồm khai mạc phiên họp của Quốc hội và chủ tọa một số buổi họp nhất định của nội các và buồi họp hội đồng có vấn về đối ngoại gồm cả nhận thư ủy nhiệm của các đại sứ nước ngồi Vai trị việc

lập ra các chính phủ mới đã để công tác Quốc hội đảm nhiệm

Chương trình chính thức của nhiều người thuộc Đảng Dân chủ xã hội, chính đảng lớn nhất của Thụy Điển kêu gọi xóa bỏ nền quân chủ và thay vào

đó bằng chế độ cộng hòa Nhưng nhiều năm đã trôi qua kẻ từ khi vấn đề này

thu hút được bắt kỳ sự chú ý nghiêm túc nào Chế độ quân chủ giành được sự ủng hộ của phần lớn quần chúng Thụy Điền, ít nhất là trong giai đoạn hiện nay

Năm 1814 là sự kiện mở đầu của một thời kỳ hịa bình kéo dài hơn 180

năm cho tới nay ít nước trên thế giới có được kết quả tốt đẹp đó, chiến tranh loại ra ngoài trong một thời gian dài

Xóa bỏ Quốc hội cũ gồm 4 viện Năm 1866, Quốc hội hai viện đã họp

lần đầu tiên Thái độ bất bình rộng rãi đối với cuộc cải cách trong Quốc hội năm 1866 trên thực tế đã dần đưa đến các chính đảng mới được thành lập và

phong trào công đoàn phát triển

Đảng Dân chủ xã hội đóng vai trò then chốt trong nền chính trị Thụy Điền trong thời kỳ tiếp theo, thành lập 1889 Chín năm sau, một nhóm cơng

đồn mới tổ chức đã tham gia lập liên đồn cơng đồn Thụy Điền (LO), hoạt

Trang 32

Đảng Tự do được thành lập vào những năm 1890 thúc đấy mạnh mẽ quyền phổ thông đầu phiếu Quyền bầu cử dần dần được mở rộng thêm nhờ đấu tranh chính trị lâu dài Vấn đề này mãi không được giải quyết đến tận năm 1919, khi cả nam giới và phụ nữ đều được hưởng quyền phố thông bỏ

thiếu và bình đẳng

Thụy Điển từ thế kỷ XIX là các phong trào quần chúng ở cấp cơ sở thường gắn bó chặt với các chính đảng

Đến chiến tranh thế giới thứ I, Thụy Điển tuyên bố đứng trung lập trên

các mặt kinh tế, chính trị - xã hội

Chiến tranh thế giới I, Thụy Điển không tham chiến mà bắt tay mở

rộng vào phát triển kinh tế, công nghiệp được mở rộng những năm 1930, Thụy Điền bắt đầu chịu ảnh hưởng của cuộc suy thối tồn thế giới khởi đầu một năm trước đó từ Mỹ Tỷ lệ thất nghiệp cao và tiền luôn tụt xuống dẫn đến

xã hội bất ồn định

Phong trào đấu tranh đã đẻ lại bằng sự kiện: trong một cuộc biểu tình

chống lại những kẻ đàn áp đình cơng ở Aillen, phía Bắc Thụy Điển, năm người đã chết khi binh lính xá súng vào đám đông

Cuộc chiến tranh phổ thơng đầu phiếu có ảnh hưởng to lớn trong nền

chính trị Thụy Điển, nhiều người thuộc chính Đảng Dân chủ xã hội còn hợp

lực với nhiều người Đảng Tự đo

Trong vận động quốc hữu hóa, Đảng Tự do chung ý với Đảng Bảo thủ

và Đảng Nông dân Ba đảng không phải Đảng Xã hội này có quan điểm rất

khác nhau về các vấn đề khác Điều đó làm ba Đảng khơng kết hợp với nhau

được Đảng Xã hội dân chủ không được sự đồng thuận của Quốc hội nên đã

làm nhiều biện pháp lấy lòng như 1930, Đảng Dân chủ xã hội bắt đầu vạch

chương trình xây đựng một quốc gia Thụy Điền vì phúc lợi xã hội bảo đảm

Trang 33

chế độ lương hưu đầu tiên có hiệu lực Năm 1920, Quốc hội thông qua ngày lam 8 tiếng

Chiến tranh thế giới thứ II bùng nỗ năm 1939 đã chặn con đường tiến

lên một xã hội phúc lợi của Thụy Điển nhưng chỉ là tạm thời

Như vậy, chúng ta thấy rằng từ khi vương quốc Thụy Điền hình thành

đến nay rồi trải qua một thời kỳ thăng tiến đất nước Thụy Điền đã cho ta thấy được một nền chế độ quân chủ chuyên chế cha truyền con nối, đã từng có

chính sách bành trướng các nước khác và gặt hái được nhiều thành cơng Vai

trị Quốc hội hết sức quan trọng trong con đường chính trị, lúc này đây với

ảnh hưởng bên ngoài vua chỉ có danh mà khơng có chức đến năm 1806 ra đời Đảng dân chủXã hội Năm 1909 ra đời Đảng Tự do, họ luôn muốn giành vị trí

của mình thì bước sang chiến tranh thế giới thứ I với phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân thì Đảng Dân chủ xã hội đã có cơng lao đến quyền lợi

của người dân nên được sự ủng hộ của những người lao động Tuy nhiên

không phải lúc nào cũng “thuận buồm xi gió”

Thời gian ổn định của Thụy Điển kéo dài từ Gustav, không tham chiến

mà trung lập trên mọi mặt nên nhiều nước cực kỳ bực tức Thụy Điển bắt tay

vào phát triên kinh tế ôn định chính trị Ngày nay Thụy Điền vẫn là một nước

có phúc lợi cao trên thế giới

1.2 Chính sách đối ngoại của Vương quốc Thụy Điễn từ 1945 - 2000

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Thụy Điển và các nước Bắc Âu tuyên bố trung lập như hồi Chiến tranh thế giới thứ I Các cuộc thương thuyết vài

năm trước đó về hợp tác quốc phòng giữa các nước Bắc Âu đã không đưa lại kết quả cụ thể nào Phần Lan là nước Bắc Âu đầu tiên bị cuốn vào cuộc chiến

tranh này Tháng 8/ 1939 Liên Xơ và Đức bí mật thỏa thuận rằng Phần Lan và

các nước Bantich sẽ thuộc khu vực ảnh hưởng của Liên Xơ Macxcova địi

Trang 34

này buộc phải làm như vậy Tuy nhiên, Phần Lan không chịu nghe theo những đòi hỏi của Liên Xô

Tại cuộc gặp gỡ ở Stốckhôm tháng 10/1939, các nước Bắc Âu đã thỏa thuận và tuyên bố ủng hộ Phần Lan, nhưng sẽ không cam kết chắc chắn sẽ

giúp đỡ nếu nước này bị Liên Xô tấn công Trong khi các cuộc thương lượng

giữa Henxicu và Macxcova đang được tiến hành thì quân Liên Xô bắt đầu

hành động quân sự vào 30/11 Đó là cuộc khởi đầu của các cuộc chiến tranh

mùa đông, kết thúc bằng thất bại của Phần Lan tháng 3/1940

Giai đoạn này Thụy Điển không tuyên bố trung lập mà tự coi mình là

nước không tham chiến Ngoại trưởng Rickasandơ một trong những người đòi

Thụy Điền ủng hộ Phần Lan hơn nữa vì nó là của Thụy Điền trong một thời gian đài Thủ tướng Beabinhanson thuộc Đáng Dân chủ xã hội phản đối Thụy

Điền tham gia trực tiếp bằng quân sự nhưng chính phủ thơng qua một chương trình trợ giúp với quy mô lớn cho Phần Lan Chương trình bao gồm cả viện trợ vũ khí và lực lượng tình nguyện Trong ngày tháng đó, đa số dân Thụy Điển ủng hộ mạnh mẽ Phần Lan

Có thể thấy rằng nằm ở khu vực Bắc Âu, Phần Lan khơng cịn là đất của Thụy Điển nhưng khi chiến tranh xảy ra Phần Lan lại bị cuốn vào bởi đã có âm mưu từ trước của các nước đi xâm lược Nên Thụy Điền tuy nói là nước khơng tham chiến nhưng đã giúp Phần Lan rất tích cực, bởi vậy ta thấy

tính chiến lược chính trị của Thụy Điền không cho kẻ thù biết minh dang làm gì

Anh và Pháp muốn Thụy Điền giúp đỡ trong quá trình chuyển quân vào

mùa Đông nhằm giữ Phần Lan, chính quyền Stốckhôm với lập luận việc làm

đó trái phép với chính sách trung lập của Thụy Điền Lại một lần nữa Thụy Điền giúp Phần Lan thoát khỏi chiến tranh Việc làm trượng nghĩa của Thụy

Trang 35

Không lâu sau đó 9/4/1940 chỉ vài tuần sau khi cuộc chiến tranh mùa

đông ở Phần Lan chấm dứt thì Đan Mạch và NaUy bị Đức xâm lược

Khi các nước Bắc Âu liên tiếp bị các nước Phát xít Đức xâm lược,

Thụy Điển không ngừng giúp đỡ Với chính sách đối nội và đối ngoại mềm dẻo nên không bị cuốn vào chiến tranh Con đường tiến đến một quốc gia

phúc lợi bị chặn 1939 đến nay lại được tiếp tục

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, nền chính trị Thụy Điển luôn bị chi

phối bởi nhiều cuộc đấu tranh quyền lực giữa hai nhóm chính trị đối lập nhau

Mỗi bài thuyết trình trước cơng chúng tại Thụy Điển người ta gọi là khối xã hội và khối “không thuộc Đảng xã hội”

Khối xã hội này gồm Đảng Dân chủ xã hội và Đảng Cánh tả Đảng

Cánh tả được thành lập từ Đảng Cộng sản Thụy Điển Chưa bao giờ có sự hợp tác chính thức Trái lại họ thường có những đối kháng nhau trong nhiều

vấn đề và đặc biệt trong nhiều tình huống gây tranh cãi ở Quốc hội, những người thuộc Đảng Dân chủ xã hội có thể dựa vào sự ủng hộ của cánh tả

Khối không thuộc Đảng Xã hội gồm Đảng ơn hịa (trước đây là Đảng

Bảo thủ), Đảng Tự do, Đảng Trung tâm (trước đây là Đảng Nông dân và

Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo)

Hai Đảng phái khác, Đảng Dân chủ mới và Đảng Xanh cũng có đại biểu trong Quốc hội, trong mấy năm gần đây Dù hai Đảng tự nhận nằm ngồi nền chính trị khối nhưng Đảng Dân chủ mới thường ủng hộ các Đảng không

thuộc Đảng Xã hội khi có mặt tại Quốc hội trong nhiều năm từ 1991 - 1994,

còn các thành viên thuộc Đảng Xanh đã thẻ hiện rõ lập trường cánh tả trong

cuộc vận động tranh cử vào năm 1994

Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, trung lập trở thành đặc điểm chính của chính sách đối ngoại của Thụy Điền trong thế kỷ XX, có nhiều lý

do lý giải tại sao Thụy Điển đứng ngoài hai cuộc Chiến tranh thế giới I và II

Trang 36

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Thụy Điển tiếp tục đưa ra những cam

kết chính trị và quân sự đối với bất kỳ khối nước nào Không tham gia vào

các liên minh trong thời bình và trung lập trong trường hợp chiến tranh - đã trở thành một học thuyết giành được ủng hộ áp đảo trong nước

Lịch sử ủng hộ chính sách này được củng có bởi vị trí địa lý và chiến

lược của Thụy Điển nằm gần Liên Xô, một trong hai siêu cường quốc trong

chiến tranh lạnh Mục đích của chính sách khơng liên kết của Thụy Điển là

nhằm giảm tối đa tình hình căng thắng ở Bắc Âu, với một trong nhiều lý do là

Phan Lan nam 6 vi tri dé bi tan cong

Những năm 1948 - 1949, Thuy Dién, Na Uy va Đan Mạch tiến hành

đàm phán về Hiệp ước phòng thủ Scandinavi Thụy Điển đề nghị ba nước này

nhất trí một chính sách an ninh và quốc phòng độc lập với tất cả các khối siêu

cường Hiệp ước không thực hiện được vì Na Uy và Đan Mạch với nhiều kinh nghiệm của mình trong Chiến tranh thế giới thứ II đã lựa chọn tham gia Hiệp

ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)

Sự hợp tác rộng rãi ở Bắc Âu trong hầu hết các lĩnh vực phi quân sự

được tiến hành trong khuôn khổ Hội đồng Bắc Âu thành lập 1953 và Hội đồng bộ trưởng Bắc Âu thành lập 1971

Thụy Điền rất tích cực tham gia vào Hiệp hội thương mại tự do châu

Âu 1959 (EFTA) Thụy Điển không ngừng cải tiến các vấn đề trong xã hội

cũng như chỉnh trị, chớp thời cơ ủng hộ các nước phương Tây và Bắc Âu, vì

Thụy Điền vẫn lo sợ rằng Liên Xô sẽ oanh tạc Thụy Điền nên đã quy hoạch các đường dây liên lạc với Đan Mạch và Na Uy, cũng như xây dựng những

đường băng dài ở bờ biển phía Đơng Thụy Điền nhằm thích ứng với máy bay

loại lớn của siêu cường

Ngoài ra, Thụy Điển thực hiện cam kết quốc tế mạnh mẽ

Trang 37

hai cuộc chiến tranh thế giới Hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động của Liên hợp quốc đã nhận được sự ủng hộ hết lòng của Thụy Điền

Từ năm 1956, quân đội của Thụy Điển bắt đầu tham gia vào các hoạt

động gìn giữ hịa bình trên thế giới của Liên Hiệp quốc, gần đây nhất là ở

Nam Tư cũ Trong nhiều năm qua, đã có hơn 60.000 quân nhân Thụy Điển

phục vụ trong lực lượng Liên hiệp quốc

Thụy Điền tham gia tích cực vào các cuộc đàm phán về giải trừ quân bi với các nỗ lực nhằm tạo ra những luật lệ quốc tế mới về vũ khí Thụy Điển

cũng có những đóng góp có ý nghĩa cho những nước đang phát triển đưới hình thức viện trợ kinh tế và những hình thức giúp đỡ khác và hiện vẫn tiếp

tục duy trì

Hội nghị môi trường của Liên hợp quốc tại Stốckhôm năm 1972, đánh

dấu bước khởi đầu của sự hợp tác toàn cầu trong lĩnh vực môi trường được tổ chức trên cơ sở sáng kiến của Thụy Điển Thụy Điển cũng đứng sau quyết định của Liên Hiệp quốc về triệu tập môi trường hay Hội nghị thượng đỉnh

của trái đất tại Rio đe Janejo 1992

Với tư cách là thành viên của Hiệp định chung về thuế quan và mậu

dịch (GATT) và Tổ chức hợp tác, phát triển kinh tế (EOCD), Thụy Điển góp

phần thúc đây buôn bán thế giới tự do hơn Thụy Điển có đóng góp vai trị

tích cực trong các tổ chức quốc tế khác như là Hội đồng châu Âu và Hội nghị

nay là Tổ chức an ninh hợp tác châu Âu (CSCE) Thụy Điển đăng cai Hội

nghị Siốckhom về các biện pháp tạo dựng lòng tin và giải trừ quân bị ở châu

Âu của CSCE vào 1994

Chủ trương trung lập không làm cho Thụy Điền bị động trong các vấn

Trang 38

Chính phủ Thụy Điền đã mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển

và bị áp bức, đặc biệt là Việt Nam trong quá trình kháng chiến chống Mỹ, tạo

nên tranh luận sôi nổi Năm 1965 Chính phủ đân chủ xã hội Thụy Điển ngày càng công khai lên tiếng chỉ trích về cuộc chiến tranh đó

Sự chỉ trích Mỹ ở Việt Nam của Thụy Điển lên đỉnh điểm sau sự kiện

oanh tạc Việt Nam vào lễ Noel 1972 Thủ tướng Ơlơp Panmơ 1969 so sánh hành động của Mỹ với hành động tàn bạo của Đức quốc xã trong chiến tranh

thế giới thứ II khiến Chính phủ Mỹ phản ứng giận đữ, Mỹ triệu đại sứ ở

Stốckhom về nước và từ chối không chấp nhận đại sứ mới cử của Thụy Điển

tới Oashington Khủng hoảng ngoại giao kéo dài đến mùa xuân 1974 Đây là

quá trình quan hệ truyền thống vốn tốt đẹp giữa Thụy Điền và Mỹ bị băng giá

Với chính sách đối ngoại đối với các nước đang phát triển, thế giới thứ

ba chiếm một vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Thụy Điền Một

nhân tơ dẫn đến chính sách này là cam kết mạnh mẽ của cá nhân ông Ôlôp

Panmơ với những nước này Tuy nhiên việc hướng ngoại ở thế giới thứ ba

khiến tạo thành một sự tranh cãi về vấn đề này, cho rằng nó khá nhạy cảm với khu vực châu Âu

Sau năm 1990, sự sụp đồ của bức tường Beclin năm 1989, sự kiện tiếp

sau dẫn đến thay đối cơ bản trong hoàn cảnh mà Thụy Điển căn cứ vào dé xây dựng chính sách đối ngoại và quốc phịng của mình Các nước chịu ảnh hưởng của Liên Xô, Trung và Đông Âu nay tách ra như các nước vùng

Bantich Hai nước Đức thống nhất, các Tổ chức và Hiệp ước Vacxava, SEV giải thể Kết thúc chiến tranh lạnh trong nhiều năm tới khả năng về một cuộc chiến tranh lớn ở châu Âu được loại bỏ Đảng Dân chủ xã hội Thụy Điển thấy

chính sách trung lập của mình khơng cịn trở ngại ngăn cản Thụy Điển trở thành thành viên đầy đủ của Cộng động châu Âu (EC) Dưới sự ủng hộ của tất

Trang 39

mùa hè Thủ tướng Inva Carllsson đệ đơn của Thụy Điền xin gia nhập EC Ôn định ở Nga với các nước vùng Bantich là lợi ích hàng đầu của Thụy Điền Do nhiều nguyên nhân về lịch sử và dia ly, Thuy Dién phat triển quan hệ hợp tác

mạnh mẽ với các nước như Extonia, Latvia và Litva mới độc lập Những nước này được đảm bảo những viện trợ về kinh tế từ Thuy Điển

Đối với phần còn lại của thế giới, tham vọng của Thụy Điển là thể hiện

mối quan tâm lớn hơn đối với các con hồ kinh tế có tầm quan trọng ngày càng tăng ở Đông và Đông Nam Á, khi đó duy trì quan hệ tốt hiện có với các nước đang phát triển Khi phân chia viện trợ kinh tế cho các nước này nhân mạnh

mục đích nhằm phát triển đân chủ, đám bảo tốt hơn quyền lợi con người và

một nền kinh tế thông tin

Năm 1994, tuyên bố của Chính phủ Dân chủ xã hội nhấn mạnh tam

quan trọng của sự hợp tác sâu hơn nữa với các nước châu Âu khác Tuy

nhiên, tuyên bố khơng nói nhiều đến sẽ khơng có sự mâu thuẫn giữa chính

sách châu Âu tích cực, sự cam kết mạnh mẽ nhân danh nhân dân ở các nước

nghèo và việc gánh vác trách nhiệm quốc tế

Nhằm hòa nhập châu Âu, Chính phủ dân chủ xã hội tuyên bố tăng

cường sự hợp tác với các nước Bắc Âu khác Thụy Điễn kêu gọi hợp tác chặt

chẽ hơn với các nước láng giềng xung quanh biển Bantich và với các nước Trung và Đông Âu Chính phủ Thụy Điển tuyên bố an ninh và phát triển của Extonia và Latvia và Litva có tầm quan trọng với Thụy Điền

Chính phủ khắng định tiếp tục theo đi chính sách của Chính phủ tiềm nhiệm không thuộc Đảng xã hội đối với các nước Bantich

Chính phủ tuyên bố phương châm chính sách của mình nêu rõ khơng tham gia vào các liên minh quân sự của Thụy Điền, sẽ không thay đổi mục tiêu của chính sách này là đảm bảo cho Thụy Điển giữ được tính trung lập

Trang 40

Với chính sách trung lập của Thụy Điển được duy trì từ trước chiến tranh và qua hai cuộc chiến tranh đó, tuy rằng vấn đề trong nước và ngoài nước Thụy Điển đã sử dụng chính sách đối ngoại mềm dẻo, củng cố tiềm năng của mình vững chắc, ra sức ủng quan hệ với thé giới thứ ba, dé tìm cho

mình đồng minh bằng con đường viện trợ kinh tẾ, ủng hộ chống lại những kẻ

đi xâm lược như chiến tranh Mỹ - Việt Nam, không ngừng mở rộng quan hệ ở các nước châu Âu cũng như các nước láng giềng với nhiều mục đích tìm nhiều bạn để bớt kẻ thù và nhằm tìm nguồn thị trường cũng như sự đồng thuận nếu như chiến tranh xảy ra Có thê thấy chính sách trung lập xuyên suốt

của một quá trình nhưng khơng làm cản trở gì đến phát triển của Thụy Điển

mà ngược lại nó như một tơn chỉ khơng thẻ xóa bỏ khi nói đến đất nước Thụy Điền, kẻ thù không đám nói đến chính sách trung lập của Thụy Điền đã có lâu

đời, chặt chẽ khiến cho nhiều nước đi xâm lược cũng phải đè chừng Những

chính sách trên đã thể hiện quan điểm duy trì và phát triển đất nước xuyên

suốt từ 1945 - 2000

1.3 Sự tham gia của Vương quốc Thụy Điễn vào Liên minh châu Âu (EU)

Con đường đi đến với EU trải quan thời gian lâu đài và đầy những khó

khăn, thử thách

Thụy Điển từ năm 1990 vẫn coi chính sách trung lập như là mối trở

ngại đối với sự tham gia cộng đồng châu Âu (EC) Trong nhiều thập kỷ, đa số

trong Quốc hội Thụy Điền đều chia sẻ mối lo này

Vấn dé EC nhiều lần đã được thảo luận nhưng kết quả đều như nhau,

vấn đề Thụy Điển tham gia EC được coi là không thể được dù vấn đề nay vô

cùng hấp dẫn song xét đến một số bạn hàng quan trọng nhất của Thụy Điển

nằm trong EC Thụy Điền một trong những thành viên sáng lập ra Hiệp hội

thương mại tự do (FTTA) cùng với Anh, Na Uy, Đan Mạch, Aó, Thụy Sỹ và

Ngày đăng: 17/10/2014, 18:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w