B. NỘI DUNG
1.2.2. Quan niệm của Phật giáo về thân thể con người
Khi phân tích con người, Đức Phật sử dụng khái niệm Ngũ uẩn. Khi quán chiếu quá trình hình thành ra con người, nói đúng hơn là quá trình hình thành Ngũ uẩn, Đức Phật sử dụng khái niệm Thập nhị nhân duyên. Cả hai quan niệm Ngũ uẩn và Thập nhị nhân duyên đều nhằm mục đích nhấn mạnh con người vốn dĩ Vô ngã, tức là không có ngã để thường hằng, thường trụ và bất biến. Tuy vậy, mỗi một khái niệm có một chức năng riêng biệt nhằm nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau. Ngũ uẩn nhằm phân tích sự hiện hữu của con người ở khía cạnh hiện hữu, Thập nhị nhân duyên nhằm chỉ rõ tiến trình sinh thành và hoại diệt của con người. Thập nhị nhân duyên gồm 12 chi là: Vô
minh, Hành, Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Sinh và Lão Tử. Ta cũng có thể tóm tắt quá trình ra đời của một con người theo một cách khác như sau:
Do Vô minh khởi lên làm duyên mà có Hành. Hành là sự dao động của tâm thức, Vô minh khi kết hợp với Hành làm Ý lực tạo tác của tâm thức sinh khởi. Ý lực tạo tác của tâm thức sinh khởi chuyển sinh thành Thức năng. Có Thức nên Nghiệp lực tìm được một chỗ để thoát sinh: hoặc noãn sinh, thai sinh, thấp sinh hoặc hóa sinh. Thức này còn được gọi là Kiết sinh thức hay ý niệm tối sơ, đi vào bào thai để bào thai trở thành một sinh thể. Cái Kiết sinh thức này khi kết hợp với tinh cha huyết mẹ (đối với thai sinh) hay với những chất khác (thấp sinh, hóa sinh...) hình thành nên Danh - Sắc. Đó là một sinh thể trọn vẹn, là giao thoa của tâm lý (Danh) và vật lý (Sắc). Tâm lý và vật lý hòa hợp lẫn nhau biểu hiện ra Lục nhập gồm mắt, tai, mũi, thân, ý. Khi đã có Lục nhập rồi, đến ngày sinh đứa bé thì lục căn tiếp xúc với lục cảnh là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp. Đức Phật gọi là Xúc, nhưng vì ở đây, trẻ từ 1 đến 3 tuổi nên còn hoàn toàn vô tư, không phân biệt tốt - xấu, hay - dở... Từ 4 đến 6 tuổi, khi đó sự tiếp xúc mới nảy sinh phân biệt, mới nhận thấy cái nào đáng ưa, đáng ghét, ... đó gọi là “Xúc duyên Thọ”. Khi có Thọ thì tình cảm luyến ái phát sinh, thích cái mình ưa và muốn tránh cái mình ghét. Ái chính là Thọ đi đến một trạng thái chín muồi, khi Ái phát sinh thì từ Ái này sinh ra Thủ. Thủ có nghĩa là níu kéo và duy trì cái mà mình yêu. Cũng chính Ái và Thủ là động lực để duy trì sự tồn tại, đồng thời cũng chính nó tạo nên tiến trình của tồn tại, vì thế “thủ duyên hữu” chính là như vậy. Khi hữu hình thành thì năng lực tạo Nghiệp hình thành. Vì năng lực tạo Nghiệp mà năng Sinh phát sinh. Vì năng Sinh mà có Lão - Tử.
Theo quan niệm Vô thường thì mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động biến đổi không ngừng, không có cái gì là thường hằng, thường trụ. Sở dĩ vạn vật trong vũ trụ chịu sự chi phối của luật nhân quả. Vô thường có hai loại:
- Sát na vô thường: chỉ sự biến hóa trong từng sát na (1 sát na = 1/1 triệu giây - đây là đơn vị thời gian bé nhất trong Phật giáo) điều có sinh, trụ,
dị, diệt (sinh ra, tồn tại, phát triển và diệt vong).
- Tương trụ vô thường chỉ trong một chu kỳ có 4 tương sinh, trụ, dị, diệt nối tiếp nhau.
Như vậy con người là sự kết hợp của những yếu tố động nên không có gì định hình có thể gọi nó là nó được, và suy cho cùng nó là Vô ngã. Với cách nhìn như vậy, mọi sự vật hiện tượng chỉ là giả danh, không thực, chỉ là giả hợp của Ngũ uẩn mà thành nên nó là hư vong, huyễn hoạt. Đủ nhân duyên hợp lại thì sống, nhân duyên tan ra thì chết. Sống chết chỉ là sự hợp tan của Ngũ Uẩn. Vô thường mà tưởng là thường, Vô ngã mà tưởng là ngã, đó là cái mê lầm lớn nhất của con người.
Phật giáo cho rằng thân thể là gốc của mọi khổ đau (thân vi khổ bản), nhưng nếu không có thân thì lo lắng sợ sệt, nóng giận, dâm dục... thì đâu mà tới được. Mọi sự vật hiện tượng điều là vô thường nên thân thể con người cũng nằm trong quy luật đó, nó cũng Vô thường, hôm nay thấy là còn trẻ vậy mà ngày mai đã thấy già [9; 20,21].