B. NỘI DUNG
1.2.4. Quan niệm của Phật giáo về cuộc đời con người
Quan niệm của Phật giáo về đời người được thể hiện rõ trong Tứ Diệu Đế. “Tứ diệu đế” là nội dung chủ yếu là về nhân sinh quan Phật giáo - luận
điểm về giải thoát và cứu khổ - Niết bàn.
- Khổ đế: tất cả những cái có, vốn là tồn tại điều khổ. Đau khổ là quá trình tồn tại. Đời là bể khổ “nước mắt của chúng sinh nhiều hơn nước của bốn biển”. Những cái khổ tóm lại trong bát khổ: Sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tăng hội, sở cầu bất đắc, thụ ngũ uẩn khổ.
- Tập đế (nhân đế): mọi cái khổ điều có nguyên nhân. Nguyên nhân của đau khổ nằm trong trần tục là vô minh, là dục vọng. “Thập nhị nhân duyên” là nguyên nhân của cái tồn tại kéo dài không ngừng và liên tục trong vòng quay vĩnh cữu. Mười hai ngyên nhân ấy là: Vô minh, hành, thức, danh - sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão - tử điều gây khổ. Duyên “lão - tử” vừa là kết quả của một quá trình, nhưng cũng là ngyên nhân của vòng luân hồi mới từ vô minh của cuộc đời khác. Tất cả 12 nguyên nhân này quan hệ ràng buộc với nhau, dẫn tới cay đắng của cuộc đời.
- Diệt đế: Phật giáo khẳng định cái khổ có thể diệt được. Có thể chấm dứt được đau khổ, chấm dứt được luân hồi nhờ đạt trạng thái niết bàn.
Niết bàn có thể hiểu theo các nghĩa sau:
1) Là cảnh trí của nhà tu hành đã diệt sạch các phiền não và tự biết rằng, mình chẳng còn luyến ái.
2) Là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
3) Là đã dứt nhân quả sinh tử, dứt hết nghiệp, luân hôi.
4) Là vô vi, trống không, lặng lẽ, yên ổn chấm dứt cái tai hại của sinh tử. 5) Là không sinh ra những khổ quả nữa.
6) Là không nhân duyên tạo tác nghiệp lầm (vô vi). 7) Là yên ổn, khoái lạc, hêt khổ (an lạc).
8) Là lìa khỏi phiền não (giải thoát).
Niết bàn theo Phật giáo cũng có những nghĩa như thế, nhưng cần phải được hiểu là:
1) Cõi tĩnh, tịch, cực lạc siêu không gian, siêu thời gian (hư không, thế giới bên kia).
tuyệt đỉnh, đồng nhất Niết bàn, Pháp, Phật (Niết bàn có ngay trong hiện thực). 3) Là thế giới đại đồng, bình đẳng, bát ái (khát vọng về tương lai).
Diệt đế cũng là Niết bàn. Muốn đạt Niết bàn phải diệt đế, phải chứng quả “duyên giác”. Diệt đế trước hết là diệt vô minh. Sự sai lầm của Phật giáo là coi trọng vô minh bao gồm cả việc thừa nhận sự tồn tại của con người và của vạn pháp.
Ở đây trong bản thể luận, Phật giáo cứu cánh con người không phải bằng đấu tranh giai cấp, bằng cách mạng mà bằng diệt dục. Để đạt được trạng thái giải thoát, Phật giáo đã “đặt thế giới lầm lỗi và trần tục, tức thế giới thường ngày và tồn tại kinh nghiệm đối lập với sự yên tĩnh vĩnh hằng đạt được, bằng cách giảm bớt dần nguyên nhân sự tồn tại trần tục” [23;55].
Trong lý thuyết về giải thoát của Tiểu thừa và Đại thừa cũng có đôi nét khác nhau. Chúng sinh - theo Tiểu thừa - chìm đấm trong bể khỗ sẽ đến nơi yên tĩnh và ai cũng muốn hướng đến trạng thái A la hán (vị thánh đã đạt niết bàn). Nhưng muốn tới trạng thái ấy, mỗi cá nhân tự phấn đấu mà đi. Đức Phật chỉ vạch ra mục đích và hướng dẫn con đường. Các vị La Hán không quan tâm và không thể quan tâm tới mọi người và không có thể giúp được, mỗi người tự tạo nghiệp của mình, tự đạt tới niết bàn. Với Đại thừa, A la hán được thay bằng Bồ Tát chứng quả niết bàn nhưng khước từ bước vào trạng thái yên lặng ấy, các Ngài lại thường quan tâm giúp đỡ chúng sinh khác cũng đạt tới trạng thái ấy. Theo Đại thừa, mọi chúng sinh điều liên kết với nhau bởi chúng có chung tâm Phật. Tất cả chúng sinh điều là Bồ Tát, là Phật vị lai. Mỗi chúng sinh điều ẩn dấu một phần của cái chung đó. Đức Phật tuyệt đối duy nhất. Bồ Tát tuy giúp đỡ mọi người khi mình đã được giải thoát, nhưng không làm cho họ đắt đạo được, chỉ Đức Phật mới làm được điều đó. Nơi nào có Bồ Tát thì nơi đó là Phật giáo Đại thừa.
- Đạo đế: là những con đường chân chính dẫn đến sự giải thoát, là những con đường tu đạo. Thực chất của những con đường này là diệt “vô minh”. Có tám con đường gọi là “Bát chánh đạo”:
+ Chính ngữ: Giữ lời nói chân chính.
+ Chính kiến: Có sự hiểu biết đúng đắn, nhất là về Tứ diệu đế.
+ Chính nghiệp: Có nghiệp tà và nghiệp chính. Nghiệp ta thì tu sữa, cải tạo. Nghiệp chính thì giữ cho vững, Thân, khẩu, ý nghiệp điều phải giữ cho chính, cho thanh tịnh.
+ Chính mệnh: Sống trung thực, cư xử đúng đắn, tiết chế dục vọng và giữ nghiêm giới luật.
+ Chính tịnh tiến: Thường xuyên tích cực tuyên truyền chân lý của Phật. Hoằng dương Phật pháp chân chính.
+ Chính niệm: Thường giữ vững và nhớ Phật, niệm Phật.
+ Chính định: Tĩnh lặng tập trung và suy nghĩ về “Tứ diệu đế”, “vô ngã”, “vô thường”, và “khổ”.
- Tám con đường ấy quy về thực hiện ba nguyên tắc: Giới - Định - Huệ. + Giới: Giữ những điều kiên kỵ để con người trở nên trong sạch, làm cho thân, khẩu, ý được thanh tịnh.
+ Định: Làm cho thân, tâm trụ, định, an lạc không bị tán loạn, không bị chi phối bởi hoàn cảnh. Định gồm có Chỉ và Quán. Nhờ Chỉ mà mọi nghiệp dừng lại và ngưng động. Nhờ Quàn mà trí tuệ minh mẫn.
+ Huệ (tuệ): Nhờ định mà trí tuệ bát nhã phát sinh, lúc đó con người liền vượt qua bể khổ đạt đến bờ giải thoát (giác ngộ, niết bàn, quốc độ, tĩnh lặng...).
Giải thoát khỏi phiền não và khổ đau mà con người đang phải gánh chịu là mục đích tối hậu của hầu hết các trường phái triết học Ấn Độ cổ đại chứ không riêng gì Phật giáo. Giải thoát là cởi bỏ được sự trói buộc của phiền não nhằm giải thoát thể giới mê muôi đầy khổ đau và bất cứ sự trói buộc nào để có được tự do, tự tại. Giải thoát theo quan niệm của Phật giáo là chấm dứt hoàn toàn các nguyên nhân dẫn đến sinh tử, thoát ra khỏi Luân hồi và vĩnh viễn an trụ trong niết bàn thường tịch. Giải thoát và Niết bàn chính là biểu hiện cảnh giới cuối cùng của mọi con đường tu tập. Về sau, các nhà nghiên cứu coi Giải thoát là đối tượng khảo cứu nên khi sử dụng khái niệm Giải thoát, chúng ta thường nhấn mạnh đến con đường thực hiện còn khi sử dụng khái niệm Niết
bàn, chúng ta thường chỉ đến kết quả của quá trình đó [23;54-56].
CHƯƠNG 2
ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI LỐI SỐNG CON NGƯỜI HUẾ HIỆN NAY