Quan điểm của Đảng và nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, báo cáo môn kinh tế chính trị, tài liệu cần thiết cho học viên, sinh viên nghiên cứu, học tập cũng như làm tiểu luận trong quá trình ôn luyện và học tập của mình
Trang 1CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CƠ SỞ
1 Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn thànhlập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiệnmục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền vànghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi sốvốn doanh nghiệp quản lý DNNN có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trênlãnh thổ Việt Nam
Doanh nghiệp nhà nước có các đặc điểm sau :
- DNNN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp ra quyết định thành lập,nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước quy định
- Tài sản DNNN thuộc sở hữu nhà nước, nhà nước là chủ sở hữu tài sản của doanhnghiệp và thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Sự tách biệt giữa chủsở hữu doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh là đặc điểm cơ bản của DNNN
- DNNN do Nhà nước thành lập, tổ chức quản lý do đó DNNN là đối tượng chịu sựquản lý trực tiếp của nhà nước Nhà nước tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp, bổnhiệm cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp, phê duyệt chiến lược, quy hoạch phát triển
- DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ quân sự, tự chịu tráchnhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trên cơ sở vốn điều lệ của doanh nghiệp
Trang 22 Thực trạng về tình hình hoạt động của DNNN ở Việt Nam và sự cần thiết phải tổ chức sắp xếp lại các DNNN
* Thực trạng về tình hình hoạt động của DNNN ở Việt Nam :
Các DNNN ở nước ta được thành lập kể từ thời kỳ kháng chiến chống thực dânPháp Trong 9 năm kháng chiến, thực hiện chủ trương vừa kháng chiến, vừa kiến quốc,nhiều DNNN đã được xây dựng ở các ngành như : cơ khí, hóa chất, dệt … sau 1954 hòabình lập lại, khu vực DNNN phát triển nhanh chóng trong tất cả các ngành công nghiệp,nông nghiệp, dịch vụ Giai đoạn 1961 - 1975 thực hiện đường lối công nghiệp hóa, khuvực DNNN tiếp tục tăng cường và mở rộng
Sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước bằng việc cải tạo côngthương nghiệp tư bản tư doanh và đầu tư mới của ngân sách, số lượng các DNNN ngàycàng tăng nhanh, DNNN đã góp phần to lớn vào phát triển kinh tế, quốc phòng phục vụcho kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhấttổ quốc, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).Các DNNN đã đóng vai trò chủ yếu trong việc sản xuất và cung ứng cho xã hội các tưliệu sản xuất, sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ và là lực lượng chủ đạo trong sản xuất hàngxuất khẩu
Song trước yêu cầu của giai đoạn mới, khi nền kinh tế chuyển sang phát triển theo
cơ chế thị trường, những mặt yếu kém của DNNN cũng bộc lộ rõ nét, nhất là tình trạnghoạt động kém hiệu quả, thể hiện ở :
- Hiệu quả sử dụng thiết bị của DNNN còn rất thấp, theo Bộ khoa học công nghệvà môi trường, hệ số sử dụng công suất máy móc thiết bị chỉ vào khoảng 30-50%, về thời
Trang 3gian khoảng 80% tổng số máy móc thiết bị của nước ta chỉ được sử dụng 1 ca/ngày, 79%thiết bị có hệ số sử dụng thời gian từ 0,2 trở lên
- Mức tiêu hao năng lượng và nguyên liệu của hầu hết các DNNN là rất lớn, từ50% trở lên, thậm chí quá cao so với mức bình quân của các nước đang phát triển, tiêuhao vật chất lớn dẫn đến tỷ lệ chất thải cao, tác động tiêu cực không nhỏ đến tình trạng ônhiễm môi trường
- Chất lượng sản phẩm của nhiều doanh nghiệp rất thấp và khả năng cạnh tranhyếu, hàng hóa ứ đọng nhiều
- Nhiều DNNN có hiệu quả kinh doanh rất thấp, có năm tỷ suất lợi nhuận cònthấp hơn so với tỷ lệ lạm phát
- Tình trạng mất và thất thoát lớn về vốn diễn ra hết sức nghiêm trọng :
Mặc dù cả nước hiện có hơn 5.600 DNNN với tổng số vốn khoảng 126.030 tỷđồng (không tính giá trị quyền sử dụng đất), nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh củakhối doanh nghiệp này chưa mấy khả quan Theo đánh giá chung của các cơ quan chứcnăng, năm 2001 số doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả chiếm 40%, DNNN kinh doanh
ở bậc trung là 31%, như vậy vẫn còn đến 29% DNNN liên tục thua lỗ tính đến cuối tháng
5 năm 2002, hoạt động sản xuất kinh doanh tại 258 DNNN do Bộ Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn quản lý gặp rất nhiều khó khăn Các doanh nghiệp làm ăn có lãi thì tỷsuất lợi nhuận trên vốn mới đạt 2%, số doanh nghiệp thua lỗ chiếm 34%, nhiều doanhnghiệp lâm vào tình trạng phá sản hoặc giải thể
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là nhiều DNNN không gắn kế hoạchsản xuất kinh doanh với định hướng của toàn ngành, việc lên kế hoạch không phù hợp
Trang 4đầu tư không khả thi, hiệu quả đầu tư thấp, lãng phí tiền vốn, phát sinh tiêu cực, thamnhũng Nguyên nhân thứ hai là số vốn hiện có bình quân mỗi DNNN còn quá nhỏ
3 Khái niệm, quan điểm của Đảng, Nhà nước về cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam
3.1 Khái niệm về cổ phần hóa :
Cổ phần hóa là việc chuyển hình thức sở hữu của một doanh nghiệp thành mộthình thức sở hữu mới Quyền sở hữu của doanh nghiệp không còn tập trung vào tay mộtngười mà được chia ra cho nhiều người gọi là cổ đông Các cổ đông chịu trách nhiệm vớidoanh nghiệp về phần vốn góp của mình Một doanh nghiệp có quá trình biến đổi nhưvậy gọi là cổ phần hóa
3.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước :
Cổ phần hóa DNNN là một trong các nội dung cơ bản của quá trình đổi mới vàsắp xếp DNNN Quá trình này là đòi hỏi khách quan để thực hiện đường lối đổi mới toàndiện đất nước, trong đó có phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hànhtheo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN do Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra năm 1986 Chủ trương của Đại hội đối với kinhtế quốc doanh là “phải đổi mới cơ chế quản lý, đảm bảo cho các đơn vị kinh tế quốcdoanh có quyền tự chủ, thật sự chuyển sang hạch toán kinh doanh XHCN, lập lại trật tự,kỷ cương trong hoạt động kinh tế Sắp xếp lại sản xuất, tăng cường cơ sở vật chất - kỹthuật và đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng vàhiệu quả Trên cơ sở đó, ổn định và từng bước nâng cao tiền lương thực tế của công nhânviên chức, tăng tích lũy cho xí nghiệp và cho nhà nước
Quá trình đổi mới và sắp xếp DNNN bắt đầu thực hiện từ năm 1990, đã trải qua
Trang 5+ Đổi mới cơ chế chính sách
+ Sắp xếp doanh nghiệp nhà nước
+ Tổ chức lại công ty
+ Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Chủ trương cổ phần hóa được chính thức đề cập đến trong hội nghị lần thứ hai Banchấp hành trung ương khóa VII, Nghị quyết của hội nghị xác định rõ: “chuyển một xínghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty quốcdoanh cổ phần mới Phải làm thí điểm, chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trướckhi mở rộng phạm vi thích hợp”
* Cổ phần hóa DNNN trong giai đoạn thí điểm
Thực hiện chủ trương của Đảng và Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đã cụ thể hóacác nghị quyết của Đảng và Quốc hội thành các văn bản pháp quy về vấn đề cổ phầnhóa Trong giai đoạn thí điểm cổ phần hóa, văn bản pháp quy đầu tiên, quyết định số143/HĐBT ngày 10/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng đã cụ thể hóa chủ trương của Đảngvà Quốc hội, xác định mục đích của cổ phần hóa xí nghiệp quốc doanh và quy định trìnhtự chuyển đổi xí nghiệp quốc doanh thành công ty cổ phần Việc cổ phần hóa trong giaiđoạn này chỉ dừng lại ở mức độ “tiến hành làm thử việc tổ chức lại bộ máy quản lý xínghiệp, chuyển xí nghiệp quốc doanh thành công ty cổ phần… trước mắt chỉ giới hạn mộtsố ít các xí nghiệp có đủ điều kiện và tiểu biểu”
Trong giai đoạn này đã có một loạt các quyết định chỉ thị nhằm xúc tiến việc thựchiện thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và các vấn đề liên quan đến việc tiếnhành cổ phần hóa DNNN như : quyết định số 143/HĐBT ngày 10/5/1990, quyết định số202/CT ngày 8/6/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Trang 6* Cổ phần hóa DNNN trong giai đoạn chính thức
Giai đoạn cổ phần hóa DNNN chính thức bắt đầu sau khi Thủ tướng Chính phủthành lập Ban chỉ đạo trung ương đổi mới doanh nghiệp trực thuộc Thủ tướng chính phủ(theo quyết định số 83/TTg ngày 04/03/1993) Luật doanh nghiệp nhà nước được quốchội thông qua ngày 20/4/1995 Đây là những cơ sở để tiến đến xây dựng các quy định vềcổ phần hóa DNNN một cách chi tiết và đẩy mạnh tiến trình này
Ngày 7/5/1996, Chính phủ đã ra nghị định số 28/NĐ-CP về chuyển một số DNNNthành công ty cổ phần Đây là văn bản pháp quy đầu tiên quy định tương đối đồng bộ vàchi tiết về vấn đề cổ phần hóa DNNN
Trong quá trình thực hiện một số điểm của nghị định này đã được sửa đổi theonghị định số 25/NĐ-CP ngày 26/3/1997
Để tiếp tục tiến hành việc cổ phần hóa DNNN, ngày 29/6/1998, Chính phủ đã ranghị định số 44/1998/NĐ-CP về chuyển DNNN thành công ty cổ phần Nghị định này rađời thay thế nghị định số 28/CP ngày 07/05/1996 và Nghị định số 25/CP ngày 26/3/1997của Chính phủ Đây là văn bản quy định cụ thể hơn về vấn đề cổ phần hóa trong tìnhhình mới Theo Nghị định này, mục tiêu cổ phần hóa được xác định rõ hơn Tiếp đó,Chính phủ ban hành nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 về việc chuyển DNNNthành công ty cổ phần Nghị định này ra đời thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trongviệc thúc đẩy cải cách DNNN nói chung và cổ phần hóa DNNN nói riêng Ngoài ra còncó một loạt các nghị định quyết định, thông tư của Nhà nước và các bộ, ngành được ban
Trang 7hành nhằm quy định, hướng dẫn những vấn đề có liên quan đến việc tiến hành cổ phầnhóa DNNN
4 Mục tiêu của cổ phần hóa và quy trình chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần
4.1 Mục tiêu của cổ phần hóa DNNN
Mục tiêu thứ nhất là phải chuyển một phần quyền sở hữu về tài sản của Nhà nước
thành sở hữu của các cổ đông nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Như đã phân tích ở trên, hiện nay DNNN làm ăn rất kém hiệu quả Đó vừa làgánh nặng cho ngân sách nhà nước, vừa là nguy cơ đối với nền tài chính quốc gia Trongnền kinh tế thị trường làm ăn kém hiệu quả dẫn đến nguy cơ phá sản, vì vậy mục tiêucao nhất cuối cùng của cổ phần hóa là phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, muốn vậy phải giải quyết vấn đề quyền sở hữu, tức là phải đa dạng hóaquyền sở hữu, bán một bộ phận tài sản nhà nước cho các cổ đông
Mục tiêu thứ hai là phải huy động được một khối lượng vốn nhất định ở trong và
ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh : các DNNN đang thiếu vốn nghiêm trọngđể đầu tư phát triển, nhưng Nhà nước không thể liên tục cấp vốn cho một khu vực làm ănkém hiệu quả Dân chúng không muốn cho DNNN vay nếu DNNN không cải tổ và cóphương pháp làm ăn tốt có sức thuyết phục Còn nước ngoài chỉ có thể làm ăn với DNNNthông qua các hình thức mua, thuê, liên doanh, mua cổ phần … Chính vì vậy muốn có vốnđể đầu tư cho phát triển, DNNN chỉ có thể huy động được thông qua hình thức bán cổphần
Trang 8Mục tiêu thứ ba của cổ phần hóa các DNNN là tạo điều kiện để người lao động
thực sự làm chủ doanh nghiệp : khi có vốn để mua cổ phiếu, tham gia chọn các thànhviên trong hội đồng quản trị thì lúc đó người lao động mới có quyền thực sự Hơn nữa,với quyền mua cổ phiếu, nhân viên của công ty sẽ trở thành cổ đông và hưởng lãi trênvốn, thay vì thu nhập thông thường Điều này làm cho nhân viên của công ty làm việc cóhiệu quả hơn và coi sự thành bại của công ty thực sự là thành bại của mình
4.2 Quy trình chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần
DNNN chuyển đổi thành công ty cổ phần được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1 : Chuẩn bị cổ phần hóa
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ (gọi tắt là các bộ), các ủy bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổng công ty 91 lập danh sách DNNNcổ phần hóa từng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi cho các doanh nghiệp đểthực hiện Các DNNN trong danh sách cổ phần hóa báo cáo dự kiến danh sách các thànhviên trong Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp lên bộ, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh,Tổng công ty 91 để quyết định Các bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty 91 quyếtđịnh thành lập Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp thuộc quyền quản lý và quyết địnhtừng doanh nghiệp cổ phần hóa trong từng năm Thành phần Ban quản lý tại doanhnghiệp gồm : Giám đốc (hoặc Phó Giám đốc) làm trưởng ban, kế toán trưởng là ủy viênthường trực và các thành viên khác Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp có tráchnhiệm tuyên truyền, giải thích cho người lao động trong doanh nghiệp mình những chủtrương chính sách của chính phủ để tổ chức thực hiện
Bước 2 : Xây dựng phương án cổ phần hóa
Trang 9Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp tổ chức và kiểm kê tài sản, vật tư, tiền vốn,công nợ của doanh nghiệp và dự kiến giá trị thực tế của doanh nghiệp, làm văn bản thỏathuận với Bộ tài chính Bộ tài chính quyết định giá trị doanh nghiệp có mức vốn nhànước ghi trên sổ sách, kế toán đến thời điểm cổ phần hóa trên 10 tỷ đồng, nếu từ 10 tỷđồng trở xuống thì sẽ do Bộ, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, Tổng Công ty 91 quyết định.Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp lập phương án dự kiến cổ phần hóa doanh nghiệpvà dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần
Bước 3 : Phê duyệt và triển khai phương án cổ phần hóa
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án quyết định chuyển DNNN thành Công
ty cổ phần đối với DNNN có giá trị thuộc vốn nhà nước do cơ quan có thẩm quyền đãquyết định là trên 10 tỷ đồng Các Bộ, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyểnDNNN thành Công ty cổ phần đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước đã được quyết địnhtừ 10 tỷ đồng trở xuống Tổng Công ty 91 báo cáo Bộ quản lý chuyên ngành kinh tế kỹthuật phê duyệt phương án cổ phần hóa và quyết định chuyển DNNN thành Công ty cổphần đối với các doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty 91 có vốn nhà nước đã đượcquyết định từ 10 tỷ đồng trở xuống
Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp có trách nhiệm bán cổ phần của doanhnghiệp cho các cổ đông, triệu tập đại hội cổ đông để thông qua điều lệ tổ chức và hoạtđộng của công ty cổ phần
Bước 4 : Ra mắt công ty cổ phần và đăng ký kinh doanh
Giám đốc, Kế toán trưởng DNNN bàn giao cho Hội đồng quản trị công ty cổphần : lao động, tiền vốn, tài sản, danh sách hồ sơ cổ đông và toàn bộ các hồ sơ tài liệu,sổ sách của doanh nghiệp (trước sự chứng kiến của Ban đổi mới quản lý tại doanh
Trang 10nghiệp và đại diện cơ quan quản lý vốn, tài sản nhà nước) Hội đồng quản trị công ty cổphần hoàn tất các công việc còn lại, đăng ký kinh doanh theo quy định hiện hành
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỀN TẢNG PHÁP LÝ CHO CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
A THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA DNNN Ở VIỆT NAM
I Thực trạng của cổ phần hóa DNNN thời gian qua
1 Việc thực hiện chủ trương này qua các giai đoạn
Trong thời gian qua, số DNNN được cổ phần hóa qua từng năm có biến động vàtăng không nhiều, trung bình đạt khoảng 60% so với kế hoạch đặt ra Tổng số DNNN đãđược cổ phần hóa chiếm gần 5% tổng số DNNN hiện có
Để phân tích những thành công cũng như hạn chế của quá trình thực hiện cổ phầnhóa DNNN ở Việt Nam, chúng ta sẽ xem xét việc thực hiện chủ trương này qua các giaiđoạn như sau :
Trang 11 Từ năm 1992 đến 6/1998 (trước khi có nghị định 44/1998/NĐ-CP)
Trong giai đoạn này cả nước đã cổ phần hóa được 30 DNNN, trong đó, 5 doanhnghiệp được cổ phần hóa theo cơ chế, chính sách thí điểm quy định tại quyết định số 202/
CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, 25 doanh nghiệp được thực hiện theo cơ chế chínhsách quy định tại nghị định 28/CP của Chính phủ
Các DNNN cổ phần hóa trong giai đoạn này nhìn chung đều có những tiến bộ vớimức độ khác nhau về năng suất, chất lượng, hiệu quả Việc thực hiện cổ phần hóa giúpdoanh nghiệp thu hút được một nguồn vốn nhất định trong cán bộ công nhân viên tạidoanh nghiệp và ngoài xã hội, tạo được động lực trong quản lý và phát huy tốt tính tíchcực, sáng tạo của người lao động Doanh thu, lợi nhuận, các khoản nộp ngân sách, tíchlũy vốn của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động đều tăng Việc làm của ngườilao động được bảo đảm tốt hơn, đồng thời các biểu hiện tiêu cực trong doanh nghiệpcũng giảm bớt
Giai đoạn từ khi Chính phủ ban hành nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 2/6/1998đến ngày 31/12/1999 Trong giai đoạn này đã có thêm 340 DNNN và bộ phận DNNN đượcchuyển thành công ty cổ phần Riêng năm 1999 đã có 249 doanh nghiệp, gấp 8 lần so với 7năm trước cộng lại Như vậy về mặt số lượng, tốc độ cổ phần hóa sau khi có nghị định số44/1998/NĐ-CP được đẩy mạnh, nhiều bộ, ngành, địa phương, tổng công ty nhà nước đãtích cực thực hiện và có những kết quả rất đáng khích lệ Điển hình là tại Hà Nội, thànhphố Hồ Chí Minh, các tỉnh: Nam Định, Thanh Hóa, Bình Định, Lâm Đồng, Phú Thọ,Tuyên Quang, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, các Bộ xây dựng, Bộ nông nghiệp và pháttriển nông thôn, các tổng công ty hàng hải …
Trang 12Một số bộ, địa phương và Tổng công ty 91 đã có những chỉ đạo nhưng kết quả đạtđược trong công tác cổ phần hóa còn rất hạn chế Bộ công nghiệp, Bộ thủy sản, các tỉnhCần Thơ, Khánh Hòa, Quảng Bình, Vĩnh Phúc, Tổng công ty hóa chất, Tổng công ty théplà những ngành, địa phương có tốc độ cổ phần hóa chậm
Đến hết năm 1999 vẫn còn 6/13 bộ, 7/17 Tổng công ty 91 và 21/61 tỉnh chưa cóDNNN nào được chuyển đổi sang công ty cổ phần Đó là các bộ : y tế, giáo dục và đàotạo, khoa học, công nghệ và môi trường, văn hóa - thông tin, ngân hàng nhà nước ViệtNam, trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu,Sơn La, Yên Bái, Bắc Cạn, Hưng Yên, Thái Bình …
Nhìn chung, sau khi có nghị định số 44/1998/NĐ-CP của Chính phủ, cổ phần hóaDNNN đã đạt được những tiến bộ đáng kể Nhận thức và hành động của các Bộ, ngành,địa phương có chuyển biến hơn Nghị định số 44/1998/NĐ-CP đã quy định các chính sáchkhuyến khích đối với doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóamột cách rõ ràng, cụ thể hơn, có sự quan tâm hơn đến quyền lợi của người lao động, đặcbiệt chú ý tới người lao động nghèo theo tinh thần thông báo số 63/TB-TW ngày4/9/1999 của Bộ chính trị Điều đó khiến chủ trương cổ phần hóa trở nên hấp dẫn hơn đốivới doanh nghiệp cũng như đối với người lao động trong doanh nghiệp và các đối tượngtrong xã hội
Giai đoạn từ tháng 01/2000 đến cuối tháng 11/2002
Trong hai năm 2000 – 2002, cả nước đã cổ phần hóa được 523 doanh nghiệp, đưatổng số doanh nghiệp được cổ phần hóa lên 907 đơn vị, chỉ riêng năm 2002 có 427DNNN được sắp xếp lại, trong đó có 164 DNNN được cổ phần hóa, giao 34 doanhnghiệp, bán 17 doanh nghiệp, khoán kinh doanh và cho thuê 8 doanh nghiệp, sát nhập 83
Trang 13doanh nghiệp, hợp nhất 44 doanh nghiệp, giải thể 27 và phá sản 2 doanh nghiệp Có 48DNNN được sắp xếp theo các hình thức khác
Năm 2003 có 766 doanh nghiệp được sắp xếp lại (bằng 48% so với kế hoạch).Trong đó có 425 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp được cổ phần hóa, giao 48doanh nghiệp, bán 20 doanh nghiệp, khoán kinh doanh 7 doanh nghiệp, sát nhập 116doanh nghiệp, hợp nhất 46 doanh nghiệp, giải thể 44 doanh nghiệp, phá sản 5 doanhnghiệp và sắp xếp theo các hình thức khác là 55 doanh nghiệp
Như vậy có thể thấy càng về sau, tốc độ cổ phần hóa các DNNN càng được đẩymạnh Hơn nữa, càng về sau quy mô của các DNNN được cổ phần hóa hoặc chuyển đổidưới hình thức khác càng lớn hơn Trước năm 2003, số DNNN cổ phần hóa có vốn trên
10 tỷ chỉ chiếm 7,9% thì năm 2003 là 15% Điều này càng chứng tỏ sự kiên quyết cũngnhư tính nhất quán trong việc thực hiện chủ trương sắp xếp lại các DNNN của Đảng vàNhà nước
2 Tác động của cổ phần hóa đối với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa
Bên cạnh những kết quả về mặt số lượng như đã đề cập ở trên, việc thực hiện chủtrương cổ phần hóa DNNN còn đem lại hiệu quả quan trọng về mặt kinh tế, xã hội.Những kết quả này được thể hiện trong một số đánh giá tổng quát sau: báo cáo của 500doanh nghiệp cổ phần hóa, hiệu quả sản xuất kinh doanh chuyển biến tích cực Xét trêntổng thể, các chỉ tiêu chủ yếu tăng, cụ thể, vốn điều lệ tăng 5-100%, doanh thu tăng60%, lợi nhuận trước thuế tăng 13%, cổ tức trung bình đạt 15,5%
- Về hiệu quả sản xuất :
Trang 14Phần lớn các DNNN sau khi chuyển sang công ty cổ phần đều hoạt động có hiệuquả hơn trước Xét tổng thể trên các mặt doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, tích lũyvốn Qua báo cáo hoạt động của các doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 1 năm, kểcả những doanh nghiệp trước đó bị thua lỗ, thì doanh thu bình quân của doanh nghiệptăng gấp hai lần so với trước khi thực hiện cổ phần hóa, điển hình là Công ty cổ phần cơđiện lạnh Năm 1999, công ty này đạt 178 tỷ đồng, tăng gần gấp 4 lần so với doanh thutrước khi thực hiện cổ phần hóa là 46 tỷ đồng Công ty cổ phần bông Bạch Tuyết năm
1999 đạt 86 tỷ đồng gấp 1,5 lần so với doanh thu trước khi thực hiện cổ phần hóa là 55 tỷđồng năm 1998 Lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng bình quân hơn 2 lần, cổ tức bìnhquân đạt từ 1 - 2%/ tháng Vốn của các doanh nghiệp tăng gần 2,5 lần so với trước khi cổphần hóa (bao gồm cả tích lũy từ lợi nhuận và thu hút thêm vốn đầu tư từ bên ngoài).Nổi bật nhất là Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long An có số vốn tăng 5 lần,Công ty Cổ phần Việt Phong (VIFOCO) có số vốn tăng 2,4 lần Các doanh nghiệp nộpngân sách bình quân, tăng 2 lần so với trước khi cổ phần hóa, điển hình là Công ty Cổphần cơ điện lạnh Thành phố Hồ Chí Minh tăng gần 3 lần, Công ty Cổ phần bông BạchTuyết Thành phố Hồ Chí Minh tăng 2,7 lần Nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệuquả, các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa là những Công ty cổ phần đầu tiên đượcniêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam Điều này không ngừng nâng cao uytín và vị thế của các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa trên thương trường, màcòn chứng minh tính đúng đắn của chủ trương cổ phần hóa DNNN như một biện phápquan trọng để thực hiện sắp xếp lại các DNNN ở nước ta
- Việc làm và thu nhập cho người lao động :
Hầu hết trong các DNNN được cổ phần hóa, việc làm và thu nhập của người lao