1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn chính trị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng cần thơ luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

95 1,6K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 582,5 KB

Nội dung

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG...8 1.1.. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứ

Trang 1

HUỲNH THỊ PHƯƠNG NHƯ

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN CHÍNH TRỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ

luËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc

ĐỒNG THÁP – 2012

Trang 2

HUỲNH THỊ PHƯƠNG NHƯ

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN CHÍNH TRỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ

luËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc

Chuyên ngành: Lý luận & PPDH Bộ môn Giáo dục Chính trị

Mã số: 60.14.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS ĐOÀN MINH DUỆ

ĐỒNG THÁP – 2012

Trang 3

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đốivới PGS.TS Đoàn Minh Duệ - Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quátrình học tập và nghiên cứu để tôi thực hiện đề tài này.

Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các thầy côtrong khoa Giáo dục Chính trị, khoa Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Vinh,cũng như Trường Đại học Đồng Tháp đã quản lý, giảng dạy, cung cấp tài liệu,hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Đồng thời cho tôi được gửi lời cảm ơn tới BGH Trường Cao đẳng Cần Thơ,Lãnh đạo Tổ Chính trị, các giảng viên, giáo viên giảng dạy môn Chính trị và các

em học sinh hệ Trung cấp Trường Cao đẳng Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi và

nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này

Đồng Tháp, tháng 7 năm 2012

Tác giả

Huỳnh Thị Phương Như

Trang 4

A MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG 8

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG 8

1.1 Cơ sở lý luận của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Chính trị 8

1.2 Thực trạng việc vận dụng PPTLN trong dạy học môn Chính trị ở Trường Cao đẳng Cần Thơ 22

Kết luận chương 1 36

Chương 2 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ 38

2.1 Kế hoạch thực nghiệm sư phạm 38

2.2 Quá trình thực nghiệm sư phạm 39

2.3 Kiểm tra, đánh giá sau thực nghiệm sư phạm 61

Kết luận chương 2 67

CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ 69

3.1 Quy trình vận dụng PPTLN trong quá trình dạy học môn Chính trị ở Trường Cao đẳng Cần Thơ 69

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng TLN góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Cần Thơ 74

Kết luận chương 3 80

C KẾT LUẬN 82

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

E PHỤ LỤC 87

Trang 5

1 BCHTW : Ban chấp hành trung ương

Trang 6

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu cấp thiết của giáodục, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kì đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước Nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, trong đó chất lượng dạyhọc trong nhà trường nói riêng là một yêu cầu cấp bách hiện nay Bởi lẽ, nền kinh

tế thị trường đang ngày càng đòi hỏi người lao động phải có đủ năng lực mới cóthể đón nhận công việc Nhà trường không thể cung cấp hết cho người học tất cảcác kiến thức họ cần, mà chỉ cung cấp phương pháp cho HS đi tìm tri thức và nắmvững tri thức

Trong những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học trong giáo dục làvấn đề được Bộ Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm Đã có nhiều hội nghị, hội thảobàn về vấn đề này

Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 BCHTW khóa IX về việc thực hiện Nghị

quyết Hội nghị BCH TƯ lần thứ 2, khoá VIII đã khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ

phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp

tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến vàphương tiện hiện đại vào qúa trình dạy - học, đảm bảo điều kiện và thời gian tựhọc, tự nghiên cứu cho SV, nhất là SV đại học”

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổsung, phát triển năm 2011) được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảngthông qua một lần nữa nhấn mạnh quan điểm: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnhnâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quantrọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam Phát triểngiáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàngđầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển” Chính vì vậy, đổimới PPDH trở thành xu hướng diễn ra mạnh mẽ ở các cấp học, bậc học từ THPTcho đến Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học theo hướng phát huy tính

Trang 7

tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, SV trong quá trình học tập Đổi mới phươngpháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học là đòi hỏi cấp báchcủa sự nghiệp giáo dục ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Thực tiễn giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin nói chung và môn Chínhtrị nói riêng cho thấy việc truyền thụ tri thức cho học sinh thật không dễ dàng MônChính trị là một trong những môn học trang bị cho học sinh những kiến thức, thếgiới quan, phương pháp luận khoa học, giáo dục niềm tin và tình cảm sâu sắc trongquá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, là môn khoa học mang tính lý luận kháiquát, trừu tượng cao Để truyền đạt được tri thức Chính trị giảng viên thườngkhông thể truyền đạt ngay cho học sinh điều mình muốn dạy, mà cách làm tốt nhất

là định hướng các tri thức đó vào những tình huống để học sinh tự mình chiếm lĩnhtri thức thông qua hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo

Đối với Trường Cao đẳng Cần Thơ trong những năm gần đây, đổi mới PPDHtrở thành xu hướng diễn ra mạnh mẽ Việc đổi mới PPDH nhằm nâng cao chấtlượng đào tạo được nhà trường hết sức quan tâm Thực tế cho thấy muốn đạt kếtquả cao trong dạy và học môn Chính trị thì không thể chỉ chú trọng đổi mới nộidung mà còn phải chú trọng đổi mới phương pháp Cùng với xu hướng chung, đểnâng cao chất lượng dạy và học môn Chính trị ở Trường Cao đẳng Cần Thơ, phầnlớn cán bộ giảng dạy đã sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong đó cóphương pháp thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm là một trong những PPDH tích cực được sử dụng thườngxuyên trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay Để khắc phục lốitruyền thụ tri thức một chiều, lối học thụ động, máy móc, cần phải sử dụng phốihợp nhiều phương pháp dạy học: PPDH truyền thống và PPDH hiện đại, trong đó

có phương pháp thảo luận nhóm Thông qua phương pháp này, học sinh sẽ họcđược tính hòa nhập, chia sẻ để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và rènluyện được tính tích cực chủ động Thông qua đó học sinh biết chia sẻ công việcmột cách bình đẳng, biết giao việc và có trách nhiệm đối với công việc của mình

Trang 8

Đồng thời, thông qua hoạt động nhóm sẽ giúp cho học sinh có kĩ năng, kinhnghiệm trong tổ chức quản lí đặc biệt là tính năng động.

Từ những lí do trên, tác giả chọn vấn đề: “Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Chính trị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Cần Thơ” để làm đề tài nghiên cứu.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Vấn đề dạy học và phương pháp dạy học là vấn đề đã được nhiều nhà giáodục, hoạt động xã hội quan tâm Tuy khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau, nhưngnhìn chung các tác giả luôn hướng đến việc phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo của người học trong nhận thức và chiếm lĩnh tri thức là tư tưởng bao trùm Vận dụng PPTLN trong dạy học đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu,tiêu biểu như:

Thứ nhất, nhóm các PPDH tích cực nói chung:

Công trình “Tài liệu bài giảng lí luận dạy học” của tác giả Nguyễn Văn

Tuấn, Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật TP Hồ Chí Minh (Lưu hành nội bộ).Nội dung chủ yếu nói về lí luận dạy học, các quá trình dạy học, các phương phápdạy (trong đó có phương pháp thảo luận nhóm) các cách soạn giáo án,…

Nhà giáo Phan Trọng Ngọ (2005) đã có công trình, “Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường”, NXB ĐHSP Hà Nội.

Hoặc công trình của 2 tác giả “Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT”, của Nguyễn Văn Cường và Bernd Meier, Berlin/

Hà Nội 2010, thuộc Dự án phát triển giáo dục THPT, chủ yếu nói về cơ sở lí luận

và thực tiễn đổi mới phương pháp dạy học, một số quan điểm, kỹ thuật và phươngpháp dạy học phát huy tích cực, sáng tạo

PGS.TS Vũ Hồng Tiến “Một số phương pháp dạy học tích cực”, tài liệu

bồi dưỡng giáo viên dạy chương trình môn Giáo dục công dân (Chuyên đề 2),

2007 Tác giả đã so sánh phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạyhọc tích cực và đi đến khẳng định, phương pháp dạy học truyền thống chỉ diễn

Trang 9

giảng, truyền thụ kiến thức một chiều, còn phương pháp dạy học tích cực đòi hỏingười học phải tự tìm tòi, nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề, tạo nên sựtương tác giữa thầy - trò, trò- trò.

Thứ hai, nhóm các PPDH thảo luận nhóm

Trước hết là công trình “Những rào cản của đổi mới phương pháp dạy học

ở đại học” của ThS Lê Tấn Huỳnh Cẩm Giang, Công tác tại Viện Nghiên cứuGiáo dục Bài viết chủ yếu tập trung vào cách chia nhóm và quá trình vận dụngphương pháp thảo luận nhóm (chủ yếu là nhóm nhỏ), những rào cản quan trọngtrong quá trình vận dụng phương pháp này ở các trường đại học Từ đó tác giả đã

đề xuất 03 giải pháp để phá dỡ các rào cản hiện tồn tại trong tiến trình đổi mới hoạtđộng dạy học ở các trường đại học

Công trình nghiên cứu của PGS.TS Vũ Quang Hiển Trường Đại học Quốc

gia Hà Nội về “Phương pháp thảo luận nhóm tại lớp trong giờ học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Công trình nghiên cứu của TS Phạm Ngọc Anh về “Phương pháp học nhóm trong dạy và học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở Trường Đai học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội”

“Tổ chức thảo luận theo nhóm đối với các môn khoa học Mác- Lênin”

Th.S Mai Văn Điệp, Học viện Hải quân Bài viết này tập trung bàn về cách tổ chứccác nhóm học tập; lựa chọn nội dung và xây dựng giáo án thảo luận; khắc phụctình trạng lười học của một số sinh viên; vai trò của giảng viên trong duy trì thảoluận theo nhóm

Nguyễn Minh Hiền (chủ biên): “Tài liệu bồi dưỡng GV giảng dạy môn Chính trị ở các trường TCN, Cao đẳng nghê”, Tổng cục dạy nghề 2010 Tác giả

nhấn mạnh vai trò, vị trí của PPTLN trong dạy học môn Chính trị và đặt ra nhữngyêu cầu thực hiện để mang lại hiệu quả cao trong dạy học

“Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD ở trường THPT”, của TS Nguyễn Thị Toan, Trường ĐHSP Hà Nội Bài viết này tập

Trang 10

trung phân tích thực trạng của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trongdạy học môn GDCD ở trường trung học phổ thông (THPT), từ đó đề xuất một sốđịnh hướng vận dụng phương pháp này nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy họcmôn GDCD

“Thảo luận nhóm thực trạng và giải pháp” của tác giả Thế Phong, đăng

trên Tạp chí Thanh niên phía trước số 48, năm 2011, trong bài viết này, tác giả chủyếu đề cập đến vấn đề: Phương pháp học và thảo luận theo nhóm đã bắt đầu hìnhthành và triển khai như một cuộc thử nghiệm, “công trình” này cũng đặt ra khánhiều câu hỏi, đáng để chúng ta cùng bàn: Phương pháp học theo nhóm, thảo luậnnày thực sự hay và bổ ích

Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu của các giảng viên, giáo viên ởcác trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp (trung cấp) và trường phổthông

Như vậy, nghiên cứu và vận dụng các PPDH tích cực, trong đó có PPTLNvào quá trình dạy học đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, việcnghiên cứu vấn đề vận dụng PPTLN trong dạy học môn Chính trị ở Trường Caođẳng Cần Thơ chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn vận dụng phương pháp thảo luận nhóm và quathực nghiệm, đối chứng PPTLN trong dạy học môn Chính trị ở trường Cao đẳngCần Thơ luận văn đề xuất một số giải pháp thực hiện PPTLN trong dạy học mônChính trị nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của phương pháp thảo luận nhómViệc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm để dạy học môn Chính trị ởTrường Cao đẳng Cần Thơ

Thực nghiệm sư phạm để rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp

Trang 11

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng củaChủ tịch Hồ Chí Minh và các quan điểm cơ bản về yêu cầu đổi mới giáo dục củaĐảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục qua các văn kiện Đại hội Đảng

Đề tài vận dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử, ngoài ra còn các phương pháp mang tính đặc thù như sau:

- Phương pháp điều tra xã hội

6 Giả thuyết khoa học

Vấn đề vận dụng vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học mônChính trị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Cần Thơ chưa đạtđược kết quả theo yêu cầu đề ra Vì thế, cần thiết phải tìm hiểu về cơ sở lý luận,thực tiễn để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng phương phápthảo luận nhóm trong dạy học môn Chính trị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ởTrường Cao đẳng Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay

7 Ý nghĩa khoa học của đề tài:

- Đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lí luận và thực tiễn của việc đổimới PPDH nói chung và PPTLN nói riêng trong quá trình dạy học môn Chính trịdành cho HS trung cấp ở các Trường Cao đẳng (có đào tạo hệ trung cấp), Trungcấp

- Đề tài cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc vậndụng PPTLN vào quá trình dạy học môn Chính trị Bên cạnh đó, đề tài có thể được

sử dụng làm tài liệu tham khảo cho GV dạy môn Chính trị

Trang 12

8 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài kết cấuthành 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng phương pháp thảoluận nhóm trong dạy học môn Chính trị ở các trường Cao đẳng

Chương 2 Thực nghiệm sư phạm phương pháp thảo luận nhóm trong dạyhọc môn Chính trị ở Trường Cao đẳng Cần Thơ

Chương 3 Điều kiện thực hiện và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảquá trình vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Chính trị ởTrường Cao đẳng Cần Thơ

Trang 13

Theo tác giả Nguyễn Đình Chỉnh trong cuốn Tâm lý học quản lý (Nxb Giáodục, 1998) quan niệm: Nhóm không đơn giản chỉ là một tập hợp nhiều người làmviệc cùng nhau hoặc làm việc dưới sự chỉ đạo của một nhà quản lý Nhóm là mộttập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịutrách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung Các thành viên trong nhóm tương tácvới nhau và với trưởng nhóm để đạt được mục tiêu chung Các thành viên trongnhóm phụ thuộc vào thông tin của nhau để thực hiện phần việc của mình [5; 52].

Tập hợp các cá nhân HS riêng lẻ sẽ trở thành một nhóm khi và chỉ khi hội tụđầy đủ các nhân tố sau hay nói một cách khác, nhóm được hình thành dựa trên một

số yếu tố sau:

- Sự tương tác: là sự tác động qua lại trực tiếp giữa các cá nhân HS trongcùng một không gian (lớp học) và thời gian (tiết học) nhằm thực hiện các nhiệm vụ

Trang 14

chung Phương tiện để thực hiện các tương tác có thể là phương tiện ngôn ngữhoặc phi ngôn ngữ Nội dung của tương tác là nhiệm vụ học tập Vì vậy, sự tươngtác diễn ra trong nhóm phải có mục đích, có tổ chức, có sự phân công trách nhiệm

và đặc biệt là phải diễn ra hai chiều Sự tương tác tích cực của mỗi thành viên sẽthúc đẩy hoạt động chung của nhóm nhanh chóng đạt đến mục tiêu

- Mục tiêu hướng đến: nhóm học tập có thể có nhiều mục tiêu Có nhữngmục tiêu chung, mục tiêu lớn lao tuy nhiên cũng có thể có những mục tiêu hết sứcbình thường Mục tiêu hướng đến của từng thành viên chính là cơ sở để tạo ra sựphân chia thành nhóm Mục tiêu chính là động lực, là kim chỉ nam cho hoạt độngcủa nhóm

- Các quy tắc làm việc: là những quy định hướng dẫn những hành vi chung

do nhóm lập ra Các qui định này là cơ sở để nhóm hoạt động có tổ chức, có nề nếp

và có thể kiểm soát, điều khiển các thành viên làm việc theo mục tiêu mà nhóm đã

đề ra

- Vai trò của các thành viên trong nhóm: căn cứ vào năng lực hoạt động vàtrình độ của từng thành viên mà xác định vai trò của từng thành viên trong nhóm.Hoạt động nhóm luôn gắn với nhu cầu của từng thành viên trong nhóm và nhu cầuchung của nhóm Giải quyết đúng đắn mối quan hệ này sẽ giúp nhóm hoàn thànhnhiệm vụ mọi nhiệm vụ đồng thời góp phần củng cố và duy trì nhóm

Từ những vấn đề nêu trên, quan niệm về nhóm có thể hiểu như sau: nhóm

là một tập hợp người được xác định bởi các mối quan hệ tương tác, cùng chia

sẻ mục tiêu chung, cùng tuân theo một hệ thống quy tắc nhất định và đóng những vai trò khác nhau Một tập thể người không thể được coi như một nhóm

nếu họ không có mối quan hệ tương tác, đặc biệt là nếu họ không cùng chia sẻmột mục tiêu chung

1.1.1.2 Các hình thức chia nhóm

Để tiến hành dạy học theo nhóm, việc đầu tiên là phải tiến hành chia nhóm.Việc chia nhóm tùy thuộc vào số lượng HS trong lớp, thường một nhóm có khoảng

Trang 15

từ 5 đến 10 (con số này có thể tăng hoặc giảm tùy theo nhiệm vụ của nhóm, cơ sởvật chất hiện có, thời gian làm việc của các nhóm và của bài học) Căn cứ vào mụctiêu, nội dung, mức độ khó dễ của các nhiệm vụ học tập, trình độ của HS, thời giancho phép, cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị của nhà trường,… có thể phân racác hình thức chia nhóm khác nhau như sau:

- Chia nhóm ngẫu nhiên: Đây là cách chia được tiến hành khi giữa các đối

tượng HSSV không cần có sự phân biệt Mọi HSSV đều phải hoạt động để giảiquyết vấn đề, cùng chiếm lĩnh tri thức Nhiệm vụ được giao không khác nhaunhiều về nội dung, ít có sự chênh lệch về độ khó và có cùng chung một yêu cầu Ởhình thức chia nhóm ngẫu nhiên này, khi chia nhóm GV có thể chia theo vị trí chỗngồi, chia theo số thứ tự trong danh sách, chia theo bàn, theo tổ hoặc bằng cáchđếm vòng tròn

- Chia nhóm theo năng lực học tập: Việc chia nhóm năng lực học tập được

áp dụng khi cần có sự phân hóa về trình độ bởi mức độ khó dễ của nội dung bàihọc cho từng đối tượng HSSV Người ta thường dựa vào các trình độ : giỏi, khá,

trung bình và yếu để chia thành các nhóm tương ứng.Với cách chia này, GV có thể

đưa ra những yêu cầu cụ thể khác nhau đối với từng nhóm trong việc giải quyếtcùng một nhiệm vụ học tập Song khi áp dụng hình thức chia nhóm này GV cầnphải thận trọng Bởi vì muốn chia đúng trình độ của HSSV, GV phải nắm chắctrình độ của họ, vì nếu không nắm chắc được trình độ của HS mà chia sai nhóm thì

sẽ dẫn đến sự phản tác dụng

- Chia nhóm gồm đủ trình độ: Cách chia này thường được sử dụng khi nội

dung hoạt động dạy học cần có sự hỗ trợ lẫn nhau Trong trường hợp này cần phảixác định vai trò của nhóm trưởng (người có năng lực hơn cả) là rất quan trọngtrong việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm

- Chia nhóm theo sở trường: Cách chia này thường được tiến hành trong

các buổi học tập ngoại khóa, mỗi nhóm sẽ gồm một số HS có chung sở trường,hứng thú

Trang 16

Ngoài ra, hiện nay ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học phổthông vẫn chưa thống nhất một cách làm việc nhóm chung đối với những đề tàithảo luận Các cách làm việc nhóm chủ yếu là do giáo viên quyết định Trong thờigian qua, có 3 cách làm việc theo nhóm chủ yếu như sau:

Cách làm việc theo nhóm thứ nhất: Ngang - theo cách này, người nhóm

trưởng sẽ lập đề cương, sau đó các thành viên nhận từng phần, VD bài 1, phần 1…Sau đó tổng hợp lại, ghép các đoạn đã làm vào thành bài hoàn chỉnh của nhóm

Ưu điểm của cách này là:

- Thành viên thích vì “làm ít”, không mất công tập hợp

Cách làm việc theo nhóm thứ hai: Dọc - theo cách này, thủ lĩnh nhóm sẽ

phải biết năng lực, thế mạnh của các thành viên Nhận một đề tài, phân chia theocách:

- Ai viết đề cương? Làm bảng phân công công việc Hầu hết là nhómtrưởng

- Ai tìm tài liệu?

- Ai xử lý tài liệu?

- Ai viết bài?

- Ai phản biện lại bài viết, tài liệu của nhóm?

- Ai chuẩn bị câu hỏi, phản biện nhóm khác

- Ai thư ký?

Trang 17

Ưu điểm:

- Mỗi thành viên đều nắm rõ chủ đề thảo luận

- Phát huy được thế mạnh của mỗi thành viên

- Rèn luyện thêm một số kỹ năng mềm như: Xây dựng kế hoạch nhóm,phân công công việc…

Nhược điểm:

- Đòi hỏi năng lực của thành viên cao

- Năng lực quản lý của thủ lĩnh nhóm

Cách làm việc theo nhóm thứ ba: Tất cả - cách này là các thành viên trong

tất cả các nhóm đều phải làm, nộp hết tất cả các đề tài của môn học

Ưu điểm:

- Thành viên biết hết kiến thức

- Sử dụng tối đa thời gian

Nhược điểm:

- Mất thời gian nhiều, công sức nhiều

- Dễ gây tình trạng chép bài của nhau

Tóm lại, có nhiều hình thức chia nhóm khác nhau, mỗi một hình thức có đặcđiểm và ưu thế riêng Vì vậy trước khi quyết định chia nhóm theo hình thức nào,

GV nên dựa vào mục tiêu bài học, loại bài học, không gian học tập, trình độ, sởtrường của HSSV

Trong quá trình dạy học bằng PPTLN, thiết nghĩ hình thức chia phổ biếnnhất vẫn là cách chia thứ nhất - chia ngẫu nhiên Song để cho nhóm chia ngẫunhiên hạn chế những nhược điểm của nó thì người GV cần phải chú ý đến hai vấnđề:

- Một là nhiệm vụ được giao cho mỗi nhóm phải có cả các yêu cầu khó, dễkhác nhau

- Hai là phải điều hành sao cho mọi thành viên của nhóm đều phải tích cựchoạt động

Trang 18

1.1.2 Phương pháp thảo luận nhóm và các hình thức thảo luận nhóm

1.1.2.1 Khái niệm về phương pháp thảo luận nhóm

Xuất phát từ tính chất tham gia hợp tác của nhiều người để cùng giải quyếtmột vấn đề của bài học Do đó, trong quá trình dạy học, việc vận dụng PPTLN cóthể hiểu theo một số khía cạnh như sau:

Trong cuốn “Học và dạy cách học” do GS Nguyễn Cảnh Toàn chủ biên, các

tác giả quan niệm thảo luận là PPDH theo nhóm nhỏ Mặc dù không cắt nghĩa mộtcách cụ thể nhưng các tác giả cho rằng dạy học thảo luận nhóm là một phươngpháp nhưng đồng thời là một hình thức dạy học được mong đợi nhất trong các nhàtrường hiện nay, “là phương pháp mà chuyển một số việc kiểm tra sang cho SVđảm nhiệm” [24; 238]

Trong cuốn “Giáo dục Đại học- phương pháp dạy và học”, tác giả Lê Đức

Ngọc cho rằng: “thảo luận nhóm là một sự trao đổi ý tưởng, quan điểm, nhận thứcgiữa các học viên, để làm rõ và làm giàu sự hiểu biết các nội dung phù hợp vớihoạt động đào tạo” [21; 43]

Theo tác giả Phan Trọng Ngọ: “Thảo luận nhóm là phương pháp trong đónhóm lớn (lớp học) được chia thành những nhóm nhỏ để tất cả các thành viêntrong lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiếnchung của nhóm mình về vấn đề đó” [20; 223]

Có thể nói, về mặt lý luận mỗi tác giả đều có những cách tiếp cận ở các góc

độ khác nhau, cách gọi khác nhau, tuy nhiên tựu trung lại đều thống nhất quanđiểm PPDH thảo luận nhóm chính là phương pháp học tập hợp tác, tức là ở đó có

sự hợp tác giữa thầy và trò, giữa trò và trò để giải quyết một nhiệm vụ học tập màmỗi cá nhân không đủ khả năng hoàn thành, cần có sự hợp tác của nhiều người Từ

những quan điểm trên theo chúng tôi: PPDH thảo luận nhóm là một PPDH, trong

đó lớp học được chia thành các nhóm nhỏ để SV trong nhóm tích cực, chủ động thảo luận những nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn điều khiển của GV.

Trang 19

1.1.2.2 Các hình thức thảo luận nhóm

Trong QTDH theo nhóm, thảo luận nhóm là khâu cơ bản, chủ yếu, là giaiđoạn quan trọng của toàn bộ quá trình Thảo luận nhóm chính là sự bàn bạc, traođổi ý kiến, trình bày quan điểm mỗi cá nhân về một vấn đề học tập dưới sự tổchức, hướng dẫn của GV Thảo luận nhóm là một hình thức dạy học phát huy tínhsáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu của HS Thông qua PP dạyhọc thảo luận nhóm sẽ phát huy được tính tích cực, sáng tạo làm cho HS thật sự làchủ thể, là trung tâm của quá trình dạy học PPTLN có chức năng nhận thức hếtsức quan trọng trong dạy học, vì thế để phát huy tác dụng của PPTLN cần phải cóhình thức chia nhóm để tiến hành cho phù hợp Có nhiều hình thức thảo luậnnhóm, hiệu quả của chúng tùy thuộc vào ý đồ và tính chất sử dụng của người dạy.Dưới đây là một số hình thức thảo luận nhóm phổ biến:

- Nhóm nhỏ thông thường: GV chia lớp học thành các nhóm nhỏ (3 đến 5

người) để thảo luận một vấn đề cụ thể nào đó và nhanh chóng đưa ra kết luận tậpthể về các vấn đề đó Hình thức này thường được sử dụng kết hợp với các kĩ thuậtdạy học khác trong một bài học, tiết học Nội dung thảo luận của nhóm thôngthường là các vấn đề ngắn, thời lượng ít (5 đến 10 phút)

- Nhóm rì rầm: Giáo viên chia lớp học thành các nhóm “cực nhỏ”, khoảng

2 - 3 người (thường là cùng bàn) để trao đổi (rì rầm) và thống nhất trả lời một câuhỏi, giải quyết một vấn đề, nêu một ý tưởng, một thái độ…Để nhóm rì rầm có hiệuquả, GV cần cung cấp đầy đủ, chính xác các dữ liệu, các gợi ý và nêu rõ yêu cầuđối với câu trả lời để các thành viên tập trung vào giải quyết Việc chia lớp thànhnhững nhóm nhỏ hoặc nhóm “rì rầm” là biện pháp khắc phục “người ngoài cuộc”làm tăng hiệu quả của PPTLN

- Nhóm kim tự tháp: Đây là hình thức mở rộng của nhóm rì rầm Sau khi

thảo luận theo cặp (nhóm rì rầm); các cặp (2 - 3 nhóm rì rầm) kết hợp thành nhóm

4 - 6 người để hoàn thiện một vấn đề chung

Trang 20

- Nhóm đồng tâm (nhóm bể cá): Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm: nhóm

thảo luận và nhóm quan sát (sau đó hoán vị cho nhau) Nhóm nhỏ hơn 6 - 10 người

có nhiệm vụ thảo luận và trình bày vấn đề được giao, còn các thành viên kháctrong lớp đóng vai người quan sát và phản biện Hình thức nhóm này rất có hiệuquả đối với việc làm tăng ý thức trách nhiệm cá nhân trước tập thể và tạo động cơcho những người trình bày ý tưởng của mình trước tập thể

Như vậy, để tiến hành PPTLN, GV cần phải chia lớp học thành nhiều nhómnhỏ và sử dụng nhiều hình thức chia nhóm khác nhau Để việc vận dụng PPDH thảoluận nhóm có hiệu quả GV cần thực hiện phương châm là sử dụng linh hoạt nhiềuhình thức thảo luận nhóm phù hợp với các tình huống dạy học, đồng thời tích cựcphối hợp nhiều hình thức thảo luận nhóm với nhau

Thông qua các hình thức thảo luận nhóm, kiến thức môn học của HS sẽ đượccủng cố, được đào sâu, mở rộng, bước đầu biết phân tích, phê phán, lập luận dẫnchứng để bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể

Tóm lại, có nhiều hình thức thảo luận theo nhóm, mỗi hình thức có đặc điểm

và ưu thế nổi trội của mình Tùy thuộc vào tính chất, nội dung của bài học cũng nhưcác điều kiện dạy học khác mà người GV có thể lựa chọn cho mình một hình thứcthảo luận theo nhóm phù hợp hoặc cũng có thể lựa chọn nhiều hình thức thảo luậntheo nhóm kết hợp với nhau một cách linh hoạt

Trang 21

* Một số yêu cầu khi sử dụng PPTLN:

Một là, chia nội dung bài giảng thành những vấn đề nhỏ, những vấn đề này

được coi là một chủ đề thảo luận

Hai là, chia lớp học thành nhiều nhóm nhỏ, sử dụng linh hoạt các PPTLN

sao cho phù hợp với từng vấn đề thảo luận

Ba là, mỗi nhóm đều phải có nhóm trưởng, thư kí để ghi chép và tổng hợp ý

kiến của từng thành viên trong nhóm

Thứ tư, nên giao cho mỗi nhóm một chủ đề, do đó, cùng một thời điểm có

thể các nhóm sẽ thảo luận được nhiều vấn đề khác nhau

Thứ năm, các nhóm phải hoàn thành công việc được giao, sau đó nhóm sẽ

báo cáo, trình bày trước lớp để các nhóm khác có thể có ý kiến Trên cơ sở ý kiếncủa các nhóm GV sẽ đưa ra kết luận

1.1.2.3 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp thảo luận nhóm

* Ưu điểm:

- PPTLN tạo cơ hội tối đa cho mọi thành viên trong nhóm được bộc lộ sựhiểu biết của mình, giúp HS phát triển khả năng tư duy và diễn đạt (điều này đặcbiệt có ích với HS nhút nhát)

- Tạo cơ hội cho mọi thành viên trong nhóm học hỏi lẫn nhau, tập lắngnghe ý kiến của người khác một cách kiên nhẫn, lịch sự, tập đánh giá ý kiến ngườikhác một cách độc lập

- Giảm bớt tính chủ quan, phiến diện, tăng tính khách quan khoa học trongkiến thức của HS

- Hình thành thói quen tương tác trong học tập, tăng năng lực hợp tác vàkhông khí hiểu biết, đoàn kết, tin cậy lẫn nhau

- Kích thích thi đua giữa các thành viên trong nhóm

- Cải thiện mối quan hệ thầy - trò, trò - trò, GV có thông tin phản hồi từ HS

để điều chỉnh việc dạy của thầy, việc học của trò đồng thời tăng cường mối giaocảm thầy trò, khiến cho giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn

Trang 22

Tuy nhiên, khi tìm hiểu thực trạng dạy học môn Chính trị ở Trường Caođẳng Cần Thơ, chúng tôi nhận thấy, bên cạnh những ưu điểm, PPTLN cũng bộc lộnhững hạn chế nhất định cần được khắc phục.

* Hạn chế:

- Về phía giáo viên: Khi vận dụng PPTLN, GV còn hạn chế ở một số thao

tác sau:

Thứ nhất, thao tác lựa chọn vấn đề thảo luận: Việc lựa chọn vấn đề TL

chưa hấp dẫn nên chưa khơi dậy tính tích cực của HS Có những vấn đề thảo luậnquá khó hoặc quá dễ so với trình độ của HS Lại có trường hợp lựa chọn chủ đềphù hợp trình độ đối tượng nhưng nội dung vấn đề lại quá khô khan, không phùhợp với đặc điểm tâm lý của HS Việc lựa chọn vấn đề thảo luận là khâu then chốtquyết định sự thành bại của PP này Vấn đề không hay, không phù hợp với trình độ

HS sẽ không huy động, thu hút được HS tập trung thảo luận, nếu có thì cũng chỉmang tính chất đối phó

Thứ hai, thao tác chia nhóm: GV chưa xác định được số lượng nhóm

trong một lớp, số lượng HS trong một nhóm Cho nên, có trường hợp chia nhómquá lớn hoặc quá nhỏ, không phù hợp với vấn đề cần thảo luận và đặc điểm củalớp học

Thứ ba, thao tác chọn nhóm trưởng: Nhóm trưởng không do nhóm tự

bầu hoặc luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm mà do GV chọn một HS khátrong nhóm chuyên trách Điều này khiến cho các HS khác trong nhóm mất đi cơhội thể hiện mình cũng như cơ hội rèn luyện năng lực quản lý, năng lực trình bàyvấn đề trước nhóm và tập thể lớp

Thứ tư, thao tác giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ chưa rõ ràng, cụ thể.

Do đó, HS không hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm là cần phải làm gì, trong thời gianbao lâu, cách thức thực hiện như thế nào

Thứ năm, thao tác quan sát, hỗ trợ HS khi thảo luận: Thông thường,

các lớp đều có số lượng HS khá đông (khoảng 50 em) Một số GV khi giao nhiệm

Trang 23

vụ xong thường ngồi tại chỗ nên không quan sát, bao quát hết được HS trong lớplàm gì trong thời gian thảo luận, dẫn tới tình trạng có HS làm việc riêng, nóichuyện trong thời gian này GV cũng không nắm bắt được những khó khăn, lúngtúng của HS trong quá trình thảo luận để có sự gợi ý, hỗ trợ kịp thời.

Thứ sáu, thao tác tổng kết Sau khi viết phương án trả lời ra giấy, nhóm

trưởng thay mặt nhóm đọc kết quả thảo luận trước lớp hoặc viết lên bảng GV gọi

HS khác nhận xét, bổ sung GV kết luận Thao tác này được lặp đi lặp lại khá đơnđiệu, nhàm chán

- Về phía HS

HS hầu như không được giao nhiệm vụ về nhà chuẩn bị trước cho TLNnên có phần bị động trong quá trình thảo luận trên lớp Mặt khác, nếu được giaonhiệm vụ trước thì HS cũng không chuẩn bị, hoặc chuẩn bị mang tính đối phó

Trong thời gian thảo luận, chỉ có số ít HS làm việc thật sự (nhómtrưởng và HS khá, giỏi trong nhóm), còn lại các em thường ngồi chơi, nói chuyện,

làm việc riêng Hiện tượng độc diễn cá nhân bên cạnh “người chầu rìa”, người ngoài cuộc” diễn ra khá phổ biến, kể cả khi có người dự giờ trong lớp HS không ý

thức được sự cần thiết phải hợp tác để chiếm lĩnh tri thức nên nhiều khi các embiến hoạt động TLN thành cơ hội để tán gẫu, lãng phí thời gian

Câu trả lời của HS thường lặp lại những vấn đề trong giáo trình, thiếu

Trang 24

1.1.3 Sự kết hợp giữa PP TLN với các PPDH khác góp phần khắc phục những hạn chế của PPDH truyền thống

Mỗi PPDH đều có những mặt mạnh và hạn chế nhất định Để phát huy đượcnhững ưu điểm của các PPDH và khắc phục được những nhược điểm của nó nhằmmang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học, chúng ta cần phải biết kết hợp mộtcách linh hoạt các PPDH lại với nhau một cách hài hòa, phù hợp với từng mục tiêu

và nội dung của từng bài học

- PPTLN kết hợp với PP thuyết trình, diễn giảng: Khi kết hợp với PPTLN thì

PP thuyết trình, diễn giảng không còn giữ chức năng là cung cấp thông tin Sửdụng PP thuyết trình, diễn giảng để hướng dẫn HS cách thức làm việc, gợi ý một

số tư liệu phục vụ cho quá trình thảo luận để giải quyết các vấn đề

- PPTLN kết hợp với PP nêu vấn đề: PP nêu vấn đề là PPDH mà GV xuất phát

từ nội dung cơ bản của bài học để xây dựng các tình huống có vấn đề, sau đó GVđiều khiển HS cách thức giải quyết các vấn đề để tiến tới lĩnh hội kiến thức Khi

PP nêu vấn đề được kết hợp với PPTLN, thì cả hai PP sẽ hình thành mối liên hệ bổtrợ cho nhau Nhờ chia lớp ra từng nhóm nhỏ mà các vấn đề GV nêu ra sẽ đượccác nhóm tranh luận, bàn bạc và mổ xẻ một cách sâu sắc, nhiều vấn đề sẽ đượcphát hiện và giải quyết

- PPTLN kết hợp với PP động não: khi GV đưa ra một vấn đề cần thảo luận, bắtbuộc HS phải tự nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin, thu thập các ý kiến khácnhau về vấn đề đó, sau đó phân tích, đánh giá để rút ra kết luận Vì vậy khi kết hợp

PP động não với PP TLN sẽ giúp cho HS rèn luyện được những kĩ năng phản ứngnhanh nhạy đồng thời làm cho không khí lớp học thêm sôi nổi

Như vậy, khi PPTLN được kết hợp với các PPDH khác sẽ phát huy được tínhtích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS Giúp HS rèn luyện được kỹ năng làmviệc có sự hợp tác và tạo thói quen trình bày quan điểm của mình trước đám đông,biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, nhằm bồi dưỡng cho HS PP tựhọc, tự nghiên cứu

Trang 25

1.1.4.Vai trò của phương pháp thảo luận nhóm trong việc phát huy tính tích cực của học sinh

Thảo luận nhóm là một PPDH tích cực, phát huy cao độ vai trò chủ thể củangười học Đây là phương pháp thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tự nhận thứccủa HS Trên cơ sở chú trọng đến hoạt động độc lập của HS, hướng vào HS, pháthuy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS Trong quá trình thảo luậnnhóm, HS được tự do bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình, lắng nghe ý kiến củabạn, hợp tác với nhau trong việc giải quyết những nhiệm vụ chung của cả nhóm.Được tham gia thảo luận, bàn bạc HS chủ động hơn, tích cực hơn trong học tập,nâng cao tinh thần trách nhiệm với mọi người

Trong hoạt động chung của nhóm mỗi HS phải đảm nhận một vai trò, mộtnhiệm vụ nhất định, họ ý thức rất rõ thành tích cá nhân của bản thân có ảnh hưởngtrực tiếp tới thành tích chung của toàn nhóm Điều đó buộc HS phải tích cực hoànthành trách nhiệm cá nhân của mình, không trông chờ và ỷ lại người khác Hơnnữa sự tác động qua lại giữa các HS trong nhóm còn giúp cho HS chiếm lĩnh trithức một cách có hiệu quả, khuyến khích HS tranh luận ứng dụng những gì đã họcvào thực tiễn Nhờ đó mà thẩm thấu và chuyển hoá được những kiến thức đã lĩnhhội thành vốn kinh nghiệm vững chắc của bản thân

Khi tham gia vào thảo luận nhóm, HS được tiếp xúc với nhiều cách giảithích và các chiến lược giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề Vì vậy, nhữnghiểu biết của HS không chỉ bó hẹp trong phạm vi cá nhân mà được mở rộng ra rấtnhiều và được xã hội hoá ở mức độ cao Thông qua hoạt động nhóm, các em có thểcùng làm với nhau những công việc mà một mình các em không thể tự làm đượctrong một thời gian nhất định

Thảo luận nhóm rèn luyện cho HS thói quen bạo dạn hoạt bát trước đámđông, đây là phẩm chất của con người trong xã hội hiện đại: tự chủ, năng động,sáng tạo

Trang 26

Sử dụng phương pháp dạy học thảo luận nhóm còn tạo nhiều cơ hội cho GV

có thông tin phản hồi về người học để từ đó có định hướng điều chỉnh phù hợp chohoạt động dạy của mình Mặt khác, GV còn có thể thu được tri thức và kinhnghiệm từ phía người học, qua các phát biểu có suy nghĩ và sáng tạo của ngườihọc Đây là một trong những ưu điểm nổi trội của PPTLN so với các PPDH khác.Trong bất cứ QTDH nào, nhất là QTDH ở Đại học và Cao đẳng, Trung cấp chuyênnghiệp giảng viên luôn giữ một vai trò quan trọng đặc biệt Đó là sự tổ chức, điềukhiển, hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động học tập của SV Nhưng thực tế cho thấy rằng,

dù giảng viên có kiến thức uyên thâm, sâu rộng đến đâu, PPDH hay đến mấy mà

SV không chịu khó học hỏi, đầu tư thời gian suy nghĩ, nghiên cứu, không có sự laođộng của cá nhân, không có say mê học tập, không có kế hoạch và phương pháphọc tập hợp lý, v.v thì việc học tập sẽ không đạt kết quả cao

Từ những ưu điểm nổi trội của PPDH thảo luận nhóm các nhà nghiên cứugiáo dục trên thế giới đã tuyên bố rằng, cho dù nội dung môn học như thế nào thì

HS làm việc theo từng nhóm nhỏ cũng có khuynh hướng học được nhiều hơnnhững gì được dạy và nhớ lâu hơn so với các hình thức dạy học khác Điều đókhông có nghĩa là chúng ta phủ nhận tầm quan trọng của cách dạy truyền thống,nhưng hiện nay phần lớn GV đã thấy được giá trị to lớn của việc phân HS đượclàm việc cộng tác theo nhóm, nó giúp người học nắm vững các tri thức, hình thànhnhiều kỹ năng học tập quan trọng, đặc biệt là phát huy cao độ tính tích cực chủđộng của người học

Như vậy, qua thực tế nghiên cứu chúng tôi có thể khẳng định, hoạt độngthảo luận nhóm luôn có một vai trò quan trọng trong quá trình học tập của HS Sửdụng PPTLN trong dạy học là góp phần phát huy tính tự học, chủ động lĩnh hộikiến thức của HS, đồng thời cũng góp phần đổi mới PPDH theo hướng tích cựchóa hoạt động người học, phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình hiện nay

Trang 27

1.2 Thực trạng việc vận dụng PPTLN trong dạy học môn Chính trị ở Trường Cao đẳng Cần Thơ

1.2.1 Tình hình dạy học và vận dụng PPTLN trong dạy học môn Chính

trị ở Trường Cao đẳng Cần Thơ

Chương trình môn Chính trị của hệ Trung cấp chuyên nghiệp ở các trườngcao đẳng là 90 tiết Trong đó, 70% là giảng dạy và 30% là thảo luận

Như vậy, số tiết dành cho thảo luận chiếm 30% số tiết của môn học Điềunày cho thấy thảo luận đóng vai trò và ý nghĩa to lớn trong học tập môn Chính trị ởnhà trường

Để tìm hiểu thực trạng việc vận dụng PPTLN trong quá trình dạy học mônChính trị, chúng tôi tiến hành điều tra, phỏng vấn thăm dò ý kiến của 15 GV giảngdạy môn Chính trị ở Trường Cao đẳng Cần Thơ Khảo sát khoảng 100 HS năm thứnhất, năm học 2011-2012 của Trường Cao đẳng Cần Thơ Chúng tôi lựa chọn ngẫunhiên 2 lớp: Lớp Trung cấp Kế toán A, K 36, Trung cấp Kế toán C, K 36 Hệthống câu hỏi và nội dung trả lời của GV và HS chính là cơ sở thực tiễn để chúngtôi đánh giá một cách khách quan thực trạng dạy học môn Chính trị hiện nay

Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng vận dụng PPDH thảo luận nhómtrong quá trình dạy và học môn Chính trị của GV và HS ở Trường Cao đẳng CầnThơ, tập trung vào 4 nội dung chính:

Thứ nhất: Tìm hiểu mức độ nhận thức của GV và HS về đặc trưng và tầm

Thứ tư: Tìm hiểu những khó khăn và những vấn đề đặt ra trong việc vận

dụng PPTLN khi giảng dạy môn Chính trị tại Trường Cao đẳng Cần Thơ

Trang 28

Bảng 1 Đánh giá của GV về tầm quan trọng của PPTLN trong dạy học

(Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra ở Trường Cao đẳng Cần Thơ, 5/2012)

Kết quả điều tra trên cho thấy, có tới 46,7 % GV cho rằng việc sử dụngPPTLN trong quá trình giảng dạy môn Chính trị là rất cần thiết, có 53,3% cho rằngviệc vận dụng PP thảo luận nhóm vào quá trình dạy học là cần thiết và không có

GV nào phủ nhận việc vận dụng phương pháp này vào quá trình dạy học Điều đóchứng tỏ vai trò của PPTLN trong dạy học môn Chính trị được các GV đánh giácao Đây là một kết quả đáng mừng bởi các GV giảng dạy môn Chính trị ở TrườngCao đẳng Cần Thơ đã ý thức được việc cần phải đổi mới PP giảng dạy và vận dụngcác PPDH tích cực nói chung và PPTLN nói riêng vào trong QTDH Tuy nhiênthực tế thì do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan mà mức độ và hiệuquả vận dụng phương pháp này vẫn còn nhiều hạn chế cần phải có giải pháp đểkhắc phục

Bảng 2 Đánh giá của GV về mục đích của việc vận dụng PPTLN trong quátrình dạy học môn Chính Trị

STT Đánh giá về mục đích của PPTLN Số ý kiến Tỷ lệ%

3 Giúp HS có khả năng kết hợp kiến thức lí luận

và thực tiễn

(Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra ở Trường Cao đẳng Cần Thơ, 5/2012)

Từ các số liệu điều tra trên cho thấy: Đa số GV sử dụng PPTLN vào việc giúp

HS có khả năng kết hợp kiến thức lí luận và thực tiễn chiếm 40%, giúp HS khái

Trang 29

quát và hệ thống hóa kiến thức mục đích này chiếm 40% trong tổng số ý kiến Còncác mục đích khác chưa được quan tâm đúng mức như: Giúp HS lĩnh hội tri thứcmới chiếm 6,7% Giúp HS ôn tập và củng cố kiến thức chiếm 6,7% Giúp HS hìnhthành kỹ năng và kỹ xảo chiếm 6,7% Đây là một ưu thế khả quan, bởi vì nhữngkiến thức Chính trị nặng về lý luận nhưng thực chất lại mang tính thực tiễn rất cao.Nếu vận dụng tốt PPTLN sẽ giúp cho HS hình thành nhiều kỹ năng quan trọng màcác PPDH khác khó đạt được, kỹ năng liên hệ kiến thức giữa lý luận và thực tiễn,đặc biệt là kỹ năng làm việc tập thể, trình bày trước đám đông Mặt khác, nếu GVbiết vận dụng PPTLN trong dạy học môn Chính trị sẽ khai thác tối đa vốn sống,hiểu biết về các vấn đề chính trị xã hội của người học nhờ đó không những đạtmục tiêu môn học mà cón giúp HS có những tiết học phong phú, sinh động, hiệuquả, gây được hứng thú đối với môn học.

Bảng 3 Mức độ sử dụng PPTLN của GV trong QTDH môn Chính trị

(Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra ở Trường Cao đẳng Cần Thơ, 5/2012)

Kết quả trên cho thấy, có tới 66,7% GV giảng dạy môn Chính trị ở TrườngCao đẳng Cần Thơ sử dụng thành thạo, nhuần nhuyễn PPDH thảo luận nhóm vàchỉ có 33,3% GV dừng lại ở mức độ chưa thành thạo, không (0%) GV nào chưatừng vận dụng PPTLN trong quá trình giảng dạy Đây quả một kết quả rất tốt, kếtquả này là minh chứng cho việc GV đã nhận thấy được ưu thế và những tác dụngtích cực đối với kết quả học tập của HS thông qua quá trình giảng dạy bằng PPthảo luận nhóm

Bảng 4 Phạm vi vận dụng PPTLN của GV trong dạy học môn Chính trị

Trang 30

(Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra ở Trường Cao đẳng Cần Thơ, 5/2012)

Như vậy, phần lớn GV cho rằng PPTLN chỉ dạy được ở một số bài 66,7%,

số GV còn lại sử dụng PPTLN để dạy tất cả các bài trong chương trình hiện nay33,3%, không có GV nào lựa chọn dạy ở một số đơn vị kiến thức nhỏ Điều nàychứng tỏ các GV ở Trường Cao đẳng Cần Thơ thành thạo trong việc vận dụng PPthảo luận nhóm vào quá trình dạy học

Bảng 5 Kết quả tìm hiểu về những khó khăn ảnh hưởng đến việc vận dụng PPTLN trong dạy học môn Chính trị (câu hỏi nhiều lựa chọn)

TT Những khó khăn khi vận dụng PPTLN Số ý kiến Tỷ lệ %

2 Do năng lực tổ chức, điều khiển thảo luận của GV

(Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra ở Trường Cao đẳng Cần Thơ, 5/2012

Kết quả trên cho thấy, có hai nhóm khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đến việcvận dụng PPTLN, nhóm khó khăn chủ quan từ chính các chủ thể của QTDH là GV

và HS, nhóm khó khăn khách quan từ các yếu tố liên quan có ảnh hưởng trực tiếpđến quá trình vận dụng PPTLN

- Những khó khăn chủ quan:

Khó khăn mang tính chủ quan ở chính bản thân GV là do họ đã quá quenvới các PPDH truyền thống, trong đó thầy làm trung tâm, là người chủ động, tíchcực còn trò là khách thể ngồi nghe Họ chưa quen với vai trò là người chủ đạo,hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh quá trình nhận thức của người học Do đó trongquá trình giảng dạy họ ngại phải đổi mới PPDH Đây là khó khăn cơ bản ảnhhưởng đến việc không thường xuyên sử dụng PPTLN trong dạy học của GV.Ngoài ra vẫn còn một số GV thừa nhận là do thói quen sử dụng các PPDH truyềnthống 13,3% và do năng lực tổ chức điều khiển thảo luận của họ còn hạn chế

Trang 31

26,6% Năng lực này thể hiện ở kĩ thuật phân chia và điều khiển các nhóm thảoluận, thể hiện ở khả năng xử lý khéo léo các tình huống bất ngờ diễn ra trong quátrình thảo luận.

Còn một khó khăn chủ quan nữa thuộc về các em HS, thể hiện ở kỹ nănghợp tác trong thảo luận của HS còn hạn chế 33,3%, đối với các em kinh nghiệm và

kỹ năng hợp tác trong thảo luận chưa thực sự đáp ứng đòi hỏi mang tính bắt buộccủa PPTLN, đó là tính tích cực, chủ động và tự giác của người học Sự thiếu kinhnghiệm hợp tác trong quá trình thảo luận của các em cũng là một điều dễ hiểu bởichính bản thân các em là sản phẩm của quá trình đào tạo bằng các PPDH truyềnthống, vì vậy tính thụ động, chông chờ, ỷ lại vào người thầy trở thành một thói quenthường trực của đa số HS hiện nay

Mặt khác, do đặc điểm của hầu hết HS là có trình độ đầu vào thấp vàkhông đồng đều, khả năng tư duy, các kỹ năng học tập còn hạn chế, các em chưathật sự chủ động trong học tập Đối với các em môn học Chính trị là môn phụ học,

do đó các em không mấy hứng thú với việc phải suy nghĩ làm việc Nếu GV lạithiếu kinh nghiệm điều khiển thảo luận, dẫn dắt thì không thể khơi gợi được hứngthú học tập của các em Đây thực sự là một rào cản lớn không chỉ đối với PPTLN

mà với cả những PPDH tích cực khác, trong dạy học môn Chính trị cho HS ở cáctrường Trung cấp nói chung và ở Trường Cao đẳng Cần Thơ nói riêng

- Những khó khăn khách quan:

Số lượng HS quá đông trong một lớp học là khó khăn lớn nhất để thực hiệnPPTLN trong dạy học môn Chính trị cho HS ở Trường Cao đẳng Cần Thơ Hiệnnay đây là khó khăn ở hầu hết các trường, bởi lẽ môn học Chính trị là môn họcchung nên thường được tổ chức dạy học theo hình thức lớp ghép với số lượng HSdao động trong khoảng 80 đến 120 HS Vì vậy, để vận dụng PPTLN trong giảngdạy môn Chính trị ở các trường đạt hiệu quả cần phải khắc phục được tình trạngnày

Trang 32

Ngoài ra còn có những khó khăn khác như cơ sở vật chất chưa đảm bảo,thiếu tài liệu giáo trình, bàn ghế không cơ động trong khi lớp học quá đông cũng lànhững lý do gây cản trở cho quá trình vận dụng PPTLN

Tóm lại: Có nhiều khó khăn và rào cản ảnh hưởng đến việc sử dụng PPTLN

trong QTDH môn Chính trị Nhưng không phải vì thế mà chúng ta bỏ qua không

sử dụng phương pháp này Muốn khắc phục những khó khăn trên, đòi hỏi mỗi GVphải tự thân vận động và cùng với nhà trường đầu tư nghiên cứu, các trường phảicoi trọng việc đổi mới PPDH môn Chính trị như một chiến lược nhằm nâng caochất lượng đào tạo của nhà trường

Bảng 6 Đánh giá của GV về thái độ, ý thức của HS trong tiết học vận dụngPPTLN

STT Thái độ, ý thức học tập của HS Số ý kiến Tỷ lệ %

(Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra ở Trường Cao đẳng Cần Thơ, 5/2012)

Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết GV đều cho rằng thái độ, ý thức học tậpcủa HS trong tiết học có sử dụng PPTLN là say mê, hứng thú, tích cực hơn các tiếthọc khác đạt 46,7% Không có GV nào lựa không hứng thú, HS thụ động hơn cáctiết học khác Số GV còn lại lựa chọn mức độ chỉ một số cá nhân tích cực và mức độ

HS thụ động hơn các tiết học khác chiếm 53,3% Kết quả này nói lên rằng, việc vậndụng PPTLN vào giảng dạy môn Chính trị ở trường chưa thật sự tạo ra thích thúcho HS, chưa kích thích được thái độ, tích cực hợp tác của các em những ưu điểmnổi trội của PPTLN chưa được GV khai thác có hiệu quả Đây cũng chính là nguyênnhân dẫn đến việc vận dụng PPTLN trong giảng dạy môn Chính trị ở các trườngCao đẳng Cần Thơ diễn ra còn nhiều hạn chế

Trang 33

Bảng 7 Đánh giá về mức độ hiệu quả sử dụng PPTLN

(Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra ở Trường Cao đẳng Cần Thơ, 5/2012)

Kết quả trên cho thấy, số GV đồng tình với hiệu quả của việc vận dụngPPTLN trong dạy học 73,3%, 20% là số GV cho rằng sử dụng PP thảo luậnnhóm trong quá trình giảng dạy môn Chính trị là rất hiệu quả Không có GV nàođánh giá ở mức bình thường Không đạt hiệu quả là 6,7%

Như vậy, kết quả điều tra GV bước đầu đã phản ánh được một thực trạngtrong việc vận dụng PPTLN để giảng dạy môn Chính trị của GV ở các Trường Caođẳng Cần Thơ là đạt hiệu quả như mong muốn

Để làm rõ việc vận dụng PPTLN trong dạy học môn Chính trị ở trường Caođẳng Cần Thơ, chúng tôi tiến hành điều tra HS nhằm mục đích tìm hiểu về nhậnthức của HS đối với PPTLN, thái độ, ý thức, hiệu quả, cũng như những khó khăn

mà các em gặp phải trong giờ học có vận dụng PPTLN Mặt khác nhằm đối chiếu,kiểm nghiệm với các dữ liệu thu thập từ GV

Bảng 8 Kết quả nhận thức của HS về đặc trưng của PPTLN

1 HS tự phối hợp, liên kết với nhau để thực

2

HS ở các nhóm trao đổi, thảo luận các nhiệm

vụ học tập dưới sự hướng dẫn, điều khiển của

GV

3 GV tổ chức các nhóm HS trao đổi, thảo luận

4 GV cho các nhóm HS tự do thảo luận những

(Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra ở Trường Cao đẳng Cần Thơ, 5/2012)

Trang 34

Nhìn vào kết quả trên cho thấy có đến 64% HS đã nhận thức đúng vềPPTLN, đó là quá trình HS ở các nhóm trao đổi, thảo luận các nhiệm vụ học tậpdưới sự hướng dẫn, điều khiển của GV Bên cạnh đó vẫn còn nhiều HS lầm lẫnPPTLN là việc các em tự phối hợp và liên kết với nhau để thực hiện nhiệm vụhọc tập 16%, hoặc hiểu đơn giản PPTLN là việc GV dành thời gian cho các em tự

do thảo luận Điều này không phải chỉ ở SV mà ngay cả bản thân GV cũng cònnhiều người lầm lẫn

Bảng 9 Lựa chọn của HS đối với các PPDH môn Chính trị

(Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra ở Trường Cao đẳng Cần Thơ, 5/2012)

Kết quả trên cho thấy hầu hết HS thích học với phương pháp thuyết trình54%, và ít hứng thú với những PPDH tích cực khác đây là đặc điểm thường thấycủa đa số HS trung cấp, bởi trình độ đầu vào thấp nên các em thường có thói quenthụ động, thầy giảng trò nghe và ghi chép, không phải suy nghĩ làm việc, chỉ có16% HS lựa chọn PPTLN Điều này cho thấy HS chưa có hứng thú với việc sửdụng PPTLN trong quá trình học tập môn Chính trị

Bảng 10 Thái độ, ý thức của học sinh đối với phương pháp thảo luận nhómtrong học tập môn Chính trị

ý kiến Tỷ lệ (%)

Trang 35

(Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra ở Trường Cao đẳng Cần Thơ, 5/2012)

Từ kết quả của bảng điều tra trên cho thấy, có tới 58% HS đánh giá tiết học

sử dụng PPTLN ở mức học bình thường như mọi tiết học khác, 22% HS cho rằngtrong quá trình học tập với PPTLN chỉ một số cá nhân tích cực, còn lại là thụ động,một số ít em lại thấy không hứng thú và thụ động hơn các tiết học khác, không có ýkiến nào thừa nhận ảnh hưởng tích cực của PPTLN Kết quả này khá trùng hợp vớikết quả điều tra của GV, điều này càng khẳng định rõ hơn những hạn chế, bất cậptrong việc vận dụng PPTLN để giảng dạy môn Chính trị ở trường Cao đẳng CầnThơ Thực tế này cũng nói lên rằng việc vận dụng PPTLN trong giảng dạy mônChính trị ở các trường chỉ mới là hình thức chứ chưa khai thác và phát huy đượcnhững tác dụng tích cực của nó

Bảng 11 Mức độ chủ động, tích cực phát biểu xây dựng bài của học sinh

(Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra ở Trường Cao đẳng Cần Thơ, 5/2012)

Kết quả điều tra cho thấy mức độ tích cực, chủ động của HS trong giờ thảoluận nhóm là chưa cao Có đến 32% em là không bao giờ tham gia phát biểu xâydựng bài, có 52% em đôi khi mới tham phát biểu xây dựng bài, số HS thườngxuyên tham gia phát biểu xây dựng bài chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ có 16% Đó là mộthạn chế lớn trong việc vận dụng PPTLN nói riêng và các PPDH tích cực nóichung Nguyên nhân của thực trạng này thường là do tâm lý e ngại, không tự tin vàthiếu kỹ năng diễn đạt trước đám đông Ngoài ra, một điều dễ nhận thấy là còn cókhông ít HS trung cấp có thói quen thụ động, ỷ lại, thiếu tính chủ động, tích cựctrong học tập nhưng chưa được nhắc nhở kịp thời nên không bao giờ tham gia phátbiểu xây dựng bài

Bảng 12 Đánh giá của học sinh về hiệu quả tiết học sử dụng PPTLN so với các PPDH khác (câu hỏi có nhiều lựa chọn)

Trang 36

TT Hiệu quả sử dụng PPTLN Số Lượng Tỉ lệ (%)

1 Giờ học sinh động, hiểu bài nhanh hơn, nắm

chắc vấn đề hơn

5 Mất thời gian chuẩn bị, bài học không có hệ

thống, khó hiểu bài hơn

(Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra ở Trường Cao đẳng Cần Thơ, 5/2012)

Nhìn vào bảng trên cho thấy, đánh giá của HS về hiệu quả của tiết học cóvận dụng PPTLN so với các PPDH khác là chưa cao, việc vận dụng PPTLN làchưa đạt mục tiêu của tiết học cả về tri thức, kỹ năng và thái độ, với số ý kiến chorằng mất thời gian chuẩn bị, bài học không có hệ thống, khó hiểu bài chiểm 44%,lớp học ồn ào giờ học kém hiệu quả là 54%, hình thành thói quen thụ động, ỷ lại là38% Số em cho rằng giờ học sinh động, hiểu bài nhanh hơn, nắm chắc vấn đề hơnchiếm 31% Như vậy rõ ràng hiệu quả mà PPTLN mang lại cho HS là chưa nhiều,ngược lại còn nảy sinh nhiều bất cập, hạn chế

Bảng 13 Kết quả tìm hiểu về những khó khăn mà HS gặp phải trong giờ học có vận dụng PPTLN (câu hỏi có nhiều lựa chọn)

2 Khả năng diễn đạt ý tưởng không lôgic và lưu

4 Không quen chủ động, muốn học thụ động như

Trang 37

(Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra ở Trường Cao đẳng Cần Thơ, 5/2012)

Nhìn vào bảng trên cho thấy, có 46% HS cho rằng khó khăn cơ bản mà các

em thường xuyên gặp phải trong tiết học có vận dụng PPTLN là do cách thức tổchức, điều khiển thảo luận của GV còn hạn chế, nên giờ học chưa thực sự gâyđược sự hứng thú đối với HS, điều này cũng phù hợp với kết quả điều tra về nhữngkhó khăn mà GV gặp phải khi vận dụng PPTLN trong quá trình giảng dạy Nhưvậy rõ ràng việc xây dựng được một quy trình thảo luận khoa học và hợp lí là mộtviệc hết sức cần thiết cho quá trình TLN Ngoài ra, còn những khó khăn khác như:không có kĩ năng hợp tác trong thảo luận 45%, không thích thể hiện trước số đông19%, thói quen học tập thụ động 26%… đều tồn tại trong chính bản thân HS,nhưng theo chúng tôi, những khó khăn này hoàn toàn có thể khắc phục được khichính người GV phải là người tạo được hứng thú, sự say mê, tính tích cực chủđộng cho HS bằng năng lực tổ chức, điều khiển, hướng dẫn HS thảo luận

Tóm lại, kết quả điều tra thăm dò ý kiến cho thấy cả GV và HS đều đã cónhững nhận thức cơ bản về đặc trưng và tầm quan trọng của PPTLN, tuy nhiêntrong quá trình thực hiện cả GV và HS đều gặp những khó khăn nhất định, do đócòn tồn tại những hạn chế cần khắc phục trong quá trình vận dụng Bản chất, mụcđích của PPTLN là hướng vào phát huy tính tích cực chủ động của người họcnhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập nên nếu GV thấy được và làm cho

HS hiểu được tác dụng của PPTLN đồng thời biết khắc phục kịp thời, qua đó tìm

ra những giải pháp thích hợp để vận dụng PPTLN một cách thường xuyên trongdạy học, thì chắc chắn sẽ có kết quả cao trong học tập

1.2.2 Sự cần thiết phải đổi mới PPTLN trong dạy học môn Chính trị ở Trường Cao đẳng Cần Thơ

1.2.2.1 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay

Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Đảng và Nhà nước ta đặc biệtchú trọng đến việc đổi mới PPDH trong các nhà trường hiện nay Vì vậy, định

Trang 38

hướng đổi mới PPDH được thể hiện trong hầu hết các Văn kiện, Nghị quyết củaĐảng qua các thời kỳ.

Nghị quyết TƯ 2 khóa VIII (12 - 1996) đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh

mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyệnnếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến

và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy - học, đảm bảo điều kiện và thời gian tựhọc, tự nghiên cứu cho HS, nhất là SV đại học” [1; 41] Trong chỉ thị số15/1999/CT- BGD & ĐT ngày 20/4/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo chỉrõ: “Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong trường sư phạm nhằm tíchcực hóa hoạt động học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự học, tựnghiên cứu của HS, SV Nhà giáo giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, điềukhiển, định hướng QTDH, còn người học giữ vai trò chủ động trong quá trình họctập và tham gia nghiên cứu khoa học” Luật giáo dục, điều 5 chương I quy định rõ

về phương pháp giáo dục: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tựgiác, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho họ năng lực tự học, khả năngthự hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”

Như vậy, trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng đều nhất quán địnhhướng đổi mới PPDH là: Nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo, tự học, kỹnăng vận dụng vào thực tiễn, phù hợp với môn học, khắc phục lối truyền thụ mộtchiều các kiến thức có sẵn, phát huy cao độ năng lực tự học, học tập suốt đời trongmọi thời đại Tăng cường học tập cá thể phối hợp với hợp tác, tăng cường hơn nữaviệc gắn lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội

1.2.2.2 Vận dụng phương pháp dạy học thảo luận nhóm là hướng đi phù

hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Chính trị

Để thực hiện tốt mục tiêu đào tạo người dạy có thể kết hợp nhiều phươngpháp Mỗi phương pháp đều có vị trí, vai trò, những ưu, nhược điểm nhất định.Những phương pháp dạy - học truyền thống người thầy làm trung tâm phát thôngtin và HS bị động tiếp nhận thông tin đã trở nên lạc hậu Đứng trước những đổi

Trang 39

mới trong mục tiêu đào tạo, bản thân phương pháp giảng dạy cũng phải thay đổiphù hợp với yêu cầu của thực tiễn Mục tiêu của quá trình tìm kiếm, áp dụng cácPPDH môn Chính trị chính là nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo củangười học nâng cao chất lượng dạy và học môn Chính trị trong giai đoạn hiện nay.

Và PPTLN được xem là phương pháp đầu tiên phù hợp

Đối với môn Chính trị, mục tiêu trọng tâm là trang bị cho người học nhậnthức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nghiên cứu đườnglối lãnh đạo toàn diện của Đảng, làm rõ những vấn đề có tính quy luật của cáchmạng Việt Nam, của giai cấp công nhân Việt Nam, góp phần bồi dưỡng nhậnthức tư tưởng, giáo dục niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và định hướng trongquá trình học tập, rèn luyện cho người học trở thành người lao động mới có phẩmchất chính trị vững vàng, có đạo đức và năng lực công tác, góp phần thực hiện

thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

Đây là môn học về kiến thức chính trị xã hội vừa mang tính lý luận trừutượng hóa, khái quát hóa cao vừa mang tính thực tiễn sâu sắc Nên đối với học viênđây là một môn khó, trừu tượng về mặt lý luận nhưng ít nhiều HS đã có những vốnsống, vốn hiểu biết nhất định thông qua thực tế cuộc sống và tìm hiểu sách báo, tàiliệu, cũng như các phương tiện thông tin truyền thông Vì vậy, thảo luận nhómđược xem là PPDH tích cực phù hợp, nó khai thác được vốn sống, vốn hiểu biếtcủa HS

Thông qua quá trình thảo luận nhóm sẽ giúp HS hình thành thói quen làmviệc có kế hoạch, nghiêm túc, nâng cao tính trung thực, dũng cảm bảo vệ quanđiểm của mình, độc lập, sáng tạo trong học tập và nghiên cứu Trong thảo luậnmôn Chính trị giúp cho học viên học cách phối hợp với nhau để hoàn thành mộtcông việc chung, đánh giá tính logic và quan điểm của người khác và của chínhmình, góp phần hình thành tư duy phê phán Mặt khác, thảo luận nhóm còn giúpcho học viên nhận thức và thuyết trình một vấn đề có tính trừu tượng, khái quát caotrước tập thể, khắc phục những nhược điểm của bản thân như rụt rè, tuỳ tiện, phát

Trang 40

biểu không có luận cứ, thiếu suy nghĩ Giúp cho HS có cơ hội bộc lộ những hiểu biếtcủa bản thân về các vấn đề chính trị - xã hội Sử dụng PPTLN trong dạy học mônChính trị còn giúp cho GV có những phản hồi nhanh về tình trạng nắm tri thức bộmôn của HS, phát hiện quan niệm sai trái, những hiểu biết mơ hồ về đường lối lãnhđạo của Đảng để có định hướng giáo dục tư tưởng kịp thời.

Với tầm quan trọng như vậy, Bộ Giáo dục đào tạo đã có chủ trương đưa hìnhthức thảo luận nhóm trở thành hình thức dạy học chính khoá ở các trường Đại học,Cao đẳng theo tỷ lệ: 50% lí thuyết, 30% tự học và 20% thảo luận (theo công văn số83/ BGDĐT-SĐH hướng dẫn về thực hiện chương trình các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ CĐ- ĐH), và tỷ lệ: 70% lí thuyết, 30% thảoluận, kèm theo hướng dẫn về hình thức thảo luận: "GV chủ trì thảo luận theo lớp dotrường bố trí với quy mô thích hợp đảm bảo cho mọi người có cơ hội phát biểu thảoluận, nội dung thảo luận phải hướng vào kiến thức cơ bản của môn học đặc biệt lưu

ý đến hệ tư tưởng đất nước và chuyên ngành đào tạo của SV" (theo quyết định số52/2008/QĐ- BGDĐT hướng dẫn về thực hiện chương trình các môn khoa họcMác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ CĐ - ĐH đào tạo theo học chế tín chỉ)

Như vậy, có thể nói PPDH thảo luận nhóm đã thực sự có vị trí nhất địnhtrong hệ thống các PPDH trong nhà trường Là công cụ quan trọng góp phần nângcao chất lượng dạy học các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nóichung và môn Chính trị nói riêng

Kết luận chương 1

Đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay đòi hỏi phải thayđổi cả cách dạy của thầy lẫn cách học của trò, trong đó chú trọng hướng vào việcphát huy cao độ tính tích cực, chủ động học tập của người học Dù GV có giỏi,uyên thâm đến bao nhiêu nếu không có sự hợp tác tích cực của người học cũngkhông thể mang lại hiệu quả cao trong dạy học

Từ lí luận và thực tiễn dạy học có thể khẳng định, thảo luận nhóm là PPDH

có nhiều ưu điểm so với các PPDH khác Nó có tác dụng to lớn trong việc phát huy

Ngày đăng: 15/12/2015, 08:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Ngân hàng câu hỏi Olympic các môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (dùng cho các trường Đại học, Cao đẳng), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng câu hỏi Olympic các mônkhoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2006
4. Nguyễn Hữu Châu (2004), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản về chương trình và quátrình dạy học
Tác giả: Nguyễn Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
5. Nguyễn Đình Chỉnh (1998), Tâm lí học quản lý, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học quản lý
Tác giả: Nguyễn Đình Chỉnh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
8. Ngô Thị Dung (3/2001) - Mô hình tổ chức học theo nhóm trong giờ lên lớp, Tạp chí Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình tổ chức học theo nhóm trong giờ lênlớp
9. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức, Lý luận dạy học Đại học, NXB Đại học Sư phạm, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học Đại học
Nhà XB: NXB Đại học Sưphạm
10. ThS. Lê Thị Thu Hà (11/2009), Một số ý kiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường, Dạy và học ngày nay Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số ý kiến nhằm góp phần nâng caochất lượng dạy và học trong các nhà trường
11.Trần Thị Hương (3/2001) - Một vài suy nghĩ về dạy học theo nhóm nhỏ ở Đại học, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài suy nghĩ về dạy học theo nhóm nhỏ ởĐại học
12. TS. Nguyễn Thị Hường - Trịnh Thị Hạnh (10/2008), Sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp với thảo luận nhóm trong dạy học Lịch sử ở trường Tiểu học, Tạp chí Giáo dục số 199 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng phươngpháp kể chuyện kết hợp với thảo luận nhóm trong dạy học Lịch sử ở trường Tiểuhọc
13. Trần Duy Hưng, Quy trình thảo luận nhóm trong dạy học hướng vào người học, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 10/1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình thảo luận nhóm trong dạy học hướng vàongười học
14. Nguyễn Thị Hoà (2007), PPTLN trong dạy học Triết học nhằm phát huy tính tích cực của SV Trường Cao đẳng Văn thư - Lưu trữ”, Luận văn Thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: PPTLN trong dạy học Triết học nhằm phát huytính tích cực của SV Trường Cao đẳng Văn thư - Lưu trữ”
Tác giả: Nguyễn Thị Hoà
Năm: 2007
15. Lê Minh Hoàng, PPDH thảo luận nhóm và những bất cập, Dạy và học ngày nay tháng 12/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: PPDH thảo luận nhóm và những bất cập
16. Vũ Quang Hiển Trường Đại học Quốc gia Hà Nội về “Phương pháp thảo luận nhóm tại lớp trong giờ học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thảoluận nhóm tại lớp trong giờ học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
17. Lê Tấn Huỳnh Cẩm Giang, Những rào cản của đổi mới phương pháp dạy học ở đại học, Viện Nghiên cứu Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những rào cản của đổi mới phương phápdạy học ở đại học
18. ThS. Nguyễn Thành Kỉnh, Quy trình dạy học theo nhóm, Tạp chí Giáo dục, số 221 tháng 11/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình dạy học theo nhóm
20. Phan Trọng Ngọ (2002), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học và phương pháp dạy học trong nhàtrường
Tác giả: Phan Trọng Ngọ
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2002
21. Lê Đức Ngọc (2005) Giáo dục đại học phương pháp dạy và học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục đại học phương pháp dạy và học
Nhà XB: NXBĐại học Quốc gia Hà Nội
22. Nguyễn Văn Tuấn, Tài liệu bài giảng lí luận dạy học, Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bài giảng lí luận dạy học
23. Nguyễn Thị Toan, Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD ở trường THPT, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy họcmôn GDCD ở trường THPT
24. Nguyễn Cảnh Toàn (2004) Học và dạy học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học và dạy học
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm HàNội
26. Phạm Viết Vượng (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Phạm Viết Vượng
Nhà XB: NxbĐại học Quốc gia
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w