Hình 3.2 là lát cắt địa chấn theo tuyến AA’ trên đó có thể hiện thông tin của giếng khoan. Tôi tiến hành minh giải theo những marker được lựa chọn từ trước dựa trên những đối tượng mà tôi đang nghiên cứu và đi theo pha địa chấn phù hợp tiến tới cho một hình ảnh vừa chính xác vừa bao quát hơn của các đối tượng cấu tạo.
Well marker
Horizon
name Synthetic Phase
Actual Picked
Phase Note
TOP-
BI.2 TOP-BI.2
Peak (+);
Zero crossing (-/+) Peak (+)
Biên độ cao, tần số cao, tính liên lục tốt
TOP-
BI.1 TOP-BI.1 Trough (-) Trough (-)
Biên độ trung bình đến cao, tần số cao, tính liên tục từ trung bình đến tốt
TOP-C TOP-C Trough (+);
Zero crossing (-/+)
Zero crossing (-/+)
Biên độ cao, tần số trung bình, tính liên tục tốt
TOP-D TOP-D Peak (+); Peak (+);
Biên độ trung bình đến cao, tần số trung bình, tính liên tục từ trung bình đến tốt
Lựa chọ minh giải theo Marker của giếng khoan sẽ tiết kiệm thời gian nghiên cứu và đấy nhanh tiến độ công việc nhưng phải chấp nhận các sai số vì tài liệu checkshot của giếng khoan là dựa trên vận tốc trung bình. Dựa vào các marker của giếng khoan có tồn tại những ranh giới quan tâm nghiên cứu của tôi, quyết định chọn pha minh giải như bảng 3.1
Trước tiên, tôi phân tích các tuyến đi qua giếng khoan theo hướng bất kì trước để làm các tuyến liên kết, từ đó làm cơ sở vạch các ranh giới còn lại.
Ngoài ra thấy tuyến nào thể hiện ranh giới tập rõ ràng có độ tin cậy cao thì ta lưu lại để làm cơ sở minh giải các tuyến khác.
Trong khu vực nghiên cứu tôi đã tiến hành phân tích các lát cắt ngang và các lát cắt dọc theo mạng lưới 5Inline x 5crossline.
Trong đó tôi lấy ra một số lát cắt địa chấn thẳng đứng dọc tuyến thu nổ (Inline) và lát cắt địa chấn thẳng đứng vuông góc với tuyến thu nổ (Crossline) tiêu biểu.
3.3.1. Minh giải các ranh giới địa chấn
Trong khu vực phía Đông lô X bể Cửu Long tôi đã lựa chọn được 4 tầng phản xạ địa chấn có ý nghĩa về việc tìm kiếm dầu khí (ranh giới phản xạ địa chấn) tính từ dưới lên trên lần lượt như sau: Tầng phản xạ địa chấn Tập D – Oligocene Muộn, Tập C – Oligocene Muộn, Tập BI.1 – Miocene Hạ, Tập BI.2 – Miocen giữa.
Dưới đây là một số mặt cắt Inline Crossline tiêu biểu : Mặt cắt điạ chấn theo tuyến Crossline 3165, Mặt cắt địa chấn theo tuyến Inline 2564, Mặt cắt địa chấn theo tuyến crossline 3230, Mặt cắt địa chấn theo tuyến Inline 2564, Mặt cắt địa chấn theo tuyến Inline 2204, Mặt cắt địa chấn theo tuyến Crossline 2921, Mặt cắt địa chấn theo tuyến Crossline 3160.
Hình 3.4: Mặt cắt địa chấn theo tuyến Inline 2564
TOP- BI.2
TOP- BI.1
TOP-C TOP- D
Hình 3.5: Mặt cắt địa chấn theo tuyến crossline 3230
TOP-BI.2
TOP-BI.1
TOP -C
Đặc điểm các mặt ranh giới
Trên cơ sở minh giải các ranh giới địa chấn được trình bày ở trên, tôi đã phân chia được 4 ranh giới địa chấn. Cụ thể từ dưới lên trên là:
• Mặt ranh giới Oligocen giữa (TOP_D): được liên kết theo pha âm (pha đỏ)
và được thể hiện bằng màu xanh lá cây trên lát cắt địa chấn phân chia tập trầm tích tuổi Oligocen giữa và Oligocen muộn. Trên lát cắt địa chấn. ranh giới này đặc trưng bởi sóng phản xạ có biên độ trung bình đến mạnh, tần số trung bình và mặt phản xạ khá liên tục. Tuy nhiên vẫn còn ở phía Đông của cấu tạo ranh giới này bị chia cắt mạnh do ảnh hưởng của đứt gãy từ dưới sâu lên.
• Mặt ranh giới Oligocen muộn (TOP_C): được liên kết theo pha Không -/+
(phía trên pha đỏ) và được thể hiện bằng màu vàng trên lát cắt địa chấn, phân chia tập trầm tích tuổi Oligocen muộn và Miocen sớm. Trên lát cắt địa chấn, ranh giới này đặc trưng bởi mặt phản xạ khá liên tục, biên độ cao và tần số thấp . Đôi chỗ bị ảnh hưởng bởi đứt gãy từ móng lên.
• Mặt ranh giới Miocen sớm (TOP_BI.1): được liên kết theo pha âm (pha xanh) và được thể hiện bằng màu hồng trên lát cắt địa chấn, phân chia 2 tập trầm tích tuổi Miocen sớm là tập BI.1 và BI.2. Ranh giới này có tính liên tục tốt.
• Mặt ranh giới Miocen giữa (TOP_BI.2): được liên kết theo pha dương (pha
đỏ) và được thể hiện bằng màu xanh lam trên lát cắt địa chấn, phân chia 2 tập trầm tích tuổi Miocen sớm và Miocen giữa. Đây là ranh giới nông nhất và cũng là ranh giới đánh dấu, và là nóc tầng chắn khu vực . Mặt nóc BI.2 rất dễ nhận biết bởi đường cong GR có giá trị cao tại mặt nóc của tập. Ranh giới này khá ổn định, hầu như không bắt gặp đứt gãy nào ở mặt ranh giới này. Chứng tỏ, ở phần trên lát cắt này hoạt động kiến tạo đã dừng và ảnh hưởng của đứt gãy dưới sâu là không lớn, chỉ xảy ra hoạt động trầm tích; càng xuống dưới sâu càng bắt gặp những đứt gãy lớn do hoạt động kiến tạo vẫn xảy ra song song với hoạt động trầm tích.
Đặc điểm trường sóng địa chấn và mô tả các tập trầm tích
Sau khi xác định được các ranh giới địa chấn, theo thứ tự từ dưới lên ta phân chia được các tập trầm tích như sau:
Tập D: trầm tích tập D có tuổi Oligocen giữa, rất dễ nhận biết so với tập trầm
tích trên và dưới bởi đặc trưng sóng địa chấn có kiểu kiến trúc tự do, song song hoặc á song song,thiên về tướng sét, môi trường đồng nhất. Trong tập này có một số nơi có sóng phản xạ với biên độ trung bình, tần số trung bình và tính liên tục tốt,
chứng tỏ có tồn tại những lớp cát mỏng, hoặc lớp cacbonat xen kẹp trong tập sét. Vận tốc khoảng trong tập D này thấp hơn so với vận tốc khoảng của tập C nằm trên. Về thạch học thì thành phần sét chiếm ưu thế (theo số liệu giếng khoan), chứng tỏ tập này được hình thành trong môi trường năng lượng thấp, tốc độ lắng đọng vật liệu chậm.. Xét tuổi địa chất thì trầm tích tập D tương ứng với hệ tầng Trà Tân dưới.
Kết hợp với tài liệu giếng khoan và các tài liệu về sinh địa tầng, tôi đưa ra kết luận : sét kết có màu nâu sẫm đến xám nâu, cứng đến rất cứng, dạng khối, tấm đến phân phiến, càng xuống dưới kích thước càng giảm, hàm lượng cacbonat tăng lên. Trầm tích tập D chứa nhiều mùn giàu hữu cơ và khá đồng nhất so với tập C. Tập này nhiều sét hơn, đá phiến sét được chỉ thị trong giá trị cao của đường GR. Tập D xen kẹp bùn kết giàu chất hữu cơ màu nâu đen và cát kết, bột kết và các lớp mỏng đá vôi, hiếm khi gặp các lớp than. Sét kết loại 2 thường là Kaolinit, có màu xám oliu nhạt đến xám oliu, đôi khi xám xanh đậm, mềm, nén ép nhẹ, dạng khối, tấm đến phân phiến. Xét lại đặc điểm địa chất của bể Cửu Long đã nêu trong chương 1, có thể kết luận sét kết tập D có nguồn gốc đầm hồ và được lắng đọng trong thời gian dài, được hình thành trong giai đoạn đồng tạo rift của bể.
Vì vậy, sét tập D được xem như là tầng sinh hoặc tầng chắn tốt trong bể trầm tích Cửu Long.
Tập C: trầm tích tập C có tuổi Oligocen muộn, tương ứng với hệ tầng Trà Tân
trên. Nhìn trên lát cắt địa chấn ta thấy trầm tích tập này mỏng hơn các tập khác, tính phân lớp tốt. Trường sóng ở đây đặc trưng bởi tần số thấp, biên độ mạnh và tính liên tục tốt, đặc trưng về tướng là các lớp phân bố theo kiểu song song hoặc á song song. Về thạch học, trong tập này tồn tại các lớp cát mỏng nằm xen kẹp với các lớp sét dày hơn, chứng tỏ nó được hình thành trong môi trường có năng lượng thấp, tốc độ lắng đọng chậm.
Kết hợp với tài liệu giếng khoan và các tài liệu khác, trầm tích tập D có thể được mô tả như sau:
Sét kết có màu xám nâu, lốm đốm nâu, đôi khi có màu xám xanh, mềm đến tương đối cứng, dạng khối, tấm đôi khi phân phiến dễ hòa tan, giòn đôi khi kích thước lên đến bột kết hoặc cát kết rất mịn, không hoặc carbonat hóa nhẹ, có vết của mica, carbonat, sét kết tập này tương đối dày nên có thể là tầng sinh và tầng chắn tốt.
Cát kết trắng, trắng xanh, trong mờ, trong đục, bở rời, kích thước từ mịn đến thô, đôi khi là rất thô, góc cạnh đến bán tròn cạnh, bán cầu đến cầu, chọn lọc tốt, thành phần chủ yếu là thạch anh, feldspar, mảnh đá, ximăng chủ yếu là sét và carbonat, độ rỗng kém, chất lượng tầng chứa từ khá đến tốt.
Đá vôi có màu trắng đục, xám sáng đến xám vàng, độ cứng trung bình, giòn, dễ vỡ, vi tinh đến tinh thể.
Từ những đặc điểm nêu trên, trầm tích tập C có khả năng hình thành trong thời kỳ đồng tạo rift, sau giai đoạn hình thành tập D, môi trường đầm hồ, vũng vịnh chịu ảnh hưởng của biển nông. Do thành phần thạch học nên tập C có thể là tầng sinh hoặc tầng chứa dầu khí.
Tập BI.1: tập trầm tích BI.1 có tuổi Miocen sớm, là tập bên trong tập BI, theo
cột địa tầng trong khu vực thì tập BI.1 tương ứng với hệ tầng Bạch Hổ dưới. Đặc trưng sóng địa chấn trong tập này là có biên độ thấp với kiểu kiến trúc tự do và song song. Thành phần thạch học chủ yếu là cát kết.
Như vậy, ta có thể hình dung tập trầm tích BI.1 bao gồm: các lớp trầm tích chủ yếu là cát kết phân lóp ngang, phân lớp ngang gợn sóng, phân lớp xiên và xiên mỏng. Cát kết màu xám nhạt đến trung bình, trong suốt đến trong mờ, đục, kích thước từ mịn đến trung bình, đôi khi thô, hiếm khi gặp rất thô, góc cạnh đến bán tròn cạnh, bán cầu, chọn lọc kém đến trung bình. Đá ở tầng này có tuổi Miocen sớm, mới bị biến đổi thứ sinh ở giai đoạn catagen sớm nên không ảnh hưởng nhiều đến độ rỗng và độ thấm nguyên sinh của đá (Φ=15-30%; K>100mD). Điều này chứng tỏ tiềm năng chứa dầu trong tập này.
Về nguồn gốc thành tạo, xét từ thành phần thạch học và đặc điểm địa chất của bể, ta có thể suy luận tập BI.1 hình thành trong môi trường aluvi đến đồng bằng châu thổ ngập nước trong điều kiện năng lượng thay đổi khá mạnh.
Tập BI.2: có tuổi Miocen sớm, thuộc hệ tầng Bạch Hổ trên. Tập này thường
được biết dưới tên tập Bạch Hổ Shale. Sóng địa chấn trong tập này có đặc trưng biên độ cao với tần số cao hơn và tính liên tục tốt hơn tập BI.1. Thành phần thạch học chủ yếu là các lớp sét kết nằm xen kẹp với các lớp cát kết mỏng hơn, được đặc trưng bởi đương GR có giá trị cao.
Tập sét kết chứa Rotalia màu lục, xám lục, phân lớp mỏng, xiên hoặc song song, dạng khối. Tập BI có tầng sét dày bao phủ hầu như khắp cấu tạo, nên được coi như một tầng đánh dấu và là một tầng chắn dầu khí rất tốt. Tập này được thành tạo
trong thời kỳ sau tạo rift của bể Cửu Long, môi trường biển tiến và sụt lún trọng lực làm phần lớn diện tích bể bị chìm sâu dưới mực nước biển.
3.3.2. Minh giải đứt gãy
Trên mặt cắt địa chấn, các đứt gãy được nhận biết dựa trên các dấu hiệu là: sự đứt đoạn của các ranh giới địa chấn, sự dịch chuyển của các pha phản xạ, sự suy giảm biên độ trong tín hiệu địa chấn. Sau khi minh giải xong các mặt ranh giới ta có thể thấy hướng chủ đạo của đứt gãy là ĐB-TN. Để thuận tiện cho việc vạch các đứt gãy ta minh giả đứt gãy theo các tuyến Inline (có phương gần như vuông góc với đứt gãy). Sau đây là một số mặt cắt địa chấn theo tuyến Inline sau khi minh giải đứt gãy:
Hình 3.6: Mặt cắt địa chấn theo tuyến Inline 2564
TOP BI.2
TOP BI.1 TOP-C
Hình 3.7: Mặt cắt địa chấn theo tuyến Inline 2204
TOP-BI.2
TOP-B1.1 TOP-C TOP-D
Sau khi minh giải đứt gãy xong tôi có nhận xét chung như sau: khu vực nghiên cứu có cấu trúc địa chấn tương đối phức tạp, xuất hiện nhiều đứt gãy từ nhỏ đến lớn.
Sau khi minh giải toàn bộ các Inline và Crossline ảnh hưởng bởi đứt gãy ta vẽ đường bao cho đứt gãy đó gây ra ở trên base map để phục vụ nghiên cứu và xây dựng các bản đồ đẳng thời và đẳng sâu tiếp sau.
3.4. Các bản đồ cấu trúc
3.4.1. Bản đồ đẳng thời
Sau khi hoàn thành công liên kết các ranh giới phản xạ trong khu vực và việc xây dựng hệ thống đứt gãy, vẽ Fault Polygons bước tiếp theo là vẽ bản đồ đẳng thời các tầng liên kết được trong khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở lát cắt địa chấn đã được minh giải, tiến hành vẽ bản đồ đẳng thời cho từng mặt ranh giới.
Trong đồ án này tôi tiến hành xây dựng bản đồ đẳng thời của các nóc tập địa chấn đã được minh giải ranh giới địa chấn và đứt gãy, bao gồm lần lượt là nóc tập BI.2 (TOP-BI.2), nóc tập BI.1(TOP-BI.1), nóc tập C (TOP-C) và nóc tập D (TOP- D) với hình vẽ từ 3.10 - 3.13
- Bản đồ đẳng thời nóc tập BI.2: Khoảng cách giữa các đường đẳng trị trong bản đồ là 5ms. Độ sâu thời gian của mặt ranh giới trong tập này khoảng 1580ms- 1880ms. Phần cao nhất của mặt ranh giới nằm ở phía đông nam của bản đồ và nằm trong khoảng độ sâu thời gian 1580ms-1630ms. Phần thấp của mặt ranh giới nằm trong khoảng độ sâu thời gian 1800ms-1880ms. Đứt gãy chủ yếu chạy theo hướng ĐT và ĐB-TN. (Hình 3.10).
- Bản đồ đẳng thời nóc tập BI.1: Khoảng cách giữa các đường đẳng trị trog bản đồ là 10ms. Độ sâu thời gian của mặt ranh giới trong tập này khoảng 1620ms- 2480ms. Phần cao nhất của mặt ranh giới nằm ở phía đông nam của bản đồ và nằm trong khoảng độ sâu thời gian 1630ms-1720ms. Phần thập của mặt ranh giới nằm trong khoảng độ sâu thời gian 2080ms-2140ms. Đứt gãy chủ yếu chạy theo hướng ĐT và ĐB-TN (Hình 3.11).
- Bản đồ đẳng thời nóc tập C: Khoảng cách giữa các đường đẳng trị trog bản đồ là 5ms. Độ sâu thời gian của mặt ranh giới trong tập này khoảng 1660ms-
2220ms. Phần cao nhất của mặt ranh giới nằm ở phía đông nam của bản đồ và nằm trong khoảng độ sâu thời gian 1660ms-1820ms. Phần thấp của mặt ranh giới nằm trong khoảng độ sâu thời gian 2140-2220ms. Đứt gãy chủ yếu chạy theo hướng ĐT và ĐB-TN (Hình 3.12).
- Bản đồ đẳng thời nóc tập D: Khoảng cách giữa các đường đẳng trị trog bản đồ là 20ms. Độ sâu thời gian của mặt ranh giới trong tập này khoảng 1680ms- 2480ms. Phần cao nhất của mặt ranh giới nằm ở phía đông nam của bản đồ và nằm trong khoảng độ sâu thời gian 1680ms-1920ms. Phần thập của mặt ranh giới nằm trong khoảng độ sâu thời gian 2320ms-2480ms. Trên bản đồ đẳng thời nóc tập D tồ tại rất nhiều đứt gãy có biên độ lớn. Đứt gãy chủ yếu chạy theo hướng ĐT và ĐB- TN (Hình 3.13).
Bản đồ đẳng thời tầng BI.2
Bản đồ đẳng thời tầng BI.1
Bản đồ đẳng thời tập C
Bản đồ đẳng thời tập D.
Kết quả thành lập mô hình vận tốc
Dựa vào các yếu tố : Ranh giới địa chấn tập BI1, BI.2, C, D, EU, EL, BSMT; Vận tốc địa chấn; Mối quan hệ thời gian độ sâu đã hiệu chỉnh của giếng khoan hiện tại; Marker của giếng hiện tại. ta xây dựng được mô hình vận tốc của khu vực nghiên cứu và được thể hiện (hình 3.14) như sau:
Hình 3.14: Kết quả xây dựng mô hình vận tốc
3.4.2. Bản đồ đẳng sâu:
Dựa vào mô hình vận tốc đã xây dựng được tôi tiến hành chuyển đổi bản đồ đẳng thời nóc tập BI.2, BI.1, C, D sang bản đồ đằng sâu nóc tập BI.2, BI.1, C, D (Hình 3.10, hình 3.11, hình 3.12, hình 3.13).