Với cái nhìn tổng quan về câu đối Việt Nam, tác giả một mặt nêu lên xuất xứ và diễn tiễn của câu đối, mặt khác, tiễn hành loại hình hóa các loại câu đối một cách chỉ tiết cũng như chỉ r
Trang 1BQ GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HOC VINH
TRINH VAN TRUONG
NGON NGU CAU DOI
TIENG VIET
Chuyén nganh: NGON NGU HOC
Mã số: 66.22.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS ĐẶNG LƯU
Vinh — 2010
Trang 2Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của
TS Đặng Lưu, người đã hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu,
hoàn thành luận văn
Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ về tài liệu và những ý kiến đóng góp
chân thành, quý báu của các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ Văn - Trường
Đại học Vinh, của các nhà khoa học, cũng như sự động viên, khích lệ của
gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới thầy giáo Đặng
Lưu, các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Vĩnh, các nhà
khoa học, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Vinh, tháng 12, năm 2010
Tác giả Trịnh Văn Trường
MỤC LỤC
Trang 307000155 1
1 Lí do chọn đề tài c2 1111111112222 1111111111182 22x42 1
2 Lịch sử vấn đỀ - TT 2 20011111111215501 1111111 ng 2
3 Đối tượng nghiên cứu 2222223233331 rre 6
4 Nhiệm vụ nghiên cứu . -c << << <s++ 6
5 Phương pháp nghiên cứu . -c-<< <<: 7
6 Cấu trúc luận văn . L2 2 2222111111111 1115555522111 1 115 7 Chương 1: THÊ LOẠI CÂU ĐÓI VÀ VỊ TRÍ CỦA CÂU ĐÔI §
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
1.1 Thể loại câu đối .-.- -c 1 1 2222222212211 1111 111555222x.e § 1.1.1 Nguồn gốc câu đối - c2 § 1.1.2 Khái niệm câu đối . -L S2 2222221111111 115 155522111112 12 1.2 Đặc điểm của câu đối tiếng Việt -c c2 14 1.2.1 Đặc điểm về hình thức + 2225222 cccc++s+ 14
(1 on hố “.-ŒTHAHR 14 1.2.2.2 Số tiếng của câu đối cece ce eeecceceeeeeeeeeeennas 15 1.2.2.3 Luật bằng trắc trong câu đối c2 c2222 17
1.2.2 Đặc điểm về nội dung cào nhe, 19 1.2.2.1 Câu đối có tính chất như một lời răn đạy c cà 19
1.2.2.2 Câu đối là những lời chúc mừng, ca ngợi thành kính 20 1.2.2.3 Câu đối thể hiện sự tiếc thương, đau xót đối với người đã khuất 21
1.3 Các loại câu đối tiếng ViỆt -LL S111 2x2 24 1.3.1 Câu đối tẾt T1 2220200011111111111522011 11111 khe nhớ 26 1.3.2 Câu đối phúng viếng c2 xxx 28
Trang 41.3.4 Câu đối trào phúng c5, 31 1.3.5 Câu đối ứng đối . - 2 111222221 112122222 xe 33 1.3.6 Câu đối sách c1 1112212122111 1111k như 34 1.3.7 Câu đối ngành nghề -cc<<<<552 36
1.3.8 Câu đối danh lam thắng cảnh, chùa chiền 37
1.4 Vị trí của câu đối trong văn học Việt Nam 39
1.4.1 Câu đối với van dé quan điêm thầm mĩ của người Việt 39
1.4.1.1 Vẻ đẹp của sự hài hòa cân xứng .- 40
1.4.1.2 Câu đối với văn hóa ứng xử . -«- 4I 1.4.2 Sự thịnh hành và mai một của thể loại câu đối .- 43
Chương 2: TỪ NGỮ TRONG CÂU ĐÓI TIÊNG VIỆT 47 2.1 Tính hàm súc — yêu cầu khắt khe trong sử dụng từ ngữ ở câu đối 47
2.2 Từ ngữ trong câu đối xét về nguồn gốc . -+2++++ss+ 49 2.2.1 Lớp từ thuần ViỆt 2222221211111 1 122 49 Bang 2.1 Khảo sát, tính tỉ lệ từ thuần Việt trong một số câu đồi 49
2.2.2 Lớp từ Hán — VIỆt + 2111111122 xe 54 Bảng 2.2 Khảo sát, tính tỉ lệ từ Hán - Việt trong một số câu đối 55
2.3 Từ ngữ trong câu đối xét về cầu tạo .- 22222222 s2ss te 58 DBD TH AON eee cece ccc cecceeeeeeteeeeseseseeettstsseeeeeeeeeenees 58 Bảng 2.3 Khảo sát, tính tỉ lệ từ đơn trong một số câu đối 59
2.3.2 Từ phức .-L TQ 222 222222011111 111111552211 11 1111k n nh xu 62 2.3.2.1 Từ ghép Q20 22 022221111111 11 1115511221111 1 trên 62 Bảng 2.4 Khảo sát, tính tỉ lệ từ ghép trong một số câu đối 63
2.3.3.2 Từ lầy TQ TQ 00002 220010111111 1111111221111 1 1 ng se 68 Bảng 2.5 Khảo sát, tính tỉ lệ từ láy trong một số câu đối 69
2.4 Từ ngữ trong câu đối nhìn từ phong cách chức năng 73
Trang 5Bảng 2.6 Khảo sát, tính tỉ lệ từ thi ca trong một số câu đối 74
2.4.2 Lớp từ khẩu ngữ cccccS 11t 71 Bảng 2.7 Khảo sát, tính tỉ lệ từ khâu ngữ trong một số câu đối 78 Chương 3: CAC BIEN PHAP TU TU TRONG CAU DOI TIENG 83
VIET
3.1 Câu đối — địa hạt đắc dụng của tu từ nghệ thuật 83 3.2 Tu từ ngữ âm trong câu đối -ccccccccccccccssssè 84 3.2.1 Điệp phụ âm đầu 2222222211151 1 22221222, 85 3.2.2 Điệp vần L2 22T HH ng ng 87 Bảng 3.1 Khảo sát 15 câu đối có hình thức điệp vần 87 3.2.3 Phối ứng thanh điệu 2223122332355 se2 91 3.3 Tu từ ngữ nghĩa trong câu đối 22c 11c S222 93 3.3.1 Chơi chữ trong câu đối 2222211111112 ryu 93
3.3.1.1 Giới thuyết về chơi chữ .-s-S.S n1 2112121515122 g 3
3.3.1.2 Những đặc sắc về vấn đề chơi chữ trong câu đối tiếng Việt % 3.3.2 Ấn dụ trong câu đối + c S2 2222211111111 1 111v ey 100 3.3.2.1 Khái niệm Ân dụ . : + 2 2222221111111 seex 100 3.3.2.2 An du thể hiện trong câu đối tiếng Việt < 101
$⁄080979) 01555 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO .- << <<+<+<+++++ss 108
Trang 61 Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử văn học Việt Nam, câu đối là một trong những thể loại có tằm
phổ biến rộng rãi nhất Sớm xuất hiện trong nền văn học viết, câu đối có mặt trong mọi khía cạnh đời sống của cộng đồng người Việt Từ bậc quân vương, kẻ quyền quí cho đến người bình đân đều có nhu cầu sử dụng câu đối Từ chuyện vui đến
chuyện buồn, từ việc trọng đại đến việc thường tình, người ta đều làm câu đối
Thẩm mĩ quan của người Việt đường được phản ánh khá đầy đủ qua nguyên tắc đối trong nghệ thuật cũng như qua nhu cầu thưởng thức câu đối Vì thế, "gia tài" câu đối của người Việt hết sức phong phú, đa dạng Có những loại câu đối nặng
tính hàn lâm, bác học bên cạnh loại câu đối đậm chất dân dã Không hiểm câu đối
ton tại bao đời nay như những thách đồ mà hậu thế vẫn chưa thể vượt qua Xung
quanh câu đối, có cả hàng núi giai thoại chữ nghĩa vô cùng thú vỊ
về mặt ngôn từ, câu đối chứa đựng nhiều vấn đề liên quan đến đặc điểm
ngôn ngữ nghệ thuật Trong văn học, hiếm có thể loại nào có tính hàm súc, "ý tại
ngôn ngoại" như câu đối Với một dung lượng hết sức hạn chế (chỉ hai câu tạo thành một cặp), nhưng ở câu đối, ta có thể thấy sự tồn tại của mọi phương tiện
nghệ thuật, mọi biện pháp tu từ đặc thù của tiếng Việt Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật trong văn học truyền thống, không thê không tìm hiểu câu đối
Một thê loại văn học từng "vẻ vang" như thế, nhưng hiện nay, "số phận" của
nó dường như đã được "an bài" Nói cách khác, trong bức tranh thể loại văn học hiện đại, câu đối không còn ton tại với tư cách một thể loại văn học "chính quy"
như tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kí, Câu đối tồn tại như một thứ "đồ cổ" Đội ngũ sáng tác, chơi câu đối cũng giống như đối tượng làm thơ Đường luật là những người có tuổi, với thị hiểu, nhu cầu thắm mĩ riêng Đây là vấn đề có tính qui luật, quyết định số phận nhiều thể loại văn học truyền thống chứ không riêng gì câu đối
Trang 7Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề Ngôn ngữ câu đối
tiếng Việt làm đề tài luận văn thạc sĩ
2 Lịch sử vấn đề
Mặc đù câu đối của người Việt khá phong phú, nhưng công trình nghiên cứu
về thể loại văn học này chưa có nhiều Nhìn chung, các bài viết đều ở dạng khái
quát, hoặc chú ý đến một khía cạnh nào đó trong nghệ thuật câu đối
Với nguồn tư liệu phong phú, tác giả Phong Châu trong Cảu đối Việt Nam
đã thu thập những giai thoại câu đối cổ và nêu ra được những câu đối có nội dung
yêu nước, câu đối tục, liều, đặc biệt là cả những câu đối chưa ai đối được Tác giả nhận định: "Câu đối Nôm đã bám chặt rễ vào ngôn ngữ của dân tộc, cô đọng
những tỉnh hoa của tiếng Việt Mỗi câu đối là một bài thơ, một bản nhạc, một tờ
tranh, một bức chạm Hình ảnh, ngôn ngữ, âm thanh, nhịp điệu quyện vào nhau
đúc nên câu đối" [9, tr.5]
Một trong những công trình đi sâu vào nghiên cứu về câu đối là cuốn Cau
đối trong văn hóa Việt Nam của Nguyễn Hoang Huy Với cái nhìn tổng quan về
câu đối Việt Nam, tác giả một mặt nêu lên xuất xứ và diễn tiễn của câu đối, mặt
khác, tiễn hành loại hình hóa các loại câu đối một cách chỉ tiết cũng như chỉ ra
được giá trị về nội dung, hình thức và đặc biệt là thực trạng, vai trò của câu đối trong xã hội Theo tác giả: "Câu đối là một văn thể đã tận dụng mọi ưu thế của
niêm luật bằng trắc đề phát huy cái đẹp của ngôn từ về mặt âm thanh và nhịp điệu" [22 tr.38]
Trong số các cây bút nghiên cứu văn học có uy tín, Phan Ngọc cũng là
người quan tâm đến câu đối, những trang viết của ông về câu đối là những trang viết thể hiện sự am tường sâu sắc về thể loại này Trong công trình Cách giải thích
văn học bằng ngôn ngữ học, ông có hai bài viết liên quan đến câu đối Ở bài Cấu trúc ngôn ngữ và cảm giác thẩm mỹ, tác giả đã tìm hiểu cách chơi chữ và nói lái trong câu đối Từ đó, ông đánh giá: "Câu đối hay, là câu đối không những chỉnh
mà còn gợi lên nhiều liên hệ bất ngờ hết sức thú vị Vì bất ngờ, cho nên phải có
Trang 8giai thoại, vì thú vị cho nên giai thoại được lưu truyền hết đời này đến đời khác"
{[32, tr.59] Và ở một đoạn khác, ông nhận định: "Khi ta có một đôi câu đối hay, thực không có một tác phẩm nghệ thuật nào sánh kịp nó về mặt ngắn gọn, súc tích,
ý sâu xa và những quan hệ kín đáo giữa người cho và người nhận" [32, tr.61] Con
ở bài Câu đối, nội dung của nó, Phan Ngọc đi vào "tìm nội dung của hình thức câu đối" [32, tr.75] qua sự khảo sát, đối sánh với tục ngữ, thành ngữ
Ở một công trình khác Thứ xéi văn hóa — văn học bằng ngôn ngữ học, Phan Ngọc đã đề cao vai trò của câu đối Khi ông cho rằng, một trong 7 thành tố làm nên diện mạo truyền thống văn hóa Việt Nam thì "thứ nhất là nghề cho câu đối" [33, tr.57-58] Và, một trong 7 biểu hiện văn hóa củng cô gia phong trong nền văn
hóa gia đình Việt Nam thì "thứ nhất, các câu đối" [33, tr.170-171] Qua ý kiến của Phan Ngọc, càng chứng tỏ câu đối có một vị trí rất chắc chắn trong nền văn hóa, văn học Việt Nam
Trong Nghệ thuật câu đối, Nhất Như, Phạm Cao Hoàn đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn và thuyết phục trong việc vừa chỉ ra được nguồn gốc câu đối, vừa đi
vào từng loại câu đối cụ thể, qua đó, làm nổi bật được nghệ thuật câu đối (như
cách vận dụng ngữ âm, ngữ nghĩa, ) Hai tác giả cho rằng: "Soạn câu đối, phải cố lợi dụng âm thanh, then chốt trong đó là đem ngữ âm điều chỉnh cho hòa hợp với
âm hưởng đời sống, tiếng vọng của tâm linh" [41, tr.188]
Với công trình Câu đối một loại hình văn học trong nên văn hóa cổ truyễn
Việt Nam, Lê Hoài Việt đã tiếp cận câu đối từ góc độ văn hóa nghệ thuật qua việc
sưu tầm những câu đối được truyền tụng của các danh nhân như: Lê Thánh Tông,
Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tu Xuong,
Trên các tư liệu đã có, tác giả đi đến kết luận: "Câu đối là một loại hình văn hóa trong nền văn hóa cổ truyền Việt Nam Vì nó là một đôi câu triết ngôn, một bài
thơ cô đọng, một đoạn văn rất gọn, một đặc thù của ngôn ngữ Việt Nam" [61,
tr.44].
Trang 9Trong cuốn 7Ù chơi câu đối, Nguyễn Văn Ngọc đã chỉ ra vai trò của câu đối, song trọng tâm vẫn là đi vào phân loại câu đối theo chức năng, từ đó tác giả nêu ra nội dung của từng câu đối mà ông đã sưu tầm được Ở công trình này, tác giả chỉ rõ: "Văn câu đối tuy vụn vặt, mà không phải là khinh thường, cứ kể ra lại
thật là khó Chữ câu đối đã ít mà lại phải đi đôi với nhau, nên tất phải kén chọn, lựa chọn, cân nhắc, so sánh sao cho chắc chắn, chín nục, gia giặn, giòn giõi va chọi nhau thật phân minh, sáng sủa, gọn gàng mạch lạc, đoạn nào đoạn ấy cho đâu
ra đây mới được Ý câu đối phải sâu xa, nên tất phải đào luyện, nung nấu sao cho đồi dào, thâm thúy có hứng thú mới được Nói tóm lại, một đôi câu đối hay phải khác nào như một câu phương ngôn, ngạn ngữ, chữ rất ít, rất gọn mà ý nghĩa bao hàm rộng rãi, càng xem càng nghĩ mới càng rõ được hết cái hay" [34, tr.5] Với việc đi tìm các biểu hiện của câu đối qua các phương tiện từ ngữ, cú pháp, nhịp điệu, tác giả Nguyễn Xuân Tính trong Câu đối Việt Nam hình thức
và thể loại, đã trình bày khá rõ ràng về khái niệm, đặc trưng, phân loại và tính chất
của câu đối tiếng Việt Ông nhận thức rất đúng rằng: "Câu đối là một loại thể văn
học, gồm một cặp (2 về) đối nhau về số lượng chữ, đối nhau về thanh điệu (vần) bằng, trắc, đối nhau về từ loại, đối nhau về ý nghĩa, đối nhau về dụng ý nghệ thuật
Câu đối được sử dụng thủ pháp tu từ, đối xứng rất chặt chẽ" [49, tr.36]
Nguyễn Bích Hằng trong Câu đối Việt Nam đã sưu tầm được 1127 câu đối
và sắp xếp chúng theo mục đích, dụng ý riêng: (câu đối tết, câu đối phong cảnh,
câu đối đình chùa, đền miếu, câu đối hiểu hỉ, ) Và theo tác giả: "Mỗi một câu
đối là cả một công trình nghệ thuật về ý, trau chuốt về lời, được quần chúng yêu
thích và coi như một thứ "trang sức" Lối chơi câu đối phô cập trong dân gian và trở thành một phong tục của dân tộc" [19, tr.5]
Tác giả Nam Anh trong 282 cảu đối cũng cho rằng: "Đối là một thể văn biền ngẫu gồm có hai câu gọi là hai về song song và cân đối, thường ngắn gọn, có khi chỉ năm bảy chữ, nhưng ý nghĩa lại sâu rộng" [1, tr.5]
Trang 10Trong Tìm hiểu các thể thơ từ thơ cồ phong đến thơ luật, tác giả Lạc Nam cũng đề cập đến câu đối, theo ông: "Câu đối từ xưa đến nay rất nhiều, nhất là ở các đình chùa, miếu vũ, từ đường, công làng xóm, cửa ngõ nhà rông, chỗ nào cũng
thấy có câu đối, vì chỉ có một cặp, mỗi về có 4 đến 5 từ trở lên, cũng đủ nói lên
một số ý thể hiện tình cảm, nhân cách, công đức con người hoặc phong cách nơi
có câu đối Nhiều câu có giá trị rất cao về mặt tư tưởng cũng như giá trị sử dụng chữ rất tài tình độc đáo" [30, tr.236]
Ở bài viết Máy nhận xét về phép đối và điệp trong câu đối Việt Nam của Trần Thị Ngọc Tuyết, in trong 7ạp chí Ngôn ngữ số 2 (1997) Trước khi chỉ ra những nguyên tắc đặt câu đối và quan hệ giữa đối và điệp trong câu đối, tác giả nhận thấy: "Yêu cầu của câu đối là hết sức ngắn gọn về ý, về lời Do đó, phải súc tích về ý, trau chuốt về lời" [51, tr.64]
Trên báo Văn Nghệ số 6-7-8 tết Canh Dần, với bài viết Năm Dân — Câu đối
Cop, tác giả Đỗ Doãn Quát sau khi kế lại một sỐ chuyện vui liên quan đến câu đối
Nôm, đã nhận xét: "Câu đối nhiều khi thất luật nhưng bù lại họ khéo dùng những từ ngữ oái oăm, đa nghĩa, những lối nói lấp lửng, lỡm lờ " [43, tr.68] Trong công trình 5000 hoành phi câu đối Hán Nôm, trước khi trình bày những hoành phi câu đối Hán Nôm cụ thẻ, trong phần lời tựa, các tác gia đã trình
bày sơ lược về khái niệm, nguồn gốc và nội dung câu đối Cuối cùng, thay cho lời
kết, các tác giả khẳng định: "Nếu nói một cách hình tượng, có người đã cho rằng,
mỗi câu đối có thể so sánh với một bài thơ, một bản nhạc, một bức tranh, một bức chạm, với hình ảnh, ngôn ngữ, với âm thanh, nhạc điệu, với ý tứ, nội dung sâu sắc trong sự cô đọng đến mức kết tỉnh của ngôn từ Nhưng thực ra câu đối không thể so sánh với một thể loại nào của một ngành văn hóa nghệ thuật nào
khác — vì nó chỉ là nó, với tất cả những đặc trưng riêng của mình " [44, tr.1024] Đúng như tên gọi của nó, Cáu đối Xứ Nghệ (2 tập), là công trình tập trung sưu tầm và khảo cứu câu đối của những danh sĩ xứ Nghệ một cách công phu Trong lời tổng luận Đồi néi về câu đối xứ Nghệ, PGS Ninh Viết Giao đã viết: "Nói
Trang 11chung, câu đối phải ngắn, hàm súc mà ý tình bao la, sâu sắc, khi ca ngợi những người có đạo đức tốt đẹp, có tài trí, có công với nước với dân Song cũng có câu như quả đấm, đấm thắng vào mặt kẻ thù Dù nội dung như thế nào, câu đối cũng là nghệ thuật chơi chữ" [21, tr I6]
Ở một số công trình khác, chang han nhu: D6 tuc, dé thanh, giai thoại câu
đối của Phan Huy Đông; Kể chuyện câu đối Việt Nam của Vũ Xuân Đào; và Hoành phi câu đối Hán Nôm (tỉnh tuyển) của nhóm tác giả Trần Lê Sáng, Phạm
Kỳ Nam, Phạm Đức Duật, Các tác giả đã bàn đến câu đối, nhưng mới chỉ dừng lại ở việc sưu tầm những mẫu chuyện về câu đối của các nhà văn, nhà thơ, nhà chí
sĩ yêu nước, chứ chưa đi vào nội dung cụ thê của câu đối
Ngoài ra, trên một số tờ báo, tạp chí cũng đăng câu đối hoặc những giai
thoại về câu đối, nhất là ở số tết
Điểm qua những ý kiến trên, có thể thấy, câu đối tiếng Việt đã ít nhiều thu
hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu Tuy nhiên, do mục đích của người viết, các
công trình chủ yếu dừng lại ở việc tìm hiểu nguồn gốc, phân loại, sưu tầm và tuyển chọn chứ chưa đi sâu nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về ngôn ngữ câu đối ở thé loại văn học này Vì vậy, với đề tài Ngôn ngữ trong câu đối tiếng Việt, ching
tôi sẽ cô gắng trình bày một cách cụ thể, có hệ thống về nghệ thuật ngôn ngữ câu đối trên các phương diện: từ ngữ và các biện pháp tu từ để có một cái nhìn đầy đủ
hơn về ngôn ngữ câu đối tiếng Việt
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ngôn ngữ trong câu đối tiếng Việt Câu đối chữ Hán nếu được nhắc đến cũng chỉ để so sánh, đối chiếu nhằm làm bật
nổi những đặc trưng của câu đối tiếng Việt
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Luận văn xác lập cơ sở lí thuyết để tìm hiểu ngôn ngữ trong câu đối tiếng Việt.
Trang 124.2 Khảo sát từ ngữ và các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu đối tiếng Việt
4.3 Nêu vai trò của ngôn ngữ trong việc biểu đạt giá trị nội dung cũng như hình thức của câu đối tiếng Việt
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng và phối hợp những phương pháp chính sau:
- Phương pháp thống kê phân loại
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đâu và Kết luận, luận văn được triển khai thành 3 chương:
Chương I Thể loại câu đối và vi tri cua câu đối trong văn học Việt Nam
Chương 2 Từ ngữ trong câu đối tiếng Việt
Chương 3 Các biện pháp tu từ trong câu đối tiếng Việt
Sau cùng là Tài liệu tham khảo
Trang 13Chương I
THẺ LOẠI CÂU ĐÓI
VÀ VỊ TRÍ CỦA CÂU ĐÓI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
1.1 Thể loại câu đối
1.1.1 Nguồn gốc câu đối
Về nguồn gốc câu đối, hiện nay còn có nhiều ý kiến khác nhau, các văn bản, tài liệu nghiên cứu nguồn gốc câu đối khá phức tạp, chưa có sự thống nhất
cụ thể, rõ ràng
Theo Vũ Xuân Đào trong Kể chuyện câu đối Việt Nam thì: "Không rõ câu
đối Việt Nam có từ thuở nào, chúng ta chỉ được biết từ khi còn nhỏ, Lê Văn
Hưu, sinh năm 1228 quê ở làng Ry, tức phủ Lí Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã biết làm câu đối" [12, tr.4]
Trong Câu đối Việt Nam, Nguyễn Bích Hằng đã cho rằng: "Văn đối nói
chung và câu đối độc lập nói riêng có tự bao giờ chưa thể khẳng định được nhưng chắc chắn có cách đây phải từ hàng ngàn năm Căn cứ theo các tài liệu cỗ còn lưu giữ được, thì câu đối ở nước ta đã có từ thời Tiền Lê thế kỉ thứ X" [19, tr.8]
Gần với ý kiến của Vũ Xuân Đào và Nguyễn Bích Hằng, ở công trình 5000
hoành phi câu đối Hán Nôm, nhóm tác giả Trần Lê Sáng, Phạm Kì Nam, Phạm
Đức Duật khi bàn về nguồn gốc câu đối cũng cho rằng: "Câu đối ở nước ta có từ bao giờ, điều ấy thật khó biết cụ thể, nhưng dựa vào thể đối trong thơ phú cô có thể nghĩ rằng câu đối ở nước ta có khá sớm, chí ít là có từ thời Tiền Lê, thế ki thứ X" [44, tr.30]
Trong Cau đối Việt Nam hình thức và thể loại, Nguyễn Xuân Tính thừa
nhận câu đối bắt nguồn từ tục làm Đào Phù ở Trung Quốc, nhưng theo ông, "đây
cũng chỉ là mốc tham khảo, có thể câu đối còn ra đời sớm hơn" [49, tr.10]
Còn tác giả Nam Anh trong 282 câu đối nêu ý kiến: "Câu đối phát xuất từ
Trung Quốc, không rõ vào thời kì nào Qua Việt Nam từ thé ki XIII, phat trién
Trang 14mạnh trong các cuộc giao tiếp giữa vua quan Việt Nam và vua quan Trung
Quốc" [1, tr.5]
Ngược lại với tác giả Nam Anh, trong Câu đối xứ Nghệ, Ninh Viết Giao
phủ nhận việc câu đối bắt nguồn từ lối văn biền ngẫu của Trung Quốc, mà theo ông: "Nó bắt nguồn từ đời sống thực tế, từ lời nói trong cuộc sống hàng ngày của
"
nhân dân" [2I, tr.10] Và cũng theo tác giả: "Trong quá trình phát triển nó có
mang ảnh hưởng của văn học Trung Quốc, trở thành một loại hình văn hóa bác
học trong gia tài văn hóa Việt Nam" [2I, tr.10] Cũng ở công trình này, đồng tình với ý kiến của Ninh Viết Giao, các tác giả Cảnh Nguyên, Nguyễn Thanh Hải, Đào
Tam Tỉnh cũng đưa ra nhận định: "Nguồn gốc sinh thành của thể loại câu đối thoạt
tiên là từ tự nhiên của sự sống, từ trong ngôn ngữ, từ nguồn văn hóa dân gian của dân tộc" [21, tr.42]
Với bài viết Máy nhận xét vê phép đối và điệp trong câu đối Việt Nam, tac
giả Trần Thị Ngọc Tuyết cho rằng: "Tuy chịu ảnh hưởng từ văn học Trung Quốc, nhưng sang Việt Nam, câu đối đã được Việt hóa mang tính dân tộc đậm nét Câu
đối Việt Nam được hình thành rõ nét nhất và hoàn chỉnh nhất có lẽ vào đời Trần"
(51, tr.64]
Một trong những công trình đi sâu vào nghiên cứu câu đối một cách kĩ
lưỡng hơn so với những công trình trên là Nghệ /huật câu đối của Nhất Như, Phạm Cao Hoàn Và điều đáng quan tâm là họ cho rằng câu đối xuất xứ từ Trung Quốc mà như nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong Từ điển thuật ngữ văn học đã khẳng định: "Câu đối là thể loại văn học Trung Quốc đu nhập vào Việt Nam từ lâu đời Đặc điểm của tiếng Việt, về ngữ âm, ngữ pháp, từ
vựng rất thuận lợi cho việc làm câu đối khiến cho thể văn này trở thành phương thức biểu đạt, phô biến của cả văn học viết lẫn văn học truyền miệng" [17, tr.50]
Cho nên khi tìm hiểu về nguồn gốc câu đối Việt Nam trước hết phải tìm hiểu nguồn gốc câu đối Trung Quốc
Trang 15Trên cơ sở tham khảo các tài liệu đã có, chúng tôi đồng tình với những ý kiến cho rằng ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với câu đối Việt Nam là rất lớn
Theo hai tác giả Nhất Như, Phạm Cao Hoàn thì: "Thời cổ ở Trung Quốc,
mỗi năm hễ xuân về nhà nào cũng treo câu đối ở hai bên cửa lớn, xưa gọi là "đào
nhân" vì câu đối dán lên ván gỗ đào, cây đào theo ý người xưa là một vật lành, màu gỗ tươi thắm, quả có vị ngon ngọt, được coi 1a qua "tiên đào mừng thọ", gỗ đào có thể trừ tà, màu đỏ của nó có thể khiến yêu ma trông thấy đã sợ hãi, cho nên các đạo sĩ coi nó là một trong những "bửu bối" quan trọng nhất trong việc đuôi tà tran yêu Còn hai "đào nhân" là hai tam gỗ đào để dán câu đối, coi đó không phải
người mà là hai vị thân" [41, tr.7]
Đồng quan điểm với Nhất Như, Phạm Cao Hoàn, trong công trình Cáu đối trong nên văn hóa Việt Nam, tác giả Nguyễn Hoàng Huy viết: "Sách Độc Đoán
chép rằng, giữa biển có núi Độ Sóc, trên núi có cây đào, cành nhánh quanh co, lan
xa đến 3000 đặm Nơi các cành thấp bé phía Đông Bắc có quỷ môn (cửa ra vào của ma quỷ), hai vị thần trấn dữ cửa này để giám sát ma quỷ là Thần Thư và Thần Uất Luật (còn gọi là Thần Trà, Thần Đồ và Uất Lũy) Những con ma quỷ thường gây nguy hiểm thì bị hai thần bắt trói lại bằng cỏ lau rồi đem cho hồ ăn (tranh hồ
phù) Với sự nỗi tiếng về diệt trừ ma quỷ của 2 thần nên đầu năm người ta vẽ hai
vị trên ván bằng gỗ đào (gọi là đào phù) mà treo bên hai cửa với hy vọng tà ma sẽ không ám hại và các chuyện tai ương cũng không xảy ra" [22, tr.8-9-10] Nhu vậy, doanh thiếp và doanh liên và sau này là câu đối thì tiền thân của chúng là đào phù Cũng có thể, đó là hình thái ban đầu của câu đối
Từ cái hình thức mê tín của buổi ban sơ, đán câu đối trở thành một mỹ tục
của người Á Đông
Ở một đoạn khác, Nguyễn Hoàng Huy lí giải: "Sách Tống Sử, phần Thục thổ gia chép, năm Quảng Chính thứ 27 (946), Mạnh Húc (còn gọi là Mạnh
Xưởng), con trai vua Hậu Thục (một trong 6 nước thời Ngũ Đại), có ra lệnh cho
Trang 16người học sĩ Tân Dần Tốn viết đào phù để treo vào dịp năm mới, Húc cho là kém nên tự tay mình viết hai câu như sau:
Tân niên, nạp dự khánh;
Gia tiết, hiệu trường xuân
Ý nói: Năm mới đem đến phước lành doi dao;
Tiết tốt mở đầu cho mùa xuân lâu dài
Câu này chứng tỏ vào thời đó xuân liên (câu đối tết), đã mang thêm ý nghĩa nghinh đón điềm lành, tiếp nhận điều may mắn, hai câu của Mạnh Xưởng tuy là hai câu đề trên đào phù, nhưng sách Doanh liên từng thoại lại xem đó là khởi đầu cho đối liên nói chung chứ không riêng gì cho xuân liên Sau đó, việc viết chữ trên
đào phù, rồi trên giấy hay trên lụa trở nên phổ biến hơn, nhưng dán câu đối tết
cũng chưa trở thành tục lệ hàng năm, việc yêu cầu phải treo câu đối tết khởi đầu từ Minh Thái Tổ (1368-1399) Theo sách Trâm văn lâu tạp thoại của Trần Văn
Chiêm thì ông Vua này sau khi đánh quân Nguyên ra khỏi bờ cõi rồi đóng đô ở
Kim Lãng, đã ra lệnh cho các quan lại và thứ dân phải treo câu đối trước nhà vào
đêm trừ tịch, từ đó về sau việc này mới thành thông lệ" [22, tr.12-13]
Có thể nói khi câu đối thịnh hành và phát triển ở Trung Quốc thì ở Việt
Nam, câu đối cũng bắt đầu phát triển Do hoàn cảnh lịch sử, địa lí, ngôn ngữ của hai nước có nhiều nét tương đồng (đều thuộc nền văn minh lúa nước, tư duy thiên
về trực cảm, đời sống tinh thần thiên về nội tâm, ngôn ngữ đơn âm, không biến hình, nhiều thanh điệu), cho nên Hán học đã dễ dàng ảnh hưởng và hội nhập vào
văn hóa nước ta Tuy nhiên, cái nền, cái tỉnh hoa của câu đối Việt Nam lại có sự phát triển riêng, nó mang dấu ấn của bản sắc văn hóa Việt Nam
Theo các tài liệu nghiên cứu về câu đối tiếng Việt, câu đối nước ta đạt đến
trình độ nghệ thuật cao ở đời Trần Qua giai thoại đối đáp của Mạc Đĩnh Chi với
vua quan nhà Nguyên và một số sứ thần đi sứ Trung Quốc đã chứng tỏ trình độ làm câu đối ở thời đó rất điêu luyện Đến đời Lê, câu đối Nôm phát triển rực rỡ,
đặc biệt giai thoại đối Nôm của vua Lê Thánh Tông (Lê Thánh Tông cũng là vị
Trang 17vua đầu tiên mô phỏng tục dán câu đối tết của vua Minh Thái Tổ ở Trung Quốc) Sang thời Nguyễn, câu đối đạt đỉnh cao, nhất là câu đối Nôm, nổi bật có Nguyễn
Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, trong đó Nguyễn Khuyến được tôn
vinh là vua câu đối Có lẽ, kế từ bấy giờ, câu đối đã vượt ra khỏi quy phạm mà đi vào dân gian, chứ không chỉ dành riêng cho các nhà Nho hoặc tầng lớp thượng lưu, nó thực sự gần gũi với tầng lớp bình dân bởi nó gắn bó hòa hợp sâu sắc giữa
văn chương kinh viện với văn học dân gian Nói khác đi, câu đối có sự đan xen khi
thì từ truyền miệng sang thành văn, rồi từ thành văn sang truyền miệng và trở
thành một loại hình rất bác học và cũng rất bình dân Trong ca dao, hò vè và các
thể thơ lục bát, song thất lục bát là những thê thuần túy Việt Nam, người xưa cũng
đã sử dụng những cặp đối ngẫu lẫn trong đó Ca dao có câu:
Người như cây gỗ cây xoan,
Em như câu đối dán vào được chăng
Cùng với quá trình phát triển của văn học nghệ thuật, câu đối ngày càng
phát triển rộng rãi và đa dạng Việc học tập giao lưu qua lại giữa Trung Quốc và
Việt Nam để có sự tiếp thu học hỏi lẫn nhau là điều tất yếu Nhưng cái gốc, cái
nền của câu đối Việt Nam nhất là những câu đối Nôm đều bắt nguồn từ cách nghĩ,
cách nói vốn có trong dân gian, trong ngôn ngữ dân tộc
1.1.2 Khái niệm câu đối
Câu đối là sản phẩm văn hóa, kết tinh trí tuệ và tình cảm của nhân dân Nó
được kiểm chứng qua chiều đài thời gian của lịch sử, bằng chỗ đứng đã được khang dinh trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam Từ trước tới nay đã có
một số quan niệm khác nhau về câu đối Song hầu hết các quan niệm ấy chưa đi đến thống nhất và chưa có tiếng nói chung
Chang han, Lé Hoai Viét trong Cau đối một loại hình văn học trong nên văn
hóa cổ truyền Việt Nam, cho rằng: "Câu đối là những câu văn sóng đôi với nhau
để thế nào cho ý - nghĩa - chữ - và luật bằng trắc cân xứng với nhau, đán hoặc treo vào hai cột" [61, tr.25]
Trang 18Còn trong Câu đối Việt Nam hình thức và thể loại, theo Nguyễn Xuân Tính:
"Câu đối là một thể loại văn học, có tính chất bác học thuộc thể biền ngẫu, gồm hai về đối nhau, nhằm biểu thị ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội" [49, tr.9]
Với cái nhìn cụ thé, trong Câu đối Việt Nam, tác giả Nguyễn Bích Hăng cũng có quan niệm: "Câu đối là một trong nhiều thể loại văn đối Một câu đối gồm
2 câu đối nhau mà bao quát được đại ý, có tính hàm súc cao và có hồn thơ" [19,
tr.7]
Hoac nhom tac gia Phuong Luu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê
Ngọc Trà, La Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình trong công trình 7í luận văn học đã
xếp câu đối thuộc loại biền văn và khẳng định một cách ngắn gọn: "Đối liên là thể
câu đối gồm có 2 về đối nhau, vừa đối ý vừa đối thanh" [29, tr.464]
Tác giả mục từ Cáu đối trong Từ điển văn học (bộ mới), nhận định: "Câu
đối là những câu văn đi đôi với nhau, dùng chữ nghiêm nhặt theo phép đối sao cho
ý nghĩa, chữ dùng, luật bang trắc phải cân xứng Người Trung Quốc dùng mây chữ
"đoanh thiếp" hay "doanh liên" để chỉ câu đối Doanh có nghĩa là cột, thiếp có nghĩa là tờ giấy có chữ viết, liễn (đọc chệch là liên) là các câu thơ, câu văn đi sóng đôi với nhau" [54, tr.225]
Xuất phát từ các khái niệm vừa trình bày, chúng tôi thấy các nhà nghiên cứu, phê bình đã thể hiện những nỗ lực khác nhau trong việc nhận thức bản chất
của câu đối Nhưng đề có một khái niệm thật đầy đủ và triệt đề, quả là việc làm
không dễ dàng Qua các quan niệm trên của Lê Hoài Việt, Nguyễn Xuân Tính, Nguyễn Bích Hằng, nhóm tác giả Phương Lựu và các soạn giả trong 7? điển văn
học (bộ mới), chúng tôi thấy, các tác giả trên khi đưa ra khái niệm về câu đối còn
thiên về hình thức, chưa thực sự bao quát được một cách sâu sắc về câu đối
Một trong những khái niệm mà chúng tôi đánh giá là đã chú ý đến cả hai
mặt nội dung và hình thức của câu đối, đó là khái niệm của các tác giả Lê Bá Hán,
Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong Tir dién thuật ngữ văn học: "Câu đối là một
Trang 19thé van đặc biệt có quy mô nhỏ, mỗi đơn vị tác phẩm (được gọi là câu) gồm hai về
(thực chất là hai câu) đối xứng với nhau về từ loại, âm thanh và ý nghĩa, dùng để
biểu lộ tư tưởng, tình cảm, thái độ trước một con người, một sự việc hoặc một
cảnh vật, một đối tượng nào đó mà chủ thé (tac giả) quan tâm chú ý Câu đối dùng
để đọc, hoặc dán, khắc (trang trí ở nơi trang trọng) để tỏ chí, đối đáp, chúc mừng,
ghi công, viếng người chết hoặc đùa vui, cười nhạo, sức mạnh của câu đối là
tính khái quát cao, súc tích" [17, tr.49 - 50] Đây được xem là khái niệm chính xác nhất, giúp ta nhận ra những đặc điểm thi pháp cơ bản của thể loại, trên cơ sở đó khám phá về nội dung và hình thức của câu đối
1.2 Đặc điểm cúa câu đối tiếng Việt
1.2.1 Đặc điểm về hình thức
Mỗi một thể loại có một hình thức riêng biệt và gắn với mỗi hình thức
nhất định là những nội dung phù hợp Khoác trên mình cái "vỏ bề ngoài" đặc
trưng rất dễ nhận biết; câu đối đã cho ta thấy một hình thức trọn vẹn với các về
câu cụ thể, số chữ tương ứng và luật bằng trắc chuân xác
1.2.2.1 Về câu đối
Câu đối rất quen thuộc với người Việt Nam Ngay cả những người chưa học chữ Hán, chữ Nôm, không thuộc luật bằng trắc, nhưng khi nhìn thấy 2
hàng chữ đặt song song với nhau, cũng có thê đoán rằng đó là câu đối Một đôi
câu đối gồm hai câu đi sóng đôi với nhau, mỗi câu là một vé Nếu tự mình làm ra
hai về của một câu đối thì gọi là về trên và về dưới Còn khi mình làm một về,
người khác làm về kia thì gọi là về ra và về đối
Chang han, cau đối tự trào của nhà thơ Tú Xương:
Trang 20Hay câu đối giữa một ông quan huyện với cô bé học trò:
Nhưng dù là về gì đi chăng nữa thì hai về phải bằng nhau về số chữ, đối
nhau về thanh điệu, từ loại, ý nghĩa và dụng ý nghệ thuật
1.2.2.2 Số tiếng của câu đối
Mỗi đơn vị câu đối, dẫu câu trúc đơn giản hay phức tạp, ngắn hay dài, đều được gọi theo thói quen truyền thống là câu Xét về câu trúc nội dung cũng như cấu trúc cú pháp, câu đối có nhiều loại và có nhiều hình thức khác nhau Trong
đó không thê không chú ý đến số tiếng, cách đặt câu và luật bằng trắc Tùy thuộc vào mục đích của người viết, câu đối có thé từ 1 tiếng đến 50, 60 tiếng, nghĩa là
số tiếng trong câu đối không hạn chế
Căn cứ vào số lượng chữ ít hay nhiều, chúng ta chia câu đối ra làm 3 dạng: câu tiểu đối, câu đối thơ và câu đối phú
+ Câu tiêu đối
Còn gọi là câu đối vặt là loại câu đối ngắn, mỗi về của câu tiểu đối gồm từ
Trang 21- Loại 6 tiếng:
Con ruôi đậu mâm xôi đậu / Cái kiến bò đĩa thịt bỏ
+ Câu đối thơ
Còn gọi là bình đối, thi đối hay đối liên, là câu có hai về đặt theo thé that ngôn luật đúng với quy cách của nó hoặc ngũ ngôn (những câu đối 5 hay 7 tiếng), còn những câu đối 4 tiếng hay 6 tiếng đều là câu đối thơ vì cũng có lối tứ ngôn và lục ngôn Nhưng những câu ấy không theo luật thơ, còn những câu đối 8 tiếng thì xếp vào thé thơ hay thể phú cũng được
Thơ thất ngôn bát cú là thể thơ có 8 câu, mỗi câu 7 tiếng, cả bài thơ gồm
có 56 tiếng và có 5 vần, trong đó hai câu thực (câu 3 đối với câu 4) và hai câu luận (câu 5 đối với câu 6)
Vị dụ: Trong bài Qua đèo ngang của bà huyện Thanh Quan:
Hai câu thực đối nhau:
Lom khom dưới múi tiều vài chú;
Lác đác bên sông chợ máy nhà
Hai câu luận đối nhau:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc;
Thương nhà mỏi miệng cải gia gia
Còn thể thơ ngũ ngôn bát cú gồm có 8 câu, mỗi câu 5 tiếng, cả bài thơ gồm 40 tiếng và có 5 vần, cũng giống như thê thơ thất ngôn bát cú, hai câu thực (câu 3 đối với câu 4), hai câu luận (câu 5 đối với câu 6)
Trang 22Cu thé:
- Loai 9 tiéng:
Mua pháo đốt chơi đề anh em nghe tiếng;
Giật nêu đứng lại cho làng nước khỏi xiêu
(Nguyễn Công Trứ)
- Loại 30 tiếng:
Nhà chín rất nghèo thay, nhờ được bà hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xan váy quai công tắt trởi chân nam chân chiêu, vì tớ đỡ đân trong mọi việc;
Bà di đâu vội may, để cho lão vất vơ vắt vưởng, bới tóc củ hành, buông
quân lá tọa, gật gù tay đũa tay chén, cùng ai kể lễ chuyện trăm năm
chẳng tục, hau gái một vài cô, hau trai nam bay cdu, nay co, nay kiéu, nay ruou,
nay tho, này đàn ngọt hát hay, trà chuyên, thuốc lá, tay khí vũ mà ngoài vòng cương tỏa, lấy gió nội trăng ngàn làm tri thức, tuổi trời thêm đó là hơn
(Về đối của Cao Bá Quát) 1.2.2.3 Luật bằng trắc trong câu đối
+ Câu tiêu đối
Tiếng cuối của vé trên và tiếng cuối của về dưới phải đối nhau về bằng trắc, nếu tiếng cuối của về trên là bằng thì tiếng cuối của về dưới phải là trắc và ngược lại, tiếng cuối của về trên là trắc thì tiếng cuối của về dưới phải là bằng
Trang 23+ Câu đối thơ
Cũng phải tuân theo luật bằng trắc của hai câu thực (câu 3, câu 4) và hai
câu luận (câu 5, câu 6), trong thể thơ thất ngôn bát cú hoặc ngũ ngôn bát cú, theo quy luật "Nhất tam ngũ bất luận Nhị tứ lục phân minh" Cụ thể, trong một câu
đối thơ 7 tiếng thì tiếng 1, 3, 5 có thể châm chước, bất luận tiếng đó thuộc thanh
bằng hay thanh trắc đều được, còn tiếng thứ 2, 4, 6 phải tuyệt đối đúng luật Luật
thơ quy định, nếu tiếng thứ 2 thuộc thanh bằng thì tiếng thứ 4 phải là thanh trắc
và tiếng thứ 6 phải là thanh bằng Ngược lại, tiếng thứ 2 thanh trắc thì tiếng thứ 4 phải thanh bằng và tiếng thứ 6 phải là thanh trắc Ví dụ:
Nhà kia lỗi phép con khinh bố,
Mụ no chanh chua vợ chiti chong
(Đất vị hoàng — Tú Xương) + Câu đối phú:
Đây là loại câu đối dài, cách đối thanh, đối ý cũng rộng rãi, miễn là giữa
về trên và về dưới đối nhau là được Nhưng những câu đối phú mà đoạn trên hay đoạn dưới 7 tiếng, thì đoạn 7 tiếng ấy theo quy luật bằng trắc như những câu đối
Trang 24Còn những câu đối phú dài 50 tiếng cho đến 70 tiếng , hay những câu chia làm nhiều đoạn thì những tiếng cuối của các đoạn trước mà thanh bằng thì tiếng cuối của đoạn sau cùng phải là thanh trắc và ngược lai Chang han:
Mẹ đát nước xuân về, gia đình cô bác anh em, nang chén rượu mừng
loại văn học này
1.2.2 Đặc điểm về nội dung
Câu đối được xem là một món ăn tinh thần truyền thống, một thú chơi tao
nhã, phù hợp với những trường hợp, hoàn cảnh và sinh hoạt xã hội khác nhau
Cho nên, xét về chức năng phản ánh, câu đối được sử dụng trong một phạm vi
rất rộng mà ở phần phân loại câu đối chúng tôi đã bàn đến Nói cách khác, nội
dung câu đối gần như hiện lên trên bề mặt câu chữ của các kiểu loại câu đối Trên cơ sở đó, chúng tôi chỉ ra những nội dung mang tính đặc trưng riêng của
câu đối mà không thẻ trộn lẫn với thể loại nào khác
1.2.2.1 Câu đối có tính chất như một lời răn dạy
Một trong những chức năng cơ bản của văn học là chức năng giáo dục, giá trị giáo huấn là sự biểu hiện cụ thể của chức năng đó Giáo huấn thường được
dùng gắn với việc giáo dục đạo đức cho con người, ở mức độ khuyên răn, dạy bảo Trong văn học, khái niệm này gắn với giá trị nội dung ở các thể loại giàu
tính triết lí như tục ngữ, thành ngữ, châm ngôn, trong đó có câu đối Nghĩa là,
Trang 25ngoài việc tạo ra một "thú chơi tao nhã", hay dùng để trang trí, thì câu đối còn
nhằm mục đích nhắc nhở, khuyên răn con người Lúc này, câu đối được xem như một khâu hiệu, một triết lí về lẽ sóng, về nhân cách đạo đức hữu hiệu nhất
Chắng hạn:
Con cháu thảo hiền, rạng đức tiền nhân dòng hiếu nghĩa;
Ông bà mẫu mực, sáng lòng hậu thế nếp nhân từ
Hay:
Có già mới thay già là quý;
Biết sống bao giờ sống cũng vui
Hoặc:
Thây dạy giỏi, trò học chăm, vui tết làm theo lời Bác dạy;
Học đã hay, hành lại tối, mừng xuân nhớ trọn việc trường giao Với đặc trưng riêng, câu đối vừa là thể loại thành văn, nhưng đồng thời
cũng là thể loại truyền miệng Chính vì vậy, trên bàn thờ tô tiên, ở các cơ quan
đoàn thê, khối xóm, ngõ hẻm, chúng ta vẫn thường bắt gặp những câu đối mang nội dung trên Điều này cho thấy câu đối rất gần gũi với nhân dân, đóng vai trò quan trọng trong đời sống tư tưởng, văn hóa tỉnh thần của con người
1.2.2.2 Câu đối là những lời chúc mừng, ca ngợi thành kính
Trong cuộc sống, con người luôn hướng đến những điều may mắn, hạnh phúc và mong muốn niềm vui sẽ đến với mình, với gia đình, với quê hương, bạn
bè Hòa chung với những niềm vui ấy, ngoài những mặt giá trị tỉnh thần khác, chúng ta hay mượn câu đối dé diễn tả, trải bày cảm xúc thực của mình Đó có thê
là những câu đối mừng xuân, mừng thọ, mừng đám cưới, mừng thi đỗ, mừng thăng quan tiến chức, mừng sinh con trai, mừng khánh thành nhà mới, và ca
ngợi những cái hay, cái đẹp trong cuộc sông Nói vậy, có bao nhiêu niềm vui thì
có bấy nhiêu câu đối ra đời Chang han:
Câu đối mừng thi đỗ của Nguyễn Công Trứ làm thay lời vợ để mong cho
mình thi đỗ:
Trang 26Nhờ trời phù hộ chẳng tôi, miếng khoa giáp ăn xanh phường sĩ tử;
Ơn chúa yêu vì bố nỏ, nợ trần hoàn trang trắng mặt nam nhỉ
Với đề tài phong phú như vậy, câu đối như "có đất dụng võ" để thể hiện tất
cả những gì liên quan đến cuộc sống Nó là tiếng nói hoan hỉ, vui tươi, chân
thành để chúc mừng và ngợi ca những điều tốt đẹp, là nụ cười tô đậm thêm cho
niềm vui bat tận, tràn trẻ
1.2.2.3 Câu đối thể hiện sự tiếc thương, đau xót đối với người đã khuất Một trong những nội dung làm nên cái riêng, cái đặc trưng của câu đối là
tỏ rõ sự tiếc thương đau xót của người sống đối với người chết, bất kể đó là ai,
ông bà, cha mẹ, anh em hay bè bạn, Muốn làm được câu đối có nội dung này,
cái cốt lõi là người viết câu đối phải sống gần gũi và thân tình đối với người chết Vì thế, có những câu đối đọc lên nghe rất thống thiết khiến không những
chủ nhà mà khách đến dự cũng không cầm được nước mắt Ví dụ, câu đối của
Đoàn Thị Điểm viết cho một cô vợ trẻ đến xin câu đối về thờ chồng bị chúa Trịnh đây đi đánh trận bên kia sông Gianh (Ô Châu, Quảng Bình) và chẳng bao giờ về nữa, nghe rất đau xót, thương tâm:
Chàng hẹn chẳng thấy về, thiếp ngóng Ô Châu lòng quặn nhức;
Con đi không trở lại, mẹ nhìn bóng ngựa ruột thêm dau
Câu đối của Nguyễn Khuyến khóc con là Nguyễn Hoan, đỗ phó bảng
nhưng mất sớm:
Nghìn năm bia đá bảng vàng, tiếc thay người ay;
Trăm tuổi răng long đâu bạc, khổ lắm con ơi
Ở câu đối này, về trên hàm ý như một người ngoài xã hội tiếc thương một
người đã thành đanh Còn vé đưới, nhằm nói tới nỗi đau buồn vô hạn của người cha già phải chịu cảnh "lá vàng còn ở trên cây, lá xanh đã rụng một ngày thê
lương"
Cũng với nỗi đau như cụ Yên Đồ, là nỗi đau đứt ruột của một bà mẹ mắt
con:
Trang 27Mẹ thương con, mẹ biết làm răng, trời đất ơi, cây có kia ơi, tii thân lắm, thân con ba thước đất;
Con nhớ mẹ, con không ở lại, đèn sách đó, bút nghiên còn đó, luống công
thay, công mẹ mấy năm trời
Với lời lẽ đau thương, buồn thảm, tiếc nuối, câu đối mang nội dung này như một nén nhang, một vòng hoa phúng viếng, một mặt nói lên sự đau xót đối với người đã qua đời, mặt khác nhắc lại những điều tốt dep lúc còn sống để mọi người cùng biết Có thể nói, đây là một nét đẹp rất nhân văn của người Việt
Nam
1.2.2.4 Câu đối bộc lộ ý chí, khí phách của con người
Câu đối đậm chất trí tuệ, sự thông minh và nhanh trí, do đó có nội dung
bộc lộ ý chí, khí phách của con người Nó được xem là vũ khí tinh thần chống lại
những cái xấu xa, phi lí của xã hội, đồng thời khăng định sự kháng khái, kiên
cường và một tắm lòng trong sáng, yêu sự công bằng, mà con người hướng đến Ví dụ:
Mang nghĩa lớn ở đời, cuộc chiến đấu không lùi một bước;
Lấy chí cao vào trận, bước trường chỉnh chẳng quản đôi chân Qua mỗi câu đối, chúng ta có thể thấy tính cách của tác giả hiện lên trên
những con chữ Chẳng hạn, với nữ sĩ Hồ Xuân Hương thì câu đối đọc lên luôn tỏ
rõ sự sắc sảo, đanh đá:
Giang tay với thử trời cao thấp;
Xoac cang do xem dat ngắn dài
Còn câu đối của Nguyễn Khuyến, Tú Xương thì có vẻ như khinh bạc, chua
chát:
Ching no dai vô cùng, pháo nồ đì đùng thêm mắt chó;
Ông đây khôn bất trị, rượu say lúy túy lại nằm mèo
(Nguyễn Khuyến)
Trang 28Ngoài ba mươi máy tuổi rồi, dù có chết cũng không non yêu;
Sao được như vài năm trước, hãy cứ chơi cho dé no nan
(Tú Xương)
Bằng tiếng cười trào lộng, trong một số trường hợp, các tác giả đã mượn câu đối dé châm biếm, đả kích một đối tượng nào đó nhưng đồng thời cũng tỏ rõ lập trường quan điểm của mình Từ đó, cho thấy phâm chất cao quý của người Việt Nam trong cuộc sống, tỉnh thần đấu tranh với cái tiêu cực và tắm lòng yêu
nước vì dân Ví dụ:
Con chó đứng cạnh thằng Tây, được ông Lý cúi đầu mà lạy;
Mụ đầm ngôi bên quan Thượng, thấy cụ Nhì cứng cổ thầm khen Câu đối trên, một mặt cho ta thấy hình ảnh hài hước, bi thương của những
kẻ bán nước cầu vinh, mặt khác cũng thể hiện được sự chua chát, phẫn nộ và
khinh bỉ của tác giả đối với lũ người bám đuôi bọn chó săn, sẵn sàng bán nước
cầu vinh
Ta thấy, qua việc sáng tác câu đối, các tác giả lồng vào đó tư tưởng của mình Đó chính là ý thức về bản thân đối với cuộc đời, là su khang dinh cái tôi
trong cuộc sống
Như vậy, câu đối là một biểu hiện của nét đẹp đối nhân xử thế giữa con
người với con người, được cấu thành trên cơ sở cảm xúc thực tế trong nhiều mối
quan hệ giữa gia đình và xã hội Chính vì thế, ai đó đã nói rằng, nội dung của câu đối chủ yếu là trữ tình, là phô bày cảm xúc vui buồn trong cuộc sống Với lời lẽ ngắn gọn, cân xứng, câu đối chứng tỏ khả năng "ý tại ngôn ngoại" của mình
trong từng nội dung cụ thể
Có thể nói, câu đối đã ghi lại tất cả các chặng đường vui buồn của cuộc
sống, bằng những khía cạnh, trạng thái tình cảm khác nhau Và đó cũng là cái mang nặng hồn người, làm nên đấu ấn riêng của thể loại nay trong lòng bạn đọc
Trang 291.3 Các loại câu đối tiếng Việt
Dựa vào các tiêu chí khác nhau, từ trước tới nay đã có nhiều kết quả phân
loại câu đối Cụ thể:
Trong Câu đối Việt Nam, Phong Châu phân câu đối ra làm 7 loại: câu đối yêu nước; câu đối đền và chùa; câu đối khuyết danh; câu đối phúng; câu đối Hán
khuyết danh; câu đối tục, liều; câu đối chưa đối được Theo chúng tôi, cách phân
loại này không nhất quán, ở chỗ, cùng là câu đối khuyết danh, nhưng tác giả lại chia tách ra câu đối khuyết danh và câu đối Hán khuyết danh là thiếu chính xác
Hai tác giả Nhất Như, Phạm Cao Hoàn trong Nghệ thuật câu đối chia làm
6 loại: câu đối tết; câu đối đám cưới và câu đối mừng thọ; câu đối viếng; câu đối
treo nhà; câu đối danh thắng, cổ tích; câu đối ngành nghề
Nguyễn Văn Ngọc trong Thứ chơi câu đối đã chia câu đối ra làm 9 loại:
câu đối tết; câu đối mừng; câu đối phúng; câu đối tự thuật, tự thán; câu đối đề tặng; câu đối vịnh chơi, câu đối trào phúng, câu đối tục ngữ, câu đối linh tỉnh
Trong Câu đối xứ Nghệ, do phạm vi nghiên cứu tập trung vào biên khảo
về câu đối của người Nghệ An, Hà Tĩnh cho nên ngoài những câu đối “thông dụng” như câu đối mừng, phúng viếng, châm biếm đã kích, các tác giả chỉ ra:
câu đối thử thách, tài năng; câu đối dân gian; câu đối mang nội dung ca ngợi danh nhân, anh hùng, ca ngợi Bác Hồ; câu đối phản ánh hiện thực cuộc sống con
người và xã hội trên đất Hồng Lam
Không phân loại rạch ròi như những tài liệu khác, ở công trình 5000 hoành phi câu đối Hán Nôm, trong quá trình điểm qua một số nét chính về nội
dung nghệ thuật, các tác giả đã "lồng ghép" các loại câu đối vào trong đó, chúng
ta vẫn dễ dàng nhận ra Đó là câu đối tết; câu đối ngợi ca cảnh sắc đất nước,
danh lam thắng tích; câu đối biểu dương công đức người trước, ca ngợi thành tích người đương thời, khuyến khích điều thực; câu đối chúc mừng thăm viếng Trong Câu đối Việt Nam hình thức và thể loại, tác giả Nguyễn Xuân Tính
dựa vào mục đích, dụng ý và tính chất biểu hiện của câu đối, ông chia làm 10
Trang 30loại: Câu đối có tính chất giáo huấn; câu đối lỡm, châm biếm, đả kích; câu đối
đấu trí, thử tài; câu đối mừng; câu đối thờ; câu đối điều viếng; câu đối tết; câu đối tức cảnh cảm hứng; câu đối sách; câu đối chiết tự
Ở công trình Câu đối một loại hình văn học trong nên văn hóa cổ truyễn
Việt Nam, tác giả Lê Hoài Việt cho rằng câu đối có hai loại chính, loại "quy
phạm" (để làm các loại văn thơ thi cử, ); loại "thù ứng" (để ứng đối, thù tạc, ) Trên cơ sở đó, tác giả chia câu đối ra làm 10 loại: câu đối ứng đối; câu đối chúc mừng; câu đối phúng viếng: câu đối tết; câu đối đùa; câu đối chọi; câu đối mỉa; câu đối chặn; câu đối thương khóc; câu đối châm
Trong Cáu đối Việt Nam, Nguyễn Bích Hằng chia: câu đối tết; câu đối
vịnh phong cảnh, câu đối đình chùa đền miếu; câu đối nhà ở, nhà thờ họ; câu đối
chúc mừng (chúc thọ, chúc nhà mới, chúc buôn bán kinh doanh); câu đối hiếu hỉ;
câu đối học tập tu đưỡng
Trong sỐ các công trình nghiên cứu về câu đối, có thể nói, công trình của
tác giả Nguyễn Hoàng Huy có cách phân loại tỉ mỉ hơn cả Tác giả đã dụng công trong việc chỉ ra những loại câu đối theo nội dung khác nhau Trước hết, về câu
đối dán cửa nhà, ông chia nhỏ ra thành 16 loại: câu đối nơi cửa ngõ; câu đối dán
cửa; câu đối nơi cột nhà; câu đối nơi bàn thờ tổ tiên; câu đối nơi bàn thờ cha mẹ; câu đối thờ thần hộ mệnh; câu đối thờ táo quân; câu đối nơi phòng khách; câu
đối đề ở nhà học; câu đối nơi lầu các; câu đối đề nhà buôn; câu đối ở vườn hoa; câu đối đề nhà an dật; các loại câu đối mừng; câu đối phúng viếng: câu đối ở
lăng mộ Tiếp đến là câu đối dán nơi công cộng, ông cũng chia ra làm 6 loại nhỏ: câu đối nơi công sở; câu đối đề ở học đường: câu đối ở miếu thờ thần; câu đối ở đình làng; câu đối ở đền thờ; câu đối đề ở chùa phật Và cuối cùng là câu đối
hiệp thái, cũng có 6 loại: câu đối tết; câu đối chiết tự; câu đối giữa sứ thần Việt
Nam và vua quan Trung Quốc; câu đối tự thuật trào phúng; câu đối về nhân tình
thé thai
Trang 31Ưu điểm của cách phân chia này, là phần nào đã nói lên được sự tỒn tại
phong phú và rộng rãi của câu đối trong cuộc sống thường ngày Nhưng, nhìn vào cách phân loại trên, chúng tôi thấy tác giả chưa có sự phân tách chính xác, dẫn đến hệ thống phân loại khá rườm rà và khó hiểu Chẳng hạn, câu đối đề ở
vườn hoa, ân dật, nhà buôn, câu đối mừng, xếp vào chủ đề câu đối dán nhà
cửa thì không hợp lí
Nhìn lại kết quả phân loại câu đối trong các công trình đã có, một thực tế
mà chúng ta dễ nhận thấy, đó là việc phân loại câu đối còn thiếu tính hệ thống Bởi, chưa có một tiêu chí phân loại nào cụ thể, rõ ràng, mà thực chất còn có độ
"co giãn" nhất định Xét ở bình diện rộng, bức tranh thể loại câu đối có thể chia nhiều tầng lớp, đến mức rất nhỏ, rất hẹp theo hàm ý riêng của các nhà biên soạn, nhằm nói lên cái đa dạng, phong phú của câu đối Tuy nhiên, đó cũng chỉ là việc sắp xếp một cách tương đối, không ngoài mục đích gợi ý cho những người đi sau
về cách thức, ý tưởng trong việc học hỏi, để sử dụng khi cần thiết
Qua tham khảo những tài liệu đi trước, căn cứ vào nội dung, mục đích của câu đối, chúng tôi mạnh dạn đưa ra những loại câu đối cơ bản sau: Câu đối tết;
câu đối phúng viếng: câu đối chúc mừng: câu đối trào phúng; câu đối ứng đối;
câu đối sách; câu đối ngành nghề; và câu đối danh lam thắng cảnh, chùa chiên
1.3.1 Câu đỗi tết
Câu đối tết là một trong những loại câu đối phổ biến nhất, quen thuộc nhất
được làm vào mỗi độ xuân về Theo quan niệm của người xưa, làm câu đối tết
nhằm để tránh họa cầu phúc, mong sang năm mới đạt ước nguyện mới là một
phong tục mà người Trung Hoa cũng như người Việt Nam đều xem trọng Bởi vậy, câu đối được xem là "hương vị" không thể thiếu trong "thực đơn" ngày tết
cổ truyền:
Thịt mỡ dựa hành câu đối đỏ;
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh
Trang 32Chỉ với 14 chữ mà đã khắc họa được nét sinh hoạt tinh than va vat chat
đặc trưng của văn hóa dân tộc trong địp tết đầu năm
Đó là kiểu câu đối tết xưa, còn tết nay thì tư đuy đã đổi mới:
Vẽ bức tranh xuân, lợn béo gà to ưng ÿ vợ;
Đề câu đối tết, khoai sai lúa tốt đẹp tình chẳng
Tết xưa, tết nay, màu sắc có hơi khác, câu đối tết cũng vậy, nhưng cốt lõi vẫn là vui tết mà viết Vì vậy, báo chí nước ta chủ yếu đến dịp tết mới in câu đối Với tết, câu đối như có duyên nợ, và cái "đuyên nợ" ấy làm cho tết cũng như câu đối thêm ấm áp tình xuân
Ngoài những câu đối chúc tụng, những câu mừng xuân, mừng tết chung
cho muôn nhà của các nhà nho, thì còn có những câu đối tết nhằm đề bộc bạch tâm sự, tình cảm của cá nhân Tâm sự, tình cảm đó chủ yếu là đối với tết, nhưng
có khi lấy tết để nói việc khác, việc nhỏ là vui buồn cá nhân, lớn hơn là vui buồn
đất nước
Chúng ta hắn còn nhớ đôi câu đối tết của nhà thơ Tú Xương:
Thiên hạ xác rồi còn đốt pháo;
Nhân tình bạc thể lại bôi vôi
Có thể nói, đây là một trong những câu đối tết hay nhất của Tú Xương
Ông cũng nhân dịp tết mà ngâm vịnh, song không phải vì vui mà là vì đau đớn
trước nhân tình thế thái đen bạc
Cũng như Tú Xương, Nguyễn Công Trứ có đôi câu đối tết, đọc lên, chúng
ta đã cảm nhận được sự "ngất ngưởng" của một bậc tài tử:
Chiểu ba mươi, nợ hỏi tít mù, co căng đạp thằng bân ra của;
Sảng mông một, rượu say túy lúy, giơ fay bông ông phúc vào nhà
Hồ Xuân Hương cũng viết đôi câu đối trong dip tét, ma giai điệu không
trộn lân vào đâu được:
Trang 33Tối ba mươi, khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo ma vương đưa quỷ tới; Sáng mông mội, lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước xuân
vào
Đặc biệt, Ông Nghè Thượng Cốc Nguyễn Qúy Tân làm đôi câu đối tết
tặng cho một anh mù, nhưng đọc lên ta vẫn thấy âm hưởng của không khí tẾt:
Tối ba mươi giơ cẳng đụng cây nêu! Uả tết;
Sáng mông một lắng tai nghe tiếng pháo! À xuân
Như vậy, một trong những hương vị làm nên sắc xuân của ngày tết cỗ truyền dân tộc là câu đối Đấy là một điều thiêng liêng mà như ai đó đã mượn câu đối dé diễn tả nỗi mong chờ tết đến:
Có là bao! Ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái tết;
Uớc gì nhỉ! Một năm mười hai tháng, cả bốn mùa xuân
1.3.2 Cau doi phing viéng
Trong đời người, chuyện "sinh lão bệnh tử" là một quy luật không ai tránh
khỏi Mỗi khi có người mất đi, dù là vì lí do gì, người Việt Nam đều rất cần trọng, chu đáo trong việc tang lễ, nên ít khi bỏ qua việc phúng viếng Về tục phúng viếng, các cụ xưa cho rằng không có lễ vật nào quý bằng câu đối Bởi,
nhiều khi chỉ có vài ba mươi chữ mà tỏ rõ, gói phém được chí khí, tâm tình của
cả đôi bên (người chết và người sống)
Với mục đích dùng để bày tỏ nỗi thương tiếc người đã mắt, nhất là đối với thân nhân, bằng hữu Câu đối viếng chia làm hai loại: tự viếng và viếng người khác, chung quy đều lấy tình cảm chân thật làm đầu Thông thường, câu đối viếng là nói về người khác, sát hợp với tính cách, thân phận lúc còn sống của
người đó
Không nhiều như câu đối chúc mừng, nhưng số lượng câu đối phúng viếng cũng không phải là ít, đặc biệt có nhiều câu hay, xuất phát tự đáy lòng của người sống dành cho người đã khuất Nguyễn Khuyến là một trong những tác giả có
những câu đối viếng rất cảm động:
Trang 34Câu đối khóc con:
Bảng vàng bia đá nghìn thu, tiếc thay người dy?
Đâu bạc răng long trăm lối, khổ lắm con ơi
Câu đối viếng bà thông gia:
Ôi thương ôi! Hơn một ngày chẳng ở, kém một ngày chẳng đi Nghĩ rằng:
Bà năm mươi tám, bà nhà tôi cũng sáu mươi tư, xuân xanh đã cao rồi, giá dắt diu nhau, bay tam chín mười mươi, sẽ về châu phật châu trời, giấc bướm cũng
không ân hận nữa;
ÁW quái nhỉ! Sống mỗi người một nết, chết mỗi người một tật Ai ngờ: Bà tháng tư này, bà nhà tôi cũng tháng năm trước, tắc gang không cách máy, có lâu
la gì, một năm năm bảy tháng, ví chẳng dâu gia dâu giáo, đường mây sao khéo
rủ rê nhau?
Câu đối viết cho cậu học trò khóc bố vợ:
Khi ông sống, ông đẻ anh, ông đẻ chị, ông đẻ vợ tôi, nay được sáu tuần thêm tám lẻ;
Giờ ông chết, ông bỏ cửa, ông bỏ nhà, ông bỏ bà lão, ai ngờ một phút hóa
Xưa, câu đối chúc mừng gọi là "khánh hạ liên" Nhân dân ta thường có tập
quán anh em, bà con, bạn bè, xóm giềng có việc gi vui thi dén chic mung, trong
Trang 35lễ mừng có câu đối Câu đối mừng có thê tự viết, cũng có thê nhờ người khác viết, hoặc ra phố mua
Trong câu đối chúc mừng có thể chia ra nhiều loại: câu đối mừng thọ, mừng đám cưới, mừng thi đỗ, mừng nhà mới, mừng mở cửa hàng, trong đó câu đối mừng thọ, mừng đám cưới là nhiều hơn cả
1.3.3.1 Câu đối mừng đám cưới
Cưới gả là một việc vui mừng trong đời mỗi người, hòa chung với niềm vui ấy là những câu đối
Câu đối của một nhà giáo chúc mừng cặp vợ chồng mới cưới nguyên là hiệu trưởng:
Chúc chú phước bên: cô má hong rang trang lung ong, son phan nhẹ nhàng đẹp;
Mừng cô duyên thắm: chú mặt đỏ mắt xanh bụng ếch, áo quân chải
chuối sang
Câu đối cụ Nguyễn Khuyến đi đám cưới một nhà giàu, giản dị hóm hỉnh
mà thành thật, chí tình:
Giàu có thiểu gì tiền, đi một vài quan đâu phải lẽ;
Sang không thì cũng bạc, kiếm năm ba chữ gọi là tình
Những câu đối "song hỉ" như trên, tạo nên tiếng cười nhẹ nhàng, hạnh
phúc cho mối lương duyên tươi đẹp
1.3.3.2 Câu đối mừng thọ
Thông thường, khi các cụ ông, cụ bà tròn bảy mươi, tám mươi hay cao hơn nữa thì gia đình tổ chức lễ mừng thọ Nhân dịp Ấy, những câu đối chúc mừng
"cao niên bách lão", ca ngợi công đức người được mừng sẽ ra đời, nhằm thẻ hiện
tắm lòng của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, hay của các bằng hữu, mong cho
các cụ sống lâu trăm tuổi Ví dụ:
Nhà thung tuổi hạc càng cao, nền phúc hậu, mạch thì hương qua chiêu
phong nhã;
Trang 36Cửa trời đường máy rộng mỏ, hương dặm phân, hoa ngõ hạnh thơm nức hương lân
Nhưng cũng có khi là làm câu đối để mừng thọ cho chính mình:
Đám công danh có chí thì nên, ơn làng giấy trắng, ơn vua giấy vàng, chiếu trung đình ngất ngưỡng ngôi trên, ngôi tiên chí đó cũng la rat đáng;
Nhờ phúc ấm sống lâu lên lão, anh cả bàn năm, anh hai bàn sáu, đàn tiểu
tử xênh xoang múa trước, tranh tam đa ai khéo vẽ cho nên
(Nguyễn Khuyến) Thường thì, buổi tổ chức lễ mừng thọ diễn ra sau tết Nguyên Đán vài
ngày, vì thế câu đối mừng thọ, không chỉ là niềm vui thêm tuổi mà là niềm vui mang phong vị ngày tết cô truyền Tuy nhiên, do tính chất trang trọng của lễ mừng thọ, hầu hết các câu đối chúc mừng đều được làm bằng chữ Hán
1.3.4 Câu dối trào phúng
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, ở phần giới thuyết về trào phúng, nhóm
tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, chỉ ra rằng: "Trào phúng là dùng lời lẽ bóng bây, kín đáo để cười nhạo mỉa mai kẻ khác, song trong lĩnh vực văn học, trào phúng gắn liền với phạm trù mĩ học và cái hài với các cung bậc hài
hước, châm biếm" [17, tr.363] Với đặc trưng riêng, câu đối cũng có nội dung trào phúng Dù không đậm nét như truyện cười hay câu đó, nhưng với lời lẽ
bóng bẩy, kín đáo, cách chơi chữ tài tình, là một trong những nghệ thuật để xây dựng nên câu đối trào phúng Từ việc vui cho đến việc buồn, vẫn phảng phất đâu
đó chất trào lộng, di đỏm một cach tinh tế
Ví dụ:
Khi nghề dạy học bị xuống cấp, một tác giả ở xứ Nghệ đã viết đôi câu đối
để ám chỉ thực tại:
Tham thương thay, thời thế thất thường, thừa thải thằng thây, thành thử
thây thường thoi thóp thở;
Trang 37Đau đớn đấy, điệu đời điên đáo, đón đưa đi điểm, được đà đi đã đóng danh di
(Thai Doan Quat) Hai tác giả Nguyễn Tài Đại và Văn Như Cương cũng có đôi câu đối:
Về ra của Nguyễn Tài Đại:
Thây giáo tháo giày, tháo cả ủng, thủng cả áo, lấy giáo án dán áo;
Về đối của Văn Như Cương:
Nhà trường nhường trà, nhường cả hoa, nhòa cả hương, lĩnh lương hưu lưu hương
Thời kháng chiến chống Mỹ, vùng Nghệ Tĩnh thường kê chuyện nhà thơ
Thanh Tịnh và anh chị em vào tuyến lửa khu 4, một đêm Thanh Tịnh tức cảnh ra
về đối:
Vào Nghệ Tĩnh, đến Quản Hành, uống rượu gừng, nói chuyện cà riêng
ca toi
Sau có người đối lại:
Đến Đẳng Nai, nhớ Kỳ Lừa, ăn thịt chó, ngôi nghe tán vượn tản hươu Câu đối của một người Hà Tĩnh khóc vợ:
Mụ đi trước, mụ sướng hơn tui, trên dương thé tui thương mụ lắm;
Tui 6 lai, tui buôn nhớ mụụ, dưới truyền dai mu nho tui không
Khi nói về cuộc sống của các văn nghệ sĩ, Phạm Đức Thước có đôi câu đối, tạo nên một tiếng cười hóm hỉnh, nhẹ nhàng:
Bính Dân qua, nhuận bút tăng lên, ai bảo nhà văn gây cọp;
Dinh Mao dén, giá hàng dừng lại, ai chê nghệ si doi meo
Câu chuyện một sinh viên Đại học sư phạm mới ra trường, xin ty giáo dục
Nghệ An cho về dạy ở Vinh để được gần người yêu, cô cứ nằn nì mãi, nhưng giáo viên thành phố không thiếu mà các huyện miền núi đang cần Thầy Nguyễn Tai Dai là Trưởng ty hồi đó tiếp và nhắc đi nhắc lai cau: Ty can di Tan Kj Roi ông bảo: cô tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học sư phạm, nếu đối được thì sẽ
Trang 38được dạy ở Vinh May sao, cô gái ấy khá thông minh nên sau đã đối lại: 4i động đến ông Đại Thế là cô được bồ tri day 6 Vinh thật
Sau này, thầy Nguyễn Tài Đại còn có một về đối "hiểm hóc" nhân dịp tết đầu tiên được nghỉ hưu:
Đại về hưu, Đại trông bù, ai hỏi bit ai? Bir Dai;
Về đối này không ai đối được, vì nó nghịch ngợm quá, mọi người đều thúc thủ, mãi sau này anh em văn nghệ Tĩnh có người đối lại rằng:
Tôn ở lại, Tôn xây lò, ai hỏi lò ai? Lò Tôn
Có thể nói, khiếu trào lộng luôn tiềm ân trong mỗi con người Việt Nam, và
sẽ "bột phát" khi gặp những tình huống oái oăm, hài hước Tuy không dồi dao va
phong phú như truyện cười, truyện trạng, song, ở câu đối, chất trào phúng cũng được các tác giả khai thác triệt đề Ngoài việc nhằm dé cham biếm, đã kích một đối tượng nào đó, nó còn tạo ra tiếng cười hóm hỉnh, thoải mái, mà không
kém phần tỉnh tế, sâu sắc
Một trong những người thường mượn chữ nghĩa, tính đối xứng làm nên câu đối trào phúng là tác giả Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Chính những câu đối này, đã tạo ra tiếng cười sảng khoái, thanh mà tục, tục mà thanh và góp phần không nhỏ làm nên tên tuổi của họ trên
văn đàn Việt Nam
1.3.5 Câu đối ứng đối
Câu đối ứng đối là một trong những loại câu đối thể hiện tính trí tuệ cao,
tài ứng khâu độc đáo Ứng đối có nghĩa là sự đối đáp qua lại giữa hai bên về một
nội dung nào đó, hay là một cuộc đối thoại đầy chất trí tuệ giữa người ra về đối
với người đối lại
Đặc điểm của loại câu đối này là về xuất đối tuy có khó, nhưng vẫn còn chủ động được, về đối lại do bị động cả về đối ngẫu lẫn tình ý nên khó hơn nhiều Bởi thế nên, Mạc Đĩnh Chỉ có câu: "Xuất đối dị, dị đối nan" (nghĩa là: ra
Trang 39về đối dễ, đối lại khó) Nhưng, dù là xuất hay đối thì đều phải nhất quán trong một tình huống, bởi, tuy hai về đối nhau nhưng lại phải gắn liền với nhau đề trở
thành một đôi câu đối có nội dung hoàn chỉnh và hình thức chặt chẽ
Điều thú vị, qua việc ứng đối, mọi người đều nhận biết được sự "đấu trí
thử tài" của người ra về đối lẫn người giải đáp Về ra càng khó càng tôn lên cái
tài, cái nhanh trí của người đối lại Vì vậy, với loại câu đối này, đòi hỏi sự ứng
khẩu nhanh nhạy, kịp thời, nếu không, dù sau có đối được thì cũng "mắt giá"
Ví dụ:
Câu đối giữa Cao Bá Quát với vua Minh Mạng:
Nước trong leo léo ca dop ca;
(vua Minh Mang)
Trời nắng chang chang người trói người
(Cao Bá Quát)
Câu đối giữa nhà sử học Lê Văn Hưu với bác thợ rèn:
Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò, đập nên đùi sắt;
(bác thợ rèn)
Nghiên ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húii, giành được tam khôi
(Lê Văn Hưu)
Qua câu đối ứng đói, một lần nữa giúp chúng ta nhận ra sự uyên thâm, đầy chất trí tuệ của con người Việt Nam
1.3.6 Câu đối sách
Câu đối sách là loại câu đối lấy chữ nghĩa đã có sẵn trong sách hoặc lấy
những điển có, điển tích rút ra từ những câu chuyện, lời thơ, lời văn quen thuộc
Vi du:
Thúy Kiều đi qua cầu, nhác thấy chàng Kim lòng đã Trọng;
Trọng Thúy nhìn vào nước, thoáng hình nàng My mắt sa Châu
Cái hay của câu đối là ở chỗ, "Thúy Kiều đi qua cầu" thì "Kiều" cũng có
nghĩa là "cầu", thấy "chang Kim lòng đã Trọng" thì "Trọng" cũng có nghĩa là
Trang 40"kính trọng", đồng thời cũng là tên của Kim Trọng "Trọng Thủy nhìn vào nước" thì "Thủy" cũng có nghĩa là "nước", "thoáng nhìn nàng My mắt sa Châu" thì "sa châu" là "rơi nước mắt", nhưng cũng là tên của My Châu Chỗ khéo léo của hai câu này là đùng phép chơi chữ đồng âm qua việc lấy tên các nhân vật trong tác phâm văn học
Trong cuộc thi Cu đối về Bác /Tỏ, nhà báo Thủy Triều đã ra một về đối bằng cách lấy tên các tác phẩm của Bác:
Hồ Chí Minh bền tâm ái quốc, kiên cường chống ách thực dân, người cùng khổ lên đường cách mạng;
Đã có rất nhiều câu đối lại, trong đó có câu của tác giả Trung Ngôn được xem là hay và chỉnh hơn cả:
Nguyễn Sinh Cung nung chí Tất Thành, bắt chấp gông xiêng để quốc, thơ trong tù giục bản Tuyên ngôn
Năm Tú Xương mat, cu Tam Nguyên Yên Đồ có câu đối viếng:
Nào ai chín suối xương không nát;
Có lẽ ngàn năm tiếng hãy còn
Về trên, tác giả đã khéo léo ghép chữ "xương" (tên của Tú Xương), về
dưới mượn câu ca dao Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ tro, nhằm ca ngợi Tú Xương là người có vị trí trong nền văn học trung đại, đặc biệt là những đóng góp
của ông về thơ trào phúng
Khi Vũ Trọng Phụng tạ thế, bạn ông là nhà văn Đồ Phôn đã làm câu đối có
tên các tiêu thuyết của ông:
Cạm bẫy người tạo hóa khéo giăng chỉ, qua giông tố tưởng thêm số đỏ;
Số độc đắc văn chương vừa trúng thế, bỗng dứt tình không một tiếng
vang
Câu đối của Đồ Phồn tặng Nguyễn Tuân, cũng ghép tên tác phẩm:
Vang bóng một thời tàn, gợi lại thêm não hôn lãng tử;
Quê hương bao độ thiếu, mãi đi cho trọn kiếp giang ho.