Đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế, chính trị xã hội và chính sách đối ngoại của vương quốc tây ban nha từ năm 1991 đến năm 2011 luận (Trang 84 - 124)

7. Bố cục luận văn

2.2.3. Đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương

Trog chính sách ngoại truyền thống của với Tây Ban Nha, châu Á là khu vực không được chú ý. Nhưng xu hướng này đã có sự thay đổi. Tình hình thế giới hiện nay đang làm thay đổi cách suy nghĩ của Tây Ban Nha. Tây Ban Nha bắt đầu chủ động xích lại gần châu Á thông qua các kế hoạch khác nhau. Sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục của khu vực này và sự hấp dẫn của thị trường đầu tư đã khiến cho Tây Ban Nha không thể không phản ứng với một thực tế rằng lực hấp dẫn các trung tâm chính trị và kinh tế quốc tế đang chuyển về châu Á.

Ưu tiên của Chính phủ Tây Ban Nha trong chính sách đối ngoại đối với khu vực này là tập trung đầu tư vào các nền kinh tế lớn cụ thể như: Trung Quốc,

Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Inđonexia. Các nước cần hợp tác quốc tế như Việt Nam, Campuchia hoặc Đông Timo, và cũng có những quốc gia cần quan tâm đặc biệt ở cấp độ chính trị như Afghanistan và Pakistan. Và một số nước ở khu vực Thái Bình Dương nơi mà Tây Ban Nha đang thực hiện các dự án đầu tư kinh doanh quan trọng như New Zealand, Úc.

Tây Ban Nha cũng đã vạch ra kế hoạch khung châu Á - Thái Bình Dương với tham vọng thúc đẩy sự hiện diện của mình ở khu vực này. Kế hoạch được thực hiện theo những hướng sau đây:

(1) Hoàn thành một mạng lưới đối thoại chính trị song phương ở các cấp độ khác nhau: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mông Cổ, Australia, Indonesia, Thái Lan, Philippin, Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam.

(2) Xây dựng lịch trình các chuyến thăm cấp cao. Trong thời gian 2005 -2011, Tây Ban Nha đã thực hiện một số chuyến thăm cấp cao với các nước.

(3) Tăng cường đại sứ quán và lãnh sự quán. Năm 2011, Tây Ban Nha có 13 đại sứ quán và tổng lãnh sự ở châu Á.

(4) Đưa chính sách đối ngoại của Tây Ban Nha đến gần hơn với công dân. (5) Đóng góp kinh nghiệm và thúc đẩy hợp tác hơn nữa: Một trong những mục tiêu của Tây Ban Nha tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đó là tăng cường cam kết đối thoại chính trị và bảo vệ quyền con người. Mục tiêu đề ra nhằm thúc đẩy chiến lược chung của Tây Ban Nha với EU và những thành viên trong khuôn khổ của ASEM, cũng như hỗ trợ “Liên minh các nền văn minh”.

(6) Hỗ trợ cho các khu vực kém phát triển: Mục tiêu cho sự hợp tác của Tây Ban Nha theo dự báo của chính phủ sẽ là Campuchia, ĐôngTimo và Bangladesh, trong khi mức hỗ trợ cũng được duy trì để ưu đãi các nước khác trong khu vực như Việt Nam, Philippin.

(7) Thúc đẩy và ủng hộ xuất khẩu và đầu tư nước ngoài: Ban thư ký Nhà nước về Thương mại của Tây Ban Nha đã đưa ra ba kế hoạch thị trường toàn diện cho Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản.

Trong nhiệm kỳ của mình, Thủ tướng Zapatero đã vạch kế hoạch châu Á - Thái Bình Dương, khẳng định đây là một trung tâm quan trọng của thế giới trong thế kỷ XXI và Tây Ban Nha cần phải tăng cường sự hiện diện và ảnh hưởng tại khu vực này. Ông cũng vạch ra một kế hoạch khung châu Á - Thái Bình Dương (2008 - 2012) nhằm thúc đẩy nhanh quá trình hợp tác giữa Tây Ban Nha và châu Á.

Để hiểu rõ hơn về quá trình tăng cường sự hiện diện của Tây Ban Nha ở khu vực này, chúng ta phân tích một số chính sách đối ngoại của Tây Ban Nha đối với một số nước như Trung Quốc, Việt Nam.

Với mục tiêu tăng cường sự hiện diện và ảnh hưởng của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Tây Ban Nha tích cực hợp tác với Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực. Tây Ban Nha được xem như là “chiếc cầu” nối Trung Quốc và Mỹ Latinh. Chính phủ Tây Ban Nha đã quyết định rằng tam giác Tây Ban Nha - Mỹ Latinh - châu Á - Thái Bình Dương là một trong những ưu tiên trong “Kế hoạch khung của khu vực châu Á - Thái Bình Dương 2000 - 2002”.

Trong chuyến thăm của Thủ tướng Zapatero đến Bắc Kinh (tháng 7 năm 2005), Thủ tướng Zapatero cho biết Tây Ban Nha sẵn sàng đứng trong vai trò như là một “chiếc cầu” cho Trung Quốc để phát triển mối quan hệ với Mỹ Latinh. Hai bên tăng cường thúc đẩy hợp tác về thương mại, đầu tư, duy trì sự ổn định của EU và các thị trường tài chính thế giới, cùng nhau phối hợp chặt chẽ và hợp tác trong G20, chống lại chủ nghĩa bảo hộ. Tây Ban Nha muốn nhìn thấy sâu sắc hơn quan hệ hợp tác song phương trong thương mại văn hóa, đầu tư và du lịch và sẽ sẵn sàng thúc đẩy hơn nữa hợp tác chiến lược giữa EU và Trung Quốc.

Như vậy chính sách đối ngoại của Tây Ban Nha đối với Trung Quốc trong giai đoạn này chủ yếu thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế.

- Đối với Việt Nam:

Nếu như trước đây dưới chính quyền của Franco, Tây Ban Nha thực hiện một chính sách đối ngoại thân Mỹ, ủng hộ chính sách của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam thì từ năm 1990 đến 2011, Tây Ban Nha tích cực ủng hộ Việt Nam trong việc bình thường hóa quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế, thúc đẩy quan hệ Việt Nam và EU, hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, giáo dục… và đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận.

Chính sách đối ngoại của Tây Ban Nha trong giai đoan này tập trung đề ra các kế hoạch dài hạn nhằm khai thác các tiềm năng của Việt Nam trên cơ sở hai bên cùng có lợi, thúc đẩy tích cực các hoạt động giao lưu về văn hóa, xã hội (đặc biệt trong lĩnh vực du lịch). Tây Ban Nha đã tích cực viện trợ không hoàn lại đối với Việt Nam, hỗ trợ về kỹ thuật, khoa học và văn hóa.

Có thể thấy chính sách đối ngoại của Tây Ban Nha đối với Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và hỗ trợ nhân đạo theo như đúng chủ trương mà Chính phủ Tây Ban Nha đã vạch ra trong quá trình tăng cường hợp tác với các nước ở châu Á.

Tiểu kết:

Như vậy nhờ các chính sách mở cửa thương mại, khuyến khích đầu tư và các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô, Tây Ban Nha đã đạt được những thành công đáng kể về mặt kinh tế. Tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người tăng đáng kể từ năm 1986 đến năm 2005, từ không đầy 8.000 Euro trước khi gia nhập EC, tăng lên 23.000 Euro/người vào 2005, tương đương với con số trung bình của EU, sự tăng trưởng của GDP cao hơn 17% so với trung bình của châu Âu (GDP của Tây Ban Nha tăng 64,6% trong tổng số, trong khi EU-15 có 47,9%). Xét tổng thể, với GDP hơn 930.000 triệu Euro trong năm 2005, Tây Ban Nha đã củng cố vị trí của mình trong nền kinh tế thế giới và là một trong những nền kinh tế năng động nhất ở châu Âu.

Sự thành công của nền kinh tế Tây Ban Nha trong những năm qua đã thể hiện một ấn tượng sâu sắc. Các nhà kinh tế cho rằng bốn nguyên nhân giải thích cho sự tăng trưởng kinh tế của Tây Ban Nha sau khi gia nhập EU đó là: Thứ nhất, yếu tố đầu vào lao động tăng từ giữa những năm 1990 do tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh, số người nhập cư tăng. Thứ hai, nguồn lực con người tăng nhanh. Thứ ba là độ mở cửa của nền kinh tế ở nước ngoài được đẩy mạnh nhờ sự phát triển của các công ty của Tây Ban Nha. Nguyên nhân cuối cùng là quá trình đổi mới diễn ra mạnh mẽ ở Tây Ban Nha trong những năm sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.

Trong số những nguyên nhân giải thích cho sự tăng trưởng đầy ấn tượng của nền kinh tế Tây Ban Nha từ sau khi gia nhập EU, có một nguyên nhân quan trọng đó là độ mở cửa của nền kinh tế cao hơn. Quan hệ trao đổi với các đối tác nước ngoài ngày càng mở rộng cho phép Tây Ban Nha ứng dụng các sáng kiến kỹ thuật và công nghệ từ nước ngoài nhằm phát triển các ngành công, nông nghiệp và dịch vụ trong nước. Cơ cấu nền kinh tế Tây Ban Nha là cơ cấu của một nước phát triển, ngành dịch vụ là ngành đứng đầu mang lại nguồn thu nhiều nhất cho GDP, theo sau là ngành công nghiệp. Có thể thấy rằng sự gia nhập vào EC của Tây Ban Nha (1986) chính là chìa khóa đưa Tây Ban Nha đến với những thành công.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong lĩnh vực kinh tế, chính sách đối ngoại của Tây Ban Nha trong giai đoạn này cũng thể hiện sự nhìn nhận sâu hơn của Chính phủ Tây Ban Nha trong việc đề ra những chính sách phù hợp với xu thế quốc tế.

Bên cạnh những mối quan hệ mang tính truyền thống như với Mỹ Latinh, Tây Ban Nha cũng đang muốn mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ra khu vực châu Á. Đây là một thị trường đầy tiềm năng và thực sự hứa hẹn nhiều thành công.

Chương 3

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TÂY BAN NHA

TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011

3.1. Thành tựu

3.1.1. Về kinh tế, chính trị - xã hội

3.1.1.1.Về kinh tế

* Duy trì tốc độ tăng trưởng GDP ở mức cao

Trong vòng 20 năm từ 1985 đến năm 2005, GDP theo đầu người (tính theo sức mua Euro năm 2005) tăng đáng kể, từ mức dưới 8.000 Euro đầu người trước khi gia nhập EC, tăng lên đến mức 23.000 Euro/người năm 2005, tương đương với 99,2% mức trung bình của Liên minh châu Âu. Và điều đó cho phép Tây Ban Nha có đóng góp lớn vào sự tăng trưởng chung của EU. Năm 1985, nếu quy mô kinh tế Tây Ban Nha (theo GDP) chiếm 8% của EU- 15, thì đến năm 2005, con số này đã đạt 9,7%. Xét tổng thể, với giá trị GDP trên 930 tỷ Euro (2005), Tây Ban Nha đã củng cố vị trí nền kinh tế lớn thứ 8 trên thế giới và là một trong những nền kinh tế năng động nhất châu Âu.

Theo một số dự báo, mặc dù khó có thể tính toán được chính xác sự tăng trưởng GDP của Tây Ban Nha đến năm 2020, nhưng hầu hết các dự báo đều khẳng định tăng trưởng GDP theo đầu người của Tây Ban Nha vẫn ở trên mức trung bình của các nước thuộc khu vực đồng Euro, chỉ thấp hơn khoảng 2% ở một vài năm. Trong những năm 1996 - 2006 tăng trưởng GDP thực tế trung bình của Tây Ban Nha là 3,8% cao hơn mức trung bình của khu vực EMU với 2,2%, trong đó của Đức là 1,5% và thậm chí của Mỹ là 3,2 %. Điều này cho phép Tây Ban Nha có thể thu hẹp khoảng cách nhanh với các nước EMU và sẽ vượt Italia trong vài năm nữa đồng thời cũng có thể vượt Đức về thứ hạng GDP đầu người đến 2020. Chính vì tốc độ tăng trưởng vượt trội của

Tây Ban Nha so với EU nên Tây Ban Nha đã đạt được một kết quả rất quan trọng là “tiệm cận” dần tới mức thu nhập bình quân đầu người trung bình của châu Âu, từ mức chỉ bằng 71% thu thập trung bình của EU-15 năm 1985 tới hơn 90% năm 2005. Như vậy, trong vòng 20 năm gia nhập EU, sự khác biệt về thu nhập của người dân Tây Ban Nha và các nước châu Âu đã thu hẹp đến 20%, trung bình 1% một năm. Sự tiệm cận nhanh nhất diễn ra vào thời kỳ 1985 - 1990 (những năm đầu là thành viên EC) và thời kỳ 1997 - 2005 (trùng với sự hòa nhập của Tây Ban Nha trong liên minh kinh tế tiền tệ). Việc EU kết nạp thêm 10 thành viên mới vào năm 2004 (đều có thu nhập thấp hơn Tây Ban Nha) làm cho thu nhập đầu người của Tây Ban Nha tăng đáng kể so với mức trung bình của liên minh (EU-25) GDP đầu người của Tây Ban Nha lúc này đạt 99,2% trung bình của EU-25. Trong đó, có nhiều cộng đồng tự trị đã vượt quá mức thu nhập bình quân của EU-15. Đồng thời ở phạm vi trong nước, sự khác biệt thu nhập bình quân của nhiều cộng đồng đã giảm trong giai đoạn 1985 - 2005, như vậy sự bất bình đẳng giữa các vùng đã giảm đáng kể.

Ngoài thành tựu về bắt kịp kinh tế các nước phát triển của châu Âu, kinh tế Tây Ban Nha đã có sự liên kết chặt chẽ vào nền kinh tế EU và nền kinh tế thế giới. Sự liên kết với EU đã làm tăng thêm 90% FDI, 87% khách du lịch, 74% xuất khẩu 66% nhập khẩu với EU. Liên kết EU đã cho phép các công ty và người dân Tây Ban Nha tiếp cận với thị trường quốc tế, mở rộng không gian kinh tế và tiếp cận với thị trường quốc tế, mở rộng không gian kinh tế và tiếp cận nhiều nguồn vốn nước ngoài. Một trong những kết quả của quá trình này là làm tăng vai trò và vị trí của các công ty đa quốc gia của Tây Ban Nha (như Telefonica, Banco Santander và ACS), chúng đã trở thành những nhà dẫn đầu trong các thị trường của họ.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhìn nhận một cách công bằng rằng, có một số nhân tố “kỹ thuật” giúp Tây Ban Nha tiệm cận nhanh đến EU sau năm 2000 đó là sự điều chỉnh dữ liệu GDP do sự thay đổi tính toán của tài khoản

quốc gia từ 1995 đến năm 2000. Những thay đổi này đã làm tăng GDP đầu người là 4% về mặt thực tế (tương đương với GDP của Slovakia). Sự thay đổi dần dần này là kết quả của sự tăng trưởng mạnh dân số (chủ yếu trong độ tuổi lao động) Tây Ban Nha từ năm 1998 và của làn sóng nhập cư (năm 2003 dân số tăng 2,1%). Như vậy, tỷ lệ người dân tham gia lao động và tạo ra của cải cho xã hội trong tổng dân số cao hơn hay nói cách khác hệ số gánh vác trong xã hội giảm đi. Kết quả dữ liệu dân số mới theo thống kê năm 2001 đã dẫn đến những thay đổi trong tất cả các dữ liệu kinh tế vĩ mô. Mặt khác, so sánh với 25 thành viên EU, những khác biệt về thu nhập bình quân đã giảm đi, thu nhập bình quân đầu người so với mức trung bình của EU tăng 88,2% năm 1996 đến 97,2% năm 2004 (hoặc 89,7% của EU-15). Giữa năm 2000 và 2004 kinh tế Tây Ban Nha đã trải qua một quá trình tiệm cận nhanh, tăng hơn 4 điểm % từ 93% tới mức 97,2% [15;tr199]. Sự phát triển này chủ yếu là kết quả của ba nhân tố: nhân khẩu học (tỷ lệ người ở độ tuổi lao động trong tổng số dân), tỷ lệ tham gia (% người có việc làm trong tổng số tuổi lao động và năng suất lao động GDP/ số người có việc làm).

Sự gia tăng manh mẽ tỷ lệ người có việc làm tham gia có tác động rất lớn đến kinh tế và xã hội Tây Ban Nha, nó là kết quả của việc giảm thất nghiệp và tăng tỷ lệ hoạt động (tỷ trọng người trong độ tuổi lao động có việc làm hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm) sau đó là sự gia nhập của lao động nữ vào thị trường lao dộng và sự gia tăng người nhập cư. Thực tế, từ năm 2000 đến 2004 dân nhập cư gấp 3 lần (từ 0,9 triệu tới 2,8 triệu).

Như vậy, sự phân tích trên đã cho thấy những lợi ích của việc là thành viên của EU và khu vực đồng Euro đối với kinh tế Tây Ban Nha rất rõ ràng. Tuy nhiên, quá trình tiệm cận danh nghĩa đạt mức cao hơn với bước đi nhanh hơn tiệm cận thực tế. Nếu so sánh với EU-15, mức thu nhập của nước này còn xa hơn nữa do các thành viên mới gia nhập EU năm 2004 nghèo hơn nhiều, việc mở rộng EU đã làm cho GDP bình quân đầu người trung bình của EU

giảm đi tương đối khoảng 10-20%. Chính vì thế mà GDP của EU có bước tiến

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế, chính trị xã hội và chính sách đối ngoại của vương quốc tây ban nha từ năm 1991 đến năm 2011 luận (Trang 84 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w