BQ GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC VINH
LE THI THANH HANG
KHẢO SÁT TỪ VỰNG TIENG CHUT
(HUONG KHE - HA TINH)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã sô: 60.22.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: 2
PGS - TS PHAN MAU CANH
Trang 2MO DAU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Ngôn ngữ là sản phẩm của con người, là một thành tố của văn hóa, là
phương tiện đặc biệt quan trọng để lưu giữ, chuyển tải, sáng tạo nên các giá trị
văn hóa Ngơn ngữ dân tộc là yếu tố xã hội, là dấu hiệu cơ bản để nhận ra dân tộc Cho nên, muốn bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc thì trước hết cần bảo vệ ngôn
ngữ dân tộc “Ngôn ngữ là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc Chúng ta phải giữ gìn nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”
(Hồ Chí Minh)
F.Saussure từng viết: “Phong tục của một đân tộc có tác động đến ngơn ngữ và mặt khác trong chừng mực khá quan trọng, chính ngơn ngữ làm nên dân tộc”
[46,tr.47] Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số là một việc làm cần thiết,
bởi hiện nay ngôn ngữ các dân tộc thiểu số đang mất đi hàng ngày trước mắt chúng ta, mà điều còn nguy hại hơn, đáng tiếc hơn, rất nhiều ngôn ngữ nay chưa
hề được nghiên cứu Nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Hoàng Tuệ cũng nhắn mạnh:
“Ở Việt Nam vấn đề nỏi bật hiện nay không phải là sự tranh giành lãnh thổ hay
xung khắc tôn giáo mà điều hết sức quan trọng với Việt Nam là sự phát triển đời sống văn hóa - xã hội của các dân tộc thiểu số Cho nên mặt ngôn ngữ cần được quan tâm” [35,tr I2]
1.2 Trong những năm qua, Đảng ta đã có những chính sách cụ thể đối với
ngôn ngữ các đân tộc thiểu số: Nghị quyết TW 1941, 1955, Nghị quyết TW VII,
khóa IX Nhà nước, Chính phủ Việt Nam cũng thể hiện sự quan tâm đến việc
bảo tồn và phát triển chức năng, vai trị của ngơn ngữ các dân tộc trong xã hội:
Hiến pháp 1960, Quyết định 153 -CP năm 1969, Quyết định 53 - CP nim
1980 Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã có các Quyết định số 253/QÐ - TTg
Trang 3năm 2004 và Chỉ thị số 38/2004/CT - TTg về việc đây mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền
núi
1.3 Trên cơ sở các văn bản của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, các Quyết
định, Chỉ thị, Nghị quyết của các cơ quan có thâm quyền, hàng chục năm qua,
UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có những chính sách đặc biệt quan tâm đến việc xây
dựng, bảo ton va phat triển dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, xã Hương Liên và bản
Giàng II, xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê
Dân tộc Chứt là dân tộc thiêu số duy nhất định cư trên địa bàn Hà Tĩnh, có
những nét đặc trưng riêng về phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa, đặc biệt
nhất là về ngôn ngữ Tiếng Chứt là một ngơn ngữ thuộc nhóm Việt - Mường,
ngành Môn — Khơme, họ Nam Á Hiện nay, trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh
Hà Tĩnh có hơn 140 người sử dụng ngôn ngữ này Tiếng Chứt được ding 6 dang khâu ngữ, chủ yếu ở thế hệ lớn tuổi, phạm vi giao tiếp có xu hướng bị thu hẹp, mức độ sử dụng ngày càng ít đi và chưa có chữ viết Vì vậy, tiếng Chứt trên địa
bàn Hà Tĩnh vẫn đang còn là một đề tài mới mẻ, có tính cấp thiết, cần được
nghiên cứu công phu
Nghiên cứu tiếng Chứt không chỉ để khảo sát hệ từ vựng - ngữ nghĩa của
ngôn ngữ này mà cịn có thể góp phần giúp ngôn ngữ này thốt khỏi sự tiêu vong, góp phần hiểu sâu hơn bản sắc văn hóa của một tộc người ân chứa trong ngơn ngữ; góp phần xây dựng tình đồn kết giữa các dân tộc, phát triển đời sống
văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn Hương Khê, Hà Tĩnh
Xuất phát từ tính thời sự khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài
Bước đầu khảo sát từ vựng tiếng Chứt ở Hương Khê Hà Tĩnh 2 Lịch sử vẫn đề
Là một cộng đồng không lớn nhưng người Chứt, tiếng Chứt đã được các nhà
khoa học chú ý từ lâu Tuy nhiên cũng phải nhận thấy rằng, những công trình
Trang 4Theo tài liệu tham khảo, chúng tôi được biết những tác giả đầu tiên viết về tiếng Chứt là nhà bác học Pháp L.Caliere, L.Sheon và H.Mapero vào những năm
1905 - 1907
Đến năm 1963, Mạc Đường công bố bài báo: Tìm hiểu về người Rục ở miễn
núi Quảng Bình [23,tr.32] Đây là một mô tả dân tộc học nhưng cũng có đề cập
tới một vài đặc điểm ngôn ngữ Tác giả đã so sánh 67 từ của thổ ngữ này với tiếng Việt, tiếng Nguồn và thổ ngữ Sách ở Yên Hợp Tác giả cũng nêu lên một đặc điểm ngữ âm của tiếng Rục là “sự phát âm không rõ và lẫn lộn giữa không dấu, đấu huyền, dấu sắc và đấu hỏi”, so sánh những câu tiếng Rục và tiếng Việt tương ứng Sau đó, ơng cho rằng ngôn ngữ Rục thuộc nhóm Việt - Mường và tiếng Rục là một ngôn ngữ độc lập
Năm 1975, tác giả Phạm Đức Dương có bài Về mối quan hệ thân thuộc giữa
các ngơn ngữ thuộc nhóm Việt - Mường ở miễn tây Quảng Bình Theo Phạm Đức Dương, tiếng Chứt có nhiều từ có nguồn gốc chung với tiếng Chàm, thuộc nhóm Việt - Mường và là một ngôn ngữ cổ hơn các ngơn ngữ khác trong nhóm [19,tr.50]
Năm 1976, tác giả Nguyễn Văn Tài có bài báo 7 bàn về vị tri tiếng Chit, tiéng Cuối trong nhóm Việt - Mường [34.tr.63], tác giả nhắn mạnh: a, Tiếng Chứt là một ngôn ngữ thống nhất bao gồm các nhóm Mày, Rục, Sách, Arem và Mã
Liềng, chia thành 4 phương ngôn là Mày - Rục, Sách, Arem và Mã Liềng b, Tiếng Chút là ngơn ngữ có hai loại âm tiết: âm tiết mờ và âm tiết tỏ Âm tiết tỏ
có thể là một từ độc lập, có cấu trúc “phụ âm đầu (hay tổ hợp phụ âm có chức
năng âm đầu) + nguyên âm (âm chính) + âm cuối + thanh điệu” Âm tiết mờ khơng có thanh điệu độc lập, có cấu trúc ngữ âm “âm đầu + âm chính (một số là
nguyên âm không xác định) + âm cuối (đa số là các phụ âm)” c, Trong tiếng Chứt có rất nhiều từ gồm một âm tiết mờ và một âm tiết tô d, Trong hệ thống
nguyên âm tiếng Chứt “có âm a (và 4), o (va â) là có sự phân biệt về độ dài, tiếng
Trang 5-Muong, Mon Khome va Ma lai — Pélinédidng thi cd 47 tir chung voi Viét - Mường, 23 từ chung với các ngôn ngữ Môn — Khơme
Năm 1978, tac gia Ha Van Tan, Pham Đức Dương trong bài Về ngôn ngữ
tiền Việt - Mường [20,tr.64] đã cho rằng tiếng Chứt có hệ thống 3 thanh điệu và
thé déi lap b/p, d/t, g/k ở âm đầu
Năm 1979, tác giả Phạm Đức Dương viết Về mối quan hệ nguôn gốc của các
ngôn ngữ nhóm Việt - Mường [21.tr.46] đã bỗ sung thêm những nhận định về
tiếng Chứt: a, Tiếng Chứt chỉ có một loại từ đơn với hai kiểu cấu trúc ngữ âm CCVC va CVC b, Trong 153 từ có cầu trúc CCVC thì nhóm CC có những đặc
trưng sau: một là, CI chủ yếu là các phụ âm tắc p, t, c, k va phé biến nhất là k;
trong tổ hợp C1C2, yếu tố thứ nhất không vững chắc và được phát âm tùy tiện (vi dụ: [tâkang] / [câkang] “gang tay”); cặp c/t thường không phân biệt nhau Hai là, về “phương thức cấu 4m” thi Cl va C2 thường phân biệt nhau, còn về
“phương thức phát âm” thì CI và C2 lại khơng loại trừ nhau (ví dụ: CI là t
thường kết hợp với C2 là k,p, ng)
Năm 1983, tác giả Trần Trí Dõi trong bài Góp phẩn phân chia phương ngôn
tiếng Chứt [12,tr.65] đã làm nỗi rõ ranh giới giữa các phương ngôn tiếng Chứt
qua những tiêu chí phân loại cụ thể theo hai cấp độ ngữ âm và từ vựng a, về
mặt từ vựng, ông cho rằng: bên cạnh sự giống nhau đều đặn giữa các thổ ngữ, từ vựng tiếng Chứt còn có sự khác nhau nhất định trong nội bộ chúng nên ông qui
10 bảng từ thành 3 nhóm thổ ngữ b, Về mặt ngữ âm, dựa vào 3 tiêu chí: tương ứng [t] / [s], tương ứng [t] / [k], tương ứng [r] [I] [ø], tác giả chia các thổ ngữ ra thành 4 nhóm: nhóm Nam, nhóm Giữa, nhóm Tây và nhóm Đơng Kết hợp tiêu
chí từ vựng và ngữ âm, tác giả đã khẳng định: nhóm Arem tách thành một phương ngôn riêng biệt và gọi đó là phương ngơn Nam Các thổ ngữ còn lại của tiếng Chứt tác giả chia thành 3 phương ngôn: phương ngôn Giữa, phương ngôn
Tây và phương ngôn Đông
Trang 6[14,tr.61] Theo tác giả, tiếng Chứt - một ngôn ngữ kiểu Thà Vựng có sự tương
ứng giữa một đãy âm xát Việt với các song tiết Chứt và một dãy âm tắc Việt với
các song tiết Chứt Sự tương ứng giữa các âm tắc Việt với các song tiết Chứt (và cả Thà Vựng) đã nói rằng có những âm tắc giữa không chuyển thành các âm xát mà chuyển thành các âm tắc Việt Tác giả đặt ra vấn đề: những âm tắc giữa nào? Và khẳng định đó là những âm tắc giữa hữu thanh Có nghĩa là có sự phân biệt tế
nhị trong nội bộ các âm tắc giữa: nếu là vơ thanh nó đã xát hóa, ngược lại là hữu
thanh nó khơng xát hóa Tác giả đã hình dung theo so dé: Âm tắc giữa Proto Việt - Mường Việt
* p Vv
*b b
Cuối cùng, tác giả viết khi nghĩ rằng các âm xát Việt chỉ được hình thành từ các âm tắc giữa vơ thanh thì phải nói rõ vì sao có hai loạt thanh điệu Trong một
chừng mực nhất định, có thé xem sự khác biệt về âm vực thanh điệu ở đây là dau
ấn của các tiền âm tiết Một số tiền âm tiết làm các âm xát mang thanh cao, một
số khác làm các âm xát mang thanh thấp
Năm 1987, Trần Trí Dõi bảo vệ Luận án PTS Những đặc điểm từ vựng và
ngữ âm tiếng Chứt góp phân nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng Việt Trong cơng
trình này, phần nghiên cứu về từ vựng tiếng Chứt ít hơn nhiều so với phần
nghiên cứu ngữ âm [15,tr36] a, Về từ vựng: Tác giả chưa đề cập tới toàn bộ các vẫn đề của từ vựng tiếng Chứt mà chỉ xem xét tới một bộ phận của nó là phân tích các lớp từ có nguồn gốc khác nhau trong vốn từ tiếng Chứt b, Về ngữ âm: Tác giả đã xem xét đồng đại những nét cơ bản của ngữ âm tiếng Chứt ở hai mặt
hệ hình và ngữ đoạn, góp phần làm sáng tỏ một vài vấn đề trước đây các nhà
nghiên cứu quan tâm mà chưa có điều kiện thực hiện Đó là việc xác lập hệ
thống âm vị (đoạn tính và siêu đoạn tính) của tiếng Chứt cùng các tiêu chí khu
biệt và đặc điểm ngữ âm của chúng Đồng thời xem xét những biến thể phương
ngôn của hệ thống âm vị này Tác giả tìm hiểu thực chat cau trúc ngữ âm của các
Trang 7nguyên âm, phụ âm và thanh điệu Từ đó, tác giả cho rằng trong nội bộ nhóm ngơn ngữ Việt - Mường tiếng Chứt là một ngơn ngữ cịn giữ lại được nhiều nét cổ hơn so với các ngôn ngữ Việt - Mường khác Đặc trưng này thể hiện tinh trạng phong phú cả về số lượng lẫn thế đối lập âm vị học của âm đầu và âm cuối
Về số lượng, tiếng Chứt hiện còn tới 5 tổ hợp âm đầu Thế đối lập hữu thanh / vô
thanh có ở tất cả các loạt cấu âm Trong hệ thống âm cuối vẫn bảo tồn được [h,
Ih] hiện không cịn trong các ngơn ngữ cùng nhóm Căn cứ vào những khác biệt
của âm đầu, nguyên âm làm âm chính, âm cuối và thanh điệu, tác giả đã chia các
thổ ngữ tiếng Chứt thành 4 nhóm: Phương ngơn Nam gồm các thổ ngữ Arem, phương ngôn Giữa gồm các thổ ngữ Sách, phương ngôn Tây có Mày, Rục và phương ngôn Đông gồm các thổ ngữ Mã Liềng
Những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước là những gợi mở bồ ích cả về cơ sở lí thuyết và thực tiễn để cho chúng tôi thực hiện đề tài này
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vỉ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn đặt mục đích cụ thể là khảo sát từ vựng tiếng Chứt ở Hương Khê, Hà Tĩnh nhằm nhận diện và miêu tả những đặc điểm về từ vựng của ngôn ngữ này Qua đó, có thê góp phần bảo tồn ngôn ngữ này thoát khỏi sự tiêu vong, góp
phần hiểu sâu hơn bản sắc văn hóa của một tộc người ấn chứa trong ngơn ngữ, góp phần thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, xây đựng tình đồn kết
giữa các dân tộc trên địa bàn
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi đặt ra cho luận văn phải giải quyết những vấn đề sau đây:
- Khảo sát từ vựng tiếng Chứt trên địa bàn Hương Khê, Hà Tĩnh
- Miêu tả các đặc điểm của từ trong tiếng Chứt (từ góc độ từ vựng và ngữ
pháp)
- Khảo sát một số trường nghĩa cơ bản trong tiếng Chứt
Trang 8Đề tài này tập trung khảo sát từ vựng tiếng Chứt ở Hương Khê, Hà Tĩnh dựa vào nguồn tư liệu mà chúng tôi thu thập được từ những chuyến điền đã
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp độc
lập hoặc phối hợp chúng lại để triển khai các luận điểm Các phương pháp chủ
yếu là:
4.1 Phương pháp sưu tầm, thống kê, phân loại
Từ tháng 2 năm 2009 đến tháng 8 năm 2010, chúng tôi đã tiễn hành những
chuyến điền dã tại hai bản Rào Tre, xã Hương Liên và bản Giàng II, xã Hương
Vĩnh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh Tại đây, chúng tôi gặp gỡ, phỏng vẫn các
nhân chứng ở lứa tuổi 40 — 60, những người được xem là nói được nhiều tiếng Chứt và phát âm chuẩn trong cộng đồng Sau đó, chúng tơi mở rộng đối tượng quan sát và phỏng vấn các cháu thiếu nhi, các em học sinh trường đân tộc nội
trú, đặc biệt các già làng, trưởng bản họ am hiểu rất rõ về tiếng nói, về phong tục
tập quán của tộc mình Chúng tơi trò chuyện, phỏng vấn, ghi chép, ghi âm một bảng từ gồm 1200 từ sắp xếp a, b, c theo Từ điền tiếng Việt Tuy nhiên, khi
chúng tôi ghi chép, ghi âm khơng chỉ có một vài nhân chứng mà thường có rất
nhiều người Chứt góp ý thêm về vốn từ và cách phát âm Sau khi ghi âm xong,
để xử lý tư liệu dễ dàng, chúng tôi chuyên thành văn tự (tức là mở băng nghe hay còn gọi là gỡ băng và ghi chép ra vở tất cả các cuộc thoại thu thập được) để tiện thống kê, phân loại
4.2 Phương pháp miêu tả
Trong luận văn này, chúng tôi tiến hành xem xét từ vựng tiếng Chứt ở địa
bàn Hương Khê, Hà Tĩnh trong quá trình phát triển lịch sử: phân biệt lớp từ thuần gốc và lớp từ vay mượn Sau đó miêu tả những đặc điểm cơ bản của từ: từ
đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, cấu tạo từ (từ đơn tiết, đa tiết), các từ loại (thực từ và hư từ), một số trường nghĩa cơ bản trong tiếng Chứt
Trang 9Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu từ tiếng Chứt với tiếng Việt và một ít tiếng Mường, tiếng Môn — Khmer, tiếng Thái —- Lào, tiếng Chàm nhằm làm sáng tỏ những đặc điểm từ vựng tiếng Chứt ở địa bàn Hương Khê, Hà
Tĩnh
5 Đóng góp của luận văn
- Qua dé tai này, luận văn bước đầu khảo sát từ vựng tiếng Chứt ở Hương Khê, Hà Tĩnh, miêu tả những đặc điểm của từ ở góc độ từ vựng và ngữ pháp, các trường nghĩa cơ bản trong tiếng Chứt Các kết quả của luận văn góp phần nghiên
cứu tiếng Chứt nói riêng và ngôn ngữ các dân tộc thiêu số Việt Nam nói chung
- Ngồi ra, bằng việc thống kê, phân loại từ tiếng Chứt, luận văn có thê góp phần giúp ngơn ngữ này thốt khỏi sự tiêu vong, góp phần thực hiện các chính sách của Đảng và nhà nước, xây đựng tình đồn kết giữa các dân tộc, phát triển
đời sống văn hóa, an ninh quốc phòng trên địa bàn Hương Khê, Hà Tĩnh 6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Phụ lục, nội dung luận văn triển khai
trong 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2: Một số đặc điểm của từ trong tiéng Chit (tur góc độ từ vựng và
ngữ pháp)
Trang 10
Bản đồ huyện Hương Khê - Hà Tĩnh
Ghi chú: Các xã thuộc huyện Hương Khê
1 Xã Hương Đô 2 Gia Phố 3 Hà Linh 4 Hoà Hải
5 Huong Binh 6 Huong Giang 7.HuongLam 8 Hương Long 9 Huong Vinh 10 Hương Xuân II Lộc Yên 12 Phú Gia 13 Phú Phong 14 TT Hương Khê 15 Phúc Trạch
16.Hương Mỹ 17.Hương Điền 18 Phúc Đồng
19 Hương Thuỷ 20 Hương Liên 21 Hương Trạch
Trang 11
Chương 1: NHUNG VAN DE LY THUYET LIEN QUAN DEN DE TAI
1 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
Từ rất lâu, người ta đã nhận thức được vai trò to lớn của ngôn ngữ trong việc
hình thành và phát triển nền văn hóa dân tộc và quan tâm đến mối quan hệ giữa chúng Để tìm hiểu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, trước hết chúng ta phải quan tâm đến hai khái niệm: ngôn ngữ và văn hóa
1.1 Ngơn ngữ
Ngơn ngữ là phương tiện giao tiếp của con người và là một thành tố cơ bản,
quan trọng của văn hóa, chi phối nhiều thành tố văn hóa khác Ngơn ngữ là công cụ để tư duy Chỉ có con người mới có ngơn ngữ Con vật dù khôn đến dau, du có thể bắt chước tiếng nói của con người (như con vẹt, con sáo ) thì cũng không thê cho rằng chúng có ngơn ngữ Trong quá trình lao động, con người đã sáng tạo nên ngôn ngữ và nhờ có ngơn ngữ, hoạt động giao tiếp diễn ra vô cùng thuận lợi, tư duy của con người ngày càng phát triển hồn thiện
“Ngơn ngữ là một kho tàng thực tiễn nói năng của những người cùng thuộc một cộng đồng ngôn ngữ lưu lại, ngôn ngữ khơng có mặt đầy đủ trong một người
nào và nó chỉ tồn tại trọn vẹn trong quần chúng Ngôn ngữ là một hệ thống đơn vị vật chất phục vụ cho việc giao tiếp giữa người với người Nó được phản ánh
trong ý thức của tập thể và trừu tượng khỏi những tư tưởng, tình cảm của mỗi cá nhân” [3,tr.3] Theo Humboldt: “Ngôn ngữ là linh hồn đân tộc” Còn Sapir — Whor lại gắn ngôn ngữ với nhận thức, ông cho rằng hoạt động của con người phản ánh “bức tranh thế giới” Như vậy, suy cho cùng, mọi sinh hoạt xã hội, rộng hơn là mọi hiện tượng diễn ra trong xã hội, những sáng tạo và phát minh, các gia tri ma con người có được trong cuộc sống, đều liên quan đến ngôn ngữ
Đối với mỗi cá nhân, tiếng mẹ đẻ được hình thành phát triển từ tuổi ấu thơ, và góp phần hình thành, phát triên nhân cách mỗi người Đối với xã hội - ngôn
Trang 12phát triển trong lich sử hàng ngàn năm, góp phần thống hợp dân tộc, là phương
tiện truyền lại những kinh nghiệm, tri thức, trí tuệ, làm nên văn hóa của mỗi dân tộc
Vì vậy, nghiên cứu ngôn ngữ của mỗi tộc người cho phép ta hiểu về nhân
cách, lịch sử hình thành, phát triển của một tộc người cụ thê Ngược lại, muốn
nghiên cứu một tộc người cụ thể không thể không nghiên cứu ngôn ngữ của tộc người đó
1.2 Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một khái niệm có nội hàm rất rộng, đến nay trên thế giới đã có
trên 400 định nghĩa khác nhau về văn hóa
E.B Taylor — nhà nhân loại học người Anh, trong tác phẩm Văn hóa nguyên thúy (1871) đã cho rằng: “Văn hóa là tập hợp toàn bộ những tri thức, tín ngưỡng,
nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và bắt kì năng lực, thói quen nào khác
mà con người với tư cách là một thành viên trong xã hội có được” Trong tiểu
luận Khái niệm văn hóa (1959), Lestie AWhite cho rằng: “Vấn đề không phải ở
chỗ văn hóa là thực tế hay trừu tượng mà vấn đề là bối cảnh những quan hệ của
chúng với cộng đồng người mà trong quan hệ của chúng với nhau” Theo Bách khoa tồn thư Liên Xơ: “Khái niệm văn hóa dùng để chỉ trình độ phát triển về vật chất và tinh thần của xã hội, dân tộc, bộ lạc cụ thể - văn hóa cổ, văn hóa
Maya, văn hóa Trung Quốc , theo nghĩa hẹp, văn hóa chỉ liên quan đến đời sống tỉnh thần của con người” Từ điển triết học Xô Viết (1938) lại coi: “Văn hóa
là tong thể những thành tựu và những quá trình hoạt động xã hội của con người,
được thể hiện bằng những giá trị vật chất và tinh thần xã hội”
Theo Trần Ngọc Thêm “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và
tỉnh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [38,tr I0] Còn
tác giả Đào Duy Anh thì cho rằng: “Hai tiếng văn hóa chăng qua là chỉ chung
Trang 13giống nhau vì cách sinh hoạt của các dân tộc không giông nhau Các dân tộc sinh
hoạt khá nhau vì điều kiện tự nhiên về địa lí của các dân tộc khác nhau
Từ điển tiếng Việt [33,tr.1062] lại coi “Văn hóa: tổng thể chung những giá trị vật chat va tinh than do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”
Định nghĩa của UNESCO: “Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng ” [36,tr.24]
Nhiều tác giả cho rằng văn hóa giống như một nền văn minh gồm cả văn
minh vật chất và văn minh tinh thần Văn hóa là một hiện tượng, một phạm trù thiên về con người, do con người làm nên Vì vậy, văn hóa là tiêu chuẩn, tiêu chí
hiển nhiên phân biệt con người - động vật, làm con người tách khỏi thế giới động vật Nói cách khác, chủ nhân duy nhất của văn hóa là con người Văn hóa là sản phẩm đặc thù của xã hội lồi người Nó phản ánh cách con người tiếp cận, chia cách, nhận thức và hoạch định thế giới thực tại khách quan xung quanh mình
theo hai thế giới khác nhau mà gắn bó với nhau Đó là thế giới thực tại được con
người nhận thức, chia cách và mơ hình hóa nó Còn thế giới thứ hai là thế giới
biểu tượng, thế giới ở bên cạnh, đằng sau cái thế giới thực tại, một thế giới hết
sức đặc thù nơi con người có tư duy
Như vậy, định nghĩa nào cũng có lý, cũng có cơ sở khoa học để tồn tại và đứng vững, vì dân tộc nào cũng có văn hóa, tộc người nào cũng có văn hóa Với
phạm vị, nội dung đề tài, chúng tôi sử dụng khái niệm Văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở, mặc và
các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là Văn hóa” (Hồ Chí Minh toàn tập, 1999, tr.43 I)
1.3 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
Trang 14quan hệ giữa cái bộ phận và tông thể Ngôn ngữ là một bộ phận của nền văn hóa
cùng với các bộ phận khác như khoa học, kinh tế, xã hội, phong tục, tập qn
Nhưng trong đó, ngơn ngữ là bộ phận luôn được kể đến đầu tiên và là thành tố quan trọng nhất, song hành với văn hóa
Tác giả Phạm Đức Dương và Nguyễn Nhã Bản cho rằng: “Nếu như văn hóa được quan niệm là tất cả những giá trị do con người sáng tạo ra trong quá trình
ứng xử với tự nhiên, xã hội và với bản thân mình thì đặc trưng dân tộc thể hiện
trong văn hóa Và nếu như văn hóa được xem là một tổng thể các hệ thống tín hiệu do con người sáng tạo nên thì ngơn ngữ là một hệ thống tín hiệu tiêu biểu,
hoàn chỉnh nhất và cần thiết nhất đê hình thành xã hội loài người Ngôn ngữ vừa
là công cụ tư duy vừa là công cụ giao tiếp của xã hội Mỗi dân tộc bằng công cụ tư duy của mình — ngơn ngữ đã nhận thức thế giới khách quan và phân cắt thực tại theo tâm thức của mình” [4,tr.5] Như vậy, qua ngôn ngữ mà người ta nhận diện được những nét đặc trưng của vũ trụ quan, thế giới quan và nhân sinh quan của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng dân tộc Với công cụ giao tiếp xã hội - ngôn
ngữ loài người đã sản sinh, truyền đạt và bảo vệ tất cả các hệ thống tín hiệu của
dân tộc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
Trong sự phát triển của văn hóa, ngơn ngữ bao giờ cũng là một công cụ, một
phương tiện có tác động nhạy cảm nhất Ngôn ngữ là tiền đề cho đối tượng văn hóa phát triển, sự phát triển của văn hóa tạo tiền đề trở lại cho ngôn ngữ Ngôn ngữ và văn hóa đều là những thiết chế xã hội Hoạt động ngôn ngữ gắn liền với
hoạt động tư duy Ăng ghen từng viết: “Sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, nó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc vượn làm
cho bộ óc đó dần dần chuyền biến thành bộ óc của con người” [32,tr.259] Như vậy, ngôn ngữ không chỉ là tiền đề cho đối tượng văn hóa mà hơn thế, từ trong chiều sâu trước hết nó là tiền đề tạo ra con người Ngôn ngữ là hoạt động không
tách rời với sức sống của tư duy con người Ngơn ngữ có chức năng số một: là
Trang 15Ngôn ngữ được coi là phương tiện duy nhất có khả năng giải mã cho tất cả các loại hình nghệ thuật gắn với phạm trù văn hóa Ngơn ngữ có khả năng sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật ngôn ngữ, phản ánh một cách tương đối tập trung
tiến trình phát triển bộ mặt văn hóa của cộng đồng Văn hóa được lưu giữ trong
ngôn ngữ Thông qua vốn từ vựng, các thành ngữ, tục ngữ, cũng như các tác phẩm thần thoại cổ xưa, người ta mới xác định cuộc sống của con người trong quá khứ và hệ thống, sắp xếp nó lại để làm nên giá trị, truyền thống văn hóa cho
thế hệ sau
Ngôn ngữ là một bộ phận của văn hóa, là biểu hiện bản sắc văn hóa dân tộc Ngơn ngữ dân tộc là yếu tố xã hội, là dấu hiệu để nhận ra dân tộc Ý thức về
tiếng mẹ đẻ là biểu hiện đặc sắc về ý thức dân tộc Hoàng Tuệ cho rằng: “Khi
xác định một đân tộc phải chú ý tới ngôn ngữ của dân tộc ấy Đó là một tiêu chuẩn quan trọng đề xác định dân tộc” [35,tr.17] Phạm Đức Dương khẳng định:
“Ngôn ngữ được xem là một gia tài quý giá nhất và đích thực nhất để nhận diện
Aa?
một dân tộc” Còn F.De Sassure: ““[rong chừng mực khá quan trọng, chính ngơn
ngữ làm nên dân tộc (Ngôn ngữ học đại cương, Nxb KHXH, H.1973)
Văn hóa có văn hóa vật chất và văn hóa tỉnh thần “Là một thành tố của nền
văn hóa tỉnh thần, ngôn ngữ giữ vị trí đặc biệt Bởi vì ngơn ngữ là phương tiện
tất yếu và là điều kiện nảy sinh, phát triển và hoạt động của những thành tố khác trong văn hóa Ngơn ngữ là một trong những thành tố đặc trưng nhất của bắt kỳ nền văn hóa dân tộc nào Chính trong ngơn ngữ, đặc điểm của nền văn hóa dân
tộc được lưu giữ lại rõ ràng nhất” [39 tr.33]
Văn hóa là sinh hoạt, là đời sống xã hội, khi nó được thể hiện qua ngơn ngữ,
chính là nó làm nên “cuộc sống trong ngôn ngữ”, làm cho ngơn ngữ có những giá trị nhất định Văn hóa làm cho ngôn ngữ mang tính biểu trưng và đa nghĩa, văn hóa làm cho ngơn ngữ trở thành một chất liệu để sáng tạo nghệ thuật Như
vậy, trong mối quan hệ ngôn ngữ - văn hóa — dân tộc thì ngơn ngữ là yếu tố đặc
Trang 16trién va sáng tạo của một dân tộc, nó biểu thị các giá trị văn hóa và sức mạnh của dân tộc về mọi mặt
Ngôn ngữ và văn hóa thuộc hai khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ
qua lại, gắn bó khơng thể tách rời Ngôn ngữ là chất liệu truyền tải văn hóa mà
văn hóa là cái được hàm chứa trong ngôn ngữ Vì vậy, khi nghiên cứu ngôn ngữ
học, không thể không đề cập đến tri thức văn hóa mà ngơn ngữ biểu hiện và
ngược lại, khi nghiên cứu các đặc trưng văn hóa của một dân tộc thì ngơn ngữ là
một thành tố quan trọng cần phải lý giải “Ngôn ngữ vừa là điều kiện tồn tại, vừa là sản phẩm văn hóa nhân loại Bởi vậy, mọi nghiên cứu về ngôn ngữ nhất thiết
phải coi văn hóa là đối tượng của mình” (Vinocua)
2 Vài nét về người Chứt
2.1 Vi trí địa lý của người Chứt
Người Chứt ở Hương Khê, Hà Tĩnh định cư tại hai bản: bản Rào Tre, xã
Hương Liên và bản Giàng II, xã Hương Vĩnh Từ thị trấn Hương Khê đi qua Lâm trường Chúc A, lên đến bản Rào Tre khoảng 26 km Rào Tre, theo tiếng địa phương có nghĩa là con sông nhỏ tên Tre Theo địa danh, đó là một thung lũng
hẹp thuộc xã Hương Liên, nằm ở khu vực thượng nguồn sông Ngàn Sâu, có dịng sơng nhỏ và dốc Cận sông là dãy núi Cà Đay uốn mình giăng bọc vây trọn thung
lũng hẹp Dưới chân núi, 30 nóc với hơn 118 nhân khẩu đang sinh sống Tộc
người Chứt có 5 nhóm địa phương: Rục, Mã Liéng, Arem, May, Sach thi SỐ
người đang sinh sống ở Rào Tre thuộc nhóm Mã Liềng
Từ thị trấn Hương Khê đi qua Lâm trường Chúc A, về hướng Tây lên bản
Giàng II khoảng 30 km, trong đó có hơn 7 km phải đi bộ đường rừng vì tuyến
đường dọc vành đai biên giới Việt — Lào đang thi công Những ngọn núi cao chót vót, những con dốc gồ ghề, dựng đứng, đường gập ghèềnh, khúc khuỷu, suối róc rách chảy, chim lảnh lót ca Đó là tất cả những gì mà chúng tôi cảm nhận
được khi đến với đồng bào Cọi (hay còn gọi là Khạ Phoọng, Cọi Phoọng, Cọi
Ma Côông), ở bản Giàng II, xã Hương Vĩnh Theo lời kể của già bản Hồ Thoòng
Trang 17xuống trần gian một cặp vợ chồng để sinh con đẻ cái và đặt tên ban 1a Giang dé ghi nhớ gốc gác của mình Nhưng đó chỉ là huyền sử! Bản Giàng II nép mình bên sườn núi Cà Đui, hướng ra con suối Cà Rờ là 8 nóc với khoảng 30 nhân khâu Nơi đây cũng là vùng đất mang đậm dấu ấn lịch sử của cụ Phan Đình Phùng dựng cờ khởi nghĩa, và nay là nơi đóng quân của Đồn Biên phòng 575
Như vậy, đồng bào Chứt ở Hương Khê, Hà Tĩnh đang sinh sống tại một vùng
đất có sơng suối, có đồi núi bao la, hùng vĩ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
nương rẫy, chăn nuôi và săn bắt hái lượm Vị trí địa lý như vậy rất phù hợp với
đặc điểm sinh hoạt, phong tục tập quán, nên đồng bào Chứt ở đây đã định canh,
định cư, ôn định cuộc sống Tuy nhiên, nằm trên dãi đất miền Trung, tộc người Chứt ở Hương Khê, Hà Tĩnh cũng phải chịu một chế độ thời tiết hết sức khắc
nghiệt (rét đậm, nắng gắt) đã có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh hoạt và lao động sản xuất
2.2 Nguồn gốc lịch sử, sinh hoạt kinh tế, văn hóa của người Chứt
2.2.1 Nguôn gốc lịch sử
Theo chúng tôi được biết, đến nay vẫn chưa có những tài liệu thỏa đáng về
nguồn gốc lịch sử dân tộc Chứt Trong cuốn sách Sổ tay về các dân tộc ở Việt
Nam đã viết “Theo một số cụ già người Chứt kể lại, thì xưa họ vốn ở vùng Quảng Nam và Bồ Trạch Nhưng vì giặc giã và thuế khóa nặng nề nên họ phải
chạy lên nương náu ở vùng núi phía Tây Cịn theo người Việt hiện đang cư trú ở
huyện Minh Hóa, thì khi tổ tiên họ đến đây (sớm nhất vào thời Hồng Đức, 1470
— 1495) đã thấy người Sách và người Rục ở từ trước” [45,tr.31]
A Cheon va Th Guignard, hai nha nghién ctru người Pháp, đã miêu tả là
“người Chứt hết sức nhút nhát, hễ thấy người lạ thì họ lập tức lẫn trốn Họ khơng
có quần áo, nam nữ đều che mình bằng vỏ cây sui, ngủ chung lẫn lộn trong hang hoặc trong lều Họ ăn bột cây nhúc và săn bắt tôm cá, thú nhỏ trong rừng”
Dưới thời Pháp, người Chứt bị miệt thị là “Xá lá vàng” “Xá” - chỉ những tộc
người lạc hậu, “lá vàng” chỉ cuộc sống di cư, người Chứt thường chỉ sống tại
Trang 18vàng thì bỏ đi nơi khác Bản thân chữ “Chứt” cũng được hiểu là hang đá, nơi trú ngụ của người Chứt
Sau ngày giành được độc lập toàn miền Bắc, trong một chuyến băng rừng, bộ đội biên phòng Hà Tĩnh phát hiện có một nhóm “người rừng” sống chui rúc trong những hốc đá ẩm ướt hoặc dưới những túp lều lá cọ vàng ở miền tây Quảng Bình Chưa xác định đây là bộ tộc nào nhưng tỉnh ủy hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình đã phối hợp cử một đoàn cán bộ lên rừng “cắm bản” để tìm hiểu Ròng rã nhiều tháng trời, chính quyền địa phương Hà Tĩnh và Quảng Bình phối
hợp với bộ đội Biên phịng tìm kiếm và vận động họ về sống cùng với làng bản,
dần dần hình thành cuộc sống định cư, xóa bỏ những mặc cảm từ nhiều thế hệ
Do sống tách biệt trong rừng sâu, không giao lưu với các cộng đồng khác, do ảnh hưởng của cuộc sống di cư nên người Chứt đã từng chịu cảnh thối hóa mạnh mẽ, thậm chí cịn đứng trước nguy cơ diệt vong
Ngày nay, dân tộc Chứt có hơn 2400 người, đã sống định canh, định cư ở huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bồ Trạch (Quảng Bình) và Hương Khê (Hà Tĩnh)
Cộng đồng người Chứt gồm các nhóm: Rục, Sách, Arem, Mày, Mã Liềng và có
tên gọi khác: Tu vang, Pa leng, Xe lang, Tơ hung, Cha cú, Tắc củi, Umô, Xá lá
vàng Họ thường nhận mình là họ Cao, họ Định Người Chứt ở Hương Khê, Hà
Tĩnh nhận mình là họ Hồ (họ của Bác Hồ), thuộc nhóm người Mã Liềng
2.2.2 Sinh hoạt kinh tế của người Chút
Với địa hình là núi cao hiểm trở, trước Cách mạng tháng Tám, người Chứt
phải sống chủ yếu bằng nương rẫy, săn bắn, hái lượm, du canh du cư Hiện nay,
được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và đặc biệt là các chiến sỹ Biên phòng Hà Tĩnh, người Chứt ở hai bản Rào Tre và bản Giàng II đã biết trồng lúa,
hoa màu và chăn nuôi sản xuất
Những loại cây mà người Chứt trồng trọt là: cø /ó (lúa), sà /¡ (ngơ), kurinh/ứ
tàu (sắn), tô (đỗ), xuốc lá (thuốc lá) Người Chứt trồng ngô vào tháng chạp, sau
Trang 19trồng sắn, đỗ và thuốc lá Tháng 3 là tháng phát và đốt ray lúa Tháng 4 và tháng
5 thu hoạch ngô và trĩa lúa Tháng 6 và tháng 7 làm cỏ lúa và thu hoạch vào tháng 10 hoặc tháng II
Trong lao động trồng trọt, công việc phát và đốt rẫy do đàn ông làm, lúc trĩa
hạt chồng dùng gậy chọc lỗ, vợ đi sau bỏ hạt Mùa thu hoạch thường chỉ người
vợ đi thu về Những bông lúa chín được người phụ nữ Chứt tuốt vào một cái giỏ
nhỏ (gọi là cái /kalng/ ) buộc trước bụng Khi cái giỏ đầy người ta đỗ vào một
cái gui (gọi là //⁄2 để đưa về nhà Số lúa này được đổ trên cái sàn trên bếp (gọi la cai /torong/)
Công cụ lao động chỉ có rìu hay rựa để phát rẫy và chiếc gậy để chọc lỗ tra
hạt Tới khu định canh định cư, được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương,
đồng bào đã ni trâu bị và dùng cày, bừa, cào, cuốc, gióng gánh để làm nương, làm ruộng
Người Chứt săn bắn các loại thú nhỏ như khí, cầy, cáo, lợn rừng, gà rừng
quanh năm nhưng chủ yếu vẫn là vào tháng 10 hoặc 11 âm lịch khi đã thu hoạch
xong lúa mùa Trong săn bắn, nỏ là công cụ chủ yếu (dùng tên thuốc độc hoặc tên thường) Khi săn tập thể, đồng bào cịn dùng cả chó để lùa thú Bẫy là một phương thức bắt thú rất lợi hại và quan trọng Các loại bẫy thú lớn gồm: bẫy đò
ho, bẫy vòng, các loại bẫy thú nhỏ gồm bẫy tren (một loại kẹp), cử tít (một loại
cạm), kháo (dùng để bẫy nhím, chim, chuột )
Truyền thống phân phối sản phâm lao động tập thể cũng chưa bị xóa bỏ, như
khi săn được thú to, người đi săn được lấy đầu và phần thịt nhiều hơn, còn lại
đem chia cho những nhà lân cận Khi săn tập thẻ, thịt thú được chia theo nguyên
tắc công bằng, người bắt hay đập chết thú được miếng lưng, phần còn lại chia đều cho những người tham gia, ké cả chó săn
Người Chứt thường xuyên hái lượm các loại hoa quả, rau rừng và cây có bột
như cây nhúc (kap ák), cây có củ như cây mài (tang) Cá, Ốc, hến cũng được
những người dân này sử dụng Trước kia người ta bắt cá bằng câu, thả lá thuốc
Trang 20cá là chủ yếu Hàng năm vào tháng 4 và 5 âm lịch, người Chứt thường đi lấy mật ong, đây là một loại sản phẩm chính trong thu lượm của cư dân này, cho nên vào mùa ong cả gia đình họ đều vào rừng để thu lượm mật ong
Trong những năm gần đây, người Chứt đã bắt đầu biết nuôi gia cầm và gia súc như: gà, chó, lợn, trâu, bị Các loại gà, lợn, trâu, bò ban đầu không được làm
chuồng, có gì ăn nấy nên thu nhập cũng không cao Hiện nay, được sự giúp đỡ
của các chiến sỹ Biên phòng, họ đã biết làm chuồng trại riêng cho trâu, bò, lợn,
gà và biết đi cắt cỏ, chăn trâu
Do kỷ thuật thô sơ, hoa màu lại hay bị thú rừng phá, đất canh tác ít, nên nơng nghiệp chỉ đủ cung cấp lương thực cho đồng bào trong 6 - 7 tháng Lúc thiếu đói, đồng bào phải lấy các loại cây có bột hoang dại như nhúc (có nơi gọi là báng, thuộc họ dừa) và khoai, củ mài để sống qua ngày Để có bột nhúc ăn, người ta phải vào rừng tìm loại cây này Khi thử thấy cây có bột người ta chặt
cây, bóc vỏ ngoài rồi cắt cây thành từng đoạn nhỏ, đưa về nhà phơi khô, giã nhỏ,
bọc lại đập lấy bột Bột nhúc này được quấy trong một nồi nước đun sôi cho đến khi đặc lại như bánh của người Việt thì họ ăn
Thơng thường đồ ăn hàng ngày của người Chứt là cơm - canh hoặc tơpung - canh Những tháng ăn cơm thường là những tháng sau mùa gặt, còn lại chủ yếu
là dùng tơpung Tơpung là sản phẩm được làm bằng ngô giã nhỏ, trộn đều với
sắn nạo nhỏ ép nước (thường là nước tinh bột) hông khô Canh là một loại thực
phẩm gồm rau rừng (hoặc măng) nấu với bất cứ một thứ gì kiếm được trong các
thứ: thịt rừng, cá, ốc Người Chút thường ăn 2 bữa trong một ngày : bữa trưa và bữa tối Ngày nay, người Chứt đã được chính quyền địa phương hỗ trợ lương
thực để ăn trong những ngày thiếu đói 2.2.3 Sinh hoạt văn hóa của người Chứt a Nhà cửa và trang phục của người Chứt
Trước đây, do sống du canh du cư nên người Chứt khơng có nhà Họ sống
Trang 21Các cửa hang người Chứt ở đều hướng về suối nước Còn những túp lều hết sức sơ sài, người ta chặt những cành cây buộc tạm, che bằng lá chuối Những túp lều loại này thường làm đọc theo suối, khi nào lá chuối che lều vàng đi thì người
Chứt không ở nữa Từ ngày định canh định cư, người Chứt ở đây làm nhà theo
kiểu của người Việt trong vùng, chỉ có khoảng đăm hộ làm nha san
Trước đây, y phục của đồng bào Chứt hết sức đơn sơ Về mùa hè đàn ơng đóng khó, cởi trần, phụ nữ chỉ mặc váy Mùa đông họ lấy vỏ cây đập đập phơi
khô rồi làm thành áo mặc cho đỡ lạnh Hiện nay, đồng bào Chứt đã có quần áo
mặc giống như người Việt, chỉ một số rất ít phụ nữ cao tuổi mặc váy và búi tóc lên cao bằng sợi giây đỏ
b Tổ chức xã hội, tơn giáo tín ngưỡng, ma chay, cưới hỏi
Trước kia, người Chứt sống trong một đơn vị tổ chức xã hội có tên là kayêi
Kavêi có nghĩa là làng hoặc bản bao gồm một số gia đình và có cương vực đất đai xác định Trong điều kiện sống du canh du cư, mối quan hệ của các gia đình trong một &avêi không hề thay đổi và vùng đất đai xác định của &øvê/ cũng không hề thay đổi Đất và rừng của kavê/ nào thuộc quyền khai thác, cai quản
của kavê! ấy Các thành viên trong #øvê! có quyền tự do khai khẩn đất đai để
canh tác Người ngoài muốn vào làm ăn, sinh sống trên đất của kavêi phải được
sự đồng ý của kavêi Mỗi một kavê! có một người đứng đầu đề giải quyết và điều
hành các công việc cua kavél nhằm đảm bảo sự tổn tại của &avê! mình Người
đứng đầu của kavêi gọi là pừ kavê! (bố của kavél), van lao động kiếm sống bình
thường như những thành viên khác Ở bản Giàng II cịn có mề kavê! (mẹ của
kavél), theo tục cha truyền con nối Hiện nay hình ảnh kavê! vẫn được bảo lưu
đầy đủ ở từng bản của người Chứt bên cạnh tô chức hành chính Nhà nước
Gia đình của người Chứt là gia đình một vợ một chồng riêng biệt, sống rất chung thủy Con trai khi lấy vợ thường tách thành một hộ riêng lẻ với một nóc nhà riêng
Trang 22ngày tết: Tết lap lũ (vào ngày 7 thang 7, âm lịch), mong một năm mưa thuận gió hịa Tết ăn cơm mới (vào ngày 16 tháng 10, âm lịch), để tạ ơn trời đất đã cho bà con có được mùa màng bội thu và ngày tết cô truyền Việt Nam
Người Chứt tin rằng có ma rừng, ma suối, ma bếp, ma nhà, ma không trung trong đó, quan trọng nhất là ma làng Có thần nông bảo vệ mùa màng và
là vị thần tối cao nhất Hoạt động nông nghiệp thường được thực hiện kèm theo
các nghỉ lễ như lễ xuống giống, lễ sau gieo hạt, lễ cúng hồn lúa, lễ ăn mừng được
mùa Trong các lễ hội, ngày tết người Chứt đều cúng ma, mời ma cùng ăn và cầu mong ma giúp đỡ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, săn bắt được nhiều thú lớn
Tục ma chay của người Chứt rất đơn giản Khi còn ở trong hang, sống du canh du cư, nếu trong nhà có người chết thì người Chứt chôn ngay người chết ở hang đó rồi dời nhà sang hang khác Khi mới định cư thành từng bản, tình hình làm đám ma có khác đi Trong bản, gia đình nào có người chết thì cả bản tập trung lại, tổ chức cúng bái 2 — 3 ngày rồi cùng đưa đi chôn Mồ được đắp thành
nắm đất, khơng có nhà mơ bên trên Người chết được chia gia tài như: lợn, gà, dao, rạ, tất cả được để xung quanh mộ Sau 3 ngày, tộc trưởng làm lễ gọi hồn
cho người chết về ngụ tại bàn thờ tổ tiên ở nhà tộc trưởng, từ đó người thân
không lai vãng, chăm sóc nữa Những năm gần đây, được sự tuyên truyền của chính quyền địa phương và các chiến sỹ Biên phòng về việc ô nhiễm môi trường
nên những tập tục lạc hậu ấy đã được từ bỏ dần
Cho đến nay, người Chứt vẫn duy trì phong tục cưới xin đã có từ xưa Nữ 13 tuổi, nam 15 tuổi trở lên có quyền tìm hiểu yêu đương mà không bị ràng buộc
điều gì Trong câu chuyện tình yêu của người Chứt thì bó c¿ là một vật linh thiêng và hết sức quan trọng Bó ci¿ được coi như lời tỏ tình của người con trai với người con gái Đôi khi nó cũng thay cho lời dạm hỏi của gia đình nhà trai với
gia đình cơ dâu Trước khi đi tìm hiểu một cơ gái nào đó, người con trai lặng lẽ
Trang 23đình bên gái nhất trí thì dun b6 ciii, nếu khơng nhất trí thì gia đình gái vứt bó cửi
ra khỏi nhà
Khi lấy vợ, người Chứt phải có 2 lần cưới Lần thứ nhất, đôi trai gái yêu nhau
đã được sự đồng ý của hai gia đình và kavêl thì cả họ nhà trai đến nhà gái làm lễ vào nhà Tùy khả năng kinh tế của gia đình nhà trai mà người ta mang các sính lễ đến nhà gái, nhưng không thẻ thiếu được 2 con gà Trong lễ này người ta chọn thời gian cưới là I năm hay 2 năm hoặc 3 năm sau lễ vào øhà (thường là sau 3 năm) Bắt đầu từ lễ vào nhà đôi trai gái được phép sinh con đẻ cái Lần thứ hai, theo lời hẹn trước, gia đình nhà trai mang các lễ vật sang nhà gái cùng với toàn bộ dân làng trong kavêl đề làm /Ê cưới Họ cùng ăn cơm, uống rượu vui vẻ chúc
mừng cô dâu và chú rễ Ở bản Giàng II, trong lễ cưới, khách đến dự cưới buộc
một sợi chỉ đỏ vào tay cô dâu để chúc mừng hạnh phúc, cô dâu và chú rễ bày tỏ lòng biết ơn bằng cách cũng buộc lại một sợi chỉ đỏ vào tay của khách Đây là một tập tục trong lễ cưới mà người Chứt ở bản Giàng II vẫn còn lưu giữ cho đến
ngày nay
Theo phong tục, sau lễ cưới, vợ chồng ăn ở tại nhà gái 5 ngày đêm Sau đó về
nhà trai ăn ở 3 ngày đêm Đến khi hết hạn quy định, vợ chồng quỳ lạy cha mẹ chong, được cha mẹ cho phép mới được quyền tự do đi lại Các cặp vợ chồng khi
tách hộ thường tổ chức đắp nền bếp với sự tham gia đầy đủ của các thành viên trong gia đình Họ quan niệm nếu không tham gia sẽ ốm đau Điều đặc biệt là
khách lạ không được vào buồng ngủ của vợ chồng chủ nhà, kể cả bố mẹ vợ và bố mẹ chong
Ở hai bản Rào Tre và bản Giàng II, hôn nhân nội tộc đang là phổ biến Tuy nhiên, luật tục cắm kị việc người trong dịng họ kết hơn với nhau trong vòng ba
đời về phía cha, hai đời về phía mẹ Đến đời thứ tư thì khơng phân biệt bên nội
hay bên ngoại được quan hệ hôn nhân với nhau
Người Chứt có đời sống tinh thần khá phong phú, họ có các loại nhạc cụ như: đàn Cần Đong, giống chiếc đàn môi Đây là một loại nhạc cụ độc đáo, hình dáng
Trang 24lưỡi gà mỏng tạo độ rung Loại thứ hai là đàn Trbon, là một loại đàn riêng biệt
của người Mã Liềng được cấu tạo từ một ống nứa dài khoảng 50cm với hai sợi dây nhỏ và một thanh ngang mỏng dùng để điều khiển âm sắc Hai loại đàn này cả bản Rào Tre chỉ thấy duy nhất vợ chồng già bản Hồ Phượng còn lưu giữ Ngoài ra, kể chuyện cũng là một hình thức sinh hoạt văn nghệ thường thấy ở
đồng bào Chứt Truyện kể về buổi khai sinh lập địa, về sự sinh ra các dân tộc
trong vùng là đề tài được đồng bào ưa thích Với làn điệu đân ca Càtum Calénh, tiéng dan Can Dong va Trbon vang mii nui rig Ca Day:
Mu uych dam co muoi haw cai thang, Mu uych thang co pa muoi cai ngay Anh buônchắc em!
Anh ơ ếch ơmo, em ơ ếch ơchuna, Em ơ ếch ơmo, anh ơ ếch ochuna
Du loong codi vat gâu, Loong xitgdu quay lại, Anh vẫn buônchắc em!
(Một năm có l2 cái tháng, Một tháng có 30 cải ngày
Anh yêu em!
Anh đi đâu, em đi đó, Em di dau, anh di do Dù con nai bỏ rừng,
Con lợn rừng quay lại,
Anh vẫn yêu em!)
3 VỊ trí của tiếng Chứt
Trong tình hình nghiên cứu hiện nay, các nhà nghiên cứu tham gia phân loại
cội nguồn các ngôn ngữ ở khu vực khá nhất trí với nhau rằng những ngôn ngữ
Nam Á có mặt ở Việt Nam đều thuộc nhánh Môn - Khơme Các ngôn ngữ này
Trang 25Chúng ta có thể nhận diện họ ngôn ngữ Nam Á bằng sơ đồ hình cây phổ hệ Số thành viên của mỗi nhóm ngơn ngữ cụ thể như sau:
- Nhóm Khmer: Ở Việt Nam, nhóm này có hai ngôn ngữ thuộc các dân tộc thiểu số là: 1, tiếng Khơmer (Nam bộ) và 2, tiếng Rơ - Năm ở huyện Sa Thay, tinh Kon Tum
- Nhóm Bahnar: Đây là nhóm ngơn ngữ thuộc nhánh Môn — Khmer cé nhiéu ngôn ngữ thành phần nhất ở Việt Nam Gồm hai tiểu nhóm: tiểu nhóm Bahnar Nam (gồm: tiếng Kơ Ho, tiếng Mnông, tiếng Xtiêng, tiếng Mạ, tiếng Chơ Ro)
Tiểu nhóm Bahna Bắc (gồm: tiếng Ba Na, tiéng Xo Dang, tiéng Hré, tiéng Gié — Triéng, tiéng Co, tiéng Brau)
- Nhóm Katu: Ở về phía Bắc nhóm Bahnar, nhóm Ktu có những ngơn ngữ sau đây là ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam: tiếng Bru - Vân Kiều, tiếng Cơ Tu, tiếng Tà Ơi
- Nhóm Việt - Mường: ngoài tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam thuộc vào nhóm ngơn ngữ này, nó cịn có các ngơn ngữ của các dân tộc thiêu số sau đây: tiếng Mường, tiếng Thổ, tiếng Chứt
- Nhóm Khmú: các ngôn ngữ thiểu số thành viên của nhóm Khmú ở nước ta gồm: tiếng KhoMú, tiếng Xinh Mun, tiếng Kháng, tiếng Mảng, tiếng O Du
Từ sự phân loại cội nguồn như trên, chúng ta thấy tiếng Chứt thuộc nhóm
ngơn ngữ Việt - Mường, nhánh Môn - Khmer, họ Nam Á Tiếng Chứt có thé bao gồm: tiếng Chứt, tiếng Arem và tiếng Mã Liềng [16,tr.138], trong đó tiếng Chứt
ở Hương Khê, Hà Tĩnh thuộc tiếng Mã Liềng
4 Giới thuyết về từ vựng và trường nghĩa
4.1 Từ vựng là gì?
Từ vựng, ngữ âm và ngữ pháp là ba bộ phận cấu thành của một ngôn ngữ Trong kết cấu ngôn ngữ, từ vựng thuộc vào ngoại biên về nghĩa vì nó trực tiếp
gọi tên các sự vật, hiện tượng của thực tế; còn ngữ âm thuộc vào ngoại biên về
Trang 26âm và từ vựng thì ngữ pháp luôn luôn là gián tiếp, khơng có tính chất cụ thể Nó chỉ liên hệ với thực tế thông qua từ vựng, chỉ lĩnh hội được thông qua ngữ âm
Với tư cách là một bộ môn ngôn ngữ học, từ vựng có nhiệm vụ nhận diện các
đơn vị từ và xác định ranh giới của chúng Nghiên cứu nguồn gốc, quá trình biến đổi, phát triển, nghĩa và các nét nghĩa của các đơn vị từ vựng như: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa liên tưởng
Từ vựng, nếu chiết tự, vung là một yếu tố gốc Hán, có nghĩa là “sưu tập, tập
hop”, do do, tir vung sé 1a suru tap, tap hop các từ của ngôn ngữ Trong thực tế, nội dung của khái niệm này rộng hơn Nó khơng chỉ bao gồm các từ mà còn bao gồm cả các ngữ tương đương với từ, tức là những cụm từ sẵn có (cụm từ cố định) hay còn gọi là thành ngữ và quán ngữ Ví dụ: nước đồ lá khoai, mẹ trịn con vng, xanh vỏ đỏ lòng, ba chùm bảy nồi, một duyên hai nợ, mía tay trong
bị, con gái rượu trong tiếng Việt Tuy nhiên, trong các đơn vị từ vựng, từ là
đơn vị cơ bản Ngữ không phải là đơn vị từ vựng cơ bản vì nó do các từ cầu tạo nên, muốn có các ngữ, trước hết phải có các từ Vậy từ là gì?
4.2 Khái niệm về từ
Từ là một đơn vị cơ bản của ngôn ngữ do một hay một số âm tiết tạo thành, có nghĩa hồn chỉnh, có cấu tạo chặt chẽ và được sử dụng tự do để cấu tạo nên
câu Ví dụ: xanh, đỏ, tím, vàng, nhà, sân, bàn, ghế, trên, dưới, trong, ngoài, này,
nọ, đã, sẽ, đang, sống, chết, ăn, uống, ở, nằm, ngồi là những từ có sẵn trong kho tàng từ vựng tiếng Việt Khi giao tiếp người ta dùng từ để tạo nên câu và tạo nên thông báo
Từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên, sẵn có của ngơn ngữ Do tính chất hiển nhiên,
có sẵn của các từ mà ngôn ngữ của loài người bao giờ cũng được gọi là ngôn ngữ của các từ Chính tổng thê các từ là vật liệu xây dựng mà thiếu nó thì khơng thể
hình dung được một ngôn ngữ
Hiện nay có trên 300 định nghĩa khác nhau về từ Theo tác giả Đỗ Hữu Châu,
Trang 27thanh và hình thức Tuy vậy âm thanh và hình thức chỉ là những phương tiện để
cấu tạo nên từ, bản thân chúng chưa phải là từ Chỉ khi nào gắn với một ý nghĩa nao đấy thì chúng mới có khả năng biểu đạt tư tưởng” (6,tr.3)
Các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiêu, Hoàng Trọng Phiến định nghĩa: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cầu vỏ ngữ âm bền vững hoàn chỉnh, có
chức năng gọi tên; được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu”
{11,tr.170]
Tác giả Lê Văn Lý định nghĩa về một từ ngữ Việt Nam là “một âm hiệu
mang một ý nghĩa riêng biệt và có một phận sự ngữ pháp trong câu nói Theo định nghĩa này, trong tiếng Việt ta có thể xác định ngay một bên là những từ đơn và bên kia là những từ phức” [30,tr.56]
Trong cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, các tác giả Nguyễn
Như Ý, Hà Quang Năng, Đỗ Việt Hùng, Đặng Ngọc Lệ nêu định nghĩa: “Đơn vị cấu trúc - ngữ nghĩa cơ bản của ngôn ngữ dùng đề gọi tên các sự vật và thuộc tính của chúng, các hiện tượng, các quan hệ của thực tiễn, là một tổng thể các
dấu hiệu ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp đặc trưng cho từng ngôn ngữ Các dấu
hiệu đặc trưng của từ là tính hồn chỉnh, tính có thể phân chia thành các bộ phận và khả năng tái hiện lại dé đàng trong lời nói” [48,tr.329]
Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam định nghĩa: “Từ là đơn vị nhỏ nhất đề đặt
câu Từ có nghĩa hoàn chỉnh và cấu tạo ôn định Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa hoàn chỉnh và cấu tạo ổn định dùng đề đặt câu” {[37.tr.22, 49]
Qua một sỐ định nghĩa về từ vừa dẫn, ta thấy toát lên một 86 đặc điểm của từ là: một đơn vị cơ bản của ngôn ngữ có hình thức ngữ âm và ngữ nghĩa, có sẵn, cố định và được dùng để tạo câu
Hiểu như vậy thì từ đác trong tiếng Chứt có âm thanh được phát âm thành một tiếng và được viết thành một chữ trên giấy Đó là mặt hình thức của từ này
Để từ đác có khả năng biểu đạt tư tưởng thì phải gắn nó với một ý nghĩa nào đấy,
Trang 284.3 Khái niệm về trường nghĩa
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “Do quá lớn và quá phức tạp, những liên hệ ngữ nghĩa trong từ vựng không phát hiện ra một cách trực tiếp giữa các từ lựa chọn
một cách ngẫu nhiên Khó có thể nói được thí dụ như giữa hai từ “thiên thể” và
“áo lót” có quan hệ gì về ngữ nghĩa Và đã có nhà ngôn ngữ học dựa vào điều nay dé nghi ngờ về tính hệ thống của từ vựng Tuy nhiên những quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đặt được các từ (nói cho đúng ra là các ý nghĩa của từ) vào những hệ thống con thích hợp Nói cách khác tính hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng thể hiện qua những tiêu hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa Đó là những tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa” [7,tr.171]
Nhóm tác giả Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan định nghĩa: “Các từ
trong ngôn ngữ tồn tại theo hệ thống Hệ thống lại có thể phân chia thành nhiều
cấp bậc là các hệ thống lớn và các hệ thống con Người ta quen gọi các hệ thống
con là các tiểu hệ thống Tính hệ thống của từ được biểu hiện qua tính hệ thống
ngữ nghĩa trong lòng từ vựng
Vậy tập hợp các từ có chung với nhau một ngữ nghĩa nào đấy gọi là một trường từ vựng - ngữ nghĩa Nói cách khác trường ngữ nghĩa là một tiểu hệ thống
ngữ nghĩa được tạo ra do một loạt từ có một nghĩa chung” [22,tr.83]
Qua các định nghĩa vừa dẫn, ta thấy toát lên một đặc điểm chung của trường nghĩa là: một tiểu hệ thống đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa
Trên đây chỉ nêu sơ bộ về khái niệm từ vựng và một đơn vị của từ vựng đó là
từ và khái niệm trường nghĩa - những yếu tố quan trọng liên quan đến đề tài Bước đâu khảo sát từ vựng tiếng Chứt ở Hương Khê, Hà Tĩnh
5 Tiểu kết
Trở lên, ở chương 1 chúng tôi đã đi tìm hiểu về những vấn đề lý thuyết có
Trang 29giữa ngơn ngữ và văn hóa Văn hóa và ngơn ngữ đều đo con người sáng tạo nên, chúng có mối quan hệ qua lại với nhau Nếu ngôn ngữ là địa chỉ của văn hóa thì văn hóa đã làm cho ngơn ngữ mang tính biểu trưng, đa nghĩa, trở thành chất liệu
để sáng tạo nghệ thuật
Tiếp theo, chúng tôi đã đi tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản về vị trí địa lý,
sinh hoạt kinh tế, văn hóa của đồng bào Chứt ở Hương Khê, Hà Tĩnh Qua tìm
hiểu cho ta thay, bản Rào Tre và bản Giàng II là những vùng đất có núi non, có sơng suối rất phù hợp với lao động sản xuất nương rẫy, săn bắt, hái lượm và phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của đồng bào Chứt Người dân ở đây đã
định canh định cư, biết trồng lúa, biết chăn nuôi sản xuất, trẻ em đã được đến
trường đi học Người Chút giờ đây đang từng ngày được bảo tồn và phát triển Ở chương này, chúng tơi trình bày khái quát vị trí của tiếng Chút xét trong quan hệ họ hàng Xếp theo quan hệ họ hàng, tiếng Chứt thuộc nhóm ngơn ngữ
Việt Mường, nhánh Môn — Khơme, họ Nam A
Chúng tôi cũng trình bày một cách khái quát các khái nệm về từ vựng, từ và
trường nghĩa Ta thấy, từ vựng là một bộ môn của ngôn ngữ học, bao gồm từ và
ngữ có định Trong đó, từ là đơn vị cơ bản nhất của ngôn ngữ, có hình thức ngữ âm và ngữ nghĩa, có sẵn, có định và được dùng để tạo câu Vì vậy, khi nghiên
cứu từ vựng của một ngôn ngữ không thể không khảo sát vốn từ của ngơn ngữ
đó Còn trường nghĩa là một tiểu hệ thống ngữ nghĩa được tạo ra do một loạt từ
có một ngữ nghĩa chung Nói cách khác, tập hợp các từ có chung với nhau một
ngữ nghĩa nào day gọi là một trường từ vựng - ngữ nghĩa
Nói gọn lại, những giới thuyết ở chương 1 là cơ sở để chúng tôi tiến hành
Trang 30= = ss 2 SS as
Nhà của người Chứt ở bản Giàng II, xã Hương Vĩnh, Hương Khê, HT
?\Ù2: 4È ji ae
-
Trang 31h
Trang 33-— Munda Bac
F— Munda ————k— Munđa Nam
L— Nihan
F— Nicobar Munda
F— Aslian Nam
Họ Nam Á —}— Aslian —————— Aslian Trung tâm
— Aslian Bắc
— Khasi F— Môn
— Khmer
E— Pear
— Môn -Khmer ————k— Bahnar
E— Katu
—_ Việt - Mường
— Khmú —— Palaung
Trang 34Ho Nam A
|
Nhánh Môn - Khmer
Nhóm Việt - Mường
Tiểu nhóm song tiết Tiểu nhóm đơn tiết
A - là
Tiếng Tiếng Tiếng Tiếng Tiếng Tiếng ene mene Arem Chut Mã Liêng Aheu Pong Cudi 8
Trang 35Chuong 2: MOT SO DAC DIEM CUA TU TRONG TIENG CHUT
Tiếng Chứt ở Hương Khê, Hà Tĩnh có vốn từ tương đối lớn nhưng đo chưa
có điều kiện điều tra đầy đủ nên chúng tôi chỉ khảo sát trong 1200 từ Chúng tôi
chưa xem xét những từ mới chỉ những sự vật mới, hiện tượng mới mà chỉ khảo sát các lớp từ cơ bản, thân thuộc, đặc sắc, thể hiện rõ phong tục tập quán, lỗi
sống, cách định danh, cách giao tiếp hằng ngày của người Chứt Dựa vào tư liệu thống kê được, chúng tôi tìm hiểu từ trong tiếng Chứt trên các phương diện sau:
- Về từ vựng: nguồn gốc và ngữ nghĩa của từ - Về ngữ pháp: cấu tạo và từ loại
Sau đây là một số đặc điểm của từ trong tiếng Chứt
1 Nguồn gốc của từ tiếng Chứt
Xem xét nguồn gốc của từ tiếng Chứt là làm rõ đâu là lớp từ cổ xưa của ngôn ngữ này, đâu là lớp từ ngoại lai du nhập vào vốn từ của nó Phân biệt được các lớp từ ban đầu và ngoại lai, chúng ta sẽ có điều kiện phân biệt được cội nguồn, vị trí của ngôn ngữ và do vậy, phân biệt được quá trình phát triển của ngôn ngữ
đang xem xét
Chúng ta có thê lấy hình cây phổ hệ làm cốt lõi cho sự giải thích và phân loại
các lớp từ tiếng Chứt (Sơ đồ hình cây phổ hệ xem trang 32, 33) Dựa vào hình cây phổ hệ và khả năng tiếp xúc địa lý, chúng ta có thể xem một từ nào đó có nguồn gốc từ đâu Để có thể làm được điều đó, chúng tôi dựa vào thao tác so
sánh, phân tích Kết quả so sánh, phân tích cùng với sự cân nhắc cụ thể sẽ là cơ sở để xem từ đó thuộc lớp từ nào của tiếng Chứt
Bên cạnh đó, chúng tơi còn dựa vào một số xác định của các tác giả đi trước
và những dấu hiệu hình thức, tiếng Chứt gần âm với một số ngôn ngữ khác như
tiếng Mường, tiếng Môn — Khơme, tiếng Thái — Lào, tiếng Chàm để xác định
lớp từ thuần Chứt hay lớp từ vay mượn Những căn cứ này là cơ sở cho chúng
tôi xem xét nguồn gốc của từ tiếng Chứt, nếu để chính xác hơn nữa thì cần phải
Trang 36Cũng như nhiều ngôn ngữ khác, chúng tôi thấy từ tiếng Chứt ở đây bao gồm
lớp từ thuần Chứt và lớp từ vay mượn 1.1 Lóp từ thuần Chứt
Theo hình cây phổ hệ, tiếng Chứt là một ngôn ngữ thuộc nhóm Việt -
Mường, nhánh Môn — Khơme, họ Nam Á Do vậy, ngôn ngữ tiền thân của nhóm
này là ngôn ngữ Việt - Mường được kế thừa từ nền tảng Môn - Khơme, ngôn ngữ tiền thân đã cung cấp cho tiếng Chứt một lớp từ cơ bản Theo chúng tơi, có thể nhận diện chúng ở những dấu hiệu sau đây:
- Những từ trong vốn từ tiếng Chứt được xem là những từ Việt - Mường khi chúng có mặt tương đối đều đặn trong các ngôn ngữ Việt - Mường Tính đều đặn ở đây chỉ có thể được giải thích là do có nguồn gốc ban đầu chứ không phải là sự
đều đặn vay mượn Mặt khác, những ngôn ngữ không thuộc nhóm Việt - Mường
lại vắng mặt những từ này Chẳng hạn những từ như: Chứt /kzhó//, Mường /
khój!, Việt /khóil; Chứt /bldu/, Mudng /bldu/, Viét /trau/; Chứt /saj!, Mường
/sajl, Việt /ai/; Chứt /akán/, Mường /kác/, Việt /cái/, ở thời kỳ Việt - Mường chúng đã là những từ cơ bản của ngôn ngữ này
- Có một lớp từ khác cùng với nhóm từ đã nói trên làm thành lớp từ Việt -
Mường trong vốn từ tiếng Chứt Những từ này vừa thấy có trong các ngơn ngữ Việt - Mường, vừa thấy có trong các ngơn ngữ Môn — Khơme, chẳng hạn những
từ như: Chứt /à/ák/, Mường //ák⁄, Việt /đấu/; Chứt /ẩăm/, Mường /đăm/, Việt
/nam/, Bahna /podam/, Xédang /bam/, Stiéng /prăm/ Sự tương ứng trong các ngôn ngữ Môn - Khơme được giải thích là do tiếng Chứt là ngôn ngữ thuộc chỉ Môn - Khơme Nguồn gốc của những từ này hoặc là có từ ban đầu, hoặc nếu đo vay mượn thì cũng vay mượn từ giai đoạn tiền Việt - Mường trở lên Vì vậy, chúng đủ tư cách là thành viên của lớp từ Việt - Mường trong vốn từ tiếng Chứt
- Có một nhóm từ khác cũng được xếp vào lớp từ Việt - Mường Đó là những từ chỉ có trong tiếng Chứt mà khơng tìm thấy sự tương ứng ở các ngôn ngữ Việt
- Mường, Môn — Khơme Chang han: /x/⁄ (thịt), /axđm/ (máu), /ử xóc/(lơng)
Trang 37ngữ của tiếng Chứt Hơn nữa, về mặt hình thức, cấu trúc CvCCV là cấu trúc điển
hình của tiếng Chứt
Những tiêu chí trên là những đấu hiệu cơ bản giúp ta nhận diện các từ Việt -
Mường trong vốn từ tiếng Chứt Lớp từ Việt - Mường hay có thể gọi là lớp từ thuần Chứt ở Hương Khê, Hà Tĩnh có số lượng khá lớn và có mặt trong các lớp
từ chỉ các bộ phận cơ thể, chỉ hoạt động của con người, chỉ quan hệ gia đình thân tộc, chỉ con vật, chỉ thiên nhiên, chỉ các vật dụng lao động sản xuất chỉ tính chất, trạng thái, tình cảm
Ví dụ:
- Các từ chỉ tự nhiên: kừgứm - k1 yL mm” (trời), kà gang - ka“yan' (nắng), gứm - y[im” (sắm), téư - te”! (sét)
- Các từ chỉ bộ phận cơ thể người: cừióc - ku’lok’ (dau), coi - KO’ (toc), mắt
- mL]# (mắt, cùpì mắt - kujpimL]f (mí mắt), xúp cùpì - sup ku?p (lông mày),
káng - kaf? (miệng), laờ - la" (lưỡi)
- Các từ chỉ thần linh: kừm gửừ cno - km y[1ˆ kn2! (ma nhà), kừm gừ gâu -
kmfyL1?yLIw! (ma rừng), kừm gừ hng - k[ìm yL1” h223j` (ma suối)
- Các từ chỉ quan hệ gia đình: páu - pLlw (ơng), da - za’ (ba), pir - pO” (cha),
mé - me*(me), cde - kde! (con), mang - mar (anh), chi - ci (chi), chia - cig?
(em), pâu - pLlw' (bác)
- Các từ chỉ hành động của con nguoi: oéch - Dec’ (di), ứng - tị (đứng), ơngấy - LlL]ỷ (chạy), soi ếch - soj' ec’ (nhay), lam - 10m? (nam), tẩu - tấu
(ngồi), áp - tap” (đạp), chúc - cuk’ (dam)
- Các từ chỉ đồ dùng và dụng cụ: øhoong - [22 (chông), pia - pia” (bè),
kừtảng chống - kO7tan’con? (gay), ti côn chúc - tu’kon' cuk’(truc), cchu -
keu(chổi, cíao - kứaw(dao), tùcơ - mm ko(gàu) cchừng -
Trang 38- Cac tir chi cay c6i: du Ia - Ow'laé (1a), pita - pUia’ (hoa), pirlé - p0le’ (trái), gê cdy - ye'kOj2 (8), bldu - b/w’ (trau)
- Các từ chỉ động vật: ika - u’ka! (ga), long xit - lon’ si
£ (lợn), àká - a ka` (cá), chụp t ắp - cup “ấp” (chồn), cà gau - ka yaw” (hồ),
clâu - kiLlw! (trâu), cà da - ka”zaL”! (rắn), cờ Hay - ki naÿ (chuột), àchòng -
acon (tom)
- Các từ chỉ tính chat: năng - nan! (nang), ngél - nel! (nhe), tep - tep® (dep),
phi - fi! (xau), ki - ki’ (to), dede - de'de' (nho)
Lớp từ Việt - Mường trong vốn từ tiếng Chứt ở một mức độ nhất định cho phép ta nêu một vài nhận xét như sau:
- Với 1200 đơn vị được đưa ra xem xét, các từ thuộc nhóm Việt - Mường
chiếm đa số Đây là một dấu hiệu cho phép ta ghi nhận tiếng Chứt là một ngôn
ngữ Việt - Mường
- Trong lớp từ Việt - Mường nồi lên rất rõ các từ có nguồn gốc Môn -Khơme Một lần nữa chúng ta có điều kiện làm sáng tỏ nền tảng Môn - Khơ me trong
tiếng tiền Việt - Mường và ghi nhận sự kế thừa nguồn gốc của ngôn ngữ này từ các ngôn ngữ Môn - Khơme Nam Á
- Những từ thuần Chứt hay nói cách khác lớp từ Việt - Mường có vai trò rất
quan trọng trong việc tạo từ mới
1.2 Từ vay mượn
1.2.1 Tiểu dẫn
Ngoài các từ Việt - Mường, tiếng Chứt ở đây đã vay mượn một số ngôn ngữ khác do sự tiếp xúc, gần gũi nhau về địa lí Sự tồn tại cạnh nhau hàng ngàn năm đã dẫn tới những quan hệ về kinh tế, văn hóa, xã hội Đến lượt mình, những quan
Trang 39Thái - Lào và ngôn ngữ Môn - Khơme Quan hệ địa lí này cho phép tiếng Chứt làm phong phú vốn từ của mình qua q trình vay mượn
Ngồi nguyên nhân quan hệ địa lý dẫn đến quan hệ tiếp xúc, về lý thuyết,
người ta có ghi nhận một sự tiếp xúc nội bộ, tiếp xúc nội bộ là sự tiếp XÚC xay ra
do quan hệ song ngữ của những ngơn ngữ có quan hệ họ hàng gần gũi nhau Các ngôn ngữ có khả năng tiếp xúc nội bộ là những ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng Nguồn, vốn là những tiếng có họ hàng rất gần với tiếng Chứt, đồng thời cũng có quan hệ địa lý với nó
Việc thừa nhận có thể có tình trạng vay mượn một lớp từ trong vốn từ cơ bản
là điều kiện để chúng ta xét các nhóm từ theo từng lớp thống nhất về nghĩa
1.2.2 Các từ Môn - Khmer mới được vay mượn
Ngồi những từ Mơn — Khmer gốc, trong vốn từ tiếng Chứt cịn có những từ Môn — Khmer mới được vay nượn Có lẽ đây là kết quả của sự tiếp xúc về sau giữa tiếng Chứt với các ngôn ngữ Môn - Khơme riêng lẻ Chúng ta có thể nhận diện các từ này thông qua sự kết hợp những dấu hiệu hình thức sau:
- Những từ này chỉ thấy có tương ứng giữa tiếng Chứt và lẻ tẻ một vài ngôn
ngữ Môn — Khmer mà khơng thấy có ở các ngôn ngữ Việt - Mường khác
- Dong thời về ngữ nghĩa những từ này là những từ chỉ nhóm văn hóa vật
chất phát triển Điều này cho phép chúng ta phân biệt những từ này với những từ Việt - Mường có nguồn gốc Môn — Khmer
- Những từ này trong các thổ ngữ tiếng Chứt không dùng thống nhất và đôi
khi chúng được dùng song song với một từ ngữ âm khác có cùng ý nghĩa với nó
Từ những dấu hiệu hình thức trên, chúng ta nhận thấy các từ Môn — Khmer
mới được vay mượn gồm những nhóm ngữ nghĩa sau đây:
- Các tir chi d6 ding va dung cu: kut cno - kut® kno! (cét nha), dé tr - de? 07?
(cai 16), cdy giu - kO/ yiw’ (cai riu), tcdn - thon’ (cai c6i), to pung - (1! pur!
(bồi, một loại cơm ăn)
Trang 40- Từ chỉ con vat: cldu - k/Ow’ (trau)
Có lẽ đo cuộc sống du canh du cư người Chứt không có những từ chỉ dụng
cụ nên về sau họ phải vay mượn các từ Môn - Khơme Số lượng các từ này rất Ít, chỉ bó hẹp ở nhóm nghĩa chỉ đồ dùng sinh hoạt, cây cối, con vật, điều này cho
phép ta nghĩ rằng sau khi tách khỏi chỉ Môn- Khơme, tiếng Chứt tuy có tiếp xúc
với các ngôn ngữ Môn — Khơme nhưng là một sự tiếp xúc mờ nhạt Do vậy, ảnh
hưởng của các ngôn ngữ Môn — Khơme sau khi tiếng Việt - Mường đã tách ra là không đáng kẻ
1.2.3 Các từ có ngn góc Thái - Lào
Trong quan hệ địa lí, các ngôn ngữ Thái - Lào ở về phía tây tiếng Chứt
Những từ tiếng Chứt được xem xét ở đây chỉ tương ứng giữa tiếng Chứt và các
ngôn ngữ Thái - Lào mà không thấy tương ứng với các ngôn ngữ khác Có lẽ đây là những từ mới vay mượn sau khi tiếng Chứt đã tách khỏi nhóm Việt - Mường
Ví du: Chit: sa li - sa’ li’ (ngé), Lao: sa li - sa’ li’ (ngô); Chứt: /ưàng - fan
(đường / đàng), Thái: /áng - ta (đường / đàng)
Các từ có nguồn gốc Thái - Lào trong vốn từ tiếng Chit rat han ché Chung
chỉ gồm: /sài⁄ (cây ngô), /nrdng/tang/ (duong/dang) Co 16, khi con là một phương ngôn của tiền Việt Mường, tiếng Chứt đã chịu ảnh hưởng của các ngôn
ngữ Thái - Lào Nhưng khi tách thành một tiếng Chứt độc lập, mức độ ảnh hưởng của các ngôn ngữ Thái - Lào đến tiếng Chứt mờ nhạt hơn so với ngôn ngữ
Việt - Mường khác
1.2.4 Các từ có nguồn gốc Chàm
Xét theo quan hệ phổ hệ, tiếng Chứt không có quan hệ họ hàng với các ngơn
ngữ Chàm Có chăng ở một mức độ nào đó trong lịch sử đã có sự tiếp xúc địa lý giữa ngôn ngữ Việt - Mường nói chung và tiếng Chứt nói riêng với những ngôn