B. NỘI DUNG
1.1.2.2. Chính trị xã hội
Thời phong kiến (TK VII- đầu TK XVIII)
Cùng với một nền kinh tế phát triển, Thụy Điển còn có một quá trình lịch sử lâu đời (xem phần 1.1.1.3).Năm 610, Thụy Điển trở thành một quốc gia thống nhất và đã từng có nhiều thời kỳ phát triển rất cường thịnh. Từ thế kỷ IX đến đầu thế kỷ XII những triều đại Vinking hùng mạnh của Thụy Điển đã cất quân chinh phạt châu Âu, từng thống trị Nga, Anh, Pháp và làm chủ toàn bộ biển Bantich. ở Bắc Âu, Thụy Điển đã từng thôn tính Phần Lan (1160 - 1809), cai trị Na Uy (1814 - 1905) và chiến tranh triền miên với các nước láng giềng. Tuy nhiên Thụy Điển cũng phải sống nhiều năm dưới ách thống trị của ngoại bang.
Từ năm 1397 - 1520, Thụy Điển bị Đan Mạch đô hộ trong liên minh Kalmar và sự thất bại trong cuộc chiến tranh với Nga hoàng 1643 - 1645 đã chấm dứt thời kỳ cường quốc của Thụy Điển. Năm 1809 Thụy Điển không tham gia vào một cuộc chiến tranh nào.
Từ lịch sử, giai cấp thống trị của Thụy Điển thấy rằng con đường chiến tranh không mang lại kết quả tốt đẹp gì cho chính quốc. Dù rằng là nước lớn ở Bắc Âu nhưng Thụy Điển lại là nước nhỏ trên thế giới, nằm gần một cường quốc có dân số tăng trưởng mạnh mẽ như Nga và ở một khu vực khá gay gắt và xung đột giữa các nước lớn, nên Thụy Điển không tìm cho mình con đường bành trướng vì nó sẽ làm Thụy Điển suy yếu. Sự nhận định
của Thụy Điển khá sâu sắc biết hết năng lực của mình. Đó là nhân tố quan trọng tác động đến chính sách đối ngoại của Thụy Điển. Từ năm 1814 Thụy Điển bắt đầu thi hành chính sách trung lập và theo đuổi chính sách đó đến tận ngày nay.
Chính sách trung lập của Thụy Điển có nội dung chủ yếu là “không liên kết” trong thời bình để trung lập trong thời chiến và dựa trên một nền quốc phòng mạnh. Khác với Áo và Thụy Sĩ, chính sách đó không có chính sách pháp lí, cũng không được ghi trong hiến pháp hay các hiệp ước quốc tế, điều này cho phép Chính phủ Thụy Điển có thể co giãn nội dung chính sách trung lập một chừng mực nhất định cho phù hợp với lợi ích của họ.
Trong suốt thời kỳ Vinhking, Vương quốc Thụy Điển được hình thành, nhưng các đường biên giới vẫn chưa rõ ràng. Giữa nhiều khu vực định cư có nhiều khoảng trống hoang vu rất lớn không có người ở, không có chính quyền Trung ương. Mỗi địa phương có hệ thống pháp luật và luật riêng của mình.
Khó nói vào lúc nào Thụy Điển trở thành một vương quốc đơn nhất, nhưng vào khoảng thế kỷ XII đã có nhiều vị vua tuyên bố rõ ràng quyền trị vì toàn bộ đất nước.
Suốt thế kỷ XIII, nông nghiệp và thương mại trải qua giai đoạn phát triển rõ rệt. Tập đoàn than Sartic thống trị nền thương mại của Thụy Điển với các vùng quặng khác trong vài trăm năm, bắt đầu từ thế kỷ XIII. Biên giới giữa nhiều nước có chung chính sách về ngôn ngữ. Suốt 130 năm (1389 -1521), Thụy Điển là một khối liên hiệp với Đan Mạch và Na Uy. Thụy Điển thôn tính Phần Lan.
Giai đoạn này là sự căng thẳng nội bộ, dẫn đến chiến tranh và các xung đột giữa các thành viên trong liên hiệp.
Đầu thế kỷ XVI, vua Krutian II của Đan Mạch - sau này người Thụy Điển thường gọi là Kingtian tàn bạo - cố gắng khôi phục liên hiệp đang bị
phân rã bằng bạo lực, chiến dịch ông ta chống lại người Thụy Điển lên đến đỉnh cao vào năm 1520 với cuộc tàn sát ngay giữa Stốckhôm, ông ta nổi lên trên sân khấu Thụy Điển, đóng vai trò lãnh đạo là Gustav Friksson trẻ tuổi, một trong nhiều nhà quý tộc thoát chết tại Stốckhôm. Cha Gustav và một vài người họ hàng khác nằm trong số nạn nhân của cuộc tắm máu. Gustav đã từng là tù nhân trong một thời gian ở Đan Mạch nhưng trốn thoát đến Lucbeck sau quay lại Thụy Điển.
Gustav tài tình tập trung lực lượng từng đối lập chống lại vua Đan Mạch. Gustav bắt đầu bằng việc tranh thủ sự ủng hộ ở Dalarma, một tỉnh ở Tây Bắc Stốckhôm, gần biên giới Na Uy.
Cuộc nổi dậy chống vua Đan Mạch lan rộng với sự giúp đỡ từ Lubeck, pháo đài cuối cùng của người Đan Mạch bị chiếm giữ. Gustav là người chiến thắng. Ngày 6/6/1523 ông được bầu làm vua Thụy Điển dưới tên Gatar Vara. Đây là khởi đầu cho một kỷ nguyên mới của đất nước. Vua Gustava Vara đóng một vai trò quan trọng trong việc sáng lập ra nhà nước Thụy Điển hiện đại.
Ở đây, Thánh Bigitta là vị thánh duy nhất Thụy Điển. Nói đến Thụy Điển không thể nói đến công lao của Bigitta trong vấn đề thế giới người đã sáng lập và sáng tạo ra các dòng đạo ở Thụy Điển nên vấn đề tín ngưỡng cần để cống hiến là phải nói đến Bigitta.
Nói đến Gatav Vara đã triệp tập Quốc hội thông qua một số quy định, kết quả hầu hết tài sản của giáo hội sẽ bị giao lại cho các giám mục và bị tước bỏ đối với các vấn đề quốc tế.
Quốc hội bỏ phiếu quyết định rút giáo hội khỏi dòng Thiên chúa giáo thay vào thánh Giáo hội Tin lành của Nhà nước.
Ông khôn ngoan hơn giai cấp đối lập của mình và đã sử dụng sức mạnh quân sự để dẹp loạn trên khắp đất nước. Ông đã củng cố được quyền lực, 1544 Quốc hội đã hoạt động. Thụy Điển giờ đây được trị vì bởi một nền quân chủ hùng mạnh bằng việc lần đầu tiên thao tác vương miện theo cha truyền con nối.
Gustar Vara mất 1560, mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Thụy Điển trên thế giới bành trướng kéo dài như ta gọi là thời kỳ một đế quốc hùng mạnh, thống trị biển Bantic, nơi mà Đan Mạch kiểm soát trong gần suốt thế kỷ XVI. Kiểm soát Extonia, Latvia, Đan Mạch…
Thụy Điển can thiệp vào cuộc chiến tranh 30 năm, đứng về phía Đạo Tin lành. Tuy Quân đội Gutav II Adolt đã giành chiến thắng tại Breilenfeld 1631, ở Nuremburg, Augsburg, Marich, Luton nhưng Gustav Adolt đã hi sinh.
Có thể nói rằng trong suốt thế kỷ XVII, Thụy Điển có những bước cải thiện trong lĩnh vực chính trị, thậm chí còn thiết lập thuộc địa: một nơi ngày nay là Delavare trên bờ tây của châu Phi, nhưng nhiều kế hoạch vượt biển đầy tham vọng này đã bị tước bỏ ngay sau đó.
Từ thời Gustav Visa đã có sự kế nghiệp cha truyền con nối, tuy nhiên có sự lên xuống từng giai đoạn và thay đổi về phương hướng và tôn chỉ như thời Gustav, người thì xóa bỏ tôn giáo, đến đời sau lại sùng đạo.
Chính sách bành trướng của Thụy Điển kéo dài đến các thời kỳ vua sau này, như thời kỳ Karl XII Thụy Điển thống trị ở Ba Lan, Đan Mạch nhưng đã bại trận dưới nước Nga, đến 30/11/1718 Kal XII đã bị giết tại Fredriksten.
Chế độ phong kiến chấm dứt đến chế độ quân chủ lập hiến (thế kỷ XVII- 1945):
Chính thể chuyên chế hoàng gia chấm dứt, tuy là tạm thời. Hiến pháp mới có hiệu lực vào năm 1719 giảm bớt nhiều quyền lực của nhà vua.trên nguyên tắc, nhà vua và hội đồng quốc vương chỉ thực hiện các quy định của Quốc hội. Cơ cấu mới này là phó thác của hệ thống Nghị viện theo nước Anh.
Bước sang một thời đại mới,Vương quốc Thụy Điển có những tiến bộ nổi bật về văn hóa đặc biệt sự xuất hiện những nhà khoa học đem lại nhiều thành tựu có tiếng vang trên thế giới.
Trong thời kỳ tự do, Thụy Điển đạt được tiến bộ lớn trên hầu hết các lĩnh vực công nghiệp được mở rộng, nhiều ruộng đất được dành cho trồng
trọt, các thành phần mới được xây dựng và dân số phát triển mạnh. Vào cuối thế kỷ có 1,8 triệu người sinh sống tại nước Thụy Điển và 400.000 người sống ở Phần Lan.
Tính chất đối ngoại vẫn bành trướng đến tận các vị vua sau này, chính sách đối ngoại bằng các con đường như hôn nhân, chiến tranh và con đường chính trị thì khi ảnh hưởng trong nền văn hóa Pháp, thì nền quân chủ của Thụy Điển hoàn toàn theo thể thức lập hiến. Vua là người đứng đầu nhà nước, thiếu quyền lực để quyết định một vấn đề quan trọng cho đất nước. Các nhiệm vụ chỉ mang tính nghi lễ, vua bao gồm khai mạc phiên họp của Quốc hội và chủ tọa một số buổi họp nhất định của nội các và buổi họp hội đồng cố vấn về đối ngoại gồm cả nhận thư ủy nhiệm của các đại sứ nước ngoài. Vai trò việc lập ra các chính phủ mới đã để công tác Quốc hội đảm nhiệm.
Chương trình chính thức của nhiều người thuộc Đảng Dân chủ xã hội, chính đảng lớn nhất của Thụy Điển kêu gọi xóa bỏ nền quân chủ và thay vào đó bằng chế độ cộng hòa. Nhưng nhiều năm đã trôi qua kể từ khi vấn đề này thu hút được bất kỳ sự chú ý nghiêm túc nào. Chế độ quân chủ giành được sự ủng hộ của phần lớn quần chúng Thụy Điển, ít nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Năm 1814 là sự kiện mở đầu của một thời kỳ hòa bình kéo dài hơn 180 năm cho tới nay. ít nước trên thế giới có được kết quả tốt đẹp đó, chiến tranh loại ra ngoài trong một thời gian dài.
Xóa bỏ Quốc hội cũ gồm 4 viện. Năm 1866, Quốc hội hai viện đã họp lần đầu tiên. Thái độ bất bình rộng rãi đối với cuộc cải cách trong Quốc hội năm 1866 trên thực tế đã dần đưa đến các chính đảng mới được thành lập và phong trào công đoàn phát triển.
Đảng Dân chủ xã hội đóng vai trò then chốt trong nền chính trị Thụy Điển trong thời kỳ tiếp theo, thành lập 1889. Chín năm sau, một nhóm công đoàn mới tổ chức đã tham gia lập liên đoàn công đoàn Thụy Điển (LO), hoạt động gắn bó chặt chẽ với Đảng xã hội.
Đảng Tự do được thành lập vào những năm 1890 thúc đẩy mạnh mẽ quyền phổ thông đầu phiếu. Quyền bầu cử dần dần được mở rộng thêm nhờ đấu tranh chính trị lâu dài. Vấn đề này mãi không được giải quyết đến tận năm 1919, khi cả nam giới và phụ nữ đều được hưởng quyền phổ thông bỏ thiếu và bình đẳng.
Thụy Điển từ thế kỷ XIX là các phong trào quần chúng ở cấp cơ sở thường gắn bó chặt với các chính đảng.
Đến chiến tranh thế giới thứ I, Thụy Điển tuyên bố đứng trung lập trên các mặt kinh tế, chính trị - xã hội
Chiến tranh thế giới I, Thụy Điển không tham chiến mà bắt tay mở rộng vào phát triển kinh tế, công nghiệp được mở rộng những năm 1930, Thụy Điển bắt đầu chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn thế giới khởi đầu một năm trước đó từ Mỹ. Tỷ lệ thất nghiệp cao và tiền luôn tụt xuống dẫn đến xã hội bất ổn định.
Phong trào đấu tranh đã để lại bằng sự kiện: trong một cuộc biểu tình chống lại những kẻ đàn áp đình công ở Aillen, phía Bắc Thụy Điển, năm người đã chết khi binh lính xả súng vào đám đông.
Cuộc chiến tranh phổ thông đầu phiếu có ảnh hưởng to lớn trong nền chính trị Thụy Điển, nhiều người thuộc chính Đảng Dân chủ xã hội còn hợp lực với nhiều người Đảng Tự do.
Trong vận động quốc hữu hóa, Đảng Tự do chung ý với Đảng Bảo thủ và Đảng Nông dân. Ba đảng không phải Đảng Xã hội này có quan điểm rất khác nhau về các vấn đề khác. Điều đó làm ba Đảng không kết hợp với nhau được. Đảng Xã hội dân chủ không được sự đồng thuận của Quốc hội nên đã làm nhiều biện pháp lấy lòng như 1930, Đảng Dân chủ xã hội bắt đầu vạch chương trình xây dựng một quốc gia Thụy Điển vì phúc lợi xã hội bảo đảm kinh tế cho tất cả các thành viên trong xã hội. Một số cải cách tiến hành, 1914
chế độ lương hưu đầu tiên có hiệu lực. Năm 1920, Quốc hội thông qua ngày làm 8 tiếng.
Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ năm 1939 đã chặn con đường tiến lên một xã hội phúc lợi của Thụy Điển nhưng chỉ là tạm thời.
Như vậy, chúng ta thấy rằng từ khi vương quốc Thụy Điển hình thành đến nay rồi trải qua một thời kỳ thăng tiến đất nước Thụy Điển đã cho ta thấy được một nền chế độ quân chủ chuyên chế cha truyền con nối, đã từng có chính sách bành trướng các nước khác và gặt hái được nhiều thành công. Vai trò Quốc hội hết sức quan trọng trong con đường chính trị, lúc này đây với ảnh hưởng bên ngoài vua chỉ có danh mà không có chức đến năm 1806 ra đời Đảng dân chủXã hội. Năm 1909 ra đời Đảng Tự do, họ luôn muốn giành vị trí của mình thì bước sang chiến tranh thế giới thứ I với phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân thì Đảng Dân chủ xã hội đã có công lao đến quyền lợi của người dân nên được sự ủng hộ của những người lao động. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng “thuận buồm xuôi gió”.
Thời gian ổn định của Thụy Điển kéo dài từ Gustav, không tham chiến mà trung lập trên mọi mặt nên nhiều nước cực kỳ bực tức. Thụy Điển bắt tay vào phát triên kinh tế ổn định chính trị. Ngày nay Thụy Điển vẫn là một nước có phúc lợi cao trên thế giới.