Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế, chính trị xã hội và chính sách đối ngoại của vương quốc tây ban nha từ năm 1991 đến năm 2011 luận (Trang 124 - 151)

7. Bố cục luận văn

3.3. Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

(1) Tây Ban Nha là một nước giải quyết khá thành công bài toán hội nhập và phát triển. Từ một nước bị cô lập với châu Âu và thế giới trong một thời gian khá dài, ngày nay Tây Ban Nha là một nước hội nhập sâu vào Cộng đồng châu Âu và thế giới và đã khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Quá trình hội nhập của Tây Ban Nha ngoài việc thu hút được các nguồn lực từ bên ngoài, còn phát huy được các lợi thế của bản thân. Tây Ban Nha từ một nước dân trí thấp tiến đến xây dựng nền giáo dục với chất lượng cao. Lực lượng lao động của Tây Ban Nha đã tăng cả số lượng và chất lượng. Người dân trong độ tuổi lao động hăng hái làm việc, phụ nữ cũng tích cực tham gia thị trường lao động và cạnh tranh mạnh mẽ với nam giới. Tỷ lệ người dân tham gia lực lượng lao động đã tăng nhanh chóng, tạo ra không khí cạnh tranh lao động, sản xuất và làm giàu cho bản thân.

Bài học về tổ chức nhà nước trong hội nhập: Quá trình hội nhập đòi hỏi Tây Ban Nha đáp ứng hai xu hướng: chuyển một số quyền hạn thuộc chủ quyền quốc gia cho các thể chế của EU, đồng thời chuyển quyền cho các vùng, địa phương theo tinh thần công ước châu Âu về quyền tự quản của chính quyền địa phương. Theo đó, một mặt Tây Ban Nha tích cực hội nhập vào đời sống chính trị trong khuôn khổ EU với việc sẵn sàng chuyển giao một số thẩm quyền thuộc chủ quyền quốc gia cho các thể chế quyền lực đang có và sẽ có của EU, mặt khác lại chủ động áp dụng các biện pháp bảo đảm tính dân tộc, các đặc thù có tính bản sắc của mỗi dân tộc, thông qua việc chuyển quyền xuống các cấp chính quyền địa phương. Một hệ thống chính quyền địa phương được tổ chức đa dạng với quyền tự quản rộng lớn đã tạo ra các cơ hội tốt cho người dân trong quá trình thực thi các quyền cơ bản của mình.

(2) Những nhà lãnh đạo tâm huyết, người dân thực sự có tính xây dựng, đóng góp cho phát triển đất nước. Điều này được thể hiện rất rõ khi chuyển giao quyền lực giữa chế độ độc tài sang dân chủ diễn ra rất êm đẹp. Thành công nổi bật của Tây Ban Nha là tạo ra chính phủ thân thiện. Những nhà lãnh đạo của Tây Ban Nha đã thực sự đặt lợi ích của quốc gia - dân tộc lên trên hết.

Sự đồng thuận về chính trị ở Tây Ban Nha có vai trò rất lớn với phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Sẽ không có sự thành công nào nếu không có sự đoàn kết, sự cởi mở về chính trị và kinh tế. Khác với nhiều nước, sự đồng thuận của các tổ chức chính trị Tây Ban Nha được duy trì và củng cố theo thời gian.

Hình ảnh chính phủ thân thiện, khôn khéo trong quan hệ quốc tế là điểm nổi trội ở Tây Ban Nha. Trong thời gian giữ chức chủ tịch luân phiên của EC năm 1989, Chính phủ Tây Ban Nha đã xây dựng được hình ảnh một Tây Ban Nha đáng tin cậy và được tôn trọng. Tháng 12/1988, sau một cuộc tổng bãi công để phản đối chính sách kinh tế của chính phủ, một số bộ trưởng

đã ủng hộ lời kêu gọi tiến hành bầu cử sớm. Tuy nhiên, Thủ tướng Gonzalez đã bác bỏ đề xuất này vì cho rằng nó sẽ phá vỡ nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên EC đầu tiên của Tây Ban Nha ngay trong thời gian đầu của năm 1989. Chính vì vậy ông đã chọn thời gian tiến hành bầu cử sớm vào tháng 10/1989. Với chính sách linh hoạt, Chính phủ Tây Ban Nha đã giành được tín nhiệm của các nước trong khu vực. Hơn nữa việc chuẩn bị tốt các điều kiện trong nước để khai thác sự hỗ trợ của EU qua các quỹ phát triển đã giúp Tây Ban Nha có điều kiện nhanh phát triển kinh tế đất nước, nhất là trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực. Trên thực tế, Tây Ban Nha là một quốc gia thu hút được nhiều nhất sự hỗ trợ của EU cho phát triển kinh tế đất nước. Đây sẽ là kinh nghiệm bổ ích cho Việt Nam trong quá trình hội nhập hiện nay. Hiện nay, Việt Nam rất cần các nguồn lực phát triển từ bên ngoài nhưng đồng thời cũng phải có điều kiện đủ là ổn định trong nước. Việc chuẩn bị các điều kiện để thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế, đặc biệt việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA là hết sức quan trọng.

(3) Tiêu chí xây dựng mô hình phát triển dựa theo các yếu tố: Cơ cấu hài hòa, Chính phủ thân thiện, hiện đại hóa đầu tư, phát triển xã hội, giáo dục.

Mô hình Tây Ban Nha mang tính xã hội rất rõ. Trên thế giới có nhiều mô hình phát triển khác nhau, nhưng cần xây dựng mô hình phát triển không chỉ là tự do hóa thương mại và kinh tế, mà phải biết phát triển xã hội một cách hài hòa. Nhiều nước châu Âu trong đó có Tây Ban Nha sẽ không làm giảm thành quả xã hội vì tự do hóa thương mại. Đây là điều Việt Nam hết sức lưu ý do tình trạng bất bình đẳng ở Việt Nam đang gia tăng nhanh những năm gần đây. Hiện nay, Việt Nam đang ở vào thời kỳ môi trường quốc tế có biến động nhanh. Xu hướng liên kết kinh tế thương mại song phương, khu vực và đa phương đang diễn ra mạnh mẽ, trong đó có nhiều nước ở khu vực Đông Á đang theo đuổi xu hướng này. Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam cần phải chủ động và tích cực hội nhập cả ở cấp độ song phương, khu vực và toàn cầu

để tranh thủ các nguồn lực phát triển kinh tế đất nước nhưng Việt Nam cũng cần tạo ra cơ cấu kinh tế hài hòa, thúc đẩy phát triển xã hội và phát triển bền vững. Đó mới là kết quả cao nhất của quá trình phát triển.

Tây Ban Nha tiến hành song song các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với các chính sách phát triển xã hội. Các chính sách cho người lao động được đặc biệt coi trọng. Họ thực hiện việc cho nghỉ hưu sớm trước tuổi, điều chính việc làm và có các công cụ hỗ trợ đảm bảo cho người lao động có thu nhập hoặc được đào tạo nhằm tìm được những việc làm khác nếu không làm việc này nữa. Tây Ban Nha đã nhận được sự viện trợ của EU để phát triển nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng đầy tốn kém.

(4) Để hội nhập thành công cần phải tạo cho nền kinh tế trong nước lành mạnh, có khả năng cạnh tranh và đủ linh hoạt để phản ứng kịp thời với các biến động bên ngoài. Những nhiệm vụ đó là:

* Giảm thiểu lạm phát, nợ, và thâm hụt tới mức chấp nhận được. * Tiến hành tái đầu tư mạnh mẽ vào công nghiệp.

* Tự do hóa hệ thống tài chính, mở cửa cho cạnh tranh.

* Hiện đại hóa nền kinh tế, loại bỏ các ràng buộc từ quá khứ cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất.

* Tăng đầu tư vào giáo dục và y tế nhằm cải thiện nguồn nhân lực và tăng năng suất.

* Làm sâu sắc thêm cuộc cải cách thuế nhằm đối phó với sự chi tiêu ngày càng tăng của nhà nước trong giáo dục y tế và các chi tiêu khác.

Bài học kinh tế chính của hội nhập Tây Ban Nha vào châu Âu mà EU là xem xét sức mạnh ảnh hưởng gián tiếp đến quốc gia trong trung và dài hạn hơn là chú ý đến những tác động trực tiếp và tức thời. Kinh nghiệm của Tây Ban Nha chỉ ra rằng các ảnh hưởng của tác động gián tiếp của EU về chính sách lớn hơn hành động trực tiếp. Các thách thức Tây Ban Nha đối mặt không phải là một vấn đề về thể chế châu Âu, mà là chính sách quốc gia. Cần phải cải tổ mạnh mẽ làm lành mạnh hệ thống tổ chức quản lý.

Cải thiện môi trường kinh doanh trong nước có ý nghĩa rất quan trọng. Các doanh nghiệp trong nước trước tiên phải cạnh tranh thắng trên sân nhà trước khi nói đến vươn ra thị trường bên ngoài. Ở Việt Nam hiện nay khu vực doanh nghiệp nhà nước hoạt động rất kém hiệu quả, trong khi khu vực kinh tế tư nhân chưa đủ mạnh. Việc cạnh tranh với làn sóng bên ngoài hết sức khó khăn. Để hội nhập thành công, Việt Nam cần phải quyết liệt trong việc cải cách doanh nghiệp nhà nước.

Ngay cả khi không chuẩn bị tốt khả năng hấp thụ nguồn lực từ bên ngoài cũng gây biến động lớn cho nền kinh tế trong nước. Hiện nay do Việt Nam không có phương thức dự báo chính xác nguồn vốn từ bên ngoài. Nên đây là một trong những nguyên nhân làm cho tài chính tiền tệ ở Việt Nam có nhiều biến động mất ổn định.

Việc hội nhập nếu chỉ đơn giản là mở cửa thị trường thì hoàn toàn chưa phải là việc tốt với Tây Ban Nha, vì hàng hóa của các nước châu Âu như Đức, Pháp... rất khó cạnh tranh. Tây Ban Nha còn lạc hậu về tài chính và nhân lực, năng suất và trong thu nhập. Điều này dẫn đến việc cuối những năm 80 của thế kỷ XX, chính phủ Tây Ban Nha và các nước khác như Bồ Đào Nha, Hy Lạp đã nêu yêu cầu các nước giàu trong Liên minh châu Âu giúp đỡ các nước nghèo hơn bằng các Quỹ cơ cấu, liên kết và kỹ thuật làm cho họ cùng liên kết, cạnh tranh và tăng thu nhập đầu người.

(5) Kinh nghiệm sử dụng nguồn lực từ bên ngoài: Những năm gần đây Tây Ban Nha thu hút khoảng 11 - 12 tỷ Euro mỗi năm cho phát triển đất nước. Điều đáng nói ở đây là Tây Ban Nha đã sử dụng và quản lý các khoản tiền này khá thành công. Bài học này rất cần thiết đối với Việt Nam hiện nay. Việt Nam thu hút khá nhiều vốn đầu tư của nước ngoài (23 tỷ USD đầu tư trực tiếp đăng ký năm 2007, chưa kể các khoản viện trợ phát triển chính thức và các khoản khác), tuy nhiên vốn thực hiện ở Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ thấp. Bài toán đầu tư hiệu quả, tránh lãng phí và thất thoát vẫn là vấn đề nan giải ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.

Đối với các quỹ của châu Âu, Tây Ban Nha sử dụng cho phát triển cơ sở hạ tầng rất có hiệu quả. Tây Ban Nha đã hiện đại hóa thành công các đường quốc lộ, đường cao tốc, đường sắt, tàu hỏa cao tốc, các cảng, sân bay, nông nghiệp... Điều này cho phép tăng năng suất và mức tăng trưởng cao hơn mức trung bình của Liên minh châu Âu (EU). Tây Ban Nha quan niệm cơ sở hạ tầng là điểm đột phá, là trung tâm để lan tỏa phát triển. Cơ sở hạ tầng tốt để tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, phát triển xã hội, giảm bất bình đẳng, tạo nền tảng phát triển kinh tế phúc lợi. Phát triển cơ sở hạ tầng sẽ thu hút hiệu quả hơn các nguồn lực từ bên ngoài, đặc biệt sẽ thuận lợi hơn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Điều này nước nào cũng biết, vấn đề đặt ra là làm sao thu hút được nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển như thế nào để có hiệu quả. Tây Ban Nha đã vượt qua được những thách thức này.

Các quỹ hỗ trợ của châu Âu được Tây Ban Nha sử dụng rất hiệu quả và trung thực trong việc quản lý nhằm hỗ trợ công cuộc hiện đại hóa các cơ cấu kinh tế - công nghiêp, nông nghiệp, dịch vụ, và tất nhiên không bao cấp các lĩnh vực năng suất kém.

Tây Ban Nha chú ý phát triển công nghệ bền vững, ưu tiên phát triển các lĩnh vực năng lượng mới, năng lượng thay thế. Tây Ban Nha đứng thứ hai thế giới về phát triển năng lượng gió. Công nghệ phục vụ cuộc sống là khẩu hiệu của Tây Ban Nha.

(6) Muốn trở thành điểm sáng của thế giới, Tây Ban Nha xác định phải có đóng góp nhiều cho thế giới, mở cửa ra bên ngoài nhưng không thay đổi bản sắc của mình.

Bài học về lòng quyết tâm trong việc xây dựng một cộng đồng vững chắc đã thúc đẩy vai trò tích cực của Tây Ban Nha. Sự thiếu cân bằng giữa phía Nam châu Âu, không may mắn lắm và một châu Âu miền Bắc vững mạnh hơn. Tây Ban Nha muốn nắm chủ với danh nghĩa là một nước trong Địa

Trung Hải của EU. Tây Ban Nha muốn tăng quyền kiểm soát chính trị ở Địa Trung Hải để có sự hòa bình và phát triển kinh tế. Mục đích là muốn tạo ra một vùng ổn định chính trị, an toàn và một nền kinh tế châu - lục địa. Vai trò của Tây Ban Nha trong thập kỷ 90 thế kỷ XX đã củng cố, thúc đẩy cho nền chính trị mới ở châu Âu, chứng minh được chỗ đứng của Tây Ban Nha trong cộng đồng. Mặc dù gia nhập muộn, Tây Ban Nha muốn giúp xây dựng phần còn lại của châu Âu để có một không gian kinh tế - chính trị đoàn kết và thịnh vượng ở châu Âu. Bài học này cho Việt Nam thấy cần phải nỗ lực hơn nữa đóng góp cho sự phát triển của khu vực Đông Nam Á nói riêng và Đông Á nói chung. Dưới tác động của hòa nhập cần phải giữ được bản sắc riêng của Việt Nam. Chính điều này mới làm nên sức mạnh riêng của Việt Nam.

(7) Xây dựng đối tác công tư (PPP): Tây Ban Nha rất thành công trong việc huy động các nguồn lực trong nước. Có rất nhiều khoản đầu tư, đặc biệt đầu tư cho cơ sở hạ tầng rất tốn kém. Khả năng của nhà nước không thể đáp ứng đủ, việc nhà nước và tư nhân cùng thực hiện, cùng chia sẻ trách nhiệm với xã hội đã được đánh giá cao. Trước kia, không có cam kết gì cho khu vực tư nhân do đó không thu hút được tư nhân tham gia. Tuy nhiên, gần đây quan niệm này đã có thay đổi vì đã có chính sách để tư nhân yên tâm đầu tư. Cần nhận thức: cả khu vực công và tư cần phải chuyên môn hóa. Khi đó, y tế giáo dục - khu vực công là chủ yếu, nhường lại cơ sở hạ tầng cho khu vực tư. Việt Nam cần mạnh dạn hơn nữa việc xã hội hóa, tạo cơ chế và khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào những lĩnh vực mà bấy lâu nay chỉ có nhà nước đầu tư, đặc biệt là lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

(8) Coi trọng tính hiệu quả của tăng trưởng: Tính hiệu quả trong nền kinh tế được Tây Ban Nha rất chú trọng. Hầu hết các chỉ số phát triển của Tây Ban Nha đều thua kém các nước Tây Âu nhưng trong thời gian ngắn nhiều hoạt động của Tây Ban Nha đã đạt và vượt nhiều nước châu Âu mặc dù các nguồn lực cho phát triển đó không phải thuận lợi nhất so với các nước châu

Âu khác. Đối với Việt Nam tăng trưởng kinh tế mặc dù cao nhưng được đánh giá chất lượng tăng trưởng thấp. Tỷ lệ tăng trưởng cao ở Việt Nam hiện nay chủ yếu do tỷ lệ đầu tư cao. Hơn nữa phần lớn đóng góp cho tăng trưởng là từ các ngành có kỹ năng thấp. Việt Nam cần phải đặc biệt chú trọng đến chất lượng tăng trưởng từ những dự án đầu tư kém hiệu quả và sự đình trệ của khu vực nhà nước.

(9) Phát triển du lịch được coi là trọng tâm phát triển kinh tế. Từ du lịch sẽ có phát triển lan tỏa sang các lĩnh vực khác như bất động sản, dịch vụ... Du lịch Tây Ban Nha đóng vai trò rất quan trọng không chỉ mục tiêu kinh tế (du lịch phân bổ khắp cả nước) mà còn có mục tiêu xã hội (công ăn việc làm), yếu tố văn hóa (duy trì danh lam thắng cảnh), yếu tố quốc tế (tăng cường quan hệ và nâng cao hình ảnh trên thế giới). Với sự đa dạng về yếu tố tự nhiên, văn hóa, Việt Nam cũng có nhiều lợi thế phát triển du lịch. Nhưng thực tế ngành

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế, chính trị xã hội và chính sách đối ngoại của vương quốc tây ban nha từ năm 1991 đến năm 2011 luận (Trang 124 - 151)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w