Thảo luận nhóm là một trong nhiều phương pháp dạy học có thể phát huyđược tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.Phương pháp này chẳng những giúp người
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ NGỌC
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG
DẠY HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP VIỆT ANH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Nghệ An, 2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ NGỌC
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG
DẠY HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP VIỆT ANH
Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn giáo dục chính trị
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đăng Bằng
Trang 3Nghệ An, 2012 LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo Khoa Giáo dục chính trị, Phòng Sau Đại học - Trường Đại học Vinh và các thầy giáo, cô giáo đã tham gia giảng dạy tôi trong khoá học, đã dành nhiều tâm huyết truyền đạt những tri thức quý báu, giúp tôi hoàn thành khoá học và luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Đăng Bằng - Người Thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Đào tạo trường Trung cấp Việt Anh; Ban giám hiệu, tập thể giáo viên trường Trung cấp Việt - Anh; gia đình và bạn bè đã động viên, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
-Nghệ An, tháng năm 2012
Người thực hiện
Nguyễn Thị Ngọc
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục là việclàm đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Ngành giáo dục và cáctrường đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, quan trọng về vấn đề này Việc lựa chọn
Trang 5một phương pháp dạy học tối ưu cho một đối tượng cụ thể là vấn đề rất khó Thực
tế cho thấy phương pháp dạy học nào cũng có mặt tích cực và hạn chế của nó
Thảo luận nhóm là một trong nhiều phương pháp dạy học có thể phát huyđược tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.Phương pháp này chẳng những giúp người học tự giác, tiếp thu kiến thức mà còntạo nên một môi trường để người học giao tiếp, hoà nhập với cộng đồng xã hội
Đối với trường Trung cấp Việt – Anh, việc đổi mới phương pháp dạy họcnhằm nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ trọng tâm Trong dạy học mônKTCT Mác – Lênin ở trường vấn đề thảo luận nhóm rất được giáo viên quan tâm,đạt được hiệu quả nhất định Tuy nhiên việc vận dụng phương pháp thảo luậnnhóm vào dạy học môn KTCT vẫn còn nhiều hạn chế Có nhiều nguyên nhânnhưng trước hết là do trình độ, kỹ năng của giáo viên, chưa tạo được sự hứng thúcho học sinh Do học sinh chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp dạy học này.Bên cạnh đó cơ sở vật chất của nhà trường còn thiều thốn
Từ những lí do trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Vận dụng phương
pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn kinh tế chính trị Mác - Lênin ở trường Trung cấp Việt Anh” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành lý luận và
phương pháp giảng dạy giáo dục chính trị
2 Lịch sử nghiên cứu
Trong thời gian gần đây, ở trong nước cũng như ở nước ngoài các nhànghiên cứu đều cho rằng: cần phải phát huy tính tích cực của người học qua việc
chuyển từ “Dạy học lấy giáo viên làm trung tâm” sang “Dạy học lấy học sinh làm
trung tâm” Đây là một xu hướng tất yếu được nhiều nhà giáo dục quan tâm và
tiếp cận dưới nhiều góc độ và quan điểm khác nhau
Tác giả Nguyễn Hữu Châu trong cuốn: “Những vấn đề cơ bản về chương
trình và quá trình dạy học” đã đưa ra quan điểm về dạy học hợp tác theo nhóm.
Theo tác giả: “Dạy học hợp tác là việc sử dụng các nhóm nhỏ để học sinh làm việc
Trang 6cùng nhau nhằm tối đa hóa kết quả học tập của bản thân mình cũng như người khác” [5, 225]
Tác giả Phan Trọng Ngọ trong cuốn: “Dạy học và phương pháp dạy học
trong nhà trường” giới thiệu về phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay,
trong đó có PPTLN Tác giả cho rằng: “Phương pháp thảo luận nhóm là phương
pháp dạy học mà trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành những nhóm nhỏ
để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể nào đó và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó” [20, 223]
Jean Piaget (1896 – 1980) với thuyết mâu thuẫn nhận thức xã hội cho rằng.Trong khi tương tác cùng nhau, mâu thuẫn nhận thức xã hội xuất hiện đã tạo ra sựmất cân bằng về nhận thức giữa mọi người Các cuộc tranh luận diễn ra liên tục vàđược giải quyết Trong quá trình đó, những lý lẽ, lập luận chưa đấy đủ sẽ được bổsung và điều chỉnh Như vậy, học là một quá trình xã hội, trong quá trình đó, conngười liên tục đấu tranh để giải quyết các mâu thuẫn nhận thức
Tác giả Lê Thị Minh Thảo trong bản báo cáo hội nghị sinh viên nghiên cứukhoa học lần thứ 8 Đại học Đà nẵng năm 2012 đã viết: “Phương pháp dạy học theonhóm thực chất đã có từ rất lâu trong lịch sử, người khởi xướng phương pháp này
là Socrate – nhà triết học Hy Lạp Ông đã đề ra phương pháp Socrate hay còn gọi
là phương pháp hội thoại, tranh luận để tìm tòi, phát hiện ra chân lý Ở Việt Namphương pháp này cũng được sử dụng và nhắc đến trong câu thành ngữ “Học thầykhông tày học bạn” và hiện nay đây được coi là một trong những phương pháp dạyhọc tích cực, đáp ứng những yêu cầu về dạy và học trong điều kiện mới của đờisống xã hội, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước”
Mặc dù học tập theo nhóm là một vấn đề đã được nhiều nhà giáo dục quantâm nhưng do cách tiếp cận khác nhau mà hướng nghiên cứu khác nhau Có tác giảchỉ tập trung nghiên cứu những đặc điểm chung, cốt lõi của PPTLN; cũng có một
số tác giả khác đã mạnh dạn nghiên cứu kỹ năng của học sinh và giáo viên trongthảo luận nhóm Ở nhiều phương diện khác nhau nhưng vẫn được hiểu đó là một
Trang 7môi trường học tập nhằm phát huy vai trò tích cực, sáng tạo của người học Tuyvậy, việc nghiên cứu vận dụng PPTLN trong quá trình dạy học KTCT Mác – Lênin
ở trường Trung cấp Việt - Anh chuyển biến tích cực nhưng chưa mạnh, chưa đều
Đề tài này nghiên cứu việc vận dụng PPTLN trong quá trình dạy học KTCT Mác –Lênin ở trường Trung cấp Việt – Anh nhằm góp phần làm nâng cao chất lượng dạyhọc môn KTCT ở trường Trung cấp và Cao đẳng
3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm ra các giải pháp để vận dụngPPTLN nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học bộ môn KTCT Mác – Lênin ởtrường Trung cấp Việt – Anh
Để đạt được mục đích đề ra, ở đề tài này cần tập trung thực hiện nhữngnhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc tổ chức dạy học bằngphương pháp thảo luận nhóm
- Tiến hành thực nghiệm dạy một số bài trong môn KTCT Mác – Lênin ởtrường Trung cấp Việt – Anh
- Xây dựng quy trình và điều kiện và đề ra một số giải pháp để thực hiệnPPTLN trong dạy học môn KTCT Mác – Lênin ở Trung cấp Việt – Anh hiện nay
4 Phạm vi nghiên cứu
Để tài tiến hành thực nghiệm PPTLN trên hai bài giảng cụ thể (bài 4: SXHH
và các quy luật kinh tế của SXHH, bài 8: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa) có đối chứng ở một đơn vị kiến thức tương đương 16 tiết của học phầnKTCT Mác – Lênin theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo dùng chochương trình Trung cấp
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài sử dụng một số phương phápsau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: vận dụng phương pháp luận của chủ
Trang 8nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với phương phápphân tích, tổng hợp để nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp thảo luận nhóm
6 Ý nghĩa của đề tài
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu vàgiảng dạy môn KTCT
- Góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy môn KTCT trong trường Trungcấp ngày càng đạt hiệu quả hơn
7 Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng tốt PPTLN trong dạy học môn KTCT Mác – Lênin thì sẽ nângcao chất lượng dạy học môn KTCT Mác – Lênin ở trường Trung cấp Việt – Anh
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, mục lục, phụlục, phần nội dung của đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn vận dụng phương pháp thảo luận nhómtrong dạy học môn kinh tế chính trị Mác – Lênin
Chương 2: Thực nghiệm phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học mônkinh tế chính trị Mác – Lênin ở trường Trung Cấp Việt – Anh
Chương 3: Quy trình và điều kiện thực hiện phương pháp thảo luận nhómtrong dạy học kinh tế chính trị Mác – Lênin ở trường Trung Cấp Việt – Anh
B NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG
PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
Trang 91.1 Nhóm và phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học kinh tế chính trị Mác – Lênin
1.1.1 Khái niệm nhóm
Nhóm là sự tập hợp những cá thể lại với nhau theo những nguyên tắc nào đó.Hay nói cách khác nhóm là một hiện tượng xã hội, một sự tập hợp của hai hay trênhai người có sự tác động lẫn nhau nhằm đạt được mục tiêu chung Nhóm là một tậpthể nhỏ được hình thành để thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong một thời gianxác định
Như vậy, căn cứ vào những điều kiện cụ thể mà có những cách phân chia
nhóm khác nhau Song về cơ bản: Nhóm là sự hợp tác giữa các cá nhân với nhau
trên cơ sở kỳ vọng chung, trong nhóm có sự phân công nhiệm vụ, sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu chung
Đặc trưng của nhóm được xác định bởi: Số người trong nhóm, nhiệm vụ củamỗi nhóm, sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm, các đặc điểm tâm lý củanhóm, chia sẻ mục tiêu chung, mục tiêu càng rõ thì mối tương tác càng mạnh hệthống các quy tắc (sự tuân thủ), cơ cấu chính thức và phi chính thức
Các vai trò thể hiện trong nhóm: Vai trò hướng về công việc, vai trò củng cốnhóm, vai trò liên quan đến nhu cầu cá nhân (vai trò cản trở hay vai trò thúc đẩy).Các vai trò này luôn biến đổi làm cho nhóm năng động, ảnh hưởng lên từng conngười trong nhóm
1.1.2 Những hình thức chia nhóm
Căn cứ vào mục đích, nội dung, mức độ khó dễ của nhiệm vụ học tập, trình
độ của đối tượng học sinh, có các hình thức chia nhóm khác nhau
Hình thức chia nhóm ngẫu nhiên: Đây là cách chia được tiến hành khi giữacác đối tượng học sinh không cần có sự phân biệt Mọi học sinh đều phải hoạtđộng để giải quyết vấn đề, cùng chiếm lĩnh tri thức Nhiệm vụ được giao khôngkhác nhau nhiều về nội dung, ít có sự chênh lệch về độ khó và có chung một yêucầu
Trang 10Ở hình thức chia nhóm ngẫu nhiên này, khi chia nhóm giáo viên có thể chiatheo bàn, theo tổ hoặc theo tự nguyện của học sinh Cách chia này đôi khi chấtlượng, trình độ các nhóm không đồng đều.
Hình thức chia nhóm cùng một trình độ: Việc chia nhóm cùng một trình độđược áp dụng khi cần có sự phân hóa về trình độ bởi mức độ khó dễ của nội dungbài học cho từng đối tượng học sinh Người ta thường dựa vào các trình độ: Giỏi,khá, trung bình và yếu để chia thành các nhóm tương ứng
Với cách chia này, giáo viên có thể đưa ra những yêu cầu cụ thể khác nhauđối với từng nhóm trong việc giải quyết cùng một nhiệm vụ học tập Song khi ápdụng hình thức chia nhóm này giáo viên cần phải thận trọng Bởi vì muốn chiađúng trình độ của học sinh, giáo viên phải nắm chắc trình độ của họ, vì nếu khôngnắm chắc được trình độ của học sinh mà chia sai nhóm thì sẽ dẫn đến sự phản tácdụng
Hình thức chia nhóm gồm nhiều trình độ khác nhau: Cách chia này thườngđược sử dụng khi nội dung hoạt động dạy học cần có sự hỗ trợ lẫn nhau Trongtrường hợp này cần phải xác định vai trò của nhóm trưởng (người có năng lực, cótiếng nói nhất trong nhóm) là rất quan trọng trong việc phân công nhiệm vụ chocác thành viên trong nhóm
Hình thức chia nhóm theo sở trường: Cách chia này thường được tiến hànhtrong các buổi học tập ngoại khóa, mỗi nhóm sẽ gồm một số học sinh vcó chung sởtrường và sẽ tạo hứng thú khi những sở trường này làm học tập cùng với nhau.Tóm lại, có nhiều hình thức chia nhóm khác nhau, mỗi một hình thức có ưuđiểm và nhược điểm riêng Vì vậy trước khi quyết định chia nhóm theo hình thứcnào, giáo viên nên dựa vào mục tiêu bài học, loại bài học, không gian học tập, trình
độ, sở trường của từng học sinh
Trong quá trình dạy học môn KTCT Mác – Lênin bằng PPTLN, hình thứcchia phổ biến nhất vẫn là cách chia thứ nhất - chia ngẫu nhiên Song để cho nhómchia ngẫu nhiên hạn chế những nhược điểm của nó thì người giáo viên cần phải
Trang 11chú ý đến hai vấn đề: Một là, nhiệm vụ được giao cho mỗi nhóm phải có cả cácyêu cầu khó, dễ khác nhau Hai là, phải điều hành sao cho mọi thành viên củanhóm đều phải hoạt động tích cực.
1.1.3 Phương pháp thảo luận nhóm
1.1.3.1 Khái niệm về phương pháp thảo luận nhóm:
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về PPTLN như:
Theo tác giả Trần Bá Hoành: “ Thảo luận là một dạng tương tác nhóm trong
đó các thành viên hợp sức giải quyết một vấn đề cùng quan tâm, nhằm đạt tới một
sự hiểu biết chung về vấn đề đó” [12, 157]
Theo tác giả Phan Trọng Ngọ: “Thảo luận nhóm là phương pháp trong đónhóm lớn (lớp học) được chia thành những nhóm nhỏ để tất cả các thành viêntrong lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiếnchung của nhóm mình về vấn đề đó” [20,223]
Trên tạp chí dạy học ngày nay số 5/2005, PGS.TS Nguyễn Hữu Châu khái
quát: “Học là quá trình cá nhân tự kiến tạo kiến thức cho mình nhưng đó là
những kiến thức thông qua tương tác với các cá nhân khác, với xã hội và thực tiễn mà có” Từ quan niệm về hoạt động học, quan niệm về hoạt động dạy và
PPDH cũng thay đổi PPTLN phải dựa trên cả quan điểm học và quan điểm dạy
Từ đó luận văn cho rằng: Thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học,
trong đó lớp học được chia thành các nhóm nhỏ để học sinh trong nhóm tích cực, chủ động nghiên cứu, thảo luận các nhiệm vụ học tập để đạt được mục tiêu học tập dưới sự hướng dẫn điều khiển của giáo viên.
PPTLN bao gồm những nội dung sau:
Chia nội dung bài học thành nhiều vấn đề nhỏ Mỗi vấn đề nhỏ được coi làmột chủ đề thảo luận
Chia lớp học thành nhiều nhóm nhỏ, cách chia nhóm tùy thuộc vào nội dung
và tính chất của vấn đề thảo luận, cũng như các điều kiện phục vụ khác (bàn, ghế,phòng học, tài liệu, phương tiện học tập v.v) Phương châm là sử dụng linh hoạt
Trang 12nhiều hình thức chia nhóm phù hợp với các nhiệm vụ dạy học, đảm bảo cho cácnhóm biết trước mục đích, nội dung thảo luận và được chuẩn bị đầy đủ các điềukiện cần thiết phục vụ cho quá trình thảo luận Mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởngđiều khiển và duy trì hoạt động của nhóm và một thư ký ghi đầy đủ các phát biểutrong khi thảo luận Có thể giao nhiệm vụ cho từng cá nhân làm việc độc lậptrong nhóm, sau đó cả nhóm đánh giá và bổ sung Cũng có thể giao nhiệm vụ cho
cả nhóm Tuy nhiên cần nhớ: Tại một thời điểm, mỗi nhóm (cá nhân) chỉ được
giao thảo luận một chủ đề (một nhiệm vụ), không giao cùng một lúc nhiều chủ đề.
Tuy nhiên, tại một thời điểm có thể giao cho nhiều nhóm cùng thảo luận mộtchủ đề Kết thúc chủ đề này lại thảo luận tiếp chủ đề khác (phát triển bài học theochiều dọc), cũng có thể giao mỗi nhóm thảo luận một chủ đề Sự liên kết cácnhóm này sẽ tạo ra sự thống nhất về kết quả chung của bài dạy (phát triển bài họctheo chiều ngang) Cả hai hướng đều có điểm mạnh và hạn chế nhất định Vì vậy,tùy theo mục tiêu và nội dung bài dạy, giáo viên có thể kết hợp cả hai cách trênvới mức độ nhất định
Các sản phẩm của cá nhân hay của cả nhóm có thể được thể hiện trên cácvăn bản, biểu đồ Các sản phẩm đó phải được giới thiệu và trình bày trước nhómhoặc trước các nhóm khác trong lớp Đồng thời đưa ra các góp ý cho những nhómlàm chưa tốt hoặc chưa đầy đủ và những khen ngợi cụ thể cho những nhóm đãhoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
Đảm bảo yếu tố thông tin phản hồi từ các nhóm Biện pháp thông thường làkiểm tra xem thư ký nhóm ghi chép được những gì? Hỏi các thành viên có hiểuvấn đề thảo luận không? Có bỏ sót điều gì quan trọng không? Có thắc mắc gìkhông? Điều cần lưu ý là thái độ thân thiện, gần gũi và cởi mở của giáo viên khi
đi kiểm tra các nhóm có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của các nhóm và lượngthông tin phản hồi
Bất kỳ cuộc thảo luận nào cũng phải có kết luận của giáo viên cần dành thời
Trang 13gian ghi chép đánh giá sự tiến bộ của các nhóm, tóm tắt ý tưởng của các nhómthực hiện công tác trọng tài cố vấn cho các nhóm tiếp tục hoàn thiện hoặc pháttriển ý tưởng của mình.
1.1.3.2 Nguyên tắc thảo luận nhóm
Luôn lắng nghe: Có thể nói đây là một trong những kỹ năng quan trọngnhất khi làm việc theo nhóm học sinh trong nhóm cần phải biết lắng nghe ý kiếncủa nhau Điều này thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau giữa những người tham giathảo luận Tuy nhiên nghe không phải chỉ nghe mà phải hiểu, phải nhớ Muốnnghe được phải hiểu nội dung người ta đang nói là gì
Lắng nghe chứ không đơn thuần chỉ là “nghe” vậy nên nó đòi hỏi ngườinghe phải tiếp nhận thông tin từ người nói, phân tích, tư duy theo hướng tích cực
và phản hồi bằng thái độ tôn trọng những ý kiến của người nói ngay cả khi ý kiến
đó hoàn toàn trái ngược với quan điểm của bản thân Theo suy nghĩ chủ quan củanhiều người kỹ năng nghe có vẻ đơn giản nhưng thực chất việc thực hiện nó mộtcách hiệu quả lại không dễ dàng Vì nó cần một sự tập trung cao độ và cũng chính
nó là bước đầu tiên có thể quyết định thành công của hoạt động nhóm
Chất vấn: Hình thức đặt câu hỏi của mỗi cá nhân Chúng ta có thể nhận biết
mức độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho học sinh khác
trong nhóm của họ Chất vấn là kỹ năng thể hiện tư duy phản biện tích cực Thực
tế đây là một kỹ năng khó mà ngay cả những người có kinh nghiệm cũng vẫnphải tiếp tục rèn luyện Chất vấn bằng những câu hỏi thông minh dựa trên những
lý lẽ tán đồng hay phản biện chặt chẽ đòi hỏi mức độ tư duy cao và tinh thầnđóng góp, xây dựng ý kiến hết mình cho công việc chung của nhóm Một điều lưu
ý là lời lẽ chất vấn cần mềm mỏng, lịch sự, một điều quan trọng khác nữa làchúng ta cần xây dựng một môi trường làm việc cởi mở, khuyến khích học sinhsẵn sàng tiếp thu những ý kiến trái chiều để tự bổ sung, hoàn thiện ý tưởng củamình Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải tập cho học
Trang 14sinh hiểu và nhận thức: Trong tranh luận, nếu tự ái nghĩa là bạn đã đánh mất đi sựsáng suốt của bản thân.
Thuyết phục: Học sinh trong nhóm cùng nhau trao đổi, suy xét những ýtưởng đã đưa ra Đồng thời, cũng cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khácđồng tình với ý kiến của mình Khi nêu ý kiến đóng góp cho nhóm, học sinh cầnkèm theo lý lẽ thuyết phục để nhận được sự đồng tình của nhiều thành viên trongnhóm Nhiều người cho rằng đây là kỹ năng khó nhất vì không dễ để có thểthuyết phục người khác nghe và làm theo kế hoạch của mình Cách giải quyết chovấn đề này là học sinh cần đưa ra những bằng chứng xác thực chứng tỏ đượcnhững điểm tối ưu trong vấn đề của nhóm Nếu ý tưởng của nhóm có tính khả thicao và phù hợp thì việc mọi học sinh của nhóm khác chấp nhận nó sẽ là điều tấtyếu, chỉ cần cho họ thời gian để xem xét và thực hiện nó mà thôi
Tôn trọng: Là kỹ năng quan trọng và cần thiết cho quá trình làm việcnhóm Là một học sinh trong nhóm bạn cần tôn trọng ý kiến của những học sinhkhác trong nhóm mình thông qua việc động viên, giúp đỡ và cùng nhau thực hiện
kế hoạch đã đề ra Chúng ta phải biết rằng chỉ khi chúng ta biết tôn trọng ý kiếncủa người khác thì họ mới tôn trọng ý kiến của chính chúng ta Chẳng hạn nhưnếu một học sinh đưa ra một ý tưởng thì những người còn lại cần xem xét, đánhgiá một cách nghiêm túc về khả năng thực hiện ý tưởng đó, có như thế thì hoạtđộng nhóm mới thực sự hữu ích và đạt được hiệu quả Và khi học sinh trongnhóm thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau cũng có nghĩa là họ đang góp hết sức mìnhvào sự thành công của nhóm
Trợ giúp: Học sinh phải biết giúp đỡ nhau vì trong một nhóm mỗi người cómột thế mạnh riêng Và nhiều khi, vấn đề mà nhóm đang gặp phải lại cần kiếnthức khá phong phú, mức độ và đòi hỏi các kỹ năng khác nhau Chúng ta hãy thửtưởng tượng xem nếu trong nhóm chỉ cần có một học sinh không có ý thức hợptác thì liệu công việc học tập ấy có thể tiến hành thuận lợi được hay không ? Trợgiúp, hay chia sẻ thông tin là thái độ tích cực, hợp tác cảm thông Đây là kỹ năng
Trang 15mà mỗi người cần rèn luyện để sẵn sàng đóng góp vào thành quả chung cho cảnhóm.
Chia sẻ: Khi học tập, học sinh cần mạnh dạn đưa ra ý kiến và chia sẻ những
kinh nghiệm mà mình có được Trong các cuộc thảo luận nhóm, người nào càngchia sẻ được nhiều kinh nghiệm quý giá của mình, hoặc đưa ra các ý kiến sángsuốt cho nhóm, thì sẽ càng nhận được sự yêu mến và nể trọng của học sinh còn lại
Và chính khi đó, mỗi học sinh trong nhóm đều nhận thức được tầm quan trọng củaviệc chia sẻ, không khí làm việc của nhóm sẽ cởi mở và tích cực hơn
Nếu học sinh còn thiếu kỹ năng này thì hãy tự đặt ra câu hỏi : “Mình sẽ nhậnđược những gì khi không chịu chia sẻ những gì mình có ?”
Chung sức: Với kỹ năng này, mỗi học sinh phải đóng góp trí lực để cùngnhau xây dựng thành công mục tiêu bài học như đã thống nhất Điều đó cũng cónghĩa là cả nhóm cần phải hiểu rõ mục đích cần đạt được là gì, và cùng nhau thắplên niềm khát khao hoàn thành nó
1.1.3.3 Các hình thức thảo luận nhóm
Có nhiều hình thức thảo luận theo nhóm, hiệu quả của chúng tùy thuộc vào ý
đồ và tính chất sử dụng của người dạy Dưới đây là một số hình thức TLN phổbiến nhất:
- Nhóm nhỏ thông thường
Giáo viên chia lớp học thành các nhóm nhỏ (3 đến 5 học sinh ) để thảo luậnmột vấn đề cụ thể sau đó nhanh chóng đưa ra kết luận tập thể về các vấn đề thảoluận Hình thức này thường được sử dụng kết hợp với các kĩ thuật dạy học kháctrong một bài học, tiết học Nội dung thảo luận của nhóm thông thường là các nộidung nhỏ, thời gian thảo luận ngắn (5 đến 10 phút)
- Nhóm rì rầm
Giáo viên chia lớp học thành các nhóm “cực nhỏ”, khoảng 2 - 3 học sinh(thường là cùng bàn) để trao đổi (rì rầm) và thống nhất trả lời một câu hỏi, giảiquyết một vấn đề, nêu một ý tưởng, một thái độ…Để nhóm rì rầm có hiệu quả,
Trang 16giáo viên cần cung cấp đầy đủ, chính xác các dữ liệu, các gợi ý và nêu rõ yêu cầuđối với câu trả lời để các thành viên tập trung vào giải quyết Việc chia lớp thànhnhững nhóm nhỏ hoặc nhóm “rì rầm” là biện pháp khắc phục hiện tượng “ngườingoài cuộc” làm tăng hiệu quả của PPTLN.
- Nhóm kim tự tháp
Đây là hình thức mở rộng của nhóm rì rầm sau khi thảo luận theo cặp (nhóm
rì rầm), các cặp (2 hoặc 3 nhóm rì rầm) kết hợp thành nhóm 4 - 6 học sinh để hoànthiện một vấn đề chung, đây cũng là một biện pháp khắc phục hiện tượng “ngườingoài cuộc”, đồng thời tạo điều kiện hoàn chỉnh nhiệm vụ học tập với chất lượngcao hơn
- Nhóm đồng tâm (nhóm bể cá).
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm: nhóm thảo luận và nhóm quan sát (sau đó
có thể hoán vị cho nhau) Nhóm nhỏ hơn 6 - 10 học sinh có nhiệm vụ thảo luận vàtrình bày vấn đề được giao, còn các thành viên khác trong lớp đóng vai người quansát và phản biện Hình thức nhóm này rất có hiệu quả đối với việc làm tăng ý thứctrách nhiệm cá nhân trước tập thể và tạo động cơ cho những người trình bày ýtưởng của mình trước tập thể
- Nhóm khép kín và nhóm mở
Nhóm khép kín là các thành viên trong nhóm làm việc trong khoảng thời giandài, thực hiện trọn vẹn một hoạt động học tập, từ giai đoạn đầu tới giai đoạn cuốicùng
Nhóm mở là các thành viên có thể tham gia một hoặc vài giai đoạn phù hợpvới khả năng và sở thích của mình Hình thức này mang lại cho người học nhiềukhả năng lựa chọn vấn đề để thực hiện hiệu quả, chủ động về thời gian, sức lực
Tóm lại, có nhiều hình thức thảo luận theo nhóm, mỗi hình thức có ưu thế và
hạn chế của nó Tùy thuộc vào nội dung của bài học cũng như các điều kiện dạyhọc khác mà người giáo viên có thể lựa chọn cho mình một hình thức thảo luậntheo nhóm phù hợp hoặc cũng có thể lựa chọn nhiều hình thức thảo luận theo
Trang 17nhóm kết hợp với nhau một cách linh hoạt.
1.1.3.4 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp thảo luận nhóm
- Ưu điểm: Dạy học bằng PPTLN có một số ưu điểm:
Học theo nhóm bao giờ cũng sôi nổi, nó tạo ra cơ hội tối đa cho mọi học sinhtrong nhóm được bộc lộ sự hiểu biết và quan điểm của mình về nội dung vàphương pháp học tập; giúp họ phát triển khả năng diễn đạt, trao đổi suy nghĩ vàquan điểm, tăng cường khả năng chịu đựng và sự chú ý của người học Điều nàyđặc biệt có ích đối với những học sinh nhút nhát, không tự tin, ít phát biểu tronglớp
Học theo nhóm là điều kiện thuận lợi để các thành viên trong nhóm học hỏilẫn nhau Học sinh tập lắng nghe ý kiến của người khác một cách kiên nhẫn và lịch
sự, thể hiện quan điểm của mình, cũng như nhận xét đánh giá ý kiến của bạn, điềuchỉnh tư duy của mình
Học theo nhóm các thành viên trong lớp học có cơ hội làm quen, trao đổi vàhợp tác với nhau, hình thành thói quen tương tác trong học tập Góp phần làm tăngbầu không khí hiểu biết, tin cậy thân thiện và đoàn kết giữa các học sinh
Học theo nhóm tạo yếu tố kích thích thi đua giữa các thành viên trong nhóm,đặc biệt là trong việc học tập các chủ đề có tính sáng tạo cao Rèn luyện, phát triểncác kĩ năng tư duy phân tích, tổng hợp …
Học theo nhóm giáo viên có thông tin phản hồi về người học Đây là mộttrong những ưu điểm nổi trội của PPTLN so với các phương pháp dạy học khác.Giáo viên còn có thể phát hiện ra những thiếu sót, yếu điểm qua phát biểu có suynghĩ và sáng tạo của học sinh
Như vậy, nếu PPTLN được tổ chức tốt sẽ tăng cường tính tích cực, chủ độngcủa học sinh, giúp học sinh tập trung vào bài học, phát triển được các kỹ năng tưduy và óc phê phán, các kỹ năng giao tiếp và xã hội quan trọng khác
- Khó khăn: Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng PPTLN cũng có những khó
khăn, nhất định :
Trang 18Để PPTLN có hiệu quả, đòi hỏi người giáo viên phải có khả năng xây dựng,
thiết kế những tri thức trong bài học thành những tình huống có vấn đề Song đó làviệc không hề đơn giản đối với mọi giáo viên và với mọi bài học
Để tổ chức một buổi học bằng PPTLN có hiệu quả thì cả giáo viên và học
sinh đều phải chuẩn bị, đầu tư nhiều về thời gian và công sức cả trước và trong khithảo luận Đặc biệt là ở những lớp học quá đông thì đây thực sự là một trở ngạilớn Vì thế học bằng PPTLN sẽ làm mất nhiều thời gian của cả giáo viên và họcsinh
TLN đòi hỏi sự tham gia tích cực của các học sinh Nếu chỉ có một vàingười tham gia tích cực còn các thành viên khác là khách ngồi nghe, để mặc chongười khác dẫn dắt và quyết định Khi đó thảo luận nhóm trở thành sự trình diễn cánhân, hệt như phương pháp thuyết trình của giáo viên Còn các thành viên khác trở
thành “người ngoài cuộc”– một hiện tượng khá phổ biến trong thảo luận hiện nay.
TLN dễ dẫn đến tranh luận ồn ào, lộn xộn trong lớp học, nhiều học sinhkhông làm chủ được mình dẫn đến tranh cãi mất thời gian đi xa chủ đề thảo luận
Tóm lại, TLN là một trong những phương pháp đã tạo ra được một môitrường học tập thuận lợi mà ở đó trí tuệ tập thể đã được phát huy cũng như vai tròhoạt động xã hội của cá nhân được trải nghiệm Nếu giáo viên là người có tâmhuyết, có quy trình và có biện pháp tổ chức thảo luận hữu hiệu thì những khó khăn,hạn chế trên hoàn toàn có khả năng khắc phục được
1.1.4 Đặc điểm của phương pháp dạy học kinh tế chính trị Mác – Lênin
Phương pháp dạy học KTCT Mác – Lênin có nhiều nét tương đồng với bộ mônkhác nhưng cũng có những nét đặc trưng riêng và được biểu hiện như sau:
- Tư duy trừu tượng, trừu tượng hóa khoa học là những công cụ chủ yếu để nhậnthức các phạm trù, khái niệm, quy luật kinh tế KTCT Mác – Lênin là môn khoahọc mang tính trừu tượng khá cao, khác với các môn khoa học tự nhiên, KTCTkhông thể tiến hành các phương pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm mà chỉ
có thể thử nghiệm trong đời sống hiện thực Muốn hiểu biết được bản chất của các
Trang 19quá trình kinh tế, hiện tượng kinh tế đang diễn ra muôn hình muôn vẻ thế nào trongđời sống thường nhật cần gạt bỏ đối tượng nghiên cứu những yếu tố ngẫu nhiên,tạm thời, chỉ xuất hiện mang tính chất tình thế để còn lại những biểu hiện phổ biếnnhất, bền vững và ổn định nhất giúp ta tìm ra bản chất của sự việc, hiện tượng vàquy luật kinh tế.
- Phương pháp dạy học KTCT Mác – Lênin mang tính luận chiến cao Đặcđiểm của khoa học KTCT Mác – Lênin là mang tính giai cấp, tính chiến đấu, tínhgiáo dục cao Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu của KTCT là nghiên cứu quan hệngười với người trong nền sản xuất xã hội mà đặc trưng của mối quan hệ đó làquan hệ giữa các giai cấp nhiều khi có lợi ích kinh tế đối kháng nhau nên khi phântích mối quan hệ kinh tế phải thể hiện rõ tính giai cấp, tính đối kháng Mặt khác,dạy học KTCT Mác – Lênin luôn gắn liền với chủ trương đường lối của Đảng,chính sách của nhà nước, gắn liền với đời sống kinh tế đang diễn ra sôi động vớirất nhiều biểu hiện mặt trái của cơ chế thị trường nên cần có sự phân tích, phêphán, giáo dục
- Giải thích, chứng minh là nét đặc trưng của phương pháp dạy học KTCT Mác– Lênin Dạy học KTCT phải lý giải, chứng minh, xác định nội dung của các phạmtrù, quy luật, hiện tượng kinh tế rất phức tạp trong đời sống hiện thực Điều đó đòihỏi giáo viên phải có hiểu biết sâu sắc hiện thực cuộc sống và có năng lực vậndụng những nguyên lý về KTCT để lý giải những vấn đề đó một cách thuyết phục,nếu không giáo viên sẽ trở thành những người giáo điều, sách vở và nói rất trừutượng khiến người học khó hiểu
1.1.4.1 Quan niệm về phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học kinh tế chính trị:
- Quan niệm về dạy học tích cực
Tính tích cực là một phẩm chất quý vốn có của con người trong đời sống xãhội Khác với động vật, con người không chỉ tiêu thụ những gì sẵn có trong thiênnhiên mà còn chủ động sản xuất ra những của cải cần thiết cho sự tồn tại, phát triển
Trang 20của xã hội, sáng tạo ra nền văn hoá ở mỗi thời đại, chủ động cải biến môi trường tựnhiên, môi trường xã hội.
Hình thành và phát triển tính tích cực của xã hội là một trong các nhiệm vụchủ yếu của giáo dục nhằm đào tạo những con người năng động, thích ứng và gópphần phát triển cộng đồng Có thể coi tính tích cực như là một điều kiện, đồng thời
là một kết quả của sự phát triển nhân cách trong quá trình giáo dục
Tính tích cực học tập được biểu hiện trong hoạt động nhận thức Kết quả củaviệc học chỉ thực sự có được khi người học tích cực và chủ động tham gia vào quátrình học tập Chỉ trong quá trình học tập tích cực, người học mới rèn luyện được
kỹ năng kiến thức, sự say mê học tập và hoàn thiện năng lực nhận thức của bảnthân mình
Tính tích cực nhận thức trong hoạt động nhận thức liên quan trước hết vớiđộng cơ học tập Động cơ tạo ra hứng thú Hứng thú là tiền đề của tự giác Hứngthú và tự giác là hai yếu tố tâm lý tạo nên tính tích cực Tính tích cực sản sinh nếp
tư duy độc lập trong học tập, rèn luyện và cả những bước tiến lâu dài về sau khingười học đã trưởng thành Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sự sáng tạo vàngược lại phong cách học tập tích cực, độc lập, sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứngthú, bồi dưỡng động cơ học tập
- Những dấu hiệu biểu hiện của tính tích cực học tập: học sinh khao khát, tự
nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung thêm các câu trả lời của
bạn, thích được phát biểu ý kiến về vấn đề nêu ra học sinh hay nêu thắc mắc, đòi
hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề các em thấy giáo viên trình bày chưa đủ rõ Hơnnữa, học sinh sẽ chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học đểnhận thức những vấn đề mới Đồng thời học sinh mong muốn được đóng góp vớithầy, với bạn những thông tin mới lấy từ những nguồn khác nhau, có khi vượt rangoài phạm vi bài học, môn học
Ngoài những biểu hiện nói trên mà giáo viên dễ nhận thấy còn có nhữngbiểu hiện về mặt xúc cảm khó nhận thấy hơn như: Thái độ thờ ơ hay hào hứng,
Trang 21phớt lờ hay ngạc nhiên, hoan hỉ hay buồn chán trước một nội dung nào đó của bàihọc hoặc khi tìm ra lời giải thích hay cho một bài tập khó…
- Phương pháp dạy học tích cực:
“Phương pháp dạy học tích cực” là một thuật ngữ rút gọn, được dùng để chỉnhững phương pháp giáo dục dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động,sáng tạo của người học [12,8]
“Tích cực” trong phương pháp dạy học tích cực được dùng với ý nghĩa hoạtđộng chủ động, sáng tạo trái ngược với nghĩa không hoạt động, thụ động, đứngngoài cuộc chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực
Như vậy, phương pháp dạy học tích cực là cách dạy hướng tới việc học tậpchủ động, sáng tạo chống lại thói quen học thụ động (thầy đọc trò chép) Nói cáchkhác phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc tích cực hóa hoạt động nhậnthức của người học chứ không phải tập trung vào phát huy tính tích cực của ngườidạy, mặc dù để dạy học theo phương pháp này thì giáo viên phải nỗ lực, cố gắnghơn nhiều mới có thể hoàn thành nhiệm vụ
Do đó, đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực hóa hoạt độngnhận thức của người học đòi hỏi phải có sự hợp tác của cả thầy và trò, sự phối hợpgiữa hoạt động dạy và hoạt động học mới có thể dẫn đế sự thành công Vì vậy,thuật ngữ rút gọn “phương pháp dạy học tích cực” có ý nghĩa là cả “phương phápdạy và phương pháp học”
1.1.4.2 Mối quan hệ giữa phương pháp thảo luận nhóm với các phương pháp dạy học tích cực khác
Thời gian gần đây, trong các trường Đại học, Cao đẳng, các trường Trung cấpthậm chí trong cả các trường Trung học phổ thông cũng đã đang và sẽ sử dụng rất
đa dạng các phương pháp dạy học, do vậy giáo viên phải nghiên cứu kỹ mục đích,nội dung môn học, bài dạy để tìm ra được các phương pháp phù hợp Mỗi phươngpháp đều có ưu, nhược điểm riêng nên các phương pháp cần được sử dụng phốihợp, hỗ trợ nhau chỉ có vậy mới đảm bảo dạy học thành công
Trang 22PPTLN là một phương pháp dạy học đã được sử dụng khá phổ biến, thườngxuyên song song với các phương pháp dạy học tích cực khác trong quá trình dạyhọc Chẳng hạn khi giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận để đưa ra ý kiến quanđiểm về một chủ đề nào đó thì đúng lúc đó PPTLN đang được thực hiện, nhưng để
có được ý kiến và quan điểm thống nhất thì học sinh các nhóm đều phải đào sâusuy nghĩ Như vậy qua thảo luận nhóm mà phương pháp động não được thực hiện.Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề cũng chỉ được thực hiện cóhiệu quả khi giáo viên nêu ra được tình huống có vấn đề hay những câu hỏi nghịch
lý, đặt người học vào trong tình huống có vấn đề đó để các nhóm trao đổi bàn bạcmột cách tích cực, sôi nổi các vấn đề, mục tiêu học tập đã đề ra
Phương pháp vấn đáp còn được vận dụng trong giờ thảo luận tập thể bằngmột hệ thống các câu hỏi giúp học sinh cùng tranh luận để hiểu sâu sắc hơn vấn đềđang học
Phương pháp dạy học thông qua nghiên cứu tình huống cũng không thoát lykhỏi PPTLN Bởi vì một tình huống vấn đề nào đó chỉ có thể biến thành tri thứccủa học sinh thông qua việc trao đổi, thảo luận các yếu tố, các mâu thuẫn của tìnhhuống
Có một phương pháp nữa mà nếu thiếu nó thì PPTLN khó có thể phát huyđược thế mạnh của mình Đó chính là phương pháp thảo luận lớp Bởi vì, để cóđược ý kiến thống nhất chung của các nhóm trong quá trình thảo luận thì tất yếuphải có sự trao đổi, bàn bạc, bổ sung, thống nhất giữa các nhóm và vì thế khôngthể thiếu được phương pháp thảo luận lớp khi thực hiện PPTLN trong quá trìnhdạy học
Như vậy, PPTLN là một trong những phương pháp dạy học được sử dụng kếthợp với nhiều phương pháp dạy học tích cực khác, mà điển hình là những phươngpháp nêu trên TLN là phương tiện, điều kiện cho sự thành công của các phươngpháp dạy học tích cực và ngược lại cũng nhờ những phương pháp dạy học tích cực
đó mà PPTLN đã phát huy được tác dụng, thế mạnh của mình Vì thế, một lần nữa
Trang 23khẳng định ý nghĩa quan trọng của việc nghiên cứu, vận dụng PPTLN trong quátrình dạy học.
1.2 Thực trạng và sự cần thiết vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học kinh tế chính trị Mác – Lênin ở trường Trung cấp Việt – Anh
1.2.1 Thực trạng vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học kinh tế chính trị Mác – Lênin ở trường Trung cấp Việt - Anh
KTCT Mác – Lênin là môn học thường được bố trí vào học kỳ 2 trong
chương trình học ở bậc Trung cấp Học môn KTCT nhằm đạt được các mục đíchsau:
- Trang bị cho học sinh một cách tương đối có hệ thống những nội dung cơbản về thế giới quan và phương pháp luận của KTCT
- Trang bị cho học sinh những tri thức cơ bản về các phạm trù, khái niệm,quy luật kinh tế và khả năng tư duy kinh tế để vận dụng vào cuộc sống, nghềnghiệp tương lai của mình, góp phần đào tạo cho đất nước những kế toán viên cókhả năng tổ chức, quản lý kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu của sự phát triển bềnvững
Nội dung cơ bản môn KTCT do Bộ GD&ĐT ban hành bao gồm hai phần :Phần thứ nhất, những vấn đề chung của kinh tế chính trị; Phần thứ hai, những vấn
đề kinh tế chính trị trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam Trong đó: Số tiết giảng lý
Số tiết tự học, xemina: 30 tiết
Chương trình được phân chia cụ thể như sau:
Bảng 1.1 Phân phối chương trình môn KTCT ở trường Trung cấp Việt - Anh
Giảng dạy
ĐVT: tiết
Tự học, thảo luận
ĐVT: tiết
Bài 1 Đối tượng, chức năng, phương pháp,của Kinh 2 1
Trang 24tế chính trị
Bài 2 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của kinh
Bài 6 Tái sản xuất vốn, giá thành, tiền lương và lợi
Bài 8 Nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Bài 9
Cơ cấu thành phần kinh tế và xu hướng vận động
cơ bản của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội
Bài10 Xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật trong thời kỳ
Bài 11 Hệ thống lợi ích kinh tế và quan hệ phân phối
trong thời kỳ quá độ lên CNXH 2 1Bài 12 Cơ chế kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
(Nguồn: Trường Trung cấp Việt – Anh)
Có thể thấy rằng số tiết dành cho tự học, thảo luận chiếm một nửa tổng sốtiết dành cho môn học Điều này cho thấy việc áp dụng PPTLN trong giảng dạy vàhọc tập môn KTCT Mác - Lênin là bắt buộc
Để tìm hiểu thực trạng vận dụng PPTLN trong dạy học KTCT ở trườngTrung cấp Việt - Anh, chúng tôi đã tiến hành điều tra, thăm dò ý kiến của học sinh
và các giáo viên tham gia giảng dạy môn KTCT Mác - Lênin của trường Cụ thể
như sau:
Khảo sát 74 học sinh năm thứ hai, năm học 2010 - 2012 (lựa chọn ngẫunhiên 2 lớp 04KT1 - 42 học sinh, 04KT2 – 32 học sinh
Trang 25Khảo sát 4 giáo viên giảng dạy môn KTCT Mác - Lênin ở trường Trung cấpViệt - Anh Kết quả cho thấy:
- Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của PPTLN: Rất cần thiết:60,1%, cần thiết: 34,7%, không cần thiết: 5,2%, bình thường: 0,00%
Kết quả thống kê ở trên cho thấy giáo viên đánh giá cao tầm quan trọng củaPPTLN trong quá trình dạy học (60,1% và 34,7%)
- Mức độ sử dụng PPTLN cũng như mức độ sử dụng các PPDH khác trongquá trình dạy học môn KTCT
Bảng 1.2 Kết quả điều tra về mức độ sử dụng các PPDH ở các lớp 04KT1,2,3
Đơn vị tính: % Thường
xuyên Đôi khi
Chưa bao giờ
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
Căn cứ vào kết quả phản ánh ở bảng trên, PPTLN tuy được nhận thức là mộttrong nhiều phương pháp cần thiết và quan trọng như đã điều tra (60,1% và34,7%), song số giáo viên sử dụng phương pháp này còn khá khiêm tốn chỉ có15,6% là thường xuyên sử dụng, đôi khi là 40,4%, còn tới 44,0% giáo viên đượchỏi thì trả lời là chưa bao giờ sử dụng phương pháp này
Như vậy, tuy đa số giáo viên đó có được nhận thức đúng đắn về đặc trưngcũng như ý nghĩa, tầm quan trọng của PPTLN, nhưng trong thực tế họ lại rất ít khi
sử dụng phương pháp này
- Nhận thức của giáo viên về đặc trưng của PPTLN
Trang 26Bảng 1.3 Kết quả nhận thức của giáo viên về đặc trưng của PPTLN.
1 Học sinh tự phối hợp, liên kết với nhau để thực hiện các
2 Học sinh ở các nhóm trao đổi, thảo luận các nhiệm vụ
học tập dưới sự hướng dẫn, điều khiển của giáo viên 61,2
3 Giáo viên tổ chức các nhóm học sinh trao đổi, thảo luận
những vấn đề mà bản thân giáo viên đó truyền đạt 14,6
4 Giáo viên cho các nhóm học sinh tự do thảo luận những
5 Giáo viên chỉ định một học sinh này giúp đỡ các sinh
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
Kết quả thu được ở bảng trên cho thấy: Phần lớn giáo viên (61,2%) đó cónhận thức đúng về đặc trưng của PPTLN Tuy vậy, cũng có một số giáo viên chorằng TLN chỉ là hoạt động một chiều của các học sinh trong nhóm với nhau, diễn
ra trước hoặc sau khi giáo viên truyền đạt nội dung dạy học…Vì vậy việc cần làm
là phải nâng cao hiểu biết cho giáo viên về đặc trưng của PPTLN để phát huy đượctác dụng của nó trong thực tiễn dạy học
Trang 27cực, đặc biệt là với phương pháp dạy học nêu vấn đề (100%), vấn đáp (87,4%),động não (85,2%) Điều đó cho thấy việc kết hợp tối ưu các PPDH là rất cần thiết.
+ Liên hệ kiến thức lý luận với thức tiễn: 2,40%
Kết quả trên cho thấy, mục đích sử dụng PPTLN chủ yếu thực hiện trong cácgiờ ôn tập và củng cố kiến thức, khái quát hóa và hệ thống hóa kiến thức Còn việc
áp dụng PPTLN giúp học sinh lĩnh hội tri thức mới hoặc liên hệ giữa kiến thức lýluận với thực tiễn rất ít (1,60%) Đây là một hạn chế cần phải được khắc phục, bởinếu TLN chỉ nhằm mục đích ôn tập, củng cố, khái quát hóa…thì không khai tháchết tất cả những ưu thế và hiệu quả của PPTLN
- Quy trình TLN mà giáo viên đó sử dụng vào trong quá trình dạy học
Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu thảo luận
Phân nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm
Các nhóm thảo luận
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
Các ý kiến hỏi, đáp xung quanh vấn đề được thảo luận
Giáo viên tóm tắt, nhận xét và đưa ra ý kiến kết luận
Trang 28Kết luận: Mặc dù đây không phải là một quy trình chi tiết, tuy nhiên cũngkhái quát được những công việc cơ bản cần phải làm của hoạt động thảo luận
- Những khó khăn mà giáo viên gặp phải trong quá trình dạy học có vận dụng PPTLN.
Như ở bảng điều tra về mức độ sử dụng các PPDH thu được kết quả nhưsau: có 44,5 % giáo viên được hỏi cho biết họ chưa bao giờ tổ chức TLN trong dạyhọc môn KTCT, 55,5% giáo viên còn lại đó thường xuyên hoặc đôi khi sử dụngnhưng quá trình tổ chức TLN chưa mang lại hiệu quả cao Để tìm hiểu tại sao cácgiáo viên không hoặc ít khi sử dụng PPTLN Qua phỏng vấn, điều tra trực tiếp giáoviên, kết quả thu được như sau:
Bảng 1.4 Kết quả điều tra về những khó khăn của việc vận dụng PPTLN
1 Do thói quen thói sử dụng các PPDH truyền thống 84,6
2 Do năng lực tổ chức, điều khiển thảo luận của giáo viên còn
hạn chế
32,3
3 Kỹ năng hợp tác trong thảo luận của học sinh còn yếu 54,1
5 Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu học tập 38,4
6 Chưa có quy trình thảo luận khoa học, hợp lý 70,5
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
Kết quả trên cho thấy, có hai nhóm khó khăn chủ yếu nhất ảnh hưởng đếnviệc vận dụng PPTLN, đó là những khó khăn mang tính chủ quan (1&3) và nhữngkhó khăn mang tính khách quan (4&6)
- Những khó khăn chủ quan:
Vận dụng PPTLN đối với giáo viên chưa bao giờ là dễ đối với tất cả cácgiáo viên bởi những khó khăn chủ quan luôn ảnh hưởng như thói quen sử dụngPPDH truyền thống, năng lực tổ chức điều khiển của giáo viên còn hạn chế, khảnăng xử lý độc lập các tình huống bất ngờ diễn ra trong quá trình thảo luận
Trang 29Mặt khác việc lựa chọn vấn đề thảo luận chưa hấp dẫn chưa khơi dậy tínhtích cực của học sinh Có những vấn đề quá khó hoặc quá dễ so với trình độ của
học sinh Ví dụ: Những biểu hiện của sự biến đổi về lượng dẫn tới sự biến đổi về
chất trong cách mang XHCN ở Việt Nam (quá khó so với trình độ của học sinh
trung cấp) Hoặc: Tiền tệ có mấy chức năng? Đó là những chức năng gì? (quá dễ
vì câu trả lời đã có đầy đủ trong SGK) Ngoài ra còn có những trường hợp lựa chọnchủ đề phù hợp trình độ đối tượng nhưng vấn đề lại quá khô khan, không phù hợpvới đặc điểm tâm lý của học sinh Việc lựa chọn vấn đề thảo luận là khâu then chốtquyết định sự thành bại của phương pháp này
Cách chia chia nhóm của giáo viên chưa xác định được số lượng nhóm trongmột lớp, số lượng học sinh trong một nhóm Cho nên có khi trường hợp chia nhómquá lớn hoặc quá nhỏ, không phù hợp với vấn đề cần thảo luận và đặc điểm củalớp học Việc chia nhóm còn đơn điệu, chủ yếu chia theo bàn (2 bàn/nhóm hoặc 3bàn/nhóm) Thao tác chọn nhóm trưởng thường không do nhóm tự bầu hoặc luânchuyển giữa các thành viên trong nhóm mà do giáo viên chủ quan chọn một họcsinh khá trong nhóm chuyên trách Điều này khiến cho các học sinh khác trongnhóm mất đi cơ hội để thể hiện mình
Thông thường trong PPTLN giáo viên giao nhiệm vụ chưa rõ ràng, chưa cụthể Do đó, học sinh không hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm mình cần phải làm gì, trongthời gian bao lâu, cách thức thực hiện như thế nào Một số giáo viên khi giaonhiệm vụ xong thường ngồi tại chỗ nên không quan sát, bao quát hết được học sinhtrong lớp làm gì trong thời gian thảo luận, điều này dẫn đến tình trạng học sinh làmviệc riêng, nói chuyện trong thời gian này Hoạt động tổng kết sau khi viết phương
án trả lời ra bảng hoặc ra giấy, nhóm trưởng thay mặt nhóm đọc kết quả thảo luậntrước lớp hoặc viết lên bảng Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung, giáoviên kết luận Thao tác này được lặp đi lặp lại khá đơn điệu
Một khó khăn chủ quan nữa thuộc về học sinh, đó là thông thường tính tíchcực chủ động chưa cao, học sinh chưa nhiệt tình với việc học, vẫn còn tư tưởng ỷ
Trang 30lại, trông đợi vào thầy cô Trong thời gian thảo luận, chỉ có số ít học sinh làm việcthật sự (nhóm trưởng và học sinh khá, giỏi trong nhóm, và một số học sinh năng cónăng lực và nhiệt tình khác), còn lại các em thường ngồi chơi, nói chuyện, làm việcriêng Hiện tượng độc diễn cá nhân bên cạnh “người chầu rìa”, “người ngoài cuộc”diễn ra khá phổ biến, kể cả khi có người dự giờ trong lớp Hơn thế nữa câu trả lờicủa học sinh thường lặp lại những vấn đề trong SGK, thiếu sức sáng tạo.
Với những chủ đề có nội dung phong phú, hấp dẫn, phù hợp với đặc điểmsinh lý của học sinh (ví dụ: TLN về hiện tượng quan hệ tình dục ở tuổi vị thànhniên) học sinh dễ đi chệch hướng tản mạn do theo đuổi ý tưởng riêng, rất mất thờigian và thường gây ồn ào, ảnh hưởng tới lớp khác
Ngoài ra còn một số khó khăn khác như:
+ Trường Trung cấp Việt – Anh là trường đào tạo đa ngành, nhưng số họcsinh nữ vẫn chiếm tỷ lệ nhiều hơn nên các em còn nhút nhát, ngại ngần khi phátbiểu
+ Chất lượng “đầu vào” của học sinh trường Trung cấp Việt – Anh chưacao, mức điểm tuyển sinh đầu vào của trường thường chỉ xét theo học bạ
Trong khi đó thảo luận nhóm đòi hỏi phải hoạt động tích cực, tự giác… songvới các đặc điểm vừa nêu trên nên phần lớn các em rất ngại thể hiện trước đámđông Mặt khác, giáo viên lại thiếu những kinh nghiệm điều khiển thảo luận, dẫndắt vì thế không khơi gợi được hứng thú học tập của các em
- Những khó khăn khách quan:
Thứ nhất, chưa có quy trình thảo luận khoa học, chi tiết là khó khăn cơ bản
nhất ảnh hưởng đến TLN Bởi quy trình thảo luận là cách thức tổ chức thảo luận, làtrình tự các giai đoạn, các thao tác, kỹ năng trong quá trình tổ chức điều khiển cácnhóm thảo luận Nếu có một quy trình khoa học, hợp lý sẽ giúp giáo viên và họcsinh chủ động tiến hành thảo luận nhóm đạt hiệu quả cao
Trang 31Thứ hai, khó khăn về cơ sở vật chất chưa đảm bảo, thiếu tài liệu giáo trình,
thiết bị dạy học hiện đại, bàn ghế không cơ động trong khi lớp học đông cũng lànhững lý do gây cản trở cho PPTLN
Tóm lại: Có nhiều khó khăn và hạn chế ảnh hưởng đến việc sử dụng PPTLN
trong quá trình dạy học môn KTCT Vì vậy, muốn khắc phục những khó khăn trên,đòi hỏi sự cố gắng đồng thời của giáo viên, học sinh và sự quan tâm của nhàtrường
* Kết quả phân tích dữ liệu phiếu điều tra học sinh
Điều tra học sinh nhằm mục đích tìm hiểu về nhận thức của học sinh đối vớiPPTLN cũng như những khó khăn mà các em gặp phải trong giờ học có vận dụngPPTLN Mặt khác đối chiếu, kiểm nghiệm với các dữ liệu thu thập từ giáo viên Tổng số phiếu phát ra là 74 phiếu, thu về đủ 74 phiếu Trong đó có 70 phiếuhợp lệ và 4 phiếu không hợp lệ (mặc dù đã có sự hướng dẫn cụ thể và nêu rõ quanđiểm điều tra nhưng vẫn xảy ra sự sai sót) Kết quả như sau:
- Nhận thức của học sinh về đặc trưng của PPTLN
Bảng 1.5 Kết quả nhận thức của học sinh về PPTLN.
1 Học sinh tự phối hợp, liên kết với nhau để thực hiện các
nhiệm vụ học tập
22,4
2 Học sinh các nhóm trao đổi, thảo luận các nhiệm vụ học
tập dưới sự hướng dẫn, điều khiển của giáo viên
57,6
3 Giáo viên tổ chức các nhóm học sinh trao đổi, thảo luận
những vấn đề mà bản thân giáo viên đó truyền đạt
11,3
4 Giáo viên cho các nhóm học sinh tự do thảo luận những
nội dung sắp được giáo viên truyền đạt
Trang 32Kết quả: đa số học sinh (57,6%) có nhận thức đúng về PPTLN Tuy nhiênvẫn còn nhiều học sinh lầm lẫn PPTLN là việc các em tự phối hợp và liên kết vớinhau để thực hiện nhiệm vụ học tập (22,4%), hoặc hiểu đơn giản PPTLN là việcgiáo viên dành thời gian cho các em tự do thảo luận
- Việc sử dụng các PPDH của giáo viên qua ý kiến của học sinh.
Kết quả thu được: 100% học sinh cho rằng giáo viên vẫn thường xuyên sửdụng phương pháp thuyết trình trong quá trình dạy học Những PPDH tích cựcnhư: dạy học nêu vấn đề (78,6%), thảo luận nhóm (81,3%)…ít khi sử dụng Nhưvậy có thể thấy rõ mức độ vận dụng các PPDH tích cực của giáo viên còn hạn chế
Bảng 1.6 Kết quả điều tra về mức độ sử dụng các PPDH của giáo viên qua ý kiến của học sinh.
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
- Những khó khăn mà học sinh gặp phải khi học theo PPTLN.
Bảng 1.7 Kết quả tìm hiểu về những khó khăn mà học sinh gặp phải trong giờ học có vận dụng PPTLN.
2 Khả năng diễn đạt ý tưởng không lôgic và lưu loát 33,6
4 Không quen chủ động, muốn học thụ động như trước đây 34,4
5 Cơ sở vật chất và phương tiện học tập chưa đủ 17,0
7 Cách thức tổ chức, điều khiển của giáo viên còn hạn chế 53,5
Trang 33(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
Nhìn vào bảng trên cho ta thấy:
- Có 53,5% học sinh cho rằng khó khăn cơ bản mà học sinh thường xuyêngặp phải khi học giờ học có vận dụng PPTLN là do cách thức tổ chức, điều khiểnthảo luận của giáo viên còn hạn chế Do đó, giờ học chưa thực sự gây được sựhứng thú đối với học sinh Và điều này cũng phù hợp với kết quả khi điều tra vềnhững khó khăn mà giáo viên cũng gặp phải khi vận dụng PPTLN Như vậy rõràng việc xây dựng được một quy trình thảo luận khoa học và hợp lý là một việchết sức cần thiết cho quá trình TLN
- Còn những khó khăn khác như không có kĩ năng hợp tác, trình bày, khôngthích thể hiện, thói quen học thụ động… đều là những khó khăn từ chính bản thânhọc sinh, nhưng theo chúng tôi, những khó khăn này hoàn toàn có thể khắc phụcđược khi người giáo viên tạo được hứng thú, sự say mê, tính tích cực chủ động chohọc sinh bằng năng lực tổ chức, điều khiển, hướng dẫn học sinh thảo luận
1.2.2 Sự cần thiết phải vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học kinh tế chính trị Mác - Lênin ở trường Trung cấp Việt – Anh
1.2.2.1 Vai trò và ý nghĩa của phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học kinh tế chính trị Mác – Lênin
Vai trò của PPTLN trong dạy học KTCT Mác - Lênin
PPTLN sẽ tạo ra được môi trường học tập thuận lợi, sôi nổi, tạo ra cơ hội tối
đa cho mỗi thành viên trong nhóm bộc lộ sự hiểu biết và quan tâm của mình vớinội dung và phương pháp học tập vì ở đó mỗi thành viên trong nhóm trao đổi hợptác và giúp đỡ lẫn nhau để giải quyết các nhiệm vụ học tập, cụ thể là những họcsinh có trình độ khá, giỏi đều có điều kiện giúp đỡ những học sinh có trình độtrung bình, yếu, kém PPTLN sẽ tạo ra yếu tố kích thích thi đua giữa các thànhviên trong nhóm, tăng cường học hỏi lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm Như vậy, nếu tổ chức TLN sẽ tăng cường tính tích cực, chủ động của học sinh,giúp học sinh tập trung vào bài học, phát triển được các kỹ năng tư duy phê phán,
Trang 34các kỹ năng giao tiếp xã hội quan trọng khác.
Ý nghĩa của PPTLN trong dạy học KTCT
Đối với học sinh: TLN giúp học sinh hiểu và nắm chắc những nội dung cơbản của bài học KTCT cũng như những môn học khác khi sử dụng phương phápnày Đồng thời, TLN góp phần củng cố và khắc sâu những kiến thức môn học chohọc sinh Qua đó nhờ có TLN mà học sinh có thể mở rộng và nâng cao những kiếnthức KTCT của mình Hơn thế nữa TLN trong dạy học KTCT giúp học sinh biếtvận dụng những tri thức KTCT vào chuyên ngành học sinh đang theo học và vàothực tiễn cuộc sống
Sử dụng PPTLN giúp học sinh hình thành được những phẩm chất quý như kỹnăng giao tiếp, tổ chức, khả năng tư duy độc lập, tinh thần hợp tác, hội nhập cộngđồng mở ra cho người học hướng tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo
và có chọn lọc
Đối với giáo viên: Qua PPTLN giúp giáo viên có điều kiện để bổ sung, và mởrộng những kiến thức mà khi lên lớp không có thời gian thực hiện Đồng thời trongTLN, giáo viên có thể đánh giá một cách khá chính xác khả năng tiếp thu của họcsinh và năng lực tư duy của họ, tạo điều kiện cho việc phân loại học sinh một cáchchính xác TLN cũng giúp cho giáo viên có điều kiện trực tiếp uốn nắn những trithức sai lệch, chưa chuẩn xác, định hướng kiến thức cần thiết cho học sinh Giúpgiáo viên nắm bắt được năng lực nhận xét, đánh giá, khả năng vận dụng lý luậnvào thực tiễn xã hội cũng như vào chuyên ngành của học sinh, từ đó định hướngphương pháp giáo dục tư tưởng học tập cho học sinh
1.2.2.2 Thực trạng, sự cần thiết phải vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học hiện nay ở Trường Trung cấp Việt – Anh
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn giảng dạy PPTLN trong dạy học KTCT Mác– Lênin ở trường Trung cấp Việt – Anh cho thấy việc đổi mới PPTLN trong dạyhọc môn KTCT Mác - Lênin ở trường là rất cần thiết Cụ thể:
Trang 35Với cách dạy và học thụ động, giáo dục sẽ không đáp ứng được những yêucầu mới của xã hội Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đang đòi hỏi phải đổi mớigiáo dục, trong đó có sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy và học Trong khi đóchương trình đào tạo của môn KTCT yêu cầu số giờ TLN, tự học bằng 50% tổng
số giờ của môn học
Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều tác giả nghiên cứu áp dụngPPTLN trong các môn học khác nhau và cũng đã gặt hái được những thành quảnhất định Kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước là cơ sở thực tếcủa việc cần phải áp dụng PPTLN vào dạy học
Tổng quan tình hình nghiên cứu và vận dụng lý thuyết PPTLN trong dạy họccho thấy việc xây dựng một quy trình cụ thể áp dụng PPTLN vào dạy học là mộttrong những hướng tiếp cận hiện đại Theo hướng này, có nhiều tác giả đã thànhcông trong việc nghiên cứu và vận dụng PPTLN Điều đó khẳng định tính khoahọc và tính khả thi của công trình luận văn
Các tài liệu trước còn cho thấy các tác giả nghiên cứu trước đây chưa xácđịnh được một hệ thống các nguyên tắc mang tính phương pháp luận cho việc ápdụng PPTLN vào dạy học môn KTCT, chưa đưa ra được một quy trình thiết kế và
sử dụng PPTLN giúp cho giáo viên có nhiều thuận lợi trong việc sử dụng PPTLN
Vì vậy đề tài luận văn được xác định là một trong những hướng nghiên cứu khả thicủa lý luận dạy học bộ môn
Trang 36Xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đó tác giả luận văn sẽ tiếp tụcnghiên cứu việc vận dụng PPTLN ở trường Trung cấp Việt – Anh và từ đó nêu lênmột số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng PPTLN trong dạy học hiện nay.
Trang 37Chương 2:
THỰC NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM
TRONG DẠY HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP VIỆT – ANH
2.1 Mục đích thực nghiệm
Mục đích thực nghiệm nhằm kiểm tra tính khoa học, hiệu quả của PPTLN.Thực nghiệm là bước đưa những giả định vào thực tiễn để thực tiễn xác nhận hiệuquả và giá trị của những kiến giải do luận văn đề xuất Qua đó, điều chỉnh, bổ sungnhững thiếu sót của quy trình thiết kế và sử dụng PPTLN để dự kiến xây dựngtrong quá trình dạy học môn kinh tế chính trị Mác – Lênin
2.2 Kế hoạch thực nghiệm
2.2.1 Nội dung thực nghiệm
Nội dung thực nghiệm mà tác giả tiến hành là kiến thức của Bài 4 “Sản xuất hàng hóa và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa” và Bài 8 “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” (sử dụng giáo trình KTCT Mác – Lênindùng cho khối ngành chuyên kinh tế – kế toán trong các trường Trung cấp của BộGiáo dục và Đào tạo)
2.2.2 Nhiệm vụ thực nghiệm
Để đạt mục đích thực nghiệm, nhiệm vụ thực nghiệm được xác định như sau:
- Sử dụng PPTLN để dạy các nội dung bài học trong Bài 4 “Sản xuất hànghóa và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa” và Bài 8 “Nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”
Trang 38- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
- Thông qua xử lý dữ liệu, phân tích kết quả thực nghiệm và rút ra kết luận
về tính hiệu quả của quy trình thiết kế và sử dụng PPTLN trong giảng dạy kháiniệm, vấn đề, tổng kết chương của môn Kinh tế chính trị
2.2.3 Đối tượng thực nghiệm
Là những học sinh Trung cấp kế toán năm thứ 2 khóa 4 (04KT)của trườngTrung cấp Việt – Anh năm học 2011 – 2012
+ Lớp thực nghiệm bao gồm: 04KT1 42 học sinh
+ Lớp đối chứng: 04KT2 32 học sinh
2.2.4 Địa điểm và thời gian thực nghiệm
- Địa điểm thực nghiệm: Trường Trung cấp Việt – Anh năm học 2011 – 2012
- Thời gian thực nghiệm: Tháng 4 năm 2012
2.2.5 Giả thuyết thực nghiệm
Vận dụng quy trình thực hiện PPTLN theo hướng tích cực như đã thiết kế sẽgóp phần nâng cao chất lượng dạy và học KTCT ở trường Trung cấp Việt – Anh
2.2.6 Phương pháp thực nghiệm
Để quá trình thực nghiệm PPTLN đảm bảo tính khoa học và đạt hiệu quả cao,
chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm theo cách: thiết kế quy trìnhPPTLN Thực nghiệm giảng dạy theo kiểu đối chứng: chọn lớp thực nghiệm (dạytheo phương pháp mới), chọn lớp đối chứng, tổ chức thực nghiệm So sánh kết quảcủa hai lớp thực nghiệm và đối chứng Hoàn chỉnh quy trình để chứng minh giảthuyết
2.3 Quá trình thực nghiệm.
2.3.1 Khảo sát trình độ đầu vào của lớp thực nghiệm và đối chứng
Để kiểm tra trình độ nhận thức của học sinh lớp đối chứng và lớp thực nghiệmkhi chưa có tác động sư phạm, chúng tôi tiến hành khảo sát đầu vào của lớp đốichứng và lớp thực nghiệm (kết quả này để làm cơ sở đánh giá kết quả thực nghiệm
Trang 39khi tiến hành sử dụng PPTLN vào quá trình dạy học - nguồn ảnh hưởng đến kếtquả học tập)
Để đảm bảo tính chính xác và khách quan chúng tôi cho lớp đối chứng vàlớp thực nghiệm cùng làm một bài kiểm tra và đánh giá theo thang và chuẩn nhưnhau Nội dung kiểm tra là những kiến thức KTCT mà học sinh vừa được họctrong những bài trước Kết quả điểm kiểm tra được phản ánh như sau:
Bảng 2.1 Kết quả điểm kiểm tra đầu vào của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
Nhìn vào bảng 2.1, chúng tôi nhận thấy tần suất hội tụ điểm kiểm tra của cảlớp thực nghiệm và lớp đối chứng là tương tự Cụ thể:
- Tỷ lệ học sinh đạt điểm giỏi rất ít, chỉ có 4,76% ở lớp thực nghiệm; 15,62%
Trang 402.3.2 Soạn giáo án thực nghiệm
Để tiến hành dạy học thực nghiệm, chúng tôi tiến hành soạn bài cho hai lớpthực nghiệm và đối chứng cùng một bài
Hai giáo án khi thiết kế phải đảm bảo nguyên tắc chung:
- Không làm thay đổi chương trình, kế hoạch và nội dung theo quy định của
Bộ Giáo dục
- Tuân thủ các bước lên lớp
- Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường
Tuy nhiên giữa hai giáo án có sự khác biệt cơ bản đó là:
* Giáo án dạy ở lớp đối chứng:
- Phương pháp dạy học: Phương pháp chủ đạo là phương pháp thuyết trình
(Thầy giảng – trò ghi nhớ; thầy kiểm tra – trò tái hiện)
- Đánh giá kết quả: Giáo viên là người đánh giá kết quả học tập của họcsinh Giáo viên thường chú ý vào khả năng ghi nhớ và tái hiện thông tin mà giáoviên cung cấp cho học sinh
* Giáo án dạy cho lớp thực nghiệm
- Phương pháp dạy học: Phương pháp chủ đạo là thảo luận nhóm, có kết hợpvới các phương pháp dạy học khác
- Đánh giá kết quả: Giáo viên không còn giữ vai trò trong đánh giá kết quảcủa học sinh nữa Giáo viên không chỉ dựa vào khả năng ghi nhớ tái hiện của các
em mà còn đòi hỏi các em phải có khả năng ghi nhớ, hiểu và vận dụng được vàotrong chuyên ngành các em đang theo học và thực tiễn cuộc sống
* Để thiết kế một bài học theo PPTLN, phải tuân theo các bước cơ bản sau đây:
- Bước 1: Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của bài học bao gồm cả nội dung tri
thức, kỹ năng và thái độ
- Bước 2: Xác định phương pháp, phương tiện dạy học cũng như phân chia
thời gian sao cho hợp lý giữa các phần, các mục