Các nhận định trên đềuđúng khi nêu nên một khía cạnh về bản chất của con người, nhưng những nhậnđịnh đó đều phiến diện, không nói nên được nguồn gốc của những đặc điểm ấy và mối quan hệ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊTIỂU LUẬN MÔNNGUYÊN LÝ MÁC-LÊNIN
TÊN ĐỀ TÀI
QUAN ĐIÊM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NGUỒN NHÂN LỰC CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ,HIỆN
ĐẠI HOÁ Ở NƯỚC TA
Họ tên sinh viên : Đặng Quốc KhánhLớp : Anh 8-Khối 2-TC-K48
Trang 2Mục LụcLời mởđầuNội dung
Chương Một Lý luận của Mác về con người
I -Nguồn gốc và bản chất con người
II-Quan hệ giữa cá nhân và xã hội
III-Vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử
Chương hai.VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NGUỒN NHÂN LỰC
CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ,HIỆN ĐẠI
HOÁ Ở NƯỚC TA I-Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hoá - hiện đại hoá II-Mục tiêu con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta hiện nay
III-Hiện trạng và giải pháp cho nguồn lực con người ở nước ta hiện nay
Trang 3LỜI MỞ ĐẦUVấn đề con người luôn là chủ đề trung tâm của lịch sử triết học từ cổ đại đếnhiện đại,theo nghĩa rộng,bao gồm toàn bộ nội dung nghiên cứu các khoa hoc xahội và nhân văn Chủ nghĩa Mác-lênin thực chất là học thuyết về giải phóng conngười và xã hội loài người Vấn đề con người là nội dung cơ bản của chủ nghĩa
Mác-lênin nói chung, triết học Mác-lênin nói riêng
Con người từ đâu sinh ra? Ý nghĩa cuộc sống con người là gì? Trong mỗi thờiđại lịch sử, con người quan hệ với tự nhiên và với đồng loại như thế nào? Vì đâu
ở mỗi con người,mỗi cộng đồng người có những nét độc đáo về tư tưởng , tìnhcảm , tâm lý,tính cách, nghị lực,tài năng? Con người có thể làm chủ tự nhiên, xãhội và bản thân mình hay không? Con người phải làm gì để có cuộc sống xứng
đáng với con người?
Đó là những vấn đề chung nhất, cơ bản nhất mà các học thuyết triết học từ cổ
đại đến nay đã đặt ra và giải đáp bằng những cách khác nhau
Với sự ra đời của quan điểm duy vật về lịch sử,lần đầu tiên vấn đề con người cóđược vị trí mà nó cần phải có;lần đầu tiên vấn đề con người được nhận thức một
cách thật sự khoa học
Trang 4CHƯƠNG MỘT:QUAN ĐIỂM MAC-LENIN VỀ VẤN ĐỀ CON NGƯỜI
I-nguồn gốc và bản chất con người
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã từng tôn tại rất nhiều quan điểm khác nhauxung quanh vấn đề nguồn gốc và bản chất của con người Trước C.Mác, vấn đềbản chất con người vẫn chưa được giải đáp một cách thực sự khoa học.Khôngnhững chủ nghĩa duy tâm mà cả chủ nghĩa duy vật trực quan, siêu hình cũngkhông nhận thức đúng bản chất con người
Đã từng có những ý kiến cho rằng triết hoc Mác-lênin coi nhẹ vấn đề con người.Ngược lại chủ nghĩa Mác-lênin nói chung,triết học Mác-lênin nói riêng xem vấn
đề con người là trung tâm của mọi khoa học xã hội và nhân văn Chủ nghĩa lênin ra đời xuất phát từ con người và mục đích cuối cùng của nó là soi sáng sựnghiệp giải phóng cho mỗi con người và cho cả loài người
Mác-từ buổi sơ khai của mình , do hạn chế về nhận thức,con người đã không hiểuđược những sức mạnh của thiên nhiên Thiên nhiên vừa nuôi dưỡng con người,vừa thường xuyên gây ra những tai hoạ như: bão,lụt,sấm,sét v.v Sợ hãi trướcsức mạnh đó, con người đã thờ trời,thờ đất, thờ núi sông, thờ muông thú, nhiềulúc coi những thứ ấy là nguồn gốc, là tổ tiên của mình Rất nhiều dân tộc và tộcngười đã nhận một con vật nào đó như vật tổ của mình và thờ cúng con vậtđó(Tôtem)
Thời kì cuối xã hội nguyên thuỷ, đầu xã hội cổ đại, con người bắt đầu tìm hiểunguồn gốc của mình và có những ý thức ban đầu về sức mạnh của bản thânmình
Nói chung,các tôn giáo đều quan niệm con người do thần thánh, Thượng đế sinh
ra, cuộc sống con người do đấng tối cao an bài, sắp đặt Giáo lý Kitô quan niệmcon người về bản chất là kẻ có tội con người không chỉ có xác mà có linh hồn.Thể xác sẽ mất đi nhưng linh hồn thì còn lại Con người phải cứu lấy linh hồncủa mình.linh hồn hay tinh thần là phần cao quý của con người,thể xác là phầnthấp hèn, phần gần gũi với súc vật và đáng khinh trong cuộc sống của conngười, vì vậy người ta phải chăm lo phần linh hồn
Có những trào lưu triết học duy tâm không trực tiếp giải thích nguồn gốc conngười từ trời, từ thần linh, hay từ con vật linh thiêng nào, nhưng đã giải thích mộtcách không kém phần bí hiểm Theo hêghen, ý niệm tuyệt đối tự tha hoá thành
tự nhiên, thành con người Cái bí hiểm của ý niệm tuyệt đối cũng phần nào giốngnhư những từ thái cực,đạo,khí ở phương đông, được coi như nguồn gốc sinh ra
vũ trụ và con người
Ở những nước chịu ảnh hưởng của Khổng giáo, Phật giáo và lãnh giáo, triếthọc cũng giải thích nguồn gốc của con người hoặc từ một đấng thần linh tối cao,hoặc từ một lực lượng thần bí đã nói ở trên
Theo Mạnh Tử, con người sinh ra vốn là tốt(thiện), do không biết tu dưỡng,chịu ảnh hưởng của tập quán xấu mà xa dần cái tốt, thông qua tu dưỡng mà conngười có thể hiểu được lẽ phải và giữ được cái tốt của mình
Khác với Mạnh Tử, Tuân Tử lại cho rằng, con người sinh ra vốn ác, nhưng
có thể cải biến được; phải chống lại cái ác ấy thì con người mới tốt được
Hai quan điểm khác nhau đó có điểm tương đồng là yêu cầu con người phải
tu dưỡng làm những điều lễ nghĩa Điểm khác nhau là : theo quan điểm tính
Trang 5thiện của Mạnh Tử thì con người phải được dẫn dắt bằng đạo đức Còn theoquan điểm tính ác của Tuân Tử, thì phải lấy pháp luật mà ngăn chặn cái ác Trong triết học duy tâm của phương đông còn có thuyết coi trời và ngườicùng hoà hợp với nhau (thiên nhân hợp nhất), tư tưởng này khá phổ biến.Thuyết này coi trời và người tác động lẫn nhau theo cùng một tính chất Tuynhiên cũng có tư tưởng ngược lại, đó là quan niệm thiên nhân bất tương quancủa Tuân Tử Ông chủ trương về phương diện sinh dưỡng thì nguời mang ơncủa trời, nhưng về phương diện trị loạn, thịnh suy thì đạo trời không can hệ gìđến đạo người, trời không thể làm hại được người, mà cả trời cũng không thểgiúp được người Tư tưởng triết học ấy có mầm mống duy vật ấy của Tuân Tử
có tác dụng khắc phục thái độ bị động của con người, khuyến khích con người
có tinh thần tích cực, dám tự mình giải quyết những vấn đề của mình
Trong lịch sử triết học ở cả phương Tây và phương Đông, thời nào cũng có tưtưởng duy vật, gắn liền với thực tiễn xã hội Tuy nhiên, bàn về nguồn gốc, bảnchất con người, tư tưởng thống trị trong thời cổ đại và trung đại, vẫn là quanđiểm duy tâm Thời cận đại, nhận thức về nguồn gốc và bản chất con người cómột bước tiến đáng kể triết học duy vật và duy tâm đều phản ánh những vấn đềmới mẻ do thời đại đặt ra Các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII và Phoiơbắc, nhàduy vật lớn trong triết học cổ điển Đức, đều phê phán mạnh mẽ quan điểm duytâm, thần bí và tìm cách giải thích nguồn gốc,bản chất con người theo quanđiểm duy vật Với sự ra đời thuyết tiến hoá các loài của Đácuyn, các nhà triếthọc duy vậtnói trên đã có căn cứ khoa học để chỉ ra nguồn gốc phi thần thánhcủa con người.”Không phải Chúa đã tạo ra con người theo hình ảnh của chúa
mà chính con người đã tạo ra chúa theo hình ảnh của con người” Lời nói sắcsảo này của Phoiơbắc đã được C.Mác và Ph.Ăngghen đánh giá cao khi hai ôngnói về vai trò của các nhà duy vật trong việc phê phán những quan điểm duy tâmthần bí về nguồn gốc và bản chất của con người
Tư tưởng triết học của nhà duy vật Phoiơbắc đã vượt qua những hạn chếtrong triết học Hêghen để hy vọng tìm đến bản chất con người một cách đíchthực Phoiơbắc phê phán tính chất siêu tự nhiên, phi vật chất, phi thể xác về bảnchất con người trong triết học Hêghen, đồng thời khẳng định con người do sựvận động của thế giới vật chất tạo nên Con người là kết quả của sự phát triểncủa thế giới tự nhiên Con người và tự nhiên là thống nhất, không thể tách rời.Phoiơbắc đề cao vai trò và trí tuệ của con người với tính cách là những cá thểngười Đó là những con người cá biệt, đa dạng, phong phú, không ai giống ai.Quan điểm này dựa trên nền tảng duy vật, đề cao yếu tố tự nhiên, cảm tính,nhằm giải phóng cá nhân con người Tuy nhiên, Phoiơbắc không thấy được bảnchất xã hội trong đời sống con người, tách con người khỏi những điều kiện lịch
sử cụ thể Con người của Phoiơbắc là phi lịch sử, phi giai cấp và trừu tượng
Có thể khái quát rằng, các quan niệm về con người trong triết học trước Mác, dù
là đứng trên nền tảng thế giới quan duy tâm, nhị nguyên luận hoặc duy vật siêuhình, đều không phản ánh đúng bản chất con người Nhìn chung, các quan niệmtrên đều xem xét con người một cách trừu tượng, tuyệt đối hoá mặt tinh thầnhoặc thể xác con người, tuyệt đối hoá mặt tự nhiên - sinh học mà không thấymặt xã hội trong đời sống con người Tuy vậy, một số trường phái triết học vẫnđạt được một số thành tựu trong việc phân tích, quan sát con người, đề cao lý
Trang 6tính, xác lập các giá trị về nhân bản học để hướng con người tới tự do Đó lànhững tiền đề có ý nghĩa cho việc hình thành tư tương về con người của triếthọc macxit Khi phê phán quan điểm của Phoiơbắc, Mác đã khái quát bản chấtcon người qua câu nói nổi tiếng sau đây :
“phoiơbắc hoà tan bản chất tôn giáo vào bản chất con người Nhưng bản chấtcon người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt.Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xãhội:”
Với quan điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng, Mác đã đưa ra mộtquan niệm hoàn chỉnh về khái niệm con người , cũng như về bản chất của conngười Chủ nghĩa Mác phân biệt rõ hai mặt trong khái niệm con người : mặt sinhvật và mặt xã hội
C.Mác không hề phủ nhận mặt tự nhiên, mặt sinh học khi xem xét con người với
tư cách là những cá nhân sống Mác viết: “vì vậy,điều cụ thể đầu tiên cần phảixác định là tổ chức cơ thể của những cá nhân ấy và mối quan hệ ấy mà tổ chức
cơ thể ấy tạo ra giữa họ với phần còn lại của giới tự nhiên” Theo Mác, “mọikhoa ghi chép lích sử đều phải xuất phát từ những cơ sở tự nhiên ấy”
Trước hết Mác thừa nhận con người là một động vật cao cấp nhất, sản phẩmcủa sự tiến hóa lâu dài giới sinh vật như tiến hóa luận của Đácuyn đã khẳngđịnh Như mọi động vật khác, con người là một bộ phận của thiên nhiên, tìmthức ăn, nước uống từ trong thiên nhiên Như mọi động vật khác, con ngườiphải”đấu tranh” để tồn tại, ăn uống, sinh con đẻ cái Tuy nhiên, C.Mác khôngthừa nhận quan điểm cho rằng: cái duy nhất tạo nên bản chất con người là đặctính sinh học,là bản năng sinh vật của con người Con người vốn là một sinh vật
có đầy dủ những đặc trưng của sinh vật, nhưng lại có nhiều điểm phân biệt vớicác sinh vật khác Vậy con người khác động vật ở chỗ nào? Trước C.Mác vàcùng thời đã có nhiều nhà tư sản lớn đã đưa ra những tiêu chí phân biệt người
và động vật có sức thuyết phục, chẳng hạn như Phranklin cho rằng con ngườikhác con vật ở chỗ con người biết sử dụng công cụ lao động, Arixtot đã gọi conngười là “một động vật có tính xã hội”, Pascal nhấn mạnh đặc điểm của conngười và sức mạnh của con người là ở chỗ con người biết suy nghĩ(con ngườila”một cây sậy,nhưng là một cây sậy biết suy nghĩ”) Các nhận định trên đềuđúng khi nêu nên một khía cạnh về bản chất của con người, nhưng những nhậnđịnh đó đều phiến diện, không nói nên được nguồn gốc của những đặc điểm ấy
và mối quan hệ biên chứng giữa chúng với nhau
Triết học Mác nhìn nhận vấn đề bản chất con người một cách toàn diện, cụ thể,xem xét bản chất con người không phải một cách chung chung, trừu tượng màtrong tính hiện thực, cụ thể của nó, trong quá trình phát triển của nó C.Mác vàPh.angghen đã phân tích vai trò của lao động sản xuất ở con người như sau :”cóthể phân biệt con người với súc vật bằng ý thức,bằng tôn giáo, nói chung bằngbất cứ cái gì cũng được Bản thân con người bắt đầu bằng tự phân biệt với súcvật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình-đó
là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định Sản xuất ra những
tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đờisống vật chất của mình”
con người hoàn toàn khác con vật
Trang 7C.Mác phân biệt rõ ràng :”về mặt thể xác, con người chỉ sống bằng nhữngsản phẩm tự nhiên ấy, dù là dưới hình thức thực phẩm, nhiên liệu , áoquần,nhà ỏ ,v.v về mặt thực tiễn, tính phổ biến của con người biểu hiện rachính ở cái tính phổ biến nó biến toàn bộ giới tự nhiên thành thân thể vô cơcủa con người “
Ông kết luận:” Con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì táisản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên”
Câu nói sâu sắc này nêu nên tính tất yếu của sự hòa hợp giữa con người và
tự nhiên Nhờ hoạt động thực tiễn, con người quan hệ quan hệ với tự nhiêncũng có nghĩa là con người quan hệ với bản thân mình, bởi tự nhiên là “ thânthể vô cơ của con người “
Tính loài của con người không phải tính loài trừu tượng Nó cũng có nghĩa làtính xã hội, và loài người chính là “xã hội người”
Con người có tính xã hội trước hết bởi bản thân hoạt động sản xuất củacon người là hoạt động mang tính chất xã hội Trong hoạt động sản xuất, conngười không thể tách khỏi xã hội Tính xã hội là đặc điểm cơ bản làm chocon người khác con vật Hoạt động của con vật chỉ phục vụ nhu cầu trực tiếpcủa nó, còn hoạt động của con người gắn liền với xã hội và phục vụ cho cả
xã hội Xã hội cùng với tự nhiên là điều kiện tồn tại của con người Tính xãhội của con người thể hiện ở hoạt động và giao tiếp xã hội Hoạt động củacon người không phải tuân theo bản năng như động vật mà là hoạt động có ýthức Tư duy con người phát triển trong hoạt động và giao tiếp xã hội, trướchết là hoạt động lao động sản xuất Với ý nghĩa trên đây, có thể nói conngười phân biệt với động vật ở tư duy mà ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tưduy Bởi cơ sở của tư duy là hoạt động thực tiễn của xã hội “những miền sâuthẳm của tâm linh” cũng không thể có được nếu như không có hoạt độngmang tính xã hội và những quan hệ xã hội của loài người
Nói tóm lại, con người khác con vật về bản chất ở cả ba mặt: quan hệ vớithiên nhiên, quan hệ với xã hội, quan hệ với bản thân Cả ba mối quan hệ đóddeuf mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội là quan hệ bản chất nhất,bao quát nhất trong mọi hoạt động của con người, cả trong lao động, sinhcon đẻ cái và trong tư duy
Khi C.Mác nói :” Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là conngười là tổng hòa những quan hệ xã hội”, thì ta hiểu những quan hệ nhữngquan hệ ấy thể hiện trong toàn bộ hoạt động cụ thể của con người Không cócon người trừu tượng mà chỉ có những con người sống, hoạt động trong một
xã hội nhất định, trong những điều kiện lích sử nhất định, nghĩa là những conngười cùng với xã hội mình khai thác thiên nhiên, sinh hoạt xã hội, phát triển
ý thức Chỉ trong toàn bộ những quan hệ cụ thể đó, con người mới bộc lộ vàthực hiện được bản chất thật sự của mình Xét về bản chất của một conngười cũng như của một dân tộc phải xuất phát từ toàn bộ những quan hệ xãhội ấy
Tính xã hội của con người phát triển từ thấp đến cao, từ hoạt động bảnnăng đến hoạt động có ý thức cũng như bản thân có ý thức
Con người không chỉ có bản năng sinh học, mà còn có bản năng xã hội Cábản năng xã hội đã bắt đầu nhen nhóm trong những tập đoàn động vật, đặc
Trang 8biệt là tập đoàn khỉ, nó tạo nên tính xã hội của những động vật ấy Cách đâyhàng triệu năm trong sự tiến hóa của một số loài khỉ thì cái bản năng xã hộihay tính xã hội phát triển và bao trùm từng bước cái bản năng sinh học Vìvậy, “bản năng xã hội là một trong những đòn bẩy quan trọng nhất của sựphát iển của con người từ khỉ”, bản năng xã hội của con người là bản năng
có ý thức
Trong hệ tư tưởng Đức, khi bàn về buổi đầu của ý thức con người ở thờikhởi nguyên, C.Mác và Ph Angghen đã nhận định:”đó là một ý thức quần cưđơn thuần, và trong trường hợp này, con người khác với con cừu chỉ là ở chỗtrong con người, ý thức thay thế bản năng hoặc bản năng của con người làbản năng đã được ý thức”
Khi nhận định bước nhảy vọt từ loài vượn (một giống khỉ nhất định) sang loàingười, nhờ lao động và ngôn ngữ, Ph Angghen không hề bỏ qua quá trìnhtiến hóa sinh học
Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tácđộng vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận độngphát triển của lịch sử xã hội Thế giới loài vật dựa vào những điều kiện cósẵn của tự nhiên Con người thì trái lại, thông qua hoạt động thực tiễn củamình để làm phong phú thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ hai
Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình.Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sửcủa chính bản thân con người Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiệncho sự tồn tại của con người, vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống
và bộ mặt xã hội Trên cơ sở nắm bắt quy luật của lịch sử xã hội, con ngườithông qua hoạt động vật chất và tinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển từ thấpđến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra Không cóhoạt động của con người thì cũng không tồn tại quy luật xã hội, và do đó,không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người .Không có con người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi giai đoạnphát triển nhất định của xã hội Do vậy, bản chất con người trong mối quan
hệ với điều kiện lịch sử xã hội luôn luôn vận động, biến đổi cũng không phảithay đổi cho phù hợp Bản chất con người không phải là một hệ thống đóngkín, mà là hệ thống mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của con người Mặc
dù là “tổng hoà các quan hệ xã hội”, con người có vai trò tích cực trong tiếntrình lịch sử với tư cách là chủ thể sáng tạo Thông qua đó, bản chất conngười cũng vận động biến đổi cho phù hợp Có thể nói rằng, mỗi sự vậnđộng và tiến lên của lịch sử sẽ quy định tương ứng ( mặc dù không trùngkhắp) với sự vận động và biến đổi của bản chất con người.Vì vậy, để pháttriển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làm cho hoàn cảnhngày càng mang tính người nhiều hơn Hoàn cảnh đó chính là toàn bộ môitrường tự nhiên và xã hội tác động đến con người theo khuynh hướng pháttriển nhằm đạt tới các giá trị có tính mục đích, tự giác, có ý nghĩa định hướnggiáo dục Thông qua đó, con người tiếp nhận hoàn cảnh một cách tích cực vàtác động trở lại hoàn cảnh trên nhiều phương diện khác nhau: hoạt động
Trang 9thực tiễn, quan hệ ứng xử, hành vi con người, sự phát triển của phẩm chất trítuệ và năng lực tư duy, các quy luật nhận thức hướng con người tới hoạtđộng vật chất Đó là biện chứng của mối quan hệ giữa con người và hoàncảnh trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử xã hội loài người.
II: Quan hệ giữa cá nhân và xã hội
Cá nhân là khái niệm chỉ con người cụ thể sống trong một xã hội nhất định vàđược phân biệt với các cá thể khác thông qua tính đơn nhất và tính phổ biến của nó Khái niệm cá nhân cũng được phân biệt với khái niệm con người vì con người là khái niệm dùng để chỉ tính phổ biến trong bản chất người của tất cả các cá nhân
Xã hội do các cá nhân tạo nên Các cá nhân sống và hoạt động trong các nhóm, cộng đồng và tập đoàn xã hội khác nhau, mang tính lịch sử xác định Yếu tố xã hội là đặc trưng căn bản để hình thành cá nhân Một đứa trẻ chưa tiếp nhận quan hệ xã hội thì chưa trở thành một cá nhân
Như vậy, cá nhân là một chỉnh thể đơn nhất vừa mang tính cá biệt, vừa mang tính phổ biến, là chủ thể của lao động, của mọi quan hệ xã hội và của mọi nhận thức nhằm thực hiện chức năng cá nhân và chức năng xã hội trongmột giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử - xã hội
Mỗi cá nhân có đời sống riêng, có quan hệ xã hội riêng, có nhu cầu nguyện vọng và lợi ích riêng, nhưng điều đó không loại trừ tính chung trong mỗi cá nhân là thành viên của xã hội và mang bản chất xã hội
Trong quan hệ với xã hội, cá nhân được phân biệt với các đặc trưng sau đây:Thứ nhất, cá nhân là phương thức tồn tại cụ thể của loài người một cách trựctiếp cảm tính Không có con người nói chung, mà chỉ có con người cụ thể -
cá nhân - của giống loài
Thứ hai, cá nhân là phần tử đơn nhất, riêng lẻ, tạo thành cộng đồng xã hội, là
cơ sở hình thành lịch sử xã hội loài người
Thứ ba, cá nhân là một chỉnh thể toàn vẹn có nhân cách, biểu hiện trong phẩm chất sinh lý và tâm lý riêng biệt của mỗi con người
Thứ tư, cá nhân trong mối quan hệ với xã hội là một hiện tượng lịch sử, vận động phát triển phù hợp với mỗi thời đại nhất định Do đó, trong bất kỳ xã hội nào, cá nhân cũng không tách rời khỏi xã hội, mỗi thời đại sản sinh ra một kiểu cá nhân có tính đặc thù, thậm chí đối lập nhau, trong những quan hệ xã hội nhất định
II.2 Khái niệm nhân cách
Nhân cách là khái niệm chỉ bản sắc độc đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân, là nội dung và tính chất bên trong của mỗi cá nhân Bởi vậy, nếu cá nhân là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa cá thể với giống loài thì nhân cách là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa các cá nhân Cá nhân là phương thức biểu hiện của giống loài, còn nhân cách vừa là nội dung, vừa là cách thức biểu hiện của mỗi cá nhân riêng biệt
Nhân cách biểu hiện thế giới cái tôi của mỗi cá nhân, là sự tổng hợp của các yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tạo nên đặc trưng riêng về di truyền, về sinh lýthần kinh, về hoàn cảnh sống của cá nhân theo cách riêng của mình Mỗi cá nhân tiếp thu những giá trị phổ biến của văn hoá xã hội, từ đó, thông qua sự lọc bỏ, tự tiếp nhận của bản thân để hình thành các giá trị định hướng của
Trang 10nhân cách Các giá trị như lý tưởng, niềm tin, quan hệ lợi ích, nhận thức và hành động được mỗi cá nhân lựa chọn để xác lập hành vi cụ thể, hình thành nhân cách trong quan hệ xã hội.
Vì vậy, nhân cách là toàn bộ những năng lực và phẩm chất xã hội - sinh lý - tâm lý của cá nhân tạo thành chỉnh thể đóng vai trò chủ thể tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định và tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình
Nhân cách không phải là bẩm sinh, sẵn có mà được hình thành và phát triển phụ thuộc vào ba yếu tố sau đây:
Thứ nhất, nhân cách phải dựa trên tiền đề sinh học và tư chất di truyền học, một cá thể sống phát triển cao nhất của giới hữu sinh
Thứ hai, môi trường xã hội là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển của nhân cách thông qua sự tác động biện chứng của gia đình, nhà trường
và xã hội đối với mỗi cá nhân
Thứ ba, hạt nhân của nhân cách là thế giới quan cá nhân, bao gồm toàn bộ các yếu tố như quan điểm, lý luận, niềm tin, định hướng giá trị
Yếu tố quyết định để hình thành thế giới quan cá nhân là tính chất của thời đại, lợi ích, vai trò địa vị cá nhân trong xã hội; khả năng thẩm định giá trị đạo đức - nhân văn và kinh nghiệm của mỗi cá nhân Dựa trên nền tảng của thế giới quan cá nhân để hình thành các thuộc tính bên trong về năng lực, về phẩm chất xã hội như năng lực trí tuệ, chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức, pháp luật, thẩm mĩ Sự hình thành và phát triển của nhân cách là sự thống nhất của các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội để xác lập “cái tôi” của
cá nhân
Nhân cách là thế giới quan bên trong của mỗi cá nhân Một xã hội tiến bộ là một xã hội mà mỗi cá nhân phát triển nhân cách của mình theo hướng tích cực, phát huy vai trò động lực, chủ thể sáng tạo của mỗi cá nhân Chủ nghĩa
xã hội, vừa khắc phục chủ nghĩa cá nhân cực đoan, vừa tạo ra những điều kiện mới cho cá nhân phát triển và sáng tạo Tinh thần đó được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định trong Cương lĩmh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột,bất công, làm theo năng lực hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự
do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân
II.3 Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội
a Quan hệ biện chứng giữa cá nhân và tập thể
Trong mối quan hệ vừa thống nhất, vừa khác biệt, tập thể là phần tử tạo thành xã hội Nó là hình thức liên kết các cá nhân thành từng nhóm trong xã hội xuất phát từ lợi ích, nhu cầu về kinh tế, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, khoa học, tư tưởng, nghề nghiệp
Cá nhân tồn tại trong tập thể với tư cách là đơn vị cấu thành của cái toàn thể,biểu hiện bản sắc của mình thông qua hoạt động tập thể
Suy đến cùng, thực chất mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể là quan hệ lợi ích Sự thống nhất biện chứng giữa cá nhân và tập thể là điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân cũng như của tập thể Xuất phát từ bản chất xã hội của con người, cá nhân không tồn tại một cách đích thực nếu không gắn với một tập thể nhất định Đó là cơ sở để hình thành tính tập thể, tính cộng đồng Tuy nhiên, tính tập thể sẽ trở nên trừu
Trang 11tượng nếu không dựa trên cơ sở lợi ích Thông qua lợi ích, hình thành nên
sự liên kết giữa cá nhân và tập thể, quy định phương hướng hoạt động của tập thể, nhằm làm cho tập thể vừa đảm bảo lợi ích cá nhân, vừa là điều kiện cho sự phát triển cá nhân Từ đó, mỗi cá nhân lại tác động thúc đẩy tập thể phát
Sự liên kết giữa cá nhân và tập thể được quy định bởi các mối quan hệ khách quan và chủ quan Tính khách quan bắt nguồn từ bản chất xã hội của mọi thành viên, những quy định, quy tắc của tập thể bắt buộc mọi thành viên phải thực hiện Tính chủ quan là năng lực tự tiếp nhận điều chỉnh mọi suy nghĩ và hành vi của cá nhân Sự thống nhất giữa tính khách quan và chủ quan trong quan hệ cá nhân và tập thể là điều kiện cần thiết để tập thể phát triển lành mạnh
Mặt khác, dựa trên cơ sở lợi ích, tính phong phú đa dạng của lợi ích cá nhân trong một tập thể biểu hiện thành nhu cầu phong phú, đa dạng của mỗi con người Trong điều kiện hiện thực của tập thể, không thể đáp ứng mọi yêu cầucủa cá nhân Vì vậy, dẫn đến mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân và cá nhân với tập thể Tuy nhiên, đây là mâu thuẫn tất yếu nảy sinh trong quá trìnhvận động và phát triển của cá nhân và tập thể Bởi vậy, cần phải phát hiện mâu thuẫn một cách kịp thời và phân biệt vị trí các loại mâu thuẫn để giải quyết, trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc định hướng về sự phát triển hài hoà vàtoàn diện nhu cầu và lợi ích của cá nhân và tập thể Sự kết hợp hài hoà và toàn diện của các quan hệ lợi ích và nhu cầu; sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau trên cơ sở nguyên tắc; ý thức trách nhhiệm về nghĩa vụ và hành vi của mỗi cá nhân trước tập thể là những điều kiện chủ yếu cho sự phát triển củatập thể và cá nhân phù hợp với sự phát triển của xã hội
Mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và tập thể đòi hỏi phải chống hai khuynh hướng cực đoan có hại cho sự phát triển của tập thể và cá nhân: tuyệt đối hoá tập thể, bắt cá nhân phải hy sinh một chiều; hoặc ngược lại, tuyệt đối hoá lợi ích cá nhân để “cái tôi” của chủ nghĩa cá nhân phát triển Đây là hai khuynh hướng cần phải loại trừ, nhất là trong điều kiện nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
b Quan hệ biện chứng giữa cá nhân và xã hội
Trong triết học Mác - Lênin, quan hệ giữa cá nhân và xã hội là vấn đề có ý nghĩa lớn được đề cập một cách toàn diện và sâu sắc trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật lịch sử
Khái niệm xã hội được biểu hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, cao nhất là xã hội loài người (toàn thể nhân loại), thấp hơn là những hệ thống xã hội như quốc gia, dân tộc, giai cấp, chủng tộc
Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội có những nội dung thống nhất với quan
hệ giữa cá nhân và tập thể, chúng đều dựa trên cơ sở lợi ích, biểu hiện mối quan hệ giữa cái bộ phận và cái toàn thể, đồng thời thể hiện tính biện chứng vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn
Trong bất cứ giai đoạn nào, cá nhân cũng không tách rời khỏi xã hội Là một hiện tượng lịch sử, quan hệ cá nhân - xã hội luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển, trong đó, sự thay đổi về chất chỉ diễn ra khi có sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác Trong giai đoạn
Trang 12cộng sản nguyên thuỷ, không có sự đối lập giữa cá nhân và xã hội Lợi ích cánhân và lợi ích xã hội là thống nhất Khi xã hội phân chia giai cấp, quan hệ cánhân và xã hội vừa có thống nhất vừa có mâu thuẫn Những người bị bóc lột không có tư cách và điều kiện để trở thành cá nhân thực sự Những thành viên thuộc giai cấp bóc lột có đặc quyền, đặc lợi, được khẳng định tư cách cánhân đặc trưng cho mỗi thời đại như cá nhân phong kiến, cá nhân tư sản Các kiểu cá nhân này đối lập về lợi ích với quần chúng nhân dân lao động trong xã hội Trong chủ nghĩa xã hội, những điều kiện của xã hội mới tạo tiền
đề cho cá nhân, để mỗi cá nhân phát huy năng lực và bản sắc riêng của mình, phù hợp với lợi ích và mục tiêu của xã hội mới Vì vậy, xã hội xã hội chủ nghĩa và cá nhân là thống nhất biện chứng, là tiền đề và điều kiện của nhau
Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, xã hội giữ vai trò quyết định đối với cá nhân Bởi vậy, thực chất của việc tổ chức xã hội là giải quyết quan hệ lợi ích nhằm tạo khả năng cao nhất cho mỗi cá nhân tác động vào mọi quá trình kinh tế, xã hội, cho sự phát triển được thực hiện Xã hội càng phát triển thì cá nhân càng có điều kiện để tiếp nhận ngày càng nhiều những giá trị vật chất và tinh thần Vì vậy, thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân là mục tiêu và động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội.Bất cứ vấn đề gì, dù là phạm vi nhân loại hay cá nhân, dù trực tiếp hay gián tiếp, nếu lợi ích cá nhân và xã hội là thống nhất thì chính ở đó bắt gặp mục đích và động lực của sự nỗ lực chung vì một tương lai tốt đẹp
Vấn đề chăm sóc và phát triển những nhu cầu và năng lực phong phú, đa dạng của mỗi cá nhân hoàn toàn không mâu thuẫn với sự phát triển của xã hội, đồng thời, nhân cách mỗi cá nhân trong xã hội càng phát triển thì càng
có điều kiện để thúc đẩy xã hội tiến lên Do đó, cá nhân tác động đến xã hội tuỳ thuộc ở trình độ phát triển của nhân cách Những cá nhân có đạo đức và tài năng thường đóng góp tích cực và xứng đáng vào sự phát triển của xã hội Những cá nhân kém cỏi về nhân cách thì tác động xấu tới xã hội, kìm hãm sự phát triển
Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội do sự quy định của mặt khách quan và mặt chủ quan Mặt khách quan biểu hiện ở trình độ phát triển
và năng suất lao động xã hội Mặt chủ quan biểu hiện ở khả năng nhận thức
và vận dụng quy luật xã hội phù hợp với mục đích của con người
Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội và ngay cả dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, những mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội vẫn còn tồn tại Do đó, để giải quyết đúng đắn quan hệ cá nhân - xã hội, cần phải tránh hai thái độ cực đoan
Một là, chỉ thấy cá nhân mà không thấy xã hội, đem cá nhân đối lập với xã hội, nhu cầu cá nhân chưa phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội
Khuynh hướng này có thể dẫn đến chủ nghĩa cá nhân
Hai là, chỉ thấy xã hội mà không thấy cá nhân, quan niệm sai lầm về lợi ích
xã hội, về chủ nghĩa tập thể, thực chất là chủ nghĩa bình quân, coi nhẹ vai trò
cá nhân lợi ích cá nhân Xã hội càng phát triển thì nhu cầu, lợi ích cá nhân càng đa dạng Nếu không quan tâm đến vấn đề cá nhân, sẽ dẫn đến một xã hội nghèo nàn, chậm phát triển, không phù hợp với bản chất của chủ nghĩa