Đối với các nước khác trong EU

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế, chính trị xã hội và chính sách đối ngoại của vương quốc tây ban nha từ năm 1991 đến năm 2011 luận (Trang 78 - 80)

7. Bố cục luận văn

2.2.1. Đối với các nước khác trong EU

2.2.1.1. Đối với Anh

Chính phủ Tây Ban Nha và Anh vẫn luôn duy trì một mối quan hệ tốt, một chính sách đối ngoại hòa bình và hợp tác. Tuy nhiên, có một vài vấn đề căng thẳng giữa hai nước khiến cho quan hệ hai nước trở nên căng thẳng trong thời gian dài và cho đến tận năm 2011 vẫn chưa có hướng giải quyết một cách hiệu quả đó là vấn đề Gibraltar. Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ Tây Ban Nha và nước Anh.

Gibraltar là một lãnh thổ hải ngoại thuộc Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, nằm gần cực Nam bán đảo Iberia, bên trên eo biển Gibraltar, giáp Tây Ban Nha ở phía Bắc. Trước kia Gibraltar là một căn cứ quân sự quan trọng của lực lượng vũ trang và hải quân Hoàng gia Anh. Trong một thời gian dài, hai thế lực đế quốc hùng mạnh Anh - Tây Ban Nha đã tranh giành nhau sự thống trị của vùng đất này.

Phía Anh không hẳn muốn chiếm giữ thuộc địa cuối cùng ở châu Âu này bằng mọi giá, nhưng có tới 99% trong số 30.000 dân sống ở đây không muốn về với Tây Ban Nha mà vẫn muốn được coi là “công dân Anh”. Đây là điều khó khăn đối với Tây Ban Nha và chính quyền Gibraltar.

Bởi vậy, cả ba đều chơi con chủ bài thời gian với sách lược “tạm gác chủ quyền để hợp tác” và đó cũng là chủ trương khả dĩ hơn cả đối với ba bên vì nhu cầu hợp tác rất cần thiết trong khi vấn đề chủ quyền đã đi vào bế tắc.

Bước tiến cụ thể đầu tiên là việc thành lập diễn đàn đối thoại ba bên năm 2006 để cùng nhau xử lý những vấn đề liên quan như hợp tác về cảnh sát

và tư pháp cũng như trên lĩnh vực bảo vệ môi trường, giao thông, chống buôn lậu và rửa tiền. Chỉ có điều là sự ổn thỏa tạm thời về đối ngoại này luôn là chất nổ về đối nội với cả ba bên.

Bên cạnh vấn đề chủ quyền trên đất liền, quan hệ Tây Ban Nha và Anh cũng trở nên căng thẳng hơn khi vấn đề tranh chấp quyền đánh cá ngoài khơi trên đảo Gibraltar đang diễn ra phức tạp. Chính phủ hai bên đã có nhiều biện pháp nỗ lực để xoa dịu bớt căng thẳng. Vấn đề Gibraltar vẫn còn là vấn đề nhạy cảm giữa Anh và Tây Ban Nha.

2.2.1.2. Đối với Pháp và Đức

Nước Pháp - một trong những đồng minh lớn, một chỗ dựa vững chắc của Tây Ban Nha trong giai đoạn dài để giữ được thứ hạng của mình ở châu Âu. Trong giai đoạn từ 1991 đến 2011, chính sách đối ngoại của Tây Ban Nha đối với Pháp đã có sự thay đổi đáng kể, được đánh giá theo hướng tích cực.

Nếu như dưới chính quyền của Thủ tướng Aznar, chính sách đối ngoại của Tây Ban Nha đối với Pháp phát triển theo xu hướng không mấy thuận lợi. Khi Thủ tướng Aznar thực hiện chính sách không phụ thuộc vào Pháp. Đặc biệt là sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 đã diễn ra ở Mỹ thì nước Pháp - kẻ thù lịch sử của phái hữu Tây Ban Nha đã bị lên án chỉ trích. Cựu Ngoại trưởng Tây Ban Nha Marcelino Oreja Aguirre vốn là đảng viên Liên minh Trung tâm dân chủ (UCD) chuyển sang Đảng PP, đã bày tỏ những suy nghĩ chống Pháp không khoan nhượng của ông. Bản thân Thủ tướng Aznar cũng khẳng định chính sách năng động chống Pháp của ông: “Từ năm 1800 những quyết định về chính sách đối ngoại của Tây Ban Nha đều phụ thuộc vào Pháp, còn hiện nay điều đó đã chấm dứt. Một số người hài lòng về điều này, một số khác thì không. Riêng tôi, tôi cảm thấy rất sung sướng khi thấy Tây Ban Nha tự đưa ra những quyết định của mình” [42;tr53].

Đối với nước Đức, Tây Ban Nha cũng thực hiện một chính sách đối ngoại gây nhiều bất lợi cho Đức. Điều này được thể hiện khá rõ trong mục tiêu ngăn cản cuộc thương lượng về Hiến pháp châu Âu của Thủ tướng Aznar.

Trong nhiệm kỳ hai của mình, ông đã tích cực ủng hộ những liên minh nhằm giảm bớt động lực châu Âu thống nhất là trục Pháp - Đức. Tây Ban Nha đã lãnh đạo các liên minh khác nhau khi thì với Anh, Ba Lan hoặc Italia. Ngày 16/2/2004, Thủ tướng Aznar đã đệ trình một bức thư lên Chủ tịch đương nhiệm của Liên minh châu Âu yêu cầu thực hiện không có sự phân biệt Hiệp định ổn định. Vì Đức đã mỉa mai “các nước thuộc câu lạc bộ Madrid” và nhăm nhe muốn vào khu vực đồng Euro. Thủ tướng Aznar đã trả miếng các nhà cầm quyền Béclin và Pari khi họ tiến hành các hoạt động hợp tác quân sự mà Madrid coi là ngoài tầm với và không thích hợp vì chia cắt phương Tây. Có thể thấy trong suốt giai đoạn của nhiệm kỳ Thủ tướng Aznar, Tây Ban Nha đã trở thành một rào cản kìm hãm những tham vọng và lợi ích của Pháp và Đức.

Đi ngược lại hoàn toàn với chính sách đối ngoại với người tiền nhiệm, Thủ tướng Zapatero lại duy trì lại mối quan hệ thân thiện và khá tốt với Pháp và Đức. Ông cho rằng cả Đức, Pháp và Tây Ban Nha đều có cùng quan điểm và muốn hướng về tương lai. Và ông ra sức nỗ lực cải thiện lại mối quan hệ với hai quốc gia này, nhằm thực hiện mục tiêu trong nỗ lực chung “tái thiết lại châu Âu”.

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế, chính trị xã hội và chính sách đối ngoại của vương quốc tây ban nha từ năm 1991 đến năm 2011 luận (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w