Lịch sử nghiên cứu vấn đề Có thể khái quát quá trình nghiên cứu về tình hình kinh tế, chính trị - xãhội và chính sách đối ngoại của Vương quốc Tây Ban Nha qua một số nguồn tư liệu đã đượ
Trang 1LÊ THỊ HOÀ
TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VƯƠNG QUỐC TÂY BAN NHA TỪ 1991 ĐẾN 2011
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Nghệ An - 2012
Trang 2LÊ THỊ HOÀ
TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VƯƠNG QUỐC TÂY BAN NHA TỪ 1991 ĐẾN 2011
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới PGS.TS Phạm Ngọc Tân, người luôn tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ và tạo cho tôi niềm hứng thú trong công việc vốn đầy khó khăn và thách thức này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các giảng viên trong Phòng Đào tạo sau Đại học, khoa Lịch sử trường Đại học Vinh; những người
đã giành cho tôi những chỉ dẫn khoa học quý báu; cùng những người thân và bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn
Trang 4MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 7
4 Phạm vi nghiên cứu 8
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 8
6 Đóng góp của luận văn 9
7 Bố cục luận văn 9
NỘI DUNG 10
Chương 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VƯƠNG QUỐC TÂY BAN NHA TỪ 1991 ĐẾN 2011 10
1.1 Nhân tố khách quan 10
1.1.1 Những thay đổi cơ bản trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh đến 2011 10
1.1.2 Tình hình khu vực Tây Âu 14
1.2 Nhân tố chủ quan 17
1.2.1 Bối cảnh chính trị - xã hội của Tây Ban Nha 17
1.2.2 Bối cảnh kinh tế 20
1.3 Nhân tố lịch sử 25
Tiểu kết 28
Chương 2 TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VƯƠNG QUỐC TÂY BAN NHA TRONG 20 NĂM CUỐI THÉ KỶ XX ĐẦU THẾ KỶ XXI (TỪ 1991 ĐẾN 2011) 30
2.1 Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội 30
2.1.1 Kinh tế 30
Trang 52.1.2 Chính trị - xã hội 59
2.2 Chính sách đối ngoại của Vương quốc Tây Ban Nha từ năm 1991 đến 2011 71
2.2.1 Đối với các nước khác trong EU 72
2.2.2 Đối với châu Mỹ 74
2.2.3 Đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương 78
Tiểu kết 81
Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TÂY BAN NHA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011 83
3.1 Thành tựu 83
3.1.1 Về kinh tế, chính trị - xã hội 83
3.1.2 Về đối ngoại 99
3.2 Hạn chế 101
3.2.1 Về kinh tế, chính trị - xã hội 101
3.2.2 Về đối ngoại 117
3.3 Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 118
Tiểu kết 127
KẾT LUẬN 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO 131 PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC VIẾT TẮT
AP Đảng Liên minh Bình dân Tây Ban Nha
EU Liên minh châu Âu
EC Cộng đồng châu Âu
ERM Cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu
ECB Ngân hàng Trung ương châu Âu
EATA Khu vực mậu dịch tự do châu Âu
PSOE Đảng Công nhân Xã hội Tây Ban Nha
PP Đảng Nhân dân Tây Ban Nha
SEM Doanh nghiệp vừa và nhỏ
R$ D Nghiên cứu và phát triển
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong vòng hơn nửa thế kỷ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai,Vương quốc Tây Ban Nha đã trải qua những biến đổi về chính trị và kinh tếsâu sắc Đó là sự chuyển đổi thành công từ một nước tương đối kém phát triển
và nền chính trị độc tài sang phồn vinh và dân chủ Sau Chiến tranh thế giớithứ hai, dân chủ đã được thiết lập trở lại ở Tây Âu, song vương quốc này vẫngiữ nguyên trạng là một quốc gia bị cô lập do chế độ độc tài cai trị Ngoài ratrong khi châu Âu trải qua một quá trình tăng trưởng nhanh về kinh tế và hộinhập thương mại thì Vương quốc Tây Ban Nha vẫn bị kìm hãm bởi hậu quảkhốc liệt của cuộc nội chiến xảy ra vào những năm 30, chính sách đóng cửa tựcung tự cấp và một sự nghèo đói tương đối thừa hưởng từ lịch sử Sau quyếtđịnh tự do hóa nền kinh tế vào cuối thập niên 50, Vương quốc Tây Ban Nhanhanh chóng trở thành một nền kinh tế hiện đại dựa vào công nghiệp hóa và
du lịch Đất nước đã trải qua một thời kỳ thịnh vượng chưa từng có, quá trình
đô thị hóa nhanh chóng và lớn mạnh của tầng lớp trung lưu Sau cái chết củanhà độc tài Franco vào năm 1975, tại Vương quốc Tây Ban Nha đã diễn raquá trình chuyển giao êm đẹp sang nền dân chủ, sự thiết lập một nhà nướcphúc lợi và tiến trình gia nhập Liên minh châu Âu (EU)
Việc Tây Ban Nha gia nhập vào EC (1986) cũng đã cho thấy những tácđộng hai chiều của quá trình này Gia nhập vào EC đã đưa đến những thay đổi
to lớn cho Tây Ban Nha trên tất cả các lĩnh vực Tây Ban Nha dần thoát rakhỏi sự cô lập về mọi mặt với thế giới, vững vàng bước vào quá trình hộinhập toàn cầu hóa, tích lũy được kinh nghiệm và đạt được những thành tựuđáng ghi nhận EC được ví như “chiếc nôi” nuôi dưỡng Tây Ban Nha trongnhững ngày tháng khó khăn Và những thành quả mà Tây Ban Nha đã đạtđược trong gần 20 năm gia nhập EU cho thấy kết quả hợp tác giữa hai bên làhoàn toàn đúng đắn, phù hợp xu thế quốc tế và thời đại
Trang 8Được đánh giá là quốc gia có nền kinh tế phát triển cao, Tây Ban Nhahiện nay được xếp là nước có nền kinh tế lớn thứ 8 trên thế giới và thứ 5 tạichâu Âu sau Đức, Anh, Pháp và Italia Tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ởmức cao trên 3%/năm (cao hơn mức trung bình của Liên minh châu Âu) Với nền chính trị tương đối ổn định với việc duy trì một chế độ dân chủhiện đại, Tây Ban Nha không ngừng mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cảcác nước trên thế giới, tích cực mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình trênnhiều khu vực khác nhau Nếu như trước đây, Tây Ban Nha chỉ tập trung chủyếu vào hai khu vực truyền thống là châu Âu và Mỹ Latinh thì đến giai đoạn
từ 2008 đến 2011, Tây Ban Nha tăng cường mối quan hệ ngoại giao với cácnước nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trên cơ sở đó khai thácnhững tiềm năng giữa hai bên trên tinh thần hợp tác “hai bên cùng có lợi”
Tây Ban Nha trong “nhãn quan” của bạn bè quốc tế đang thay đổi từngngày và ngày càng thể hiện rõ vai trò cũng như vị trí quan trọng của mình trêntrường quốc tế Các chuyến thăm cấp cao của các nhà lãnh đạo Tây Ban Nhatới thăm một số các nước ở châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc vàNhật Bản (2009 - 2010) đã cho ta thấy rõ thiện ý mong muốn hợp tác trên tinhthần bình đẳng cùng có lợi với các nước trong khu vực này
Tây Ban Nha và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từnăm 1977 Trải qua quá trình hợp tác và phát triển, mối quan hệ hai bên ngàycàng phát triển tốt đẹp Có thể thấy, trong lịch sử phát triển ngoại giao giữaTây Ban Nha và Việt Nam chưa bao giờ quan hệ hai nước lại phát triển mạnh
mẽ như thế Đặc biệt, tháng 12 năm 2009 trong chuyến thăm Tây Ban Nhacủa Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, hai bên đã thiết lập quan hệ “đối tácchiến lược hướng tới tương lai” Đây được xem là một mốc quan trọng đánhdấu quá trình hợp tác lâu dài giữa hai chính phủ
Việt Nam những năm gần đây cũng đang trong quá trình hội nhập sâuvào nền kinh tế khu vực và thế giới Bên cạnh những thành công to lớn đã đạt
Trang 9được, nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng đang phải đối mặt với không ít khókhăn do quá trình hội nhập đem lại Trong số những thành công và tháchthức hiện nay mà Việt Nam gặp phải có nhiều vấn đề giống với những gì màTây Ban Nha đã từng trải qua trước đó Do đó, việc nghiên cứu kinh nghiệmcủa Tây Ban Nha có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển của ViệtNam hiện nay.
Có thể nói, những thành quả mà Tây Ban Nha đã đạt được từ sau khichấm dứt chế độ độc tài Franco đến khi chuyển giao thành công sang nền dânchủ là cả một câu hỏi lớn Do đâu mà Tây Ban Nha nhanh chóng thoát khỏinhững bế tắc dưới chế độ độc tài để nhanh chóng vươn lên phát triển vượt bậc
về kinh tế? Quá trình chuyển đổi ở Tây Ban Nha có nhiều điểm tương đồngvới quá trình đổi mới ở Việt Nam Vậy Việt Nam sẽ rút ra được bài học kinhnghiệm gì từ những kết quả mà Tây Ban Nha đã đạt được trong 20 năm gianhập EU? Từ mối quan hệ hợp tác giữa Tây Ban Nha và Việt Nam, chúng tarút ra được những kết quả gì từ sự biến đổi thông qua mối quan hệ đó manglại đối với Việt Nam? Do vậy, việc tìm hiểu về tình hình kinh tế, chính trị - xãhội và chính sách đối ngoại của Vương quốc Tây Ban Nha là một vấn đề có ýnghĩa thực tiễn sâu sắc đối với chúng ta
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, tôi quyết định chọn vấn đề:
“Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và chính sách đối ngoại của Vương quốc
Tây Ban Nha từ 1991 đến 2011” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ của mình.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có thể khái quát quá trình nghiên cứu về tình hình kinh tế, chính trị - xãhội và chính sách đối ngoại của Vương quốc Tây Ban Nha qua một số nguồn
tư liệu đã được tiếp cận như sau:
Cho đến trước năm 1991, những công trình nghiên cứu về Tây BanNha chưa nhiều, chủ yếu xoay quanh về chế độ độc tài Franco và tình hìnhkinh tế, chính trị - xã hội Tây Ban Nha dưới chế độ độc tài đó
Trang 10PTS Kim Ngọc với bài viết Tây Ban Nha - Hiện đại hóa nền kinh tế và
chính sách nhà nước, số 6 - 1995, Viện Kinh tế Thế giới, tác giả chủ yếu phân
tích quá trình hiện đại hóa nền kinh tế và chính sách nhà nước qua hai thời kỳ:trước năm 1975 và từ cuối những năm 70
Thông tin trong Tạp chí Kinh tế của TTXVN (2004) với bài viết Tây
Ban Nha thực hiện chính sách đối ngoại hướng tới tương lai Bài viết phân
tích chính sách đối ngoại của Tây Ban Nha trong đó coi trọng mối quan hệvới châu Âu, các nước Mỹ Latinh và các nước ven bờ Địa Trung Hải Bêncạnh đó, bài viết đi sâu phân tích mối quan hệ giữa Tây Ban Nha và Mỹ, quanđiểm thái độ của hai Thủ tướng Jose Maria Aznar và Jose Luis RodriguezZapatero đối với Mỹ, đặc biệt là trong vấn đề chiến tranh ở Iraq
Trên thông tin Tạp chí Quốc tế và chiến lược của TTXVN (2005) với bài viết Tây Ban Nha khẳng định tính dân tộc và quan hệ xuyên Đại Tây
Dương xoay quanh vấn đề vai trò của Tây Ban Nha trên khu vực châu Á
-Thái Bình Dương và mối quan hệ giữa Tây Ban Nha - Mỹ và Mỹ Latinh
Trong cuốn Hội thảo về Tây Ban Nha, Viện Nghiên cứu châu Âu, Hà
Nội, 2007 Công trình phân tích sự quá độ về chính trị và kinh tế của Tây BanNha Cuốn sách chia làm 3 phần: phần 1và phần 2 phân tích cốt lõi và nguyênnhân của tình trạng kém phát triển về kinh tế của Tây Ban Nha từ thế kỷ XIXcũng như sự sụp đổ của nền dân chủ ngắn ngủi vào thập niên 1930 Phần 3
mô tả chế độ độc tài Franco - đặc biệt là nền kinh tế với sự can thiệp mạnh mẽcủa nhà nước tồn tại cho tới thập niên 50
Ban tổ chức Trung ương Đảng, Báo cáo kết quả về tổ chức và hoạtđộng của hệ thống chính trị tại Vương quốc Tây Ban Nha và Cộng hòa Italia,
chương trình KHXH cấp nhà nước, đề tài Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống
chính trị trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập kinh tế Quốc tế, 6/2007 Bản báo cáo đánh giá về hệ thống chính
trị của Tây Ban Nha trong giai đoạn đổi mới và quá trình hội nhập kinh tế của
Trang 11Tây Ban Nha, đồng thời rút ra những nhận xét và đánh giá chung giúp cho bạnđọc hiểu rõ hơn về hệ thống chính trị của Tây Ban Nha
Bài viết 20 years of Spain in the European Union (1986 - 2006) của
Elcano Royal đã tóm tắt những biến đổi mà Tây Ban Nha đã trải qua kể từkhi nước này gia nhập Liên minh châu Âu Trong đó, trình bày những tháchthức chính mà đất nước Tây Ban Nha đang phải đối mặt, cả trong nước vàngoài nước
Cũng trong một ấn phẩm của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế
Hoàng gia Madrit, Tây Ban Nha xuất bản năm 2006: 20 years of Spain in the
European Union (1986 - 2006) Ấn phẩm này đánh giá những thay đổi về
kinh tế, xã hội và chính trị kinh nghiệm của Tây Ban Nha như là một kết quảcủa việc gia nhập Cộng đồng châu Âu sau đó vào năm 1986
Ấn phẩm được chia thành 3 phần: phần I tổng kết quá trình hiện đạihóa kinh tế của Tây Ban Nha; phần II tập trung phân tích những thay đổi lớntrong xã hội và nhân khẩu học và phần III khám phá những biến đổi về chínhtrị, quốc gia và quốc tế
Trong cuốn sách Tây Ban Nha hai mươi năm hội nhập Liên minh châu
Âu: Thành tựu và kinh nghiệm (2009) Cuốn sách giới thiệu những kinh nghiệm
cải cách và hội nhập của Tây Ban Nha vào Liên minh châu Âu trong hơn 20 nămvừa qua Đặc biệt những kinh nghiệm trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạonguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế hiện đại, nhữngkinh nghiệm trong việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn ODA của nướcngoài, cụ thể là EU Cuốn sách kết cấu gồm 3 chương:
Chương I: Tây Ban Nha và quá trình hội nhập Liên minh châu Âu (giớithiệu khái quát về Tây Ban Nha và phân tích bối cảnh và đặc điểm chủ yếucủa Tây Ban Nha khi gia nhập EU)
Chương II: Những nội dung cải cách chủ yếu của Tây Ban Nha trongquá trình hội nhập vào Liên minh châu Âu (phân tích cải cách và điều chỉnhchính sách trên các mặt kinh tế, chính trị)
Trang 12Chương III: Nhận xét đánh giá và những gợi ý chính sách đối với ViệtNam (rút ra những nhận xét đánh giá chung những thành tựu và những vấn đềđặt ra trong quá trình hội nhập quốc tế của Tây Ban Nha từ đó rút ra nhữngbài học kinh nghiệm đối với Việt Nam).
Ngoài ra trong các tài liệu tham khảo đặc biệt (TLTKĐB) của Thôngtấn xã Việt Nam, cũng như hệ thống tài liệu thông tin từ mạng đã cung cấpkhá đầy đủ những vấn đề xung quanh tình hình kinh tế, chính trị - xã hội vàchính sách đối ngoại của Tây Ban Nha
Qua các bài viết, các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy:Nhìn chung các công trình và bài viết đều có sự nhìn nhận và phântích khá sâu sắc, trong đó nổi bật lên một số vấn đề như: Quá trình chuyểnđổi từ nền độc tài sang chế độ dân chủ, hay chính sách đối ngoại của TâyBan Nha đang mở rộng vai trò của mình ở khu vực châu Á - Thái BìnhDương Đặc biệt từ các công trình nghiên cứu, tôi đã có cơ hội tiếp cậnvới một hệ thống tư liệu khá phong phú, được tiếp cận từ nhiều góc độ do
đó có một cách nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện hơn, từ đó đưa ranhững kiến giải cá nhân khách quan trung thực hơn
Tuy nhiên việc nghiên cứu “Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và
chính sách đối ngoại của Vương quốc Tây Ban Nha từ 1991 đến 2011” vẫn
còn những khoảng trống chưa được giải quyết
Thứ nhất: Hầu hết các công trình nghiên cứu hoặc phản ánh một cách
riêng biệt, từng mảng, từng phần hoặc chỉ phản ánh một cách chung chung vềtình hình kinh tế, chính trị - xã hội, chính sách đối ngoại của Tây Ban Nhachứ chưa có một công trình lớn nào chuyên khảo một cách toàn diện, sâu sắc
và có hệ thống về vấn đề này, chưa có những công trình riêng biệt mà mới chỉ
dừng lại ở góc độ bài viết ngắn trên các tạp chí như: Tạp chí nghiên cứu châu
Âu, Tạp chí Kinh tế Thế gới, Tài liệu tham khảo đặc biệt của TTXVN Song nó
mới chỉ mang tính chất tham khảo do nặng về thông tin chứ chưa có nhữngnhận xét và đánh giá
Trang 13Thứ hai: Trong quá trình tiếp cận vấn đề tôi thấy các tác giả chưa hề
tiếp cận vấn đề này dưới phương diện sử học
Thứ ba: Có nhiều vấn đề về kinh tế, chính trị - xã hội và chính sách đối
ngoại của Tây Ban Nha mà khi tiếp cận bản thân cá nhân tôi muốn làm rõnhư: Tại sao Tây Ban Nha lại muốn mở rộng vai trò của mình ở khu vực châu
Á - Thái Bình Dương?, những thành tựu mà Tây Ban Nha đạt được sau 20năm gia nhập EU là gì? Trên cơ sở đó rút ra được những bài học kinhnghiệm cho Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới
3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
- Nghiên cứu này sẽ giúp cho tôi và những ai quan tâm đến vấn đềnày có thêm những hiểu biết thực chất về sự thay đổi về kinh tế, chính trị
- xã hội, chính sách đối ngoại của Vương quốc Tây Ban Nha trong giai
1991 - 2011
3.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của đề tài là: Trên cơ sởnguồn tư liệu thu nhập được tiến hành xác minh, phân loại, từ đó phân tích mộtcách rõ nét và có hệ thống về kinh tế, chính trị - xã hội và chính sách đối ngoạicủa Vương quốc Tây Ban Nha
Từ việc nghiên cứu về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và chính sáchđối ngoại của Vương quốc Tây Ban Nha, luận văn rút ra được những bài họcđối với Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung trong tiếntrình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế
Trang 144 Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: đề tài nghiên cứu trong giới hạn thời gian từ 1991 đến
2011 là khoảng thời gian kinh tế, chính trị - xã hội và đối ngoại của Tây BanNha có nhiều chuyển biến rõ nét Bởi sau năm 1986, Tây Ban Nha tiến hànhcác cải cách trên nhiều lĩnh vực nhằm đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng côlập với thế giới
- Về không gian: đề tài chủ yếu nghiên cứu các lĩnh vực kinh tế, chính
trị - xã hội và chính sách đối ngoại của Vương quốc Tây Ban Nha Tuy nhiên
do tính chất của đề tài sử học nên trong quá trình nghiên cứu vấn đề này, tôiphải tìm hiểu về các lĩnh vực này trong giai đoạn trước khi Chiến tranh lạnhkết thúc, để từ đó làm điểm nhấn cho sự khác biệt giữa hai thời kỳ
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn tư liệu
Các tư liệu có tính chất chung về kinh tế, chính trị - xã hội, chính sáchđối ngoại của Vương quốc Tây Ban Nha
Các công trình khoa học nghiên cứu về tình hình kinh tế, chính trị - xãhội và chính sách đối ngoại của Vương quốc Tây Ban Nha
Các bài viết đăng trên các tạp chí Nghiên cứu khoa học, Kinh tế Thếgiới, Nghiên cứu châu Âu
Các số liệu, tin ngắn của Thông tấn xã Việt Nam, Tạp chí khoa học lịch sử.Nguồn tài liệu từ mạng Internet
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này về mặt phương pháp luận, tôi dựa trên quan điểmlịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin, làm cơ sở để xử lý các nguồn tài liệu thuthập được
Về phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống, đặc biệt quan trọng là phương pháp lịch sử và phương pháp logic Bêncạnh đó là phương pháp đối chứng, so sánh, tổng hợp, thống kê các tư liệukhác nhau xác minh tính chân thực của sự kiện lịch sử
Trang 156 Đóng góp của luận văn
Luận văn sẽ đưa đến một cái nhìn tổng quát và rõ nét nhất dưới góc độ
sử học về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và chính sách đối ngoại củaVương quốc Tây Ban Nha góp thêm những hiểu biết về đất nước, con ngườiTây Ban Nha
Công trình nghiên cứu những vấn đề tuy còn mang tính thời sự nhưngđược nghiên cứu tương đối đầy đủ và có hệ thống
Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để phục vụ nghiên cứu vềđất nước Tây Ban Nha
7 Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luậnvăn được trình bày trong 3 chương như sau:
Chương 1: Những nhân tố tác động đến tình hình kinh tế, chính trị -xã
hội và chính sách đối ngoại củaVương quốc Tây Ban Nha từ 1991 đến 2011
Chương 2: Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và chính sách đối ngoại
của Vương quốc Tây Ban Nha từ 1991 đến 2011
Chương 3: Một số nhận xét về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và
chính sách đối ngoại của Vương quốc Tây Ban Nha từ 1991 đến 2011
Trang 16NỘI DUNGChương 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VƯƠNG QUỐC TÂY BAN NHA TỪ 1991 ĐẾN 2011
có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược đối ngoại của các quốc gia trên thế giới.Các quốc gia không còn đứng trên lập trường đối đầu quyết liệt nữa mà thayvào đó là đối thoại, hợp tác cùng phát triển
Sự sụp đổ của hệ thống thế giới lưỡng cực đã đẩy các quốc gia, trướchết là các cường quốc vào tình thế buộc phải nhìn nhận và xây dựng lại đườnglối phát triển và vị thế chiến lược của mình trong khi điểm tựa cho việc hoạchđịnh chính sách là trật tự thế giới cũ đã bị phá vỡ, còn trật tự thế giới mới lạichưa rõ ràng đối với nhận thức của chủ thể Thực tế thì trật tự thế giới mớiđược hình thành sau Chiến tranh lạnh kết thúc đã được các nhà nghiên cứuđánh giá như một trạng thái quá độ của thế giới sang cấu trúc đa cực Theocách diễn đạt của một số học giả Trung Quốc, trạng thái quá độ này được gọi
là “nhất siêu đa cường”, còn nhà chính trị học người Mỹ Samuel Humingtonthì lại dùng cụm từ “đơn - đa cực” để diễn tả nó
Cho dù có ý kiến khác biệt nhau về trật tự và diện mạo thế giới mớinhưng chúng ta cũng thấy hiện nay sự vươn lên của Mỹ để thực hiện cái gọi
là trật tự thế giới “đơn cực” do Mỹ lãnh đạo Mỹ cho rằng, với sức mạnh tổng
Trang 17hợp (quân sự, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật ) của mình, Mỹ hoàn toàn
có thể thực hiện được mưu đồ này Song âm mưu của Mỹ không dễ gì đạtđược, bởi Mỹ không phải là quốc gia duy nhất tồn tại trên thế giới, cho nênxét đến cùng, sự vận động phát triển của Mỹ không nằm ngoài sự vận động vàphát triển của thế giới, không nằm ngoài ranh giới của các mối quan hệ quốc
tế Và trên thực tế hiện nay, từ các xu hướng vận động khách quan của cácmối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh lại đang nổi bật lên tính chất đa cựccủa cục diện thế giới, nhất là về kinh tế Tính đa cực đó đang được thể hiệntrước hết trong quan hệ giữa các nước lớn Ngoài Mỹ, các cường quốc thếgiới, các trung tâm quyền lực khác đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn,hoặc về kinh tế - thương mại, hoặc về chính trị - quân sự trong đời sống xãhội loài người Ngoài các cường quốc lâu đời đã xuất hiện các cường quốcmới nổi lên ở những khu vực khác nhau như Nga, Nhật Bản, Trung Quốc những nước này ngày càng tỏ ra độc lập hơn trong quan hệ với Mỹ, chứkhông cam chịu là “đối tác lép vế” của Mỹ
Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là cuộc chạy đua vừa công khai, vừakhông công khai giữa các nước để giành lấy quyền lực trong tương lai vàcuộc chạy đua này đang diễn ra trong xu thế vừa hòa bình hợp tác, vừa kiềmchế lẫn nhau Có thể thấy rõ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, hầu hết các nướcđều theo đuổi mục tiêu ổn định và phát triển, đặc biệt là tập trung vào pháttriển kinh tế cho dù thế giới còn tồn tại nhiều nhân tố bất ổn định chưa xácđịnh rõ ràng, các cuộc xung đột và chiến tranh cục bộ xảy ra ở một số nơi,song xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đang là xu thế nổi trội hiện naycủa thế giới Bên cạnh đó, xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa đã trở thành xuthế chủ đạo của thế giới sau Chiến tranh lạnh Làn sóng toàn cầu hóa đã vàđang tập hợp các quốc gia trong các tổ chức của khu vực và sự liên kết giữakhu vực này với khu vực khác đang diễn ra sôi động ở khắp mọi nơi trên thếgiới Toàn cầu hóa mà trước hết là toàn cầu hóa về kinh tế, đã có những tác
Trang 18động sâu sắc ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác của đời sống quốc tế Tính tùythuộc của các quốc gia ngày càng tăng, một quốc gia, một dân tộc không thểmột mình có thể giải quyết nổi những vấn đề mang tính chất toàn cầu, màngược lại phải có sự hợp tác và phối hợp của nhiều nước nhiều quốc gia khácnhau Bởi vậy, có thể nói, mỗi quốc gia dân tộc trong bước tiến nhằm khẳngđịnh vai trò, vị thế của mình trên trường quốc tế đều chịu sự chi phối mạnh
mẽ của làn sóng toàn cầu hóa Toàn cầu hóa cuốn theo tất cả các nước pháttriển, cũng như các nước đang phát triển, thậm chí cả các nước chậm pháttriển, cho dù toàn cầu hóa tạo ra sự chênh lệch về nhiều mặt giữa các nướcgiàu và các nước nghèo, giữa các lĩnh vực kinh tế và văn hóa Nhưng trước xuthế đó tất cả các quốc gia đều phải chấp nhận bước vào một “sân chơi” chung
mà hoàn toàn không có quyền lựa chọn
Chúng ta đều biết, kinh tế đã trở thành sức mạnh tổng hợp của các quốcgia và là động lực chính của xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa Trong bốicảnh toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới đã dần chuyển sang phát triển theochiều sâu, ứng dụng những thành tựu mới của cuộc cách mạng khoa học kỹthuật Tất cả các nước đều thi hành chính sách mở cửa, kinh tế thị trường trởthành phổ biến trên thế giới Quá trình giao lưu hội nhập kinh tế giữa cácquốc gia ngày càng chặt chẽ Tiền của, kỹ thuật, thông tin, hàng hóa hầu nhưkhông bị cản trở bởi ranh giới quốc gia nữa, dường như không gian và thờigian đang dần bị thu hẹp lại
Trong thời kỳ chuyển tiếp này, các quốc gia vừa và nhỏ hay nói đúnghơn là các quốc gia đang phát triển hay chậm phát triển đều phải cố gắngthích nghi với cục diện quốc tế mới Chiều hướng chung là thi hành một chínhsách đối ngoại độc lập, tự chủ theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa, tậphợp đồng minh, liên kết bạn bè trên cơ sở cùng có lợi, trong việc cải thiện vàtăng cường quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, đồng thời mở rộngquan hệ với tất cả các nước lớn, các trung tâm chính trị - kinh tế trên thế giới
Trang 19Trên bối cảnh đó, các nước đều nhận thấy vấn đề cấp bách hàng đầu làphải ra sức tận dụng mọi điều kiện để có thể tập trung phát triển kinh tế, giảiquyết những khó khăn, khủng hoảng bên trong Vấn đề về an ninh, quốcphòng và kinh tế cơ bản đã có sự nhìn nhận khác so với trước Sức mạnh tổnghợp của các quốc gia không chỉ tùy thuộc chủ yếu vào sức mạnh chính trị,quân sự mà còn phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế Kinh tế đang ngày càngđóng vai trò nổi bật hơn so với trước kia.
Lợi ích của kinh tế đã trở thành động lực chính trong các mối quan hệquốc tế song phương và đa phương, chính nhu cầu phát triển kinh tế vừa làđộng lực thúc đẩy các nước tiến hành cải thiện và phát triển quan hệ hợp tác,vừa là nhân tố làm gia tăng tình trạng cạnh tranh kinh tế giữa các nước trongkhu vực và trên thế giới
Nhìn chung bắt đầu từ những năm 90, thế giới đã bước sang thời kỳmới, xu thế mới Xu thế xung đột đối đầu từ những thời kỳ trước đã khôngcòn phù hợp mà thay vào đó là xu thế đối thoại, hợp tác để cùng nhau pháttriển hòa bình lại đang dần giữ vai trò chủ đạo của bối cảnh thế giới hiện nay
Chính sự thay đổi của bối cảnh quốc tế đã đặt ra vấn đề để các quốcgia, dân tộc phải tự điều chỉnh, tìm kiếm chiến lược phát triển phù hợp choriêng mình Mỗi quốc gia dân tộc tùy thuộc vào điều kiện và khả năng nội lựccủa mình để khai thác và tiếp nhận những tác động tích cực, và hạn chế nhữngmặt tiêu cực do khu vực hóa và toàn cầu hóa đem lại Nhưng có một điềuchắc chắn rằng các quốc gia, dân tộc không chỉ đơn thuần thực hiện các điềuchỉnh về kinh tế - xã hội mà còn tiến hành cải cách cả hệ thống, hoàn chỉnh vềnền chính trị an ninh của đất nước để phù hợp với sự phát triển của thời đại
Trước những tác động mạnh mẽ của bối cảnh quốc tế mới, Tây BanNha cũng đã ý thức được vấn đề này rất cụ thể Chính vì vậy, Tây Ban Nha đãtiến hành cải cách đất nước, đưa đất nước phát triển theo xu thế của thời đại
và kết quả Tây Ban Nha đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn
Trang 201.1.2 Tình hình khu vực Tây Âu
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã làm đảo lộn trật tự thế giới nóichung và trật tự ở châu Âu nói riêng Trật tự Yalta với hai cực là hai siêucường Mỹ và Liên Xô trở thành lực lượng mới khống chế toàn cầu Cùng với
sự thay đổi đó, châu Âu cũng bị chia cắt thành hai khu vực: Đông Âu đi theocon đường Xã hội chủ nghĩa, còn Tây Âu đi theo con đường Tư bản chủnghĩa Và trong khi Liên Xô với vai trò là “thành trì” của phong trào cộng sảnquốc tế, dẫn dắt “nửa kia” của châu Âu, có vị thế ngày càng to lớn, thì Mỹnhờ chiến tranh mà phát triển vượt bậc cả về kinh tế lẫn quân sự, còn Tây Âuđang phải đối mặt với sự suy yếu toàn diện và nguy cơ tụt hậu Cho dù thắngtrận hay bại trận thì nền kinh tế các nước Tây Âu đều rơi vào kiệt quệ Còn vềquân sự, thì cả hai phía đồng minh và phát xít đều không tránh khỏi nhữngtổn thất nặng nề Nguy cơ mất vai trò “Trung tâm thế giới” của Tây Âu đã trởthành hiện thực Hơn nữa, người châu Âu nhận thấy rằng để loại trừ tận gốcmầm mống của chiến tranh thế giới, cần phải tước bỏ quyền độc lập sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm hai ngành kinh tế quan trọng nhất của châu Âu lúc bấygiờ là than và thép, chủ yếu nằm trong tay Đức và Pháp, hai quốc gia luôn cónhững căng thẳng chính trị - mối hiểm họa tiềm tàng của nền hòa bình châu
Âu Chính trong bối cảnh đó nhu cầu hợp tác và liên kết chặt chẽ, toàn diệngiữa các quốc gia Tây Âu trở nên cần thiết hơn bao giờ hết Chỉ bằng conđường hợp tác hòa bình, các nước Tây Âu mới giải quyết được những khókhăn chồng chất sau chiến tranh, phát triển nội lực và tăng thế cạnh tranh vớibên ngoài Chưa bao giờ các quốc gia Tây Âu lại ý thức rõ ràng và cấp bách
về việc xây dựng một cộng đồng chung đến như vậy Và một yêu cầu tất yếu,hết sức cần thiết được đặt ra là phải thành lập được một tổ chức quyền lựcsiêu quốc gia có sứ mệnh điều phối các hoạt động hợp tác giữa các quốc giasao cho hiệu quả Đòi hỏi khách quan đó đã trở thành nguồn gốc sự liên kếtgiữa các quốc gia Tây Âu - mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển Tây
Âu nói riêng cũng như cả châu Âu nói chung
Trang 21Dựa trên yêu cầu tất yếu đó, Liên minh châu Âu (EU) đã ra đời Mốcđánh dấu sự hình thành của EU là bản “Tuyên bố Schuman” của Bộ trưởngNgoại giao Pháp Robert Schuman vào ngày 9 tháng 5 năm 1950 với đề nghịđặt toàn bộ nền sản xuất gang thép của Cộng hòa liên bang Đức và Pháp dướimột cơ quan quyền lực chung, trong một tổ chức mở cửa để các nước châu
Âu khác cùng tham gia Sau đó, Hiệp ước thành lập Cộng đồng than thépchâu Âu (ECSC), một tổ chức tiền thân của EU ngày nay được ký kết Từ đó,
sự liên kết giữa các quốc gia châu Âu đã không ngừng phát triển cả về chiềurộng lẫn chiều sâu, đỉnh cao là một Liên minh châu Âu như chúng ta thấyngày nay và trong tương lai có thể sẽ đạt tới cấp độ liên kết cao hơn Nhìn lạihơn 50 năm hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu, có thể thấy quátrình này gắn liền với các hiệp ước chủ yếu sau đây (từ 1951 đến nay):
- Hiệp ước Paris thành lập Cộng đồng Than - Thép châu Âu (ECSC)được ký ngày 18/4/1951 với sự tham gia của 6 nước: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, HàLan và Luxembourg, nhằm thống nhất việc sản xuất và phân phối hai sảnphẩm chính là thép và than trên toàn lãnh thổ châu Âu Hiệp ước này chứađựng ý đồ của các nhà sáng lập ra ECSC là gây dựng nền tảng cho việc nhấtthể hóa kinh tế châu Âu
- Hiệp ước Rome thành lập Cộng Đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu(EURATOM) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) được ký ngày 25/3/1957với sự nhất trí của 6 nước thành viên ECSC Mục đích thành lập EURATOM
là để thống nhất việc quản lý ngành năng lượng nguyên tử của 6 nước thànhviên, trong khi đó EEC ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cường liên kết kinh
tế giữa 6 nước này, tạo ra một tập hợp sức mạnh kinh tế tổng hợp dưới hìnhthức một “thị trường chung” mà lao động hàng hóa được tự do di chuyển nhưmột thị trường nội địa Hiệp ước Rome là kết quả của những thành tựu đángkhích lệ về kinh tế và chính trị mà ECSC đã đạt được Và có thể nói, hiệp ướcnày đã mở ra một hướng liên kết giữa các quốc gia châu Âu đánh dấu sự rađời của một liên minh kinh tế thật sự Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC)
Trang 22- Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu (EC) được ký ngày 8/4/1965.Đây là văn bản xác nhận một cấp độ nhất thể hóa kinh tế cao hơn giữa cácquốc gia châu Âu thể hiện việc thành lập một thị trường thống nhất, trong đóngoài việc hàng hóa, lao động và vốn đầu tư được tự do di chuyển, hàng ràothuế quan và phi thuế quan cũng được dỡ bỏ, hệ thống thuế quan và chínhsách thương mại chung được thành lập, một số chính sách đối với các lĩnhvực kinh tế khác cũng được thống nhất nhằm tăng cường sức cạnh tranh vớicác khối kinh tế bên ngoài, tiến tới một liên minh chặt chẽ về kinh tế.
- Hiệp ước Maastricht thành lập Liên minh châu Âu được ký 12/1991tại Maastricht - Hà Lan, với sự nhất trí hoàn toàn của nguyên thủ quốc gia cácnước thành viên (lúc này, số thành viên của EC là 12 nước: Pháp, Đức, Bỉ,Italia, Hà Lan, Luxembourg, Anh, Đan mạch, Ailen, Hy Lạp, Bồ Đào Nha vàTây Ban Nha) nhằm thành lập một “không gian châu Âu” thống nhất về kinh
tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và các chính sách về xã hội Như vậy EU đãđược bổ sung thêm các nội dung liên kết mới (an ninh, chính trị, đối ngoại)
mà các tổ chức tiền thân của nó chưa có, để đạt được các mục tiêu toàn diệnhơn như: Duy trì bảo vệ hòa bình và thịnh vượng, thiết lập nền tảng phát triển,tiến tới hợp nhất về kinh tế vì lợi ích chung của các dân tộc châu Âu thôngqua việc tạo điều kiện thống nhất về chính trị và hài hòa về xã hội trong liênminh Với mục tiêu như vậy, EU đã thực sự bước vào một thời kỳ mới, tồn tạinhư một thực thể thống nhất hay nói đúng hơn là đóng vai trò như một “Đạiquốc gia” ở châu Âu, một “Ngôi nhà chung châu Âu”
- Hiệp ước Amsterdam được ký ngày 2/10/1997 bởi các nguyên thủ của
15 nước thành viên (năm 1995 EU đã kết nạp thêm 3 nước thành viên nữa làThụy Điển, Phần Lan, Áo) Hiệp ước này được hình thành trên cơ sở sửa đổihiệp ước Maastricht nhằm đưa những cố gắng của EU trong việc xây dựngmột liên minh kinh tế - tiền tệ (EMU) trở thành hiện thực Hiệp ước này đãtạo cơ sở pháp lý để đồng EURO đồng tiền chung của các nước châu Âu
Trang 23chính thức ra đời với tư cách đầy đủ của một đồng tiền thực thụ và đi vào hoạtđộng từ ngày 1/1/1999 trong phạm vi 11 nước (EU-11): Đức, Pháp, Ailen, Bỉ,
Bồ Đào Nha, Hà Lan, Italia, Luxembourg, Phần Lan Theo kế hoạch đã đượcđịnh trước, đúng ngày 1/1/2002 các đồng Euro bằng giấy và bằng kim loại đãchính thức đi vào lưu thông tiền tệ song hành với các đồng bản tệ và bắt đầugiai đoạn đổi tiền
- Hiệp ước Nice (7-11/12/2000) được tập trung vào các vấn đề cải cáchthể chế để đón nhận các thành viên mới
Trải qua không ít những khó khăn thăng trầm trong gần một nửa cuốithế kỷ XX, giờ đây châu Âu đang dần lấy lại vị trí “Trung tâm thế giới” củamình Đặc biệt trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước, EU đã thực sự khẳng địnhđược vị thế là một trung tâm kinh tế hùng mạnh của thế giới với tốc độ tăngtrưởng kinh tế đáng kể và tương đối ổn định Theo các nhà kinh tế, sự ổn địnhkinh tế của EU được xem là một trong những nhân tố chính giúp cho nền kinh
tế thế giới tránh được nguy cơ suy thoái toàn cầu Tốc độ tăng trưởng GDPcủa EU trong các năm vẫn liên tục tăng (1996: 1,6%; 1997: 2,5%, 2000: 3%).Theo Ủy ban châu Âu kinh tế EU vẫn đang phát triển khả quan Theo dự báocủa OECD (Tổ chức phát triển và hợp tác quốc tế), trong năm 2003, tốc độtăng trưởng kinh tế EU vẫn sẽ ổn định ở mức trên dưới 2,6%, tỷ lệ thất nghiệp
sẽ giảm đáng kể từ 8,8% năm 2003 Các nhà kinh tế cho rằng “EU tăngtrưởng chậm nhưng chắc” và vẫn tin tưởng khẳng định xu hướng đi lên củakinh tế EU trong những năm tới 2010 và tầm nhìn tới 2012
1.2 Nhân tố chủ quan
1.2.1 Bối cảnh chính trị - xã hội của Tây Ban Nha
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Tây Ban Nha về mặt chính trị và kinh
tế khá tách biệt so với thế giới bên ngoài, cho đến năm 1955 nước này vẫnđứng ngoài Liên Hợp Quốc Trong thập niên 1960, sau những cải cách củanhà độc tài Franco, Tây Ban Nha đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế chưa
Trang 24từng thấy và được gọi là “Phép màu Tây Ban Nha”, giúp chuyển đổi nước nàythành một quốc gia công nghiệp hóa hiện đại Các chính sách tự do hóa chínhtrị và kinh tế trong những năm cuối cầm quyền của Franco được thực hiệnkhiến cho ngành du lịch phát triển ấn tượng, chỉ số phát triển con người đượcnâng cao.
Sau khi tướng Franco qua đời năm 1975, vua Juan Carlos lên ngôi, chấmdứt chế độ độc tài chuyển sang chế độ dân chủ Vua Juan Carlos đã khởi độnglại quá trình dân chủ hóa với những bước đi đầu tiên không mấy dễ dàng TâyBan Nha phải đương đầu với ba cuộc khủng hoảng diễn ra đồng thời Thứ nhất
là cuộc khủng hoảng chính trị của chế độ độc tài cũ, thứ hai là cuộc khủnghoảng xã hội với phong trào công nhân, thứ ba là cuộc khủng hoảng quốc tếvới sự cô lập kéo dài của Tây Ban Nha do hậu quả của chế độ độc tài khiếnTây Ban Nha đứng bên ngoài EC và NATO Năm 1976, chính quyền mới củanhà vua Tây Ban Nha - Juan Carlos sử dụng cơ chế dân chủ được các nhà kỹ trịcải cách thiết lập vào những năm 1960, tận dụng xu hướng dân chủ trong xãhội để thành lập một quốc hội mới thông qua cuộc tổng tuyển cử trực tiếp vàcạnh tranh, tiến hành đối thoại với lực lượng dân chủ đối lập, hợp pháp hóahoạt động của Đảng Cộng sản và ân xá tù chính trị Quá trình dân chủ diễn ratrong tình trạng hỗn loạn Cuộc bầu cử dân chủ được tiến hành năm 1977 Hiếnpháp mới thiết lập một nền dân chủ lập hiến, theo đó nhà vua chỉ có quyền lựctượng trưng Hiến pháp mới phân tách nhà nước với nhà thờ, bảo hộ giáo dục
tư thục, quy định về một nhà nước phi tập trung
Mặc dù đã tiến hành những cải cách sâu rộng về mặt xã hội, song trướcnăm 1986, Tây Ban Nha vẫn là một đất nước chậm phát triển trong khu vực,bất bình đẳng về phân phối thu nhập, cơ sở hạ tầng lạc hậu, hệ thống giáo dụccòn yếu kém Về phân phối thu nhập, Tây Ban Nha là quốc gia có tình trạngbất bình đẳng thu nhập nổi cộm nhất ở châu Âu Năm 1975, 17% các gia đình
ở Tây Ban Nha sở hữu 49% thu nhập quốc gia Về hệ thống phúc lợi năm
Trang 251975, chi phí công cộng so với tổng thu nhập quốc nội là 25% trong khi ở EC,
tỷ trọng này là 44,5% Về hệ thống cơ sở hạ tầng, năm 1975, mạng lướiđường sắt ở Tây Ban Nha là 13,5 nghìn km, đường cao tốc chỉ có 619 km Vềgiáo dục, năm 1975, 9% dân số ở Tây Ban Nha sống trong cảnh mù chữ Vềbình đẳng giới, chỉ có 1/3 dân số nữ ở độ tuổi lao động tham gia lao động vớitay nghề kém và tiền lương thấp [15;tr51]
Sau cuộc bầu cử năm 1977, chính phủ và phe đối lập thực hiện thỏathuận hai hiệp ước lớn: Hiệp ước Moncloa liên quan đến các vấn đề kinh tế xãhội và Hiến pháp năm 1978 liên quan đến các vấn đề chính trị
Hiệp ước Moncloa bao gồm các nội dung cơ bản như:
- Các công đoàn và đảng cánh tả chấp nhận kiểm soát lạm phát, quyđịnh chế độ tăng lương theo dự báo lạm phát
- Mở rộng mạng lưới an sinh xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
- Xây dựng nền tảng cho một chế độ thuế mới có thể tăng sức ép vềthuế nhằm mục đích tạo dựng một nhà nước phúc lợi, tăng vốn tài chính cho
cơ sở hạ tầng
- Các điều khoản về tự do hóa thị trường, chính sách giá cả, thị trườnglao động, hiện đại hóa hệ thống tài chính
Hiến pháp năm 1978 đã thiết lập quyền công dân cơ bản, tự do công khai
và phân công quyền lập pháp, ban hành các đạo luật cho nghị viện, quyền hànhpháp cho chính phủ và quyền tư pháp cho tòa án gồm các điểm chủ yếu sau:
- Tây Ban Nha là một nhà nước xã hội, dân chủ và pháp quyền, chủquyền trong tay nhân dân, chế độ chính trị là quân chủ nghị viện
- Thiết lập các quyền và các quyền tự do cơ bản
- Các nguyên tắc chỉ đạo chính sách xã hội và kinh tế
- Quy định tiêu chuẩn hoạt động của các cơ quan nhà nước, nghị viện,chính phủ, nhà vua
- Quy định sự độc lập hoàn toàn của các cơ quan tư pháp
Trang 26- Phê chuẩn việc tách nhà thờ ra khỏi nhà nước.
- Hiến pháp công nhận các cộng đồng tự trị và xác định thẩm quyền của
họ với chính quyền trung ương
Về mặt xã hội, dưới thời Franco, hầu hết các cấp giáo dục đều đượcchính quyền bao cấp và chịu sự quản lý của Giáo hội Hệ thống này cổ lỗ, thủcựu và độc đoán Nhiều cấp giáo dục nhất là cấp cao học và đại học thì chỉtầng lớp thượng lưu mới với tới được, khiến cho những người thuộc tầng lớpdưới khó lòng theo đuổi việc học hành Điều này cũng góp phần vào sự phânhóa xã hội, văn hóa, kinh tế và chính trị giữa các tầng lớp Chính vì vậy mộttrong những nhiệm vụ đầu tiên mà vua Juan Carlos làm khi lên nắm quyền đó
là tiến hành cải cách giáo dục
1.2.2 Bối cảnh kinh tế
Trong suốt thế kỷ XX, Tây Ban Nha đã trải qua những biến động mạnh
mẽ về kinh tế Hậu quả của cuộc khủng hoảng ở Mỹ năm 1929 đã có nhữngtác động sâu sắc đối nới nền kinh tế Tây Ban Nha và thế giới Chế độ độc tàicủa Franco cũng có những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Lúc này nềnkinh tế Tây Ban Nha tụt hậu khá xa so với những nước láng giềng Tây Âu Vìquá chậm trễ thực hiện công nghiệp hóa trong các thế kỷ XVIII và XIX, thời
kỳ công nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ ở các nước phương Tây khác, Tây BanNha vẫn là một quốc gia nông nghiệp trong suốt nửa đầu thế kỷ XX Cuộc nộichiến Tây Ban Nha đem đến thảm họa, sự tàn phá và tổn thất nặng nề tronglực lượng lao động của đất nước, sự cô lập với thế giới và cùng với nhữngđiều đó là sự đình trệ kinh tế Cuối thập niên 1950, Franco cố làm cho TâyBan Nha tự lực cánh sinh nhiều hơn bằng cách hạn chế nhập khẩu từ nướcngoài và mở rộng công nghiệp trong nước Viện Công nghiệp quốc gia đượcchính phủ thành lập để hỗ trợ đầu tư nhân công vào những khu vực kinh tếquan trọng, hóa ra lại là một hoạt động gây lãng phí vì nó khuyến khích pháttriển những ngành nông nghiệp kém hiệu quả và gây ra lạm phát với tỷ lệ rấtcao Điều này càng làm cho Tây Ban Nha tụt hậu hơn
Trang 27Giai đoạn từ năm 1940 - 1960 là giai đoạn tụt hậu nhất trong lịch sửhiện đại của Tây Ban Nha Giai đoạn này đã biến Tây Ban Nha thành mộtnước nghèo nàn, lạc hậu so với các quốc gia trong khu vực Những đặc điểmđặc trưng cho thời kỳ này là sự đói kém, phân phối thẻ, chợ đen, tiền công rẻmạt Công đoàn nằm trong tay giới chủ Thời kỳ này chính phủ trực tiếp quyđịnh tiền lương và giá cả các mặt hàng chủ yếu Chính sách kinh tế đóng cửa,thiếu linh hoạt chính là nguyên nhân kìm hãm sự phục hồi kinh tế Chínhquyền Franco can thiệp sâu sắc vào ngoại thương thông qua hạn ngạch, kiểmsoát chặt chẽ sản xuất nông nghiệp Nhà nước tăng cường kiểm soát nôngnghiệp thông qua việc mở rộng các công ty nhà nước và thành lập thêm cácdoanh nghiệp mới.
Với sự phản kháng của giới lao động, trong các năm 1957 - 1958, QuỹTiền tệ quốc tế (IMF) và các tổ chức kinh tế khác đã thuyết phục Franco thayđổi chính sách kinh tế, chấp nhận những khuyến cáo của IMF và các tổ chứcquốc tế khác mở cửa với thế giới bên ngoài Trước tình hình đó kế hoạch năm
1959 ra đời và nhằm khôi phục ổn định lại kinh tế Tây Ban Nha Kể từ năm
1961, hàng loạt các chính sách tự do hóa thương mại, mở của thu hút vốn đầu
tư của nước ngoài, tiếp cận với các nguồn tín dụng quốc tế, thay đổi tỷ giá hốiđoái, hạ giá đồng nội tệ so với đồng đô la, giảm tiền công, lại bỏ bớt các công
ty hoạt động kém hiệu quả Kế hoạch năm 1959 bao gồm nhiều biện pháp tàichính tiền tệ mạnh nhằm ổn định nền kinh tế
Dưới áp lực của IMF và OECD, chính phủ áp dụng hệ thống một tỷ giá,
đi kèm với việc phá giá đồng nội tệ, từ bỏ hệ thống kiểm soát giá cả đối vớihàng hóa nhập khẩu, bãi bỏ hạn ngạch đối với nhập khẩu nguyên liệu Nhànước cho nhập khẩu hàng nông nghiệp và tự do hóa một nửa hạng mục hàngnhập khẩu Đồng thời nhà nước cũng có những biện pháp khuyến khích đốivới đầu tư nước ngoài Thời kỳ này, ngành du lịch Tây Ban Nha phát triển,thúc đẩy làn sóng di dân lao động ra thành thị và từ Tây Ban Nha tới châu Âu
Trang 28Quá trình này tạo ra một lực lượng kiều hối lớn của lực lượng lao động TâyBan Nha ở nước ngoài Sự phát triển của ngành du lịch cũng tạo ra một nguồnthu ngoại tệ lớn, khắc phục tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán, thâm hụtthương mại và tài chính.
Chương trình bình ổn kinh tế với việc tự do hóa thương mại và đầu tưnước ngoài, được coi như là một bước ngoặt trong nền kinh tế Tây Ban Nha
đã đạt được những bước tiến mạnh mẽ với một loạt các kế hoạch phát triểnkinh tế, nhưng thu nhập quốc dân tính trên đầu người vẫn còn xa mới theo kịpcác quốc gia châu Âu khác
Bắt đầu vào năm 1957, các sáng kiến tự do hóa bao gồm chính sáchphá giá đồng Pê-sô, đưa vào áp dụng một cơ chế tỷ giá hối đoái duy nhất, mộtchương trình kìm chế tiền tệ và tài khoản, và tự do hóa các biện pháp kiểmsoát giá cả và các biện pháp hạn chế đối với thương mại Kết quả là nền kinh
tế Tây Ban Nha đã trải qua quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng ảnh hưởngtới mọi mặt của đời sống xã hội Sự mở rộng của các khu vực công nghiệp vàdịch vụ do dòng người di cư mạnh mẽ từ nông thôn tới các trung tâm đô thị,dẫn đến có rất nhiều người đi tìm việc làm và quá trình di cư này cũng thu hútđược sự quan tâm của các nhà đầu tư và các đối tác kinh tế nước ngoài Hệthống máy móc của nước ngoài được chuyển đến Tây Ban Nha đã thúc đẩyquá trình hiện đại hóa ở Tây Ban Nha và các sản phẩm của nước ngoài phảicạnh tranh với các đơn hàng trong nước của Tây Ban Nha Franco cũng chophép các nhà đầu tư và các ngân hàng của các quốc gia khác hoạt động trênlãnh thổ Tây Ban Nha
Năm 1970, một thỏa thuận ưu đãi với Cộng đồng châu Âu nhằm thúcđẩy hơn nữa quá trình tự do hóa thương mại Điều quan trọng là cần lưu ýrằng chính sách tự do hóa nền kinh tế của Franco không phải hoàn toàn giốngvới chính sách của ông đối với các vấn đề về lao động
Vào giữa những năm 1970, nhà nước Tây Ban Nha đã đạt được nhữngkết quả thành công đáng kể về kinh tế Tốc độ tăng trưởng hàng năm của Tây
Trang 29Ban Nha vào nửa đầu những năm 1970 ổn định ở mức 6% Theo tính toán củaOECD, năm 1975, Tây Ban Nha có GDP tính theo giá hiện hành và theo tỷgiá hối đoái hiện tại lớn thứ 8 thế giới, chỉ sau các cường quốc hùng mạnh là
Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh, Canada và Italia Đặc biệt hơn trong số các quốcgia tư bản có nền kinh tế phát triển mạnh, chỉ có Tây Ban Nha không theo chế
độ dân chủ
Vua Juan Carlos, người kế nhiệm tướng Franco đã tiếp quản một nềnkinh tế đầy tiềm năng, song lại vấp phải rất nhiều khó khăn về kinh tế vàchính trị Nhà vua nhanh chóng đưa Tây Ban Nha phát triển theo hướng dânchủ Bước đi đầu tiên của ông là bổ nhiệm Adoleor Suarez làm thủ tướng vàocuối năm 1976 thông qua tổng tuyển cử Sự tự do mới của Tây Ban Nha trênlĩnh vực chính trị đã mở ra những cơ hội lớn về kinh doanh, trong đó có sựhợp pháp hóa các hiệp hội thương mại năm 1977 Một trong những sáng kiếnquan trọng trong thời kỳ chuyển đổi này là Công ước Moncloa năm 1977.Công ước Moncloa bao gồm những điều khoản nhằm đưa Tây Ban Nha hộinhập vào hệ thống thị trường tự do thông qua việc điều tiết tiền công và tăngcường sự bình đẳng giữa các doang nghiệp của nhà nước và tư nhân Côngước tạo điều kiện củng cố nền kinh tế thị trường và thừa nhận rằng các hoạtđộng kinh doanh cần diễn ra trong khuôn khổ thị trường tự do Công ước nàycũng đặt ra khuôn khổ cho một chính sách toàn diện hơn nhằm giải quyết vấn
đề thất nghiệp và trợ cấp, vốn là những vấn đề không được quan tâm dướithời Franco Những cải tổ chính trị và kinh tế của nhà vua, trong đó có sự rađời của Hiến pháp năm 1978 và các thỏa thuận về luật pháp nhằm đảm bảocho việc thực hiện chức năng của các thể chế dân chủ, nhằm chuẩn bị cho quátrình hội nhập của Tây Ban Nha cùng với các nhà nước tư bản chủ nghĩaphương Tây khác
Các chính sách kinh tế mới đã thúc đẩy nền kinh tế Tây Ban Nha tăngtrưởng trong giai đoạn 1961 - 1973 Cơ cấu kinh tế đã chuyển đổi rất tích cực, tỷ
Trang 30trọng nông nghiệp giảm từ 23% xuống còn 10% từ 1960 - 1975, công nghiệp vàkhu vực dịch vụ tăng nhanh Thị trường lao động cũng có những thay đổi lớn Sốnhân công làm nông nghiệp giảm từ 41% xuống còn 23%, số lao động làm việctrong lĩnh vực công nghiệp tăng từ 4% lên 27%, phần lớn lực lượng lao độngcủa khu vực nông nghiệp chuyển sang lĩnh vực dịch vụ [15; tr60].
Từ năm 1960 đến năm 1973, khi khủng hoảng dầu lửa xảy ra, tổng sảnphẩm quốc nội tăng trung bình 7%, giúp cho thu nhập bình quân đầu ngườităng đáng kể Trong thời kỳ này lạm phát dừng lại ở con số 6,5%, tỷ lệ thấtnghiệp đã giảm xuống dưới 3%/năm
Đến năm 1973, Tây Ban Nha rơi vào khủng hoảng dầu lửa lần thứ nhất.Cũng giống như nhiều nước khác, Tây Ban Nha đã bị thiệt hại nặng nề do giádầu mỏ gia tăng vào các năm 1973 và 1979 Nhiều ngành công nghiệp bị suysụp trong thời kỳ cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980 Hậu quả củacuộc khủng hoảng này là chấm dứt thời kỳ tăng trưởng, Tây Ban Nha lâm vàotình trạng lạm phát, hoạt động kinh tế đình đốn Từ cuối thập niên 1980, TâyBan Nha buộc phải tiến hành hiện đại hóa nền kinh tế đất nước để hội nhậpvới các nước châu Âu khác
Nhìn chung bối cảnh đất nước Tây Ban Nha trong giai đoạn trước khigia nhập vào EU được đặc trưng bởi những biến động thăng trầm, từ một nềnkinh tế lạc hậu bị kìm hãm, với cơ chế đóng cửa thiếu linh hoạt, và tiếp theo
đó là thời kỳ tăng trưởng được thúc đẩy bởi chương trình bình ổn kinh tế trongsuốt thập niên 60 của thế kỷ XX Từ khi chế độ độc tài chấm dứt và vua JuanCarlos lên ngôi, song song với quá trình chuyển đổi về thể chế chính trị, nềnkinh tế Tây Ban Nha bắt đầu một giai đoạn khôi phục mới, vượt qua khủnghoảng và những khó khăn về kinh tế, chuẩn bị những điều kiện tiền đề cho sựkiện gia nhập Liên minh châu Âu, hội nhập vào nền kinh tế của các quốc giaphương Tây hùng mạnh ở châu Âu
Trang 31Nền cộng hòa Tây Ban Nha không tồn tại được lâu Đất nước bị phânhóa bởi bất bình đẳng và xã hội Trong một đất nước chủ yếu sống bằng nôngnghiệp, sự phân chia đất đai lại hết sức không đồng đều, nhất là ở phía Nam.Tại đây, 1% dân số chiếm tới 50% đất đai Trong số này mặc dù đất canh tácđược phân chia tương đối đồng đều nhưng cơ cấu sở hữu vẫn theo hướng cólợi cho những chủ đất lớn 30% số đất canh tác do các chủ sở hữu 100ha hoặchơn chiếm giữ Tầng lớp lao động thành thị tập hợp trong hai tổ chức côngđoàn, tổ chức xã hội (UGT) và tổ chức vô chính phủ (CNT) Hai tổ chức nàyđều có cương lĩnh kinh tế và chính trị cấp tiến
Ngoài mâu thuẫn kinh tế sâu sắc, nền cộng hòa còn phải đương đầu vớinhững mâu thuẫn về lãnh thổ Các phong trào ly khai xứ Basque vàCatalunya, thông qua các cuộc bầu cử vào đầu thế kỷ XX, đã giành đượcquyền có cơ quan lập pháp riêng và sự thừa nhận đối với ngôn ngữ địaphương Tuy nhiên các phong trào này lại gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ từnhững phần còn lại của xã hội Tây Ban Nha
Trang 32Tận dụng sự lộn xộn của cánh hữu, những người cộng hòa và xã hội đãgiành được đại đa số tại Quốc hội tháng 7 năm 1931 Dưới áp lực của cáccuộc biểu tình trên đường phố và các tổ chức công đoàn, phe thắng cử đã tiếnthêm một bước với việc thông qua một bản hiến pháp trong đó tách nhà thờ rakhỏi nhà nước, thiết lập một hệ thống đồng nhất các trường công và đe dọatrục xuất các dòng tu.
Do một đạo luật cho phép thắng cử với đa số tối thiểu, cánh tả đã mất2/3 số ghế trong quốc hội năm 1933 Lo ngại đảng cánh hữu với cương lĩnhủng hộ nhà thờ và thay đổi hiến pháp lên cầm quyền, những người cánh tả cấptiến và chính quyền xứ Catalunya đã tổ chức một cuộc nổi dậy một năm sau
đó Tháng 7 năm 1936, tướng Franco tiến hành một cuộc đảo chính Lẽ ra đóphải là một sự thay đổi chỉnh thể không có đổ máu, như tất cả các cuộc đảochính trong thế kỷ XVIII, cuộc đảo chính lần này đã vấp phải sự kháng cự củacác tổ chức công đoàn Tây Ban Nha bước vào một cuộc nội chiến 3 năm
Sau khi đánh bại chế độ cộng hòa, Franco đã thiết lập một chế độ độctài Chế độ này tồn tại tới khi ông qua đời vào năm 1975 Ông lên nắm quyền
và bắt đầu tái thiết đất nước Dưới chế độ chuyên chế quân sự - phát xítFranco, các biện pháp quản lý nền kinh tế được xây dựng trên nguyên tắc, quyđịnh nghiêm ngặt phù hợp với uy tín của Franco Tuy nhiên, mô hình kinh tếđóng cửa tự cung tự cấp, thiếu linh hoạt của chính quyền Franco đã khôngnhững không thúc đẩy nền kinh tế Tây Ban Nha phát triển mà còn kìm hãm
sự phục hồi nền kinh tế vốn đã bị tổn thất nặng nề bởi cuộc nội chiến và ngaysau đó là cuộc chiến tranh thế giới nổ ra đã tàn phá nặng nề nền kinh tế Cácchính sách mà chính quyền Franco đã đưa ra ngày càng bóp nghẹt nền kinh tế,kiểm soát giá cả một cách chặt chẽ, can thiệp sâu vào ngoại thương thông quahạn ngạch, kiểm soát chặt chẽ nông nghiệp, can thiệp mạnh mẽ tới thị trườnglao động và nhà đất
Có thể thấy những chính sách về kinh tế mà chính quyền Franco đưa ra
đã đi vào bế tắc không đáp ứng được yêu cầu của đất nước Bên cạnh đó, cuộc
Trang 33khủng hoảng kinh tế, năng lượng 1973 - 1975 trên thế giới đã gây ảnh hưởngnặng nề đến Tây Ban Nha Trước tình hình đó, chính phủ Tây Ban Nha phảitìm mọi cách tiến hành cải cách nền kinh tế Bước ngoặt của cải cách là từgiữa những năm 80, Tây Ban Nha đã thay đổi cơ chế trước đây, xóa bỏ nhữngthiết chế, luật pháp của chế độ chuyên chế quân sự - Franco và thiết lập nềndân chủ mới.
Sau khi nhà độc tài Franco chết (11/1975), vua Juan Carlos lên ngôi và
đã bổ nhiệm ông Carlos Arias Navarro làm người đứng đầu chính phủ Tuynhiên ông Carlos Arias Navarro và các lực lượng của ông ta âm mưu duy trìbản chất của chế độ độc tài Chính vì vậy sau hơn 7 tháng cầm quyền, thủtướng đầu tiên của Tây Ban Nha đã bị bãi nhiệm và được thay thế bằng một
vị thủ tướng mới Adolfo Suarez vào tháng 7/1976 Giai đoạn của thủ tướngAdolfo Suarez cũng là giai đoạn khó khăn của quá trình chuyến đổi nền chínhtrị ở Tây Ban Nha, với mục tiêu hướng tới quá trình xây dựng nền dân chủ
“kiểu châu Âu” Chính phủ của ông Adolfo Suarez đã có ba quyết định quantrọng nhằm khôi phục nền dân chủ và giảm bớt căng thẳng trong xã hội TâyBan Nha: (1) Ra quyết định tuyên bố đạo luật ân xá, thiết lập các cuộc tiếpxúc đầu tiên với các đảng chính trị, chính phủ đàm phán với các lực lượng đốilập; (2) Chính phủ mới đã và giải thể các cơ quan độc tài, đi theo hướng bầu
cử tự do cho nền pháp chế mới; (3) Xác định ngày bầu cử nghị viện vào tháng6/1977 và vai trò của nghị viện mới sẽ xây dựng thông qua bản hiến pháp dânchủ [15;tr88]
Chính phủ mới đã phải đàm phán với các lực lượng đối lập về cách thứctiến hành các quyền tự do dân chủ và các bước tiến hành cải cách kinh tế xãhội Trên cơ sở đó, phái đối lập đã thành lập một ủy ban gồm 9 người có các tưtưởng khác nhau nhằm thương lượng với chính phủ về các vấn đề cơ bản như
ân xá, hợp pháp hóa các đảng, luật bầu cử Ngoài ra chính phủ cũng đãthương lượng với các tổ chức công đoàn để hợp thức hóa vai trò của họ Tuy
Trang 34nhiên vấn đề khó khăn của giai đoạn này là hợp thức hóa vai trò của đảng đốilập - Đảng Cộng sản Tây Ban Nha (PCE) trong việc tham gia vào đời sốngchính trị đất nước Sau một quá trình cân nhắc, chính phủ của ông AdolfoSuarez mới chính thức thừa nhận vai trò của Đảng PCE vào tháng 4/1977.
Có thể nói, giai đoạn sau cái chết của nhà độc tài Franco, quá trìnhchuyển sang chế độ dân chủ ở Tây Ban Nha là đấu tranh giữa các phe pháichính trị giữa đổi mới và ủng hộ, mong muốn duy trì các thiết chế phi dân chủcủa chế độ độc tài Franco Chính vì thế, giai đoạn quá độ cho đến khi bảnHiến pháp dân chủ mới ở Tây Ban Nha ra đời là quá trình đấu tranh gay gắtgiữa các nhóm lợi ích trong xã hội Trong giai đoạn quá độ, hai thỏa ước quantrọng đã tạo bước ngoặt lớn đưa Tây Ban Nha sang một bước phát triển mới -một xã hội dân chủ và thịnh vượng đó là thỏa ước Moncloa (thỏa ước có tínhchất kinh tế - xã hội tháng 10/1977) Thỏa ước Moncloa đã xác định được cácvấn đề cơ bản như: (1) Các công đoàn và cánh tả chấp nhận kiểm soát lạmphát, quy định chế độ tăng lương theo đà lạm phát đã dự báo chứ không tăngtheo mức đã qua; (2) Mở rộng chế độ an sinh xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;(3) Thiết lập chế độ thuế mới nhằm cho phép xây dựng nhà nước phúc lợi;Ngoài ra thỏa ước cũng có các điều khoản về tự do hóa thị trường, chính sáchgiá cả Như vậy thỏa ước Moncloa có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc
ổn định tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của Tây Ban Nha trong bối cảnhhết sức phức tạp trong giai đoạn này Thỏa ước Moncloa và sự ra đời củaHiến pháp dân chủ (1978), đặc biệt Hiến Pháp mới là thành quả của sự đồngthuận giữa các phái trung tả, phái trung hữu với các lực lượng xã hội, cộngsản, tự do, xã hội dân chủ, thiên chúa giáo và các lực lượng ủng hộ chế độcũ góp phần đưa đất nước chuyển sang chế độ dân chủ mới [15;tr91]
Tiểu kết
Tây Ban Nha là một trong số ít các nước chuyển đổi thành công từ độctài và tương đối kém phát triển sang nền dân chủ và thịnh vượng trong vòngcuối thế kỷ XX Bởi vậy, nước này được coi là tấm gương để các nước khác
Trang 35noi theo khi thực hiện quá độ sang nền dân chủ Sự quá độ thành công sangmột nền kinh tế và chính trị hiện đại có một tầm quan trọng đặc biệt xét cả vềphương diện lý thuyết lẫn trên quan điểm của các nhà hoạch định chính sáchbởi Tây Ban Nha nằm trong số ít các quốc gia tìm được cách chuyển giao êmđẹp từ chậm phát triển và độc tài sang sự thịnh vượng và dân chủ trong nhữngthập niên qua Vào lúc Tây Ban Nha bắt đầu cải cách, hầu hết các nền dân chủthịnh vượng ngày nay (ở châu Âu và Bắc Mỹ) đã là những quốc gia côngnghiệp hóa và tự do về chính trị Trừ một số trường hợp ở châu Á và gần đây
là một số quốc gia Đông Âu, hầu hết các nước khác trên thế giới, hoặc là kémphát triển, hoặc là phi dân chủ hoặc cả hai vẫn còn rất nhiều việc phải làm để
có thể tiến kịp với phương Tây phát triển
Sau một thời gian chìm đắm trong đổ vỡ về kinh tế và chế độ độc tài,cuối cùng Tây Ban Nha cũng thoát khỏi trạng thái tương đối kém phát triểnvào thập niên 1960 sau khi tự do hóa nền kinh tế Những căng thẳng trong xãhội trong quá khứ đã từng ngăn cản việc thiết lập nền dân chủ nay bị hóa giảibởi sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng Quá trình dân chủ hóa, về phần mình
đã góp phần thúc đẩy chính sách kinh tế của Tây Ban Nha Tây Ban Nha thoátdần ra khỏi những bế tắc và từng bước đạt được những thành công trong côngcuộc xây dựng đất nước
Trang 36Chương 2 TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VƯƠNG QUỐC TÂY BAN NHA TRONG 20 NĂM CUỐI THẾ KỶ XX ĐẦU THẾ KỶ XXI (TỪ 1991 ĐẾN 2011)
2.1 Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội
2.1.1 Kinh tế
Tây Ban Nha là một quốc gia có nền kinh tế phát triển cao Hiện nay,nền kinh tế nước này lớn thứ 8 trên thế giới và thứ 5 tại châu Âu, sau Đức,Anh, Pháp và Italia Vào thập niên 60 của thế kỷ XX, những chính sách cảicách kinh tế dưới sự cai trị của nhà độc tài Francisco Franco đã hạn chế sự tậptrung về mặt kinh tế và thực hiện nhiều dự án phát triển hạ tầng lớn, khiếncho nền kinh tế Tây Ban Nha bùng nổ nhanh chóng và được gọi là Phép màuTây Ban Nha Tuy nhiên sau khi Franco qua đời và chính quyền quân chủ lậphiến lên nắm quyền điều hành đất nước, chính phủ đã kiểm soát chặt chẽ giá
cả những mặt hàng thiết yếu Những biến động của thị trường thế giới, đặcbiệt là cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 đã tác động lớn đến sản xuất côngnghiệp của Tây Ban Nha Từ cuối thập niên 1980, Tây Ban Nha buộc phảitiến hành hiện đại hóa nền kinh tế đất nước để hội nhập với các nước châu Âukhác Bước ngoặt của cuộc cải cách là từ giữa những năm 80, Tây Ban Nha
đã thay đổi cơ chế kinh tế trước đây, xóa bỏ những thiết chế, luật pháp củachế độ chuyên chế quân sự - phát xít Franco và thiết lập nền dân chủ mới cảithiện tình hình kinh tế chung mặc dù còn có những khó khăn nhất định nhưthất nghiệp, thiếu hụt ngân sách, mức sống thấp so với các nước khác ở Tây
Âu, chuẩn bị các điều kiện gia nhập cộng đồng kinh tế châu Âu, tăng cườngkhả năng liên kết kinh tế với các nền kinh tế khác ở Tây Âu Sự thay đổichính sách của Tây Ban Nha thể hiện ở 4 điểm sau: Thứ nhất, nhà nước từ bỏnhững quy định nghiêm ngặt và không can thiệp vào hoạt động kinh doanh ởmọi nơi Thứ hai, chính phủ Tây Ban Nha đã thông qua những quyết định
Trang 37quan trọng nhất có liên quan tới vai trò vị trí của khu vực quốc doanh trongnền kinh tế Thứ ba, chính phủ tăng cường việc tạo lập những điều kiện thuậnlợi thúc đẩy sự phát triển tất cả những hình thức kinh doanh Trong đó, nhànước không chỉ hỗ trợ cho các quá trình này mà còn tham gia làm xúc tác cho
sự đổi mới Thứ tư, chính phủ Tây Ban Nha đặc biệt chú ý việc thực hiện cácchức năng như soạn thảo chiến lược kinh tế xã hội toàn quốc, chiến lược khoahọc kỹ thuật, phát triển khoa học, hệ thống giáo dục, bảo hiểm xã hội, quản lýthị trường lao động Với việc gia nhập Cộng đồng châu Âu (sau là Liên minhchâu Âu) vào năm 1986, Tây Ban Nha đã tiến hành mở cửa và xây dựng nềnkinh tế thị trường Hệ thống cơ sở hạ tầng được hoàn chỉnh hiện đại, tốc độtăng trưởng kinh tế tăng lên, tỉ lệ thất nghiệp giảm xuống dưới 3%
Năm 1990, Tây Ban Nha đã đưa ra một loạt chương trình phát triểnkinh tế trong thập kỷ cuối thế kỷ XX với mục tiêu giảm tỉ lệ thất nghiệp đangrất cao (trên 20%), hạn chế lạm phát, kích thích tiêu dùng và đầu tư, tănglượng tiền mặt lưu hành, trợ cấp xuất nhập khẩu, từ bỏ các biện pháp bảo hộmậu dịch và tư nhân hoá…
Vào năm 1992, nền kinh tế của Tây Ban Nha khôi phục lại bằng thờiđiểm cuối thập niên 80 Sự mất giá của đồng Pê-sô đã làm tăng tính cạnhtranh cho hàng xuất khẩu của nước này
Từ năm 2000, nền kinh tế Tây Ban nha có dấu hiệu hết sức lạc quan: hệthống cơ sở hạ tầng được hoàn chỉnh hiện đại, tốc độ tăng trưởng kinh tế caohơn Nếu như trong những năm 80, Tây Ban Nha là một nước phải nhận việntrợ từ ODA, thì từ năm 2000 trở đi Tây Ban Nha đã trở thành một quốc gia cóthể cung cấp viện trợ ODA GDP sử dụng cho viện trợ ODA gia tăng 0,25%trong năm 2004 và 0,31% trong năm 2005 (2.600 triệu Euro) và đạt đến0,35% trong năm 2006 (theo Kế hoạch thường niên về hợp tác quốc tế(PACI)) [15;tr26] Nỗ lực viện trợ phát triển của Tây Ban Nha ngang tầm vớimức trung bình của các quốc gia trong OECD
Trang 38Tây Ban Nha cũng là một trong những quốc gia tiên phong trong việcgia nhập Khu vực đồng tiền chung châu Âu - Euro vào ngày 1 tháng 1 năm
1999 Nếu như trước đây đơn vị tiền tệ của Tây Ban Nha là đồng Pê-sô (PTA)thì từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 đã được thay thế bằng đồng Euro Các trungtâm chứng khoán lớn là Madrid, Barcelona,Valencia, Bilbao, trong đó thủ đôMadrid đang phát triển để trở thành một trung tâm tài chính lớn của thế giới
Tây Ban Nha đã trở thành 1 trong 5 nước trụ cột ở Tây Âu Người ta bắtđầu nói tới một sự “Thần kì Tây ban Nha” với việc nước này đang dẫn đầu khuvực châu Âu về tăng trưởng kinh tế cao Trong năm 1997 là 3,4%, năm 1998 là3%, 1999 là 3,7% và năm 2006 là 3,9% cao hơn so với mức trung bình củaLiên minh châu Âu là 3,2 % GDP đạt 588,5 tỉ đôla (2000), bình quân đầungười 15.200 đôla (năm 2000), (so với 13.907 USD năm 1999)
Những vấn đề chính của nền kinh tế Tây Ban Nha là thâm hụt thươngmại gia tăng, hàng hóa xuất khẩu bị cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, lạm phátcao hơn so với các nước châu Âu khác và giá nhà đất tăng nhanh Tuy nhiênnền kinh tế Tây Ban Nha được dự đoán sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng khả quan do
sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp nước này và ngoại thương giữaTây Ban Nha với các nước châu Á và Mỹ Latinh được đẩy mạnh Bên cạnh đó,
du lịch cũng là một thế mạnh của Tây Ban Nha khi nước này có rất nhiều côngtrình văn hóa lịch sử cũng như nhiều quang cảnh thiên nhiên đẹp Hiện nay TâyBan Nha là địa điểm du lịch hấp dẫn thứ hai trên thế giới sau Pháp
Cơ cấu kinh tế của Tây Ban Nha đã đạt mức phát triển rất hiện đại vớinông nghiệp chiếm 5,3%, công nghiệp chiếm 30,1%, dịch vụ chiếm 64,6%tổng giá trị kinh tế (năm 2006) Ngoài ra ngành du lịch cũng chiếm tỉ trọng lớntrong cơ cấu kinh tế của Tây Ban Nha Có thể thấy rằng kinh tế Tây Ban đã đạtđược những thành tựu đáng ghi nhận trong mấy mươi năm trở lại đây Để hiểu
rõ hơn về nền kinh tế này, chúng ta hãy tìm hiểu trên một số lĩnh vực sau:
Trang 3930.10%
64.60%
N«ng nghiÖp C«ng nghiÖp DÞch vô
Biểu đồ cơ cấu các ngành kinh tế của Tây Ban Nha năm 2006
Đặc điểm kinh tế của Tây Ban Nha là công nghiệp hoá chậm hơn cácnước Tây Âu khác Vì vậy sản xuất nông nghiệp của nước này cho đến nhữngnăm 70 vẫn lạc hậu hơn các nước Tây Âu khác Từ những năm 80, sau khi gianhập EC, nông nghiệp Tây Ban Nha mới bắt đầu phát triển mạnh
Sản phẩm nông nghiệp của Tây ban Nha khá phong phú, do điều kiệnkhí hậu cho phép, một số giống cây trồng và gia súc được du nhập từ châu Á,châu Phi và châu Mỹ vào từ thế kỷ XVII - XVIII, sớm hơn các nước Tây Âu
Trang 40khác Về cây hạt ngũ cốc ngoài mì mạch, còn có ngô, lúa nước Về cây cóđường ngoài củ cải đường còn có mía, về cây ăn quả ngoài táo, nho còn cócam quít v.v…
* Sản xuất hạt ngũ cốc của Tây Ban Nha:
Trong 20 năm gần đây (1974 - 1994), diện tích các cây lương thực củaTây Ban Nha đều giảm Tổng diện tích cây hạt ngũ cốc giảm từ 7,391 triệuhécta xuống 6,556 triệu hécta Nhưng năng suất tất cả các cây hạt ngũ cốc đềutăng Năng suất hạt ngũ cốc tăng từ 1,986 tấn/hécta lên 2,338 tấn/hécta Năngsuất lúa mì tăng từ 1,711 tấn lên 2,162 tấn Năng suất ngô tăng từ 4,953 tấnlên 6,028 tấn
Diện tích (1000 ha)
Hạt cốc các loại 7.391 7.403 6.399 6.556Lúa mì 2.628 2.242 2.036 1.986Đại mạch 3.520 4.112 3.485 3.589Yến mạch 453 314 328 345Mạch đen 219 180 173 154Ngô 450 393 274 342Lúa nước 69 86 50 63
Năng suất (tấn/ha)
Hạt cốc 1,986 1,959 2,706 2,338Lúa mì 1,711 1,942 2,407 2,162Đại mạch 1,863 1,485 2,732 2,106Yến mạch 1,163 0,998 1,234 1,157Mạch đen 1,093 1,238 1,758 1,412
Lúa nước 6,331 6,530 6,285 6,029
Sản lượng (1000 tấn)
Hạt cốc 14.709 14.505 17.320 15.275Lúa mì 4.510 4.357 5.002 4.295Đại mạch 6.571 6.105 9.520 7.560Yến mạch 527 313 405 399Mạch đen 239 222 304 217Ngô 2.227 2.758 1.699 2.265Lúa nước 435 564 316 380