Chính sách đối ngoại của Vương quốc Thụy Điển từ 1945-

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế, chính trị xã hội vương quốc thuỷ điển từ năm 1945 đến năm 2000 (Trang 34 - 41)

B. NỘI DUNG

1.2. Chính sách đối ngoại của Vương quốc Thụy Điển từ 1945-

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Thụy Điển và các nước Bắc Âu tuyên bố trung lập như hồi Chiến tranh thế giới thứ I. Các cuộc thương thuyết vài năm trước đó về hợp tác quốc phòng giữa các nước Bắc Âu đã không đưa lại kết quả cụ thể nào. Phần Lan là nước Bắc Âu đầu tiên bị cuốn vào cuộc chiến tranh này. Tháng 8/ 1939 Liên Xô và Đức bí mật thỏa thuận rằng Phần Lan và các nước Bantich sẽ thuộc khu vực ảnh hưởng của Liên Xô. Macxcova đòi Etonia. Latvia và Litva phải có những nhân nhượng quan trọng và các nước

này buộc phải làm như vậy. Tuy nhiên, Phần Lan không chịu nghe theo những đòi hỏi của Liên Xô.

Tại cuộc gặp gỡ ở Stốckhôm tháng 10/1939, các nước Bắc Âu đã thỏa thuận và tuyên bố ủng hộ Phần Lan, nhưng sẽ không cam kết chắc chắn sẽ giúp đỡ nếu nước này bị Liên Xô tấn công. Trong khi các cuộc thương lượng giữa Henxicu và Macxcova đang được tiến hành thì quân Liên Xô bắt đầu hành động quân sự vào 30/11. Đó là cuộc khởi đầu của các cuộc chiến tranh mùa đông, kết thúc bằng thất bại của Phần Lan tháng 3/1940.

Giai đoạn này Thụy Điển không tuyên bố trung lập mà tự coi mình là nước không tham chiến. Ngoại trưởng Rickasandơ một trong những người đòi Thụy Điển ủng hộ Phần Lan hơn nữa vì nó là của Thụy Điển trong một thời gian dài. Thủ tướng Beabinhanson thuộc Đảng Dân chủ xã hội phản đối Thụy Điển tham gia trực tiếp bằng quân sự nhưng chính phủ thông qua một chương trình trợ giúp với quy mô lớn cho Phần Lan. Chương trình bao gồm cả viện trợ vũ khí và lực lượng tình nguyện. Trong ngày tháng đó, đa số dân Thụy Điển ủng hộ mạnh mẽ Phần Lan.

Có thể thấy rằng nằm ở khu vực Bắc Âu, Phần Lan không còn là đất của Thụy Điển nhưng khi chiến tranh xảy ra Phần Lan lại bị cuốn vào bởi đã có âm mưu từ trước của các nước đi xâm lược. Nên Thụy Điển tuy nói là nước không tham chiến nhưng đã giúp Phần Lan rất tích cực, bởi vậy ta thấy tính chiến lược chính trị của Thụy Điển không cho kẻ thù biết mình đang làm gì.

Anh và Pháp muốn Thụy Điển giúp đỡ trong quá trình chuyển quân vào mùa Đông nhằm giữ Phần Lan, chính quyền Stốckhôm với lập luận việc làm đó trái phép với chính sách trung lập của Thụy Điển. Lại một lần nữa Thụy Điển giúp Phần Lan thoát khỏi chiến tranh. Việc làm trượng nghĩa của Thụy Điển đã bị các nước đồng minh chỉ trích. Trong nhiều năm tiếp theo, Thụy Điển còn bị nhiều chỉ trích khác.

Không lâu sau đó 9/4/1940 chỉ vài tuần sau khi cuộc chiến tranh mùa đông ở Phần Lan chấm dứt thì Đan Mạch và NaUy bị Đức xâm lược.

Khi các nước Bắc Âu liên tiếp bị các nước Phát xít Đức xâm lược, Thụy Điển không ngừng giúp đỡ. Với chính sách đối nội và đối ngoại mềm dẻo nên không bị cuốn vào chiến tranh. Con đường tiến đến một quốc gia phúc lợi bị chặn 1939 đến nay lại được tiếp tục.

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, nền chính trị Thụy Điển luôn bị chi phối bởi nhiều cuộc đấu tranh quyền lực giữa hai nhóm chính trị đối lập nhau. Mỗi bài thuyết trình trước công chúng tại Thụy Điển người ta gọi là khối xã hội và khối “không thuộc Đảng xã hội”.

Khối xã hội này gồm Đảng Dân chủ xã hội và Đảng Cánh tả. Đảng Cánh tả được thành lập từ Đảng Cộng sản Thụy Điển. Chưa bao giờ có sự hợp tác chính thức. Trái lại họ thường có những đối kháng nhau trong nhiều vấn đề và đặc biệt trong nhiều tình huống gây tranh cãi ở Quốc hội, những người thuộc Đảng Dân chủ xã hội có thể dựa vào sự ủng hộ của cánh tả.

Khối không thuộc Đảng Xã hội gồm Đảng ôn hòa (trước đây là Đảng Bảo thủ), Đảng Tự do, Đảng Trung tâm (trước đây là Đảng Nông dân và Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo).

Hai Đảng phái khác, Đảng Dân chủ mới và Đảng Xanh cũng có đại biểu trong Quốc hội, trong mấy năm gần đây. Dù hai Đảng tự nhận nằm ngoài nền chính trị khối nhưng Đảng Dân chủ mới thường ủng hộ các Đảng không thuộc Đảng Xã hội khi có mặt tại Quốc hội trong nhiều năm từ 1991 - 1994, còn các thành viên thuộc Đảng Xanh đã thể hiện rõ lập trường cánh tả trong cuộc vận động tranh cử vào năm 1994.

Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, trung lập trở thành đặc điểm chính của chính sách đối ngoại của Thụy Điển trong thế kỷ XX, có nhiều lý do lý giải tại sao Thụy Điển đứng ngoài hai cuộc Chiến tranh thế giới I và II trong đó nhân tố chiến lược chính trị có nhiều nhân tố rất đáng quan tâm.

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Thụy Điển tiếp tục đưa ra những cam kết chính trị và quân sự đối với bất kỳ khối nước nào. Không tham gia vào các liên minh trong thời bình và trung lập trong trường hợp chiến tranh - đã trở thành một học thuyết giành được ủng hộ áp đảo trong nước.

Lịch sử ủng hộ chính sách này được củng cố bởi vị trí địa lý và chiến lược của Thụy Điển nằm gần Liên Xô, một trong hai siêu cường quốc trong chiến tranh lạnh. Mục đích của chính sách không liên kết của Thụy Điển là nhằm giảm tối đa tình hình căng thẳng ở Bắc Âu, với một trong nhiều lý do là Phần Lan nằm ở vị trí dễ bị tấn công.

Những năm 1948 - 1949, Thụy Điển, Na Uy và Đan Mạch tiến hành đàm phán về Hiệp ước phòng thủ Scandinavi. Thụy Điển đề nghị ba nước này nhất trí một chính sách an ninh và quốc phòng độc lập với tất cả các khối siêu cường. Hiệp ước không thực hiện được vì Na Uy và Đan Mạch với nhiều kinh nghiệm của mình trong Chiến tranh thế giới thứ II đã lựa chọn tham gia Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Sự hợp tác rộng rãi ở Bắc Âu trong hầu hết các lĩnh vực phi quân sự được tiến hành trong khuôn khổ Hội đồng Bắc Âu thành lập 1953 và Hội đồng bộ trưởng Bắc Âu thành lập 1971.

Thụy Điển rất tích cực tham gia vào Hiệp hội thương mại tự do châu Âu 1959 (EFTA). Thụy Điển không ngừng cải tiến các vấn đề trong xã hội cũng như chinh trị, chớp thời cơ ủng hộ các nước phương Tây và Bắc Âu, vì Thụy Điển vẫn lo sợ rằng Liên Xô sẽ oanh tạc Thụy Điển nên đã quy hoạch các đường dây liên lạc với Đan Mạch và Na Uy, cũng như xây dựng những đường băng dài ở bờ biển phía Đông Thụy Điển nhằm thích ứng với máy bay loại lớn của siêu cường.

Ngoài ra, Thụy Điển thực hiện cam kết quốc tế mạnh mẽ.

Thụy Điển cam kết với Liên hợp quốc trong suốt thời kỳ sau chiến tranh giống như họ đã cam kết với Hội Quốc Liên trong suốt hai thập kỷ giữa

hai cuộc chiến tranh thế giới. Hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động của Liên hợp quốc đã nhận được sự ủng hộ hết lòng của Thụy Điển.

Từ năm 1956, quân đội của Thụy Điển bắt đầu tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình trên thế giới của Liên Hiệp quốc, gần đây nhất là ở Nam Tư cũ. Trong nhiều năm qua, đã có hơn 60.000 quân nhân Thụy Điển phục vụ trong lực lượng Liên hiệp quốc.

Thụy Điển tham gia tích cực vào các cuộc đàm phán về giải trừ quân bị với các nỗ lực nhằm tạo ra những luật lệ quốc tế mới về vũ khí. Thụy Điển cũng có những đóng góp có ý nghĩa cho những nước đang phát triển dưới hình thức viện trợ kinh tế và những hình thức giúp đỡ khác và hiện vẫn tiếp tục duy trì.

Hội nghị môi trường của Liên hợp quốc tại Stốckhôm năm 1972, đánh dấu bước khởi đầu của sự hợp tác toàn cầu trong lĩnh vực môi trường được tổ chức trên cơ sở sáng kiến của Thụy Điển. Thụy Điển cũng đứng sau quyết định của Liên Hiệp quốc về triệu tập môi trường hay Hội nghị thượng đỉnh của trái đất tại Rio de Janejo 1992.

Với tư cách là thành viên của Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) và Tổ chức hợp tác, phát triển kinh tế (EOCD), Thụy Điển góp phần thúc đẩy buôn bán thế giới tự do hơn. Thụy Điển có đóng góp vai trò tích cực trong các tổ chức quốc tế khác như là Hội đồng châu Âu và Hội nghị nay là Tổ chức an ninh hợp tác châu Âu (CSCE). Thụy Điển đăng cai Hội nghị Stốckhom về các biện pháp tạo dựng lòng tin và giải trừ quân bị ở châu Âu của CSCE vào 1994.

Chủ trương trung lập không làm cho Thụy Điển bị động trong các vấn đề quốc tế cũng như làm ngăn chặn chính phủ Thụy Điển công khai bày tỏ quan điểm của mình về các tranh chấp quốc tế. Điều này đã làm nên thành công chính sách trung lập của mình, gặt hái nhiều kết quả trong quá trình lịch sử.

Chính phủ Thụy Điển đã mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển và bị áp bức, đặc biệt là Việt Nam trong quá trình kháng chiến chống Mỹ, tạo nên tranh luận sội nổi. Năm 1965 Chính phủ dân chủ xã hội Thụy Điển ngày càng công khai lên tiếng chỉ trích về cuộc chiến tranh đó.

Sự chỉ trích Mỹ ở Việt Nam của Thụy Điển lên đỉnh điểm sau sự kiện oanh tạc Việt Nam vào lễ Noel 1972. Thủ tướng Ôlôp Panmơ 1969 so sánh hành động của Mỹ với hành động tàn bạo của Đức quốc xã trong chiến tranh thế giới thứ II khiến Chính phủ Mỹ phản ứng giận dữ, Mỹ triệu đại sứ ở Stốckhom về nước và từ chối không chấp nhận đại sứ mới cử của Thụy Điển tới Oashington. Khủng hoảng ngoại giao kéo dài đến mùa xuân 1974. Đây là quá trình quan hệ truyền thống vốn tốt đẹp giữa Thụy Điển và Mỹ bị băng giá.

Với chính sách đối ngoại đối với các nước đang phát triển, thế giới thứ ba chiếm một vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Thụy Điển. Một nhân tố dẫn đến chính sách này là cam kết mạnh mẽ của cá nhân ông Ôlôp Panmơ với những nước này. Tuy nhiên việc hướng ngoại ở thế giới thứ ba khiến tạo thành một sự tranh cãi về vấn đề này, cho rằng nó khá nhạy cảm với khu vực châu Âu.

Sau năm 1990, sự sụp đổ của bức tường Beclin năm 1989, sự kiện tiếp sau dẫn đến thay đổi cơ bản trong hoàn cảnh mà Thụy Điển căn cứ vào để xây dựng chính sách đối ngoại và quốc phòng của mình. Các nước chịu ảnh hưởng của Liên Xô, Trung và Đông Âu nay tách ra như các nước vùng Bantich. Hai nước Đức thống nhất, các Tổ chức và Hiệp ước Vacxava, SEV giải thể. Kết thúc chiến tranh lạnh trong nhiều năm tới khả năng về một cuộc chiến tranh lớn ở châu Âu được loại bỏ. Đảng Dân chủ xã hội Thụy Điển thấy chính sách trung lập của mình không còn trở ngại ngăn cản Thụy Điển trở thành thành viên đầy đủ của Cộng động châu Âu (EC). Dưới sự ủng hộ của tất cả các đảng trong quốc hội trừ hai Đảng Cánh tả và Đảng Xanh, năm 1991,

mùa hè Thủ tướng Inva Carllsson đệ đơn của Thụy Điển xin gia nhập EC. Ổn định ở Nga với các nước vùng Bantich là lợi ích hàng đầu của Thụy Điển. Do nhiều nguyên nhân về lịch sử và địa lý, Thụy Điển phát triển quan hệ hợp tác mạnh mẽ với các nước như Extonia, Latvia và Litva mới độc lập. Những nước này được đảm bảo những viện trợ về kinh tế từ Thuỵ Điển.

Đối với phần còn lại của thế giới, tham vọng của Thụy Điển là thể hiện mối quan tâm lớn hơn đối với các con hổ kinh tế có tầm quan trọng ngày càng tăng ở Đông và Đông Nam Á, khi đó duy trì quan hệ tốt hiện có với các nước đang phát triển. Khi phân chia viện trợ kinh tế cho các nước này nhấn mạnh mục đích nhằm phát triển dân chủ, đảm bảo tốt hơn quyền lợi con người và một nền kinh tế thông tin.

Năm 1994, tuyên bố của Chính phủ Dân chủ xã hội nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác sâu hơn nữa với các nước châu Âu khác. Tuy nhiên, tuyên bố không nói nhiều đến sẽ không có sự mâu thuẫn giữa chính sách châu Âu tích cực, sự cam kết mạnh mẽ nhân danh nhân dân ở các nước nghèo và việc gánh vác trách nhiệm quốc tế.

Nhằm hòa nhập châu Âu, Chính phủ dân chủ xã hội tuyên bố tăng cường sự hợp tác với các nước Bắc Âu khác. Thụy Điển kêu gọi hợp tác chặt chẽ hơn với các nước láng giềng xung quanh biển Bantich và với các nước Trung và Đông Âu. Chính phủ Thụy Điển tuyên bố an ninh và phát triển của Extonia và Latvia và Litva có tầm quan trọng với Thụy Điển.

Chính phủ khẳng định tiếp tục theo đuổi chính sách của Chính phủ tiềm nhiệm không thuộc Đảng xã hội đối với các nước Bantich.

Chính phủ tuyên bố phương châm chính sách của mình nêu rõ không tham gia vào các liên minh quân sự của Thụy Điển, sẽ không thay đổi mục tiêu của chính sách này là đảm bảo cho Thụy Điển giữ được tính trung lập trong trường hợp xẩy ra chiến tranh khu vực quanh mình.

Với chính sách trung lập của Thụy Điển được duy trì từ trước chiến tranh và qua hai cuộc chiến tranh đó, tuy rằng vấn đề trong nước và ngoài nước Thụy Điển đã sử dụng chính sách đối ngoại mềm dẻo, củng cố tiềm năng của mình vững chắc, ra sức ủng quan hệ với thế giới thứ ba, để tìm cho mình đồng minh bằng con đường viện trợ kinh tế, ủng hộ chống lại những kẻ đi xâm lược như chiến tranh Mỹ - Việt Nam, không ngừng mở rộng quan hệ ở các nước châu Âu cũng như các nước láng giềng với nhiều mục đích tìm nhiều bạn để bớt kẻ thù và nhằm tìm nguồn thị trường cũng như sự đồng thuận nếu như chiến tranh xảy ra. Có thể thấy chính sách trung lập xuyên suốt của một quá trình nhưng không làm cản trở gì đến phát triển của Thụy Điển mà ngược lại nó như một tôn chỉ không thể xóa bỏ khi nói đến đất nước Thụy Điển, kẻ thù không dám nói đến chính sách trung lập của Thụy Điển đã có lâu đời, chặt chẽ khiến cho nhiều nước đi xâm lược cũng phải dè chừng. Những chính sách trên đã thể hiện quan điểm duy trì và phát triển đất nước xuyên suốt từ 1945 - 2000.

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế, chính trị xã hội vương quốc thuỷ điển từ năm 1945 đến năm 2000 (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w