1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái

165 827 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 165
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

quan hệ giữa con người và tự nhiên, có một tư duy sinh thái trong việc nhận diện, phântích và thể hiện những nỗi đau môi trường, số phận con người trong cuộc khủng hoảngmôi sinh cũng như

Trang 1

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Lê Lưu Oanh

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

Luận ỏn đợc hoàn thành dới sự hớng dẫn khoa học của PGS - TS Lê Lu Oanh Chúng tôi xin chân thành cảm ơn PGS cùng tập thể các nhà khoa học thuộc chuyên ngành Lí luận văn học, Trờng Đại học S phạm Hà Nội đã giúp

đỡ chúng tôi trong quá trình nghiên cứu.

Ngời viết cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ, chia sẻ của bạn bè, đồng môn và những ngời thân trong thời gian thực hiện luận ỏn.

Luận ỏn đợc viết bằng niềm yêu thích đặc biệt với vấn đề nghiên cứu, tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận đợc những nhận xét, góp ý từ bạn đọc.

Tác giả

Trần Thị Ánh Nguyệt

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, đượchoàn thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của nhiều nhà khoa học Các

số liệu, kết quả được trình bày trong luận án là trung thực Những kết luậnkhoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nàokhác

Tác giả luận án

Trần Thị Ánh Nguyệt

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ của luận án 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Những đóng góp mới của luận án 3

6 Cấu trúc của luận án 4

Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 5

1.1 Phê bình sinh thái – Một khuynh hướng mới trong phê bình văn học 5

1.1.1 Khái niệm phê bình sinh thái 5

1.1.2 Lịch sử phê bình sinh thái 7

1.1.3 Phê bình sinh thái - một khuynh hướng nghiên cứu văn học 15

1.2 Lịch sử phê bình mối quan hệ con người với tự nhiên trong văn học Việt Nam 22

1.2.1.Các công trình nghiên cứu 22

1.2.2 Phê bình sinh thái – những khởi đầu mới mẻ 23

Chương 2: KHUYNH HƯỚNG VĂN XUÔI SINH THÁI VIỆT NAM 31

SAU NĂM 1975 31

2.1 Những tiền đề lịch sử xã hội của văn học sinh thái Việt Nam 31

2.2 Sự hình thành của văn xuôi sinh thái sau năm 1975 32

2.2.1 Giai đoạn manh nha 32

2.2.2 Giai đoạn hình thành ý thức sinh thái 34

2.3 Những thay đổi trong cách thể hiện mối quan hệ giữa con người và tự nhiên 39

2.3.1 Thay đổi điểm nhìn 40

2.3.2 Thay đổi motif cốt truyện 45

Trang 5

2.3.4 Thay đổi giọng điệu 49

Chương 3: CẢM HỨNG PHÊ PHÁN TỪ ĐIỂM NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI 55

3.1 Ý thức về con người "tội đồ" trong mối quan hệ với tự nhiên 55

3.1.1 Thống trị tự nhiên 55

3.1.2 Chiếm đoạt không gian hoang dã 61

3.2 Ý thức về con người nạn nhân trong mối quan hệ với tự nhiên 68

3.2.1 Số phận con người trong những thảm họa tự nhiên 68

3.2.2 Niềm kính sợ với sinh mệnh tự nhiên 74

3.3 Ý thức về con người tha hóa 77

3.3.1 Ý thức sinh thái giai cấp 78

3.3.2.Ý thức sinh thái nữ quyền 82

3.4 Ý thức về nỗi bất an sinh thái 89

3.4.1 Cái nhìn phản lãng mạn về nông thôn 89

3.4.2 Nỗi bất an đô thị 94

Chương 4: KIẾN LẬP CẢM QUAN ĐẠO ĐỨC SINH THÁI 101

4.1 Sự trở lại và nối dài diễn ngôn lãng mạn về tự nhiên 101

4.1.1 Tiền đề từ các diễn ngôn phương Đông 101

4.1.2 Mĩ hóa, lí tưởng hóa cái tự nhiên 104

4.1.3 Nhận thức về quê hương như là môi trường sinh thái 112

4.1.4 Văn học đồng quê về những người nghèo khổ 116

4.2 Nhận diện mẫu hình nhân cách cho chủ nghĩa nhân văn sinh thái 125

4.2.1 Lắng nghe tiếng nói từ tự nhiên 125

4.2.2 Đồng cảm với thế giới tự nhiên bị thương tổn 132

4.2.3 Tiếng nói của những thân phận bé nhỏ 136

KẾT LUẬN 143 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

Trang 6

PHỤ LỤC

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nghiên cứu văn học sau khi “trở về chính mình” với những lí thuyết như chủnghĩa cấu trúc, chủ nghĩa hình thức, phê bình mới… chủ yếu quan tâm đến nhữngphương diện nội tại của tác phẩm dường như nhiều khi trở nên tự thu hẹp, khó tiếpcận với những vấn đề đương đại rộng lớn Mặt khác, các trường phái nghiên cứuvăn học hiện nay với những mối bận tâm về con người: phê bình phân tâm học, phêbình Marxism , lí thuyết tiếp nhận… trên thực tế đã đạt được nhiều thành tựu nhưng

có lẽ “đang trong giai đoạn thác ghềnh và thỉnh thoảng mất phương hướng” [150,xvii] Cần phải tìm một hướng đi khác cho nghiên cứu văn học Do vậy hiện nay,bên cạnh những hướng nghiên cứu văn học trước đó vẫn đang có những tìm tòi mới

mẻ và đạt được nhiều thành tựu thì cũng xuất hiện sự chuyển hướng văn hóa trongnghiên cứu văn học, xuyên qua văn học để quan sát sự đổi thay văn hóa, nghiên cứu

ý thức văn hóa được thể hiện như thế nào trong văn học, nghiên cứu ý thức về xãhội, ý thức về môi trường thể hiện trong văn học

Thế kỉ XXI là thế kỉ mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng con người phải đốimặt với nhiều nguy cơ sinh thái nhất Trong xã hội hiện đại, cùng với tốc độ đô thịhóa và sự ỷ lại vào khoa học kĩ thuật con người đang ngày càng quay lưng với tựnhiên, khai thác quá mức, khiến cho tự nhiên ngày càng cạn kiệt Thiên nhiên trảthù con người không phải chỉ bằng các thảm họa, thiên tai, mà đáng sợ hơn, trả thùbằng sự biến mất của chính nó Cái “dây chuyền sống” huyền diệu của tạo hóa đangngày càng bị phá hủy Phê bình sinh thái (ecocritisim) nổi lên khi vấn đề biến đổikhí hậu, sự xuống cấp về môi trường không còn là vấn đề của mỗi quốc gia dân tộcnữa, nó ảnh hưởng đến sự sống Văn học quan tâm đến sự sống cho nên khúc ngoặtcủa phê bình sinh thái xét đến cùng lại liên quan đến bản thể của văn học

Trên thế giới, khởi phát từ Anh – Mĩ, phê bình sinh thái đang là một trào lưunăng động hiện nay, thu hút sự quan tâm ngày càng nhiều hơn các nước ngoài phươngTây Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tình trạng biến đổi khí hậu,nước biển dâng, mưa bão, lũ lụt Sống ở vùng đất nhạy cảm với những đổi thay củamôi trường, hẳn nhiên điều đó sẽ ánh xạ vào tác phẩm, nhất là với nhà văn đa cảm, trắc

ẩn Ý thức sinh thái này đã được nhiều tác giả văn xuôi sau năm 1975 đề cập đến: sự

hủy hoại môi sinh dẫn tới việc mất cân bằng tự nhiên; quá trình đô thị hóa, nền kinh tếthị trường khiến con người rời xa môi trường sinh thái, con người trở thành nạn nhân,công cụ của thương mại… Do vậy văn học có khuynh hướng tìm về biểu hiện mối

Trang 8

quan hệ giữa con người và tự nhiên, có một tư duy sinh thái trong việc nhận diện, phântích và thể hiện những nỗi đau môi trường, số phận con người trong cuộc khủng hoảngmôi sinh cũng như hướng con người sống có trách nhiệm với thiên nhiên, biết hòamình vào tự nhiên để được thanh thản, cân bằng trong cuộc sống…Từ hướng nghiêncứu này, có một cách tiếp cận riêng trên con đường khám phá một trong những hấp dẫncủa văn học Việt Nam sau 1975 và qua đó kết nối văn học với những vấn đề thiết cốtcủa nhân loại về trách nhiệm của con người trong khủng hoảng môi sinh.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài luận án là Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau năm

1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên

chúng tôi hiểu như sau:

Thứ nhất, từ cái nhìn sinh thái, chúng tôi xem xét mối quan hệ giữa conngười và những yếu tố tự nhiên Phê bình sinh thái cảnh tỉnh về nguy cơ của khủnghoảng sinh thái Do vậy, đề tài xem xét quan hệ con người với thực thể tự nhiên đểphân tích số phận con người trong cuộc khủng hoảng môi sinh, đồng thời chỉ ranhững căn nguyên của những thảm họa môi trường Mặt khác, vấn đề tự nhiên baogiờ cũng có mối liên hệ với xã hội Do vậy, luận án cũng xem xét sự kết nối tínhsinh thái với các vấn đề xã hội để thấy hành trình bóc lột tự nhiên có mối liên hệ vớihành trình bất công xã hội Từ đó, phê bình sinh thái đặt ra nhiều vấn đề về sự bấtcông môi trường, về nông thôn và thành thị, những vấn đề áp bức phụ nữ, vấn đềgiai cấp Từ thực trạng suy thoái môi trường cần thức tỉnh ý thức sinh thái và tạo

ra những góc nhìn khác về sự sống mà có thể cung cấp nền tảng đạo đức và kiếnthức cho cách hiểu đúng đắn về tương quan giữa các tồn tại trên trái đất

Thứ hai, từ cái nhìn sinh thái dưới góc độ văn học, chúng tôi "đọc" các mãvăn học thể hiện ý thức sinh thái trên các phương diện chủ đề, motif cốt truyện,nhân vật, cảm hứng, ngôn ngữ và giọng điệu Từ đó chỉ ra những đặc điểm của vănhọc sinh thái như là một xu hướng văn học có tầm quan trọng xã hội thẩm mĩ vàchứa đựng bên trong những nhân tố cách tân văn học

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Dựa trên phê bình sinh thái Anh-Mĩ, hướng tiếp cận nảy sinh trong thời đạikhủng hoảng môi trường, đề tài chỉ ra những điểm có thể vận dụng lí thuyết phêbình sinh thái để nghiên cứu dựa trên văn xuôi hư cấu sau năm 1975, chủ yếu làtruyện ngắn và tiểu thuyết làm đối tượng khảo sát chính Từ đó để thấy sự phản ứngcủa văn học trước những khủng hoảng sinh thái đang diễn ra

Trang 9

3 Nhiệm vụ của luận án

- Khảo sát các tác phẩm văn xuôi sinh thái sau năm 1975; phân tích các tácphẩm dưới góc nhìn của phê bình sinh thái

- Đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về văn học sinh thái Việt Nam sau năm 1975

- Khảo sát những bình diện khác nhau của khuynh hướng văn xuôi sinh thái

4 Phương pháp nghiên cứu

Ngoài những phương pháp được sử dụng như những thao tác thường xuyêntrong nghiên cứu văn học như thống kê – phân loại, phân tích, tổng hợp, so sánh(đồng đại, lịch đại), chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

4.1 Phương pháp luận

- Vận dụng "cảm quan nhìn lại" của phê bình sinh thái làm tiền đề để nhậnthức mối quan hệ giữa con người và tự nhiên xung quanh như một thực thể củachỉnh thể sinh thái Sự nhận thức lại này sẽ giúp chúng ta nhận diện rõ hơn mốiquan hệ giữa tự nhiên và văn hóa

- Phương pháp liên ngành: Phê bình sinh thái là một hướng nghiên cứu liên

ngành, kết hợp văn học với khoa học, phân tích tác phẩm văn chương để rút ra nhữngcảnh báo môi trường Luận án vận dụng những kiến thức của các ngành khoa học (sinhthái học, dân tộc học, sử học, triết học, chính trị, đạo đức ), một số loại hình nghệ thuậtkhác (điện ảnh, âm nhạc…) để hiểu và lý giải một số quan điểm của các tác phẩm

4.2 Các phương pháp nghiên cứu khác

- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Thi pháp học hiện đại đã được vận

dụng để nhận diện khuynh hướng văn xuôi sinh thái qua điểm nhìn, motif cốttruyện, nhân vật, giọng điệu

- Phương pháp cấu trúc – hệ thống: Phương pháp này giúp xem xét mối

quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên hệ thống mà cụ thể là những dấu hiệu lặp lại

có tính quy luật của những yếu tố ấy Trên cơ sở hệ thống hóa các yếu tố, tính chỉnhthể sẽ được bộc lộ rõ

5 Những đóng góp mới của luận án

- Tổng thuật các nghiên cứu trên thế giới (chủ yếu là Anh-Mỹ) và Việt Nam

về phê bình sinh thái

- Chứng minh có một khuynh hướng văn xuôi sinh thái sau năm 1975, đặcbiệt là sau năm 1986 Chỉ ra những đặc điểm của văn xuôi sinh thái như là một xuhướng văn học có tầm quan trọng xã hội thẩm mĩ và chứa đựng những nhân tố cáchtân nghệ thuật

Trang 10

- Khảo sát 2 bình diện của khuynh hướng văn xuôi sinh thái xác lập cho vănchương đương đại, là 1) cảm hứng phê phán trên tinh thần sinh thái và 2) xác lậpđạo đức sinh thái.

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chương

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Khuynh hướng văn xuôi sinh thái Việt Nam sau năm 1975

Chương 3: Cảm hứng phê phán từ điểm nhìn phê bình sinh thái

Chương 4: Kiến lập cảm quan đạo đức sinh thái

Trang 11

Chương 1

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Phê bình sinh thái – Một khuynh hướng mới trong phê bình văn học

1.1.1 Khái niệm phê bình sinh thái

Sinh thái (oikos) theo nghĩa gốc tiếng Latin là nhà ở, nơi cư trú, bất kì mộtsinh vật sống nào cũng cần nơi cư trú của mình

Thuật ngữ sinh thái học (ecology) có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp, bao gồmoikos (chỉ nơi sinh sống) và logos (học thuyết, khoa học) Thuật ngữ “sinh thái học”chỉ thật sự ra đời vào năm 1869 do nhà sinh vật học người Đức Ernst Haecker đưa ra.Ông là người đầu tiên đặt nền móng cho môn khoa học sinh thái về mối tương quan

về động vật với các thành phần môi trường vô sinh Trải qua hàng trăm năm pháttriển, sinh thái học đã có rất nhiều định nghĩa nhưng chung nhất vẫn là học thuyếtnghiên cứu về nơi sinh sống của sinh vật, mối tương tác giữa cơ thể sinh vật sống vàmôi trường xung quanh Ngày nay, sinh thái học không chỉ tồn tại trong sinh học mà

nó còn là khoa học của nhiều ngành khác, trong đó có khoa học xã hội và nhân văn

Với tư cách là một khuynh hướng phê bình văn hóa và văn học, phê bìnhsinh thái (ecocriticism), được hình thành ở Mĩ vào giữa những năm 90 của thế kỉ

XX, đã hấp thu tư tưởng cơ bản của sinh thái học vào nghiên cứu văn học “dẫnnhập quan niệm cơ bản nhất của triết học sinh thái vào phê bình văn học” [89].Trong các định nghĩa về phê bình sinh thái, định nghĩa của Glotfelty được xem làngắn gọn và dễ hiểu hơn cả:

Nói đơn giản, phê bình sinh thái là nghiên cứu mối quan hệ

giữa văn học và môi trường tự nhiên Cũng giống như phê bình nữ

quyền xem xét ngôn ngữ và văn học từ góc độ giới tính, phê bình Marxit mang lại ý thức của phương thức sản xuất và thành phần kinh tế để đọc

văn bản, phê bình sinh thái mang đến phương pháp tiếp cận trái đất là

trung tâm (earth-centered approach) để nghiên cứu văn học [150, xviii].

Để hiểu rõ hơn định nghĩa này, chúng ta cần hiểu quan niệm của phê bìnhsinh thái về con người/ tự nhiên, tự nhiên/ văn hóa, những vấn đề làm nên tư tưởngđặc thù của phê bình sinh thái Về mặt từ nguyên, tự nhiên (nature) mà gốc Latincủa nó là natura, nghĩa là “đặc điểm thuộc về tự nhiên, vũ trụ” hay natus (sự sinh ra,được sinh ra)… để phân biệt với thế giới được chế tạo, như các đồ vật được làm bởicon người Dẫu vậy, “tự nhiên” đã trở thành một diễn ngôn mơ hồ, luôn biến đổi, nó

là cái tồn tại mặc nhiên từ buổi hoang sơ, nhưng cũng là cái đã bị con người sở hữu

và chiếm hữu theo nhiều cách “Tự nhiên” do đó đã không còn là nó một cách

Trang 12

nguyên thủy, mà các yếu tố cấu thành nó ít nhiều đều bị quy định bởi con người.Theo sự biến thiên này, cặp từ tự nhiên (nature)/ văn hóa (culture) không còn là sựđối lập đơn giản mà có sự xuyên thấm lẫn nhau Thật khó có một thứ gì đó có thểphân loại rành mạch rõ ràng, nhất là cặp đôi “phiền phức” văn hóa/ tự nhiên PeterBarry đã chứng minh bằng cách lấy thí dụ, cái chúng ta gọi là ‘môi trường bênngoài’ là một chuỗi các khu vực xâm nhập, sấn chéo lên nhau và dịch chuyển dầndần từ khu vực tự nhiên sang khu vực văn hóa, theo trật tự như sau:

Khu vực một: cái hoang dã (the wilderness) Thí dụ sa mạc, đại dương,những lục địa không có người sinh sống

Khu vực hai: Cảnh trí hiểm trở (the scenic sublime) Thí dụ rừng, hồ, núi,thác nước…

Khu vực ba: vùng nông thôn (the countryside) Thí dụ đồi, cánh đồng, rừng cây Khu vực bốn: cảnh trí nhân tạo quanh nhà (the domestic picturesque) Thí dụcông viên, vườn, đường…

Khi chúng ta di chuyển (trong suy nghĩ) giữa các khu vực này, rõ ràng chúng ta

đã di chuyển từ khu vực thứ nhất – “thuần túy” tự nhiên sang khu vực thứ tư – phần lớn

là “văn hóa” Dĩ nhiên, cái hoang dã bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng nhà kính – vốn là do vănhóa tạo ra, và các khu vườn thì tồn tại phụ thuộc vào ánh nắng – vốn thuộc lực lượng tựnhiên [140, 252] Do vậy, các nhà phê bình sinh thái sử dụng thuật ngữ human/nonhuman khi chỉ mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên Karen Thornbergiải thích “sử dụng thuật ngữ "nonhuman" (thế giới phi nhân loại) để chỉ sinh học (nghĩa

là, các sinh vật không phải con người) và vô sinh (có nghĩa là để nói, yếu tố vật chấtkhông sống như không khí, nước và đất) Tôi sử dụng thuật ngữ " human" (nhân loại) đểchỉ con người và công trình xây dựng của con người cả về vật chất và trí tuệ, bao gồm

cả công nghệ” [158] Phê bình sinh thái khẳng định tầm quan trọng của việc nhấn mạnhđến mối quan hệ giữa nhân loại (human) và phi-nhân-loại (nonhuman) trong các diễnngôn văn hóa Phê bình sinh thái trở thành một giải pháp khôi phục ý nghĩa và tầm quantrọng của tự nhiên với con người cũng như khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong việcđịnh hình và thay đổi các quan niệm về tự nhiên như lời khẳng định của Glotfelty

Toàn bộ phê bình sinh thái chia sẻ những giả thuyết cơ bản mà văn hóa con người kết nối với tự nhiên, ảnh hưởng tới nó và chịu ảnh hưởng của

nó Phê bình sinh thái đặt vấn đề quan hệ nối kết giữa tự nhiên và văn hóa, đặc biệt là sự tạo tác văn hóa của ngôn ngữ và văn học Như một quan điểm phê bình, phê bình sinh thái đặt một chân ở văn học và chân kia trên mặt đất, như là một diễn ngôn lí thuyết, phê bình sinh thái dàn xếp giữa con người (human) và (thế giới) phi nhân loại (nonhuman) [151, xix].

Trang 13

1.1.2 Lịch sử phê bình sinh thái

1.1.2.1 Cội nguồn triết học của phê bình sinh thái

Mặc dù nhiều nhà nghiên cứu sinh thái cho rằng phê bình sinh thái không cólịch sử của nó, nghĩa là phong trào này mới phát xuất từ những năm 70 của thế kỉ

XX khi những cảnh báo về sự khủng hoảng môi trường ngày càng trầm trọng vàcon người ta bắt đầu nhận thấy mặt trái của văn minh kĩ trị đã ảnh hưởng đến môitrường như thế nào Tuy nhiên, hành trình đó cũng bắt đầu bằng cách tìm cách trở

về với trái đất nguyên thủy vì sự thực bất kì lí thuyết nào cũng có cội nguồn của nó

Triết học phương Tây đã manh nha các tư tưởng sau này trở thành tiền đề chophê bình sinh thái: tư tưởng sinh thái của Rousseau, Darwin, Heidegger Nghiêncứu về phương diện tiến hóa của Darwin đã chứng minh một cách thuyết phục bằngkhoa học, giáng một đòn mạnh mẽ vào tư tưởng "con người kiểu mẫu muôn loài" cóthể đứng cao hơn tất thảy Sự thực, nhân loại và các sinh vật khác có cùng nguồngốc trên ý nghĩa sinh vật học, do vậy, con người phải ý thức rằng tất cả các sinh vậtđều có quan hệ huyết thống, cần đem sự quan tâm của con người mở rộng đến tất cảcác sinh mệnh khác Rousseau, một nhà triết học Ánh Sáng cũng đề cao việc tôntrọng tự nhiên Ông khẳng định rằng bản chất con người là lương thiện nhưng xã hộilàm cho hư hỏng và bất hạnh vì vậy cần giáo dục con người quay trở về tự nhiên.Các nhà triết học hiện tượng luận (Hussel, R Ingarden, Heidegger, MerleauPonty…) đi vào thế giới nhân sinh bên trong của con người, quan tâm nhiều đến trigiác Họ cho rằng con người cảm nhận thế giới bằng chính cảm giác trực giác củamình, tất cả các chức năng cao hơn của ý thức như sự hiểu biết, ý chí đều có nguồngốc và phụ thuộc vào sự phản ánh của chủ thể, rằng tồn tại thể xác chính là tri giác

Đặc biệt, phê bình sinh thái ảnh hưởng trực tiếp nhất từ tư tưởng triết học cáctrường phái của luân lí học môi trường phương Tây hiện đại: Đại địa luân lí học(Land Ethics), Tự nhiên giá trị luận (Theory of nature value), Động vật giải phóng(Animal liberation), Sinh thái học bề sâu (Deep ecology)… - triết lí sinh thái và môitrường hiện đại tôn trọng sự tồn tại bình đẳng của tạo vật, coi mọi sinh vật trong hệ

thống không có loài nào ở thế ưu trội Arne Naes, người Na Uy trong tham luận Bề

mặt và bề sâu, khoảng cách của phong trào sinh thái (The Shallow and the Deep, Long-range Ecology Movement, Inquiry 16, Spring, 1973) phát biểu tại Budapest

bàn về bản chất của triết học và sinh thái, đề ra thuật ngữ Deep Ecology (Sinh tháihọc bề sâu) coi tự nhiên và chúng ta cùng một thể Nguyên tắc cốt lõi của sinh tháihọc bề sâu là niềm tin rằng môi trường sống như một chỉnh thể cần được được tôntrọng Môi trường sống có những quyền bất khả xâm phạm để sinh sống và pháttriển, độc lập với lợi ích thực dụng của con người Sinh thái bề sâu cho rằng thế giới

tự nhiên là một sự cân bằng tinh tế của mối quan hệ phức tạp, trong đó sự tồn tại

Trang 14

của sinh vật phụ thuộc vào sự tồn tại của những sinh vật khác trong hệ sinh thái.Can thiệp của con người hoặc phá hủy thế giới tự nhiên đặt ra một mối đe dọa do đókhông chỉ đối với con người mà cho tất cả các sinh vật tạo thành trật tự tự nhiên

Aldo Leopold (1887 - 1948) được coi là người đầu tiên đề xướng sự bảo vệ sinh

thái của phương Tây cận đại Niên giám về đất nước sa mạc (A sand country almanac,

1949, Oxford University press, 1966) của Aldo Leopold được coi là tác phẩm kinh

điển, cuốn sách chuẩn mực cho các khóa học văn học Mỹ Trong đó chương Đại địa

luân lí học (Land Ethics) biểu đạt tư tưởng cốt lõi của ông: con người và đất đai, nước,

thực vật và động vật tồn tại mối quan hệ luân lí Xét trên lập trường nhân loại, động thực vật khác trên trái đất chỉ là tài sản Mối quan hệ giữa người và đất đai vẫn thuần làkinh tế, con người chỉ có quyền lợi mà không có nghĩa vụ đối với đất đai Thuật ngữquan trọng nhất để Aldo Leopold giải thích là “cộng đồng” (Community), ông cho rằngmỗi cá nhân đều sống trong một môi trường xã hội, trở thành một bộ phận cùng nươngtựa nhau để tồn tại trong cộng đồng này Phạm vi đạo đức trước đây giới hạn trong

-“cộng đồng nhân loại” (Humman Community), mối quan hệ này chỉ coi trọng quan hệcon người và con người, con người với xã hội, còn “luân lí môi trường” mở rộng raCộng đồng sinh vật (Biotic Community) bao gồm cả cỏ cây, sông nước, động vật… -

thế giới của muôn loài Quan niệm Đại địa luân lí học làm thay đổi vai trò nhân loại

trong văn minh truyền thống phương Tây Con người, từ kẻ chinh phục, kẻ thao túng tựnhiên trở thành một thành viên trong đó Con người phải có sự tôn trọng thích đáng đốivới tất cả các thành viên thuộc giới hữu tình và vô tình, và cùng sinh tồn với các loàikhác hợp thành một cộng đồng rộng lớn, con người có nghĩa vụ trách nhiệm bảo vệ

“cộng đồng sinh vật” được hài hòa, ổn định, và đẹp đẽ “Hành vi mà có thể bảo hộ tínhchỉnh thể, tính ổn định, và vẻ đẹp của Cộng đồng sinh vật là đúng, trái ngược lại vớiđiều đó là hành vi sai trái” [153, 26]

Những tư tưởng của sinh thái học như: Cộng đồng sinh vật (BioticCommunity), Ý thức sinh thái (Ecological conscience), Đại địa mĩ học (Land aesthetic)

mà Aldo Leopold đề xuất chủ yếu để thay đổi thế giới quan nhân loại trung tâm

(human-centred) trong văn minh truyền thống Kitô giáo phương Tây, phá bỏ sự cách

biệt giữa con người và thiên nhiên để nhận thức Vạn vật bình đẳng Lương tâm sinh

thái xuất phát từ thái độ con người thay đổi thế giới quan, từ mối quan tâm con ngườivới con người kéo dài ra đến con người và vạn vật trên trái đất Chỉ khi con người nhậnthức được loài vô tình hay giới hữu tình trong Đại địa đều là một phần tử của Cộngđồng sinh vật thì nhân loại mới có thể tôn trọng và bảo vệ chúng được

Như vậy, đạo đức môi trường đã mở rộng ra từ quyền con người sang quyềncủa thiên nhiên Cuối thế kỉ XX là thời kì khởi phát phong trào bảo vệ sinh thái Ngoài

Trang 15

những phong trào bảo vệ môi trường thực tế, các phong trào xuất phát từ nền tảng tưtưởng lí luận triết học trong việc chăm sóc sinh thái rất đáng lưu tâm vì thực chất vấn

đề sinh thái mà chúng ta đang đối mặt còn nằm ở văn hóa của chúng ta – cách hành xửcủa chúng ta đối với tự nhiên Bảo vệ sinh mệnh tự nhiên là sự tiến bộ của nhân loại.Tôn trọng sinh mệnh, yêu quý sinh mệnh không phải là con người ban tặng một cáchkhẳng khái cho vật có sinh mệnh khác mà là nhu cầu của sự tiến bộ tự thân nhân loại

“Mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn cho chúng ta, về lâu về dài, nếu chúng ta biết tự nhận diệnchính mình như là những sinh vật tự nhiên mà chúng ta đang dần dần phá hủy – những

cái cây, những dòng sông, đất đai, và ngay cả không khí của chúng ta… Chúng ta chỉ

là một phần nhỏ bé trong toàn bộ hệ sinh thái ấy” [147, 160].

Trở về với tư tưởng văn hóa phương Đông cổ đại là một khuynh hướng quantrọng của của phê bình sinh thái hiện nay Nếu như phê bình sinh thái cứ mãi là “líthuyết về sự sụp đổ” (Theories of breakdown) [159] thì sẽ dẫn đến bế tắc, nhiều nhà

tư tưởng và triết gia sinh thái đều nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của trí tuệ sinh tháiphương Đông cổ đại để giải quyết được những khó khăn về lý luận Nhà xuất bảnĐại học Harvard liên tục xuất bản nhiều chuyên luận bàn về giá trị to lớn của tưtưởng sinh thái phương Đông cổ đại đối với trào lưu văn hóa sinh thái [theo 139]

Rõ ràng, mối quan hệ giữa con người và tự nhiên được triết học, văn chương

và mĩ thuật bàn đến cách đây hàng nghìn năm Các nhà tư tưởng Trung Hoa xem conngười mang bản chất của tự nhiên nên con người cần sống hòa hợp với tự nhiên,sống thuận theo tự nhiên “Thiên nhân hợp nhất” - tư tưởng Chu Dịch đã trở thànhtiền đề cơ bản trong cách ứng xử, nguồn cảm hứng vô tận của văn chương phươngĐông Điều đó khẳng định sự thống nhất giữa con người và tự nhiên, con người làmột phần của tự nhiên, giữa con người và tự nhiên có mối liên quan, dung hòa nhau.Khổng Tử yêu cầu tôn trọng, gìn giữ môi trường, mùa xuân vào rừng không đượcđốn cây lớn, bắt cá phải dùng mắt lưới to Lão Tử cho rằng con người gắn với tựnhiên, là một bộ phận không tách rời tự nhiên: “Đạo sinh ra một, một sinh ra hai,hai sinh ra ba, ba sinh ra vạn vật”, cho nên mọi vật đều sinh ra từ Đạo, là biểu hiệncủa Đạo do vậy “trời đất với ta cùng sinh ra, vạn vật với ta là một” Tự nhiên cótrước con người, tồn tại và vận động theo quy luật khách quan, con người theo quyluật của tự nhiên để hành động cho hợp lẽ “Thiên nhiên và hoạt động tự nhiên, sự

âm thầm diễn ra của các biến cố đời đời kiếp kiếp, sự tuần hoàn của bốn mùa, sựvận chuyển uy nghi của tinh tú, đó là cái đạo mà ta thấy trong mỗi dòng suối, mỗiphiến đá, mỗi ngôi sao, đó là cái luật của vũ trụ, vô tư, vô ngã, mà lại hợp lí, và loàingười phải hành động theo luật ấy nếu muốn sống khôn ngoan và yên ổn” [25, 53].Bởi vậy, người phương Đông thường lựa chọn cách sống hài hòa với tự nhiên để

Trang 16

được thanh thản, đủ đầy Vì con người xa rời Đạo, đánh mất đi sự hồn nhiên chấtphác của mình nên sinh ra loạn lạc, vì vậy con người cần giữ gìn bản chất tự nhiên,nhu thuận cũng chính là gìn giữ và nuôi dưỡng bản tính trẻ thơ của mình ThuyếtĐồng tâm cho rằng những áng văn chương hay nhất trong thiên hạ chưa bao giờ lạikhông nảy sinh từ trái tim trẻ thơ (Lí Chất).

Trong các sử thi phương Đông, còn có những bài học về sự hòa hợp tự

nhiên Các anh hùng của người Ấn trong Ramayana, Mahabrahata trước khi lên

ngai vàng trị vì đất nước đều vào sâu trong núi hành hương, học bài học triết lí vềnhân sinh bằng cách tĩnh tâm, hòa mình sống với thiên nhiên Trước khi trở thànhđấng Giác Ngộ, Đức Phật đã trải qua kiếp sống không chỉ là con người, thần linh mà

cả là chim chóc, muông thú để có thể hiểu về cuộc đời của muôn loài bình thường,với đủ mọi quan hệ thế tục Đức vua Trần Nhân Tông sau khi thực hiện xong việcthế sự, xuất gia vào núi sâu để được trong sạch, giác ngộ tràn đầy Thiên nhiên, do

đó là người thầy minh triết vĩnh cửu trong tâm thức của người phương Đông

1.1.2.2 Sự phát triển của phê bình sinh thái

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã tạo ra số của cải vật chất khổng lồ, đưađến cho con người nhiều tiện nghi, nhưng nó cũng khiến cho con người “đang đitrên con đường dẫn đến sự đối đầu trực tiếp với thiên nhiên” [49, 42] Hiện tại, conngười bắt đầu hiểu ra là cần phải thương yêu và che chở thiên nhiên, nếu không sẽphải gánh chịu sự thua thiệt, tuy nhiên, vì lòng tham, vì sự không biết lo xa chúng tachưa thực sự có những hành động thiết thực Trước bối cảnh khủng hoảng môitrường đó, để thể hiện sự quan tâm đến các vấn đề sinh thái nhằm thức tỉnh nhânloại trước những nguy cơ đe dọa của khủng hoảng môi trường, những ngành khoahọc nhân văn khác như lịch sử, triết học, luật pháp, xã hội học và tôn giáo đã

“nghiên cứu xanh” (green study) từ những năm 1970 Các nhà sử học kêu gọi “đừngcoi tự nhiên như là sân khấu cho vở diễn của con người, mà là một diễn viên nganghàng trong tấn kịch ấy Họ tìm thấy nguồn gốc của các mối quan hệ giữa hoàn cảnhmôi trường với các phương thức sản xuất kinh tế và các ý tưởng văn hóa xuyên thờigian” [151, xxi]; các nhà nhân loại học chú trọng mối quan hệ giữa văn hóa và địalí; các nhà tâm lí học thừa nhận sự bất hòa giữa con người và thiên nhiên là nguồngốc của các căn bệnh xã hội, bệnh tâm lí “khám phá ra sự nối kết giữa hoàn cảnhmôi trường và sức khỏe tinh thần, một số liên quan đến sự xa rời hiện tại đối với tựnhiên như căn bệnh cơ bản của tâm lí và xã hội chúng ta” [151, xxi]; thậm chí, cácnhà thần học xác quyết môi trường là một vấn đề của tôn giáo “cố gắng tìm kiếmcác cứ liệu trong kinh thánh chứng minh con người đã từng làm chủ trái đất mộtcách khôn ngoan, hợp lý” [151, xxi], họ cũng tìm đến những tôn giáo của người Mỹ

Trang 17

bản địa hay các tôn giáo Phương Đông được coi là “hệ thống tôn giáo chứa đầy cáctín điều sáng suốt về tự nhiên và thế giới tinh thần” [151, xxi].

Trong khi đó văn học được đánh giá là “phản ứng chậm” vì hình như vẫn bỏngỏ mối quan tâm đến môi trường Những nghiên cứu của văn học thế kỉ XX vẫn lànhững mối bận tâm đến con người: phê bình nữ quyền, phê bình phân tâm học, phêbình Macxit, lí thuyết tiếp nhận… mà bỏ ra ngoài một sự thực: trái đất đang lâm nguy

Dù vậy, từ những năm bảy mươi của thế kỉ XX có một số nhà nghiên cứu văn học vàvăn hóa đã phát triển lí thuyết và phê bình về phương diện sinh thái Tuy nhiên cácnghiên cứu của họ được coi là những “nghiên cứu trước tác về tự nhiên” (the study of

nature writing) tản mát dưới những tên gọi khác nhau như chủ nghĩa đồng quê, sinh

thái học con người, chủ nghĩa địa phương, khoa học và văn học, tự nhiên trong văn học, phong cảnh trong văn học Ngay từ khi xuất hiện, phê bình sinh thái đã không

thuần nhất, bởi vậy, định danh khái niệm cũng là một vấn đề Nếu như ở Anh người tathường sử dụng thuật ngữ “nghiên cứu xanh” (green study) thì ở Mỹ lại thích sử dụngthuật ngữ “phê bình sinh thái” (ecocritism) Nhiều thuật ngữ khác cũng thường được sửdụng như “thi pháp sinh thái” (ecopoetics), “phê bình văn học môi trường”(environmental literary criticism), hay “nghiên cứu (văn hóa) xanh”(green(cultural)studies), sáng tác tự nhiên (nature writing), sinh thái học lãng mạn(Romantic Ecology)… Chúng tôi đồng ý với Cheryll Glotfelty và nhiều học giả khác

về việc thống nhất thuật ngữ ecocritism (phê bình sinh thái) vì nó ngắn gọn và có thể

dễ dàng tạo thành dạng thức khác là ecocritical (tính chất phê bình sinh thái) vàecocritic (nhà phê bình sinh thái) Hơn nữa, tiền tố “eco-” (sinh thái) hay hơn tiền tố

“enviro-” (môi trường) bởi vì tương tự khoa học sinh thái học, phê bình sinh tháinghiên cứu mối quan hệ giữa các sự vật, trong trường hợp này, giữa văn hóa và thế giới

tự nhiên Mặt khác, tiền tố “enviro-” (môi trường) ngụ ý rằng, con người chúng ta làtrung tâm, tất cả mọi thứ xung quanh chúng ta là môi trường Ngược lại, tiền tố “eco-”(sinh thái) ám chỉ các cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau, những hệ thống hòa hợp và sự kếtnối mạnh mẽ giữa các bộ phận cấu thành [xem thêm 151, xx]

Khởi nguyên của thuật ngữ ecocritism xuất phát từ cuốn Hài kịch của sự sinh

tồn: nghiên cứu trong sinh thái học văn học (The Comedy of Survival: Studies in Literary Ecology, 1972), Joseph Meeker giới thiệu thuật ngữ: sinh thái học văn học

(literary ecology) ám chỉ “sự nghiên cứu chủ đề sinh thái và những mối liên hệ xuấthiện trong tác phẩm văn học Đồng thời, nó cũng là một sự thử nghiệm để khám phá

ra vai trò của nó là gì với văn học trong sinh thái học của loài người” [151, xx] Thuậtngữ ecocriticism có lẽ xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1987 bởi William Rueckert

trong một khảo luận tên là Văn học và sinh thái học: Một thử nghiệm mới trong phê

Trang 18

bình sinh thái (Literature and Ecology: An Experiment in Ecocriticism) Phê bình

sinh thái (ecocriticism) theo Rueckert có nghĩa là “việc ứng dụng sinh thái học và cácthuật ngữ sinh thái học vào nghiên cứu văn học” [151, 105] Định nghĩa của Rueckert

có liên quan đặc biệt với khoa học sinh thái học và theo đó đã giới hạn lại thành mộtthuật ngữ để chỉ tất cả mối quan hệ giữa văn học và thế giới tự nhiên Do vậy, phêbình sinh thái không được thừa nhận như một phong trào phê bình rõ rệt

Tuy nhiên, trong những năm này đã xuất hiện một số tác phẩm quan trọng đối

với lịch sử của phong trào phê bình sinh thái Công trình của Joseph Mecker là Hài

kịch của sự sinh tồn (The Comedy of Survial, 1974) đã đưa ra vấn đề tranh luận cơ bản:

chính văn hóa phương Tây với nền tảng tư tưởng của thuyết con người là trung tâm đãkhiến cho môi sinh trở nên khủng hoảng Năm 1985, Frederick Owaage biên tập cuốn

sách mang tên Giảng dạy văn học môi trường: tài liệu, phương pháp và Tiềm năng

phát triển (Teaching Environmental Literature: Materials, methods, Resources) bao

gồm nhiều chiều hướng của mười chín nhà nghiên cứu khác nhau Năm 1989, Alicia Nitecki viết Bản tin văn học Mĩ về đề tài tự nhiên (The American Nature Writing

Newsletter) mục đích của bà là để công bố các bài luận vắn tắt, điểm sách và những

thông tin liên quan đến nghiên cứu cách viết về tự nhiên và môi trường

Mãi đến những năm 1990, phê bình sinh thái mới thực sự phát triển Các hộinghị khoa học về vấn đề môi trường và văn học được tổ chức hằng năm Phiên họp

đặc biệt nổi tiếng nhất của Hội nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại (MLA) vào năm

1991 được thành lập bởi Harold Fromm có chủ đề “Phê bình sinh thái: Xanh hóanghiên cứu văn học” đã thực sự tạo được tiếng vang và thúc đẩy hướng nghiên cứu

này phát triển mạnh mẽ Năm 1994, Kroeber cho xuất bản chuyên luận Phê bình

văn học sinh thái: tưởng tượng lãng mạn và sinh thái học tinh thần (Ecological literary criticism; romantic imagining and the Biology of mind, Columbia

University Press, 1994), đề xướng "phê bình văn học sinh thái" (ecological literary

criticism), "Phê bình mang khuynh hướng sinh thái" (ecological oriented criticism).Năm 1995, Lawrence Buell khoa Anh văn đại học Harvard cho xuất bản chuyên

luận Tưởng tượng môi trường: Thoreau, văn viết về tự nhiên và sự cấu thành của

văn hóa Mĩ (The Enviromental Ima gination: Thoreau, Nature Writing, and the Formation of American Culture, Harvard University Press, 1995) Khi nghiên cứu

về Thoreau từ góc độ sinh thái cung cấp cho "văn học xanh" một số chỉ đạo có tínhtổng thể về phương pháp luận và lí luận Nghiên cứu của ông là một dấu mốc chophê bình sinh thái Một tác phẩm rất quan trọng và có ảnh hưởng trong lĩnh vực này

- đây là cuốn sách phổ biến về phê bình sinh thái

Tuy nhiên, để nhận thức rõ ràng về phê bình sinh thái phải kể đến người có công

Trang 19

phát triển phong trào phê bình sinh thái là Cheryll Glotfelty, đã đồng biên tập với Harold

Fromm một tuyển tập cốt yếu các bài viết có tính định hướng quan trọng là Tuyển tập

Phê bình sinh thái: Các mốc quan trọng trong Sinh thái học Văn học (The Ecocriticism Reader: Landmarks in Literary Ecology, University of Georgia Press, 1996) Năm 1992

bà cũng là nhà sáng lập ra Hiệp hội Nghiên cứu Văn học và Môi trường - ASLE (theAssociation for the Study of Literature and Environment) Hiệp hội này trở thành tổchức có hàng nghìn thành viên ở Mỹ, sau đó các chi nhánh mới thành lập ở Anh và tiếptheo là nhiều nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Canada… Năm 1993 Patrick

Murphy đã xuất bản tạp chí mới, là Nghiên cứu Liên ngành Văn học và Môi trường ISLE (Interdisciplinary Studies in Literature and Environment) để cung cấp một diễn

-đàn nghiên cứu phê bình văn học quan tâm tới lí do môi trường

Phong trào phê bình sinh thái ở Anh và Mĩ có đôi chút khác biệt Phê bìnhsinh thái, hay phê bình xanh của Anh quốc lại được sinh thành từ phong trào Lãngmạn Anh của thập kỷ chín mươi thế kỷ 18 (1790) hơn là từ phong trào Tiên nghiệm

Mỹ trong thập kỷ bốn mươi thế kỷ 19 (1840) Người tiên phong của phong trào này

là nhà phê bình Jonathan Bate, tác giả cuốn Sinh thái học Lãng mạn: Wordsworth

và Truyền thống (văn học) Môi trường ( Romantic Ecology: Wordsworth and the Environmental Tradition, Routledge, 1991).Tuyển tập các công trình phê bình sinh

thái đáng chú ý nhất tại Anh là cuốn Tuyển tập nghiên cứu xanh: Từ chủ nghĩa lãng

mạn tới phê bình sinh thái (The Green Studies Reader: From Romanticism to Ecocriticism, Routledge, 2000) do Laurence Coupe biên tập Nếu như phê bình sinh

thái Mỹ thiên về ca tụng tự nhiên thì phê bình sinh thái Anh lại thiên về cảnh báo về

môi trường,Thành phố và Nông thôn (The Country and the City (Chatto & Windus,

1973) của Raymond William đã thể hiện rõ điều đó

Như vậy, phê bình sinh thái từ những nghiên cứu riêng lẻ, khó nhận diện đã

có một tổ chức riêng thu hút giới nghiên cứu trên trên toàn thế giới, có một tạp chíriêng của Hội Đồng thời phong trào này cũng lan ra các trường đại học, một vàitrường đã bắt đầu đưa vào trong các khóa văn học của họ chương trình giảng dạy vềnghiên cứu môi trường; một số học viện về tự nhiên và văn hóa được thành lập; một

số khoa tiếng Anh yêu cầu những chương trình nhỏ về văn học môi trường Nhờ đó,phê bình sinh thái đã chính thức trở thành một phong trào nghiên cứu hàn lâm.Nhiều nghiên cứu của các tác giả được công bố

Một trong những dấu mốc chứng tỏ sự phát triển của phê bình sinh thái là sự xuấthiện trong các cuốn giáo trình giới thiệu các trường phái lí thuyết văn học Giáo trình

Nhập môn lí thuyết: dẫn luận lí luận văn học và lí luận văn hóa (Beginning Theory: An Introduction to Literary and Cultural Theory, Manchester University press) tái bản năm

Trang 20

2002 do Peter Barry soạn thêm một chương mới là "Phê bình sinh thái" (bản xuất bản

năm 1995 chưa có chương này) Chương sách giới thiệu một khái quát sự ra đời, cáchhiểu hàm nghĩa tự nhiên/văn hóa, thành tựu chủ yếu, nhiệm vụ của phê bình sinh thái, và

thực tiễn phê bình sinh thái Giới thiệu Phê bình đầu thế kỉ XXI (Introducing Criticism at

the Twenty-First Century, 2002) do Julian Wolfreys biên tập, Chương 7 của tuyển tập

"Phê bình sinh thái" do Kate Rigby viết đã giới thiệu một cách rõ ràng về phê bình sinh

thái: từ việc phê phán những tư tưởng khiến cho tình trạng sinh thái lâm vào khủnghoảng hiện nay, tìm về các văn bản về tự nhiên để tái cấu trúc lại văn bản, nhìn lại về vănhọc lãng mạn; tái cấu trúc tính xã hội và tính sinh thái, khẳng định có một mối liên hệgiữa các vấn đề tự nhiên và xã hội, gắn với các vấn đề giai cấp, chủng tộc, giới tính; Phêbình sinh thái cần phải đặt lại nền tảng ngôn ngữ

Một trong những hướng quan trọng của phê bình sinh thái là nhìn lại nhữngdiễn ngôn lãng mạn về tự nhiên Gifford Terry phát triển mô hình 3 lớp của kịch:

đồng quê, phản đồng quê và hậu đồng quê để viết về thể loại Đồng quê (Pastoral (Routledge, the Critical Idiom series, 1999) đả phá vào thể loại đồng quê Năm 2000, Bài ca trái đất (The Song of the Earth, Massachusetts, Harvard

University Press) là công trình của nhà phê bình văn học sinh thái nổi tiếngJonathan Bate đã ứng dụng nguyên lý phê bình hiện tượng học, chủ nghĩa sinh tháihọc lãng mạn của Heidegger, lý thuyết về trạng thái tự nhiên của Jean JacquesRousseau để so sánh thơ ca và tiểu thuyết lãng mạn của Jane Austen và ThomasHardy, Mary Shelley, William.H.Hudson và Elizabeth Bisho

Năm 2004, Grey Garrard (đại học Bath Spa, Anh) xuất bản chuyên luận Phê

bình sinh thái (thuật ngữ phê bình mới) (Ecocriticism (The New Critical Idiom) bàn về

diễn ngôn chủ yếu của phê bình sinh thái từ 8 phương diện như ô nhiễm, nơi chốn, điềnviên, hoang dã, tận thế (thảo luận về Kitô giáo), cư trú, động vật, trái đất Từ cái nhìncủa phê bình sinh thái, tác giả đã chất vấn và khéo léo đưa người đọc qua những cạmbẫy của lí thuyết, đào sâu vào những tranh luận chính của phê bình sinh thái hôm nay

Chuyên luận phê bình sinh thái thứ 3 của Lawrence Buell mang tên Tương

lai của phê bình môi trường: khủng hoảng môi trường và tưởng tượng văn học (The Future of Environmental Criticism: Environmental Crisis and Literary Imagination, 2005) Buell đặt phê bình sinh thái vào lĩnh vực nghiên cứu văn hóa và

văn học để khảo sát, chỉ ra một cách rõ ràng "sự chuyển hướng của sinh thái môitrường trong những nghiên cứu về văn học và văn hóa" (the environment turn inliterary and cultural studies), "diễn ngôn sinh thái của văn học" (literaryecodiscourse) được sử dụng rộng rãi hơn, hình thành hệ thống toàn cầu hóa hơn,

Trang 21

được thảo luận liên ngành nhiều hơn, được cấu thành từ nhiều phương diện hơn.

Một cuốn sách cũng cần được nhắc đến ở đây là Sự mơ hồ sinh thái: Khủng

hoảng môi trường và văn học các nước Đông Á (Ecoambiguity: Environmental Crises and East Asian Literatures, 2012) của Karen Thronber Mở rộng diện quan

tâm của phê bình sinh thái ra khỏi các nước ngoài phương Tây: Trung Hoa, NhậtBản, Hàn Quốc, Đài Loan, bà đã đưa ra một khái niệm quan trọng "mơ hồ sinh thái"khi nhận định rằng tình yêu thiên nhiên trong các văn bản văn chương Đông Á ẩndấu những ngộ nhận không nhỏ dẫn đến những bất công môi trường

Phê bình sinh thái đã mở rộng phạm vi tới Shakespear học Etock (trong

công trình Shakespear ecocritisim) cho rằng phê bình sinh thái không chỉ nghiên

cứu tự nhiên hay hiện hữu tự nhiên trong văn học, mà hơn thế nó là bất cứ nào liên

hệ chặt chẽ đến biến đổi môi trường Từ đó, mở ra một cách tiếp cận chức năng củasinh thái học văn hóa (culture ecology)

1.1.3 Phê bình sinh thái - một khuynh hướng nghiên cứu văn học

Phê bình sinh thái với tư cách là một kiểu tiếp cận văn chương mới, khuynhhướng phê bình văn học ra đời trong bối cảnh giới học thuật phản ứng trước nguy

cơ môi sinh bị hủy hoại do chính con người Thông qua văn học để thẩm định lạitoàn bộ văn hóa nhân loại, tiến hành phê phán tư tưởng, chính sách, mô hình xãhội đã ảnh hưởng như thế nào đến thái độ đối với tự nhiên, khiến cho môi trườnglâm vào tình trạng suy thoái hiện nay

1.1.3.1 Phê bình sinh thái trong thời đại khủng hoảng môi trường

Cheryll Glotfelty trong bài giới thiệu “Nghiên cứu văn học trong thời kì khủng

hoảng môi trường” của Tuyển tập Phê bình sinh thái, các mốc quan trọng trong sinh

thái học đã tỏ ra hết sức sốt ruột vì văn học dường như vẫn thờ ơ với những mối bận

tâm về môi trường trong khi hành tinh duy nhất của chúng ta đang lâm nguy:

Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng chủng tộc, giai cấp, và giới tính trở thành những vấn đề nóng bỏng vào những năm cuối thế kỉ XX Thế nhưng, bạn cũng sẽ không bao giờ biết được rằng sự sống của Trái đất - cái nền tảng đang làm nhiệm vụ chống đỡ tất cả những hệ thống ấy - là cái đang nằm sâu bên dưới tất cả những giao tranh căng thẳng đó Thật vậy, có thể bạn sẽ không bao giờ

biết được rằng, dù thế nào, trên tất cả những điều ấy, là chúng ta chỉ có duy nhất

một Trái đất mà thôi [151, xviii].

Nhiệm vụ trọng tâm của phê bình sinh thái là qua văn học thể hiện thái độcủa mình về văn hóa ứng xử của con người đối với tự nhiên, các nhà sinh thái đi tìmcâu trả lời và giải pháp về mặt tư tưởng: văn hóa xã hội quyết định thái độ, hành vicủa của con người đối với tự nhiên Nhiệm vụ đó được Donald Worster chỉ ra:

Nguy cơ sinh thái mang tính toàn cầu mà ngày nay chúng ta phải đối mặt

Trang 22

có nguồn gốc không phải ở bản thân hệ thống sinh thái mà ở hệ thống văn hóa của chúng ta Muốn vượt qua nguy cơ này, tất yếu phải ra sức lí giải minh bạch ảnh hưởng của văn hóa của chúng ta đối với tự nhiên Nhà sử học, nhà phê bình văn học, nhà nhân loại học, nhà triết học nghiên cứu quan hệ giữa văn hóa và sinh thái, tuy không thể trực tiếp thúc đẩy cách mạng văn hóa, nhưng lại

có thể giúp chúng ta lí giải, mà sự lí giải này chính là tiền đề của cách mạng văn hóa [ theo 151, xxi].

Phê bình sinh thái phê phán thuyết con người là trung tâm (Anthropocentrism)

tồn tại trong tư tưởng nhân loại, nhất là từ sau phong trào Khai sáng, cùng với sự hưngkhởi của tư tưởng nhân bản thì nhân sinh quan đã có một sự thay đổi rất lớn Địa vị conngười trong thế giới cũng được xác lập lại Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiênnghiêng về sự đối lập nhị nguyên Từ người con của thiên nhiên trở thành chủ nhân củatrái đất Con người không phải phục tùng, kính sợ tự nhiên nữa mà ngược lại, vạn vật trởthành sản phẩm tiêu dùng của nhân loại Do vậy, việc con người chinh phục tự nhiên làmột quyền lợi hiển nhiên Trong các loài, con người là kiểu mẫu, là sinh vật cao cấp,bằng trí tuệ và khả năng của mình, con người có thể làm chủ và cải tạo được thế giới.Văn học từ xưa đến nay ngợi ca bao hình tượng đều là những người khẳng định vị thếchúa tể muôn loài bằng khát vọng chinh phục tự nhiên Vậy nên văn học cũng có lỗitrong việc khiến cho trái đất đang ngày một kiệt quệ Bởi vậy, sự thay đổi trong suy nghĩliên quan đến con người với môi trường cần được đổi thay từ chính văn học, nơi thích

hợp để phản biện lại những thói quen của tư duy Tư tưởng này vấp phải một rào cản

đã tồn tại một cách thâm căn cố đế trong tư tưởng truyền thống phương Tây coi conngười là tinh hoa “Con người là kiểu mẫu của muôn loài” Điều này đã được Joseph

Meeker chỉ ra trong công trình Hài kịch của sự sinh tồn: nghiên cứu trong sinh thái học

văn học (The Comedy of Survival: Studies in Literary Ecology), về sau vấn đề này trở

thành cốt yếu của phê bình sinh thái và triết học môi trường: cuộc khủng hoảng môi sinhchủ yếu bắt nguồn từ truyền thống văn hóa phương Tây vốn chia tách văn hóa ra khỏi tựnhiên và dành cho văn hóa thế ưu trội

Thế kỉ XXI là thế kỉ mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng con người phải đốimặt với nhiều nguy cơ sinh thái nhất nhưng đồng thời đây cũng là thế kỉ sẽ nảy nở

và phát triển các trào lưu sinh thái Phê bình sinh thái xuất hiện và cảnh tỉnh conngười về sự khai thác quá mức khiến cho Trái đất ngày một kiệt quệ “đẩy sinhquyển vào tình trạng hiểm nghèo” Hầu hết tác phẩm phê bình sinh thái đều cóchung một động cơ: “đó là nỗi day dứt rằng chúng ta đã đi tới thời đại môi trườngcạn kiệt, một thời đại mà hậu quả hành động của con người đang tàn phá hành tinh.Chúng ta đã tới thời đại đó Hoặc là chúng ta phải thay đổi chính mình hoặc sẽ phải

Trang 23

đối mặt với thảm họa toàn cầu Con người đang tàn phá vẻ đẹp tự nhiên và đẩy vôvàn sinh vật đến bên bờ tuyệt chủng trong cuộc chạy đua điên rồ của chúng ta tớingày tận thế” [151, xxi] Biến đổi khí hậu, sự khủng hoảng môi trường tự nhiên, đó

là điểm mà phê bình sinh thái bắt đầu để nhắc nhở con người về vị trí của mìnhtrong sinh quyển Do vậy, phê bình sinh thái đặt ra những vấn đề trực diện củakhủng hoảng môi sinh: “thảo luận công khai về các vấn đề môi trường, ví dụ nhưviệc đánh mất sự đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu” [116]

Từ đó, nhấn mạnh trở lại cho chúng ta thấy rằng, tự nhiên vận hành theo nhữngquy luật riêng của nó, và con người trong sự hữu hạn của mình không thể chống chọiđược “một thực tế là, mặc dù hơn bao giờ hết, bề mặt trái đất gần đây đang càng ngàycàng bị biến đổi nhanh chóng hơn bởi công nghệ kĩ thuật; thì điều ấy cũng không cónghĩa là những thực thể tự nhiên đã không còn tồn tại Tất cả những gì con người làm

ra, bao gồm cả việc làm biến đổi phần nhiều là vô ý thức (hay nói đúng hơn là sự tànphá) hệ sinh thái trên trái đất cũng vẫn phải phụ thuộc vào những quá trình vật lí tựnhiên hiện tồn trước đó Những quá trình ấy vượt hẳn lên trên giới hạn nhận thức cũngnhư giới hạn quyền lực của con người Tất cả loài người, trong khi đó, lại chỉ đơn thuầntồn tại trong một trạng thái lẫn lộn hỗn độn (mặc dù thường là một cách vô hình) vớicuộc sống vô hạn của thế giới phi nhân” [100] Tự nhiên luôn nhắc nhở cho con ngườithấy “một thứ địa vị thật sự thông qua mỗi trận động đất, mỗi lần núi lửa phun trào,những ngôi sao chổi vụt qua, cũng như việc không ai có thể dự đoán được một cáchchính xác sự thay đổi bất thường của thời tiết” [100] Theo cách nói của Bate, Phê bình

sự nóng lên toàn cầu (Global warming criticism) “đưa ra định đề về một thế giới tựnhiên không còn bị xem là thụ động hay được sắp xếp theo trật tự định sẵn và chỉ biếtphục tùng Ngược lại, tự nhiên được nhìn như một cái gì bất định, không thể đoántrước và có sự phản ứng lại trước mọi sự can thiệp của chúng ta, theo cách mà chúng takhông thể lường trước, cũng không thể kiểm soát được” [141, 439]

Cho dù có lẽ nhiều người sẽ đồng tình với phái phê bình sinh thái học lạc quan(light Greens) khi tin rằng chúng ta có thể cứu trái đất bằng cách thận trọng hơn trongcách sản xuất, tiêu dùng Và thật khó đồng tình với những nhà phê bình sinh thái biquan (dark Greens) khi phải thừa nhận loài người chúng ta do bị đầu độc bởi nhữngthành tựu về khoa học kĩ thuật và công nghệ đã nghĩ rằng con người có khả năng cảitạo được thế giới Khoa học kĩ thuật chính là nguyên nhân hủy hoại môi trường do đó

nó không thể nào là giải pháp cho vấn đề môi trường mà bằng cách nào đó con ngườiphải quay trở lại tự nhiên Thì một sự thực đang tồn tại: môi trường toàn cầu đang ngàymột tồi tệ đi nhưng chúng ta vẫn chưa có những chính sách mang tính toàn cầu và toàndiện để thay đổi điều đó Để giải quyết khủng hoảng con người phải nhìn lại phương

Trang 24

thức sống, xem xét lại văn minh văn hóa để đề xuất, đánh giá lại thái độ của mình với

Trái Đất Điều này dẫn đến cuộc cách mạng thế giới quan của con người mà văn

học phải tham dự vào như một cách đề nghị, như một lời cảnh báo: “hầu hết tác

phẩm phê bình sinh thái chia sẻ một động cơ chung: sự lo lắng về việc chúng ta đã điđến giới hạn của thời đại môi trường, thời điểm mà những hậu quả của hành vi conngười đang tàn phá hệ thống sự sống cơ bản của hành tinh” [151, xxii]

1.1.3.2.“Phê bình sinh thái đảo lộn truyền thống phê bình”

Đây là nhận định của Peter Barry, trong tuyển tập giới thiệu những lí thuyết

văn học và văn hóa Nhập môn lí thuyết: dẫn luận lí luận văn học và lí luận văn hóa (Beginning Theory: An Introduction to Literary and Cultural Theory), ở phần đánh

giá của ông về phê bình sinh thái [140, 251] Đó cũng là cách mà Glotfelty nhậndiện về hướng nghiên cứu này, là phân biệt nó với các phương pháp phê bình khác

Các nhà phê bình sinh thái cho rằng phê bình văn học trước đây quá chú tâmvào con người – khai thác tính cách, tâm lí, tình cảm, hành động, nội tâm… mà bỏqua mối quan hệ giữa nhân vật và thế giới Barry phân tích về một tác phẩm của

Edgar Allan Poe Ngôi nhà của Usher và chỉ ra rằng, các nhà nghiên cứu dường như

chỉ quan tâm đến căn bệnh kì quái của nhân vật, khai thác tâm lí nhân vật mà bỏquên khung cảnh xung quanh tòa lâu đài - sự tách biệt, nặng nề, “quỷ ám” của nó làcăn nguyên của bệnh trạng nhân vật

Tôi muốn minh họa bước chuyển biến quan trọng này sự từ chối việc ưu tiên biểu hiện cái bên trong hơn là cái bên ngoài Văn bản tôi sử dụng ở đây là truyện ngắn nổi tiếng của Edgar Allan Poe nhan đề Sự sụp đổ của ngôi nhà Usher ('The Fall of the House of Usher') Trong truyện, Rod-crick Usher và chị anh ta, Madeline, trải nghiệm một dạng cầm tù tự nguyện trong ngôi nhà cổ, đổ nát, cách biệt với thế giới bên ngoài, dựng kề một cái hồ trông đầy tội nghiệp, quỷ ám: "một cái hồ đen thẫm và khủng khiếp nằm lặng yên trong vẻ lộng lẫy điềm tĩnh bên cạnh căn nhà" Người chị mắc phải một căn bệnh kỳ lạ khiến người dần dần héo mòn, còn bản thân Usher, một kẻ mắc bệnh "lý tưởng chủ nghĩa, kiêu ngạo", đau buồn bởi "sự nhạy cảm đến mức bệnh tật của các giác quan"- cái khiến anh ta không thể chịu đựng được bất cứ giao tiếp nào với thế giới tự nhiên, mùi thơm của những bông hoa trở nên ngột ngạt, mắt của anh ta bị tra tấn bởi thậm chí chỉ ánh sáng ban ngày mờ nhạt Mối liên hệ duy nhất của anh ta với thế giới

là thông qua nghệ thuật ( ) Ngôi nhà của Usher, do vậy, không phải là một phần của

hệ thống sống; không có nhân tố nào đến từ bên ngoài để tiếp thêm sinh lực cho nó và

nó cũng không thể góp phần cho hệ thống khác; nó là một ánh sáng đã lụi tàn, một dòng suối đã ngừng trôi Sự tách biệt kiểu Narciss của nó khỏi dòng chảy cuộc sống rộng lớn xung quanh đã biến nó thành như một kiểu hố đen Nó đã trở thành một cơn

Trang 25

xoáy lốc nuốt trọn và hủy diệt năng lượng của chính mình( ) Đáng sợ, Usher là tất cả

"văn hóa", không "tự nhiên", anh ta là "kẻ sợ ánh sáng" (nhạy cảm với ánh sáng) và không thể chịu đựng ánh sáng tự nhiên, thích ánh sáng thể hiện trong những bức tranh, anh

ta không thể chịu đựng âm thanh tự nhiên, chỉ "xử lí âm thanh" của âm nhạc Những gì được tưởng tượng ở đây là một hệ thống sinh thái hư hỏng không thể sửa chữa và trong cái chết đau đớn của nó: đây là cuộc sống trên một hành tinh lạnh lẽo, là hệ thống tắc nghẽn, cắt lìa những gì thanh lọc và tái sinh Ở sự đọc này, trọng tâm của câu chuyện không phải là đêm tối của tâm hồn, mà là những thảm họa sinh thái cố ý, mùa đông hạt nhân, năng lượng mặt trời hoặc kiệt sức Đây là một câu chuyện đáng

sợ hơn so với cách đọc thông thường tạo ra, khi kể chuyện chạy khỏi ngôi nhà bị sụp

đổ nhưng không có nơi nào cho anh ta chạy tới cả [140, 257]

Phê bình sinh thái đã thay đổi một cách cơ bản cách nhìn nhận, tiếp cận đốitượng Các phong trào nghiên cứu văn học từ trước đến nay đều lấy “con người làmtrung tâm” (human-centred), còn phê bình sinh thái quan niệm đặt trái đất lên trước hết

(Putting the Earth first) Bởi vậy, phương pháp tiếp cận trái đất là trung tâm

(earth-centered approach) để nghiên cứu văn học của phê bình sinh thái đã chỉ trích lí tưởng

đề cao cá nhân, từ đó tạo ra một phản đề đối với tư tưởng đã ăn sâu cắm rễ vào tư duynhân loại, để đề xuất quan niệm đề cao tính tương quan giữa cá nhân và môi trường

Và như vậy phê bình sinh thái cũng mong muốn chấm dứt tình trạng li khai hàng

nghìn năm nay giữa văn hóa và tự nhiên Chủ nghĩa nhân văn sinh thái do phê bình

sinh thái đề xuất không tách rời thiên nhiên và văn hóa mà nối lại mạch sống ngàn đờicủa con người với tự nhiên, coi con người là một phần cộng sinh của tạo hóa

Don R Adams phân tích bài thơ Bụi hoa (The Tuft of Flowers) của Robert

Frost để thấy cá nhân trong sự nối kết với con người và môi trường tự nhiên màtrong đó họ sống và chết đi Bài thơ nói về một nông dân làm việc ngoài đồng mộtmình vào một ngày nọ Một nông dân khác đã cắt cỏ trên đồng vào buổi sáng sớm,

và tác giả bài thơ đang quan sát người nông dân này vào lúc trễ hơn trong ngày, khiông ta đang lật cỏ cho khô dưới ánh mặt trời và cất trong kho cho gia súc ăn vàomùa đông Ông thấy công việc thật là cô đơn và đống cỏ đã cắt gợi về cái chết,khiến ông thấy buồn Nhưng rồi ông ta phát hiện thấy một "bụi hoa" mà người cắt

cỏ buổi sáng đã không cắt, có lẽ là vì vẻ đẹp của nó Những bông hoa đã thu hútmột con bướm, và con bướm thì thu hút sự chú ý của người nông dân Bỗng nhiên,thay vì cảm thấy buồn và cô đơn, người nông dân thấy gắn kết về phương diện môitrường với con bướm, bông hoa và người cắt cỏ đã làm việc trước đó và đã để lạibụi hoa xinh đẹp này cho ông thấy và thưởng thức Thế rồi ông ấy gởi một lời chúc

đến người nông dân vắng mặt: Con người làm việc cùng nhau/ Tôi nói với ông ấy

Trang 26

bằng cả trái tim mình/ Cho dù họ làm việc với nhau hay riêng lẻ [2, 184] Ý tưởng

về việc con người sống, làm việc và nối kết với nhau qua vẻ đẹp của một bụi hoa là

ý tưởng sâu sắc về mạng lưới sinh thái mà con người và tự nhiên gắn kết với nhautrong một vòng tuần hoàn bất tận

Như vậy, phê bình sinh thái thực hiện hai bước thay đổi, thứ nhất, chuyểnhướng trung tâm từ con người ra nghiên cứu bối cảnh xung quanh con người, cáinền tảng làm môi trường của nhân vật Điểm thứ hai là từ cái nhìn “sinh thái trungtâm”, phạm vi thế giới sẽ được mở rộng, không phải chỉ là phạm vi xã hội mà toàn

bộ sinh quyển “Lí thuyết văn học, nhìn chung, nghiên cứu mối quan hệ giữa nhàvăn, văn bản và thế giới Trong hầu hết các lí thuyết văn học, “thế giới” đồng nghĩa

với xã hội – phạm vi xã hội Phê bình sinh thái mở rộng khái niệm “thế giới”

bao gồm toàn bộ sinh quyển” [151, xvii].

1.1.3.3 Các hướng nghiên cứu sinh thái cụ thể

Các nhà nghiên cứu đều cho rằng thực chất, hiện tại phê bình sinh thái đangtrong trạng thái “trăm hoa đua nở” [Theo 139], “rộng, mơ hồ, nhiều hàm ý, mở”[151, xxii ] hơn là đang được đúc kết vững vàng Tuy vậy, chúng ta cũng có thểkhái quát những hướng cơ bản của phê bình sinh thái

Thời kì đầu, phê bình sinh thái dựa vào lý thuyết sinh thái học bề sâu (deepecology), thường đi theo cách tiếp cận sinh học trung tâm luận (biocentric) xem xét

tự nhiên được mô tả như thế nào trong văn học Họ tìm đến các mẫu lặp đi lặp lạitrong văn chương về cái hoang dã, tự nhiên trong thơ trữ tình, vai trò của bối cảnh

tự nhiên trong cốt truyện, nhà văn nam và nhà văn nữ viết về tự nhiên như thế nào.Đồng thời, phê bình sinh thái cũng khôi phục lại các thể loại viết về tự nhiên đã bị

bỏ quên, như thể loại phi hư cấu viết về tự nhiên (nonfictional natural writing) như

Lịch sử tự nhiên của Selbourne (A Nature History of Sebourne) do Gilbert White

viết năm 1789; nghiên cứu các xu hướng thể loại, nhận dạng các tác giả mà tácphẩm của họ thể hiện ý thức sinh thái Ở đây, phê bình sinh thái cũng xem xét lạicác thể loại viết về tự nhiên như văn học đồng quê, văn học lãng mạn…

Tiếp theo, thế kỉ XXI, phê bình sinh thái theo quan điểm nhân chủng học, đặtbình diện xã hội làm trung tâm “tái kết nối tính xã hội và tính sinh thái” Xu hướngtìm kiếm và khai thác các sáng tác mang chủ đề thiên nhiên hoặc có sự tập trungmạnh mẽ vào thiên nhiên như mục ca lãng mạn (romantic pastoral) dần chuyển sangphê bình sinh thái – xã hội (eco-social); chuyển hướng nghiên cứu về thành phố,công nghiệp hóa và môi trường, cùng những vấn đề liên đới như sắc tộc, bản địa,hậu thực dân, cộng đồng lưu vong, sinh thái nữ quyền, di sản văn hóa và môitrường, nhiễm độc môi trường, sự tưởng tượng văn chương về các mối quan hệ giữacon người và thú vật… Có thể nói, phê bình sinh thái là sự giao cắt với chính trị, nó

Trang 27

nhanh chóng kết hợp với các vấn đề xã hội, toàn cầu hóa, và tính thời sự hiện nay:hậu thực dân, hậu hiện đại, giới, tính dục Do vậy, kiểu phê bình này không đơngiản, “trong trẻo” mà kì thực rất nhạy cảm.

Tính đến nay, theo tổng kết của Karen Thornber, cả hai khuynh hướng phêbình sinh thái này đã tạo được những đột phá quan trọng, trong đó có cả việc chúng

đã phát hiện lại tầm quan trọng của những thể loại và thể tài văn chương gần như bịquên lãng như các sáng tác về đề tài thiên nhiên, các tự sự về tình trạng bị nhiễmđộc của môi trường và con người, thơ ca và kịch sinh thái (ecopoetry/ ecodrama) –những thể tài quan tâm đến mối quan hệ giữa con người và môi trường xung quanh

họ Phê bình sinh thái cũng diễn dịch lại sự cấu thành các hệ đề tài liên quan đếnmôi trường như đề tài mục ca, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc gắn với môi trường, tưtưởng tận thế gắn với môi trường (ecoapocalypticism) Đồng thời nó cũng phát hiệnnhững nội dung “ngầm” về môi trường trong một loạt các văn bản nghệ thuật Gầnđây nhất, phê bình sinh thái đã chú ý đến những thể loại và hình thức truyền thông

đa dạng khác ngoài văn bản viết, gồm cả truyện tranh, phim hoạt hình, mỹ thuậtsinh học (bioart), kiến trúc xanh, các nguồn dữ liệu kỹ thuật số – điều này đã làmthay đổi cách các học giả nghĩ về nội dung của phê bình sinh thái [Theo 117]

Đúng như Chellry Glofelty đã dự đoán từ năm 1996, phê bình sinh thái đãtrở thành một khuynh hướng nghiên cứu “liên ngành, đa văn hóa và mang tính quốctế” [151, 25] Tương lai của phê bình sinh thái gắn với toàn cầu hóa Do vậy, trướchết phê bình sinh thái bắt đầu rời địa hạt trung tâm, tìm đến những văn bản ngoài

Âu Mĩ để khai mở những tiềm năng lý thuyết mới của phê bình sinh thái Khi tìmhiểu các văn bản ngoài phương Tây, các nhà phê bình sinh thái đã phát hiện ra diễnngôn mơ hồ trong tình yêu thiên nhiên của các văn bản Đông Á (Karen Thornber).Nhưng mặt khác, trở về các diễn ngôn phương Đông, phê bình sinh thái kết nối vớicác tư tưởng triết học sinh thái môi trường hiện đại để đề xuất một xách ứng xử mớivới tự nhiên, tìm về các tư tưởng văn hóa phương Đông (Nho giáo, Đạo giáo, Phậtgiáo) để tái thiết sinh thái [139]

Xuất phát từ bối cảnh toàn cầu hóa, phê bình sinh thái đề xuất những kháiniệm mà như Patrick Murphy kêu gọi “lí thuyết phê bình sinh thái xuyên quốc gia”

Từ nhận thức ấy, các nhà phê bình sinh thái kêu gọi “ý thức hành tinh” (planetaryconciousness) trong việc nhìn nhận các vấn đề môi trường, Ursula Heise đã đặt rathuật ngữ “chủ nghĩa thế giới sinh thái” (ecocosmopolitan) Các nhà sinh thái cũngmuốn có “mạng lưới đề tài”, dựa vào cơ sở một đề tài, so sánh xuyên quốc gia,xuyên thể loại (tham chiếu ở văn bản văn chương và văn bản phi văn chương).Những nỗ lực đó có hạt nhân hợp lí ở chỗ vấn đề biến đổi khí hậu không phải là vấn

Trang 28

đề của riêng mỗi quốc gia dân tộc Hơn nữa, chính ý niệm hiện tại về vùng lãnh thổlại đang là rào cản cho vấn đề giải quyết khủng hoảng sinh thái toàn cầu KateRigby cho rằng “Một chiến lược khác để mở rộng từ địa phương ra toàn cầu tái kháiniệm nơi chốn như một nốt trong mạng lưới toàn cầu (…) từ điểm nhìn này sự quansát những hiện tượng địa phương như là sự di trú của chim hay những biểu hiện củaquá trình biến đổi khí hậu trở thành một điểm bắt đầu để tìm hiểu và liên cảm vớicác quá trình sinh thái toàn cầu Tương tự như vậy, những cảm quan và trải nghiệm

về hiểm họa môi trường xuyên biên giới nổi lên như một bản lề kết nối các kiểu cưtrú địa phương với các kiểu cư trú xuyên quốc gia” [116]

Phê bình sinh thái không hề có một khuôn khổ đông cứng về đối tượng,phương pháp cũng như các vấn đề chính, mà nó càng ngày càng mở rộng và phứctạp tuy vậy, sứ mệnh của nó là bất biến: việc phát triển hướng nghiên cứu sinh tháiđưa ra những đề xuất mà dựa vào đó có thể thay đổi thái độ của nhân loại với tựnhiên thông qua hệ thống lí thuyết của nó

1.2 Lịch sử phê bình mối quan hệ con người với tự nhiên trong văn học Việt Nam

1.2.1.Các công trình nghiên cứu

Trước khi xuất hiện phê bình sinh thái, vấn đề con người trong mối quan hệvới tự nhiên đã được nghiên cứu Trong lịch sử, con người đã trải qua nhiều cảm thứctrong mối quan hệ với tự nhiên Cảm thức kính sợ tôn sùng tự nhiên trong văn học cổđại (thần thoại, sử thi) Trong văn học dân gian, mối quan hệ giữa con người và tựnhiên biểu hiện ở những công trình nghiên cứu về các loài vật, cây cỏ… như nghiên

cứu biểu tượng con cò, con rùa, hoa nhài… trong Thi pháp ca dao (Nguyễn Xuân Kính), Thế giới động vật trong ca dao cổ truyền Người Việt (Đỗ Thị Hòa), …

Trong văn học trung đại, đó là cảm thức hòa điệu: sự ca tụng thiên nhiên,xem thiên nhiên là nơi lánh trú của tâm hồn, lí tưởng hóa sự tương tác giữa conngười và môi trường (thơ sơn thủy, điền viên, thơ Haiku, thể loại mục ca…) Cácnghiên cứu về con người trong mối quan hệ với thiên nhiên được các tác giả quantâm như thiên nhiên trong thơ trong thơ Thiền thời Lí Trần, Nguyễn Trãi, Nguyễn

Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến… ở các công trình như Phong cách

Nguyễn Du trong truyện Kiều (Phan Ngọc), Thi pháp Truyện Kiều (Trần Đình Sử), Người mở đầu cho thi học Thiền gia (Phương Lựu), Tư tưởng sùng thượng thiên nhiên trong thơ Nôm Nguyễn Trãi (Lê Nguyên Cẩn), Thơ đăng lãm của Nguyễn Du cuộc hoàn nguyên và đối thoại siêu việt thời gian (Qua một số tác phẩm Bắc hành tạp lục và Đường thi) (Phạm Ánh Sao), Thơ đề vịnh thiên nhiên trong Hồng Đức Quốc âm thi tập (Trần Quốc Dũng), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến (Biện

Trang 29

Minh Điền)… Thiên nhiên trong mối quan hệ với con người chủ yếu thể hiện ở haikhía cạnh là nơi lánh trú, trốn đời, chốn nương thân; thiên nhiên là bầu bạn, là giađình có cùng tiếng nói với con người Khi xã hội bất như ý, khi tâm trạng bất nhưý… con người tìm về với thiên nhiên Mặc dù các nghiên cứu đã chỉ ra “ngôn ngữthiên nhiên” như là một đặc trưng để biểu hiện tâm lí nhân vật Tuy nhiên, thiênnhiên ở đây là “hòa điệu”, “nói hộ tâm trạng của con người”…

Văn học lãng mạn cũng đã có những quan tâm đến mối quan hệ giữa conngười và thiên nhiên, đặc biệt đã có những nghiên cứu thể hiện sự mất dần nhữnggiá trị cổ truyền tốt đẹp vì sự xâm lấn của đô thị như trong các nghiên cứu về thơNguyễn Bính, thơ Bàng Bá Lân, thơ Anh Thơ… Tuy nhiên, trong thơ Mới, conngười vẫn là trung tâm, mô tả tự nhiên để làm nổi bật vẻ đẹp của con người

Các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam sau năm 1975 đã khẳng địnhvăn học mở rộng quan niệm nghệ thuật về con người, nhìn nhận con người ở khía

cạnh tự nhiên Trong chuyên luận Thơ trữ tình Việt Nam 1975 - 1990, Lê Lưu Oanh

đã đề cập khá cụ thể một số phương diện của cái tôi trữ tình ở khía cạnh tự nhiên,triết lí về tự nhiên “Xu hướng trở về với tự nhiên là phản ứng cự tuyệt niềm tin mùquáng vào khoa học và công nghệ (…) đây là quá trình hồi cố” để trở về với tự

nhiên, buông thả mình trong tự nhiên, tự thấy mình trong tự nhiên Bài viết "Đương

đầu với bầy cá dữ" với cảm hứng con người và thiên nhiên trong văn học của Lê Lưu

Oanh đã chỉ ra, cảm hứng về mối quan hệ giữa môi trường sống và con người làmột cảm hứng mang tính vĩnh cửu của nhân loại, đồng thời chỉ ra sự khác biệt Đông

Tây trong cảm quan về thiên nhiên Trong công trình Đổi mới quan niệm về con

người trong truyện Việt Nam 1975 – 2000, Nguyễn Văn Kha nhìn nhận sự thay đổi

về quan niệm về con người trong sự gắn bó với đất đai, hài hoà với thiên nhiên xứ

sở Tác giả cũng khai thác những nhân vật nữ với vẻ đẹp vĩnh hằng Phạm Tuấn

Anh (Luận án tiến sĩ Đổi mới khuynh hướng thẩm mĩ trong văn xuôi Việt Nam sau

năm 1975) đề cập đến một khía cạnh đổi mới của văn xuôi là việc nhìn nhận con

người trong mối quan hệ với tự nhiên Trong luận án của mình, việc tác giả phântích hình tượng bác Thông gắn bó với cây xanh như là "thân thể vô cơ" của đời sốngphần nào đã chạm đến những vấn đề sinh thái

Như vậy, mặc dù đã có những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa conngười và tự nhiên, nhưng những vấn đề mà các nghiên cứu đưa ra chưa thực sự là vấn đềcủa sinh thái hiện đại

1.2.2 Phê bình sinh thái – những khởi đầu mới mẻ

Về việc giới thiệu lí thuyết, phê bình sinh thái đã bắt đầu được chuyển dịchhoặc giới thiệu sang tiếng Việt, tuy nhiên vẫn còn khá lẻ tẻ, rời rạc

Năm 2011, Viện Văn học tổ chức một buổi thuyết trình về vấn đề phê bình sinh

Trang 30

thái Karen Thronber sang Việt Nam trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế 2011 “Tiếp cậnvăn học châu Á từ lý thuyết phương Tây hiện đại: vận dụng, tương thích, thách thức và

cơ hội” Tại Viện văn học, bà cũng đã có buổi giảng giới thiệu về Ecocriticism Bài

giảng Ecocriticism của Karen Thornber tại Viện Văn học vào tháng 3 năm 2011 giới

thiệu một cách tổng quan về bản chất, ý nghĩa và tiến trình của nghiên cứu văn chươngmôi trường và sau đó phân tích 6 điểm cơ bản mà phê bình sinh thái quan tâm Thứ nhất,

Sự tưởng tượng về nơi chốn, từ địa phương đến toàn cầu: sự tưởng tượng về nơi chốn và

sự gắn kết nơi chốn; thứ hai là việc sử dụng và phê phán những mô hình nghiên cứukhoa học trong nghiên cứu văn chương và nghệ thuật; thứ ba là sự khác biệt về giới trongcảm quan và tưởng tượng về môi trường; thứ tư là sự hấp thụ lẫn nhau giữa hai luồng trithức học thuật phê bình sinh thái và hậu thuộc địa; thứ năm là sự khác biệt giữa “dân bảnxứ” và “dân khai hoang”; thứ sáu là một chủ đề vẫn còn đang tiếp tục được nghiên cứu:

“văn chương và tưởng tượng mĩ học trong những mối liên hệ xuyên loài” Bà cho rằngnếu như thời kì đầu phê bình sinh thái chủ yếu tập trung "những biểu đạt văn chương vềgiới tự nhiên" còn thời kì thứ hai quan tâm đến vấn đề "công bằng môi trường", kết nối

"những liên hệ cấu trúc giữa vấn đề xã hội và vấn đề môi trường" [116]

Bản dịch của Trần Ngọc Hiếu Những tương lai của phê bình sinh thái và văn

học của Karen Thornber trong tập Phê bình sinh thái Đông Á: Tuyển tập phê bình (Các nền văn học, văn hóa và môi trường (East Asian Ecocriticisms A Critical Reader (Literatures, Cultures, and the Environment, 2013) đã cung cấp cho chúng

ta một cái nhìn nhiều gợi ý về triển vọng của phong trào này Karen Thornber đãsáng tạo ra khái niệm – ecoambiguity (mơ hồ sinh thái) - như một khái niệm phảnánh đặc trưng phổ biến của diễn ngôn về môi trường, thiên nhiên trong các nền vănhóa Đông Á, không phải Đông Á có một truyền thống gắn bó với tự nhiên, chỉ đếnthế kỉ XIX bắt đầu xảy ra tình trạng suy thoái mà "thực chất, các xã hội Đông Á đã

kế thừa cả hàng ngàn năm môi trường bị thoái hóa nghiêm trọng" từ đó dẫn đếnnhững ngộ nhận không nhỏ trong ý thức và cách ứng xử đối với môi trường của conngười trong khu vực Những ngộ nhận này, đến lượt chúng, lại dẫn đến những bấtcông môi trường Gợi dẫn của Karen Thornber yêu cầu "nhận thức tốt hơn về sựphức tạp bao trùm" của mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong văn học trêncác nền văn hóa Do vậy, cần có "ý thức hành tinh" trong nghiên cứu văn học [117]

Bài Phê bình sinh thái-cội nguồn và sự phát triển (2012) của Đỗ Văn Hiểu đã

tổng hợp, giới thiệu phong trào phê bình sinh thái trên thế giới, đồng thời chỉ ra cộinguồn tư tưởng của các nhà triết học phương Tây làm tiền đề xuất hiện phê bình sinh

thái Qua đó để thấy rằng phong trào này đang có sức lan tỏa trên thế giới Bài Phê

bình sinh thái - khuynh hướng nghiên cứu văn học mang tính cách tân (2012) đã chỉ ra

Trang 31

điểm mới trong tư tưởng nòng cốt của phê bình sinh thái từ tư tưởng "nhân loại trungtâm luận" sang tư tưởng "sinh thái trung tâm luận" đã tạo nên "bước ngoặt" trongnghiên cứu văn học Ra đời trong thời đại "môi trường ngày một xấu đi", phê bình sinhthái có "sứ mệnh cao cả là phân tích chỉ ra căn nguyên văn hóa tư tưởng dẫn đến nguy

cơ sinh thái, nghiên cứu quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên", "nhà văn,

nhà phê bình cũng nên đóng góp tiếng nói của mình vào việc giải trừ nguy cơ sinhthái" Từ đó, phê bình sinh thái đề ra nguyên tắc thẩm mĩ "chủ trương của mĩ học sinhthái là thống nhất hài hòa giữa con người và tự nhiên, con người và xã hội, con người

và bản thân chứ không phải là con người chiếm hữu, chinh phục và cải tạo tự nhiên,không chủ trương quan điểm lao động sáng tạo ra cái đẹp", theo đó, đối tượng, phạm vinghiên cứu của phê bình sinh thái cũng được mở rộng gồm "văn học sinh thái, tácphẩm miêu tả phong cảnh tự nhiên căn nguyên văn hóa tư tưởng dẫn đến nguy cơsinh thái ảnh hưởng đến quan hệ giữa con người và tự nhiên chính sách phá hoạisinh thái, bàn đến một phương thức sống của xã hội tiêu dùng, một sự kiện ô nhiễmmôi trường… đều có thể trở thành đối tượng quan tâm của phê bình sinh thái", "dùnggóc nhìn sinh thái, có thể khảo sát văn học đông tây kim cổ" [41, 50]

Nguyễn Thị Tịnh Thy trong bài Phê bình sinh thái – nhìn từ lí thuyết giải

cấu trúc (2013) đã nhìn thấy cảm quan hậu hiện đại biểu hiện rõ nhất ở đặc điểm

giải cấu trúc qua những đặc trưng: lệch tâm, tản quyền, cái chết của chủ thể, lật đổ

và tái thiết, tính đối thoại… Xuất phát "Từ sự hoài nghi và phản đối “chủ nghĩanhân loại trung tâm”, các nhà phê bình sinh thái đã dịch chuyển trung tâm bằng sự

đề cao “sinh vật trung tâm”, “trái đất trung tâm”, “sinh thái trung tâm” Không chỉ

là "khoa học của sự lật đổ" phê bình sinh thái còn chủ trương "tái thiết môi trường",

sự tái thiết đó của các nhà văn là "góp phần ngăn chặn văn học phản sinh thái, thôngqua cải tạo văn học, cải tạo quan niệm để chuộc lỗi với tự nhiên" Điều đó, tạo nêntính đa thanh cho văn học thông qua việc "vận dụng lí luận đối thoại vào văn họcsinh thái nói riêng và sáng tác nghệ thuật nói chung sẽ giúp chúng ta tìm hiểu mốiquan hệ giữa con người với tự nhiên Qua đối thoại, chúng ta không chỉ nghe đượctiếng nói của con người mà còn nghe được tiếng nói của tự nhiên" [120, 29] Ngoài

ra, có thể kể đến một số tư liệu nhắc đến việc coi phê bình sinh thái như một trào

lưu lí thuyết mới đang được quan tâm của giới nghiên cứu: Chuyển hướng văn hóa

trong nghiên cứu văn học (Trần Đình Sử)

Về ứng dụng phê bình sinh thái trong nghiên cứu văn học lại là một khoảngtrống lớn hơn Có lẽ vì “Phê bình sinh thái đề xuất lấy “sinh thái trung tâm luận”làm nền tảng tư tưởng đã tạo ra một cực tư tưởng khác mà muốn tiếp nhận nó, buộcchúng ta phải thay đổi rất nhiều thứ đã ăn sâu trong tiềm thức mình” [41, 49]

Trang 32

Các nhà văn hóa có lẽ là những người đi trước các nhà nghiên cứu văn họctrong việc ứng dụng lí thuyết sinh thái vào nghiên cứu các hiện tượng văn hóa vàvăn học Phê bình sinh thái, thực chất là một hướng nghiên cứu văn hóa của vănhọc Do vậy, các công trình văn hóa có những gợi ý sâu sắc cho đề tài Nhóm bài

của Trần Quốc Vượng trong công trình Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm (2003):

Triết lí môi trường, Văn hóa ẩm thực trên nền cảnh môi trường sinh thái nhân văn Việt Nam ba miền Nam Trung Bắc, Một cái nhìn sinh thái nhân văn Việt Nam với các di tích - lịch sử - văn hóa Việt Nam đã phân tích "lối sống hòa điệu với tự

nhiên" qua những hiện tượng văn hóa cụ thể như tục thờ cây, mô hình vườn, văn

hóa ẩm thực [136] Trần Thúy Anh trong công trình Ứng xử của người Việt đồng

bằng châu thổ Bắc Bộ qua tục ngữ, ca dao đã phân tích những phương thức ứng xử

đối với tự nhiên trong tục ngữ, ca dao từ đó đề xuất việc cần xây dựng đạo đức sinhthái trong việc đối xử với tự nhiên [5] Nguyễn Xuân Hương phân tích quan niệm

về môi trường của Hồ Chí Minh thông qua hoạt động thực tiễn “Tết trồng cây”, quathơ văn của Người để thấy tư tưởng “cảm thông sâu sắc vô biên với các sinh vật(…) nhận thức về sự cân bằng mà tự nhiên đã tạo ra giữa con người (như một bộphận của tự nhiên) với bộ phận còn lại của nó” [47, 65]

Trong bài viết Mùa xuân, sinh thái và văn chương (2013), từ gợi dẫn truyện ngắn Muối của rừng, Huỳnh Như Phương cho rằng “văn học tham gia vào việc bảo

vệ sức khỏe môi trường cũng là bảo vệ chính con người và những giá trị thuộc vềcon người Chủ nghĩa nhân văn mới không còn xem con người là “thước đo của mọivật”, thậm chí là “chúa tể của muôn loài”, mà là một thành phần cộng sinh của thiênnhiên, nên phải biết coi trọng từng đơn vị sinh thái: một cây thủy tùng, một giốngloài sinh vật biển, một cánh rừng nguyên sinh… Sự suy thoái hệ sinh thái của mộtquốc gia không chỉ quy trách nhiệm cho những người quản lý đất nước mà cả cho

sự thờ ơ của từng công dân, trong đó có những nhà văn” [99] Nguyễn Đăng Điệp

đã vận dụng lí thuyết sinh thái để phân tích biểu tượng vườn trong thơ Mới (Thơ

mới từ góc nhìn sinh thái học văn hóa, 2014), tuy nhiên, cũng như tác giả thú nhận,

đó là “những vén mở bước đầu” [28]

Ngoài ra, có thể kể đến có 4 tham luận liên quan đến phê bình sinh thái Hộithảo khoa học Phát triển văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc

tế do Viện Văn học tổ chức (tháng 5 năm 2014) Tham luận Nghiên cứu phê bình

sinh thái hiện đại và di sản văn hóa: nhìn từ cách Sinh thái học tìm về Tam giáo” (Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo) của Trần Hải Yến sau khi lý giải vì sao có nhu cầu

tìm về tam giáo của sinh thái học, và sinh thái học đã tìm thấy gì ở Phật giáo, Nhogiáo và Đạo giáo, tham luận khẳng định có thể khảo sát văn học trung đại ViệtNam, một giai đoạn chịu ảnh hưởng rõ rệt của tam giáo, từ quan điểm của Phê bình

Trang 33

sinh thái học Tham luận Sáng tác và phê bình sinh thái - tiềm năng cần khai thác

của văn học Việt Nam từ việc xác định " Khi biểu hiện mối quan hệ giữa con người

với tự nhiên, văn học sinh thái đặc biệt chú trọng đến trách nhiệm và nghĩa vụ củacon người đối với tự nhiên, khẩn thiết kêu gọi bảo vệ vạn vật trong tự nhiên và duytrì cân bằng sinh thái, nhiệt tình ca ngợi sự hi sinh vì lợi ích của chỉnh thể sinh thái.Văn học sinh thái đưa trách nhiệm của nhân loại đối với tự nhiên thành định hướngđạo đức chủ yếu" Nguyễn Thị Tịnh Thy cho rằng văn học sinh thái là một tiềmnăng mà các nhà văn cần khai thác, nhất là trong khi Việt Nam là một trong nhữngquốc gia chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mảng văn học da cam Theo đó,

"phê bình sinh thái có nhiệm vụ chủ yếu mang giá trị đặc thù và đặc trưng bản thểluận của nó, đó là thông qua văn học để thẩm định lại văn hóa nhân loại, tiến hànhnghiên cứu - phê phán những tư tưởng, văn hóa, mô hình phát triển xã hội của loàingười làm ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của nhân loại đối với tự nhiên, dẫn đếntình trạng xấu đi của môi trường và nguy cơ sinh thái" Tham luận mong muốn cảngười sáng tác và nhà phê bình Việt Nam cần phải khắc phục tình trạng "phản ứng

chậm" với trào lưu sinh thái [121] Tham luận Cái tự nhiên trong truyện ngắn

Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn phê bình sinh thái của Đặng Thị Thái Hà, Hình tượng loài vật trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái của Trần Thị Ánh Nguyệt đã vận dụng lí thuyết phê bình sinh thái để phân tích

những hiện tượng văn học cụ thể Vậy là, phê bình sinh thái đã được đặt lên bànnghị sự, tuy nhiên có thể coi những nghiên cứu này là "những nốt dạo đầu"

Luận văn Cái tự nhiên từ điểm nhìn phê bình sinh thái (Qua tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư) (2014) của Đặng Thị

Thái Hà vận dụng khái niệm "mơ hồ sinh thái" (ecoambiguity) để "bóc trần những sự

thật ẩn dấu" đằng sau những diễn ngôn mơ hồ về việc "tạo dựng cái tự nhiên phinhân" Tác giả cắt nghĩa "sự sự mô hồ này có nguyên nhân từ những mâu thuẫn, mơ

hồ trong việc xác định vị trí của chính mình (với tư cách loài người) trong thế giới,

từ cách ứng xử đầy phức tạp với môi trường sống" biểu hiện trên 3 phương diện:Thái độ hoài nghi đến giải kiến tạo "những đường ranh giới liên tục cố định hóagiữa con người và tự nhiên phi nhân" để đề xuất một cái nhìn đạo đức trên phươngdiện sinh thái; Sự gắn kết giữa phê bình sinh thái và phê bình xã hội trên cácphương diện: cảm thức hậu chiến, cảm thức tâm linh, ý niệm văn minh và sự mongmanh của tồn tại; "xem xét kiến tạo các không gian sống trong văn học" qua việcgiải kiến tạo không gian thôn dã và hoang dã, phân tích những phản ứng của văn

học trước những áp lực của không gian đô thị [37] Vũ Minh Đức (Những ngọn gió

Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái, 2014) đã phát hiện

Trang 34

ra trong tập truyện ngắn những triết lí sinh thái về cái chết của tự nhiên thông qua cácmotif săn bắn, những thông điệp Nguyễn Huy Thiệp đưa ra qua nhân vật nữ, qua biểutượng từ gợi dẫn sinh thái nữ quyền [32]

Những nghiên cứu về văn học nước ngoài cũng có những gợi ý quý báu Báo

cáo khoa học Tôtem sói của Khương Nhung nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái (2013)

Nguyễn Thị Tịnh Thy đã nghiên cứu một tác phẩm sinh thái của Trung Quốc từ líthuyết sinh thái Trong công trình này, ngoài việc giới thiệu khái quát lí thuyết sinhthái, tác giả vận dụng nguyên tắc đối thoại của Bakhtin để thấy sự nổi bật của nhữngvấn đề sinh thái cũng như cách viết sinh thái mà Khương Nhung đã thực hiện

Ngoài ra, có một số công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Liên

(Phóng sự Việt nam trong môi trường sinh thái văn hóa thời kì đổi mới), Lê Trà My (Tản văn Việt Nam thế kỉ XX (từ cái nhìn thể loại) đã nghiên cứu các thể loại trên cơ

sở sinh thái văn hóa (culture ecology), Trần Đình Sử (Phê bình sinh thái tinh thần) Tuy nhiên, đó là một hướng nghiên cứu rộng của phê bình sinh thái, vậndụng tư tưởng sinh thái học để tìm hiểu trạng thái sinh thái tinh thần, sinh thái vănhóa

Cho dù phê bình sinh thái đã xuất hiện và trở thành một phong trào nổi bậtmang tính cách tân trên thế giới nhưng việc giới thiệu về phê bình sinh thái cũngnhư ứng dụng lí thuyết này để nghiên cứu ở Việt nam còn ở giai đoạn mới bắt đầu.Cần có những công trình nghiên cứu, dịch thuật sâu hơn về phong trào này, nhất làtrong thế kỉ mà nguy cơ sinh thái đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng toàn cầu

Từ những hướng nghiên cứu sinh thái của các nước trên thế giới như vậy,nhìn vào văn chương Việt Nam, vậy đâu là những hướng nghiên cứu của phê bìnhsinh thái? Để trả lời cho câu hỏi đó, cần nhiều thời gian của rất nhiều nhà nghiêncứu, trong phần này, chúng tôi đưa ra một số gợi ý ở hai giai đoạn lớn của văn họcViệt Nam trung đại và hiện đại

Bằng cái nhìn “sinh thái là trung tâm”, có thể nhận thấy văn học truyền thốngviết về tự nhiên là viết dưới ánh sáng “nhân loại trung tâm luận”, xem thiên nhiênchỉ là nền cảnh, ẩn dụ cho con người, mượn thiên nhiên để thể hiện nỗi lòng Vớicách nhìn này xem xét lại toàn bộ văn học truyền thống Trung đại phương Đôngchúng ta nhận ra được nhiều vấn đề Thực ra hầu hết đề tài khuê oán, những vần thơ

ở ẩn… là những vần thơ dành cho con người Lâm Đại Ngọc chôn hoa có lẽ khôngphải chỉ thể hiện tấm lòng với cái đẹp mong manh mà còn thể hiện nỗi thương cảmchính mình, mượn hoa để bày tỏ mối sầu muộn

Mặt khác, từ cái nhìn chất vấn văn chương mục đồng của Terry Gifford,Greg Garrard, văn chương truyền thống viết về tự nhiên là văn học của kẻ ngồi

Trang 35

trong phòng khách nhìn ra cửa sổ Quả vậy, thơ điền viên, thơ sơn thủy… chỉ thấynhững nhàn tản, thanh thản giữa thiên nhiên mà bỏ qua sự cực nhọc của lao động

hoặc có lao động thì cũng khá nhẹ nhõm (Một cày, một cuốc, một cần câu), mà lờ đi

thực tế lao động khắc nghiệt trong cuộc sinh tồn với đất đai Cách nhìn chất vấn đó,còn bóc tách ra sự mơ hồ trong những diễn ngôn về tình yêu thiên nhiên của vănchương thời trung đại

Ngoài ra, có thể đề xuất một số hướng tiếp cận: so sánh với các văn bản phi

hư cấu để tìm những ngữ liệu có thể chứng minh về sự tồn tại hay không của nhữngvăn bản viết về sự khai thác tự nhiên? Hay là như đề xuất của Trần Hải Yến, sựvắng mặt của các hình tượng thiên nhiên của một số tác giả (Nguyễn Công Trứ, TúXương…) có ý nghĩa gì chăng?

Tuy nhiên, sống trong một thời đại mà tự nhiên có nguy cơ biến mất, trở về vớivăn chương thể hiện niềm yêu cỏ cây, triết lí sống hài hòa với tự nhiên của trí tuệ Đôngphương – “thiên địa nhân hợp nhất” - hẳn cũng giúp cho nhân loại khỏi trượt dài trongviệc cư xử ngỗ ngược với tự nhiên Ở điểm này, có thể vẫn còn nhiều điều chưa đượckhám phá ngọn ngành

Đối với văn học hiện đại, ngoài những cách tiếp cận của luận án, chúng tôichỉ đưa ra những gợi ý nhỏ

Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 -1945 cần được tìm hiểu sâu hơn dưới gócnhìn phê bình sinh thái Bởi vì, văn học lãng mạn gắn liền với quá trình đô thị, khivăn minh xâm lấn, nhiều nhà thơ đã quay lưng bằng cách trốn vào thiên nhiên Đâycũng là vùng văn học mà các học giả sinh thái thế giới rất lưu tâm

Văn học giai đoạn 1945 – 1975 cũng cần được xem xét dưới cái nhìn sinhthái: sự hủy hoại của môi trường trong chiến tranh, “văn học da cam”, những vầnthơ thiên nhiên chống Mỹ, những truyện ngắn đầy chất thơ gần gũi về thiên nhiên…nói với chúng ta về điều gì ngoài việc thể hiện tinh thần chiến đấu cho Tổ quốc làchiến đấu cho từng cành hoa ngọn cỏ?

Văn học sau năm 1975, trong thời đại khủng hoảng môi trường, của kỉ nguyêntoàn cầu hóa, phê bình sinh thái cần có những hướng phát triển vừa sâu vừa rộng nhưthế nào? Tính liên ngành cũng cần được nhấn mạnh, ngoài các văn bản hư cấu, cầntìm hiểu các văn bản phi hư cấu, các loại hình nghệ thuật khác khá năng động như âmnhạc, điện ảnh, kiến trúc… phản ứng với trào lưu sinh thái như thế nào?

Cuối cùng, có lẽ cần đưa giáo dục môi trường vào giảng dạy trong các ngành khoahọc nhân văn Nhiều trường đại học ở Châu Âu, các khoa tiếng Anh của các trường đạihọc Mỹ đã giảng dạy khóa học “Văn học và môi trường” Thực ra, không phải đến bâygiờ chúng ta mới quan tâm đến vấn đề môi trường, những nghiên cứu về môi trường ở

Trang 36

Việt Nam khá nhiều Khoa học chỉ đưa ra những con số, làm thế nào để những con số tácđộng vào nhận thức của mọi người? Nó phải thông qua tình cảm Những biện pháp giáodục môi trường nếu chỉ tác động vào lí trí rất khó thay đổi, mỗi người cần có trách nhiệmvới môi trường từ ngay trong tâm thức mình Đã đến lúc những nghiên cứu về môi trườngkhông chỉ giản đơn là những con số mà cần tích hợp với ngành văn học để đưa ra nhữngcảnh báo Lợi thế của văn học là tác động về mặt tình cảm, tạo chiều sâu, cảm xúc thậtkhiến cho con người bừng tỉnh, vậy nên ý nghĩa của vấn đề môi trường trong văn học làtạo nên nội hàm mới của tính nhân văn cho lí thuyết.

***

Như vậy, trước áp lực của khủng hoảng môi trường, biến đổi khí hậu, phê bìnhsinh thái xuất hiện đáp ứng lại những đòi hỏi của thời đại về vai trò của văn học,nghiên cứu văn học trước sinh mệnh của trái đất Từ những năm 1970 đến nay, phêbình sinh thái từ phong trào lẻ tẻ, tản mác trở thành một hướng nghiên cứu năng độngtrên thế giới

Việt Nam là một nước nằm trong khu vực Đông Á, nơi có truyền thống về tìnhyêu thiên nhiên, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên đãxuất hiện từ khá lâu, tuy nhiên, đó chưa phải là những vấn đề của sinh thái hiện đại

Dù lí thuyết phê bình sinh thái đang được học giới Việt Nam dẫn nhập, nghiên cứuvăn học dưới góc nhìn sinh thái đã có những thực hành nhất định nhưng vẫn phảinhận định rằng dường như tất cả còn đang ở những bước khởi động

Trang 37

Chương 2

KHUYNH HƯỚNG VĂN XUÔI SINH THÁI VIỆT NAM

SAU NĂM 1975

2.1 Những tiền đề lịch sử xã hội của văn học sinh thái Việt Nam

Chiến tranh suốt ba mươi năm có tính chất hủy diệt (Ruộng đã khô, nhà đã

cháy, thành phố đã tan hoang, Trịnh Công Sơn) để lại những tổn thất về môi trường

dài lâu mà con người chưa thể khắc phục ngay được Những nỗi đau da cam hiệndiện đang bào mòn nhiều thế hệ và ngấm ngầm tàn phá môi trường với những cánhrừng trơ trụi, nhiễm độc đất đai, nguồn nước… Sinh thái hậu chiến tranh do vậy vẫncòn là nỗi đau dai dẳng

Mặt khác, công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng khiến cho môi trường bị biến đổi.Một mặt, chúng ta không thể không tác động vào tự nhiên vì những lợi ích kinh tếnhưng mặt khác, khi tác động phải trả giá cho sự phát triển trước mắt bằng những nguy

cơ rất lâu dài Sự lạm dụng những tiến bộ khoa học đã làm ô nhiễm và cạn kiệt môitrường tự nhiên Khai thác thủy điện không tính đến những tác động môi trường, đánhbắt hủy diệt, lâm tặc, khoáng tặc… dẫn tới hậu quả của nó là những dải rừng bị bàomòn hủy hoại, những con sông, dòng thác bị bức tử; loài vật lên tiếng kêu cứu: năm

2010 con tê giác cuối cùng ở Việt Nam đã bị tiêu diệt, voi Tây Nguyên không có rừng

để sống về tàn sát những cánh đồng, sếu đầu đỏ bỏ miền tây Nam Bộ thiên di sangnhững cánh đồng Campuchia… Jacques Vernier phản đối cách khai thác rừng ở cácnước Đông Nam Á, theo ông việc khai thác để lấy củi (80 % số gỗ khai thác chỉ để làmcủi) là “khai thác mang tính hủy hoại” vì nó kéo theo rất nhiều hệ lụy của hệ sinh thái

“Mặc dù người ta chỉ lấy được một vài cây gỗ đủ tiêu chuẩn lựa chọn, nằm rải rác mọinơi (mỗi héc ta lấy được khoảng 3 đến 4 cây), họ đã tàn phá cả khu rừng” [135, 124].Diện tích rừng bị suy giảm trầm trọng đã kéo theo những hệ lụy của biến đổi khí hậu

mà chúng ta đang gánh chịu: hạn hán vào mùa hè, bão lũ vào mùa mưa ở miền Trung,

lũ lụt và sụt lở đất ở miền núi, triều cường ở Nam Bộ…

Trong quá trình công nghiệp hóa, con người đã xem thiên nhiên như là thứ

vô tri nên mặc sức khai thác nó, coi sự trả giá quá dễ, tác động vào nó mà khôngtính đến những hậu quả lâu dài về mặt môi trường Sự tăng trưởng nóng đã khiếnmôi trường tự nhiên đang bị đe dọa, con người phải đối mặt với nhiều vấn đề củamặt trái văn minh đô thị với bao bộn bề, ngổn ngang và tổn hại như hiệu ứng nhàkính, chất thải công nghiệp… Hiểm họa sinh thái còn nảy sinh do thiếu ý thức, vìnguồn lợi người ta bất chấp tất cả, vi phạm môi trường nghiêm trọng như xả thải bấthợp pháp ở các khu công nghiệp làm ô nhiễm nguồn nước (ví dụ như vụ Vedan xả

Trang 38

thải chưa qua xử lí ra sông Thị Vải), ô nhiễm đất (đất bị nhiễm chì quá mức chophép ở làng Đông Mai, Hưng Yên) Trong sản xuất nông nghiệp, việc áp dụng cácthành tựu khoa học thiếu cân nhắc như lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừsâu, phân hóa học… cũng ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và môi trường sinhtrưởng của các loài tôm, cá, cua, ếch, cóc, nhái, ong Điều đó lại càng đặt ra tháchthức lớn với cách thức tác động đến môi trường.

Sự thay đổi đến chóng mặt vì đô thị hóa sẽ dẫn tới những vấn đề về ô nhiễmmôi trường của rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp Ngoài ra, để mở rộng diệntích đô thị, mở rộng các khu công nghiệp… diện tích đất trồng trọt, diện tích câyxanh cũng bị thu hẹp lại Sự phát triển của đô thị ở Hà Nội đã xóa sổ nhiều làngtruyền thống ngàn đời như làng hoa Ngọc Hà, làng cốm Vòng, làng rau húngLáng…, chẳng còn ruộng để rau khúc mọc, chẳng còn không gian để ếch nhái kêuvang… Sự mất dần của thiên nhiên trong đời sống hiện tại dễ khiến con người cảmthấy tiếc nuối, đau đớn, bất an hơn trước cái đương đại dang dở này

Biến đổi khí hậu, khủng hoảng môi trường sinh thái và những vấn đề toàncầu hóa trở thành những áp lực rất lớn mà văn chương không thể bỏ qua Đứngtrước các vấn đề như vậy của đời sống, văn học cũng cần có trách nhiệm với trái đấtđang ngày một kiệt quệ Bởi vậy, sự thay đổi trong suy nghĩ liên quan đến conngười với môi trường cũng cần được đổi thay từ chính văn học Khuynh hướng vănhọc sinh thái ra đời đã đáp ứng được yêu cầu của thời đại

2.2 Sự hình thành của văn xuôi sinh thái sau năm 1975

2.2.1 Giai đoạn manh nha

Trong văn học giai đoạn 1945 - 1975, đã có những mầm mống cho việc xuất

hiện văn học sinh thái Cội nguồn của nó bắt rễ từ tình yêu với quê hương đất

nước: tình yêu với hương cây cỏ nồng nàn (Hương cỏ mật Đỗ Chu; Mùa hoa doi

-Xuân Quỳnh ), với những âm thanh giản dị gần gũi (Tiếng gà trưa - -Xuân Quỳnh), với dòng sông, cánh đồng thân thuộc (Đồng Chí - Chính Hữu, Đất nước - Nguyễn Đình Thi, Những đứa con trong gia đình, Mẹ vắng nhà - Nguyễn Thi, Hòn đất - Anh Đức, Vườn trong phố - Lưu Quang Vũ ) mà chiến đấu cho Tổ Quốc Dù vậy,

vẫn có sự khác biệt nhất định, mặc dù văn học giai đoạn 1945-1975 có nói đến thiênnhiên nhưng để biểu tượng cho cái sức sống vĩnh hằng bất tử dù cuộc chiến khốc

liệt (Vòng cườm trên cổ chim cu - Chế Lan Viên) Văn học cũng nói đến sự phá

hoại của chiến tranh đối với tự nhiên nhưng chủ yếu nghiêng về tố cáo tội ác của

giặc (Cánh đồng hoang - Nguyễn Quang Sáng, Giấc mơ ông lão vườn chim - Anh Đức, Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, Dấu chân người lính - Nguyễn Minh

Châu ) Sinh thái mang tinh thần hiện đại, vì thế chưa hình thành

Trang 39

Văn học sau năm 1975 với quán tính của nó cũng có những sáng tác đi theo

dòng chảy tố cáo tội ác phá hoại thiên nhiên như Miền Cháy - Nguyễn Minh Châu, Lời

hứa của thời gian – Nguyễn Quang Thiều hay dòng “văn học da cam”: di chứng của

chất độc màu da cam tàn phá môi trường của của chất độc dioxin với những khu rừng

xác xơ trụi lá, những mái đầu rụng hết tóc của các nữ thanh niên xung phong (Người

sót lại của rừng cười - Võ Thị Hảo), những đứa con không rõ hình hài của các cựu

chiến binh (Mười ba bến nước - Sương Nguyệt minh, Ngọa sinh - Võ Thị Xuân Hà…).

Khi chiến tranh đã lùi xa được một quãng người ta mới nhận ra, không chỉ tổn thất vềngười, chất độc dioxin, những vết tích… gây ra những tổn thất về môi trường dài lâu

mà con người chưa thể khắc phục ngay được, những di căn của nó vẫn âm ỉ bào mòn

nhiều thế hệ và âm thầm tàn phá môi trường Nguyễn Minh Châu mở đầu Chiếc

thuyền ngoài xa bằng một chi tiết nhỏ ít ai để ý, như là đặt một cách tình cờ trong

truyện ngắn: “những bãi xe tăng do bọn thiết giáp ngụy vứt lại trên đường rút chạy hồi

“tháng ba bảy nhăm” (bây giờ sau gần mười năm, đã bị hơi nước gặm mòn và làm chosét gỉ)” giữa một khung cảnh bãi biển thật nên thơ “thật là phẳng lặng và tươi mát như

da thịt của mùa thu” Dưới con mắt của phê bình sinh thái, chúng ta nhận thấy chínhchiến tranh với những vết tích sót lại kia đã làm mất đi chỉnh thể đẹp đẽ của bờ biển,lạc giữa vẻ đẹp trải dài của bãi biển, sự hủy diệt của con người làm cho cảnh thơ mộngtrở nên thô kệch, từ đó dẫn dụ tới một ngụ ý mà tác giả nhắc nhở người nghệ sĩ về

“nghịch lí” của đời sống, bên cạnh cái đẹp thơ mộng là cái hiện thực sần sùi, gai góc

Để phục vụ chiến tranh, chúng ta phá rừng “chiến tranh xảy ra ngày một ácliệt đua nhau đi chặt gỗ làm hầm, cây càng to, càng chắc càng có nhiều thành tích;nhựa cây - nước mắt rừng, tứa ra thấm đẫm các sườn núi mà người chặt cây cườinói râm ran vui vẻ như đi hội! Rồi con đường ra trận đi xuyên qua, bom đạn khoétnhững cái giếng đỏ sậm loang lổ suốt cả triền núi xanh, cây cối gãy đổ ngổn ngang

như giữa cơn bão dữ” (Thập giá giữa rừng sâu, Nguyễn Khắc Phê) Chỉ khi nào nhà

văn nhận thấy rằng phá hoại sinh thái không phải chỉ là kẻ thù mà đánh dấu ở chỗ

có ý thức: hủy hoại sinh thái là tự mình hủy hoại ngôi nhà của chính mình

Trong văn xuôi sau 1975, nối dài những đề tài viết về chiến tranh, chúng tacũng thường gặp hai chủ đề đóng vai trò tạo nên cơ cấu tác phẩm: chiến tranh và đấtđai Suốt những năm tháng đánh giặc, dù cận kề cái chết, ước mơ của Hòa hướng vềđồng đất với nỗi trở trăn chế tạo ra chiếc máy cày để bàn tay người mẹ bớt vết chai, vìhình ảnh cậu bé thổ lộ cái niềm khát vọng cháy bỏng với mẹ bên những cánh đồng trơgốc rạ mà Qùy đã từ chối tình yêu thứ hai của cuộc đời mình (với bác sĩ Thương),nguyện làm “thánh nhân” để cứu vớt cuộc đời Ph., thực hiện ước mơ tuổi thanh xuân

dang dở của chàng trai mãi nằm lại với cỏ xanh ở một góc rừng Trường Sơn (Người

Trang 40

đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Nguyễn Minh Châu) Hôm trước của buổi chia tay

Thơi ra chiến trường, Lực (Cỏ lau, Nguyễn Minh Châu) đã cùng vợ vào vùng núi Đợi

khai hoang trồng sắn Nếu không có chiến tranh, mỗi gia đình sẽ được sống bình dị nhưvậy, vật lộn với cỏ cây hoang dại để lao động, để sống hạnh phúc giản dị, đời thường.Khi chiến tranh kết thúc, thì cây cỏ mọc lên Lực đi tìm hài cốt đồng đội ở vùng núiĐợi, anh nhận thấy cả một vùng đất toàn là cỏ lau bao phủ Đó là cái phi nhân loại(nonhuman) tồn tại đối lập con người (human), vùng cỏ lau mọc lên ấy nhắc chúng ta

về sự tồn tại của thế giới tự nhiên ngoài con người, đó là cái tự nhiên - phi nhân loại

Karen Thornber trong công trình Sự mơ hồ sinh thái: Khủng hoảng môi trường và văn

học các nước Đông Á (Ecoambiguity: Environmental Crises and East Asian Literatures) đã lấy một ví dụ về vùng Trecnôbưn, sau khi xảy ra thảm họa hạt nhân,

mọi người sợ phóng xạ không ai đặt chân đến tạo thành khu vực không có ngườinhưng cây cỏ mọc lên đẹp vô cùng Cỏ lau ở đây cũng được nhìn bằng con mắt đó,nhất là khi cái phi nhân loại lại được nuôi dưỡng bằng xác thịt của những người ngãxuống và làm cho con người biến mất đi (không tìm thấy hài cốt của các liệt sĩ): “Tôinhẩm đếm số bao ny lông, không khỏi ghê sợ với những cánh rừng cỏ lau Đang nằmngủ im sau lưng tôi là những đồng chí mình mà chúng tôi phải mở không biết baonhiêu chiến dịch vật lộn với cỏ lau trong vùng núi Đợi mới dành lại được… Cỏ lau đãnhanh chóng xóa đi mọi dấu vết đã được đánh dấu trên các tấm sơ đồ mộ chí” Cỏ lau –cái tự nhiên vĩnh hằng nhắc nhở chúng ta cảm giác về sự vô nghĩa của chiến tranh:nhiều máu xương đã đổ, rồi biến thành cây cỏ Tính chất triết lí của truyện ngắn do vậythật sâu sắc: con người đã chiến đấu, đã hi sinh, đã thối rữa và lãng quên chỉ có thiênnhiên vẫn tiếp tục sinh sôi nảy nở, không hề nao núng, tồn tại mãi mãi

2.2.2 Giai đoạn hình thành ý thức sinh thái

Theo Lawrence Buell, một tác phẩm được cho là viết theo định hướng môitrường sẽ mang những nội dung chính như sau:

1 Môi trường phi nhân không còn chỉ được nhìn đơn thuần như là một thứ công cụ làm khung nền cho sự xuất hiện của con người, ngược lại, sự hiện diện của nó cho thấy lịch sử nhân loại bao giờ cũng có mối liên hệ chặt chẽ với lịch sử tự nhiên (…)

2 Mức độ quan tâm của con người đối với môi trường là một phần thuộc giá trị đạo đức của mỗi văn bản (…)

3 Theo một nghĩa nào đó, môi trường được nhìn như một quá trình, chứ không phải là một hằng số bất biến hay ít nhất, được cho là một thông điệp ẩn giấu đằng sau tác phẩm ( ) [143, 7-8]

Như vậy, chúng tôi cho rằng tác phẩm sinh thái được nhận diện ở dấu hiệu:

Ngày đăng: 14/12/2015, 14:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hà Anh (2012), Người nghèo, nông dân - đề tài không cũ của văn học và báo chí , vanhocquenha.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người nghèo, nông dân - đề tài không cũ của văn học và báo chí
Tác giả: Hà Anh
Năm: 2012
3. Aitmatov C. (1989), Vĩnh biệt Gunxarư, Phạm Mạnh Hùng dịch, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vĩnh biệt Gunxarư
Tác giả: Aitmatov C
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1989
4. Aitmatov C. (2000), Đoạn đầu đài, Lê Khánh Trường, Phi Hùng dịch, NXB Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đoạn đầu đài
Tác giả: Aitmatov C
Nhà XB: NXB Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh
Năm: 2000
5. Trần Thúy Anh (2011), Ứng xử cổ truyền với tự nhiên và xã hội của người Việt châu thổ Bắc Bộ qua ca dao, tục ngữ (chuyên khảo), Hội văn nghệ dân gian Việt Nam và NXB Lao Động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng xử cổ truyền với tự nhiên và xã hội của người Việt châu thổ Bắc Bộ qua ca dao, tục ngữ
Tác giả: Trần Thúy Anh
Nhà XB: NXB Lao Động
Năm: 2011
6. Phạm Tuấn Anh (2009), Sự đa dạng thẩm mĩ trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975, Luận án tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự đa dạng thẩm mĩ trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975
Tác giả: Phạm Tuấn Anh
Năm: 2009
7. Lại Nguyên Ân (2009), Mênh mông chật chội… (Tiểu luận – Phê bình văn học), NXB Tri thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mênh mông chật chội…
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB Tri thức
Năm: 2009
8. Bakhtin M. (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki
Tác giả: Bakhtin M
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1993
9. Bakhtin M. (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư tuyển dịch, giới thiệu, Trường viết văn Nguyễn Du xuất bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: Bakhtin M
Năm: 1992
10. Trần Lê Bảo chủ biên (2005), Văn hóa sinh thái - nhân văn, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa sinh thái - nhân văn
Tác giả: Trần Lê Bảo chủ biên
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2005
11. Trần Lê Bảo (2011), Giải mã văn học từ mã văn hóa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải mã văn học từ mã văn hóa
Tác giả: Trần Lê Bảo
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
12. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới văn xuôi nghệ thuật Việt nam sau 1975 khảo sát trên nét lớn, Luận án tiến sĩ, Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đổi mới văn xuôi nghệ thuật Việt nam sau 1975 khảo sát trên nét lớn
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 1996
13. Nguyễn Thị Bình (2012), Văn xuôi Việt Nam sau năm 1975, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn xuôi Việt Nam sau năm 1975
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2012
14. Eveno Claude (2013), Ngắm cảnh, Đoàn Thị Thảo dịch, NXB Tri Thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngắm cảnh
Tác giả: Eveno Claude
Nhà XB: NXB Tri Thức
Năm: 2013
15. Calvino I. (2009), Nam tước trên cây, Vũ Ngọc Thăng dịch, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam tước trên cây
Tác giả: Calvino I
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2009
16. Lê Nguyên Cẩn (2000), “Cách nhìn nhận thế giới tự nhiên của Lão Tử và J.J. Rousseau”, Đạo gia và văn hóa, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr 199- 213.1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách nhìn nhận thế giới tự nhiên của Lão Tử và J.J. Rousseau”, "Đạo gia và văn hóa
Tác giả: Lê Nguyên Cẩn
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w