Chính trị xã hội

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế, chính trị xã hội và chính sách đối ngoại của vương quốc tây ban nha từ năm 1991 đến năm 2011 luận (Trang 64 - 77)

7. Bố cục luận văn

2.1.2. Chính trị xã hội

2.1.2.1. Chính trị

Tây Ban Nha là một trong số ít những nước thành công trong quá trình chuyển giao từ chế độ độc tài sang sự thịnh vượng và dân chủ. Sự tồn tại của chế độ độc tài Franco đã khiến cho nền kinh tế Tây Ban Nha đi vào bế tắc tưởng chừng như không vượt ra được. Tuy nhiên sau cái chết của nhà độc tài, Chính phủ Tây Ban Nha đã nhanh chóng có những giải pháp kịp thời đưa đất nước thoát ra khỏi bế tắc.

Cuối năm 1975, Juan Carlos trở thành vua của Tây Ban Nha và được coi là người đứng đầu quốc gia. Từ đây tình hình trong nước có một số chuyển biến theo các xu hướng dân chủ, các tù chính trị được thả, các công đoàn được thành lập và hoạt động hợp pháp, quốc hội được bầu cử.

Năm 1978, hiến pháp mới được ban hành đưa đất nước trở lại với tiến trình dân chủ. Bản Hiến pháp Tây Ban Nha tuyên bố xây dựng nhà nước dân chủ, tự do, công bằng và đa nguyên chính trị, và tất cả quyền lực thuộc về tay nhân dân. Hiến pháp 1978 đã quyết định xây dựng Tây Ban Nha theo chế độ quân chủ Nghị viện, với người đứng đầu nhà nước là nhà vua - người đại diện cho đất nước Tây Ban Nha, xây dựng mô hình lưỡng viện và hệ thống tư pháp độc lập... Hiến pháp mới của Tây Ban Nha cũng thừa nhận đa đảng chính trị, bầu cử tự do, phổ thông đầu phiếu, người dân đủ 18 tuổi có quyền tham gia bầu cử (ngoại trừ những người phạm tội hình sự và trong thời gian xảy ra chiến tranh).

Ngoài ra Hiến pháp cũng thừa nhận các quyền tự do cơ bản của công dân về chính trị, dân sự và quyền kinh tế, xã hội, mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật, người dân có quyền tự do lựa chọn tôn giáo và tín ngưỡng. Nhà nước thông qua cá cơ quan quyền lực của mình đảm bảo thực hiện các quyền đó. Hiến pháp Tây Ban Nha cũng đảm bảo các quyền tự do lập hội và đảm bảo cho người dân có quyền khiếu nại với hình thức cá nhân hoặc tập thể tới các cơ quan nhà nước. Đặc biệt quyền tự do dân chủ được

nhấn mạnh trong các điều khoản của Hiến pháp như quyền tự do lập các tổ chức công đoàn, gia nhập hoặc từ chối gia nhập các hội và thừa nhận quyền đình công. Hiến pháp mới cũng tạo quan hệ và các quyền và nghĩa vụ của người lao động, đảm bảo quyền lợi cho người về hưu, người tàn tật, vấn đề nhà ở, đặc biệt vai trò của Nhà nước trong vấn đề tổ chức, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Hiến pháp Tây Ban Nha cũng có các điều khoản quan trọng về quân đội và nhà thờ, đây là hai lực lượng đóng vai trò quan trọng trong lịch sử chính trị Tây Ban Nha. Hiến pháp đưa khung pháp lý mới nhằm giảm vai trò của hai tổ chức này, trong đó lực lượng quân sự có vai trò đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của Tây Ban Nha và nhấn mạnh trách nhiệm không tham gia của các lực lượng quân sự trong các cuộc bầu cử dân sự. Hiến pháp Tây ban Nha cũng hạn chế vai trò của nhà thờ (Catholicism) trong đời sống. Hiến pháp chỉ thừa nhận các tổ chức nhà thờ là bộ phận của xã hội Tây Ban Nha. Mặc dù Hiến pháp năm 1978 đảm bảo các quyền tự do tín ngưỡng của công dân, đồng thời Hiến pháp cũng đảm bảo quá trình hợp tác giữa các tôn giáo ở Tây Ban Nha. Có thể nói Hiến pháp mới của Tây Ban Nha đã đáp ứng được lợi ích các dân tộc, các khu vực khác nhau nhằm tiến tới quá trình hòa bình, hòa hợp dân tộc và xây dựng nền dân chủ mới ở Tây Ban Nha.

Hiến pháp 1978 của Tây Ban Nha đã xây dựng và cải cách hệ thống chính trị ở Tây Ban Nha nhằm xây dựng đất nước phát triển, dân chủ và công bằng. Hệ thống chính trị của Tây Ban Nha được xây dựng dựa trên các thiết chế như sau:

* Hệ thống đảng phái chính trị ở Tây Ban Nha: Dưới chế độ độc tài, các đảng phái mang xu hướng xã hội dân chủ và cộng sản ở Tây Ban Nha bị hạn chế hoạt động (hoặc bị đàn áp), chỉ duy nhất Đảng Phong trào Xã hội được phép hoạt động. Tây Ban Nha hơn 40 năm không có bầu cử nghị viện và chỉ sau khi chế độ độc tài sụp đổ, các đảng phái mới được tiếp tục hoạt động và tham gia bầu cử đầu tiên vào nghị viện năm 1977, đánh dấu một thời kỳ

xây dựng nền dân chủ mới và góp phần vào quá trình ổn định ở Tây Ban Nha. Hệ thống đảng phái chính trị hiện nay bao gồm 96 đảng phái, trong đó hiện có hai đảng phái lớn là Đảng Công nhân xã hội Tây Ban Nha (PSOE) và Đảng Nhân dân (PP) và 14 đảng thường có trong nghị viện châu Âu và Quốc hội châu Âu, 6 đảng chính trị có ghế tại nghị viện khu vực, 3 liên minh đảng chính trị, 62 đảng nhỏ không có ghế tại nghị viện và 9 đảng đã giải tán. Các đảng chính trị ở Tây Ban Nha gồm:

(1) Đảng Công nhân xã hội Tây Ban Nha (PSOE): Đây là đảng chính trị được thành lập vào năm 1879, PSOE có chủ trương theo tư tưởng Mác-xít. Đảng PSOE đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử nghị viện trong những năm 1920. Mặc dù dưới chế độ độc tài của tướng Franco, đảng PSOE bị hạn chế hoạt động nhưng các thành viên của đảng vẫn tiếp tục củng cố vai trò của mình, đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi từ chế độ độc tài sang chế độ dân chủ, PSOE đã hợp tác cùng chính phủ và Thủ tướng Suarez xây dựng một loạt các cải cách nhằm xây dựng một chế độ dân chủ mới ở Tây Ban Nha. Tại cuộc bầu cử dân chủ vào nghị viện năm 1977, đảng PSOE đã giành được 118 ghế (29,4%) và tháng 5 năm 1979, đảng PSOE trở thành đảng chiếm đa số trong Thượng viện Tây Ban Nha [15;tr94].

(2) Đảng Cộng sản Tây Ban Nha (PCE): Được thành lập trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đảng có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị ở Tây Ban Nha nhưng dưới chế độ độc tài, PCE bị cấm hoạt động vì thế đảng PCE hoạt động dưới hình thức của tổ chức Công đoàn (CCOO). Khi chế độ độc tài Franco sụp đổ, vai trò của Đảng Cộng sản trong quá trình đấu tranh chuyển đổi sang nền dân chủ là khá quan trọng (đến đầu năm 1977 - PCE mới chính thức được thừa nhận hoạt động). Trong cuộc bầu cử đầu tiên, PCE chỉ giành được 20 ghế (9,3% tỷ lệ cử tri ủng hộ) trong nghị viện (1977) và cuộc bầu cử nghị viện vào năm 1982 chỉ giành được 3,8% tỷ lệ cử tri ủng hộ.

(3) Đảng Liên minh bình dân Tây Ban Nha (AP): Là đảng cánh tả được thành lập vào năm 1976, do ông Fraga - cựu Bộ trưởng dưới thời tướng Franco đứng đầu. Mặc dù Đảng Liên minh bình dân đưa ra nhiều chính sách cải cách thời kỳ hậu “độc tài” nhưng trong cuộc bầu cử nghị viện đầu tiên (1977), đảng AP chỉ giành 16 ghế trong nghị viện. Sau cuộc bầu cử đầu tiên Đảng AP đã có nhiều cải cách và đã trở thành đảng cánh tả lớn ở Tây Ban Nha và ở châu Âu. Đến năm 1989, do bất hòa nội bộ trong đảng, ông Manuel Fraga Iribarne lãnh đạo Đảng và một số thành viên của đảng đã tách ra thành lập đảng mới (trên cơ sở thành viên của Đảng AP và một số đảng nhỏ khác Đảng dân chủ Thiên chúa giáo và Đảng tự do), đó là Đảng Nhân dân.

(4) Đảng Trung tâm Xã hội và Dân chủ (CDS): Được thành lập vào tháng 10/1982 do Suarez (ông là kiến trúc sư của quá trình chuyến đổi sang chế độ dân chủ sau cái chết của Franco) khởi xướng. Tuy nhiên tại cuộc bầu cử vào cuối năm 1982, đảng CDS chỉ giành được 2,9% và năm 1986, đảng CDS dành được tỷ lệ ủng hộ cử tri là 9,2%. Quan điểm trong chính sách của đảng CDS là ít phụ thuộc vào Mỹ, tăng cường vai trò của nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội, đảm bảo sự bình đẳng trong các phân phối thu nhập...

(5) Các đảng khu vực: Hệ thống các đảng chính trị ở Tây Ban Nha còn bao gồm các đảng chính trị mang tính khu vực, các đảng này thường hoạt động ở cấp khu vực nhưng vẫn có ghế ở trong nghị viện Tây Ban Nha, đây là đặc điểm mang tính đặc thù ở Tây Ban Nha. Đó là khu vực Basque và Catalonia có các đảng khu vực như Đảng Quốc gia Basque, Đảng Dân tộc Vasco (PNV), Đảng Liên minh Hội tương đồng Catalonia (CIU), Đảng Xã hội vùng Catalonia (PSC)...

Như vậy trong quá trình chuyến đổi dân chủ tại Tây Ban Nha sau khi chế độ độc tài Franco sụp đổ, vai trò của các đảng chính trị là rất quan trọng trong từng giai đoạn phát triển dân chủ. Như tại cuộc bầu cử năm 1977, Đảng Liên minh các Trung tâm dân chủ (UCD) giành được đa số phiếu và trở thành

đảng cầm quyền. Đảng này đã đưa ra các định hướng cải cách chính trị và kinh tế theo hướng xã hội dân chủ phương Tây, cải cách hệ thống luật pháp, hợp thức hóa các đảng phái chính trị, cho phép thành lập các tổ chức công đoàn, thực hiện tự do báo chí và từng bước đưa Tây Ban Nha ra khỏi thế cô lập quốc tế và hội nhập vào Cộng đồng châu Âu.

Tháng 10/1982, Đảng Công nhân xã hội Tây Ban Nha (PSOE) giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử trở thành đảng cầm quyền. Trong giai đoạn này, PSOE đã đẩy mạnh việc thực hiện quá trình dân chủ theo mô hình xã hội dân chủ châu Âu, hướng các chính sách kinh tế - xã hội và các mục tiêu xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội, giáo dục, y tế đẩy mạnh quá trình hội nhập của Tây Ban Nha vào Cộng đồng châu Âu. Trong thời gian cầm quyền của Đảng PSOE, Tây Ban Nha đã gia nhập NATO và Cộng đồng châu Âu.

Tháng 3/1996, Đảng Nhân dân (PP) thắng cử trở thành Đảng cầm quyền. Vị trí cầm quyền của PP được tiếp tục giữ vững trong cuộc bầu cử vào tháng 3/2000. Trong những năm với vai trò của Đảng cầm quyền, PP đã đưa ra những chính sách và các giải pháp hướng tới tự do hóa nền kinh tế, cải cách thị trường lao động, thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của một số ngành kinh tế quan trọng như viễn thông, phát huy những lợi thế trong quá trình hội nhập Liên minh châu Âu.

Tại cuộc bầu cử tháng 3/2004, Đảng PSOE đã trở lại nắm quyền, đảng đã đặt mục tiêu là tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hóa trên những nền tảng các giá trị tiến bộ. Theo đó chính phủ tiếp tục thực hiện là quản lý thận trọng kinh tế vĩ mô, chương trình xã hội cấp tiến, phân quyền hơn nữa cho các khu tự trị và chính sách ngoại giao truyền thống lấy châu Âu làm trọng tâm.

Tại cuộc bầu cử vào ngày 9 tháng 3 năm 2008, Đảng PSOE tiếp tục giành thắng lợi với số ghế tại nghị viện là 169 ghế, cao hơn 5 ghế so với cuộc bầu cử năm 2004. Mặc dù PSOE giành thắng lợi nhưng trong nhiệm kỳ 2008 -2012, đảng này phải đối mặt với nhiều khó khăn như tốc độ tăng trưởng kinh

tế có dấu hiệu chậm lại, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát tăng cao (năm 2007: thất nghiệp là 8,6%, lạm phát là 4%), vấn đề người nhập cư, vấn đề cải cách chế độ an sinh xã hội...) [15;tr98].

Như vậy, mở đầu với quá trình chuyển đổi chính trị giai đoạn 1975 -1991, Tây Ban Nha đã có những đối sách mới phù hợp với hoàn cảnh đất nước, nhanh chóng đưa đất nước ra khỏi những khó khăn, đồng thời tiếp tục tiến hành những cải cách về chính trị đưa đến những thay đổi căn bản về thể chế chính trị cũng như đường lối đối ngoại của Tây Ban Nha trong giai đoạn sau.

2.1.2.2. Xã hội

* Chế độ an sinh xã hội

Kể từ năm 1975, sau khi chế độ độc tài ở Tây Ban Nha được thay bằng nền dân chủ và đặc biệt khi Tây Ban Nha gia nhập Liên minh châu Âu năm 1986, đất nước Tây Ban Nha đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế, dân chủ và phúc lợi xã hội. Chính phủ Tây Ban Nha đã lựa chọn con đường phát triển kinh tế đồng thời với việc nâng cao đời sống xã hội. Hệ thống an sinh xã hội Tây Ban Nha vì thế được quan tâm phát triển ngay từ đầu. Cho đến nay, hệ thống an sinh xã hội Tây Ba Nha đã có đóng góp quan trọng cho đời sống người dân, đặc biệt là những người nghèo, những người không may mắn, góp phần giảm bất bình đẳng trong xã hội.

Hệ thống an sinh xã hội Tây Ban Nha lúc đầu theo mô hình BiXmac, dựa trên nguyên tắc bảo hiểm đối với người mắc bệnh tật và bảo hiểm bắt buộc với người cao tuổi, cho những người thu nhập thấp và được những đóng góp xã hội tài trợ. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống an sinh xã hội Tây Ban Nha chịu tác động của kế hoạch Beveridge của Anh, theo nguyên tắc bảo hiểm đối với mọi người.

Trong vòng 30 năm (1981 - 2011), Tây Ban Nha tiếp tục cải cách và thống nhất lại hệ thống bảo hiểm xã hội để hệ thống này trở nên phổ biến hơn. Từ 1953 đến 1962, đã xuất hiện nhiều chế độ bảo hiểm đặc thù trong các

ngành khác nhau. Năm 1961, chế độ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành. Năm 1963, Bộ luật khung về An sinh xã hội ra đời, thống nhất hệ thống an sinh xã hội Tây Ban Nha và phổ cập bảo hiểm xã hội cho tất cả những người lao động, mở rộng hoạt động bảo hiểm và thay đổi hệ thống đóng góp bảo hiểm. Năm 1966, bao quát toàn bộ bảo hiểm xã hội với tất cả những người ở độ tuổi đi làm, mở rộng chi trả và thay đổi hệ thống đóng góp với một số chế độ đóng góp cũ đang không phù hợp với tiền lương chính của người lao động. Bộ luật chung năm 1974 thiết lập quyền của người dân Tây Ban Nha với quỹ an sinh xã hội như một nền tảng cơ bản, việc quản lý quỹ an sinh xã hội được giao phó cho những tổ chức công dưới sự giám sát của nhà nước.

Cải cách lớn nhất trong lĩnh vực an sinh xã hội diễn ra với Sắc lệnh Hoàng gia của điều khoản 36/1978, với những điều được quy định trong Hiệp ước Moncloa, tạo ra một hệ thống có sự tham gia của các tổ chức xã hội, và hợp lý hóa hệ thống an sinh xã hội, rồi thiết lập ra một hệ thống quản lý.

Trong những năm 1980, có một số biện pháp nhằm cải thiện và cải tiến hoạt động bảo hiểm bằng cách mở rộng trợ cấp chung không đóng góp và cân bằng kinh tế lớn hơn cho hệ thống an sinh xã hội. Trong những biện pháp đó cần phải nhắc đến quá trình cân bằng lũy tiến của mức đóng góp với tiền lương, khôi phục lại giá trị lương hưu tùy vào chỉ số tiêu dùng giá cả, mở ra các thời kỳ cần thiết để có trợ cấp và để tính toán tiền hưu, đơn giản hóa cơ cấu an sinh xã hội, khởi đầu phân chia các hoạt động tài chính, sao cho những trợ cấp đóng góp được tài trợ bởi quỹ đóng góp xã hội, và phi trợ cấp được tài trợ bởi Nhà nước. Quá trình đó giúp thay đổi việc cứu trợ vệ sinh y tế. Cũng trong thập kỷ đó, Trung tâm quản lý tin học về an sinh xã hội được thành lập, để phối hợp và kiểm tra các hoạt động dịch vụ thông tin và khai thác dữ liệu của các tổ chức quản lý khác. Nhiều biện pháp mới được đưa vào năm 1985 với mục đích:

- Tăng cường bảo hộ không hoàn lại.

- Tổ chức lại ngân sách và hợp lý hóa cơ cấu hệ thống. - Tài trợ tùy theo mức độ cấp phí.

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế, chính trị xã hội và chính sách đối ngoại của vương quốc tây ban nha từ năm 1991 đến năm 2011 luận (Trang 64 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w