Sự tham gia của Vương quốc Thụy Điển vào Liên minh châu Âu

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế, chính trị xã hội vương quốc thuỷ điển từ năm 1945 đến năm 2000 (Trang 41)

B. NỘI DUNG

1.3. Sự tham gia của Vương quốc Thụy Điển vào Liên minh châu Âu

Con đường đi đến với EU trải quan thời gian lâu dài và đầy những khó khăn, thử thách.

Thụy Điển từ năm 1990 vẫn coi chính sách trung lập như là mối trở ngại đối với sự tham gia cộng đồng châu Âu (EC). Trong nhiều thập kỷ, đa số trong Quốc hội Thụy Điển đều chia sẻ mối lo này.

Vấn đề EC nhiều lần đã được thảo luận nhưng kết quả đều như nhau, vấn đề Thụy Điển tham gia EC được coi là không thể được dù vấn đề nay vô cùng hấp dẫn song xét đến một số bạn hàng quan trọng nhất của Thụy Điển nằm trong EC. Thụy Điển một trong những thành viên sáng lập ra Hiệp hội thương mại tự do (FTTA) cùng với Anh, Na Uy, Đan Mạch, Aó, Thụy Sỹ và Bồ Đào Nha. Việc bảy nước bên ngoài thành lập FTTA năm 1959 là một

phản ứng việc thành lập EC bao gồm 6 nước bên trong. Rốt cục Phần Lan vẫn gia nhập FTTA suy yếu dần, khi một số nước của FTTA rút khỏi khối này và trở thành thành viên của EC trong khi đó các cuộc thảo luận của Thụy Điển về khả năng gia nhập EEC liên tục không đạt kết quả.

Năm 1972, Thụy Điển ký hiệp ước tự do buôn bán với EC sản phẩm công nghiệp. Hiệp ước này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tiếp theo những năm sau đó, Thụy Điển phát triển hợp tác hơn với EC cũng như với các nước vẫn nằm trong FTTA. Một hiệp ước tự do buôn bán có ảnh hưởng sâu rộng giữa hai tổ chức này bắt đầu có hiệu lực từ năm 1977.

Năm 1986, EC quyết định sẽ có bước tiến quan trọng theo phương hướng liên kết hoàn toàn kinh tế vào đầu năm 1993 còn Thụy Điển và các nước FTTA khác, cuộc tranh luôn hợp tác chặt chẽ hơn với EC trở nên sôi nổi hơn.

Năm 1992, EC và FTTA đã đạt được đồng thuận nhất trí về hiệp ước khu vực kinh tế châu Âu (EEA). Hiệp ước này được quốc hội Thụy Điển thông qua với đa số áp đảo. Hiệp ước 18 nước có hiệu lực từ ngày 1/1/1994 này bao hàm không chỉ sự di chuyển tự do hoàn toàn của hàng hóa mà cả dịch vụ tư bản và người trong một khu vực với số dân là 370 triệu người.

Đó là bước quan trọng nhưng từ lâu trước khi hiệp ước này có hiệu lực, Thụy Điển đi tiếp bước nữa. Tình hình chiến tranh lạnh kết thúc tạo nên những điều kiện mới cho chính sách ngoại giao và an ninh của Thụy Điển. Thụy Điển không thấy bất cứ trở ngại nào đối với việc trở thành thành viên đầy đủ của EC vào ngày 1/4/1991 đệ đơn gia nhập EC.

Chưa đầy 3 năm một hiệp định đã được ký kết, cuộc trưng cầu dân ý ngày 13/11/1994 vấn đề Thụy Điển gia nhập EC được quyết định. Đó là một cuộc vận động đầy kịch tính, đôi khi rất căng thẳng và kết quả là không chắc chắn đến phút cuối cùng.

Một số người với lập luận của mình đối với Thụy Điển chống lại việc gia nhập EC gồm như sau.

Nền dân chủ suy yếu nếu như một số quyết định được đưa ra ở Brúcxen thay vì ở Stốckhôm vai trò Quốc hội sẽ bị mờ nhạt, chủ quyền của Thụy Điển sẽ bị hủy hoại. Các quyết dịnh của EU sẽ làm lu mờ những đạo luật quan trọng của Thụy Điển ví như trong lĩnh vực môi trường. Tỷ lệ thất nghiệp cao trong EU cũng là một lý do phản đối Thụy Điển gia nhập EU.

Những người chống đối Thụy Điển gia nhập EC chất vấn rằng, liệu có duy trì chính sách quân sự không liên kết của Thụy Điển hay không biểu lộ thái độ chán nản mạnh mẽ với tình trạng Thụy Điển rốt cuộc sẽ ở trong “những bức tường mà EU dựng nên chống lại thế giới thứ ba” thực ra sự lo lắng này là có cái lý của nó song tình thế bắt buộc không thể không gia nhập bởi đó là quy luật vận hành xã hội không đi theo nó sẽ bị đào thải ngay lập tức.

Còn phía ủng hộ Thụy Điển gia nhập coi rằng điều quan trọng với Thụy Điển dành được là quyền bỏ phiếu ở châu Âu và cơ hội gây ảnh hưởng đối với các quyết định của EU, mà những quyết định này dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào thậm chí cả khi Thụy Điển không phải là nước thành viên sẽ vẫn có ảnh hưởng tới nước này.

Những người chủ trương gia nhập EU nói thêm rằng điều quan trọng đối với Thụy Điển là tham gia tích cực vào tổ chức có mục tiêu tạo nên hoà bình và ổn định ở châu Âu.

Trong một thời gian dài, các cuộc điều tra dư luận cho thấy những người phản đối Thụy Điển vào EU nhận được sự ủng hộ đông đảo quần chúng. Tuy nhiên nguồn ủng hộ ngày càng thu hẹp khoảng cách. Sau một cuộc vận động ráo riết của Đảng xã hội cầm quyên đứng đầu là Ivan Callsson, một nửa cử tri của Đảng Dân chủ xã hội bỏ phiếu ủng hộ Thụy Điển gia nhập EU. Điều này làm thay đổi so sánh lực lượng và đưa lại cho những người ủng hội chiến thắng sát nút, nhưng rõ ràng là 52,3% phiếu ủng hộ và 46,8% phiếu chống khoảng dưới 1% số người bỏ phiếu trống. Tỷ lệ tham gia bỏ phiếu rất cao không dưới 83,8%.

Cuộc vận động này chia rẽ Thụy Điển cả về địa lý và xã hội. Sự ủng hộ của Thụy Điển gia nhập EU mạnh nhất là ở các thành phố lớn, miền Tây và Nam Thụy Điển, trong khi miền Bắc dứt khoát phản đối. Phần lớn những người hiểu biết cổ trắng đều ủng hộ trong khi phần lớn của liên đoàn cổ xanh đều bỏ phiếu chống đối. Bầu không khí của đất nước sau cuộc trưng cầu dân ý này thể hiện sự thất vọng và bẽ bàng và cay đắng trong những người chống đối, và sự nhẹ nhõm trong những người ủng hộ. Những đường lối xung đột sau cuộc vận động tồn tại tới mức nào tùy vào diễn biến tình hình ở Thụy Điển và EU những năm sắp tới. Bộ phận những người phản đối mau chóng tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý khác nếu EU có bước đi mới theo hướng liên kết chính sách kinh tế và an ninh.

Năm 1992 Quốc hội Thụy Điển công bố sẽ thực hiện chính sách không liên kết quân sự với mục tiêu là cho phép đất nước này duy trì tính chất trung lập nếu xẩy ra chiến tranh ở khu vực quanh nó. Thụy Điển tự chịu trách nhiệm về vấn đề quốc phòng của mình. Không một nước nào có nghĩa vụ bảo vệ Thụy Điển. Phải chăng chính sách trung lập này sẽ đưa nguy cơ bị cô lập của Thụy Điển trước những tình hình có thể xẩy ra kể cả quân sự.

Năm 1989 - 1990 những sự kiện ở châu Âu tạo ra một cục diện mới trong chính sách an ninh và quốc phòng của Thụy Điển. Trong vài thập kỷ, Thụy Điển đã luôn phải tính đến nguy cơ một cuộc xâm lược lớn trong cuộc đối đầu với khối NATO và tổ chức hiệp ước Vacxava. Nguy cơ này không còn tồn tại nữa sau sự giải thể của tổ chức hiệp ước Vacxava và sự tan rã của Liên Xô cũ.

Tuy nhiên, sau khi khối Vacxava sụp đổ thì Thụy Điển vẫn có nhiều phân tích khác nhau về tình hình mới không chắc chắn. Sự căng thẳng về an ninh tương đối chắc chắn được thay thế bằng sự giảm căng thẳng giũa hai cựu nhà ngoại giao nổi tiếng họ đã viết trong một bản báo cáo giúp Chính phủ quyết định gia nhập EU.

Những nhà ngoại giao chỉ ra nguy cơ trên cơ sở xung đột chủng tộc, tôn giáo thổi lên tính chất dân chủ. Nhấn mạnh việc theo dõi đặc biệt các sự kiện xảy ra trong và xung quanh Nga, cũng như sự không ổn định chính trị của nước này. Họ thấy rằng khả năng Nga mong muốn hoặc giám sử dụng sức mạnh quân sự. Theo các báo cáo, sự đối đầu giữa Nga và các nước Bantich sẽ tạo ra một tình thế nguy hiểm xét về góc độ Thụy Điển, mâu thuẫn cũng như xung đột giữa Nga và các nước kinh tế Bắc Âu nói chung và Thụy Điển nói riêng có từ lâu và đến hôm nay nó vẫn chưa hết những ngọn lửa nhỏ có thể cháy.

Không phải mối đe dọa trầm trọng đều cùng đối mặt nhưng rõ ràng hệ thông phòng thủ của Thụy Điển sẽ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi mạnh mẽ diễn ra quanh nó.

Chi phí quân sự của Thụy Điển bỏ ra ở mức tương đối cao kể từ sau chiến tranh thế giới 2, kế hoạch sau chiến tranh hoãn lại do diễn biến tình hình ở châu Âu và phần còn lại của thế giới. Giữa thập kỷ 1950 Thụy Điển đã cân nhắc khả năng có vũ khí hạt nhân. Cuộc tranh luận gay gắt quyết định về vấn đề này hoãn lại do nhiều lần cho đến 1968 vấn đề này bị loại ra khỏi chương trình nghị sự.

Nguồn tài chính quốc phòng. Thập kỷ 1980, chi phí quốc phòng được nâng cao do tình hình quốc tế trở nên căng thẳng. Những vụ điển hình như báo cáo về các làn tàu ngầm xâm nhập.

Chi phí quân sự của Thụy Điển bỏ ra ở mức tương đối cao kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kế hoạch cắt giảm sau chiến tranh hoãn lại do nhiều điều kiện tình hình ở châu Âu và phần còn lại của thế giới. Giữa thập kỷ 1950, Thụy Điển đã cân nhắc khả năng có vũ khí hạt nhân. Cuộc tranh luận gay gắt. Quyết định về vấn đề này hoãn lại do nhiều lần cho đến năm 1968 vấn đề này bị loại bỏ khỏi chương trình nghị sự.

Nguồn tài chính quốc phòng bị giảm do nhiều nguyên nhân kinh tế và nhiều nguyên nhân khác. Thập kỷ 1980, chi phí quốc phòng được nâng cao do tình hình quốc tế trở nên căng thẳng. Những vụ điển hình như báo cáo về các lần tàu ngầm xâm nhập lãnh hải Thụy Điển cũng đóng vai trò nhất định. Năm 1981, một tàu ngầm của Liên Xô bị mắc cạn ở vùng cấm bên ngoài căn cứ hải quân Karlskrona, đây là sự kiện bị dư luận chỉ trích rộng rãi và ảnh hưởng đến quan hệ Thụy Điển và Liên Xô.

Vị trí, diện tích địa lý của Thụy Điển rộng nên bảo vệ nó là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, ví như tổng chiều dài bờ biển là 2.700km. Mục tiêu của hệ thống phòng thủ của Thụy Điển là đủ mạnh để thuyết phục kẻ tấn công tiềm tàng rằng cái lợi mà họ giành được từ một cuộc tấn công là ngang bằng với những tổn thất.

Kế hoạch phòng thủ quốc gia năm 1992, tổng ngân sách quốc phòng của năm đầu tiên chỉ vượt quá 39 tỷ SEK hoặc 2,6% GDP. Trong số này thì 89% dùng vào chi phí quân sự đơn thuần, phần còn lại chi cho các khâu khác của hệ thống quốc phòng nói chung.

Hệ thống phòng thủ của Thụy Điển dựa trên chính sách mọi nam thanh niên gia nhập quân đội với thời hạn huấn luyện từ 7,5 - 17,5 tháng. Phụ nữ được tham gia vào tất cả các nghề của sĩ quan quân sự. Năm 1993 có 250 trong số 17.000 sĩ quan là phụ nữ.

Những năm qua Thụy Điển đã có cam kết mạnh với các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc trên khắp thế giới. Tương lai, một lữ đoàn thường trực của Liên hợp quốc sẽ gồm những đơn vị sẵn sàng tham gia vào các hoạt động của Liên hợp quốc.

Thập kỷ 1990, hệ thống phòng thủ của Thụy Điển trải qua quá trình hiện đại hóa sâu rộng, trong đó “đầu tư vào chất lượng sẽ ảnh hưởng đến số lượng”. Cơ cấu lại đòi hỏi chi phí cao hơn. Tuy nhiên, lúc này ngân sách bị

cắt giảm do Thụy Điển bị ảnh hưởng mạnh bởi cuộc khủng hoảng kinh tế mùa thu 1992, Chính phủ dân chủ xã hội, lên nắm quyền vào mùa thu 1994, tuyên bố tiếp tục cắt giảm ngân sách.

Chúng ta có thể dự đoán sẽ diễn ra cuộc tranh luận sôi nổi về các vấn đề quốc phòng trong nhiều năm còn lại của thập kỷ 1990. Vấn đề là cắt giảm đến mức độ nào khi cân nhắc đến những sự kiện bên ngoài Thụy Điển. Không thể loại trừ các đánh giá lại về cơ cấu hệ thống tuyển dụng quân. Thời kỳ sau chiến tranh, giữa các Đảng lớn đã hình thành sự nhất trí rộng rãi về các kế hoạch quốc phòng dài hạn.

Những năm gần đây, bất đồng giữa họ càng tăng lên. Mùa xuân năm 1995, những người thuộc Đảng Ôn hòa và Đảng Tự do rút đại diện của mình khỏi Ủy ban đa Đảng có nhiệm vụ dự thảo ngân sách quốc phòng cho giai đoạn 1996 - 2001. Nguyên nhân do Chính phủ đã bác bỏ đề nghị để cho Ủy ban này tiến hành phân tích các hậu quả của việc Thụy Điển có khả năng gia nhập NATO.

Tương lai một vấn đề quan trọng là quy mô ngành công nghiệp quốc phòng của Thụy Điển. Những năm 1990, có gần 40.000 người, kể cả người làm hợp đồng làm trong ngành công nghiệp này. Con số này tương đương với 10% số người làm trong ngành cơ khí.

Năm 1993, tổng lượng hàng bán được của công nghiệp quốc phòng đạt gần 18 tỷ SEK, với hơn 11 tỷ SEK là nguyên liệu dùng cho quốc phòng. Khoảng 30% số nguyên liệu trên xuất khẩu. Nhưng khi đó ngành công nghiệp quốc phòng nhập khẩu một khối lượng khá lớn, chủ yếu gồm các bộ phận tiên tiến dùng cho ô tô, máy bay và tên lửa chiến đấu. Trong số hàng nhập khẩu kể trên khoảng 45% là từ Mỹ và 55% là từ Tây Âu.

Chính sách không liên minh, Thụy Điển nghĩ rằng điều quan trọng là có một nền công nghiệp có khả năng cạnh tranh quốc tế của mình. Tuy nhiên,

sức sống kinh tế của ngành công nghiệp lại phụ thuộc vào mức xuất khẩu. Vấn đề xuất khẩu vũ khí của Thụy Điển, ước tính chưa đến 1% tổng số vũ khí xuất khẩu toàn cầu - là đề tài tranh cãi ở Thụy Điển và bị ràng buộc bởi nhiều hạn chế. Hàng xuất khẩu này đều phải được Chính phủ thông qua từng trường hợp một. Nguyên tắc chính là vũ khí sẽ không được xuất khẩu sang các nước đang tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang bên ngoài hoặc bên trong, hoặc những nơi có nhiều vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Như vậy, ta thấy rằng, Chính phủ Thụy Điển đã ưu đãi về quốc phòng nhưng so với mặt bằng thì nó còn là một con số nhỏ đối với các nước khác trên thế giới, vì vậy vấn đề an ninh là mối quan tâm lớn cho Thụy Điển.

Từ 1968, các hợp đồng về quốc phòng đều do ban quản lý nguyên liệu quốc phòng (FMV) quản lý, ban này cũng đầu tư nhiều khoản tiền lớn cho việc nghiên cứu và phát triển. Năm 1993, Ủy ban này mua tổng số hàng trị giá 15 tỷ SEK, trong đó ngành công nghiệp quốc phòng chiếm 80% tổng hàng này. Mặt hàng chính mua về là máy bay chiến đấu đa năng JAS 39 Gripen Trong những năm tiếp sau, lực lượng không quân Thụy Điển sẽ mua thêm 140 máy bay Gripen nữa.

Trước tình hình chính trị, quốc phòng có nhiều diễn biến, Thụy Điển vẫn không có ý định từ bỏ chính sách quân sự không liên kết.

Trong các lần đàm phán về việc gia nhập EU, Thụy Điển tuyên bố rằng tham gia vào hệ thống phòng thủ chung EU hiện chưa được đưa vào chương trình nghị sự của Thụy Điển nhưng Thụy Điển sẽ không gây trở ngại cho bất kỳ hoạt động nào trong EU liên quan đến chính sách phòng thủ chung và hệ thống phòng thủ chung. Sau khi gia nhập EU, tháng 1/1995, Thụy Điển đã trở thành quan sát viên của liên minh Tây Âu (WEU) cánh tay phòng thủ của EU.

Năm 1994, Thụy Điển ký hợp đồng về việc tham gia vào quan hệ đối tác vì hòa bình do NATO tài trợ (PFP). Mùa thu 1994, Thụy Điển tham gia

cuộc tập trận quân sự lớn ở Hà Lan. Thụy Điển nhấn mạnh hoạt động ký kết với PFP không hàm ý nghĩa vụ quốc phòng nào và chính sách không liên kết

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế, chính trị xã hội vương quốc thuỷ điển từ năm 1945 đến năm 2000 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w