II. Nội dung
2015
2.6 Về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ và mô
Tiếp tục duy trì kết quả phổ cập tiểu học và THCS. Phấn đấu đến năm 2010 có 60% số truờng tiểu học, 40% trường THCS và 40% trường PTTH đạt tiêu chuẩn trường chuẩn.
Triển khai chương trình hành động của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 33 NQ/TW của Bộ chính trị về phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kì CNH – HĐH, thành phố triển khai chương trình phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng giáo dục nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của thời kì CNH, HĐH. Từng bước phân luồng học sinh để đào tạo nghề, phấn đấu duy trì tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 PTTH, các trường đào tạo nghề …đạt 100% số học sinh tốt nghiệp THCS.
Phát triển hệ thống trường, lớp để đảm bảo tiếp nhận tất cả học sinh có nhu cầu đến lớp, từng bước triển khai thực hiện chế độ học ngày 2 buổi ở cả 3 cấp học. Đẩy mạnh triển khai xây dựng làng Đại học tại phường Hòa Quý đồng thời cho nghiên cứu mở rộng quy mô diện tích của trường Đại học Đà Nẵng hiện nay.
Xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm khoa học- công nghệ lớn của cả nước. Lấy phát triển khoa học- công nghệ làm động lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Thành phố.
Đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ vào các ngành lĩnh vực nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng KT – XH trên địa bàn thành phố, nghiên cứu
lựa chọn công nghệ tiên tiến, công nghệ thích hợp : đầu tư ít vốn, sử dụng nhiều lao động thu hồi vốn nhanh.
Ưu tiên sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong những ngành và lĩnh vực tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế của thành phố. Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp ngiên cứu ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới, áp dụng phương pháp quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
Hình thành mạng lưới dịch vụ khoa học – công nghệ và chuyển giao công nghệ làm cơ sở cho phát triển thị trường khoa học công nghệ.
Có các giải pháp để bảo vệ môi trường sinh thái, triển khai các dự án trồng rừng, cây xanh, vườn hoa, bãi cỏ, các dự án xử lý chất thải bệnh viện, xử lý nước thải và chất thải rắn.
2.7 Về y tế- dân số và lao động- việc làm- các vấn đề xã hội khác
Tiếp tục đầu tư trang thiết bị chuyên sâu cho các cơ sở y tế, cải cách thủ tục hành chính đi đôi với không ngừng nâng cao y đức cho đội ngũ cán bộ y tế nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Thực hiện tốt các chương trình quốc gia về phòng chống lao, bướu cổ, phong, tiêm chủng mở rộng, phòng chống HIV/AIDS. Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với hành nghề y dược tư nhân.
Thực hiện chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 33NQ/TW của Bộ chính trị, thành phố đang triển khai đẩy mạnh thực hiện xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng hoạt động y tế, xã hội. Thành phố tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh bệnh viện đa khoa 600 giường, bệnh viện lao, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả viện trợ về thiết bị y tế của các nước tài trợ. Đầu tư xây dựng bệnh viện Lao, bệnh viện Y học cổ truyền, giảm tỷ lệ người mắc bệnh lao. Đầu tư xây dựng một số bệnh viện chuyên khoa như tai – mũi - họng, răng – hàm - mặt.
Củng cố các trung tâm dạy nghề và tiếp tục đầu tư kinh phí đào tạo nghề cho đối tượng chính sách, mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề nhằm nâng tỉ lệ người lao động được đào tạo nghề lên 40-45% vào cuối năm 2010.
Tiếp tục thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu với việc xóa đói giảm nghèo, đặc biệt chú trọng công tác XĐGN ở các xã miền núi, phấn đấu không để các hộ thoát nghèo trở lại diện nghèo.
Tiếp tục thực hiện tốt công tác thương binh liệt sĩ, công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công cách mạng, đảm bảo 100% Bà mẹ Việt Nam Anh hùng có mức phụng dưỡng từ 400.000 đồng/1 tháng trở lên; chăm sóc tốt hơn các đối tượng chính sách, hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho cán bộ tiền khởi nghĩa.