7. Bố cục luận văn
2.2.2. Đối với châu Mỹ
* Đối với Mỹ:
Nhìn lại trong lịch sử, mối quan hệ giữa Tây Ban Nha và Mỹ là một mối quan hệ gần gũi và thân mật. Theo dòng chảy lịch sử, mối quan hệ ấy đã có nhiều chuyển biến phức tạp. Chính sách đối ngoại của Vương quốc Tây Ban Nha và Mỹ trên cở sở đó cũng có nhiều thay đổi rõ rệt và nó được thể hiện khá rõ nét qua nhiệm kỳ của hai Thủ tướng đó là Jose Maria Aznar (1996 - 2004) và Jose Luis Rodriguez Zapatero (2004 - 2011).
- Trong những năm đầu của nền dân chủ, Chính phủ Tây Ban Nha tập trung vào việc củng cố hệ thống nghị viện, do đó các vấn đề về chính sách đối ngoại ít được chú ý.
- Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Jose Maria Aznar (1996 - 2004): Tây Ban Nha và Mỹ có mối quan hệ đặc biệt tốt do sự đồng cảm cá nhân giữa Aznar và George W.Bush. Aznar đã theo đuổi một chính sách đối ngoại tăng cường liên kết với chính quyền Mỹ, gây thiệt hại cho các đồng minh châu Âu truyền thống (chủ yếu là Đức và Pháp).
Ông đã tích cực khuyến khích và ủng hộ chính sách đối ngoại của chính quyền Bush và cuộc chiến tranh Iraq của Mỹ năm 2003. Ông cũng hỗ trợ tích cực cho Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, bất chấp sự phản đối của nhân dân Tây Ban Nha.
Trong hai năm 2002 và 2003, Aznar đã giúp Mỹ trong vấn đề đưa ra một giải pháp cho vấn đề Iraq, đó là sử dụng vũ lực nếu cần thiết. Hành động này của ông đã vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ, đặc biệt là từ phía các nước EU.
Bên cạnh đó, trong năm 2001, một tuyên bố chính trị chung cũng đã được ký kết và Công ước hợp tác phòng thủ đã được sửa đổi vào tháng 4/2002, nhờ đó, Mỹ có thêm những thuận lợi quân sự cho căn cứ không quân và hải quân Rota của Mỹ ở miền Nam Tây Ban Nha (Tuyên bố ngày 10/4/2002, kèm theo một tuyên bố có tính nguyên tắc nhằm phát triển sự hợp tác về công nghiệp và trong lĩnh vực trang, thiết bị giữa Tây Ban Nha và Mỹ). Thủ tướng Aznar cũng dành nhiều thời gian để gặp gỡ các cộng đồng người Mê-hi-cô, Cuba... tìm cách tập hợp họ xung quanh một “Mẫu quốc đồng lõa với nhà cầm quyền thuộc đảng Cộng hòa Mỹ” [42;54].
Như vậy có thể thấy Jose Maria Aznar đã thực hiện một chính sách đối ngoại thân thiện và gần gũi với Mỹ. Việc ông ủng hộ quyết định chiến tranh của Tổng thống Mỹ George W.Bush đã thể hiện những ưu tiên mới của Tây Ban Nha về mặt đối ngoại. Chính phủ Tây Ban Nha đã xác định ưu tiên của
mình là làm sâu sắc thêm và đa dạng hóa các quan hệ với Mỹ. Mỹ đã được đưa xen vào tam giác cơ bản trong chính sách đối ngoại của Tây Ban Nha. Với châu Âu là cạnh đáy và hai bên là Mỹ Latinh và Địa Trung Hải. Tam giác đó biến thành tứ giác không còn đỉnh, và Tây Ban Nha đứng ở trung tâm kết nối với cả 4 góc và “thể hiện mình như là một đồng minh mới của Mỹ bên trong Liên minh châu Âu” [42;tr49]. Tuy nhiên một thực tế có thể thấy rõ trong chính sách đối ngoại mà Thủ tướng Aznar thực hiện đó là theo đuổi chính sách ngoại giao tuân theo một cách vô điều kiện chính sách của Mỹ.
- Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Jose Luis Rodriguez Zapatero (2004 - 2011): Ông thực hiện một chính sách đối ngoại đi ngược lại hoàn toàn với Aznar. Có thể xem từ khi ông lên nhậm chức Thủ tướng Tây Ban Nha, quan hệ giữa Mỹ và Tây Ban Nha hầu như xấu đi. Ông kịch liệt lên án chính sách ngoại giao đơn phương của George W.Bush. Chính vì vậy, Zapatero đã nhanh chóng cho lính Tây Ban Nha rút khỏi Iraq.
Zapatero đã làm cho những toan tính của Oasinhtơn đi vào bế tắc. Việc Zapatero cho quân Tây Ban Nha rút khỏi Iraq có làm cho Mỹ mất đi một trong những đồng minh thân cận. Đường lối kiểu Zapatero theo một số nhà phân tích, sẽ theo xu hướng phát triển các lập trường cân bằng hơn là dựa vào các điều chỉnh cực đoan.
Như vậy, chính sách đối ngoại của Vương quốc Tây Ban Nha đối với Mỹ trong giai đoạn từ 1991 - 2011 chia thành hai hướng đối nghịch nhau. Nếu như dưới chính quyền của Aznar, Tây Ban Nha coi Mỹ như là một đối trọng của mình bên cạnh châu Âu, cùng Mỹ tích cực chống khủng bố và lật đổ chính quyền của Saddam Hussein thì dưới chính quyền của Zapatero, quan hệ giữa Tây Ban Nha và Mỹ trở nên xấu đi. Ông cho rằng bất kỳ hành động nào chống lại chế độ của Saddam Hussein đều là bất hợp pháp và trái ngược với khái niệm của chiến tranh “phòng ngừa”. Có thể thấy, điểm khác biệt rõ nét giữa Aznar và Zapatero chính là cuộc chiến tranh Iraq mà trong đó Mỹ là trọng tâm.
* Đối với Mỹ Latinh:
Một trong những mục tiêu chính sách đối ngoại lớn nhất của Tây Ban Nha kể từ sau khi nền dân chủ ra đời đó là tăng cường ảnh hưởng của mình ở châu Mỹ Latinh. Tây Ban Nha có một sự quan tâm đặc biệt khu vực này bởi vì các mối quan hệ truyền thống về lịch sử và ngôn ngữ, di sản văn hóa và tôn giáo giữa hai khu vực.
Chính phủ Tây Ban Nha chủ trương tạo ra một Uỷ ban chính sách goại giao công cộng - yếu tố trong chính sách đối ngoại của Tây Ban Nha được xem là thiếu bấy lâu nay.
Có thể nói chính quá trình dân chủ hóa đã tạo ra sự định hướng trong chính sách ngoại giao của Tây Ban Nha và Mỹ Latinh cũng nằm trong sự định hướng lại đó.
Trong giai đoạn đầu sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Tây Ban Nha tăng cường hợp tác với Mỹ Latinh trên nhiều lĩnh vực, chủ yếu là kinh tế và khoa học - kỹ thuật. Tuy nhiên mối quan hệ giữa Tây Ban Nha và một số nước ở Mỹ Latinh đã bắt đầu căng thẳng từ năm 1998.
Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Jose Maria Aznar (1996 - 2004): quan hệ Tây Ban Nha với một số nước ở Mỹ Latinh trở nên tồi tệ hơn (đặc biệt là đối với Mêhicô, Vênêzuêla, Cuba) nhưng lại duy trì mối quan hệ khá tốt với Côlômbia, Cộng hòa Đôminica và một số nước cộng hòa nhỏ ở Trung Mỹ.
Sau sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001, Mỹ Latinh một lần nữa bị lãng quên, nó đã nhanh chóng bị bỏ qua trong chính sách đối ngoại của Tây Ban Nha. Điều này làm tổn hại rất lớn đến mối quan hệ truyền thống giữa hai nước. Chính sách mà ông Aznar theo đuổi hoàn toàn không mang lại chiều hướng tốt đẹp trong quan hệ giữa hai bên, thậm chí xấu hơn khi Thủ tướng Aznar có cuộc đối đầu thù địch với ông Chavez - Tổng thống Vênêzuêla.
- Khác với chính quyền của ông Aznar, một thay đổi quan trọng trong chính sách đối ngoại Tây Ban Nha của chính quyền Zapatero đó là ông đã nỗ
lực để cải thiện mối quan hệ với Mỹ Latinh vốn đã trở nên xấu đi trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Aznar. Ông cũng quyết định tiếp cận các nhà lãnh đạo cánh tả như Fidel (Cuba) và Hugo Chavez (Vênêzuêla) Ông đã duy trì mối quan hệ khá tốt với Vênêzuêla. Zapatero đã ký kết một thỏa thuận buôn bán vũ khí giữa Tây Ban Nha và Vênêzuêla vào năm 2005.
Bên cạnh đó Zapatero cũng ra sức điều chỉnh lại sự mất cân bằng về chính sách đối ngoại đối với các nước Mỹ Latinh khác mà Thủ tướng Aznar đã tạo ra. Ông đã ra ra sức hòa giải, tổ chức các cuộc đàm phán để nhanh chóng kết thúc chiến tranh dân sự ở Côlômbia, giúp đỡ trong cuộc đàm phán hòa bình ở Mêhicô.
Vấn đề Cuba, Vênêzuêla cũng là những vấn đề lớn gây nên sự tranh cãi trong chính sách đối ngoại của Tây Ban Nha. Việc Zapatero thực hiện các nỗ lực cá nhân để thiết lập lại mối quan hệ với Cuba (chính quyền Fidel Castro) đang tạo nên những dư luận trái chiều gây ra bất đồng trong nội bộ nước này.
Thủ tướng Zapatero tuyên bố nỗ lực hết mình để thúc đẩy mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu và Mỹ Latinh mặc dù đây là một công việc rất khó khăn. Ông cũng chủ trương xúc tiến các cuộc đối thoại và hợp tác với Cuba nếu quốc gia này có những tiến bộ về dân chủ và tôn trọng nhân quyền.