Quan niệm của Phật giáo về bản chất con người

Một phần của tài liệu QUAN ĐIỂM CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN LỐI SỐNG CON NGƯỜI HUẾ HIỆN NAY (Trang 27 - 30)

B. NỘI DUNG

1.2.3. Quan niệm của Phật giáo về bản chất con người

Theo triết học Phật giáo thì bản chất con người là Vô ngã. Tuy vậy, để hiểu Vô ngã thì trước hết phải biết Ngã là gì ?

Ngã theo tiếng Phạn là Atman, âm Hán là A đặc man hay A thán ma được hình thành từ thời Rig Veda. Trong Upanishad, nguồn gốc của Ngã là sinh khí hay hơi thở, sau đó chuyển thành Tự tính, Bản chất, Sinh mệnh, Tự ngã, Tự kỷ.... hoặc chỉ chung là một chủ thể độc lập, tồn tại vĩnh viễn có sẵn trong con người. Sang tiếng Hán, Ngã được hiểu theo hai nội dung: Chủ và Tể (Ngã vi chủ tể). Chủ là tự tại và Tể là cắt đặt hay sắp đặt, nghĩa là mọi tư duy, lời nói, việc làm của mình biểu hiện ra bên ngoài đều do sự lãnh đạo, sắp xếp của Ngã. Khái niệm Ngã còn được gọi dưới nhiều tên gọi khác nữa như Linh hồn, Cái tôi... tùy từng hoàn cảnh cụ thể. Cách hiểu này về sau được các học phái dựa trên thánh điển Veda và Upanishad chấp nhận, ngay cả Phật giáo khi phủ nhận học thuyết về Ngã của các triết thuyết khác cũng chính là

phủ nhận Ngã vói nội dung như vậy.

Vậy theo Phật giáo, Ngã là một phạm trù dùng để chỉ một thực thể vĩnh hằng, độc lập, tuyệt đối, bất biến, có trước con người và quy định bản chất con người. Ngã có một số đặc điểm sau:

- Thứ nhất, Ngã là chủ thể độc lập, tuyệt đối, không bị phụ thuộc, ảnh hưởng hay tác động bởi bất cứ cái gì.

- Thứ hai, Ngã thường hằng, bất sinh, bất diệt. Ngã không ra đời lúc sinh và mất đi lúc chết cùng với cơ thể con người.

- Thứ ba, Ngã vốn vô hình, vô ảnh, không thể nắm bắt hay sờ mó được nhưng ở đâu cũng có Ngã và vạn vật sinh thành, trưởng dưỡng được là nhờ có Ngã.

* Những biểu hiện về bản chất của con người.

Tuy quan niệm bản chất con người là Vô ngã nhưng xét trong từng hoàn cảnh cụ thể, bản chất con người cũng được biểu hiện nhiều hình thái khác nhau. Có lúc con người làm nhiều việc ác, có lúc con người làm nhiều việc thiện. Điều ấy chứng tỏ con người tuy không có tự tính cố định nhưng trong mỗi con người điều ẩn chứa hai tự tính là Vô minh tính và Phật tính. Nói cách khác, khi con người bắt đầu tham gia vào tiến trình sinh - tử thì con người đã chụi sự quyết định và đồng thời cũng là hệ quả của Vô minh tính nhưng trong con người còn tìm tàng cả Phật tính hay khả năng giải thoát khỏi tiến trình sinh tử đó nên nói bản chất con người song hành tồn tại Vô minh tính và Phật tính.

- Vô minh tính và vai trò của vô minh tính

Vô minh tính là thuật ngữ dùng để chỉ một trong những biểu hiện cụ thể về bản chất của con người trong đời sống hiện thực nhưng khi tìm hiểu về nguồn gốc của vô minh tính thì chúng ta sử dụng thuật ngữ Vô minh. Nói cách khác, Vô minh là tên gọi khác của Vô minh tính nhằm nhấn mạnh nguồn gốc hình thành ra Vô minh tính.Quá trình hình thành con người được giải thích dựa trên sự vận hành của 12 chi trong Thập nhị nhân duyên thì chi vô

minh gây ra nhiều thắc mắt lớn nhất. Vô minh có phải là nguồn gốc củ sự sống? Là thực tại đầu tiên và duy nhất cho toàn bộ hiện hữu? Nếu thừa nhận Vô minh là nguồn gốc đầu tiên hay là thực tại duy nhất thì khái niệm Duyên sinh có còn đứng vững?... Chính những thắc mắc này khiến khái niệm Vô ngã trở thành nan giải và Phật giáo có thể vấp phải mâu thuẫn khó tránh khỏi.

Tuy nhiên, vấn đề này không phải bây giờ được nêu ra mà ngay từ khi Đức Phật còn tại thế, vấn đề Vô minh từ đâu ra đã được đề cập, và từ vấn đề Vô minh này, khái niệm Vô ngã lại một lần nữa được nhắc nhưng không phải với việc phân tích các yếu tố hình thành ra con người mà là xác định bản chất hay bản tính cố hữu của con người.Vô minh tuy là động lực kết hợp Ngũ uẩn, Tứ thực, nhưng khi ý chí căn bản này là những hoạt động thì rút cuộc nó cũng là từ trong tự thể cơ quan mà triển khai ra rồi tạm ý theo cái đặc trưng ấy mà chia nhánh để quan sát, phân tích chứ nó quyết không phải vật ngoài tự thân tác dụng khiến cho hiện tượng sinh mệnh phát khởi. Nghĩa là, trong bản thân Vô minh đã có đầy đủ khả năng tính tương đương để trở thành những yếu tố Ngũ uẩn, Tứ thực rồi, nhưng khi vẫn chưa khai triển cái địa vị của trạng thái nguyên thủy đó thì được gọi là Vô minh, còn đương thể khi đã triển khai rồi thì được gọi là Ngũ uẩn.

Bản chất của Vô minh là bất giác, căn bản Vô minh là một niệm bất giác chợt khởi lên hay thình lình khởi lên. Vì niệm Vô minh căn bản bất chợt hiện lên vô cùng nhỏ nhiệm, là một loại động tâm vi tế có nguồn gốc từ vô thủy nên không thể xác định nguồn gốc, là đầu mối của mọi thứ phiền não nên được gọi là Căn bản vô minh. Chi mạt vô minh là loại vô minh ra đời từ Căn bản vô minh, tạo ra Nghiệp thô và tế. Từ vô minh và Tham ái mà Ngũ uẩn được hình thành, có Ngũ uẩn nên tạo Nghiệp, và tạo nghiệp mà sinh ra luân hồi, phiền não và đau khổ. Điều đó có thể được hiểu như là một quá trình hình thành bản chất của con người trong thế giới hiện tượng.

- Phật tính.

Ở trên chúng ta đã nói đến bản chất con người trong đời sống hiện tượng chịu sự quy định và đồng thời cũng là hệ quả của Vô minh, mà biểu

hiện cụ thể của Vô minh chính là Nghiệp và Luân hồi. Tuy vậy, bản chất của con người là Vô ngã nên khả thể của con người có thể chấm dứt chu trình Luân hồi cùng với các phiền não và khổ đau mà nó mang theo. Chính vì thế, bên cạnh Vô minh, trong con người có chứa đựng Phật tính, hay các hạt giống có khả năng đưa con người tới Niết bàn. Kinh Rohitassa Sutta có ghi lại những Phật ngôn sau đây: “Như Lai tuyên bố rằng thế gian, nguồn gốc của thế gian, và con đường dẫn đến sự chấm dứt thế gian, đều nằm trong tấm thân một trượng nầy, cùng với tri giác và tư tưởng".

Khái niệm Phật tính (Buddha - dhatu) còn gọi là Như Lai tính hay Giác tính chỉ cho bản tính của Phật hay khả năng thành Phật, là hạt giống hay chủng tử có sẵn trong tâm thức mỗi con người. Vậy Phật tính hay Như Lại tính... là gì?

Như Lai hay Phật tính có các đặc điểm sau: an ổn, rời tham ái, toàn trí, toàn kiến, tự tại, đến như vậy, đi như vậy... Các đặc điểm này cũng là đặc điểm “đang ngủ ngầm” trong tâm thức mỗi chúng sinh. Chúng sinh còn trôi lăn trong sinh tử luân hồi, còn nhiều phiền não và khổ đau đơn giản vì chưa phát hiện ra các đặc điểm này của chính mình và sống với nó mà thôi.

Tóm lại, về bản chất, con người là Vô ngã tính hay Vô tự tính hay Vô tính, tức là không có bản tính cố định. Tuy vậy, dưới khía cạnh Tục đế, khi con người ra đời thì con người đã là kết quả của một chuỗi các nhân duyên, trong đó Vô minh và Ái là hai nhân tố cơ bản nên Vô minh tính chính là một phần bản chất của con người. Nhưng vì con người có khả năng tu tập và khả năng giải thoát khỏi tấm lưới của Vô minh nên bên cạnh Vô minh tính, con người còn có Phật tính. Xét dưới khía cạnh chân đế, Phật tính chính là bản tính thường hằng của con người còn Vô minh tính chỉ là lớp màn của ảo tưởng tạm thời che đi sự sáng suốt của Phật tính. Mỗi con người muốn giải thoát thì cần phải tu tập để đánh thức Phật tính trong mỗi con người thức dậy.

Một phần của tài liệu QUAN ĐIỂM CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN LỐI SỐNG CON NGƯỜI HUẾ HIỆN NAY (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w