Sự tác động của Phật giáo đến đời sống xã hội

Một phần của tài liệu QUAN ĐIỂM CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN LỐI SỐNG CON NGƯỜI HUẾ HIỆN NAY (Trang 38 - 46)

B. NỘI DUNG

2.2.1.Sự tác động của Phật giáo đến đời sống xã hội

Nói đến “Huế”, không phải nói đến thành phố Huế, nơi có kinh đô nhà Nguyễn (1802-1945) đóng ngày xưa; mà có lẽ ta nên nghĩ rằng khái niệm Huế là chỉ cả phần đất Ô Châu ngày cũ, tức là Hóa Châu đời Trần mà nay gọi là “ tỉnh Thừa Thiên Huế”. Một bằng chứng rất đơn giản là một người dù ở vùng nào trong tỉnh Thừa Thiên đến miền Bắc hay ở miền Nam, thì người ta thương gọi là người Huế, tiếng Huế, giọng nói Huế...

Vậy, nói đến những đóng góp của Phật giáo Huế đối với xã hội thì không chỉ nói đến công tác từ thiện như cho thuốc miễn phí, lập viện nuôi trẻ mồ côi... mà chúng ta cần phải nói đến những đặc trưng của Phật giáo Huế đã đóng góp với xã hội là: những đóng góp thuộc phạm trù nhân văn qua tiến trình thời gian để hình thành “con người Huế” gồm có tâm thức, tình cảm, nếp sống thường nhật, và thế ứng xử của người Châu Hóa ngày xưa và người Huế hiện nay.

Từ đời nhà Lý, nhất là vào đời nhà Trần (1306) đã có người Đại Việt vào ở xứ “Ô châu ác địa” này. Mãi đến đời nhà Hậu Lê, cách đây gần thế kỷ rưỡi về sau, ông Lý Tử Tấn còn đưa ra nhận xét về dân Thuận Hóa: “Dân vùng này nhiễm tục cũ của người Chiêm, tính hung hãn, quen khổ sở, triều trước dùng họ để ngừa người Chiêm”. Thế nhưng trải qua vài ba trăm thế kỉ nữa, trên vùng

đất Châu Hóa xưa dần dần đã hình thành một mẫu người: “Đàn ông thì nhanh nhã mà cương cường, đàn bà thì mềm mại uyển chuyển khéo tay”.

Lại còn những đóng góp thuộc phạm trù văn hóa nghệ thuật: một cảnh chùa Huế là một “cảnh nhà vườn”. Đến chùa là có màu xanh của thiên nhiên của cây cảnh; vườn chùa không bao giờ hỗn độn. Từng vùng, từng khoảnh, ở đâu ra đó phân minh. Màu xanh ở vườn chùa Huế và cảnh chùa Huế tạo môi trường sinh thái rất hấp dẫn. Trong cuộc sống hằng ngày của lớp nhà Nho xưa ở Huế, có biết bao thơ văn của lớp nhà Nho đã nói về cảnh chùa, như Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) là bài “Tam thai thính triều”, “Thiên Mụ hiểu chung”, đại thi hào Nguyễn Du (1766-1820) hoặc các danh sĩ Bắc Hà như Phan Huy Ích (1750-1822) có bài “Kinh Thiền Lâm phế tự”, “Xuân để kỷ sự”; lại các vua Minh Mạng (1820-1840), Thiệu Trị (1841-1847) là bài “Giác hoàng phạn ngữ”; gần đây nhất có Ưng Bình Thúc Gịa Thị (1877-1961) đều có những bài thơ hay nói về cảnh chùa Huế. Nếu nói về nghệ thuật, thì thơ văn cũng là một môn nghệ thật cao quý, bởi “cầm kì thi họa” vốn là những môn nghệ thuật tao nhã của Phương Đông ngày trước.

Rồi trong cách uống nước trà, cách chơi hòn non bộ của các nhà Nho xưa ở Huế, tinh thần Phật giáo vẫn hiện ra rõ ràng. Nhất là trong thú chơi hòn non bộ. Mỗi hòn non bộ đặt trong bể cạn, thì bao giờ cũng có chiếc cầu nhỏ, một ngọn tháp đặt trên mấy ngôi nhà nhỏ xinh xinh dưới chân núi, mà các nhà Nho thường gọi là cảnh “sơn, thủy, tùng, đình”. Ngọn tháp và ngôi nhà nhỏ bé ở hòn non bộ, chính là một cảnh chùa ở chân núi xa vậy. Bởi vì Phật Giáo thì ở đâu cũng có hình ngọn tháp cao nhiều tầng như vậy? Một cái tô sứ cổ nước men xanh nhẹ của hang Thanh Ngọc vẽ cảnh Chùa Thiên Mụ với bài thơ “Thiên Mụ hiểu chung”; một dĩa xứ vẽ cảnh chùa Tháp Duyên với tháp Điều Ngự trên núi Thúy Vân có hai câu thơ minh họa. Trong các bức gương ở cung đình huế, ở các bức tranh thêu, tranh khảm thì cảnh chùa Thiên Mụ vẫn là đề tài quen thuộc.

chạm ở chùa Thiên Hưng, những hoa văn chạm trổ hình chuông chùa, ở bia lịch sử chùa tháp như chùa Thiên Mụ, chùa Thánh Duyên là những đóng góp về nghệ thuật Huế rất lớn. Những biểu tượng thuộc Phật giáo đã đi vào nghệ thuật Huế. Khi nghiên cứu “Mỹ thuật ở Huế” ông L.Cadiere và ông Bushell đã nói nhiều về nghệ thuật Huế như thế nào. Bánh xe có những ngọn lửa cháy xung quanh; con ốc bể; con cá gáy có đủ đầu, vây, vẩy và đuôi tòe ra là mô- típ mỹ thuật chỉ có ở Phật Giáo Huế mới có. Ông L.Cadiere còn cho rằng đường tua vân kiên của ngành mộc đóng trước mái nhà để che các đường rui cũng “gợi hình ảnh xa xa của ngọn lá bồ đề”, “hoa sen thì trước hết đã xâm nhập vào sự trang trí có liên quan đến đạo Phật. Hoa sen cách điệu theo một cách đặc biệt gợi lại hình ảnh đài sen Đức Phật tọa”. Đặc biệt là cái trái bầu hồ lô xây ở giữa lườn nóc tại các nơi chùa chiền và trên cung điện của nhà vua. Ngoài ra, người ta còn thấy ở chính giữa lườn nóc tại các ngôi chùa Huế thường trình bày “mặt nã” đội Pháp luân có 8 tăm hoặc 12 tăm; hoặc đội hình chữ A của tiếng Phạn, viết như số 31 thì hình này chính là huy hiệu của Phật Giáo Việt Nam có từ năm 1951.

Một phạm trù khác là phạm trù xã hội. Phật giáo Huế đã đóng góp những sự kiện đánh chú ý sau:

- Về học vấn: ngày trước khi thời chữ Nho còn thịnh, mỗi chùa Huế là một trường học để đào tạo Tăng sinh. Trong số đó Tăng sinh có người tinh tấn tu hành thì trở nên các bậc cao Tăng làm rạng Pháp đăng ở Thuận Hóa; có người chưa đủ cơ duyên, sau khi học một thời gian thì sẽ hoàn tục. Tuy hoàn tục nhưng họ cũng đã hấp thụ ít nhiều tư tưởng nhận thức của cửa Thiền và truyền bá ít nhiều cho người dân. Cho dù chính bản thân họ không làm được nhưng thông qua lời nói thì người dân lại trở nên có phong cách sống thuần nhã hơn. Chùa Diệu Đức đã đào tạo ra hàng ngàn vị tỳ kheo ni tài ba, đức độ cho Phật giáo Huế và Phật giáo toàn miền Trung.

Từ năm có cuộc chấn hưng Phật giáo, cũng đã có nhiều tác động về học vấn chữ quốc ngữ trong dân gian. Đến khoảng năm 1952, khi Ngài Trí Thủ đặt

viên đá đầu tiên để xây dựng trường Trung Học Bồ Đề Thành Nội Huế, thì phật giáo Huế đã mạnh dạn và rất thực tiễn trong việc đào tạo học sinh Huế, nâng đỡ các em không vào trường công được khỏi thất học bậc cao hơn. Về sau có trường Bồ Đề Hửu Ngạn, trường Bồ Đề Hàm Long... Ngoài ra, trước đây có nhiều trường Mần Non Lâm Tỳ Ni có xe đưa đón các em từ nhà đến trường.

Hiện nay, Phật giáo Thừa Thiên Huế đã có được hai trường Mầm Non được ủy ban thành phố Huế công nhận với danh hiệu chính thức là trường Mầm Non tư thục. Đó là Trường Mầm Non tư thục Quản Tế và Trường Mầm non tư thục Phước Vân. Cả hai trương có khoảnh 300 em nhỏ được chăm sóc dậy dỗ theo đúng chương trình nhà nước.

- Về báo chí, văn hóa: Báo chí là cơ quan hoằng Pháp có lợi lạc nhiều; năm 1932 An Nam Phật Học Hội ra đời đến năm 1933 Hội đã có Viên Âm nguyệt san được xuất bản để làm cơ quan ngôn luận và hoằng Pháp. Ngoài phần dịch và chú giải các Kinh, Luật, Luận thì trong nguyệt san này đã có những bài viết về vấn đề bài trừ mê tín dị đoan, hoặc nghị luận để chấn chỉnh những điều sai trái trong xã hội, và hướng dẫn người đọc theo về con đường chánh tín. Báo này truyền bá rất mạnh đến cả hai miền Nam - Bắc. Năm 1946 tình hình xã hội ở Huế cũng như toàn quốc đã đi vào giai đoạn xáo trộn, chao đảo thế nhưng trong tình hình lúc đó, thầy Mật Thể và một số thanh niên Tăng cũng đã nổ lực ra báo Giải Thoát. Báo có tiêu đề nêu rõ chủ đích là “Cơ quan nghiên cứu và áp dụng đạo Phật vào đời sống Huế mới”. Năm 1947, dân chúng Huế tản cư tán loạn về các miền nông thôn để tránh giặc Pháp mọi sinh hoạt có phần ngưng truệ. Thế nhưng cư sĩ Tráng Đinh và các đạo hữu bạn ông vẫn nổ lực ra Phật Giáo văn tập để hướng dẫn người tu học Phật Pháp trong hoàn cảnh vô cùng nhiễu nhương của thời thế lúc đó. Năm 1950 Viên Âm nguyệt san cơ quan hoằng Pháp của Việt Nam Phật học hội được tục bản, do cư sĩ Chơn An Lê Văn Định làm chủ nhiệm. Tất cả những bài báo đều có khuynh hướng áp dụng và cái cách Phật giáo Huế cho phù hợp với giai đoạn mới, khi dân trí đã cao, khoa học đã tiến bộ, nhất là góp phần cùng các tờ báo

khác của nhân dân xứ Huế đẩy mạnh tinh thần dân tộc độc lập, kiên quyết đánh đổ ngoại ban; phục hưng văn minh, văn hóa, tôn giáo truyền thống của dân tộc. Năm 1965, Liên Hoa nguyệt san cơ quan hoằng Pháp của Giáo Hội Tăng già Trung Việt ra đời. Báo do Hòa thượng Đôn Hậu chủ nhiệm, hòa thượng Đức Tâm chủ bút đã quy tụ đông đảo thành phần trí thức ở Huế cộng tác.

- Về giao tiếp: Nếu như người Nam Bộ cởi mở, không cần các nghi thức cầu kì, thoải mái, người dân Bắc Bộ thường chú ý đến nghi thức trong giao tiếp, thì người Huế trong ứng xử lại không quá ồn ào, không lạnh lùng mà vừa phải, đằm thắm, sâu lắng. Người Huế tình cảm chân thành, sâu sắc, hiếu khách, nhưng tất cả những sắc thái tình cảm đó được thể hiện một cách chừng mực đến mức độ vừa đủ, không quá vồn vã nhưng cũng không thờ ơ, lạnh nhạt. Thậm chí khi có mâu thuẫn họ cũng không to tiếng la mắng, quát tháo, xung đột gay gắt như người miền Bắc hay người miền Nam mà nhẹ nhàng hơn, hòa nghị hơn (nhưng cứng rắn), họ hay sợ làm mất lòng người khác. Chẳng hạn nếu đi trên đường nhỡ quẹt xe vào nhau người miền khác có thể trợn mắt la lối, thậm chí đòi đánh nhau thì người Huế chỉ hỏi thăm nhau, nhắc nhở nhau,...

- Về thẩm mĩ, ẩm thực: Trong may mặc: Người Huế không thích chọn những màu có sắc thái mạnh, quá sặc sỡ. Hay khi chọn hoa văn trên áo dài, người phụ nữ Huế không thích loại hoa to, hoa tương phản, sặc sỡ, mà thích loại hoa nhỏ, điểm một vài bông đậm hay nhạt hơn nền áo một chút. Người Huế thích mặc trang phục kín đáo, nghiêm túc, thùy mị. Chiếc áo dài Huế là một biểu hiện khá rõ nét của tính vừa phải. Áo dài Huế không ngắn như áo dài Sài gòn, nhưng cũng không quá dài như kiểu áo Hà Nội.

Đường xẻ của áo không cao đến mức hở hang nhưng cũng không quá bịt bùng đến không thể hiện được nét duyên dáng của cơ thể.

Trong ăn uống: Mùi vị thấm đậm vừa miệng, không nhạt như người miền Bắc, không ngọt như người miền Nam. Cách bày trí: gọn, đẹp và nhỏ nhắn từ những mẫu thức ăn đến chén bát sử dụng. Chẳng hạn vào một quán

ăn, nếu ở Đà Nẵng, Hà Nội, Sài Gòn người ta sử dụng một cái bát thật to, thức ăn để từng miếng lớn, còn ở Huế lại dùng cái tô, cái bát nhỏ nhắn, thức ăn được thái nhỏ hơn, gọn hơn cho vừa chỉ một miếng ăn. Vì thế nếu người ở các xứ khác đến Huế khi ăn cảm thấy vì cái gì cũng nhỏ, “không đủ đô”, còn người Huế đi các nơi khác thấy nhiều, “to khó ăn”. Người Huế hay ngại ngùng, bẽn lẽn ngay cả trong ăn uống. Món chè Huế ngọt vừa phải chứ không ngọt lịm như nhiều nơi khác.

Trong âm nhạc: Điệu hò mái nhì của Huế cũng thể hiện sự ảnh hưởng của Phật giáo, nó hơi buồn nhưng không tới mức bi ai, quá sầu muộn. Nó không ồn ào như nhạc của phương Tây. Điều này phù hợp với tâm hồn và tính cách của người Huế.

Trầm tĩnh, điềm đạm cũng là một nét của Phật giáo ăn sâu vào con người Huế. Con người Huế có thể đạp xe đi thong thả, không vội vàng trên đường phố, nếu gặp trời mưa họ vẫn từ từ thản nhiên tiến bước hoặc hơi nhanh chân một tí nhưng không chạy ào như người những nơi khác.

-Về mặt văn hóa: Phật giáo Huế hiện nay còn có Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán. Trung tâm này ra đời muộn màng, sau một cuộc đấu tranh đầy gian khổ, hy sinh, mất mát trong pháp nạn 1963, và thời gian tiếp theo của các chế độ “Diệm không Diệm” cho đến trước 1975, nghĩa là từ khi Ngô triều thực hiện sự đàn diệt Phật giáo, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc vào năm 1963 cho đến khi đất nước hoàn toàn giải phóng vào năm 1975. Thế nhưng...tuy cảnh trí đẹp, thuận tiện; nằm bên bờ sông Hương một cách khiêm tốn, và được xây dựng từ năm 1973, nhưng chưa gặp thuận duyên, cho nên đến tháng 3/2002 mới bắt đầu sinh hoạt đều đặn, trước mặt tiền của ngôi nhà Trung tâm có một pho tượng Quan âm bằng đồng, tác giả pho tượng này là một nhà điêu khắc nổi tiếng: ông Lê Thành Nhơn (1949-2002). Ông cũng là tác giả pho tượng đồng rất lớn diễn tả khuôn mặt nhà cách mạng Phan Bội Châu, hiện đặt tại vườn trước nhà thờ cụ Phan ở cạnh chùa Từ Đàm. Pho tượng Quán

Thế Âm ở Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, biểu đạt cảm nghĩ theo nghệ thuật mới, mà ít gợi được ấn tượng tình cảm tôn giáo Đông Phương.

Trung tâm Văn hóa Phật Giáo Liễu Quán cũng đã lập được nhiều tủ sách, Kinh Phật, bằng chữ Việt và bằng chữ Hán; các thứ sách nghiên cứu về đạo Phật viết bằng nhiều thứ tiếng như Việt, Pháp, Anh, Hán; các tạp chí Phật giáo như Viên Âm nguyệt san, Liên Hoa nguyệt san, và nhiều văn vật, nhiều tài liệu có liên quan đến Phật Giáo Huế. Đây cũng là nơi mà Ban Văn hóa Phật giáo thuộc Giáo Hội Phật Giáo Thừa Thiên Huế thường tổ chức những buổi họp để bàn về các Phật sự thuộc phạm vi sinh hoạt của Ban Văn hóa, và cũng là nơi để nhiều đạo hữu thường đến để uống trà, cùng nhau mạn đạm với nhau, hoặc với chư Tăng, một vài vấn đề về văn hóa, văn nghệ có liên quan đến Phật giáo xứ Huế, trong không khí đầy Thiền vị của một Trung Tâm Văn hóa Phật giáo của Cố đô yên tĩnh thơ mộng. Cũng có một nhà nghiên cứu đến đây để có được không khí yên tĩnh mà ngồi soạn sách. Cho nên, hiện nay Trung tâm Văn hóa Phật Giáo Liễu Quán đã được đông đảo nhân dân Huế biết đến và lưu ý.

- Về y tế: Phật giáo, tự căn bản là một khoa y dược để chữa cho chúng sinh nói chính xác là cho con người, thoát khỏi bệnh khổ. Trong Phật giáo nói chung và Phật giáo Huế nói riêng có thờ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật và nhất là cây đèn Dược Sư có 49 ngọn. Kể từ thời Ngài Đạo Minh Phổ Tịnh được bà Hiếu Khương Hoàng Thái Hậu cung thỉnh ra làm Trụ trì chùa Báo Quốc, mà trở lui cho đến trước năm 1932 là năm An Nam Phật Học Hội ra đời, thì Phật Giáo Huế đã hình thành dược một nền giáo dục riêng tại các chùa mà ta có thể gọi là nền giáo dục Phật giáo Huế. Trong nền giáo dục này, chư tôn thiền đức đã đặt nặng vấn đề tu học bằng trí tuệ phải cân bằng với việc lao động chân tay, vệ sinh thân thể. Bằng chứng là các Ngài ở hang chử “Đạo” tại tổ đình Thuyền Tôn đã thực hiện điều này. Phật giáo là một tôn giáo từ bi, nhất là Phật Giáo Đại Thừa, luôn luôn thực hành “Bồ Tát hạnh”. Bố thí, cứu người khi hoạn nạn lúc đói khổ, lúc bệnh tật, là nhiệm vụ chính

của người Phật tử nói theo nghĩa rộng. Cho nên từ trước đến nay, từ năm 1952 Phật giáo Huế đã có bệnh xá Từ Đàm, có Y, Bác sĩ khám bệnh cho dân và cấp thuốc miễn phí. Cũng nằm trong phạm vi y tế Phật Giáo Huế còn mở thêm

Một phần của tài liệu QUAN ĐIỂM CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN LỐI SỐNG CON NGƯỜI HUẾ HIỆN NAY (Trang 38 - 46)