Sự tác động của Phật giáo đến quan niệm tư tưởng

Một phần của tài liệu QUAN ĐIỂM CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN LỐI SỐNG CON NGƯỜI HUẾ HIỆN NAY (Trang 46 - 55)

B. NỘI DUNG

2.2.2. Sự tác động của Phật giáo đến quan niệm tư tưởng

* Về tư tưởng

Tư tưởng hay đạo lý căn bản của Phật Giáo là đạo lý Duyên Khởi, Tứ Diệu Ðế và Bát chánh Ðạo. Ba đạo lý này là nền tảng cho tất cả các tông phái phật giáo, Nguyên Thủy cũng như Ðại Thừa đã ăn sâu vào lòng của người dân Huế.

Ðạo lý Duyên Khởi là một cái nhìn khoa học và khách quan về thế giới hiện tại. Duyên khởi nghĩa là sự nương tựa lẫn nhau mà sinh tồn và tồn tại. Không những các sự kiện thuộc thế giới con người như thành, bại, thịnh, suy mà tất cả những hiện tượng về thế giới tự nhiên như cỏ, cây, hoa, lá cũng điều vâng theo luật duyên khởi mà sinh thành, tồn tại và tiêu hoại. Có 4 loại duyên cần được phân biệt: thứ nhất là Nhân Duyên. Có thể gọi là điều kiện gần gũi nhất, như hạt lúa là nhân duyên của cây lúa. Thứ hai là Tăng Thượng Duyên tức là những điều kiện có tư liệu cho nhân duyên ví như phân bón và nước là tăng thượng duyên cho hạt lúa. Thứ ba là Sở Duyên Duyên tức là những điều kiện làm đối tượng nhận thức, thứ tư là Ðẳng Vô Gián Duyên tức là sự liên tục không gián đoạn, cần thiết cho sự phát sinh trưởng thành và tồn tại.

Luật nhân quả cần được quan sát và áp dụng theo nguyên tắc duyên sinh mới có thể gọi là luật nhân quả của Ðạo Phật, theo đạo lý duyên sinh, một nhân đơn độc không bao giờ có khả năng sinh ra quả, và một nhân bao giờ cũng đóng vai trò quả cho một nhân khác. Về giáo lý nghiệp báo hay nghiệp nhân quả báo của Ðạo Phật đã được truyền vào nước ta rất sớm. Giáo

lý này đương nhiên đã trở thành nếp sống tín ngưỡng hết sức sáng tỏ đối với người Việt Nam có hiểu biết, có suy nghĩ. Người ta biết lựa chọn ăn ở hiền lành, dù tối thiểu thì đó cũng là kết quả tự nhiên âm thầm của lý nghiệp báo, nó chẳng những thích hợp với giới bình dân mà còn ảnh huởng đến giới trí thức. Có thể nói mọi người dân Huế điều ảnh hưởng ít nhiều qua giáo lý này. Vì thế, lý nghiệp báo luân hồi đã in dấu đậm nét trong văn chương bình dân, trong văn học chữ nôm, chữ hán, từ xưa cho đến nay để dẫn dắt từng thế hệ con người biết soi sáng tâm trí mình vào lý nhân quả nghiệp báo mà hành động sao cho tốt đẹp đem lại hòa bình an vui cho con người. Thậm chí trẻ con mười tuổi cũng tự nhiên biết câu: "ác giả ác báo". Chúng phát biểu câu rất đúng hoàn cảnh sự việc xảy ra cho đối phương, hay "chạy trời không khỏi nắng". Mặt khác họ hiểu rằng nghiệp nhân không phải là định nghiệp mà có thể làm thay đổi, do đó họ tự biết sửa chữa, tu tập cải ác tùng thiện. Sống ở đời, đột nhiên những tai họa, biến cố xảy ra cho họ, thì họ nghĩ rằng kiếp trước mình vụng đường tu nên mới gặp khổ nạn này. Không than trời trách đất, cam chịu và tự cố gắng tu tỉnh để chuyển hóa dần ác nghiệp kia. Nguyễn Du đã thể hiện ý này trong truyện Kiều rằng:

“Cho hay muôn sự tại trời Trời kia đã bắt làm người có thân

Bắt phong trần phải phong trần Cho thanh cao mới được phần thanh cao.” Hoặc:

“Có trời mà cũng có ta Tu là cội phúc, tình là dây oan.”

Nếu ta nắm vững nguyên tắc nhân quả nghiệp báo như trên, thì chúng ta có thể chuyển nghiệp ngay trong hiện kiếp. Cái đích của việc chuyển nghiệp, tái tạo cá nhân là đến được trí tuệ tối hậu. Khởi đầu của việc chuyển nghiệp là bắt đầu thay đổi hành nghiệp thiện và ác từ ba nghiệp Thân, Khẩu và Ý của chính mỗi cá nhân. Chứ không ngồi một chỗ tưởng tượng đến những kết quả tốt đẹp sẽ đến với mình. Từ những hành nghiệp thiện, giảm bớt điều

ác, dần dần ta sẽ chuyển hóa và tạo cho ta có một cuộc sống yên vui cho hiện tại và mai sau [15;23,24].

Trong phát huy sức mạnh khối đoàn kết toàn dân, về tôn giáo là “thực hiện nhất quán chính sách tôn giáo của Đảng, tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng. Vận động các tín đồ và các vị chức sắc tôn giáo làm tròn nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc, sống “tốt đời đẹp đạo”, phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa và đạo đức tôn giáo trong xây dựng cuộc sống mới. Kiên quyết đấu tranh với những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, đội lốt tôn giáo để làm trái pháp luật, chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chống phá chế độ Xã hội chủ nghĩa.”[6; 70]. Phong trào xây dựng nếp sống mới, đạo đức lối sống mới Xã hội chủ nghĩa trong mọi tầng lớp dân cư đã xuất hiện nhiều gương điển hình tốt trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đã có nhiều địa phương và cơ quan chính thức đăng ký và được công nhận là làng văn hóa.

Trong tính nhất quán đó, sau đổi mới và nhất là từ khi Huế được công nhận là Di sản văn hóa của nhân loại, Nền văn hóa Huế, văn hóa tinh thần Huế không thể thiếu vắng sự chung tạo của Phật giáo Huế. Phật giáo Huế đã có bề dày gắn quyện với con người Huế. Cuộc sống trên mọi phương diện cả vật chất lẫn tinh thần của con người Huế luôn chịu ảnh hưởng sâu sắc của triết lý sống đạo Phật.

Hiện nay, Phật giáo Huế có sự chấn hưng rất rõ rệt. Lượng du khách trong và ngoài nước đến vãn cảnh chùa cũng ngày một đông hơn, nhiều hơn. Chùa Huế có sức hấp dẫn, cuốn hút du khách không chỉ vì khi đến viếng chùa lòng người đã phải trong sáng, lắng đọng tâm hồn để chiêm ngưỡng cảnh chùa và trầm tư về quá khứ. Chùa Huế hấp dẫn thu hút du khách chính là ở chỗ sau bao thăng trầm của lịch sử, chùa Huế vẫn bảo lưu được nét cổ kính, trầm mặc và thanh thoát. Chùa Huế kiến trúc theo lối nhà vườn: Cổng tam quan cổ lầu hai tầng, các điện thờ bố trí theo hình chữ khẩu. Các cao tăng khá thông hiểu về nhiều lĩnh vực, giáo lý uyên thâm và nhất là rất uyên thâm về lịch sử hình thành danh lam thắng tích theo dòng thời gian của mỗi ngôi chùa nên

thuyết minh và giải đáp thắc mắc cho du khách rất thỏa đáng, cho dù có nhiều vấn đề liên quan đến giáo lý, kinh điển nhà Phật và triết học phương Đông.

* Tư tưởng và tín ngưỡng Phật giáo tồn tại với nhiều mức độ khác nhau ở các lớp người khác nhau trong cư dân Thừa Thiên Huế.

Cũng là Phật giáo nhưng tính cách của con người Phật tử ở mỗi vùng một khác, chẳng hạn vùng Hà Bắc, Hải Hưng thì nhẹ nhàng, thanh thoát, vùng Thừa Thiên Huế thì nề nếp, chặt chẽ, vùng thành phố Hồ Chí Minh thì tự nhiên, thoải mái. Cũng là Phật giáo, nhưng là người trí thức thì nặng về trí tuệ trong học thuyết, người làm nghề buôn bán thì nặng về tính thực dụng, vụ lợi, mê tín, v.v..” [21; 228, 229]. Ở Thừa Thiên Huế cũng vậy, tư tưởng và tín ngưỡng Phật giáo tồn tai với nhiều mức độ khác nhau ở các lớp người khác nhau trong dân cư.

Cho đến nay, "Gia đình Phật tử" có ảnh hưởng sâu rộng trong cư dân Thừa Thiên Huế, đặc biệt là đối với thanh, thiếu niên. Tổ chức “Gia đình Phật tử” là sự thống nhất của các tổ chức “Gia đình Phật hóa phổ”, “Đoàn Đồng Ấu Phật tử”, “Đoàn Phật học Đức Dục”... ra đời tại Huế vào tháng 6 năm 1947 theo sáng kiến của Bác sỹ cư sỹ Lê Đình Thám và theo quyết định của Ban trị sự “ Hội Phật học Trung Việt “. “Gia đình Phật tử” hoạt động mạnh ở Thừa Thiên Huế, sau đó lan rộng ra cả nước trong những năm 50, 60, 70 của thế kỷ XX. Là một tổ chức đoàn thể của Phật giáo, “Gia đình Phật tử” xây dựng dựa trên niềm tin đối với Đức Phật và thâu nhận tất cả mọi người ở tất cả mọi giai cấp, tầng lớp xã hội, không phân biệt gái trai, giàu nghèo. Mục đích của“Gia đình Phật tử” là đào luyện thanh, thiếu niên Phật tử thành những Phật tín đồ chân chính vừa am hiểu Phật pháp, vừa góp phần xây dựng xã hội với tư cách là những công dân tốt. Cũng có ý kiến cho rằng, “Gia đình Phật tử” dựa trên thế giới quan duy tâm, nên hoạt động của họ là yếm thế, không cách mạng. ý kiến này có lý nhưng chưa hoàn toàn chính xác. Thế giới quan của “Gia đình Phật tử” là duy tâm nhưng họ hoạt động theo phương châm tu Bi -Trí - Dũng theo quan niệm của Phật, sống bình đẳng, bác ái, có trí tuệ, có

dũng khí để đạt tự do tự tại ngay tại trần thế chứ không phải chủ yếu là thế giới bên kia.

Tổ chức “Gia đình Phật tử” có nội quy với 4 chương và 18 điều đã được thông qua tại Đại hội “Gia đình Phật tử” năm 1951. Theo nội quy này, mỗi “Gia đình Phật tử” có người đứng đầu gọi là huynh trưởng. “Gia đình Phật tử” lại chia thành hai phái nam và nữ. Mỗi phái lại chia thành các ngành theo lứa tuổi: Dưới bảy tuổi gọi là ngành Oanh vũ ; Từ bảy tuổi đến mười ba tuổi gọi là ngành Thiếu; Trên mười ba tuổi gọi là ngành Thanh. Ngành Oanh vũ còn được chia theo Đàn; Ngành Thiếu nam được chia theo Đội, mỗi Đội có từ 6 - 8 người; Ngành Thiếu nữ được chia theo Chúng, mỗi Chúng cũng có từ 6 - 8 người. Huynh trưởng của “Gia đình Phật tử” luôn được gọi là Anh (Chị) cho dù người đó có thể 100 tuổi. Ở mỗi Ngành, Đàn, Đội, Chúng đều có quy định về y phục và phù hiệu riêng. Huynh trưởng có chương trình đào tạo riêng theo bốn cấp: Tập, Tín, Tấn, Dũng.

Về Phật học, “Gia đình Phật tử” quy định rất cụ thể từng chương trình phù hợp với từng đối tượng cả về Pháp, Phật và Tăng. Hoạt động xã hội của “Gia đình Phật tử” rất phong phú như cắm trại, Dã ngoại, Tìm dấu đường, Dịch moóc, Hoạt động từ thiện, Hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái, Dạy nữ công gia chánh, Hoạt động văn thể mỹ, Hoạt động hướng đạo v.v. Các hoạt động trên được tổ chức khá chặt chẽ, thường xuyên và rất tự giác ở các Chùa, các Khuôn hội ở Huế.

“Gia đình Phật tử” không chỉ thu hút đông đảo thanh, thiếu niên ở các địa phương, mà còn thu hút khá đông sinh viên và trí thức Huế tham gia sinh hoạt. Lý giải về sự thu hút của “Gia đình Phật tử” đối với thanh, thiếu niên Huế hiện nay có thể dẫn mấy lý do sau:

- Thứ nhất, Nhân dân Huế dù không quy y Phật, nhưng sống theo đạo đức nhà Phật là đa số. Sinh hoạt “Gia đình Phật tử” cũng là một nếp sống khá quen thuộc của bộ phận lớn cư dân Thừa Thiên - Huế.

đồng nguyên khỏi các khuôn viên chùa, chí ít cũng là trong chánh điện. Phật giáo Huế không tin ở thần thánh, chỉ tin ở tâm Phật. Phần đông các thành viên của “Gia đình Phật tử” nếu không quan hệ họ hàng thì cũng quan hệ xóm phường với nhau. Trên thực tế “Gia đình Phật tử” sinh hoạt mang tính chất gia đình thường quy tụ thanh, thiếu niên sinh sống xung quanh một chùa hoặc một khuôn hội.

- Thứ ba, tuy hiện nay vẫn còn những đối trọng trong nội bộ “Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên - Huế”, nhưng về cơ bản Phật giáo Huế vẫn luôn đặt sự tồn tại của mình trong sự tồn tại của dân tộc, đặt lợi ích của dân tộc trên lợi ích của giáo hội. Những tu sỹ chân chính luôn nêu cao đường hướng “Đạo pháp - Dân tộc - XHCN”.

- Thứ tư, hiện nay thanh thiếu niên đang sống, lao động, học tập và nghiên cứu khoa học khá căng thẳng, họ rất cần có những hoạt động giải trí bổ ích không nặng nề về nguyên tắc. Dĩ nhiên là không thể bỏ qua tính tổ chức với những nội quy, quy chế nhất định, nhưng tính nguyên tắc cứng nhắc trong các hoạt động Đoàn và Hội của một số các cơ sở đã không thu hút được thanh thiếu niên. Mặt khác thanh, thiếu niên ở các phường, xã nhất là ở nông thôn hiện còn rất thiếu sân chơi, hoạt động Đoàn, Hội thậm chí còn yếu, mang tính hành chính. Vì thế thanh, thiếu niên tham gia sinh hoạt “Gia đình Phật tử” vừa như một tín đồ tôn giáo, lại vừa như là tham gia một sân chơi giải trí.

- Thứ năm, sinh hoạt của “Gia đình Phật tử” thường xuyên, phong phú phù hợp với nhiều đối tượng, đậm tình thương yêu, bình đẳng. Sinh hoạt này, tuy nội dung là truyền bá giáo lý đạo Phật nhưng hình thức lại nhẹ nhàng cuốn hút bằng các sinh hoạt xã hội hợp tâm lý với nhiều lứa tuổi khác nhau, nhất là với thanh, thiếu niên. Hoạt động Đoàn, Hội ở địa phương thường phải là các thanh niên phải cư trú tại địa phương. Các thành viên tham gia “Gia đình Phật tử” lại bao gồm không chỉ thanh, thiếu niên phải sinh hoạt hành chính tại địa phương mà cả thanh, thiếu niên cư trú tại địa phương nhưng hoạt động Đoàn, Hội ở những đơn vị khác. Mặt khác, thời gian tổ chức sinh hoạt “Gia đình Phật tử” lại thường là thứ bảy và chủ nhật nên khá thuận lợi cho

thanh, thiếu niên mà đặc biệt là lực lượng thanh niên là sinh viên của các trường Đại học và Cao đẳng cùng nơi cư trú có điều kiện tham gia.

Cùng với sự chuyển mình của đất nước từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, suốt 22 năm qua trên mọi mặt sản xuất và hoạt động xã hội của Thừa Thiên Huế, ở đâu chúng ta cũng tìm thấy bàn tay khối óc, tấm lòng của bà con Phật tử góp phần vào sự nghiệp chung trong tinh thần và truyền thống gắn bó giữa Đạo Phật với dân tộc. Về thăm xí nghiệp xì dầu Lá Bồ Đề, những cơ sở sản xuất hương, may mặc, thêu ren ở một số Chùa, gặp gỡ những Phật tử sản xuất giỏi trong phong trào khuyến nông nuôi tằm, chúng ta không những vui mừng bắt gặp những bộ mặt thanh thãn, tinh thần cần cù, chịu thương, chịu khó trong lao động, trong sản xuất, mà còn tìm thấy ở nơi đây sự nghiêm túc chấp hành mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong tinh thần muốn yên ổn làm ăn, muốn cùng toàn dân góp phần vào sự giàu mạnh của đất nước. Hàng nghìn thanh niên gia đình Phật tử Huế và một số tăng sộ các chùa đã hăng hái lên đường làm nghĩa vụ quân sự, là một minh chứng cho Phật giáo gắn bó với dân tộc như lời mở đầu của “Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam” đã tuyên bố “Phật giáo đặt sự tồn tại của mình trong sự tồn tại của dân tộc, chứ không đặt mình như một nguyên vị cá biệt”.

Người dân Huế, không những ở đô thị, mà những người dân vạn đò cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của đạo đức nhà Phật. Trước đây họ cứ mặc nhiên đánh bắt cá một cách bừa bãi, khi có tín ngưỡng Phật giáo, với sự tiếp xúc với người trên đất liền, người dân vạn đò cũng tự phát làm theo và có khi họ tự cho mình là tín đồ Phật giáo. Họ thực hành đạo theo cách của mình. Theo “Ngũ giới“ của Đạo Phật thì dân vạn đò đã phạm vào “giới sát“, đó là điều không thể tránh khỏi do kế sinh nhai của họ. Dần dà, cư dân ở các vạn chài hiểu ra, họ ngưng đánh bắt cá, tôm trên sông vào các ngày Rằm hoặc mồng Một. Và đặc biệt có nhiều người dân vạn đò cũng đã ăn chay vào các ngày này.

Một phần của tài liệu QUAN ĐIỂM CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN LỐI SỐNG CON NGƯỜI HUẾ HIỆN NAY (Trang 46 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w