1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUAN điêm của TRIẾT học mác LÊNIN về CON NGƯỜI và vấn đề xây DỰNG NGUỒN NHÂN lực CON NGƯỜI TRONG sự NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ,HIỆN đại HOÁ ở nước TA

36 568 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 183,5 KB

Nội dung

Cả ba mối quan hệ đóddeuf mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội là quan hệ bản chất nhất, baoquát nhất trong mọi hoạt động của con người, cả trong lao động, sinh con đẻcái và trong t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN

NGUYÊN LÝ MÁC-LÊNIN

TÊN ĐỀ TÀI

QUAN ĐIÊM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NGUỒN NHÂN LỰC CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ,HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NƯỚC TA

Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Lớp: Anh 8 - TCNH

Trang 2

Mục Lục

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1 4

QUAN ĐIỂM MAC-LENIN VỀ VẤN ĐỀ CON NGƯỜI 4

I-Nguồn gốc và bản chất con người 4

II: Quan hệ giữa cá nhân và xã hội 12

II.2 Khái niệm nhân cách 13

II.3 Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội 14

III.1: Vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử 18

III.2 Khái niệm lãnh tụ và vai trò của lãnh tụ 22

III.3 Quan hệ giữa quần chúng nhân dân với lãnh tụ 23

CHƯƠNG 2 26

VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NGUỒN NHÂN LỰC CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA,HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 26

I Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hoá - hiện đại hoá 26

II Mục tiêu con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta hiện nay 30

III Hiện trạng và giải pháp cho nguồn lực con người ở nước ta hiện nay 33

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Vấn đề con người luôn là chủ đề trung tâm của lịch sử triết học từ cổ đạiđến hiện đại,theo nghĩa rộng,bao gồm toàn bộ nội dung nghiên cứu các khoahoc xa hội và nhân văn Chủ nghĩa Mác-lênin thực chất là học thuyết về giảiphóng con người và xã hội loài người Vấn đề con người là nội dung cơ bảncủa chủ nghĩa Mác-lênin nói chung, triết học Mác-lênin nói riêng

Con người từ đâu sinh ra? Ý nghĩa cuộc sống con người là gì? Trong mỗithời đại lịch sử, con người quan hệ với tự nhiên và với đồng loại như thế nào?

Vì đâu ở mỗi con người,mỗi cộng đồng người có những nét độc đáo về tưtưởng , tình cảm , tâm lý,tính cách, nghị lực,tài năng? Con người có thể làmchủ tự nhiên, xã hội và bản thân mình hay không? Con người phải làm gì để

có cuộc sống xứng đáng với con người?

Đó là những vấn đề chung nhất, cơ bản nhất mà các học thuyết triết học

từ cổ đại đến nay đã đặt ra và giải đáp bằng những cách khác nhau

Với sự ra đời của quan điểm duy vật về lịch sử,lần đầu tiên vấn đề conngười có được vị trí mà nó cần phải có;lần đầu tiên vấn đề con người đượcnhận thức một cách thật sự khoa học

Trang 4

CHƯƠNG 1

QUAN ĐIỂM MAC-LENIN VỀ VẤN ĐỀ CON NGƯỜI

I-Nguồn gốc và bản chất con người

Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã từng tôn tại rất nhiều quan điểm khácnhau xung quanh vấn đề nguồn gốc và bản chất của con người Trước C.Mác,vấn đề bản chất con người vẫn chưa được giải đáp một cách thực sự khoahọc.Không những chủ nghĩa duy tâm mà cả chủ nghĩa duy vật trực quan, siêuhình cũng không nhận thức đúng bản chất con người

Đã từng có những ý kiến cho rằng triết hoc Mác-lênin coi nhẹ vấn đề conngười Ngược lại chủ nghĩa Mác-lênin nói chung,triết học Mác-lênin nói riêngxem vấn đề con người là trung tâm của mọi khoa học xã hội và nhân văn Chủnghĩa Mác-lênin ra đời xuất phát từ con người và mục đích cuối cùng của nó

là soi sáng sự nghiệp giải phóng cho mỗi con người và cho cả loài người

Từ buổi sơ khai của mình , do hạn chế về nhận thức,con người đã khônghiểu được những sức mạnh của thiên nhiên Thiên nhiên vừa nuôi dưỡng conngười, vừa thường xuyên gây ra những tai hoạ như: bão,lụt,sấm,sét v.v Sợhãi trước sức mạnh đó, con người đã thờ trời,thờ đất, thờ núi sông, thờ muôngthú, nhiều lúc coi những thứ ấy là nguồn gốc, là tổ tiên của mình Rất nhiềudân tộc và tộc người đã nhận một con vật nào đó như vật tổ của mình và thờcúng con vật đó(Tôtem)

Thời kì cuối xã hội nguyên thuỷ, đầu xã hội cổ đại, con người bắt đầutìm hiểu nguồn gốc của mình và có những ý thức ban đầu về sức mạnh củabản thân mình

Nói chung,các tôn giáo đều quan niệm con người do thần thánh, Thượng

đế sinh ra, cuộc sống con người do đấng tối cao an bài, sắp đặt Giáo lý Kitôquan niệm con người về bản chất là kẻ có tội con người không chỉ có xác mà

có linh hồn Thể xác sẽ mất đi nhưng linh hồn thì còn lại Con người phải cứulấy linh hồn của mình.linh hồn hay tinh thần là phần cao quý của con

Trang 5

người,thể xác là phần thấp hèn, phần gần gũi với súc vật và đáng khinh trongcuộc sống của con người, vì vậy người ta phải chăm lo phần linh hồn.

Có những trào lưu triết học duy tâm không trực tiếp giải thích nguồn gốccon người từ trời, từ thần linh, hay từ con vật linh thiêng nào, nhưng đã giảithích một cách không kém phần bí hiểm Theo hêghen, ý niệm tuyệt đối tự thahoá thành tự nhiên, thành con người Cái bí hiểm của ý niệm tuyệt đối cũngphần nào giống như những từ thái cực,đạo,khí ở phương đông, được coi nhưnguồn gốc sinh ra vũ trụ và con người

Ở những nước chịu ảnh hưởng của Khổng giáo, Phật giáo và lãnh giáo,triết học cũng giải thích nguồn gốc của con người hoặc từ một đấng thần linhtối cao, hoặc từ một lực lượng thần bí đã nói ở trên

Theo Mạnh Tử, con người sinh ra vốn là tốt(thiện), do không biết tudưỡng, chịu ảnh hưởng của tập quán xấu mà xa dần cái tốt, thông qua tudưỡng mà con người có thể hiểu được lẽ phải và giữ được cái tốt của mình.Khác với Mạnh Tử, Tuân Tử lại cho rằng, con người sinh ra vốn ác,nhưng có thể cải biến được; phải chống lại cái ác ấy thì con người mới tốtđược

Hai quan điểm khác nhau đó có điểm tương đồng là yêu cầu con ngườiphải tu dưỡng làm những điều lễ nghĩa Điểm khác nhau là : theo quan điểmtính thiện của Mạnh Tử thì con người phải được dẫn dắt bằng đạo đức Còntheo quan điểm tính ác của Tuân Tử, thì phải lấy pháp luật mà ngăn chặn cáiác

Trong triết học duy tâm của phương đông còn có thuyết coi trời và ngườicùng hoà hợp với nhau (thiên nhân hợp nhất), tư tưởng này khá phổ biến.Thuyết này coi trời và người tác động lẫn nhau theo cùng một tính chất Tuynhiên cũng có tư tưởng ngược lại, đó là quan niệm thiên nhân bất tương quancủa Tuân Tử Ông chủ trương về phương diện sinh dưỡng thì nguời mang ơncủa trời, nhưng về phương diện trị loạn, thịnh suy thì đạo trời không can hệ gìđến đạo người, trời không thể làm hại được người, mà cả trời cũng không thể

Trang 6

giúp được người Tư tưởng triết học ấy có mầm mống duy vật ấy của Tuân Tử

có tác dụng khắc phục thái độ bị động của con người, khuyến khích con người

có tinh thần tích cực, dám tự mình giải quyết những vấn đề của mình

Trong lịch sử triết học ở cả phương Tây và phương Đông, thời nào cũng

có tư tưởng duy vật, gắn liền với thực tiễn xã hội Tuy nhiên, bàn về nguồngốc, bản chất con người, tư tưởng thống trị trong thời cổ đại và trung đại, vẫn

là quan điểm duy tâm Thời cận đại, nhận thức về nguồn gốc và bản chất conngười có một bước tiến đáng kể triết học duy vật và duy tâm đều phản ánhnhững vấn đề mới mẻ do thời đại đặt ra Các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII

và Phoiơbắc, nhà duy vật lớn trong triết học cổ điển Đức, đều phê phán mạnh

mẽ quan điểm duy tâm, thần bí và tìm cách giải thích nguồn gốc,bản chất conngười theo quan điểm duy vật Với sự ra đời thuyết tiến hoá các loài củaĐácuyn, các nhà triết học duy vậtnói trên đã có căn cứ khoa học để chỉ ranguồn gốc phi thần thánh của con người.”Không phải Chúa đã tạo ra conngười theo hình ảnh của chúa mà chính con người đã tạo ra chúa theo hìnhảnh của con người” Lời nói sắc sảo này của Phoiơbắc đã được C.Mác vàPh.Ăngghen đánh giá cao khi hai ông nói về vai trò của các nhà duy vật trongviệc phê phán những quan điểm duy tâm thần bí về nguồn gốc và bản chất củacon người

Tư tưởng triết học của nhà duy vật Phoiơbắc đã vượt qua những hạn chếtrong triết học Hêghen để hy vọng tìm đến bản chất con người một cách đíchthực Phoiơbắc phê phán tính chất siêu tự nhiên, phi vật chất, phi thể xác vềbản chất con người trong triết học Hêghen, đồng thời khẳng định con người

do sự vận động của thế giới vật chất tạo nên Con người là kết quả của sự pháttriển của thế giới tự nhiên Con người và tự nhiên là thống nhất, không thểtách rời Phoiơbắc đề cao vai trò và trí tuệ của con người với tính cách lànhững cá thể người Đó là những con người cá biệt, đa dạng, phong phú,không ai giống ai Quan điểm này dựa trên nền tảng duy vật, đề cao yếu tố tựnhiên, cảm tính, nhằm giải phóng cá nhân con người Tuy nhiên, Phoiơbắc

Trang 7

không thấy được bản chất xã hội trong đời sống con người, tách con ngườikhỏi những điều kiện lịch sử cụ thể Con người của Phoiơbắc là phi lịch sử,phi giai cấp và trừu tượng.

Có thể khái quát rằng, các quan niệm về con người trong triết học trướcMác, dù là đứng trên nền tảng thế giới quan duy tâm, nhị nguyên luận hoặcduy vật siêu hình, đều không phản ánh đúng bản chất con người Nhìn chung,các quan niệm trên đều xem xét con người một cách trừu tượng, tuyệt đối hoámặt tinh thần hoặc thể xác con người, tuyệt đối hoá mặt tự nhiên - sinh học

mà không thấy mặt xã hội trong đời sống con người Tuy vậy, một số trườngphái triết học vẫn đạt được một số thành tựu trong việc phân tích, quan sátcon người, đề cao lý tính, xác lập các giá trị về nhân bản học để hướng conngười tới tự do Đó là những tiền đề có ý nghĩa cho việc hình thành tư tương

về con người của triết học macxit Khi phê phán quan điểm của Phoiơbắc,Mác đã khái quát bản chất con người qua câu nói nổi tiếng sau đây:

“phoiơbắc hoà tan bản chất tôn giáo vào bản chất con người Nhưng bản chấtcon người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt.Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xãhội:”

Với quan điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng, Mác đã đưa

ra một quan niệm hoàn chỉnh về khái niệm con người , cũng như về bản chấtcủa con người Chủ nghĩa Mác phân biệt rõ hai mặt trong khái niệm conngười : mặt sinh vật và mặt xã hội

C.Mác không hề phủ nhận mặt tự nhiên, mặt sinh học khi xem xét conngười với tư cách là những cá nhân sống Mác viết: “vì vậy,điều cụ thể đầutiên cần phải xác định là tổ chức cơ thể của những cá nhân ấy và mối quan hệ

ấy mà tổ chức cơ thể ấy tạo ra giữa họ với phần còn lại của giới tự nhiên”.Theo Mác, “mọi khoa ghi chép lích sử đều phải xuất phát từ những cơ sở tựnhiên ấy”

Trang 8

Trước hết Mác thừa nhận con người là một động vật cao cấp nhất, sảnphẩm của sự tiến hóa lâu dài giới sinh vật như tiến hóa luận của Đácuyn đãkhẳng định Như mọi động vật khác, con người là một bộ phận của thiênnhiên, tìm thức ăn, nước uống từ trong thiên nhiên Như mọi động vật khác,con người phải”đấu tranh” để tồn tại, ăn uống, sinh con đẻ cái Tuy nhiên,C.Mác không thừa nhận quan điểm cho rằng: cái duy nhất tạo nên bản chấtcon người là đặc tính sinh học,là bản năng sinh vật của con người Con ngườivốn là một sinh vật có đầy dủ những đặc trưng của sinh vật, nhưng lại cónhiều điểm phân biệt với các sinh vật khác Vậy con người khác động vật ởchỗ nào? Trước C.Mác và cùng thời đã có nhiều nhà tư sản lớn đã đưa ranhững tiêu chí phân biệt người và động vật có sức thuyết phục, chẳng hạn nhưPhranklin cho rằng con người khác con vật ở chỗ con người biết sử dụng công

cụ lao động, Arixtot đã gọi con người là “một động vật có tính xã hội”,Pascal nhấn mạnh đặc điểm của con người và sức mạnh của con người là ởchỗ con người biết suy nghĩ(con người la”một cây sậy,nhưng là một cây sậybiết suy nghĩ”) Các nhận định trên đều đúng khi nêu nên một khía cạnh vềbản chất của con người, nhưng những nhận định đó đều phiến diện, không nóinên được nguồn gốc của những đặc điểm ấy và mối quan hệ biên chứng giữachúng với nhau

Triết học Mác nhìn nhận vấn đề bản chất con người một cách toàn diện,

cụ thể, xem xét bản chất con người không phải một cách chung chung, trừutượng mà trong tính hiện thực, cụ thể của nó, trong quá trình phát triển của

nó C.Mác và Ph.angghen đã phân tích vai trò của lao động sản xuất ở conngười như sau :”có thể phân biệt con người với súc vật bằng ý thức,bằng tôngiáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được Bản thân con người bắt đầubằng tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tưliệu sinh hoạt của mình-đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con ngườiquy định Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã

Trang 9

gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình” con người hoàn toànkhác con vật.

C.Mác phân biệt rõ ràng :”về mặt thể xác, con người chỉ sống bằngnhững sản phẩm tự nhiên ấy, dù là dưới hình thức thực phẩm, nhiên liệu , áoquần,nhà ỏ ,v.v về mặt thực tiễn, tính phổ biến của con người biểu hiện rachính ở cái tính phổ biến nó biến toàn bộ giới tự nhiên thành thân thể vô cơcủa con người “

Ông kết luận:” Con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thìtái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên”

Câu nói sâu sắc này nêu nên tính tất yếu của sự hòa hợp giữa con người

và tự nhiên Nhờ hoạt động thực tiễn, con người quan hệ quan hệ với tự nhiêncũng có nghĩa là con người quan hệ với bản thân mình, bởi tự nhiên là “ thânthể vô cơ của con người “

Tính loài của con người không phải tính loài trừu tượng Nó cũng cónghĩa là tính xã hội, và loài người chính là “xã hội người”

Con người có tính xã hội trước hết bởi bản thân hoạt động sản xuất củacon người là hoạt động mang tính chất xã hội Trong hoạt động sản xuất, conngười không thể tách khỏi xã hội Tính xã hội là đặc điểm cơ bản làm cho conngười khác con vật Hoạt động của con vật chỉ phục vụ nhu cầu trực tiếp của

nó, còn hoạt động của con người gắn liền với xã hội và phục vụ cho cả xã hội

Xã hội cùng với tự nhiên là điều kiện tồn tại của con người Tính xã hội củacon người thể hiện ở hoạt động và giao tiếp xã hội Hoạt động của con ngườikhông phải tuân theo bản năng như động vật mà là hoạt động có ý thức Tưduy con người phát triển trong hoạt động và giao tiếp xã hội, trước hết là hoạtđộng lao động sản xuất Với ý nghĩa trên đây, có thể nói con người phân biệtvới động vật ở tư duy mà ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy Bởi cơ sởcủa tư duy là hoạt động thực tiễn của xã hội “những miền sâu thẳm của tâmlinh” cũng không thể có được nếu như không có hoạt động mang tính xã hội

và những quan hệ xã hội của loài người

Trang 10

Nói tóm lại, con người khác con vật về bản chất ở cả ba mặt: quan hệ vớithiên nhiên, quan hệ với xã hội, quan hệ với bản thân Cả ba mối quan hệ đóddeuf mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội là quan hệ bản chất nhất, baoquát nhất trong mọi hoạt động của con người, cả trong lao động, sinh con đẻcái và trong tư duy.

Khi C.Mác nói :” Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là conngười là tổng hòa những quan hệ xã hội”, thì ta hiểu những quan hệ nhữngquan hệ ấy thể hiện trong toàn bộ hoạt động cụ thể của con người Không cócon người trừu tượng mà chỉ có những con người sống, hoạt động trong một

xã hội nhất định, trong những điều kiện lích sử nhất định, nghĩa là những conngười cùng với xã hội mình khai thác thiên nhiên, sinh hoạt xã hội, phát triển

ý thức Chỉ trong toàn bộ những quan hệ cụ thể đó, con người mới bộc lộ vàthực hiện được bản chất thật sự của mình Xét về bản chất của một con ngườicũng như của một dân tộc phải xuất phát từ toàn bộ những quan hệ xã hội ấy.Tính xã hội của con người phát triển từ thấp đến cao, từ hoạt động bảnnăng đến hoạt động có ý thức cũng như bản thân có ý thức

Con người không chỉ có bản năng sinh học, mà còn có bản năng xã hội

Cá bản năng xã hội đã bắt đầu nhen nhóm trong những tập đoàn động vật, đặcbiệt là tập đoàn khỉ, nó tạo nên tính xã hội của những động vật ấy Cách đâyhàng triệu năm trong sự tiến hóa của một số loài khỉ thì cái bản năng xã hộihay tính xã hội phát triển và bao trùm từng bước cái bản năng sinh học Vìvậy, “bản năng xã hội là một trong những đòn bẩy quan trọng nhất của sựphát iển của con người từ khỉ”, bản năng xã hội của con người là bản năng có

ý thức

Trong hệ tư tưởng Đức, khi bàn về buổi đầu của ý thức con người ở thờikhởi nguyên, C.Mác và Ph Angghen đã nhận định:”đó là một ý thức quần cưđơn thuần, và trong trường hợp này, con người khác với con cừu chỉ là ở chỗtrong con người, ý thức thay thế bản năng hoặc bản năng của con người là bảnnăng đã được ý thức”

Trang 11

Khi nhận định bước nhảy vọt từ loài vượn (một giống khỉ nhất định)sang loài người, nhờ lao động và ngôn ngữ, Ph Angghen không hề bỏ quaquá trình tiến hóa sinh học.

Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn,tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận độngphát triển của lịch sử xã hội Thế giới loài vật dựa vào những điều kiện có sẵncủa tự nhiên Con người thì trái lại, thông qua hoạt động thực tiễn của mình

để làm phong phú thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ hai Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình.Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sửcủa chính bản thân con người Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiệncho sự tồn tại của con người, vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và

bộ mặt xã hội Trên cơ sở nắm bắt quy luật của lịch sử xã hội, con ngườithông qua hoạt động vật chất và tinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển từ thấpđến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra Không cóhoạt động của con người thì cũng không tồn tại quy luật xã hội, và do đó,không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người

Không có con người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi giaiđoạn phát triển nhất định của xã hội Do vậy, bản chất con người trong mốiquan hệ với điều kiện lịch sử xã hội luôn luôn vận động, biến đổi cũng khôngphải thay đổi cho phù hợp Bản chất con người không phải là một hệ thốngđóng kín, mà là hệ thống mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của con người.Mặc dù là “tổng hoà các quan hệ xã hội”, con người có vai trò tích cực trongtiến trình lịch sử với tư cách là chủ thể sáng tạo Thông qua đó, bản chất conngười cũng vận động biến đổi cho phù hợp Có thể nói rằng, mỗi sự vận động

và tiến lên của lịch sử sẽ quy định tương ứng ( mặc dù không trùng khắp) với

sự vận động và biến đổi của bản chất con người.Vì vậy, để phát triển bản chấtcon người theo hướng tích cực, cần phải làm cho hoàn cảnh ngày càng mangtính người nhiều hơn Hoàn cảnh đó chính là toàn bộ môi trường tự nhiên và

Trang 12

xã hội tác động đến con người theo khuynh hướng phát triển nhằm đạt tới cácgiá trị có tính mục đích, tự giác, có ý nghĩa định hướng giáo dục Thông qua

đó, con người tiếp nhận hoàn cảnh một cách tích cực và tác động trở lại hoàncảnh trên nhiều phương diện khác nhau: hoạt động thực tiễn, quan hệ ứng xử,hành vi con người, sự phát triển của phẩm chất trí tuệ và năng lực tư duy, cácquy luật nhận thức hướng con người tới hoạt động vật chất Đó là biện chứngcủa mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh trong bất kỳ giai đoạn nào củalịch sử xã hội loài người

II: Quan hệ giữa cá nhân và xã hội

Cá nhân là khái niệm chỉ con người cụ thể sống trong một xã hội nhấtđịnh và được phân biệt với các cá thể khác thông qua tính đơn nhất và tínhphổ biến của nó Khái niệm cá nhân cũng được phân biệt với khái niệm conngười vì con người là khái niệm dùng để chỉ tính phổ biến trong bản chấtngười của tất cả các cá nhân

Xã hội do các cá nhân tạo nên Các cá nhân sống và hoạt động trong cácnhóm, cộng đồng và tập đoàn xã hội khác nhau, mang tính lịch sử xác định.Yếu tố xã hội là đặc trưng căn bản để hình thành cá nhân Một đứa trẻ chưatiếp nhận quan hệ xã hội thì chưa trở thành một cá nhân

Như vậy, cá nhân là một chỉnh thể đơn nhất vừa mang tính cá biệt, vừamang tính phổ biến, là chủ thể của lao động, của mọi quan hệ xã hội và củamọi nhận thức nhằm thực hiện chức năng cá nhân và chức năng xã hội trongmột giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử - xã hội

Mỗi cá nhân có đời sống riêng, có quan hệ xã hội riêng, có nhu cầunguyện vọng và lợi ích riêng, nhưng điều đó không loại trừ tính chung trongmỗi cá nhân là thành viên của xã hội và mang bản chất xã hội

Trong quan hệ với xã hội, cá nhân được phân biệt với các đặc trưng sauđây: Thứ nhất, cá nhân là phương thức tồn tại cụ thể của loài người một cáchtrực tiếp cảm tính Không có con người nói chung, mà chỉ có con người cụ thể

- cá nhân - của giống loài

Trang 13

Thứ hai, cá nhân là phần tử đơn nhất, riêng lẻ, tạo thành cộng đồng xãhội, là cơ sở hình thành lịch sử xã hội loài người.

Thứ ba, cá nhân là một chỉnh thể toàn vẹn có nhân cách, biểu hiện trongphẩm chất sinh lý và tâm lý riêng biệt của mỗi con người

Thứ tư, cá nhân trong mối quan hệ với xã hội là một hiện tượng lịch sử,vận động phát triển phù hợp với mỗi thời đại nhất định Do đó, trong bất kỳ

xã hội nào, cá nhân cũng không tách rời khỏi xã hội, mỗi thời đại sản sinh ramột kiểu cá nhân có tính đặc thù, thậm chí đối lập nhau, trong những quan hệ

xã hội nhất định

II.2 Khái niệm nhân cách

Nhân cách là khái niệm chỉ bản sắc độc đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân,

là nội dung và tính chất bên trong của mỗi cá nhân Bởi vậy, nếu cá nhân làkhái niệm chỉ sự khác biệt giữa cá thể với giống loài thì nhân cách là kháiniệm chỉ sự khác biệt giữa các cá nhân Cá nhân là phương thức biểu hiện củagiống loài, còn nhân cách vừa là nội dung, vừa là cách thức biểu hiện của mỗi

cá nhân riêng biệt

Nhân cách biểu hiện thế giới cái tôi của mỗi cá nhân, là sự tổng hợp củacác yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tạo nên đặc trưng riêng về di truyền, vềsinh lý thần kinh, về hoàn cảnh sống của cá nhân theo cách riêng của mình.Mỗi cá nhân tiếp thu những giá trị phổ biến của văn hoá xã hội, từ đó, thôngqua sự lọc bỏ, tự tiếp nhận của bản thân để hình thành các giá trị định hướngcủa nhân cách Các giá trị như lý tưởng, niềm tin, quan hệ lợi ích, nhận thức

và hành động được mỗi cá nhân lựa chọn để xác lập hành vi cụ thể, hìnhthành nhân cách trong quan hệ xã hội

Vì vậy, nhân cách là toàn bộ những năng lực và phẩm chất xã hội - sinh

lý - tâm lý của cá nhân tạo thành chỉnh thể đóng vai trò chủ thể tự ý thức, tựđánh giá, tự khẳng định và tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình.Nhân cách không phải là bẩm sinh, sẵn có mà được hình thành và phát triểnphụ thuộc vào ba yếu tố sau đây:

Trang 14

Thứ nhất, nhân cách phải dựa trên tiền đề sinh học và tư chất di truyềnhọc, một cá thể sống phát triển cao nhất của giới hữu sinh

Thứ hai, môi trường xã hội là yếu tố quyết định sự hình thành và pháttriển của nhân cách thông qua sự tác động biện chứng của gia đình, nhàtrường và xã hội đối với mỗi cá nhân

Thứ ba, hạt nhân của nhân cách là thế giới quan cá nhân, bao gồm toàn

bộ các yếu tố như quan điểm, lý luận, niềm tin, định hướng giá trị

Yếu tố quyết định để hình thành thế giới quan cá nhân là tính chất củathời đại, lợi ích, vai trò địa vị cá nhân trong xã hội; khả năng thẩm định giá trịđạo đức - nhân văn và kinh nghiệm của mỗi cá nhân Dựa trên nền tảng củathế giới quan cá nhân để hình thành các thuộc tính bên trong về năng lực, vềphẩm chất xã hội như năng lực trí tuệ, chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạođức, pháp luật, thẩm mĩ Sự hình thành và phát triển của nhân cách là sựthống nhất của các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội để xác lập “cái tôi” của

cá nhân

Nhân cách là thế giới quan bên trong của mỗi cá nhân Một xã hội tiến bộ

là một xã hội mà mỗi cá nhân phát triển nhân cách của mình theo hướng tíchcực, phát huy vai trò động lực, chủ thể sáng tạo của mỗi cá nhân Chủ nghĩa

xã hội, vừa khắc phục chủ nghĩa cá nhân cực đoan, vừa tạo ra những điềukiện mới cho cá nhân phát triển và sáng tạo Tinh thần đó được Đảng Cộngsản Việt Nam khẳng định trong Cương lĩmh xây dựng đất nước trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội: con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột,bất công, làm theo năng lực hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do,hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân

II.3 Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội

a Quan hệ biện chứng giữa cá nhân và tập thể

Trong mối quan hệ vừa thống nhất, vừa khác biệt, tập thể là phần tử tạothành xã hội Nó là hình thức liên kết các cá nhân thành từng nhóm trong xã

Trang 15

hội xuất phát từ lợi ích, nhu cầu về kinh tế, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, khoahọc, tư tưởng, nghề nghiệp

Cá nhân tồn tại trong tập thể với tư cách là đơn vị cấu thành của cái toànthể, biểu hiện bản sắc của mình thông qua hoạt động tập thể

Suy đến cùng, thực chất mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể là quan hệlợi ích Sự thống nhất biện chứng giữa cá nhân và tập thể là điều kiện cơ bảnđảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân cũng như của tập thể.Xuất phát từ bản chất xã hội của con người, cá nhân không tồn tại một cáchđích thực nếu không gắn với một tập thể nhất định Đó là cơ sở để hình thànhtính tập thể, tính cộng đồng Tuy nhiên, tính tập thể sẽ trở nên trừu tượng nếukhông dựa trên cơ sở lợi ích Thông qua lợi ích, hình thành nên sự liên kếtgiữa cá nhân và tập thể, quy định phương hướng hoạt động của tập thể, nhằmlàm cho tập thể vừa đảm bảo lợi ích cá nhân, vừa là điều kiện cho sự pháttriển cá nhân Từ đó, mỗi cá nhân lại tác động thúc đẩy tập thể phát

Sự liên kết giữa cá nhân và tập thể được quy định bởi các mối quan hệ kháchquan và chủ quan Tính khách quan bắt nguồn từ bản chất xã hội của mọithành viên, những quy định, quy tắc của tập thể bắt buộc mọi thành viên phảithực hiện Tính chủ quan là năng lực tự tiếp nhận điều chỉnh mọi suy nghĩ vàhành vi của cá nhân Sự thống nhất giữa tính khách quan và chủ quan trongquan hệ cá nhân và tập thể là điều kiện cần thiết để tập thể phát triển lànhmạnh

Mặt khác, dựa trên cơ sở lợi ích, tính phong phú đa dạng của lợi ích cánhân trong một tập thể biểu hiện thành nhu cầu phong phú, đa dạng của mỗicon người Trong điều kiện hiện thực của tập thể, không thể đáp ứng mọi yêucầu của cá nhân Vì vậy, dẫn đến mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân và cánhân với tập thể Tuy nhiên, đây là mâu thuẫn tất yếu nảy sinh trong quá trìnhvận động và phát triển của cá nhân và tập thể Bởi vậy, cần phải phát hiệnmâu thuẫn một cách kịp thời và phân biệt vị trí các loại mâu thuẫn để giảiquyết, trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc định hướng về sự phát triển hài hoà và

Trang 16

toàn diện nhu cầu và lợi ích của cá nhân và tập thể Sự kết hợp hài hoà và toàndiện của các quan hệ lợi ích và nhu cầu; sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhautrên cơ sở nguyên tắc; ý thức trách nhhiệm về nghĩa vụ và hành vi của mỗi cánhân trước tập thể là những điều kiện chủ yếu cho sự phát triển của tập thể

và cá nhân phù hợp với sự phát triển của xã hội

Mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và tập thể đòi hỏi phải chống haikhuynh hướng cực đoan có hại cho sự phát triển của tập thể và cá nhân: tuyệtđối hoá tập thể, bắt cá nhân phải hy sinh một chiều; hoặc ngược lại, tuyệt đốihoá lợi ích cá nhân để “cái tôi” của chủ nghĩa cá nhân phát triển Đây là haikhuynh hướng cần phải loại trừ, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

b Quan hệ biện chứng giữa cá nhân và xã hội

Trong triết học Mác - Lênin, quan hệ giữa cá nhân và xã hội là vấn đề có

ý nghĩa lớn được đề cập một cách toàn diện và sâu sắc trên cơ sở của chủnghĩa duy vật lịch sử

Khái niệm xã hội được biểu hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, cao nhất là

xã hội loài người (toàn thể nhân loại), thấp hơn là những hệ thống xã hội nhưquốc gia, dân tộc, giai cấp, chủng tộc

Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội có những nội dung thống nhất vớiquan hệ giữa cá nhân và tập thể, chúng đều dựa trên cơ sở lợi ích, biểu hiệnmối quan hệ giữa cái bộ phận và cái toàn thể, đồng thời thể hiện tính biệnchứng vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn

Trong bất cứ giai đoạn nào, cá nhân cũng không tách rời khỏi xã hội Làmột hiện tượng lịch sử, quan hệ cá nhân - xã hội luôn luôn vận động, biến đổi

và phát triển, trong đó, sự thay đổi về chất chỉ diễn ra khi có sự thay thế hìnhthái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác Trong giai đoạncộng sản nguyên thuỷ, không có sự đối lập giữa cá nhân và xã hội Lợi ích cánhân và lợi ích xã hội là thống nhất Khi xã hội phân chia giai cấp, quan hệ cánhân và xã hội vừa có thống nhất vừa có mâu thuẫn Những người bị bóc lột

Trang 17

không có tư cách và điều kiện để trở thành cá nhân thực sự Những thành viênthuộc giai cấp bóc lột có đặc quyền, đặc lợi, được khẳng định tư cách cá nhânđặc trưng cho mỗi thời đại như cá nhân phong kiến, cá nhân tư sản Các kiểu

cá nhân này đối lập về lợi ích với quần chúng nhân dân lao động trong xã hội.Trong chủ nghĩa xã hội, những điều kiện của xã hội mới tạo tiền đề cho cánhân, để mỗi cá nhân phát huy năng lực và bản sắc riêng của mình, phù hợpvới lợi ích và mục tiêu của xã hội mới Vì vậy, xã hội xã hội chủ nghĩa và cánhân là thống nhất biện chứng, là tiền đề và điều kiện của nhau.Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, xã hội giữ vai trò quyết định đốivới cá nhân Bởi vậy, thực chất của việc tổ chức xã hội là giải quyết quan hệlợi ích nhằm tạo khả năng cao nhất cho mỗi cá nhân tác động vào mọi quátrình kinh tế, xã hội, cho sự phát triển được thực hiện Xã hội càng phát triểnthì cá nhân càng có điều kiện để tiếp nhận ngày càng nhiều những giá trị vậtchất và tinh thần Vì vậy, thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu và lợi ích chínhđáng của cá nhân là mục tiêu và động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội Bất cứvấn đề gì, dù là phạm vi nhân loại hay cá nhân, dù trực tiếp hay gián tiếp, nếulợi ích cá nhân và xã hội là thống nhất thì chính ở đó bắt gặp mục đích vàđộng lực của sự nỗ lực chung vì một tương lai tốt đẹp

Vấn đề chăm sóc và phát triển những nhu cầu và năng lực phong phú, đadạng của mỗi cá nhân hoàn toàn không mâu thuẫn với sự phát triển của xãhội, đồng thời, nhân cách mỗi cá nhân trong xã hội càng phát triển thì càng cóđiều kiện để thúc đẩy xã hội tiến lên Do đó, cá nhân tác động đến xã hội tuỳthuộc ở trình độ phát triển của nhân cách Những cá nhân có đạo đức và tàinăng thường đóng góp tích cực và xứng đáng vào sự phát triển của xã hội.Những cá nhân kém cỏi về nhân cách thì tác động xấu tới xã hội, kìm hãm sựphát triển

Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội do sự quy định củamặt khách quan và mặt chủ quan Mặt khách quan biểu hiện ở trình độ pháttriển và năng suất lao động xã hội Mặt chủ quan biểu hiện ở khả năng nhận

Trang 18

thức và vận dụng quy luật xã hội phù hợp với mục đích của con người.Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội và ngay cả dưới chế độ xã hội chủnghĩa, những mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội vẫn còn tồn tại Do đó, để giảiquyết đúng đắn quan hệ cá nhân - xã hội, cần phải tránh hai thái độ cực đoan Một là, chỉ thấy cá nhân mà không thấy xã hội, đem cá nhân đối lập với xãhội, nhu cầu cá nhân chưa phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội.Khuynh hướng này có thể dẫn đến chủ nghĩa cá nhân

Hai là, chỉ thấy xã hội mà không thấy cá nhân, quan niệm sai lầm về lợiích xã hội, về chủ nghĩa tập thể, thực chất là chủ nghĩa bình quân, coi nhẹ vaitrò cá nhân lợi ích cá nhân Xã hội càng phát triển thì nhu cầu, lợi ích cá nhâncàng đa dạng Nếu không quan tâm đến vấn đề cá nhân, sẽ dẫn đến một xã hộinghèo nàn, chậm phát triển, không phù hợp với bản chất của chủ nghĩa xã hội

Ở nước ta hiện nay, nền kinh tế thị trường đang thúc đẩy sự phát triển của lựclượng sản xuất, nâng cao năng xuất lao động, tạo ra cơ sở vật chất và văn hoátinh thần ngày càng đa dạng và phong phú Lợi ích cá nhân ngày càng đượcchú ý, tạo ra cơ hội mới để phát triển cá nhân Tuy nhiên, cơ chế này có thểdẫn đến tuyệt đối hoá lợi ích kinh tế, dẫn tới phân hoá giàu nghèo trong xãhội, chứa đựng những khả năng đối lập giữa cá nhân và xã hội Do đó, chúng

ta cần khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường, phát huy vai trò nhân tố củacon người, thực hiện chiến lược con người của Đảng ta là một mục tiêu có ýnghĩa quyết định để giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội theo tinhthần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ ra: Xây dựng conngười Việt Nam có tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức tựcường dân tộc, trách nhiệm cao trong lao động, có lương tâm nghề nghiệp, cótác phong công nghiệp, có ý thức cộng đồng, tôn trọng tình nghĩa, có lối sốngvăn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội

III.1: Vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử.

Sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội đã chứng minh rằng conngười là chủ thể chân chính sáng tạo ra lịch sử Tuy nhiên, vai trò quyết định

Ngày đăng: 09/11/2015, 16:47

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w