Thời cận đại, làng Vạn Phúc được nhắc đến trong các tác phẩm của Hoàng Trọng Phu như: Những công nghệ gia đình ở Hà Đông, Các nghề thủ công truyền thống ở Hà Đông.. Mục đích nghiên cứu
Trang 1Đại học quốc gia Hà Nội Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Nguyễn Thị Ngọc Hoà
Làng Vạn Phúc (Hà Đông) nửa đầu thế kỷ XX- tiếp cận từ phương diện kinh tế – chính trị – văn hoá xã hội
Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử
Trang 2Bảng chữ viết tắt -
Trang 3Mục lục
Trang Lời mở đầu
Chương 1: Kinh tế làng Vạn Phúc từ đâu thế kỷ XX đến năm 1945 5
1.1.2 Sơ lược quá tình hình thành và phát triển 8
của làng Vạn Phúc đến đầu thế kỷ XX
1.2 Kinh tế làng Vạn Phúc từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 10
Trang 42.4 Vai trò của giới trong làng dệt Vạn Phúc 47 2.5 Một số hoạt động đặc trưng trong đời sống văn hoá
Chương 3 Các hoạt động chính trị của làng Vạn Phúc
3.1 Phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Vạn Phúc
từ đầu thế kỷ XX đến hết thời kỳ đấu tranh dân chủ 57 3.1.1 Phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Vạn Phúc
từ đầu thế kỷ XX đến khi chi bộ đảng Vạn Phúc ra đời 57 3.1.2 Chi bộ đảng Vạn Phúc ra đời (1938) và các phong trào
3.3 Phong trào đấu tranh giành chính quyền ở Vạn Phúc
Trang 5Lời mở đầu
1 Ý nghĩa khoa học và tính cấp thiết của đề tài
Xưa nay, người Hà Tây rất đỗi tự hào bởi quê hương mình có làng dệt lụa Vạn Phúc được cả nước biết tiếng Lụa tơ tằm là loại hàng dệt cao cấp chủ yếu dành cho người khá giả Triều đình nhà Nguyễn đã từng coi lụa, gấm, vóc của Vạn Phúc là thứ hàng cao sang dùng nơi cung thất Thời Pháp thuộc, lụa Vạn Phúc đã được đưa đi dự triển lãm của các nước thuộc địa tại Mác-xây (1928), Pari (1931, 1938), Lào, Campuchia, Inđônêxia… đoạt nhiều huy chương và bằng khen Nhiều nghệ nhân được tặng thưởng Nhà bảo tàng Hà Đông xây dựng từ năm 1925 dành nhiều dãy nhà để trưng bày tơ lụa và khung dệt mẫu hàng của Vạn Phúc Từ năm
1930 đến năm 1941, khung dệt của làng phát triển từ 320 khung lên 1500 khung, sản xuất tới hơn một triệu mét lụa Lụa Vạn Phúc có mặt trên thị trường nhiều nước
từ Châu á đến Châu Âu, ở đâu cũng được ưa chuộng
Với phương thức sản xuất thủ công nghiệp tương đối tập trung, lại có ý thức
tổ chức và tinh thần đấu tranh, Vạn Phúc đã sớm có phong trào cách mạng Từ cao trào đấu tranh dân chủ, Vạn Phúc đã có nhiều cuộc đấu tranh lớn nổ ra như cuộc đấu tranh chống “quản thủ điền thổ”, đưa yêu sách cho Gôđa, chống sưu thuế, đòi quyền dân sinh dân chủ…Với sự phát triển của phong trào cách mạng lớn mạnh, Vạn Phúc được Trung ương, Xứ uỷ Bắc kỳ chọn làm an toàn khu (ATK) Bất chấp
sự khủng bố và rình mò ngày đêm của địch, Vạn Phúc đã bảo vệ an toàn cho các cơ quan Đảng Các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Văn Thụ và nhiều đồng chí Trung ương đã về đây hoạt động trong thời gian dài Trong cách mạng tháng Tám, Vạn Phúc khởi nghĩa thành công sớm nhất tỉnh
và trở thành một bàn đạp cho cuộc khởi nghĩa toàn tỉnh Hơn một năm sau, Vạn Phúc có thêm một vinh dự được đón Bác Hồ về ở và làm việc, cũng chính tại nơi đây, Người đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946 Từ đấy làng dệt lụa Vạn Phúc luôn cố gắng đóng góp phần mình trong cuộc đấu tranh chung của dân tộc
Trang 6Vạn Phúc, làng lụa, làng cách mạng Tìm hiểu về làng Vạn Phúc sẽ cho chúng ta thấy diện mạo của một làng nghề truyền thống ở Bắc bộ trong thời kỳ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 Nghiên cứu về kinh tế, văn hoá xã hội, chính trị của một làng nghề nổi tiếng còn cho ta những hiểu biết thêm về những di sản của ông cha
để lại Không chỉ vậy, các kết quả nghiên cứu thu được sẽ góp phần vào việc tìm hiểu làng văn hoá và làng nghề cổ truyền Việt Nam – một đề tài được nhiều giới, nhiều ngành quan tâm
Trên cơ sở đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài : “ Làng Vạn Phúc (Hà Đông) nửa
đầu thế kỷ XX – tiếp cận từ phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội” làm
đề tài luận văn cao học của mình Luận văn nghiên cứu về làng nghề Vạn Phúc – một an toàn khu của Đảng hoàn thành đúng vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày cách mạng tháng Tám đã góp phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu lịch sử cách mạng Việt Nam
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, các tác phẩm nghiên cứu, ghi chép về làng Vạn Phúc còn rất ít
ỏi Ngoài hai cuốn Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Vạn
Phúc (tập 1 và 2), địa phương còn sưu tầm và xuất bản cuốn Vạn Phúc xưa và nay
in tại nhà xuất bản Hội nhà văn năm 2001 Còn lại đa số các tác giả, tác phẩm viết
về làng Vạn Phúc chỉ đi sâu tìm hiểu nghề dệt Thời cận đại, làng Vạn Phúc được
nhắc đến trong các tác phẩm của Hoàng Trọng Phu như: Những công nghệ gia đình
ở Hà Đông, Các nghề thủ công truyền thống ở Hà Đông Sau cách mạng tháng
Tám có cuốn Hà Tây làng nghề làng văn do Sở văn hoá thông tin thể thao Hà Tây
xuất bản năm 1992, và gần đây nhất là luận văn Thạc sỹ Văn hoá học của tác giả
Lê Thị Hoài Linh viết về Nghề dệt ở làng Vạn Phúc thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây
hoàn thành năm 2003… là những tác phẩm nghiên cứu về nghề dệt Các công trình nghiên cứu về văn hoá xã hội làng Vạn Phúc rất ít ỏi Cho đến nay chưa có một công trình nào về đề cập một cách có hệ thống, toàn diện về các mặt của làng nghề
Trang 7Vạn Phúc Đây cũng là một lý do để chúng tôi chọn làng nghề Vạn Phúc làm đề tài luận văn của mình
3 Mục đích nghiên cứu
Ngoài việc hệ thống hoá các tư liệu và kết quả nghiên cứu về nghề dệt làng Vạn Phúc của những người đi trước, mục đích nghiên cứu của luận văn còn tiếp tục sưu tầm những tư liệu chưa ai đề cập đến Luận văn giới thiệu về làng nghề Vạn Phúc trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội Về kinh tế đó là những nét tổng quát về nghề dệt, cơ cấu kinh tế, kỹ thuật đặc trưng, các loại sản phẩm, cách tổ chức sản xuất, trao đổi sản phẩm, buôn bán… Về văn hoá xã hội đó là cơ cấu tầng lớp dân cư, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, tâm lý - tính cách của người Vạn Phúc Về chính trị là quá trình phát triển của phong trào cách mạng từ những buổi đầu đến khởi nghĩa tháng Tám thành công Qua những mặt trên làm nổi lên những đặc trưng riêng, những đóng góp của làng dệt Vạn Phúc
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu ở đây chính là làng dệt lụa cổ truyền Vạn Phúc nổi tiếng khắp cả nước Không chỉ là một làng nghề, Vạn Phúc còn là làng văn hoá, làng cách mạng Chúng tôi khảo sát mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên và xã hội tham gia vào quá trình hình thành và phát triển nghề dệt, sự tác động của nghề dệt đối với đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá làng Vạn Phúc Từ điều kiện là một làng dệt, Vạn Phúc nhanh chóng trở thành một làng cách mạng, là một an toàn khu của Đảng
Do nguồn tư liệu ít ỏi, trên cơ sở khuôn khổ của một luận văn, chúng tôi chủ yếu đề cập đến các phương diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của làng nghề Vạn Phúc nửa đầu thế kỷ XX Qua đó thấy được những nét đặc trưng, sự biến chuyển và phát triển của làng Vạn Phúc qua các giai đoạn
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi đã tiếp cận nhiều nguồn tư liệu khác nhau Tại địa phương, chúng tôi khai thác tư liệu của UBND phường Vạn Phúc, tư
Trang 8liệu điền dã và tư liệu của hai cuốn Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và
nhân dân Vạn Phúc Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các tư liệu của những nhà
nghiên cứu đi trước, các tư liệu lưu trữ tại Thư viện Quốc gia, Thư viện Hà Tây, Thư viện Khoa học xã hội Bên cạnh đó, còn hàng loạt các bài báo, bài viết về Vạn Phúc đăng trên các báo Trung ương và địa phương
Trên cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong quá trình nghiên cứu, luận văn còn sử dụng các phương pháp: điều tra, điền dã, khảo sát thực địa, thu thập tư liệu
về các mặt của làng dệt Vạn Phúc trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, kết hợp với nhiều phương pháp: so sánh, phân tích, tổng hợp để tìm hiểu các vấn đề đã nêu ra trên cơ sở nguồn tư liệu đã tập hợp được
6 Những đóng góp của luận văn
Luận văn có những đóng góp sau:
- Phác thảo diện mạo và lịch sử phát triển của làng nghề cổ truyền Vạn Phúc nửa đầu thế kỷ XX
- Giới thiệu về nghề dệt cổ truyền và những đặc trưng về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội đồng thời làm rõ kết cấu kinh tế – xã hội truyền thống ở Vạn Phúc, qua đó góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về thủ công nghiệp Việt Nam trong lịch
sử Bên cạnh đó nêu bật những hoạt động chính trị cũng như đóng góp của làng Vạn Phúc trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, góp phần vào tìm hiểu lịch
sử và bảo tồn những giá trị văn hoá của địa phương
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Kinh tế làng Vạn Phúc từ đầu thế XX đến năm 1945
Chương 2: Diện mạo xã hội, văn hoá làng Vạn Phúc từ đầu thế XX đến năm
1945
Chương 3: Các hoạt động chính trị của làng Vạn Phúc từ đầu thế XX đến năm 1945
Trang 9Chương 1: Kinh tế làng Vạn Phúc từ đầu
thế kỷ xx đến năm 1945
1.1 Giới thiệu chung về làng Vạn Phúc
1.1.1 Các điều kiện tự nhiên và xã hội
Hà Tây là mảnh đất “địa linh” hội tụ khí thiêng của núi Tản sông Đà để sinh
ra những “nhân kiệt” như: Phùng Hưng, Ngô Quyền, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên, Phan Huy Chú, Nguyễn Thượng Hiền… Và nơi đây cũng nổi danh với nhiều danh lam thắng cảnh như: Chùa Hương, chùa Thầy, Chùa Tây Phương, Chùa Đậu… Hà Tây còn là một vùng đất giàu truyền thống yêu nước và kiên cường cách mạng Đặc biệt, Hà Tây còn được mệnh danh là mảnh đất “trăm nghề”, nổi bật nhất trong
đó là nghề tằm tang canh cửi
Nghề dâu tằm vốn là nghề cổ truyền của nhân dân trong tỉnh Những bãi đất phù sa màu mỡ bên các con sông cổ như sông Đà, sông Hồng, sông Đáy… rất thích hợp cho việc trồng dâu chăn tằm Trước cách mạng tháng Tám, diện tích trồng dâu trong toàn tỉnh là trên 800ha [37- 17] Vì thế, trước đây cũng như hiện nay, Hà Tây vẫn nổi tiếng là “Hà Tây quê lụa” Những làng dệt nằm dọc theo các triền sông như: làng Hoà Xá (ứng Hoà), Phùng Xá (Thạch Thất), Tân Lập (Đan Phượng), và
“bảy làng La – ba làng Mỗ”1… Trong đó Vạn Phúc là một làng dệt lụa cổ truyền điển hình ở ven đô Mặt hàng tơ lụa đòi hỏi kỹ thuật tinh xảo, bàn tay khéo léo, đầu
óc nhanh nhạy, tập trung, đức tính kiên trì, cẩn thận – lụa Vạn Phúc đã đáp ứng được đòi hỏi đó và đạt đến độ hoàn mỹ cả về chất lượng lẫn hình thức Sự phát triển của làng lụa Vạn Phúc là nhờ có vị trí địa lý gần vùng cung cấp tơ để dệt lụa
ba làng Mỗ gồm: Tây Mỗ, Đại Mỗ, Thượng Mỗ
Trang 10Làng Vạn Phúc có vị trí đẹp có dáng như một dải đất hình thoi trải dài giữa đường giao thông thuỷ bộ Phía Đông giáp sông Nhuệ, phía Tây giáp đường quốc
lộ 70, cung đường 70 bao quanh phía Tây Hà Nội, nơi tập trung rất nhiều làng nghề thủ công lâu đời quanh đất kinh kỳ lịch sử Phía Nam giáp hai làng Ngọc Trục, Đại
Mỗ và cánh đồng lúa
Về đặc điểm địa hình, Vạn Phúc nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, đất đai được hình thành do sự lắng đọng phù sa của hệ thống sông Hồng nên địa hình t-ương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam Có thể chia địa hình làng thành hai vùng: Vùng cao gồm khu dân cư và các cánh đồng: Mân, Sen, Bồ Các, Thát I, Thát II và Dộc Chuôm Vùng thấp gồm cánh đồng Bún
và cánh đồng Bồ nằm ở phía Tây Nam của làng Làng Vạn Phúc chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa nóng mưa nhiều và mùa lạnh khô
Về Thuỷ văn, làng giáp sông Nhuệ và sông đào La Khê nên việc tới nước cho đồng ruộng do hai con sông này cung cấp Và đây cũng là đường giao thông quan trọng để vận chuyển hàng hoá đến và đi từ làng Vạn Phúc
Toàn xã có diện tích đất tự nhiên là : 1.240.000m2
trong đó đất ở là: 185.000m2, và đất trồng trọt là: 1.055.000m2 Số dân của Vạn Phúc trước cách mạng Tháng Tám 1945 có 678 hộ và 3.000 nhân khẩu Một độ dân đông đúc gần như thành phố: 1620 người/km2 [ 9 -11]
Vạn Phúc nằm trên địa bàn trọng yếu chiến lược ở cửa ngõ phía Tây của thủ
đô Hà Nội, giáp tỉnh lỵ Hà Đông, nơi mà theo Hoàng Trọng Phu là: “một trong
những tỉnh ở Bắc Kì mà những biến cố về chính trị gây được ảnh hưởng và tiếng vang nhiều nhất”[18-8] Vạn Phúc nằm tiếp giáp với các đường giao thông quan
trọng nên có thể giao lưu rộng rãi với các tỉnh lân cận như Hà Nội, Sơn Tây, Hoà Bình… và xa hơn nữa là các miền trong nước Đó cũng là một lợi thế để Vạn Phúc
có điều kiện phát triển nghề dệt thủ công truyền thống Đặc biệt Vạn Phúc chịu ảnh
Trang 11hưởng sâu sắc về chính trị, văn hoá của Hà Đông, Hà Nội và trở thành nơi có vị trí quan trọng trong nhiều mặt chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng…của tỉnh Hà Đông
Vạn Phúc nằm ở trung tâm châu thổ Bắc Bộ, không có tài nguyên biển, tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản nên khó có điều kiện phát triển đồng bộ các ngành Nhưng Vạn Phúc lại có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, làng lại có nghề dệt lụa lâu đời “vua biết mặt, nước biết tên”, người dân tháo vát, thông minh, nhạy cảm với các vấn đề kinh tế, chính trị xã hội, đặc biệt là tính kiên trì, tỉ mỉ, chịu khó làm
ăn nên đời sống nhân dân làng Vạn Phúc có phần ổn định và có thể coi là khá so với nhiều làng nghề khác của Hà Tây Người Vạn Phúc có đặc tính nổi bật là “ đoàn kết, cương trực và tự trọng” Khi có ánh sáng của cách mạng soi đường, nơi đây đã trở thành cái nôi của cách mạng, nơi hoạt động và nuôi dưỡng các vị lãnh tụ cao cấp của Đảng và Nhà nước Cũng tại đây, ngày 19/12/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị trung ương Đảng và ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” chống thực dân Pháp xâm lược Từ đây cả nước biết đến Vạn Phúc, quê h-ương dệt lụa, cái nôi của phong trào cách mạng nước ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược
Cũng như bao làngViệt cổ khác ở đồng bằng Bắc Bộ, làng Vạn Phúc được phân thành 5 xóm với những cái tên mộc mạc thân quen như xóm Ngoài, xóm Trong, xóm Giữa, xóm Lẻ và xóm Quán Các xóm là những cộng đồng dân cư tập hợp với nhau thành một khối và được cách biệt nhau bằng những con đường ngoằn ngoèo Đặc biệt xã Vạn Phúc cũng là làng Vạn Phúc, thuộc mô hình “nhất xã nhất thôn”
Trước 1945, làng có 3 cổng là cổng phía Nam, phía Tây và phía Đông Trong
đó hai cổng chính là cổng phía Đông và cổng phía Tây, trấn hai con đường chính đi vào đình làng và chợ làng Cổng phía Đông còn vế đối “ Khuyển phệ kê minh cơ thanh viễn cận” (tạm dịch là: ngay từ lúc chó sủa, gà gáy đã nghe tiếng máy dệt lúc
Trang 12xa lúc gần) Vế câu đối này đã thể hiện rất rõ cái thần của làng Vạn Phúc Trên nóc cổng có bức đại tự với 4 chữ Hán đắp nổi: “Vạn Phúc lai cầu” có nghĩa là: “ đến đây với muôn vàn hạnh phúc” ý nói làng Vạn Phúc đây có nghề dệt nên cuộc sống
ấm no vui tươi Hiện nay cổng phía Tây được xây thành cổng mới dẫn vào đình làng và cổng phía Nam dẫn vào nhà lưu niệm Bác Hồ
Ngoài ra, làng Vạn Phúc còn một hệ thống các công trình tín ngưỡng tôn giáo như bao làng Việt cổ khác
Đình làng Vạn Phúc nằm ở trung tâm làng có giá trị về mặt kiến trúc, vừa là một di tích cách mạng Theo sử sách, đình Vạn Phúc được xây từ thời nhà Lê, nhưng kiến trúc và điêu khắc của đình hiện thấy thì có niên đại thời Nguyễn Đình nằm trên một doi đất cao giữa làng, được xây theo hình chữ “Quốc” trông bề thế và hoành tráng Nơi đây thờ Thành hoàng làng là bà ả Lã Đê Nương Đình là nơi hội họp của các chức sắc trong làng và của dân làng từ xưa cho đến nay, đặc biệt là trong những ngày lễ hội Đình cũng là nơi quần chúng nhân dân làng Vạn Phúc tập chung biểu tình chống thuế khoá nặng nề, chống âm mưu chiếm đoạt ruộng đất công của thực dân phong kiến, phản đối bọn hào lý thủ cựu, xoá bỏ tệ cỗ bàn chè chén khi hội hè đình đám…
Nằm cạnh đền Vạn Phúc là đền Phường Cửi, nơi đây thờ bà cụ giỏi nghề dệt gấm vóc, lụa , được bà ả Lã mời về cùng dạy nghề cho dân Sau khi bà ả Lã mất, bà
cụ về quê mình Đến khi bà cụ mất, dân làng Vạn Phúc nhớ ơn bà lập đền thờ Theo ông Nguyễn Hữu Chỉnh (Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc) thì đền có từ 300 năm trước Hiện nay đền đã được xây dựng lại khang trang, đẹp đẽ
Làng Vạn Phúc có một ngôi miếu nằm bên bờ Nhuệ Giang, thờ Thành hoàng làng Tương truyền đây là nơi Thành hoàng làng hoá vào ngày 25 tháng Chạp
Chùa Vạn Phúc nằm ở đầu làng, bên ngoài khu dân cư ở đây đã diễn ra cuộc biểu tình đưa dân nguyện cho Gô đa- đại diện Mặt trận dân chủ bình dân Pháp khi
Trang 13tổng đốc Hà Đông đưa Gô đa về thăm Vạn Phúc (7- 1937) Đây là cuộc đấu tranh lớn, sôi nổi và rộng lớn của tỉnh Hà Đông, có tới gần 1000 quần chúng ở vùng Nam Hoài Đức tham gia Ngoài ra làng còn có đền Phường Rèn, Văn Chỉ, Tảo Vũ để thờ cúng, biểu thị lòng biết ơn đối với người sáng tạo ra nghề nghiệp, nuôi dân
1.1.2 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của làng Vạn Phúc đến đầu thế kỷ XX
Làng Vạn Phúc xưa có tên gọi là Vạn Bảo, vốn là trang Vạn Bảo, xã Thượng Thanh Oai, tổng Thượng Thanh Oai, trấn Sơn Nam Hiện trên tấm bia đá ở Văn chỉ của làng được xây dựng từ thời Tây Sơn cũng ghi thôn Vạn Bảo xã Thượng Thanh Oai Sang thời Nguyễn xã Thượng Thanh Oai có bốn thôn là Cầu Đơ, Kiều Trì, Văn Quán, Vạn Bảo, riêng làng Vạn Bảo nằm biệt lập ở bên kia sông Cầu Am nên khi chia lại địa giới hành chính đổi sang thuộc tổng Thiên Mỗ, huyện Từ Liêm phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây Đến đầu thế kỉ XX do kiêng huý tên vua Thành Thái (1889- 1906) là Bảo Lân nên mới đổi thành Vạn Phúc Sau cách mạng tháng Tám
1945, Vạn Phúc thuộc thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây
Theo lời kể của các cụ cao tuổi làng Vạn Phúc thì từ xa xưa, người Mỗ Lao ở bên kia sông Nhuệ đã chuyển sang bên này sông lập trại sinh sống Khi mới định
cư, người Vạn Phúc chỉ sống bằng nghề trồng cây lương thực và chăn nuôi Hoàn cảnh kinh tế tự cấp, tự túc đã đưa người dân làng Vạn Phúc đến với nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa Trong quá trình phát triển, bên cạnh nghề nông, nghề dệt dần dần trở thành nguồn sống chính của làng
Hiện ở đình làng Vạn Phúc còn lưu giữ được 11 đạo sắc phong, phân bố như sau: đời Lê 3 đạo, đời Tây Sơn 2 đạo, đời Nguyễn 6 đạo Trong điều kiện tư liệu còn ít ỏi về sự phát triển của làng Vạn Phúc trong thời kỳ phong kiến thì 11 đạo sắc phong này cũng đưa lại cho chúng ta một số nét về sự phát triển của làng Đạo sắc phong năm Bảo Hưng thứ nhất (1801) đời Tây Sơn thấy ghi duệ hiệu Đức thánh có đến hơn hai mươi mỹ tự mà theo quy định xưa thì mỗi đợt gia phong thường chỉ là
Trang 14hai đến ba mỹ tự Đến triều Nguyễn, mặc dù đã có tiền lệ ban cấp sắc phong từ đời
Lê, Tây Sơn nhưng các vua đầu triều Nguyễn như Gia Long (1802- 1820), Minh Mạng (1821- 1840), Thiệu Trị (1841- 1847) đều không ban sắc phong cho thành hoàng làng Vạn Phúc Mãi đến năm Tự Đức thứ 6 (1853) đình làng Vạn Phúc mới tiếp tục nhận được sắc phong Theo quy chế ban cấp sắc phong thời xưa, một địa phương không được cấp sắc phong chỉ có hai lí do Một là vị thần mà dân làng tôn thờ không phải là chính thần mà thuộc loại tà thần, dâm thần không được phép thờ Hai là dân làng không chịu tuân theo giáo hoá của triều đình Theo các cụ cao tuổi làng Vạn Phúc thì nghiêng về lí do thứ hai Thời Tây Sơn, dân làng Vạn Phúc dốc sức ủng hộ phong trào Nghĩa cử ủng hộ phong trào Tây Sơn ấy đã gây mối phản cảm đối với các vua đầu triều Nguyễn vì thế nên không có sắc phong
Khi thực dân Pháp đem quân sang xâm lược nước ta, hai lần đánh chiếm Bắc
Kỳ, lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1883), nhân dân Vạn Phúc đã cùng với nhân dân trong huyện Hoài Đức hết lòng, hết sức giúp đỡ và sát cánh chiến đấu cùng với lực lượng kháng chiến đánh bại nhiều cuộc hành quân của thực dân Pháp, lập lên chiến công lừng lẫy ở khu vực Cầu Giấy
Tóm lại, làng Vạn Phúc cũng giống như nhiều làng Việt cổ khác ở châu thổ sông Hồng, nông tang là nghề cơ bản đáp ứng nhu cầu ăn ở mặc của dân làng Do đất chật người đông, làng lại không có tài nguyên khoáng sản và để giải quyết vấn
đề nông nhàn, xuất phát từ nhu cầu tự cấp tự túc nghề dệt ra đời Nhờ vị trí giao thông thuận tiện nằm ở vùng sông ngòi bờ bãi nên nghề tằm tang phát triển và kéo theo nó là sự phát triển của nghề tơ lụa Chính sự phát triển đó cộng với các điều kiện khác như tài khéo léo, chăm chỉ chịu khó đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các làng dệt, trong đó có Vạn Phúc Làng dệt Vạn Phúc ra đời và phát triển với ý nghĩa đặc trưng của một làng nghề truyền thống rất nổi tiếng Lụa Vạn Phúc cùng với các làng dệt có tiếng suốt một dải sông Hồng, sông Đáy từng góp mặt sản phẩm của mình trên mọi miền đất nước Vạn Phúc còn là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước kiên cường cách mạng, rất đỗi tự hào
Trang 151.2 Kinh tế làng Vạn Phúc từ đầu thế kỷ XX đến năm 1954
1.2.1 Cơ cấu kinh tế làng Vạn Phúc
Ngành nông nghiệp dưới thời phong kiến, trong sử sách và các văn kiện khác thường gọi là nông tang Cách gọi đó là rất đúng, bởi vì nền sản xuất nông nghiệp trước đây mang tính chất tự cung tự cấp gồm có hai bộ phận gắn bó với nhau: trồng lúa để lấy cái ăn và trồng dâu, chăn tằm, dệt lụa để lấy cái mặc Ăn mặc từ bao đời nay vẫn là hai vấn đề kinh tế chủ chốt Làng Vạn Phúc cũng như bao làng Việt cổ khác lấy nghề nông làm gốc Nhưng Vạn Phúc không trồng dâu chăn tằm mà chỉ dệt lụa Nghề nông và nghề dệt là hai nghề tồn tại lâu đời, bổ sung và hỗ trợ cho nhau về kinh tế để đảm bảo cho người dân một cuộc sống no đủ Nhưng ở đây, mỗi nghề có một vị trí khác nhau, đưa lại lợi ích kinh tế khác nhau mà trong quá trình phát triển, làng Vạn Phúc không loại bỏ một hình thức nào, ngược lại phát triển cả hai nghề: Nghề nông và nghề dệt
1.2.1.1 Nghề nông
Nghề nông giữ vị trí quan trọng, là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế tiểu nông, tự cấp tự túc Đối với làng nghề nông, ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất không thể thiếu được ở làng Vạn Phúc, không có địa chủ vì ruộng đất ít Tổng diện tích đất gieo trồng của làng có 285 mẫu Bắc bộ ở 18 xứ đồng, bao gồm các hình thức sở hữu sau:
Bảng phân bố sở hữu ruộng đất làng Vạn Phúc trước 1945
(Nguồn: Uỷ ban nhân dân phường Vạn Phúc)
Trang 16Ruộng công làng xã chỉ có 25 mẫu trong tổng số 285 mẫu của làng, chiếm tỷ
lệ 8,8% So với các làng Việt khác thì tỷ lệ ruộng tư nhiều gấp 10 lần ruộng công
Vì ruộng công quá ít ỏi nên làng không chia đều cho các suất đinh mà bán mầu mỗi năm một lần vào ngày 13 tháng Giêng (Âm lịch) theo lối đấu thầu Tiền bán được giao cho thủ quỹ của làng giữ để chi tiêu vào các việc làng, hội hè hàng năm
Ruộng chùa rất ít, chỉ có khoảng 7 sào, chiếm tỷ lệ 0,2%, bao gồm cả ruộng cúng hậu Ruộng chùa do nhà chùa cày cấy, hoa mầu thu được dùng vào việc thờ
tự Đặc biệt, làng Vạn Phúc không có ruộng đình, tiền hương khói do nhân dân quyên góp và có thủ quỹ quản lý chi dùng
Ruộng phe giáp có khoảng 4,3 mẫu của 14 giáp Mỗi giáp có khoảng 3 sào ruộng Ruộng này các giáp lại giao cho các gia đình trong giáp luôn phiên nhau cày cấy, hoa màu thu hoạch được dùng vào công việc chung của phe giáp
Ruộng tư của cả làng có 255 mẫu, chiếm tỷ lệ 89,5% trong tổng quỹ đất của làng Vì ruộng đất ít nên Vạn Phúc không có địa chủ, những hộ có nhiều ruộng đất nhất trong làng cũng chỉ có từ 4 đến 5 mẫu Số hộ có nhiều ruộng, đồng thời cũng
là số hộ có nhiều khung dệt, đó là 16 hộ tiểu chủ của làng Số hộ tiểu chủ này sở hữu một số lượng ruộng khá lớn khoảng 72 mẫu, chiếm tỷ lệ 28% trong tổng số ruộng đất tư của làng
Một số ít hộ có từ 0,3 – 0,5 mẫu trở xuống đều bán đi để sắm khung dệt và mua nguyên liệu Một số hộ còn lại có từ 0,7 – 0,8 mẫu trở lên thì “kiêm doanh” nghĩa là vẫn còn làm ruộng nhưng giành phần lớn thời gian và sức lao động cho nghề dệt Mức độ sở hữu ruộng tư của làng Vạn Phúc có thể phân thành hai nhóm khác biệt nhau, đó là hộ tiểu chủ và những hộ còn lại
Bảng phân bố sở hữu ruộng tư làng Vạn Phúc
Trang 17Tổng số ruộng 72 mẫu 183 mẫu
(Nguồn : UBND Phường Vạn Phúc) Như vậy, ngoài 16 hộ tiểu chủ có nhiều ruộng đất thì đa số các hộ còn lại là rất ít ruộng đất, trung bình mỗi hộ khoảng 0,28 mẫu, tương đương với 2,8 sào Nếu tính trung bình mỗi hộ ở làng Vạn Phúc có 5 người thì bình quân mỗi nhân khẩu chỉ còn được nửa sào
Ruộng đất ít, năng suất lúa lại thấp Sản lượng lúa thu được hàng năm của làng Vạn Phúc bình quân 2,5 tấn/ha Theo số liệu của UBND phường Vạn Phúc, lương thực của cả làng thu hoạch được là 262 tấn/năm, trong đó nhu cầu lương thực thực tế cần có là 900 tấn/năm Số lương thực sản xuất ra chỉ đủ cho gần 1/3 dân số Người dân Vạn Phúc cho rằng số thóc gạo do nông dân địa phương làm ra chỉ đủ để hồ lụa, còn thóc gạo để nuôi sống con người thì phải nhờ vào tiền công dệt Vì thế, phần lớn các gia đình sống hoàn toàn bằng nghề dệt và nghề dệt chiếm
ưu thế trong tổng thu nhập Hiện tượng này không chỉ thấy ở riêng Vạn Phúc mà thấy ở một số các làng dệt truyền thống khác của tỉnh Hà Đông (cũ) Để tiện theo dõi, dưới đây là bảng so sánh hoạt động nông nghiệp và thủ công nghiệp (dệt) ở các làng làm nghề dệt của tỉnh Hà Đông trước năm 1945
Địa danh Diện tích canh tác Tổng số hộ Số hộ làm
Trang 18(Nguồn: Lâm Bá Nam, Nghề dệt cổ truyền ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H, 1999, trang 423)
Mặc dù vậy, vẫn phải khẳng định rằng nghề nông giữ vị trí quan trọng Đó là nghề truyền thống của cư dân nông nghiệp Ngoài giá trị đảm bảo đời sống nhân dân, mỗi khi hàng ế – tơ cao, vừa làm ruộng vừa làm nghề dệt đời sống nhân dân
Dân làng còn lưu lại câu vè:
“Gặp cô quê ở La Khê (1)
Nhân vui nói chuyện về nghề làm the Nghề này khởi tận triều Lê Tướng quân mười vị dạy nghề mới sang”
Căn cứ vào câu vè trên, một số người cho rằng nghề dệt do mười vị tướng quân người Tứ Xuyên, Trung Quốc sang dạy cho làng La Khê rồi sau đó mới truyền sang làng Vạn Phúc Còn thời gian truyền nghề, câu vè chỉ nói “khởi tận triều Lê”, còn thời Lê hay Lê Sơ thì không nói rõ.Một truyền thuyết khác được lưu truyền rộng rãi trong dân làng Vạn Phúc, được nhiều người chấp nhận hơn là truyền thuyết về bà tổ nghề Lã Thị Nga Hiện dân làng vẫn còn giữ được bản thần tích do lễ Bộ Thượng Thư Đông Các Đại học sĩ Nguyễn Bính biên soạn năm 1739 nói về bà Lã Thị Nga truyền nghề cho dân chúng như thế nào
Có thể tóm tắt truyền thuyết về bà như sau:
1945 làng thuộc Tổng La Nội, huyện Từ Liêm, Phủ Hoài Đức Nay là xã La Khê, huyện Hoài Đức, Hà Tây
Trang 19Thời con gái bà nổi tiếng xinh đẹp và là cô thợ may khéo ở đất Kinh Kỳ Khi Cao Biền nhà Đường (Trung Quốc) được cử sang nước ta làm tiết độ sứ, xây thành Đại La (Hà Nội ngày nay) đã lấy bà làm vợ để trông nom khu vực phường cửi trong thành Sau khi Cao Biền về nước Bà rời đến làng Vạn Phúc ở Bà Lã Thị Nga còn mời thêm một bà cụ giỏi nghề dệt lụa về dạy cho dân làng Sau khi bà hoá, dân làng nhớ ơn xây miếu thờ tại chỗ hoá và tôn bà làm Thành Hoàng làng Tại đình làng Vạn Phúc nơi thờ Bà, trong hậu cung còn đặt một cái kéo, một cái vạch và một cái thước sơn son thiếp vàng đặt trước bài vị Sau khi bà Lã Thị Nga hoá, bà cụ thợ
già cũng trở về quê và mất tại quê Dân làng nhớ ơn lập đền thờ bà gọi là Đền
Phư-ờng cửi
Hiện nay trong Đình làng, nơi thờ bà còn lưu giữ được 11 sắc phong tuy không nói rõ quá trình bà dạy nghề cho dân làng như thế nào nhưng đều ca ngợi công đức, phẩm hạnh của bà và tôn bà là Thành Hoàng của làng “Lã Thị Nương nương Nga Hoàng Đại Vương” Đây là một cơ sở để chúng ta xác định rõ hơn về vị
tổ nghề dệt làng Vạn Phúc và sự ra đời của nghề dệt ở làng Ngoài ra ở đình làng còn có đôi câu đối nói về hành trạng của Bà, dịch nghĩa như sau:
Theo lòng trời thần ban đất, gia ân cho dân, một ấp sống chung duy phép thần mới bảo vệ được
Đức lớn như lòng đất, trừ tai cản hoạ cho tứ dân (1)
mới an cư lạc nghiệp chỉ có lòng người mẹ mới giúp được dân như vậy (2)
Từ những cứ liệu trình bày ở trên, cho phép ta đoán định rằng nghề dệt ở làng Vạn Phúc đã ra đời từ rất sớm, có thể từ thế kỷ VIII vào lúc nhà Đường đô hộ nước ta Trong sử cũ còn chép lại lúc bấy giờ nước ta gọi là “An Nam đô hộ phủ”, dân ta phải cống nộp cho vương triều phương Bắc những cống phẩm quý giá như:
tơ, lụa, the, đồ mây… Nhưng nếu muộn hơn thì nghề dệt ở đây cũng đã có từ thời
Lê sơ (thế kỷ XV) và bề dày thời gian là khoảng 500 năm cách ngày nay
(1) : Tứ dân: Sĩ, Nông Công, Thương
Trang 20Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến sự ra đời của nghề dệt?
Từ xa xưa khi mới đến lập cư, người Vạn Phúc mới chỉ sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi Cùng với quá trình phát triển của lịch sử, dân số ngày càng đông, ruộng đất ít, năng suất lúa thấp… Điều kiện trên buộc người nông dân nơi đây không chỉ sống dựa vào nghề nông mà phải có thêm nghề phụ Do gần nguồn
tơ tằm từ sông Đáy, gần trung tâm kinh tế chính trị sầm uất của tỉnh Hà Đông, lại
có giao thông thuỷ bộ đều thuận tiện nên từ lâu nghề dệt ở làng Vạn Phúc đã sớm
ra đời Nhờ bàn tay tài hoa, khéo léo, nhờ trí thông minh và tài năng sáng tạo,
ngư-ời dân Vạn Phúc tự hào về nghề dệt nổi tiếng ở quê hương Lụa Vạn Phúc có mặt trên khắp mọi miền đất nước ta và thị trường quốc tế: Pháp, Inđônêxia, Thái Lan, Campuchia…
Quy trình sản xuất của nghề dệt cổ truyền ở làng Vạn Phúc
Để có được một tấm lụa, người thợ dệt phải trải qua một quy trình kỹ thuật phúc tạp, tốn nhiều công sức với rất nhiều công đoạn Có thể chia thành các khâu chính như: Khâu tơ, khâu hồ, khâu dệt, khâu chuội và nhuộm
Vì là tơ thủ công nên bước đầu tiên là phải chọn sợi Người ta chọn và phân tơ ra thành 4 loại ở 4 ống: sợi mành, sợi mắc, mốt son, mốt cục Một khung cửi cần có 2 – 3 người quay tơ phục vụ
Sợi mành là sợi nhỏ nhất (màu vàng nhạt) dùng làm sợi ngang Sợi mắc là sợi tơ trung bình dùng để làm sợi dọc To hơn nữa là mốt son ( màu vàng đậm) có ít
Trang 21ghẻ (1) Mốt cục là loại sợi to nhất có nhiều cục Sau khi phân tơ, mỗi loại tơ được dùng vào một công việc khác nhau Sợi mành dùng làm sợi ngang nhưng không phải cứ thế là dùng được ngay mà tuỳ theo từng loại mặt hàng dệt mà người thợ phải chập 2- 4 sợi mành hay nhiều hơn nữa làm một hột Khâu chập sợi này người
ta gọi là khâu “đẽo tơ ” Mốt son dùng để dệt ở đầu hoặc cuối tấm vải Mốt cục dùng để dệt hàng: đũi, sồi, nái hoặc làm go ngang Vì thế ở Vạn Phúc có câu ca dao
“…Quay tơ ra mắc, ra mành, Mắc thì mắc dọc, mành thì dệt ngang
Mốt son thì dệt đầu hàng Mốt cục thì đánh go ngang cho bền”
Cách làm hàng tơ như vừa mô tả ở trên phải rất cẩn thận Sợi loại nào chỉ dùng vào đúng việc nấy, có như vậy hàng mới đảm bảo phẩm chất Những người ham lời cứ ken vào ba sợi mắc, một sợi mốt hoặc khổ vải đáng 3000 sợi chỉ làm
2800 sợi thì hàng vừa thưa lại vừa gặp mấu, sờ rát tay, không được mịn, lại mau xổ lông
Khâu hồ
Sợi ngang sau khi suốt là xong, chỉ việc gài vào thoi đem dệt Riêng đối với sợi dọc, sau khi chập đôi xong phải hồ rồi mới dệt Hồ nhằm làm cho sợi dệt khi dệt không bị xơ xước, có độ bền và độ bóng cao Hồ sợi là một nghệ thuật, không
có làng nào ở Hà Đông có kĩ thuật hồ tốt như ở Vạn Phúc Người thợ hồ ở đây nấu
hồ hết sức công phu, từ khâu chọn gạo đến khâu quấy hồ đều làm rất cẩn thận khi nấu hồ người ta thường thêm một ít sáp ong, đồng thời sử dụng bí quyết riêng làm cho sợi hồ vừa dẻo dai lại vừa bóng Khi hồ sợi, làng Vạn Phúc chỉ hồ sợi trong nhà nên sợi khô rất chậm lại mất nhiều công để quạt cho khô, mỗi ngày chỉ làm được 4-
5 nước hồ ( nếu làm hồ ngoài trời thì được 10 nước hồ một ngày) Sau khi hồ xong, sợi khô, cuộn sợi đã hồ vào trục bên kia, tiếp tục hồ quãng sau Kĩ thuật hồ sợi ở
Trang 22Vạn Phúc, nhất là của các nghệ nhân bậc thầy ở đây không bao giờ tiết lộ bí quyết
ra ngoài Chính vì thế sợi hồ của Vạn Phúc bao đời nay vẫn đẹp hơn sợi hồ của các nơi khác
Để tạo nên được nhiều mặt hàng khác nhau, người thợ dệt phải luôn thay đổi những yếu tố: số lượng sợi dọc nhiều hay ít, độ to của sợi ngang ( chập đôi, chập ba hay bốn sợi) ; cách thăm go: thăm thuận, thăm nghịch, thăm một miệng go hay hai miệng go; cách dận chân đòn, chân nào trước chân nào sau; dùng go võng hay go thẳng… Cùng một khung cửi, chỉ cần thay đổi những yếu tố kĩ thuật trên, người thợ dệt có thể tạo ra nên nhiều mặt hàng khác nhau
Dệt hàng hoa các thao tác dệt giống như mặt hàng trơn, nhưng trước khi dệt hoa gì phải có kiểu hoa đó vẽ lên giấy, đặt lên một miếng vải sa thưa, sau đó mới đặt lên bàn khâu hoa (như khung thêu) để khâu Dùng kim khâu đếm từng sợi dọc, sợi ngang - tính xem số lượng (hoa) bao nhiêu sợi Khâu xong người ta vỗ nước, rút hết sợi dọc và sợi ngang của miếng vải ra Như thế ta được một “vốn hoa” (1)
Khi
đã có vốn hoa bước tiếp theo là “vào hoa” để dệt
Thao tác dệt hàng hoa phức tạp hơn dệt hàng trơn Dệt hàng hoa đòi hỏi phải
có hai người: một người dệt, một người kéo hoa Các động tác khi dệt của hai
ngư-ời phải nhịp nhàng ăn khớp với nhau Ngưngư-ời dệt là ngưngư-ời đóng vai trò điều khiển chính Đối với người kéo hoa, do có sẵn “vốn hoa” nên chỉ việc kéo lần lượt từng sợi go ngang, đến khi hết một lượt lại đẩy nó lên vị trí cũ Và lặp lại từ đầu cho đến
loại hoa đó thì đem ra dệt tiếp
Trang 23khi hết đoạn dệt hoa, người kéo hoa có thể đi làm việc khác Để tiết kiệm thời gian hai khung dệt hoa chỉ cần một người kéo hoa là đủ Nhưng khi dệt những hàng dày như lụa vân thì một khung cửi cần một người kéo hoa liên tục
Trong tất cả các sản phẩm hàng hoa ở Vạn Phúc thì gấm là mặt hàng quý nhất, đắt nhất Gấm là bà chúa của mọi mặt hàng Hàng gấm thời phong kiến chỉ có vua quan và tầng lớp thượng lưu mới được dùng Nghề dệt gấm đòi hỏi người thợ không những phải có kỹ thuật tinh xảo mà còn phải có cả óc thẩm mỹ tuyệt vời trong cách bố trí hoa văn và màu Vì thế không phải bất cứ ai học là biết dệt Đã có không ít người sau bao nhiêu năm theo học mà vẫn không thành công lại phải quay
về với công việc quay tơ, hồ sợi Dệt gấm cũng cần phải có hai người, một người dệt, một người kéo hoa Người thợ dệt phải nhớ thứ tự các màu khi lao thoi, có khi dệt tới 7 màu Cách dận chân đòn cũng rất khó Một khung cửi dệt gấm có 16 chân đòn (8 chân đòn ngang và 8 chân đòn dọc): 8 chân đòn ngang ăn với 8 bàn go lân, 8 chân đòn dọc cứ một chân đòn buộc với hai bàn go đè Khi dận một chân đòn dọc thì một chân đòn ngang kéo xuống, một bàn go lên kéo lên và một bàn go đè, đè xuống Người dệt phải luôn luôn theo dõi xem hàng có bị sai màu và hoa của người kéo có đúng màu không Nghề dệt gấm tinh xảo là vậy và dệt gấm cũng là nghề cao quý nhất trong các mặt hàng dệt ở làng Vạn Phúc
Khâu chuội
Các mặt hàng tơ lụa sau khi dệt xong phải đem chuội cho mềm mại và bóng Chuội có nhiều phương pháp khác nhau nhưng phương pháp cổ truyền phổ biến rộng rãi trong dân làng Vạn Phúc là chuội bằng gio rơm nếp Cách thức chuội như sau: gio rơm nếp cho vào rá vo gạo, bên dưới để cái xoong, dội nước lã vào rá (không được xát), lấy lượng nước vừa đủ với số lượng vải cần chuội Vải lụa ngâm vào nước lã cho ngấm ướt đều, sau đó cho vào nồi nước gio đã lọc đun sôi 15 phút, lấy đũa lật nhẹ rồi lại đun sôi 15 phút nữa là được Sau đó đem lụa giặt sạch bằng nước lã Tấm vải có màu mỡ gà và bóng mịn, trông rất đẹp mắt
Trang 24Nhuộm thâm
Lụa dệt xong có mầu mỡ gà, nếu không thích vải màu mỡ gà thì đem vải nhuộm thâm Cách thức làm đơn giản như sau: vải lụa nấu sạch hồ bằng nước bồ hòn, sau đó nhúng vào nước lá băng, lá sồi, đun sôi nhiều lần trong một ngày Tiếp
đó đem dấm bùn nhuyễn, cứ làm thế trong 3 ngày thì được Sau cùng đem tấm hàng giặt sạch rồi nhúng vào nước thóc nếp rang cháy đem đun sôi cho bóng vải, ta sẽ có được tấm hàng thâm bền màu và bóng
Các sản phẩm chính:
Mặt hàng dệt Vạn Phúc đa dạng, phong phú với nhiều chủng loại, lụa, là, gấm vóc vân, the, lĩnh, băng quế, đoạn sa, kỳ cầu, tít so, đũi… nhưng lụa và gấm là hai mặt hàng nổi tiếng nhất Lụa Vạn Phúc mịn màng với đủ các màu và nhiều loại hoa văn, kỹ thuật dệt lại rất tinh xảo, hoa có cái chìm, cái nổi, có cái nhìn thấy ngay nhưng cũng có cái phải soi lên ánh sáng mới thấy hết cái hay cái đẹp (Xem thêm phần phụ lục)
Các sản phẩm truyền thống của làng Vạn Phúc
Gấm là mặt hàng có nền dày bóng như satanh Nền gấm thường là các màu:
lam, hồng cánh chấu, huyền Hoa có sắc màu tươi, sặc sỡ, được dệt như thêu trên nền sa tanh Một tấm gấm thường có nhiều màu, phổ biến là 5 màu hay 7 màu, còn được gọi là gấm ngũ thể hay thất thể Do sợi ngang và sợi dọc mỗi góc nhìn khác nhau, thấy có những sắc màu khác nhau Đứng ở góc này thấy gấm màu hồng rực
rỡ, đứng ở góc khác lại thấy gấm màu xanh lơ hay xanh lam Gấm có vẻ đẹp rực rỡ
và lộng lẫy, được coi là bà hoàng của các sản phẩm dệt
Vân là mặt hàng nền lụa mỏng hơn satanh Mặt hàng này bao giờ cũng có
hai kiểu hoa dệt trên một tấm lụa: hoa nổi và hoa chìm Hoa nổi bóng mịn trông rất đẹp, còn hoa chìm phải soi lên ánh sáng mới thấy được Nét độc đáo của hàng vân
là ở chỗ hoa chìm (dệt thưng) nhưng khi dệt không bị xô, bị dạt bởi vì khi dệt được
Trang 25dệt bằng go võng, các sợi của cánh hoa được bện chặt với nhau thành từng đố Vân
là mặt hàng xếp thứ hai sau gấm
Lụa có hai loại: lụa trơn và lụa dệt bằng hoa tơ nõn Đây là mặt hàng dệt
theo kiểu đan “lóng mốt” cho sợi dọc và sợi ngang khít vào nhau tạo nên vẻ mịn màng óng ả, có độ dày vừa phải
The, lương, sa, xuyến, băng, quế là những mặt hàng dệt thưng Sợi dệt the
bóng và mảnh Sợi dọc ít từ 3000 – 3500 sợi nên the thưa Dệt the là bố trí các sợi dọc, ngang không khít nhau, tạo nên hình thưng theo hàng ngang Có loại the trơn
và the hoa Sa tựa như the nhưng dệt rất mỏng Dệt xuyến thì cứ dệt sợi ngang mấy sợi mau lại đến mấy sợi thưa, trông mỏng và thoáng tựa như mành mành, mỏng hơn the trơn, có khi đắt hơn cả the hoa Băng, quế cũng là mặt hàng thưng nhưng lại mỏng hơn the, sa, trông tựa như mắt dần, trong suốt, có cài hoa lác đác Băng sử dụng 3000 – 3500 sợi dọc, nhẹ chỉ bằng 0,7 lần the Mỗi mặt hàng một vẻ, không loại nào giống nhau nhưng đều có đặc tính chung là bền và khi giặt không bị xô sợi
Lĩnh, đoạn, vóc, satanh là những mặt hàng dày, có số lượng sợi dọc nhiều
hơn lụa, nhưng mỗi loại có những nét khác nhau Lĩnh có số lượng sợi dọc tới 8000 sợi, khi dệt sợi dọc đưa lên nhiều tạo nên sự bóng nhoáng cho mặt hàng Đoạn, vóc, satanh cũng dệt theo nguyên tắc như dệt lĩnh nhưng dày hơn, sợi dọc nhiều hơn cả gấm, đặc biệt là sợi dọc và sợi ngang nổi đều nhau, mịn màng, óng ả, trông rất đẹp
Lượt là mặt hàng dệt thưa, mỏng, mịn, rất mềm Là dệt bằng tơ nõn, có những
đường dọc nhỏ đều Nhiễu là thứ lụa dệt bằng sợi đã se nên mặt nổi cát trông tựa như kếp Cấp mỏng gần như the, lượt và thường hay cài hoa Sồi dệt bằng tơ gốc
Nái được dệt từ sợi kéo từ vỏ kén bên ngoài nên sợi to, thô có nhiều lông và ghẻ,
thường có màu vàng đậm, cứng nhưng bền Đũi được dệt từ tơ trong cùng của kén
tằm, dày và bền như nái nhưng mềm và mịn hơn
Trang 26Trên đây là một số mô tả về sản phẩm cổ truyền của nghề dệt làng Vạn Phúc trước 1945, và còn tồn tại đến ngày nay Hiện nay ở Vạn Phúc với kỹ thuật dệt mới
đã tạo ra khoảng 79 chủng loại sản phẩm mà trong luận văn này không có điều kiện
mô tả hết
Tổ chức sản xuất
Trước cách mạng tháng tám 1945, dân cư Vạn Phúc chủ yếu sống bằng nghề dệt Hoạt động sản xuất diễn ra trong phạm vi gia đình Phần lớn các gia đình ở đây chỉ làm nghề dệt, một số khác kiêm thêm nghề nông, các gia đình chỉ làm thuần nông hầu như không có
Đối với những gia đình làm nghề dệt, lực lượng sản xuất chính trong gia đình
là bố mẹ, con cái… ngoài ra còn thuê thêm thợ dệt Trong gia đình sự phân công lao động như sau:
Ông chủ nhà (hoặc bà chủ nhà nếu chồng chết) là người cai quản, quán xuyến mọi công việc trong nhà, đồng thời là người đi bán hàng, mua tơ và chi tiêu trong gia đình Bà vợ lúc còn khoẻ tay, tinh mắt thì dệt vải, khi về già sức yếu thì
hồ sợi, mắc sợi, công việc dệt cửi thì do thợ hoặc con cháu đảm nhận Trẻ nhỏ thường làm công việc quay tơ, suốt, đẽo
Thợ học việc có thể là con cháu họ hàng trong gia đình hoặc là những người
ở nơi khác đến Vào mùa dệt hàng năm, người chủ gia đình đi đón thợ về giúp việc Khi mới đến, nếu chưa biết dệt, thợ học việc phải làm các việc phụ như quay tơ,
suốt, đẽo, gánh nước, thổi cơm… họ có tên gọi chung là thợ tơ Thời gian đầu, thợ
tơ không được công xá gì ngoài cơm nuôi ngày ba bữa Nhà chủ nào giàu thì một năm cho một bộ quần áo hoặc vài đồng bạc để tiêu Ngoài những công việc phải làm, thợ tơ còn phải luôn để ý xem các thợ hồ, thợ cửi dệt như thế nào Vào lúc buổi trưa, khi thợ cửi nghỉ ngơi cơm nước, thợ tơ tranh thủ tập dệt, lao thoi không
có tơ cho thuần thục Khi đã lao thoi thành thạo, thợ tơ xin chủ nhà cho dệt thử, lúc đầu thợ học việc chỉ được dệt ở hàng đầu, về sau nếu dệt đẹp thì mới được dệt cả
Trang 27tấm hàng Thời gian học việc thường từ một đến vài năm Khi đã biết dệt, thợ tơ
được gọi là thợ cửi, chuyển sang dệt hàng tấm (tính tiền công theo mét sản phẩm)
cho chủ nhà hoặc đi dệt cho gia đình khác tuỳ theo ý của mình
Đối với những gia đình vừa làm nghề dệt, vừa làm nghề nông thì thời gian chính tập trung cho nghề dệt Khi mùa màng đến (tháng 5 và tháng 10) toàn bộ công việc đều thuê thợ nông làm, cử một người trông nom cai quản Chỉ có một số rất ít gia đình cho cấy rẽ chia hai hoặc chia ba Tức là sau khi gặt xong, người chủ
ra tận ruộng lấy thóc thì được 1/2 số lúa thu được, còn muốn thợ gánh về tận nhà thì chỉ được 1/3 số thóc
Như vậy, trong tổ chức sản xuất đã có sự phân công cụ thể trong nội bộ gia đình, theo từng công đoạn của một quy trình sản xuất ra một tấm lụa thành phẩm,
kể cả khâu đem bán Việc tổ chức sản xuất đã mở rộng vượt ra khỏi phạm vi gia đình và công việc dệt không còn là chức trách riêng của người phụ nữ Người đàn ông thực sự đóng vai trò trụ cột trong sản xuất, nhất là trong chế tạo, sửa chữa công
cụ, tạo dáng hoa văn, buôn bán… Các gia đình chính là những đơn vị tổ chức sản xuất Hình thức tổ chức sản xuất này không chỉ thấy riêng ở làng Vạn Phúc mà còn phổ biến trong các làng thủ công truyền thống khác
Tác động của nghề dệt tới đời sống nhân dân làng Vạn Phúc
Trong một năm ở làng Vạn Phúc có một số tháng hàng bán rất “chạy” với giá cao (thường từ tháng 6 trở đi) lại có một số tháng tơ cao hàng ế, nghề dệt bị ngưng trệ Vì vậy thời gian “chạy” hàng thì cả chủ lẫn thợ của các khâu: quay tơ, hồ, dệt chuội, nhuộm phải lao vào làm việc không kể ngày đêm để làm ra được nhiều hàng
bù vào lúc hàng ế Lúc đó khung cửi dệt hết công suất, liên tục cả ngày lẫn đêm Những lúc thợ dệt nghỉ trưa và tối thì gia đình chủ nhà thay nhau dệt suốt đêm Vì vậy giữa chủ nhà và người làm công không cách biệt, cùng ăn, cùng làm, cùng hưởng Ví dụ như trường hợp của ông Đa Đốp lúc đầu là người đến làm thuê cho ông Đỗ Văn ái Sau này, nhờ khéo tay, chịu khó học hỏi, lại được tổng đốc Hà
Trang 28Đông là Hoàng Trọng Phu và người kế nhiệm là Vi Văn Định mời đến dệt gấm cho các bà các cô đầm Pháp xem Họ rất thích thú, khâm phục và ca ngợi sự khéo tay của người An Nam: dệt mà như vẽ tranh Từ đó ông bắt đầu nổi tiếng và được mời
đi nhiều nơi cùng với các quan lại nhằm giới thiệu và quảng bá cho làng nghề Vạn Phúc Ông cưới vợ người làng và ở lại sinh cơ lập nghiệp tại Vạn Phúc(1)
Tơ tằm là thứ nguyên liệu quý đắt tiền, sợi vừa nhỏ vừa mềm hay bị rối, gây lãng phí cho nên những người làm nghề dệt, từ chủ đến thợ, từ già đến trẻ đều phải làm việc một cách cẩn thận, kiên nhẫn, chịu khó, không được nóng vội, để xảy ra
sơ xuất một chút là hỏng việc
Do thu nhập của nghề dệt cao, người già và trẻ em trong làng đều có việc làm và kiếm được tiền nên đã tác động nhiều đến mọi mặt sinh hoạt của nhân dân Vạn Phúc Người bình thường cũng ăn uống no đủ ngày ba bữa Năm ngày một lần lại có phiên chợ Đơ, đa số các gia đình mua thức ăn về “ăn tươi” cả chủ lẫn thợ cùng “đánh chén” ra trò Các ngày tết 3/3, 5/5 nhất là tết Nguyên Đán mọi người ăn uống vui chơi thoải mái, kể cả người nghèo cũng dễ được vay mượn để sắm tết Cỗ bàn của làng Vạn Phúc bao giờ cũng nhiều thịt cá hơn các làng khác
Trang phục của người Vạn Phúc tươm tất Tết đến đàn ông mặc áo the thâm, quần chúc bâu mới, đàn bà quần chéo go, áo the, khăn nhung Trong dân gian đã truyền tụng về vẻ đẹp của người con gái quay tơ dệt lụa Vì họ chủ yếu làm việc trong nhà nên trông họ trắng trẻo, dịu dàng hơn những người nông dân “một nắng hai sương”, nhưng họ cũng không phải là những người “ngồi mát ăn bát vàng” mà
họ cũng có lúc phải lao động cật lực, phải thức khuya, dậy sớm mới có ăn
Trang 29Cả làng có 40 hộ làm các nghề khác, chiếm tỉ lệ là 5,9% trong tổng số 678 hộ của làng
1.2.2 Sự phát triển kinh tế làng Vạn Phúc từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 1.2.2.1 Chính sách của chính quyền phong kiến và thực dân Pháp đối với nghề dệt
Chính sách của chính quyền phong kiến về nghề dệt nói chung có từ rất lâu đời Trong những ghi chép của các sử gia phong kiến cho thấy từ sau kỷ nguyên độc lập (thế kỷ X) nghề tằm tang đã rất phát triển Đến giữa thế kỷ XI, tơ lụa đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng cho thu nhập của nhà nước Thời nhà Lý đã lập ra Quyết Khố ti để trông coi việc sản xuất và thu thuế tơ lụa như là một biểu hiện của sự phát triển mạnh mẽ của nghề dệt lụa Cho đến thời Trần- Hồ cây dâu và nghề dệt lụa đã gắn chặt với mỗi gia đình người Việt như một bộ phận hợp thành của nền kinh tế tiểu nông Thư tịch cũ cho biết “dâu trồng hàng năm để nuôi tằm, mỗi nhà có năm ba mẫu” Vua Lê đã ba lần ra chiếu khuyến khích sản xuất nông nghiệp và trồng dâu dệt lụa vào các năm 1461, 1485, và 1498 Một hệ thống quan lại trông coi việc nông tang được tổ chức tới tận cấp xã để đôn đốc về việc làm ruộng, trồng dâu, dệt lụa Trồng dâu, chăn tằm dệt lụa lại còn được nhà Nguyễn
Trang 30khuyến khích mạnh mẽ hơn Năm 1834, vua ra dụ “khuyên dân chuyên cần nghề nông để có thể đủ ăn, chăm lo việc tơ tằm để có đủ mặc”[5-14] Như vậy, các triều đại phong kiến đều rất coi trọng nghề tằm tang, nhờ đó nghề dệt có điều kiện phát triển dẫn đến sự ra đời của những trung tâm dệt nổi tiếng trên khắp nước ta, trong
Trong thời gian Pháp thuộc nghề tơ lụa được khuyến khích giúp đỡ Nghề ươm tơ trong thập kỷ đầu của thế kỷ XX được “khuyến khích giúp đỡ rất mạnh” Năm 1894, toàn quyền Delanessan ra nghị định phụ cấp cho những nhà sản xuất tơ
Từ năm 1905 đến năm 1909, bọn cầm quyền Pháp miễn thuế trồng dâu, rồi đặt các
sở chăn tằm kiểu mẫu, đặt trại sản xuất giống tằm tốt để cung cấp cho những nhà sản xuất tơ… Tại sao lại có sự tích cực giúp đỡ như vậy? Đó chẳng qua là vì trong thời gian này, nghề chăn tằm ươm tơ của Pháp bị nguy ngập lớn, không cung cấp
NXB Văn Sử Địa, H, 1957, trang 11
NXB Văn Sử Địa, H, 1957, trang 12
Trang 31đủ tơ cho các nhà máy dệt lụa nên chúng phải thúc đẩy việc chăn tằm ươm tơ ở Việt Nam để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy ở chính quốc
Còn về nghề dệt lụa, sau chiến tranh thế giới thứ nhất lại được thúc đẩy mạnh hơn Thực dân Pháp ở Đông Dương đã tổ chức hội chợ, triển lãm, chấm thi…
và cấp bằng khen, mề đay… đồng thời tuyên truyền rầm rộ cho việc “chấn hưng công nghệ” của chúng Sở dĩ nghề dệt được thúc đẩy vì nghề này chỉ phải bỏ vốn ít, nhân công rẻ mạt lại tận dụng được tài khéo léo của người thợ nên thu được lợi nhuận rất cao Một nguyên nhân sâu sa để Pháp ủng hộ việc phát triển các làng nghề truyền thống là sao cho các làng xã được “bình yên”, không đứng lên chống lại ách thống trị của Pháp, không có những người vô công rồi nghề dễ bị kích động làm loạn, chính Hoàng Trọng Thu đã từng nhận xét rằng “trong thời kỳ lộn xộn
1930(2 tất cả các làng công nghệ đều nổi bật lên tính cách bình yên của chúng… [27-180] Chính với mục tiêu như vậy, Hoàng Trọng Phu đã mở trường mỹ nghệ bản xứ ở Hà Đông và khuyến khích hầu hết các nơi trong tỉnh đẩy mạnh các nghề tiểu thủ công nghiệp, nhất là nghề cổ truyền Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu sau đó là Vi Văn Định (làm tổng đốc từ 1938 – 1941) và con rể Hoàng Trọng Phu
là Hồ Đắc Điềm lên thay (1941 – tháng 8/1945) chọn một số làng xã hàng đầu lập thành “làng kiểu mẫu” và áp dụng chính sách “chấn hưng công nghệ” Làng Vạn Phúc có nghề dệt lụa cổ truyền, có vị trí địa lý gần tỉnh lỵ nên mau chóng được lựa chọn và xây dựng thành làng kiểu mẫu
1.2.2.2 Thăng trầm kinh tế làng Vạn Phúc từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 Nghề dệt làng Vạn Phúc có từ lâu đời, được các vua quan và nhân dân ưa chuộng Các vua triều Nguyễn từ Khải Định đến Bảo Đại đều sai người về tận Vạn Phúc mua sa gấm đem về triều cho vua quan dùng Giới sành ăn mặc ở thành thị và giới thượng lưu giàu có ưa chuộng lụa Vạn Phúc, đặc biệt là gấm Vạn Phúc Ông tổ nghề dệt gấm ở Vạn Phúc là ông Đỗ Văn Sửu Ông đã dệt bức trướng rất đẹp thêu
lãnh đạo
Trang 32bốn chữ “ Hoàng Vương Thọ Khảo” để dân lên vua Tự Đức Đến năm 1906, thực dân Pháp mở hội chợ đấu xảo ở Mác xây giới thiệu nghề thủ công của các nước thuộc địa nhằm thu hút vốn đầu tư của tư bản Pháp thì nghề gấm ở Vạn Phúc mới được phục hồi và phát triển “Người ta tìm gặp được ông Đỗ Văn ái là cháu nội của ông Đỗ Văn Sửu Ông ái chỉ là một thợ thủ công bình thường ở làng Vạn Phúc Nghèo khổ, không gia sản, ông ái chỉ vỏn vẹn mấy cái đồ nghề dùng để dệt gấm của người ông để lại tận đáy một chiếc hòm bị mọt, mối đục Ông ái được sự giúp
đỡ cần thiết để khôi phục lại công nghệ quý giá này” [25 – 7] Năm 1921 có thể coi là năm chấn hưng nghề dệt gấm ở làng Vạn Phúc Làng đã có hai xưởng dệt gấm đi vào sản xuất Một do ông Đỗ Văn ái điều khiển, một do ông Nguyễn Mạnh Khang cũng người làng Vạn Phúc phụ trách
Có được thành tựu trên cần phải nhắc đến vai trò của tổng đốc Hoàng Trọng Phu trong việc “chấn hưng công nghệ” ở Hà Đông, đặc biệt trong đó nghề dệt ở
Vạn Phúc được ông chú ý nhất Trong cuốn Nhận xét về tỉnh Hà Đông của Toà
công sứ Hà Đông đã nhận định về công việc của Hoàng Trọng Phu như sau: “Nhờ
sự phát triển các nghề thủ công do ông đem lại, tạo điều kiện dễ dàng cho các sáng kiến, giúp đỡ bằng tiền mặt, thường xuyên tăng tiền lời cá nhân cho cái vốn bé nhỏ
mà người thợ thủ công cần có để hành nghề của mình, ông đã thắt chặt mối quan hệ trong gia đình bằng lợi ích, khiến cho người ta bận rộn làm ăn chống lại cảnh ăn không ngồi rồi Sự thịnh vượng về kinh tế của tỉnh đã giúp cho người đứng đầu(1)
dân bản xứ ở địa phương này rất nhiều trong hoạt động chính trị của mình”[18– 24]
Hoàng Trọng Phu là người tích cực khuyến khích tuyên truyền giới thiệu nghề dệt lụa ở Vạn Phúc với bọn cai trị Pháp, với Toàn quyền Đông Dương, Thống
Sứ Bắc Kỳ và khách nước ngoài ông đưa họ về thăm quan nghề dệt cổ truyền của Vạn Phúc Ông đề nghị với Chính phủ Pháp và triều đình cấp bằng khen và phẩm
(1) ý nói là Hoàng Trọng Phu
Trang 33hàm cho những người thợ giỏi Dưới đây là danh sách khá đông những thợ giỏi làng Vạn Phúc được cấp bằng khen trong kì thi Thủ công nghiệp Đông Dương tổ chức ở Hà Nội ngày 1/12/1942
- Phần thưởng lớn thứ 2 tặng cho ông Nguyễn Văn Hiên về mặt hàng dệt sợi gai
- Những người được bằng khen trong cuộc thi này và đã được tặng thưởng, được phong hàm trong các cuộc thi trước gồm:
1 Nguyễn Mạnh Khang – được thưởng kim khánh hạng 3, Bá hộ
2 Nguyễn Văn Bính – được thưởng Bá hộ, kim khánh Cao Miên (Campuchia)
3 Nguyễn Văn Hiền (the hoa) – được thưởng ngân tiền, bằng khen trong cuộc thi tơ lụa tổ chức ở Hà Đông năm 1935 (hạng ưu)
4 Nguyễn Văn Huân (gấm) được thưởng Bá hộ, ngân tiền
5 Đỗ Đình Lương (gấm) được thưởng Nam Long bội tinh, bằng khen và kim khánh bằng vàng ở “Triển lãm giữa các thuộc địa của Pháp tổ chức ở Pari năm
1931 và cuộc thi triển lãm ở Batavia (Inđônêxia) năm 1939
6 Đỗ Văn Nhỡ – được thưởng Kim khánh danh dự bằng bạc, ngân tiền, Bá
hộ
- Những người được tặng bằng khen trong kỳ thi này:
1 Nguyễn Mạnh Ninh (dệt túi xách bằng sợi đay và gai)
2 Nguyễn Chấp Chung
3 Nguyễn Hoàng Sáng (sa và sa lồng)
4 Nguyễn Hữu Văn (Tussor)
5 Nguyễn Mậu Hoè
6 Nguyễn Quang Oánh
7 Nguyễn Văn Tuất
Trang 348 Nguyễn Văn Thuyết
ở Campuchia, Viên Chăn ở Lào, Batavia ở Inđônêxia (1939), triển lãm Marseille (1928) ở Pháp, triển lãm hàng thủ công các nước thuộc địa của Pháp ở Pari lần I (1931), Pari lần II (1938)
Trong lần đi dự triển lãm giữa các nước thuộc địa của Pháp ở Pari có các ông Hiền, Huy, Khang, Lương, Chính, được mang theo 2 khung cửi, một khung để dệt gấm, một khung để dệt vân cùng các dụng cụ của nghề dệt để trình diễn ngay tại hội chợ Tất cả chi phí vận chuyển số dụng cụ, tiền tàu biển, tiền ăn ở của đoàn được Chính phủ Pháp đài thọ Đoàn còn tranh thủ lợi dụng dịp này mang nhiều hàng hoá sang Pháp bán lấy tiền mua máy móc về dệt Ông Chính được ở lại học 2 năm về nghề nhuộm, ông Lương và ông Huy ở lại học nghề dệt công nghiệp 2 năm,
cả ba ông đều được cấp bằng kỹ thuật viên
Hoàng Trọng Phu còn cho xây “Nhà bảo tàng Hà Đông” (nay là Tỉnh uỷ Hà Tây) gồm: một nhà bán hàng xây kiểu cổ thật đẹp để trưng bày hàng thủ công của
Hà Đông trong đó có the, lụa, gấm của Vạn Phúc bày bán, hai dãy nhà chia thành nhiều gian để các đồ thủ công tinh xảo, ở đó sản xuất luôn và đặt hàng theo yêu cầu Chỉ riêng Vạn Phúc được lắp khung dệt gấm để dệt cho khách xem Nhà bảo tàng khánh thành vào năm 1925 Các ngày trong tuần, đặc biệt ngày chủ nhật khách nước ngoài vào xem công nghệ sản xuất và mua hàng rất đông Khung dệt cổ
Trang 35truyền của Vạn Phúc rất được chú ý (ảnh) Lụa Vạn Phúc được mang tên “Lụa Hà Đông” – trung tâm tơ lụa nổi tiếng, nơi có nghề dệt lừng danh nhất vào lúc này
Để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của thị trường nghề dệt ở làng Vạn Phúc được mở mang hơn trước khung dệt được cải tiến từ khung thô sơ, dậm chân, năng suất thấp lên thành khung cửi, giật dây; từ dệt lụa vuông khổ 40 – 60cm tiến lên dệt lụa tấm khổ 80cm Từ chiếc khung cửi dùng người kéo hoa được thay thế bằng khung cửi dùng đầu máy Zatka Hồng Kông Nhờ đó mà năng suất và chất lượng hàng tăng lên Năng suất tăng từ 3 thước khổ nhỡ lên 8 thước khổ rộng trong một ngày của một khung dệt Từ những năm 30 đến trước chiến tranh thế giới thứ II, số lượng khung dệt của làng tăng lên nhanh chóng
Bảng phát triển số lượng khung dệt làng Vạn Phúc
Làng Vạn Phúc lúc đầu chuyên dệt the, lụa, về sau dệt cả vân, sa tanh và dệt lụa hoa, the Vạn Phúc còn dùng để may quần áo ngủ xuất sang Pari Từ năm 1935 – 1936 Vạn Phúc dệt thêm đũi Mặt hàng ngày càng thêm phong phú đa dạng Trai
Trang 36gái trong làng từ 16 tuổi trở lên đều biết nghề dệt Người tinh ý thì 13 tuổi đã có thể dệt được tấm lụa đầu tiên Mặc dù vậy hàng năm vẫn có tới 3000 người từ các địa phương khác đến học nghề và làm thợ cùng với 3000 dân Vạn Phúc
Lụa Vạn Phúc bắt đầu cạnh tranh với thị trường thế giới, mở ra một khả năng mới cho nghề dệt của làng Thời phong kiến, hàng dệt của Vạn Phúc phần lớn được đem bán hay trao đổi tại chợ Đình của làng Khi nghề dệt phát triển hơn thì lụa được đem bán ở chợ Đơ (Hà Đông) – chợ mang tính chất khu vực Đến thời Pháp thuộc, những yếu tố thương mại tư bản đã thâm nhập vào từng bước phá vỡ những phạm vi trao đổi hẹp có tính chất khu vực Lúc đó hàng hoá được đem bán tại Hàng Ngang, Hàng Đào (Hà Nội) Cũng từ đó, chợ Đình và chợ Hà Đông không còn là nơi buôn bán tơ lụa nhộn nhịp như trước kia, hàng dệt của Vạn Phúc chủ yếu đem bán ở Hà Nội Hình thức trao đổi được tiến hành theo đơn vị gia đình Lịch trình các phiên chợ như sau:
Phiên chợ Ngày họp (theo Âm lịch) Hàng Ngang, Hàng Đào (Hà Nội) 1,6
Bên cạnh hình thức đi bán từng gia đình là phổ biến còn có hình thức một vài gia đình liên kết với nhau đi bán hàng Hình thức này xuất hiện vào những năm 30 của thế kỷ XX do những yếu tố hàng hoá tư bản phát triển mạnh tạo cho một số tiểu chủ ở Vạn Phúc có vốn nhiều, khối lượng hàng dệt lớn, họ cùng nhau bán hàng, bước đầu đặt cơ sở cho sự ra đời của “Cửa hiệu Phúc Hợp” và sau đó là
“Công ty Long Vân”
Trang 37Cửa hiệu Phúc Hợp ra đời năm 1930 – 1931, trên cơ sở mười hộ gia đình (1)
ở làng Vạn Phúc có nhiều khung dệt (5-7 khung) liên kết với nhau đi bán hàng ở
Hà Nội Với số lượng hàng nhiều, mặt hàng đa dạng phong phú: vân, băng, quế, lụa sa… nên hàng của họ dễ bán và đắt hơn những người đi bán lẻ Đến tối khi trở về
họ mới chia nhau tiền bán được Uy tín của nhóm gia đình này càng tăng, đã có nhiều chủ buôn đặt mua hàng Lúc này họ không ra Hà Nội nữa mà khách hàng ở khắp nơi (Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn…) đã về tận Vạn Phúc mua Để tiện cho việc giao dịch mua bán, họ mở cửa hiệu ngay tại làng có tên là cửa hiệu Phúc Hợp Nguồn hàng để bán lúc đầu do các gia đình này dệt ra Về sau, do khối lượng hàng cần nhiều họ mua thêm ở chợ Hà Đông và ở trong làng Đã có những khách hàng ở tận Sài Gòn yêu cầu “Phúc Hợp” đưa hàng vào trong đó Một đại lý giao dịch mới
có tên là Công ty Long Vân của cửa hiệu Phúc Hợp đã ra đời tại số nhà 229 phố Lagrange (sau chùa Bà Đen) Sài Gòn
Khi Nhật đảo chính Pháp (1945) toàn bộ nhân viên của Công ty Long Vân rút ra Bắc Trong tình hình đó, cửa hiệu Phúc Hợp chuyển từ Vạn Phúc ra trung tâm thị xã Hà Đông (số nhà 88 – 90 Phố Lê Lợi ngày nay) Tại đây cửa hàng vẫn tiếp tục kinh doanh các mặt hàng tơ lụa và nhuộm Đến tháng 8/1945, cùng với sự
ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, cửa hiệu Phúc Hợp chấm dứt hoạt động của mình
Sau một thời kỳ phát triển mạnh (1930 – 1939), đến khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, việc xuất nhập cảng hàng hoá của Pháp bị hạn chế, nghề dệt lụa ở Vạn Phúc bắt đầu gặp khó khăn Nguồn nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm bị hạn chế Nghề dệt có xu hướng đi xuống Đến năm 1945, cách mạng tháng Tám thành công, mở ra một thời kỳ phát triển mới cho nghề dệt
1.3 Làng Vạn Phúc trong mối quan hệ kinh tế với các làng nghề phụ cận
H-ng, Xã Cao và bà Ba Đình…
Trang 38Quy trình sản phẩm của một làng dệt là nhập nguyên liệu, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và thuê nhân công phục vụ Trong quá trình sản xuất đó Vạn Phúc có mối quan hệ với các làng xung quanh trong vùng thậm trí với các làng xa hơn
Các nơi cung cấp nguyên liệu cho làng Vạn Phúc rất nhiều Như phần trên đã trình bày, làng Vạn Phúc có hàng trăm khung dệt, mỗi năm tiêu thụ hàng chục tấn
tơ nhưng lại không trồng dâu nuôi tằm mà hoàn toàn phải mua của các nơi về để sản xuất Trước cách mạng tháng tám 1945, làng Vạn Phúc thường mua tơ của các làng ở hai huyện ứng Hoà và Mỹ Đức là: Trinh Tiết, Đông Hưng, Thượng Kinh, Thượng Tiết… Ngoài ra còn mua tơ của các nhà bán buôn ở Hà Nội Những năm
1930 còn có nguồn tơ từ nước ngoài như: Pháp, Trung Quốc, Nhật… Việc trồng dâu nuôi tằm hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên nên rất bấp bênh Tình hình sản xuất không ổn định đó làm cho giá tơ hay lên cao Hơn nữa những nhà buôn tơ th-ường thừa lúc thị trường tơ khan hiếm nâng giá tơ lên cao, gây nhiều khó khăn cho người dệt lụa Với mong muốn ổn định nguồn nguyên liệu, đã có lúc làng Vạn Phúc tổ chức trồng dâu nuôi tằm lấy tơ nhưng không thành công Trong mối quan
hệ với các nơi cung cấp tơ, làng Vạn Phúc có phần nào đó bị lệ thuộc dù với tư cách là người mua
Lụa Vạn Phúc sản xuất ra được mang bán và trao đổi ở chợ Hà Đông, ở Hàng Ngang, Hàng Đào (Hà Nội) Những ông chủ trong gia đình thường đi tàu điện ra bán hàng ở Hà Nội Những hôm chạy hàng, các nhà buôn lụa đón họ sẵn ở bến tàu, còn thường thì đem hàng đến bán cho các chủ hiệu quen ở phố Hàng Ngang, Hàng Đào như: Chí Lợi, Vĩnh Bảo, Phán Chí… Những hôm hàng ế, không bán được thì đem bán chịu cho các chủ hiệu Sau khi quy đổi số hàng ra tiền, họ mua tơ chịu của chính chủ đó, hoặc lấy giấy tích kê đi mua chịu hàng khác, phiên hàng sau họ ra thanh toán Ngoài Hà Nội thì hai thành phố lớn là Huế, Sài Gòn cũng là khách hàng lớn của Vạn Phúc Lụa Vạn Phúc còn có mặt ở khắp các vùng nông thôn với mặt hàng chính là satanh
Trang 39Thợ học việc và thợ dệt thuê là lực lượng không thể thiếu trong quy trình sản xuất lụa của làng Vạn Phúc Đại bộ phận thợ làm thuê cho làng Vạn Phúc đến từ làng Vạng, Cống (Hoài Đức), ngoài ra còn có thợ đến từ các tỉnh khác như: Nam Định, Thái Bình, Hà Nam Vào mùa dệt hàng năm, từ tháng 5 – 6 trở đi, người chủ gia đình đi đón thợ về giúp việc Người làm thuê đứng thành từng nhóm ba đến năm người ở chợ Đình hay chợ Hà Đông Ông chủ xem người nào khoẻ mạnh khéo tay đón về nhà mình Những hiệp thợ này làm thuê ở Vạn Phúc cả năm, họ chỉ rời làng Vạn Phúc một tháng trước và sau Tết Nguyên đán
Ngoài ra Vạn Phúc còn có mối quan hệ giao lưu học hỏi nghề nghiệp giữa các làng Theo các cụ trong làng kể lại thì người đầu tiên từ Mỗ Lao sang Vạn Phúc lập nghiệp là hai người họ Nguyễn và một người họ Đỗ Bên Mỗ Lao cũng có nghề dệt nhưng rất lạ là Mỗ Lao và Vạn Phúc không có quan hệ gì thân thiết như “kết chạ” hay “đi nước nghĩa”…
Về mặt kỹ thuật dệt, làng Vạn Phúc có quan hệ với làng La Khê (Hà Tây), nhà máy dệt Nam Định,… nhưng có cải tiến cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Vạn Phúc Theo cụ Nguyễn Văn Bút kể lại: vào những năm 1930 có một nhóm thợ Vạn Phúc xuống nhà máy dệt Nam Định học nghề cơ khí Vì thời Pháp thuộc, nhà máy dệt Nam Định được thực dân Pháp đầu tư máy móc hiện đại nhất ở Bắc
bộ Sau khi học xong nhóm thợ này đã cải tiến thành công khung dệt thủ công lên
thành khung giật tay, năng suất cao gấp 3 lần Tác giả Phan Văn Bền trong cuốn Sơ
thảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam cũng ghi lại như sau: “Trước kia
thợ dệt trong làng cũng chỉ dùng khung cửi thô sơ, đạp chân Về sau một số thợ học
ở nhà máy tơ Nam Định về đã họp bàn nhau lại, cải tiến khung cửi thành khung giật dây tay, tăng mức sản xuất từ 3 thước khổ nhỡ lên 8 thước khổ rộng [2 – 223]
Làng Vạn Phúc còn dạy nghề cho làng Bộ La (Vũ Thư – Thái Bình) Đầu thế
kỷ XX, những người thợ ở làng Bộ La lên tận làng Vạn Phúc học nghề dệt Họ còn mời thợ hồ làng Vạn Phúc về dạy hồ cho dân làng Nghề dệt làng Bộ La đã có thời
Trang 40kỳ phát triển khá phồn thịnh Vào những năm 1925 – 1928 ở làng Bộ La có gia đình ông Lê Văn Thiệp có tới 40 khung dệt Rất tiếc nghề dệt ở làng Bộ La hiện nay không còn nữa
Tiểu kết chương 1
Trong số những làng nghề dệt nổi tiếng, Vạn Phúc là nơi có nghề dệt cổ truyền đạt đến độ tinh xảo, dệt được gấm tiến vua, từng là trung tâm tơ lụa một thời Khi mới xuất hiện nghề dệt mang tính chất là nghề phụ, nhưng cùng với thời gian, nghề dệt ngày càng phát triển, lấn át nông nghiệp và đóng góp vai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế làng Vạn Phúc Điều đó được thể hiện ở 94,1% hộ dân cư trong làng làm nghề dệt Song song với sự phát triển của nghề dệt, kết cấu kinh tế của làng cũng thay đổi từng bước Nghề nông từ vị trí độc tôn dần dần trở thành thứ yếu và thay vào đó là sự chi phối chủ yếu của nghề dệt
Mặc dù vậy giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp vẫn có mối quan chặt chẽ Những gia đình làm nghề dệt khá giỏi đồng thời cũng là những gia đình có nhiều ruộng đất Sau khi làm ăn phát đạt, số lãi họ không đầu tư hết cho nghề dệt mà còn
để tậu ruộng Điều này cũng dễ hiểu bởi vì nghề dệt nhiều lúc cũng bấp bênh, tơ cao hàng ế, nếu có vài sào ruộng thì cuộc sống sẽ “chắc chắn” hơn
Đầu thế kỷ XX đến trước cách mạng tháng Tám – 1945, kết cấu kinh tế nông – thủ công nghiệp chuyển dần sang kết cấu kinh tế công thương nghiệp Khi thủ công nghiệp pháp triển mạnh và hệ quả là nảy sinh và phát triển kinh tế hàng hoá
đã tạo điều kiện cho sự phân công lao động xã hội dẫn đến sự chuyển hoá giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp Vào những năm 30, nghề dệt phát đạt, cả làng đổ
xô vào dệt Những hộ có vài ba sào ruộng đều bán đi để mua khung dệt và nguyên liệu Ruộng đất tập trung vào một số hộ dày vốn và chỉ những hộ này mới kiêm doanh Tiếng gọi là kiêm doanh nhưng thực ra từ nhà nhiều ruộng đến ít ruộng đều tập trung lao động vào nghề dệt, toàn bộ công việc nghề nông đều thuê người Chính sự chuyển hoá giữa hai nghề nông – thủ công đã tạo nên một cuộc sống khá