1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VẬN DỤNG QUAN điểm của TRIẾT học mác – LÊNIN về CON NGƯỜI vào vấn đề xây DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG sự NGHIỆPCÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa HIỆN NAY

38 900 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 74,82 KB

Nội dung

vận dụng quan điểm của triết học mac lênin về vấn đề con người để tìm hiểu con người việt nam trong thời kì đẩy mạnh cnhhđh Từ rất sớm, vấn đề con người đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của nhiều ngành khoa học, trong đó có triết học. Bằng việc kế thừa, tiếp thu một cách có phê phán, có chọn lọc tư tưởng tiến bộ của nhân loại về con người, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác Lênin đã đưa ra nhiều quan điểm khoa học về con người, về bản chất con người, về vị trí và vai trò của con người trong thế giới, đặc biệt là tư tưởng về sự nghiệp giải phóng con người thoát khỏi mọi sự “tha hóa”. Ở nước ta, ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã coi chủ nghĩa Mác – Lênin là “nền tảng tư tưởng’, làm “kim chỉ nam” cho mọi hành động cách mạng. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung, quan điểm về con người của chủ nghĩa Mác – Lênin nói riêng, Đảng ta đã nhiều lần khẳng định “con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu cao nhất của chế độ ta”. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở Đảng ta và căn dặn chúng ta “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Nhờ đó, đã giúp Đảng ta huy động được tối đa mọi nguồn lực con người cho sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc. Hiện nay, nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là một quá trình mang tính tất yếu khách quan và là một đòi hỏi cấp bách của dân tộc. Lấy quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người, về vai trò sáng tạo lịch sử của con người và vai trò của người và vai trò của nguồn lực con người trong phát triển kinh tế xã hội làm cơ sở lý luận, Đảng ta khẳng định: “Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, con người luôn được coi là nguồn lực của mọi nguồn lực, là tài nguyên của mọi tài nguyên, là nhân tố bảo đảm quan trọng nhất để đưa đất nước ta thành một nước Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa trong tương lai”. Do vậy, Đảng ta chủ trương : “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố khẳng định thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Nhiệm vụ trọng tâm của chúng ta trong thời kỳ này là phải xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho xã hội mới. Muốn thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng đó, nhất thiết phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa để thực hiện mục tiêu chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay đang đặt ra những yêu cầu mới về phẩm chất, năng lực và trình độ mà con người Việt Nam cần phải có. Con người Việt Nam với những phẩm chất và năng lực như hiện tại đã không còn đáp ứng thỏa mãn những yêu cầu của nhiệm vụ mới đầy khó khăn, gian nan và thử thách lâu dài của cách mạng, đó là xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”. Chính vì vậy, việc tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người để đề xuất những định hướng và giải pháp phù hợp nhằm xây dựng và phát triển toàn diện con người Việt Nam hiện nay thực sự là một đòi hỏi bức thiết. Xuất phát từ nhu cầu đó, tôi chọn đề tài “VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀO VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA HIỆN NAY” để thực hiện bài tiểu luận của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích của đề tài là làm rõ quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người, qua đó đề xuất một số định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Để đạt được mục đích trên, đề tài phải giải quyết các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, trình bày quan điểm cơ bản của triết học Mác – Lênin về con người, về bản chất con người và vai trò của con người. Thứ hai, trình bày thực trạng vận dụng quan điểm của Triết học Mác – Lênin về con người trong quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa ở nước ta. Thứ ba, đề xuất một số định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng và phát triển con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài Cơ sở lý luận: đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở những nguyên lý của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về con người và vấn đề xây dựng con người Việt nam trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa. Đồng thời có tham khảo những công trình nghiên cứu của các tác gỉa trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Phương pháp nghiên cứu: ngoài phương pháp chung nhất là phương pháp biện chứng duy vật, đề tài còn được giải quyết thông qua một số phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích và tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa, đối chiếu và so sánh, lịch sử và logic, v.v.. 4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tiểu luận Về lý luận, tiểu luận góp phần làm sáng tỏ thêm quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điệm của Đảng ta về con người và vai trò của con người đối với lịch sử. Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của tiểu luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành chính trị và những ai quan tâm đến vấn đề con người và vai trò của con người. 5. Kết cấu của tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của tiểu luận gồm 3 chương: Chương 1: Quan niệm của Triết học Mác – Lênin về con người – cơ sở lý luận của việc xây dựng con người Việt nam trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chương 2: Thực trạng vận dụng quan điểm của Triết học Mác – Lênin về con người trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta Chương 3: Phương hướng và giải pháp xây dựng con người Việt nam trong sự nghiệp CNH, HĐH

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN:

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

VỀ CON NGƯỜI VÀO VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON

NGƯỜI VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP

CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA HIỆN NAY

THÀNH PHỐ HUẾ – 2015

Trang 2

BÀI TIỂU LUẬN:

“QUAN ĐIỂM CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÙNG

KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM Ở VIỆT NAM”

Họ và tên : Nguyễn Thị Huyền Trang.

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là bài tiểu luận của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu ra trong bài là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Người cam đoan

Nguyễn Thị Huyền Trang

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI – CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 4 1.1 Quan điểm về con người và bản chất con người của triết học Mác – Lênin 4

1.1.1 Quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người 4 1.1.2 Quan điểm của triết học Mác – Lênin về bản chất con người 5

1.2 Quan điểm về vai trò con người trong lịch sử và vấn đề giải phóng con người của Triết học Mác – Lênin 6

1.2.1 Vai trò con người trong lịch sử 6

1.2.2 Vấn đề giải phóng con người theo quan điểm của triết học Mác –

Lênin 7

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH Ở NƯỚC TA 9 2.1 Mối quan hệ giữa CNH, HĐH với vấn đề xây dựng con người Việt Nam 9

2.1.1 Đặc điểm, nội dung của quá trình CNH, HĐH ở nước ta 9 2.1.2 Vai trò quyết định của việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực đối với sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay 14

2.2 Sự vận dụng sáng tạo quan điểm của Triết học Mác – Lênin về con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh và trong quan điểm của Đảng ta về xây dựng phát triển con người 15

2.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong sự nghiệp cách mạng do ĐCSVN lãnh đạo 16 2.2.2 Quan điểm của Đảng ta về xây dựng phát triển con người 17

Trang 5

3.1 Một số phương hướng chủ yếu về xây dựng con người 19

3.1.1 Gắn việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực với việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội 19 3.1.2 Gắn việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực với quá trình dân chủ hóa, nhân văn hóa đời sống xã hội, khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại 20 3.1.3 Nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ 20 3.1.4 Xây dựng chiến lược phát triển con người để trên cơ sở đó phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho CNH, HĐH 20

3.2 Một số giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn lực có chất lượng cho

sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay 21

3.2.1 Phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho CNH, HĐH trên cơ sở lấy phát triển giáo dục – đào tạo làm “quốc sách hàng đầu” 21 3.2.2 Đẩy mạnh phát triển khoa học – công nghệ 24 3.2.3 Xây dựng và thực hiện tốt chính sách xã hội đúng dắn, công bằng vì con người nhằm phát huy nguồn lực con người 25

C KẾT LUẬN 93

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.……… 96

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Từ rất sớm, vấn đề con người đã trở thành mối quan tâm đặc biệt củanhiều ngành khoa học, trong đó có triết học Bằng việc kế thừa, tiếp thu mộtcách có phê phán, có chọn lọc tư tưởng tiến bộ của nhân loại về con người,các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã đưa ra nhiều quan điểm khoa học

về con người, về bản chất con người, về vị trí và vai trò của con người trongthế giới, đặc biệt là tư tưởng về sự nghiệp giải phóng con người thoát khỏimọi sự “tha hóa”

Ở nước ta, ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Đảng Cộng sản ViệtNam đã coi chủ nghĩa Mác – Lênin là “nền tảng tư tưởng’, làm “kim chỉ nam”cho mọi hành động cách mạng Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin nóichung, quan điểm về con người của chủ nghĩa Mác – Lênin nói riêng, Đảng ta

đã nhiều lần khẳng định “con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúccủa con người là mục tiêu cao nhất của chế độ ta” Chủ tịch Hồ Chí Minhluôn nhắc nhở Đảng ta và căn dặn chúng ta “vì lợi ích mười năm trồng cây, vìlợi ích trăm năm trồng người” Nhờ đó, đã giúp Đảng ta huy động được tối đamọi nguồn lực con người cho sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của dântộc

Hiện nay, nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Đây là một quá trình mang tính tất yếu khách quan và là một đòi hỏi cấp báchcủa dân tộc Lấy quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

về phát triển con người, về vai trò sáng tạo lịch sử của con người và vai tròcủa người và vai trò của nguồn lực con người trong phát triển kinh tế - xã hộilàm cơ sở lý luận, Đảng ta khẳng định: “Trong công cuộc đổi mới đất nướchiện nay, con người luôn được coi là nguồn lực của mọi nguồn lực, là tàinguyên của mọi tài nguyên, là nhân tố bảo đảm quan trọng nhất để đưa đấtnước ta thành một nước Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa trong tương lai” Dovậy, Đảng ta chủ trương : “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và phát huynguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố khẳng định thắng lợi sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Nhiệm vụ trọng tâm của chúng tatrong thời kỳ này là phải xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho xã hội mới.Muốn thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng đó, nhất thiết phải tiến hànhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa để thực hiện mục tiêu chuyển nền kinh tế nôngnghiệp lạc hậu thành nền kinh tế công nghiệp hiện đại

Tuy nhiên, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàncầu hóa hiện nay đang đặt ra những yêu cầu mới về phẩm chất, năng lực vàtrình độ mà con người Việt Nam cần phải có Con người Việt Nam với những

Trang 7

phẩm chất và năng lực như hiện tại đã không còn đáp ứng thỏa mãn nhữngyêu cầu của nhiệm vụ mới đầy khó khăn, gian nan và thử thách lâu dài của

cách mạng, đó là xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh” Chính vì vậy, việc tiếp tục tìm

hiểu, nghiên cứu quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người để đềxuất những định hướng và giải pháp phù hợp nhằm xây dựng và phát triểntoàn diện con người Việt Nam hiện nay thực sự là một đòi hỏi bức thiết Xuấtphát từ nhu cầu đó, tôi chọn đề tài “VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾTHỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀO VIỆC XÂY DỰNG CONNGƯỜI VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆNĐẠI HÓA HIỆN NAY” để thực hiện bài tiểu luận của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích của đề tài là làm rõ quan điểm của triết học Mác – Lênin vềcon người, qua đó đề xuất một số định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm pháttriển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa ở nước ta hiện nay

Để đạt được mục đích trên, đề tài phải giải quyết các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, trình bày quan điểm cơ bản của triết học Mác – Lênin về con

người, về bản chất con người và vai trò của con người

Thứ hai, trình bày thực trạng vận dụng quan điểm của Triết học Mác –

Lênin về con người trong quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa ở nước ta

Thứ ba, đề xuất một số định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng

và phát triển con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa

3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

Cơ sở lý luận: đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở những nguyên lý của

Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ ChíMinh và quan điểm của Đảng ta về con người và vấn đề xây dựng con ngườiViệt nam trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa Đồng thời có thamkhảo những công trình nghiên cứu của các tác gỉa trong và ngoài nước có liênquan đến đề tài

Phương pháp nghiên cứu: ngoài phương pháp chung nhất là phương

pháp biện chứng duy vật, đề tài còn được giải quyết thông qua một số phươngpháp cụ thể như: phương pháp phân tích và tổng hợp, hệ thống hóa, khái quáthóa, đối chiếu và so sánh, lịch sử và logic, v.v

Trang 8

4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tiểu luận

Về lý luận, tiểu luận góp phần làm sáng tỏ thêm quan điểm của chủ

nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điệm của Đảng ta về conngười và vai trò của con người đối với lịch sử

Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của tiểu luận có thể sử dụng làm tài

liệu tham khảo cho sinh viên ngành chính trị và những ai quan tâm đến vấn đềcon người và vai trò của con người

5 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa tiểu luận gồm 3 chương:

Chương 1: Quan niệm của Triết học Mác – Lênin về con người – cơ sở

lý luận của việc xây dựng con người Việt nam trong sự nghiệp Công nghiệphóa, hiện đại hóa

Chương 2: Thực trạng vận dụng quan điểm của Triết học Mác – Lênin

về con người trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta

Chương 3: Phương hướng và giải pháp xây dựng con người Việt namtrong sự nghiệp CNH, HĐH

Trang 9

CHƯƠNG 1 QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI – CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

1.1 Quan điểm về con người và bản chất con người của triết học Mác – Lênin

1.1.1 Quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người

Trên cơ sở tổng kết thành tựu của các khoa học và sự kế thừa một cách

có phê phán, có chọn lọc quan điểm về con người của các nhà triết học tiềnbối trong lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin đã đưa ra một quanniệm mới mang tính khoa học về con người Theo các ông, con người là mộtthực thể sinh vật – xã hội, trong đó có sự đan xen của ba hệ thống các nhu cầu(nhu cầu sinh học, nhu cầu xã hội, nhu cầu tinh thần) và ba hệ thống quy luật(quy luật sinh học, quy luật xã hội, quy luật tinh thần) Mỗi hệ thống nhu cầu

và hệ thống quy luật này có vai trò, vị trí và tác động của mình trong sự tồntại và phát triển của con người, đồng thời chúng cũng tham gia vào việc quyđịnh bản chất của con người, trong đó, hệ thống các nhu cầu xã hội và các quyluật xã hội giữ vị trí trung tâm và vai trò quyết định, cụ thể:

Thứ nhất, khoa học và thực tiễn đã chứng minh rằng, tiền đề đầu tiên

chứng tỏ sự tồn tại hiện hữu của mỗi con người đó là thể xác sống của conngười, mà thể xác sống của con người là vật thể tự nhiên, là sản phẩm tiếnhóa lâu dài của tự nhiên và là sự tiếp tục phát triển của tự nhiên Chính vì vậy,thể xác “khả tử” của con người luôn chịu sự tác động của các quy luật tựnhiên sinh học như: quy luật trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường; quyluật biến dị, di truyền; quy luật tiến hóa và do sự tác động của các quy luậtnày mà trong con người luôn có các nhu cầu tự nhiên sinh học như: ăn, uống,ngủ, duy trì nòi giống v.v nếu như thiếu các nhu cầu này thì con người và xãhội loài người không thể tồn tại

Thứ hai, sự tồn tại của con người còn gắn liền trực tiếp với sự tồn tại của

xã hội, vì vậy, nói đến con người là con người xã hội và nói đến xã hội là xãhội con người Nhưng con người không thể nào tự lựa chọn cho mình cái xãhội và các quan hệ xã hội để sinh ra, mà trong cuộc sống con người buộc phảitiếp nhận cái xã hội và các quan hệ xã hội đã có và đang có, trong đó “xã hộisản sinh ra con người với tư cách là con người như thế nào thì con người cũngsản sinh ra xã hội như thế” [32; 139] Do vậy, trong cuộc sống con người cònchịu sự tác động và chi phối bởi các quy luật xã hội như: quy luật quan hệ sảnxuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật về

Trang 10

mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, quy luậtđấu tranh giai cấp v.v Đồng thời, do sự tác động của các quy luật xã hội, màcon người có các nhu cầu xã hội như: nhu cầu học tập, giao tiếp v.v Ngay cácnhu cầu tự nhiên sinh học trong con người, do sự tác động của các quy luật xãhội, thì các nhu cầu ấy cũng “mang tính xã hội”, hay nói cách khác là các nhucầu ấy bị xã hội hóa.

Thứ ba, sự tồn tại của con người còn gắn liền với sự tồn tại của ý thức.

Con người nhờ cấu trúc sinh học – xã hội, cùng với hệ thống thần kinh caocấp, thông qua các giác quan và các công cụ nhận thức do con người tạo ra đểcon người nhận thức, phản ánh thế giới khách quan tạo thành ý thức Ý thức

là “hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan”- là thế giới khách quan ở bênngoài được “di chuyển” vào trong đầu óc và được cải biến đi trong đó, khôngcòn nguyên xi là thế giới khách quan Vì sự tồn tại của con người gắn liền với

sự tồn tại của ý thức, nên điều này liên quan đến sự sống và cái chết Khi conngười sống thì ý thức tồn tại, khi con người chết đi thì về cơ bản ý thức mất

đi, nhưng vẫn còn một bộ phận ý thức được “vật chất hóa” dưới dạng hìnhảnh, âm thanh, ngôn ngữ v.v đang tồn tại cùng với hiện tại và tương lai.Trong con người, ngoài các nhu cầu tự nhiên sinh học và nhu cầu xã hội còn

có các nhu cầu văn hóa tinh thần và chịu sự tác động của các quy luật tinhthần

1.1.2 Quan điểm của triết học Mác – Lênin về bản chất con người

Theo quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin, con người

là một thực thể sinh vật – xã hội, một thực thể thống nhất của hai mặt đối lập:một mặt, con người là thực thể tự nhiên (“cái tự nhiên”, “con người tự nhiên”,

“cái sinh vật”, “con người sinh vật”); mặt khác, con người là thực thể xã hội(“cái xã hội”, “con người xã hội”) tách ra như một lực lượng đối lập với tựnhiên Chính sự tác động lẫn nhau giữa “cái sinh vật” và “cái xã hội” trongmỗi con người đã tạo thành bản chất con người

Trước hết, con người là một bộ phận của tự nhiên, là sản phẩm tiến hóa

lâu dài của tự nhiên và là sự tiếp tục phát triển của tự nhiên Với tư cách là vậtthể tự nhiên, con người tác động vào các vật thể tự nhiên khác, cải biến chúng

và phục tùng các quy luật của chúng để tạo ra “giới tự nhiên thứ hai” – tựnhiên – con người Mối quan hệ giữa con người – tự nhiên là mối quan hệmang tính lịch sử - cụ thể Con người bằng hoạt động thực tiễn của mình,từng bước chinh phục tự nhiên, cải tạo tự nhiên nhằm phục vụ các nhu cầucủa mình Thông qua đó, con người cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạochính bản thân con người Như vậy, con người vừa là tiền đề, là chủ thể và làkết quả hoạt động của nó Thông qua hoạt động ấy, con người thể hiện sứcmạnh bản chất loài của mình

Trang 11

Thứ hai, con người là một thực thể xã hội tách ra như một lực lượng đối

lập với tự nhiên Quan hệ giữa con người với tự nhiên, sức mạnh bản chất củacon người không thể thực hiện được nếu không tính đến tính xã hội của bảnchất con người Bởi vì con người là con người xã hội, hoạt động của conngười là hoạt động xã hội Tính quy định loài của con người, sức mạnh loàicủa nó làm cho nó trở thành một thực thể xã hội mang lại tính xã hội cho hoạtđộng của nó Vì vậy, theo các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin, xem xétbản chất con người cần phải xem xét trong mối quan hệ giữa con người vớicon người, trong các mối quan hệ hiện thực của con người Trong các mốiquan hệ ấy, các ông kết luận: “xã hội sản xuất ra con người như thế nào thìcon người sản xuất ra xã hội như thế” Con người vừa là sản phẩm của tựnhiên, vừa là sản phẩm của xã hội, và do vậy, trong con người luôn có hai mặtkhông thể tách rời – mặt tự nhiên và mặt xã hội – con người là một thực thểsinh học – xã hội

Như vậy, theo các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin, con người là sảnphẩm của sự phát triển cao nhất của tự nhiên, là bộ phận của tự nhiên, tồn tạigắn bó chặt chẽ với tự nhiên, giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người.Con người bằng hoạt động thực tiễn của con mình (nhất là hoạt động lao độngsản xuất) tác động vào tự nhiên cải biến tự nhiên để phục vụ các nhu cầu củamình, cũng qua đó con người cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân mình.Qua đó con người biến các thuộc tính tự nhiên của mình thành bản chất xãhội “Chỉ có trong xã hội, con người mới thể hiện bản chất tự nhiên và xã hộicủa mình Tự nhiên và xã hội thống nhất với nhau trong bản chất con người.Con người là một tổng thể tồn tại với hai mặt tự nhiên và xã hội” [52; 514]

1.2 Quan điểm về vai trò con người trong lịch sử và vấn đề giải phóng con người của Triết học Mác – Lênin

1.2.1 Vai trò con người trong lịch sử

Theo quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin, con ngườivừa là sản phẩm của lịch sử (tức sản phẩm của tự nhiên và xã hội), đồng thời

là chủ thể sáng tạo ra chính quá trình lịch sử ấy

Trước hết, “con người là sản phẩm của lịch sử” – sản phẩm của tự nhiên

và xã hội Thông qua hoạt động thực tiễn của mình, nhất là thực tiễn lao độngsản xuất vật chất, con người biến thuộc tính tự nhiên của mình thành bản chất

xã hội Với tư cách là vật thể tự nhiên, con người tác động vào các vật thể tựnhiên khác, cải biến chúng và phục tùng các quy luật của chúng, để tạo ra

“giới tự nhiên thứ hai” – tự nhiên – con người Mối quan hệ tự nhiên – conngười là mối quan hệ mang tính lịch sử - cụ thể, con người bằng hoạt độngthực tiễn của mình, từng bước chinh phục tự nhiên nhằm phục vụ cho các nhu

Trang 12

cầu của con người Thông qua đó, con người tiến hành cải tạo tự nhiên, cảitạo xã hội, đồng thời cải tạo chính bản thân con người Ở đây, con người vừa

là tiền đề, là chủ thể, đồng thời là kết quả của hoạt động của mình Con ngườikhông chỉ sống trong môi trường tự nhiên, mà còn sống trong môi trường xãhội, bởi vì con người là con người xã hội, xã hội là xã hội của con người, hoạtđộng của con người là hoạt động xã hội Cho nên, xem xét bản chất của conngười, ngoài xem xét quan hệ giữa con người với tự nhiên, chúng ta còn phảixem xét mối quan hệ giữa con người với con người, trong các mối quan hệhiện thực của con người Sức mạnh bản chất của con người không thể thựchiện được nếu không tính đến bản chất xã hội của con người, đến quan hệ xãhội hiện thực của con người, và trong các quan hệ ấy thì “xã hội sản xuất racon người như thế nào thì con người cũng sản xuất ra xã hội như thế” Conngười vừa là sản phảm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của xã hội Do vậy, conngười luôn luôn có hai mặt không thể tách rời – mặt tự nhiên và mặt xã hội

Tự nhiên và xã hội trong mỗi con người gắn bó chặt chẽ với nhau

Trong quan niệm của các nhà sáng lập Chủ nghĩa Mác – Lênin, conngười không chỉ là sản phẩm của lịch sử, con người còn là kẻ sáng tạo ra lịch

sử Lịch sử là lịch sử của con người, do con người, vì con người Con người làđiểm khởi đầu, là trung tâm và là điểm kết thúc của mọi sự kiện chính trị xãhội Tiến trình phát triển lịch sử của nhân loại suy cho cùng, nó được quyđịnh bởi tiến tiến trình phát triển của sản xuất, quy định bởi sự phát triển củalực lượng sản xuất của xã hội, bao gồm con người và những tư liệu sản xuấtvới những công cụ lao động do con người sáng tạo ra để con người tác độngvào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của tự nhiên, nhằm tạo ra các sảnphẩm phục vụ cho con người Mỗi thế hệ con người bao giờ cũng tiếp nhậnđược những lực lượng sản xuất do thế hệ trước tạo ra và sử dụng chúng làmphương tiện cho hoạt động sản xuất mới Nhờ sự chuyển giao lực lượng sảnxuất ấy mà con người đã “hình thành nên mối liên hệ trong lịch sử loài người,hình thành nên lịch sử loài người” [52; 515-516] Khi khẳng định, con người

là chủ thể sáng tạo ra lịch sử, chúng ta cần hiểu rằng, “sáng tạo” không cónghĩa là sự tùy tiện, sáng tạo phải trên cơ sở hiểu biết quy luật, vận dụng quyluật và hành động tuân theo quy luật khách quan Mặt khác, không phải cứ là

“con người” thì sẽ là “chủ thể của lịch sử”, để trở thành chủ thể của lịch sử,đòi hỏi con người phải có sức khỏe, phải có những phẩm chất nhất định(những phẩm chất này tùy thuộc vào thời đại, vào lĩnh vực và ngành nghềhoạt động) và những phẩm chất này phải được bộc lộ trong hoạt động thựctiễn

1.2.2 Vấn đề giải phóng con người theo quan điểm của triết học Mác – Lênin

Trang 13

Có thể nói, cái cốt lõi trong học thuyết Mác về con người là tư tưởng vìcon người, giải phóng con người, giải phóng nhân loại Triết học Mác - Lênintrên cơ sở quan điểm duy vật về con người, coi bản chất con người là “tổnghòa các quan hệ xã hội” và đặt con người trong mối quan hệ con người – tựnhiên – xã hội để xem xét con người đã lấy tư tưởng “vì con người và giảiphóng nhân loại” và tư tưởng “xã hội không thể nào giải phóng chính mìnhđược, nếu không giải phóng cho mỗi cá nhân riêng biệt” [40; 406] làm nềntảng để xây dựng học thuyết của mình về xã hội nói chung, xã hội cộng sảnchủ nghĩa nói riêng Tính nhân văn cao cả nhất của chủ nghĩa Mác – Lêninchính là ở chỗ, đã đưa ra lý tưởng mà toàn bộ nhân loại phải hướng tới, làphải đấu tranh lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ chiếm hữu tưnhân tư liệu sản xuất – cơ sở của sự tha hóa con người, để xây dựng xã hộicộng sản văn minh, công bằng, không còn hiện tượng người bóc lột người,không còn hiện tượng con người bị tha hóa, mọi người đều tự do, bình đẳng,hạnh phúc Trong xã hội ấy, con người được phát triển toàn diện “có khả năng

sử dụng toàn diện năng lực phát triển toàn diện của mình” Có thể nói rằng,vấn đề “tha hóa con người” và giải phóng con người khỏi sự tha hóa chiếm vịtrí trung tâm trong quan niệm của C Mác về đời sống xã hội

Sự “tha hóa” con người, theo các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin, là

do chính hoạt động của con người tạo ra, vì vậy, con người bằng hoạt độngtích cực của mình, có thể xóa bỏ được sự “tha hóa” và giải phóng cho conngười, đó là:

Thứ nhất, cần phải xóa bỏ chế độ sử hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư

liệu sản xuất chủ yếu, vì nó chính là cơ sở của sự tha hóa con người, là nguồngốc sinh ra mọi nô dịch con người trong xã hội tư bản Việc “xóa bỏ chế độ

sở hữu tư sản” – thứ “sở hữu vận động trong sự đối lập giữa hai cực tư bản làlao động” là tiền đề cơ bản cho việc xóa bỏ mọi sự tha hóa con người, cho sựnghiệp giải phóng con người, giải phóng xã hội Mặt khác, để giải phóng conngười thoát khỏi sự tha hóa, thoát khỏi mọi sự nô dịch ấy, cần phải biểu hiệnthành hình thức chính trị của “sự giải phóng công nhân”, cùng với nó là sự

“giải phóng xã hội”

Thứ hai, sự nghiệp xóa bỏ “tha hóa”, giải phóng cho con người là sự

nghiệp của quần chúng nhân dân lao động; trong đó, giai cấp vô sản là lựclượng nòng cốt và quyết định Giai cấp vô sản có sứ mệnh lịch sử lãnh đạonhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ chế độ Tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ mọi chế

độ áp bức bóc lột và xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộngsản chủ nghĩa văn minh

Thứ ba, sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng nhân loại là một quá

trình lâu dài Nó phụ thuộc chủ yếu vào trình độ phát triển của lực lượng sản

Trang 14

xuất, vào các điều kiện vật chất tất yếu cho sự nghiệp giải phóng ấy Chỉ khinào xã hội loài người đã đạt đến một trình độ phát triển cao của lực lượng sảnxuất với năng suất lao động xã hội cực cao “của cải tuôn ra dào dạt như nướcchảy”, cho phép người ta “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, khi đó

“sự phát triển độc đáo và tự do của mỗi các nhân” mới “không còn là lời nóisuông” Đây chính là cơ sở nền tảng vững chắc cho việc phát triển các cánhân con người Ngoài ra, còn phải xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa conngười với con người, trong một cộng đồng mà “sự phát triển tự do của mỗingười là điều kiện phát triển tự do của tất cả mọi người” Khi đó các cá nhânmới có điều kiện, phương tiện cần thiết để “phát triển toàn diện những năngkhiếu của mình”

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH Ở NƯỚC TA

2.1 Mối quan hệ giữa CNH, HĐH với vấn đề xây dựng con người Việt Nam

2.1.1 Đặc điểm, nội dung của quá trình CNH, HĐH ở nước ta

2.1.1.1 Đặc điểm của quá trình CNH, HĐH ở nước ta

Ở nước ta hiện nay, CNH, HĐH không chỉ là quá trình mang tính tấtyếu, khách quan mà còn là một đòi hỏi cấp bách Đảng ta xác định, về thực

chất CNH, HĐH là “quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động

sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính, sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao” [13; 65] Thời kỳ “đẩy mạnh CNH, HĐH” ở nước ta hiện nay, có

những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, CNH được triển khai đồng thời với HĐH tạo thành một quá

trình thống nhất thúc đẩy đất nước phát triển Sự phát triển mạnh mẽ của cuộccách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, cùng với nó là quá trình toàn cầuhóa kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật… Do vậy, chúng ta không thể tiếnhành tuần tự xong CNH rồi mới triển khai HĐH Bởi lẽ, chúng ta không thểthực hiện xong xuôi quá trình CNH với nội dung căn bản là cơ khí hóa cácngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân rồi mới tiến hành HĐH Mặc khác,khi tiến hành cơ khí hóa nền kinh tế quốc dân, chúng ta cũng không thể sử

Trang 15

dụng máy móc, công nghệ cũ, lạc hậu trước đây, mà nhất thiết phải sử dụng

kỹ thuật và công nghệ mới, tiên tiến hiện nay Vì vậy, CNH nhất định phảitiến hành đồng thời với HĐH, tạo nên một quá trình thống nhất, thúc đẩy đấtnước phát triển, tránh nguy cơ tụt hậu, nhanh chóng đuổi kịp và hội nhập vớinền kinh tế toàn cầu

Thứ hai, thời kỳ “đẩy mạnh CNH, HĐH” ở nước ta diễn ra trong bối

cảnh quốc tế có những biến đổi to lớn và sâu sắc Như Đảng ta đã xác định,

“cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàncầu hóa diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước.Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độkhác nhau nhưng vẫn tồn tại và phát triển Khu vực Châu Á – Thái BìnhDương và Đông nam Á phát triển năng động nhưng cũng tiềm ẩn những nhân

tố mất ổn định” [20; 67] Tình hình đó tạo thời cơ thuận lợi, đồng thời cũngđặt ra những thách thức gay gắt với quá trình CNH, HĐH ở nước ta, cũng nhưcủa các nước đang và kém phát triển

Thứ ba, “Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri

thức, bảo vệ tài nguyên và môi trường” [20; 72] với “Mục tiêu tổng quát khikết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng được căn bản nền tảng kinh tếcủa chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóaphù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càngphồn vinh hạnh phúc” [20; 71] CNH, HĐH với đặc điểm như vậy, nhằmtrang bị cơ sở vật chất – kỹ thuật cho các ngành then chốt, mũi nhọn để làmtăng tỷ trọng của sản xuất công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân,với những công cụ, thiết bị tiên tiến, hiện đại và ứng dụng những kỹ thuậtcông nghệ tiên tiến trên thế giới

Thứ tư, chúng ta chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH, trong bối cảnh cuộc

cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càngcao, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nênkinh tế và đời sống xã hội, những năm gần đây, những thành tựu khoa học –công nghệ trên thế giới ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, nhất

là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ chế tạo vật liệu mớiv.v Điều đó tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sản xuất và các quá trình xãhội; thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm tăng nhanh tínhchất xã hội hóa nền kinh tế và đời sống xã hội

Thứ năm, chúng ta “đẩy mạnh CNH, HĐH” trong bối cảnh nhiều nước

trong khu vực và trên thế giới như Singapo, Đài loan, Hàn quốc chỉ trongmột thời gian ngắn đã từ một nước kém phát triển trở thành một nước pháttriển Đây là những tấm gương để chúng ta có thể học tập kinh nghiệm khitiến hành CNH, HĐH, mở ra con đường đi tắt, rút ngắn khoảng cách giữa các

Trang 16

nước đang phát triển với các nước tiên tiến Mặc khác, CNH, HĐH cũng làquá trình mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trên tất cả các mặt, các lĩnh vựccủa đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học – côngnghệ…chúng ta có thể kế thừa những thành tựu, áp dụng những khoa họccông nghệ tiên tiến nhất của thế giới để “đi tắt, đón đầu” nhanh chóng bắt kịptrình độ thế giới.

Thứ sáu, chúng ta “đẩy mạnh CNH, HĐH” trong điều kiện như Đảng ta

xác định, “có nhiều thuận lợi cơ bản: có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cộngsản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, có bản lĩnhchính trị vững vàng và dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo; dân tộc ta là một dântộc anh hùng, có ý chí vươn lên mãnh liệt; nhân dân ta có lòng yêu nước nồngnàn, có truyền thống đoàn kết và nhân ái, cần cù lao động và sáng tạo, luônủng hộ và tin tưởng vào sự lãnh đạo” [20; 71] và “chúng ta đã từng bước xâydựng được những cơ sở vật chất kỹ thuật rất quan trọng; cuộc cách mạngkhoa học và công nghệ hiện đại, sự hình thành và phát triển kinh tế tri thứccùng với toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế” [20; 70] tất cả những cái

đó là điều kiện và thời cơ phát triển, để tiến hành thắng lợi sự nghiệp CNH,HĐH đất nước

2.1.1.2 Những nội dung cơ bản của quá trình CNH, HĐH ở nước ta

Thứ nhất, trong lĩnh vực kinh tế

Đảng ta xác định: “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, thực hiệnCNH, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức bảo vệ tài nguyên môitrường; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững,gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ Coi trọng phát triển cácngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngànhcông nghiệp có lợi thế; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình

độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựngnông thôn mới Bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng, miền; thúc đẩyphát triển nhanh các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời tạo điều kiện pháttriển các vùng có nhiều khó khăn Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồngthời chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế” [20; 75] Với nội dung pháttriển kinh tế như vậy, CNH, HĐH trên lĩnh vực kinh tế được thể hiện ở nhữngmặt sau:

+ Kịp thời nắm bắt và ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệhiện đại vào các quá trình kinh tế; đồng thời tiến hành đổi mới công nghệtruyền thống theo hướng hiện đại

+ Sử dụng những tiến bộ khoa học – công nghệ hiện đại để một mặtchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và vùng lãnh thổ, trên cơ sở những lợi

Trang 17

thế có sẵn của mỗi vùng, ngành; mặt khác, tham gia vào quá trình hợp táctrong nước và quốc tế; đẩy nhanh quá trình phân công lao động xã hội nhằmtạo ra nhiều ngành nghề mới đáp ứng nhu cầu việc làm cho người lao động.

Thứ hai, trong lĩnh vực chính trị - xã hội

CNH, HĐH trong lĩnh vực chính trị - xã hội là quá trình ứng dụng nhữngthành tựu khoa học – công nghệ, những tư tưởng, lý luận về quản lý xã hộitiên tiến để xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhândân, do nhân dân, vì nhân dân Một nhà nước hiện đại, tiên tiến, đủ sức quản

lý đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH Do vậy, cần phải:

+ Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam trên cơ sở xã hội công dân,nghĩa là nhà nước phải tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật; còn mỗi thànhviên của xã hội đều phải có ý thức pháp luật, phải sống, lao động, học tập,sinh hoạt theo hiến pháp và pháp luật

+ Xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật để pháp luậtkhông chỉ phản ánh đúng quy luật phát triển khách quan của xã hội mà cònthể hiện được quyền lợi và nghĩa vụ, tự do và trách nhiệm của mỗi công dân

và của các tổ chức chính trị - xã hội

+ Đào tạo và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ công chức, viên chức nhànước, tạo điều kiện để họ có điều kiện học tập và làm quen với tác phongcông nghiệp, cách làm việc khoa học, hiện đại; đồng thời ứng dụng nhữngthành tựu khoa học – kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào công tác quản lý xã hội

Thứ ba, trong lĩnh vực văn hóa

Để cho quá trình “phát triển văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh

tế, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội cho từng bước và từng chính sáchphát triển” và để cho văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội

và là động lực phát triển kinh tế - xã hội Chúng ta cần phải xây dựng một nềnvăn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vừa kế thừa, phát huynhững truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, vừatiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Muốn vậy, CNH, HĐH trong lĩnh vực vănhóa cần phải:

+ Tăng đầu tư của nhà nước, đồng thời tăng cường huy động các nguồnlực xã hội cho phát triển văn hóa

+ Xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ,trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe Lao động giỏi, sống có văn hóa,nghĩa tình, có tinh thần quốc tế chân chính

+ Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, thực hiện bình đẳng giới,chăm sóc và bảo vệ trẻ em

Trang 18

+ Tạo điều kiện để kích thích óc tự do, sáng tạo của mỗi cá nhân, của tậpthể và của cả cộng đồng dân tộc.

+ Phát triển mạnh sự nghiệp văn hóa nghệ thuật, hệ thống thông tin đạichúng; bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống cách mạng;

mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về văn hóa nhằm tiếp thunhững thành tựu văn hóa nhân loại phục vụ cho việc phát triển văn hóa Đồngthời kiên quyết đấu tranh chống các loại phản văn hóa, chống khuynh hướngthương mại hóa văn hóa và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong văn hóa

Thứ tư, trong lĩnh vực khoa học – công nghệ

Phát triển khoa học – công nghệ là động lực nâng cao năng suất, chấtlượng, hiệu quả, phát triển nhanh, bền vững nền kinh tế Khoa học và côngnghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại,bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh

tế Phát triển khoa học – công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh CNH, HĐH đấtnước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ của thế giới Do vậy, CNH,HĐH trong lĩnh vực khoa học – công nghệ cần phải:

+ Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, chính sách pháttriển khoa học và công nghệ, gắn các mục tiêu, nhiệm vụ của khoa học – côngnghệ với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

+ Hướng hoạt động khoa học – công nghệ vào phục vụ đổi mới mô hìnhtăng trưởng và cơ cấu lai nền kinh tế; nâng cao năng lực khoa học và côngnghệ để làm chủ các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, các phương phápquản lý tiên tiến; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường,bảo vệ sức khỏe của nhân dân, dự báo kịp thời, phòng chống, hạn chế và khắcphục hậu quả thiên tai

+ Phát triển kinh tế tri thức, phát triển nâng cao năng lực khoa học – côngnghệ có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ về sơ sở vật chất và nguồn nhân lực.+ Tăng đầu tư nhà nước cho các trọng điểm quốc gia, đồng thời đẩymạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển khoa học –công nghệ

+ Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trongnước và tiếp thu sử dụng có hiệu quả thành tựu khoa học công nghệ hiện đạitrên thế giới, làm cơ sở vững chắc cho việc phát triển các ngành công nghiệphiện đại

+ Hình thành đồng bộ cơ chế, chính sách khuyến khích sáng tạo, trọngdụng nhân tài và đẩy mạnh hợp tác quốc tế, khuyến khích mọi tổ chức, cá

Trang 19

nhân, đầu tư phát triển khoa học công nghệ, sử dụng có hiệu quả mọi nguồnlực khoa học và công nghệ.

Thứ năm, trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo

CNH, HĐH trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo nhằm phát triển và nângcao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, là yếu

tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấulại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quantrọng nhất, bảo đảm phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững Do vậy, Đảng taxác định cần phải:

+ Quán triệt quan điểm ““Giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu”trong mọi tổ chức, mọi cấp, mọi ngành trong phạm vi cả nước

+ Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩnhóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế Trong đó, đổimới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý làkhâu then chốt

+ Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, coi trọng giáo dục đạođức lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp

+ Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục

+ Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lựccho phát triển kinh tế tri thức

+ Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của côngnghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề Đặc biệt coi trọngphát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trịdoanh nghiệp giỏi, lao động ngành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầuđàn

+ Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động,

cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội”[20; 130-131]

2.1.2 Vai trò quyết định của việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực đối với sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 -2020 – “Chiến lược

tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển nhanh, bền vững” và trong

“Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”(Bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng ta xác đinh, việc phát triển con người,phát triển nguồn nhân lực giữ vai trò quan trọng và quyết định thắng lợi đốivới sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay; trong đó con người được coi là

Ngày đăng: 05/05/2016, 19:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Giáo trình triết học Mác - Lênin (Dùng trong các trường Đại học, Cao đẳng), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình triết học Mác - Lênin (Dùng trong các trường Đại học, Cao đẳng)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2003
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình triết học (Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học), Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình triết học (Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb. Lý luận chính trị
Năm: 2006
3. Đặng Viết Chẩn (1998), Quan niệm của Karl Marx về “tha hóa lao động” và vấn đề khắc phục sự tha hóa, Luận văn thạc sĩ, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm của Karl Marx về “tha hóa lao động” và vấn đề khắc phục sự tha hóa
Tác giả: Đặng Viết Chẩn
Năm: 1998
4. Nguyễn Trọng Chuẩn – Nguyễn Thế Nghĩa – Đặng Hữu Toàn (2002), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn – Nguyễn Thế Nghĩa – Đặng Hữu Toàn
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2002
5. Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), Để phát triển con người một cách bền vững, Tạp chí Triết học, số 1/164, tr.5-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để phát triển con người một cách bền vững
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Năm: 2002
6. Doãn Chính – Vũ Tình – Trương Văn Chung – Nguyễn Thế Nghĩa (1991), Đại cương lịch sử triết học phương Đông cổ đại, Nxb.Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương lịch sử triết học phương Đông cổ đại
Tác giả: Doãn Chính – Vũ Tình – Trương Văn Chung – Nguyễn Thế Nghĩa
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 1991
7. Doãn Chính – Lương Minh Cừ (1991), Lịch sử triết học Ấn Độ Cổ Đại, Nxb. Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học Ấn Độ Cổ Đại
Tác giả: Doãn Chính – Lương Minh Cừ
Nhà XB: Nxb. Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp
Năm: 1991
8. Phạm Như Cương (1978), Vấn đề xây dựng con người mới, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề xây dựng con người mới
Tác giả: Phạm Như Cương
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
Năm: 1978
9. Hồ Anh Dũng (2003), Phát huy yếu tố con người trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy yếu tố con người trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Hồ Anh Dũng
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
Năm: 2003
10. Nguyễn Tiến Dũng (2005), Lịch sử triết học phương Tây, Nxb. Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học phương Tây
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Nhà XB: Nxb. Tổng hợp
Năm: 2005
11. Thành Duy (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện
Tác giả: Thành Duy
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2003
12. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 1996
13. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai ban chấp hành trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ hai ban chấp hành trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 1997
14. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 1998
15. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2001
16. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX)
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2005
17. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20 năm đổi mới 1986 – 2006, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20 năm đổi mới 1986 – 2006
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2005
18. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2001
19. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2006
20. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w