QUAN ĐIỂM CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN LỐI SỐNG CON NGƯỜI HUẾ HIỆN NAY

68 8.4K 110
QUAN ĐIỂM CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN LỐI SỐNG CON NGƯỜI HUẾ HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

QUAN ĐIỂM CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN LỐI SỐNG CON NGƯỜI HUẾ HIỆN NAY Tùy theo điều kiện lịch sử của mỗi thời đại mà nổi trội lên vấn đề này hay vấn đề kia. Đồng thời, tùy theo giác độ tiếp cận khác nhau mà các trường phái triết học, các nhà triết học trong lịch sử có những phát hiện, đóng góp khác nhau trong việc lý giải về con người.

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUAN ĐIỂM CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN LỐI SỐNG CON NGƯỜI HUẾ HIỆN NAY Giảng viên hướng dẫn ThS. Thái Thị Khương Sinh viên thực hiện Đặng Thị Sao Lớp: Triết K34 Huế, tháng 5 năm 2014 Lời Cảm Ơn Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Khoa học, Khoa Lý luận Chính trị, đặc biệt là giảng viên - Thạc sĩ Thái Thị Khương đã nhiệt tình hướng dẫn giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tuy đã cố gắng rất nhiều song khóa luận chắc chắc còn nhiều thiếu sót, rất mong quý thầy cô xem xét và góp ý để cho khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn. Huế, tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực hiện Đặng Thị Sao MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 4 6. Đóng góp của đề tài 5 7. Kết cấu của đề tài 5 B. NỘI DUNG 6 CHƯƠNG 1 6 DƯỚI GÓC ĐỘ TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI 6 ĐƯỢC PHẢN ÁNH TRONG NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO 6 1.1. KHÁI LƯỢC SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO 6 1.1.1. Con đường hình thành và phát triển Phật giáo ở Ấn Độ 6 1.1.2. Quá trình du nhập Phật giáo vào Việt Nam 11 1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG PHẬT GIÁO 18 1.2.1. Quan niệm của Phật giáo về cấu tạo con người 18 1.2.2. Quan niệm của Phật giáo về thân thể con người 21 1.2.3. Quan niệm của Phật giáo về bản chất con người 23 1.2.4. Quan niệm của Phật giáo về cuộc đời con người 26 CHƯƠNG 2 30 ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI 30 LỐI SỐNG CON NGƯỜI HUẾ HIỆN NAY 30 2.1. KHÁI LƯỢC VỀ LỊCH SỬ XÃ HỘI HUẾ 30 2.2. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG CON NGƯỜI HUẾ HIỆN NAY 34 2.2.1. Sự tác động của Phật giáo đến đời sống xã hội 34 2.2.2. Sự tác động của Phật giáo đến quan niệm tư tưởng 42 2.2.3. Ảnh hưởng của phật giáo đến phong tục tập quán 51 C. KẾT LUẬN 60 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau như sinh vật học, tâm lý học, đạo đức học, dân tộc học, triết học Song, giải đáp những vấn đề chung nhất về con người như bản chất con người, ý nghĩa cuộc sống của con người, trước hết phải là nhiệm vụ của triết học, bởi vì, đặc trưng của tư duy triết học là sự phản ánh của tư duy con người đối với bản thân mình. Những vấn đề triết học về con người là một nội dung lớn trong lịch sử nhân loại. Đó là những vấn đề: Con người là gì? Bản tính, bản chất con người? Mối quan hệ giữa con người và thế giới? Con người có thể làm gì để giải phóng mình, đạt tới tự do? Đây cũng là nội dung cơ bản của nhân sinh quan - một nội dung cấu thành thế giới quan triết học. Tùy theo điều kiện lịch sử của mỗi thời đại mà nổi trội lên vấn đề này hay vấn đề kia. Đồng thời, tùy theo giác độ tiếp cận khác nhau mà các trường phái triết học, các nhà triết học trong lịch sử có những phát hiện, đóng góp khác nhau trong việc lý giải về con người. Thời kỳ cổ đại, Protagoras cho rằng: “Con người là thước đo của vạn vật” và đặc biệt khi Socrate kêu gọi “Con người hãy tự biết mình” thì khi đó, đối tượng con người, đối tượng gần gũi và thân cận nhất là con người mới được các nhà triết học đương thời chú ý và quan tâm. Ngày nay, con người không chỉ được nghiên cứu như là đối tượng khách quan của nhiều ngành khoa học mà còn trở thành một phần chủ thể góp phần kiến tạo và hình thành nên diện mạo thế giới khách quan. Ở Ấn Độ, con người là “tiểu vũ trụ”, sống chính là nhằm hòa tan cái “tiểu vũ trụ” nhỏ bé vào “đại vũ trụ” rộng lớn như giọt nước hòa vào đại dương mênh mông. Ở Trung Quốc, con người và trời đất là một, xuất phát từ Đạo và cuối cùng cũng quay trở về với cái Đạo của nó. Những điều vừa đề cập ở trên cho ta thấy rằng vấn đề con người được các nhà triết học thời kỳ cổ đại bàn đến là vấn đề trung tâm, xoay quanh việc giải đáp vấn đề xã hội và đề cao chính bản thân con người. 1 Trong thời kỳ phục hưng và cận đại, Bêcơn cho rằng con người là sản phẩm của tạo hóa; Hốpxơ thì quan niệm con người là sự thống nhất giữa tính tự nhiên và tính xã hội. Còn theo Lépnít thì con người được cấu thành từ linh hồn và thể xác; trong quan niệm của Hium, bản thân “con người không là cái gì khác ngoài sự liên hệ hay một chùm các giá trị khác nhau, cái này kế tiếp cái kia, và tất cả chúng nằm trong quá trình biến đổi một cách nhanh chóng lạ kỳ” Ở thời kỳ phục hưng con người là vấn đề trung tâm của triết học, vấn đề con người được nghiên cứu với mục đích nhằm giải thoát con người khỏi xiềng xích chật hẹp mà các tôn giáo thời trung cổ áp đặt cho nó. Triết học Mác - Lênin đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử, đồng thời, khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội; trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa nhưng quan hệ xã hội và con người là sản phẩm của lịch sử. Còn Phật giáo lại tiếp cận vấn đề con người từ góc độ khác. Góc độ suy tư về con người và đời người ở tầm chiều sâu triết lý đối với những vấn đề nhân sinh quan. Kết luận về bản tính Vô ngã, Vô thường và tính hướng thiện của con người trên con đường truy tìm sự Giác Ngộ là một trong những kết luận độc đáo của triết học Đạo Phật. Tìm hiểu về con người, bản chất và mục tiêu giải phóng con người nói chung và theo quan niệm của triết học Phật giáo nói riêng có một ý nghĩa và giá trị rất thiết thực, không chỉ giúp định hướng một nhân sinh quan sống cho mỗi cá nhân mà hơn thế nữa, nó còn giúp chúng ta thực hiện chiến lược phát triển đất nước: Tất cả cho con người và vì con người, ngày hôm nay cũng như cho các thế hệ mai sau. Với những lý do trên nên tôi chọn đề tài “Quan niệm con người trong phật giáo và ảnh hưởng của nó đến lối sống con người Huế hiện nay” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Phật giáo là một đề tài rất rộng, nó khá hấp dẫn và thu hút nhiều người tham gia. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về Phật giáo ở nhiều gốc độ khác nhau. Như: 2 - Nguyễn Đăng Duy (1999), Phật giáo với văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội. - Ngô Văn Doanh và Nguyễn Hùng Hậu (Biên dịch 1990), Phật giáo những vấn đề triết học, TTTL Phật học Việt Nam, Hà Nội. - Nguyễn Hùng Hậu (1996), Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Phật giáo của Trần Thái Tông, Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội. - PGS. PTS Phùng Hữu Phú (Chủ biên1997), Hồ Chí Minh với Phật giáo Việt Nam (1945 - 1969), Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội. - Nguyễn Tài Thư (Chủ biên 1988), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. - Thích Phụng Sơn (1995), Những nét văn hóa của đạo Phật, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam. Ở Đại học Huế cũng có nhiều công trình nghiên cứu về Phật giáo của một số tác giả như: - Lê Cung với tác phẩm “ Phong trào Phật giáo ở miền Nam thời kỳ 1963 - 1964”. - Trần Cao Phong với tác phẩm “Phật giáo Huế với việc hình thành nhân cách con người Huế”. - Hoàng Ngọc Vĩnh với các tác phẩm “Nhân sinh quan của Phật giáo qua góc nhìn lịch sử”; “Chùa Huế và đời sống tinh thần của con người Huế”; “Phật giáo Huế trong đời sống văn hóa xã hội Huế hiện nay” Nhìn chung các đề tài xoay quanh Phật giáo đã có nhiều tác giả nghiên cứu với nhiều gốc độ khác nhau; song, chủ yếu đó là những công trình nghiên cứu về Phật giáo ở phương diện triết học và xã hội nói chung. Trên phương diện con người trong triết học Phật giáo, và ảnh hưởng của nó đến lối sống con người Huế cũng có một số tác giả đã nghiên cứu nhưng còn rất ít. Đề tài là sự kế thừa một số thành tựu nghiên cứu của những người đi trước; đồng thời với thời gian và khả năng hiện có khóa luận tốt nghiệp chỉ bước đầu tìm hiểu một số nội dung cơ bản về lối sống con người Huế dưới tác động của Phật giáo mà thôi. 3 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Mục đích của đề tài là: Bước đầu tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo ở Ấn Độ; sự du nhập Phật giáo ở Việt Nam. Và những tác động của tư tưởng Phật giáo trong đời sống văn hoá, tinh thần con người Huế. - Nhiệm vụ của đề tài là: Lược khảo quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo ở Ấn Độ, và sự du nhập đạo Phật ở Việt Nam. Tìm hiểu quan niệm của Phật giáo về con người. Phân tích và kết luận những giá trị tác động của tư tưởng Phật giáo về con người trong lối sống con người Huế hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghên cứu: - Phân tích, chứng minh và đánh giá triết học về con người được phản ánh trong nhân sinh quang Phật giáo. - Ảnh hưởng của của Phật giáo đối với lối sống con người Huế hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: Phật giáo đối với lối sống con người Huế hiện nay 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài - Cơ sở lý luận Đề tài dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử tư tưởng, về tôn giáo; đường lối chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Kế thừa các kết quả của các công trình nghiên cứu của các tác giả đã nghiên cứu về Phật giáo, nhất là Phật giáo Việt Nam vào việc giải quyết các vấn đề đặt ra của đề tài. - Phương pháp nghiên cứu Đề tài là sự vận dụng của phương pháp: phân tích- tổng hợp; lôgic - lịch sử; thống kê - tổng hợp. 4 6. Đóng góp của đề tài Khóa luận bước đầu nêu lên những tác động của tư tưởng Phật giáo đến lối sống con người Huế hiện nay. Hy vọng rằng khi khóa luận được hoàn thành thì sẽ là tài liệu tham khảo cho sinh viên và những ai quan tâm đến vấn đề này. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài được kết cấu gồm 2 chương, 8 tiết như sau: Chương 1: Dưới góc độ Triết học về con người được phản ánh trong nhân sinh quan Phật giáo. Chương 2: Ảnh hưởng Phật giáo đối với lối sống con người Huế hiện nay. 5 B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 DƯỚI GÓC ĐỘ TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI ĐƯỢC PHẢN ÁNH TRONG NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO 1.1. KHÁI LƯỢC SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO 1.1.1. Con đường hình thành và phát triển Phật giáo ở Ấn Độ Phật giáo ra đời ở Ấn Độ cách ngày nay khoảng 2500 năm. Người sáng lập là Tất Đạt Đa họ Cù Đàm. Ông sinh ra vào ngày trăng tròn tháng Vaisaka mà ngày nay cho rằng là ngày rằm tháng Tư, lấy đó làm ngày Phật Đản. Ông thuộc dòng dõi quý tộc, tộc Thích Ca. Cha là vua Tịnh Phạn, mẹ là hoàng hậu Ma Da, thuộc vương quốc Ca Tì La Vệ (ngày nay thuộc lãnh thổ nước Nêpan). Ông sinh năm 563 tr.CN mất năm 483 tr.CN (có sách ghi 623 - 543, và sinh ngày 08/04). Theo truyền thuyết thì Đức Phật có tới 547 tiền kiếp trước khi đầu thai làm con vua Sakya. Trong những tiền kiếp trước dù ông là con người hay là con vật thì điều đầy lòng từ -bi-hỷ-xả, sẵn sàng hy sinh vì đồng loại. Kiếp gần nhất của ông là con voi trắng 6 ngà. Khi mới sinh ra, Phật có 32 dị tướng (tam thập nhị), 82 đặc điểm phi thường (bát thập nhị chủng hảo) và đã được tiên đoán là thành Hoàng Đế trị vì thiên hạ, nếu không thì cũng là đức Phật cứu nhân độ thế [23;38]. Năm 19 tuổi, ông kết hôn với Da Du Đà La sinh hạ một người con trai là La Hầu La. Năm 29 tuổi ông xuất gia tu hành theo phương pháp khổ hạnh, hành khất về phương Nam.Ông thiền định trong 6 năm, đến mức thân hình gầy yếu chỉ còn da bọc xương, nhưng vẫn không đắc đạo. Ông đã suy nghĩ “ta tu khổ hạnh, ép xác như thế này mà không thấy đạo, thì cách tu của ta chưa phải, chi bằng ta phải theo trung đạo, tức không say mê việc đời, mà cũng không quá khắc khổ ” [23; 38]. Năm đạo sĩ cùng tu hành với Tất Đạt Đa, 6 [...]... BẢN CỦA VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG PHẬT GIÁO Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội; trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội; con người vừa là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử Đó là những quan niệm cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin về con người, vậy Phật giáo có quan niệm như thế nào về con. .. bản chất của con người trong thế giới hiện tượng - Phật tính Ở trên chúng ta đã nói đến bản chất con người trong đời sống hiện tượng chịu sự quy định và đồng thời cũng là hệ quả của Vô minh, mà biểu 25 hiện cụ thể của Vô minh chính là Nghiệp và Luân hồi Tuy vậy, bản chất của con người là Vô ngã nên khả thể của con người có thể chấm dứt chu trình Luân hồi cùng với các phiền não và khổ đau mà nó mang... thường nhấn mạnh đến con đường thực hiện còn khi sử dụng khái niệm Niết 29 bàn, chúng ta thường chỉ đến kết quả của quá trình đó [23;54-56] CHƯƠNG 2 ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI LỐI SỐNG CON NGƯỜI HUẾ HIỆN NAY 2.1 KHÁI LƯỢC VỀ LỊCH SỬ XÃ HỘI HUẾ Thừa Thiên Huế, Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế là vùng đất có lịch sử lâu đời Những phát hiện khảo cổ học gần đây cho thấy rõ dấu vết của người xưa trên mảnh đất này... nhưng xét trong từng hoàn cảnh cụ thể, bản chất con người cũng được biểu hiện nhiều hình thái khác nhau Có lúc con người làm nhiều việc ác, có lúc con người làm nhiều việc thiện Điều ấy chứng tỏ con người tuy không có tự tính cố định nhưng trong mỗi con người điều ẩn chứa hai tự tính là Vô minh tính và Phật tính Nói cách khác, khi con người bắt đầu tham gia vào tiến trình sinh - tử thì con người đã... (người xuất gia tu hành) truyền bá Phật pháp trong thế gian Năm 1193, những người Hồi giáo đã tàn sát tín đồ Phật giáo Ấn Độ, phá hủy các tu viện Phật giáo bị tiêu diệt trên đất Ấn Độ Nhưng thật ra Phật giáo đã suy vong ở đầu thế kỷ IX Nhưng trong thời gian tồn tại của nó, Phật giáo đã từ Ấn Độ truyền bá sang các nước sung quanh, trở thành hệ thống tôn giáo - triết học thế giới, có ảnh hưởng lớn đến. .. Khi nói con người là hợp thể của Danh và Sắc, điều đó có nghĩa con người chỉ được gọi là con người khi có sự tương hợp của hai yếu tố: tinh thần 19 và vật chất Nói cách khác, nói con người được sinh thành thuần túy từ vật chất hoặc từ tinh thần đều là sai lầm; thay vào đó, khi có sự phối hợp hay tương hợp của hai yếu tố này cùng lúc thì khi đó mới có con người Quan niệm về con người là hợp thể của. .. mỗi con người thức dậy 1.2.4 Quan niệm của Phật giáo về cuộc đời con người Quan niệm của Phật giáo về đời người được thể hiện rõ trong Tứ Diệu Đế “Tứ diệu đế” là nội dung chủ yếu là về nhân sinh quan Phật giáo - luận 26 điểm về giải thoát và cứu khổ - Niết bàn - Khổ đế: tất cả những cái có, vốn là tồn tại điều khổ Đau khổ là quá trình tồn tại Đời là bể khổ “nước mắt của chúng sinh nhiều hơn nước của. .. chụi sự quyết định và đồng thời cũng là hệ quả của Vô minh tính nhưng trong con người còn tìm tàng cả Phật tính hay khả năng giải thoát khỏi tiến trình sinh tử đó nên nói bản chất con người song hành tồn tại Vô minh tính và Phật tính - Vô minh tính và vai trò của vô minh tính Vô minh tính là thuật ngữ dùng để chỉ một trong những biểu hiện cụ thể về bản chất của con người trong đời sống hiện thực nhưng... chất của con người Nhưng vì con người có khả năng tu tập và khả năng giải thoát khỏi tấm lưới của Vô minh nên bên cạnh Vô minh tính, con người còn có Phật tính Xét dưới khía cạnh chân đế, Phật tính chính là bản tính thường hằng của con người còn Vô minh tính chỉ là lớp màn của ảo tưởng tạm thời che đi sự sáng suốt của Phật tính Mỗi con người muốn giải thoát thì cần phải tu tập để đánh thức Phật tính trong. .. điểm là giai đoạn thế kỷ X - XIV • Phật giáo Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của 3 tông phái lớn: Thứ nhất là Mật tông: Ra đời từ thế kỷ VII, khi Phật giáo Ấn Độ đã suy yếu và Ấn Độ giáo hình thành Mật tông hình thành từ Phật giáo Đại thừa và các yếu tố bùa chú, pháp thuật thần linh của Ấn Độ Những người tu hành trong tông phái mật tông đã ảnh hưởng lớn đến phật giáo Việt Nam thời nhà Lý với các sư Vạn . vấn đề triết học về con người là một nội dung lớn trong lịch sử nhân loại. Đó là những vấn đề: Con người là gì? Bản tính, bản chất con người? Mối quan hệ giữa con người và thế giới? Con người. ĐỀ CON NGƯỜI TRONG PHẬT GIÁO 18 1.2.1. Quan niệm của Phật giáo về cấu tạo con người 18 1.2.2. Quan niệm của Phật giáo về thân thể con người 21 1.2.3. Quan niệm của Phật giáo về bản chất con người. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUAN ĐIỂM CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN LỐI SỐNG CON NGƯỜI HUẾ HIỆN

Ngày đăng: 03/07/2014, 09:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan