1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những kiến thức cơ bản về ngân sách nhà nước và tài chính công tại Việt Nam

49 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 104,71 KB

Nội dung

Thực tế ở Việt Nam trong thời gianvừa qua, ngân sách nhà nước không ổn định và mất cân đối đã kéo theo những hậu quảlàm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế và nhiều vấn đề xã hội

Trang 1

Lý do chọn đề tài

Đại hội Đảng lần VI năm 1986 đã đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triểnkinh tế của nước ta Đảng và Nhà nước đã chủ trương chuyển đổi từ nền kinh tế baocấp tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đặc biệt từnăm 1991 trở đi nền kinh tế nước ta đã thực sự bắt nhịp được theo cơ chế kinh tế mới,đất nước cũng đã có nhiều sự thay đổi và phát triển trên nhiều phương diện, nhất là vaitrò quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội của Nhà nước được đề cao hơn baogiờ hết Để đảm trách tốt được vai trò này, Nhà nước cần có những biện pháp và công

cụ hữu hiệu để can thiệp vào hoạt động kinh tế Một trong những công cụ quan trọng

để Nhà nước can thiệp đúng lúc và kịp thời một cách toàn diện vào nền kinh tế chính

là ngân sách nhà nước Mỗi một nhà nước khi thành lập và bắt đầu đi vào hoạt độngthì đều có ngân sách nhà nước đế đảm bảo thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình,giúp thực hiện được tốt chức năng và nhiệm vụ đó thì đòi hỏi phải có một ngân sách nhànước cân đối và ổn định Từ quá khứ đến hiện tại cũng đã có nhiều quan điểm, họcthuyết khác nhau bàn về cân đối ngân sách nhà nước nhưng trong thực tiền đ ề làmđược vấn đề này là rất khó khăn, vì tình hình kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia luônbiến đổi không ngừng nó có thể là tăng trưởng, phát triển nhưng cũng có thể rơi vàokhủng hoảng, suy thoái Điều này dẫn đến ngân sách nhà nước có thể rơi vào tìnhtrạng bội chi hay bội thu Vì vậy mỗi quốc gia cần lựa chọn và vận dụng nhữngphương cách khác nhau phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của nước mình để cânđối ngân sách nhà nước cho hiệu quả

Trong xu thế hội nhập kinh tế như hiện nay, vấn đề cân đối ngân sách nhà nước là rấtquan trọng và cần được quan tâm đúng mức Bời lẽ, ngân sách nhà nước là công cụ tàichính cốt yếu để Nhà nước điều phối toàn xã hội, giải quyết những vấn đề khó khăncủa đất nước, đem lại sự công bằng cho người dân, Nhưng để đảm bảo tốt những vaitrò trên thì ngân sách nhà nước phải được cân đối Thực tế ở Việt Nam trong thời gianvừa qua, ngân sách nhà nước không ổn định và mất cân đối đã kéo theo những hậu quảlàm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế và nhiều vấn đề xã hội nãy sinh như:thu vào ngân sách nhà nước không đủ chi dẫn đến nợ nước ngoài nhiều, lạm phát tăngnhanh, không có nguồn tài chính để đầu tư đúng mức vào hoạt động kinh tế Để khắcphục những vấn đề trên, chính phủ đã có nhiều cổ gắng trong việc cải cách quản lýhành chính, đổi mới chính sách thu, chi ngân sách để hướng tới một ngân sách nhànước được cân đối nhằm góp phần thúc đây kinh tế phát triển, ổn định xã hội và kiêmsoát tình trạng lạm phát đang diển ra ở nước ta và đưa Việt Nam tiến vào thời kì hộinhập của nền kinh tế thế giới Cân đối ngân sách nhà nước là một vấn đề phức tạpnhưng nó có một vai trò quan trọng đối với kinh tế đất nước trong thời kỳ chuyển đổi,

Trang 2

hội nhập và cùng với những lý do nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nh ng ki n th c c ững kiến thức cơ ến thức cơ ức cơ ơ

b n v ngân sách nhà n ản về ngân sách nhà nước và tài chính công tại Việt Nam” ề ngân sách nhà nước và tài chính công tại Việt Nam” ước và tài chính công tại Việt Nam” c và tài chính công t i Vi t Nam” ại Việt Nam” ệt Nam” làm đề tài luận văncủa mình Qua đó tôi hy vọng có được những hiểu biết và nhận thức đúng đắn hơn về vấn

đề cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam, góp phần hoàn thiện những chính sách về cânđối ngân sách nhà nước trong thời kỳ mới đưa đất nước phát triển cùng thế giới

1 Phạm vi nghiên cửu

Cân đối ngân sách nhà nước là một vấn đề rất rộng và phức tạp Nhưng do hạn chế vềthời gian nghiên cứu nên trong luận văn của mình tôi chỉ tập trung nghiên cứu nhữngvấn đề sau:

Giới thiệu những vấn đề chung về cân đối ngân sách nhà nước

Cân đối ngân sách nhà nước trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế kinh tế thị trường.Những đề xuất hoàn thiện tình hình cân đối ngân sách của nước ta dựa trên thực

trạng cân đối ngân sách nhà nước

2 Mục đích nghiên cứu

Khi nghiên cứu đề tài luận văn này tôi hướng tới những mục đích sẽ đạt được sau đây:

Hệ thống lại những quan điểm, những định nghĩa về ngân sách nhà nước và cân

đối ngân sách nhà nước từ đó đưa những quan điểm phù hợp nhất với nước ta trongnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Đưa ra những nội dung cơ bản về cân đối ngân sách nhà nước ở nước ta hiệnnay, tìm hiểu và nhận xét về tình hình cân đối ngân sách nhà nước ta trong thời gianvừa qua, từ đó tìm ra những ưu khuyết điểm của chính sách cân đối ngân sách nhànước từ đó đề xuất những giả pháp tích cực và hữu hiệu về vấn đề cân đối ngân sách nhànước ở nước nhằm thúc đây kinh tế - xã hội phát triển ổn định và bền vững

3 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu luận văn của mình, tôi đã sử dụng một sốphương pháp nghiên cứu khoa học như: so sánh, phân tích và đánh giá, thống kê, thuthập tài liệu, để thể hiện nội dung luận văn của mình mang tính chất của một đề tàinghiên cứu khoa học

- Chương 2: Nội dung cơ bản của vấn đề cân đối ngân sách nhà nước.

- Chương 3: Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam từ khi chuyến đổi sang cơ chế thị trường đến nay và hướng hoàn thiện.

Trang 3

Để hoàn thành đề tài luận văn này, tôi đã sử dụng những kiến thức được học trong nhàtrường, cùng với việc nghiên cứu các tài liệu có liên quan như: Sách, tạp chí, internet

và những số liệu thực tế Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhờ sự dạy bảo,hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của Cô Lê Huỳnh Phương Chinh cùng các bạn tronglớp, trong khoa Tuy nhiên do kiến thức còn nhiều hạn chế nên việc nghiên cứu vàtrình bày đề tài của tôi khó tránh khỏi những thiếu xót Em kính mong nhận được sựđóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè để luận văn của em được hoàn thiện hơn.Sau cùng xin cho em gửi đến các thầy cô, cùng tất cả các bạn, đặc biệt là cô Lê HuỳnhPhương Chinh lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất

Trang 4

Chương I:

Những vấn đề lý luận chung về ngân sách nhà nước và cân đối ngân sách nhà nước

1.1 Khái quát về ngân sách nhà nước

1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước

Một Nhà nước muốn tồn tại và phát triển cần có một nguồn quỹ tài chính (Nguồn quỹnày được Nhà nước huy động từ trong xã hội) để phục vụ cho hoạt động của Nhànước, giúp Nhà nước thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình Chính vì vậy, sự rađời của Nhà nước cũng kéo theo sự hình thành về ngân sách nhà nước

Ở giai đoạn đầu của lịch sử phát triển Nhà nước, quỹ tài chính được hình thành vớimục đích đảm bảo cho sự tồn tại của bộ máy nhà nước.Tuy nhiên, quỹ tài chính nàychưa đảm bảo đầy đủ các yếu tố để được gọi là ngân sách nhà nước Vì nó chưa đảmbảo tính minh bạch và rõ ràng trong cách sử dụng, quản lý và phân phối các nguồn lựctài chính Lúc này, các nguồn lực tài chính huy động được hoàn toàn không phải vìmục đích phục vụ lợi ích chung cho toàn xã hội, mà còn phục vụ cho những mục đíchchi tiêu riêng, khác của những chủ thể đứng đầu Nhà nước Đặc trưng này được biểuhiện rõ nhất là ở thời kỳ Nhà nước phong kiến, nguồn lực tài chính của Nhà nước tậptrung trong tay nhà Vua và hoàn toàn do nhà Vua quyết định phân chia và chi tiêu nónhư thế nào Chính vì thế, việc sử dụng nguồn lực tài chính của quốc gia không đượcminh bạch, rõ ràng, theo hướng tiêu cực và chủ quan của một người Đặc biệt, ngườidân không thể kiểm soát được những khoản đóng góp của mình vào quỹ tài chính đãchi tiêu cho việc gì và mình đã được hưởng những lợi ích gì

Ngân sách nhà nước đã xuất hiện từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ, từ thời kỳ phong kiếnnhưng thuật ngữ “ ngân sách nhà nước” được thừa nhận với một ý nghĩa đầy đủ của nókhi mầm móng tư bản chủ nghĩa ra đời1 Lúc này nhà Vua không còn quyền tự quyếtđổi với các khoản thu chi của quốc gia nữa mà nó đã được chuyên giao lại cho Quốchội Điều đó cũng tạo ra một bước ngoặt mới về việc quản lý và sử dụng ngân sáchnhà nước được minh bạch và rõ ràng hơn Ngân sách Nhà nước là một thuật ngữ xuấthiện lần đầu tiên ở Anh vào thế kỷ 17 Khi đó, ngân sách nhà nước được hiểu là mộtnguồn quỹ hoặc là túi tiền của người quản lý ngân khố, nó là toàn bộ những khoản thuchi thuộc về Nhà nước và do Nhà nước thực hiện Cho đến ngày nay, ngân sách nhànước được hiểu là bảng kế hoạch tài chính lớn nhất của một quốc gia bao gồm tất cảcác khoản thu chi phục vụ cho chức năng và nhiệm vụ của bộ máy nhà nước, th ôngqua đó đảm bảo những lợi ích công cộng của xã hội

1 Xem: Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân sách nhà nước, Tư Pháp, 2007, Trang 9,10.

Trang 5

Ngân sách nhà nước là một phạm trù rất rộng và bao quát, vừa liên quan đến lĩnh vựckinh tế vừa liên quan đến góc độ quản lý Nhà nước Vì vậy hiện nay có nhiều ý kiếnkhác nhau định nghĩa về ngân sách Nhà nước, nhưng thể hiện rõ nhất và đầy đủ nhất

về bản chất của ngân sách nhà nước là hai định nghĩa trên hai phương diện kinh tế vàpháp lý

Ngân sách nhà nước xét về phương diện kinh tế 2 : Trước hết là một khái niệm

thuộc phạm trù kinh tế học hay hẹp hơn là tài chính học Theo đó, ngân sách nhà nước

là bảng dự toán về các khoản thu và các khoản chi tiền tệ của một quốc gia, được cơquan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thực hiện trong một khoản thời hạn nhấtđịnh, thường là một năm Từ định nghĩa đó ta thấy có 2 yếu tố cơ bản trong ngân sáchnhà nước:

+ Ngân sách nhà nước là một bảng kế hoạch tài chính của một quốc gia, thôngqua hành vi kinh tế là xác lập nội dung thu chi liên quan đến ngân quỹ của Nhà nước

Do đó phải được Quốc hội với tư cách là người đại diện cho toàn thê nhân dân trongquốc gia đó quyết định trước khi chính phủ đem ra thi hành trên thực tế, đế đảm bảocho việc thu, chi ngân sách có hiệu quả và phù hợp với người dân Ngoài ra, Quốc hộicòn là người giám sát chính phủ trong quá trình thi hành ngân sách và có quyền phêchuân bảng quyết toán ngân sách hàng năm do chính phủ đệ trình khi năm ngân sáchkết thúc

+ Ngân sách nhà nước có hiệu lực trong vòng một năm, tức là việc dự toán thu,chi đã được đề ra phải hoàn thành trong năm ngân sách đó tính từ ngày 01/01 đến ngày31/12 hàng năm Đây là khoản thời gian mà pháp luật quy định nhằm giới hạn rỏ việcthực hiện dự toán ngân sách nhà nước Khoản thời gian này có thể trùng hoặc khôngtrùng với năm dương lịch tùy theo tập quán của mỗi nước Việc quy định rỏ thời giannày nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân sách nhà nước, tránh sự tùytiện, độc đoán của Nhà nước trong việc thu nộp và chi tiêu ngân sách

Ngân sách nhà nước xét về phương diện pháp lý 3 : Theo phương diện này,

ngân sách nhà nước cũng không có nhiều khác biệt so với phương diện kinh tế, nó đềunói về các khoản thu, chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và đượcthực hiện trong một năm Khi tiếp cận ngân sách nhà nước qua phương diện kinh tế, tathấy đó là một bảng kế hoạch tài chính khổng lồ của một quốc gia, trong đó dự liệu cáckhoản thu chi và tiền tệ trong một năm Còn ở phương diện pháp lý, ngân sách nhànước được hiểu là một đạo luật đặc biệt của mỗi quổc gia do Quốc hội ban hành vàchính phủ thực hiện trong một thời hạn xác định Nhưng khác với những đạo luật

2 Xem: Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân sách nhà nước, NXB Tư Pháp 2007, Trang 11-12.

3Xem: Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân sách nhà nước, NXB Tư Pháp 2007, Trang 14-15.

Trang 6

thông thường, ngân sách nhà nước được cơ quan lập pháp tạo ra theo trình tự thủ tụcriêng và hiệu lực thi hành của đạo luật này được xác định rõ ràng là một năm.

Theo Điều 1 luật ngân sách nhà nước 2002, ngân sách nhà nước được định nghĩa là:

“Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước

Qua những quy định và phân tích về ngân sách nhà nước ta thấy, ngân sách nhà nướcchính là một đạo luật tài chính do Quốc hội ban hành, dự toán về các khoản thu chithực hiện trong một năm của một quốc gia, bên cạnh đó ngân sách nhà nước còn làmột công cụ tài chính quan trọng để Nhà nước thực hiện và điều tiết hoạt động kinh tế -

xã hội của đất nước Trong nền kinh tế thị trường nhiều biến động như hiện nay thìngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội

- Trước hết, ngân sách nhà nước là công cụ có hiệu lực của Nhà nước đểđiều chỉnh thu nhập của toàn xã hội hạn chế sự phân hóa giàu nghèo đảm bảo sự côngbằng trong xã hội, góp phần giải quyết các vấn đề của xã hội như: trợ cấp thất nghiệp,chính sách trợ giúp cho những người có thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn, chichính sách dân số, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, Để thực hiện được việc này, Nhànước đã sử dụng công cụ thuế điều chỉnh những người có thu nhập cao trong xã hội,tạo nguồn thu về cho ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước là công cụ điều tiếthoạt động kinh tế của một quốc gia Thông qua các hoạt động: cấp phát vốn, đầu tư cơ

sở vật chất hạ tầng cho các ngành then chốt, mũi nhọn của đất nước, áp dụng các chínhsách thuế để định hướng đầu tư phát triển kinh doanh Nhà nước đã đảm bảo cho nềnkinh tế phát triển ổn định và tạo thế cân bằng giữa các ngành nghề, địa phương của đấtnước Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường nhiều biến động hiện nay, sự thay đổi vềgiá cả, mất cân bằng về cung cầu, lạm phát xảy ra thì vai trò điều tiết của ngân sáchnhà nước góp phần quan trọng vào việc bình ốn thị trường, kiềm chế lạm phát Nhànước thực hiện các biện pháp giảm chi, tăng thu và huy động nguồn vốn từ trong nhândân để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước, sử dụng quỹ dự trữ nhà nước để điều tiếtnền kinh tế

- Ngân sách nhà nước còn là công cụ đế hướng dẫn tiêu dùng của xã hội,xuất phát từ đặc điểm ngân sách nhà nước bảo đảm điều kiện vật chất để thực hiệnchức năng và nhiệm vụ của nhà nước Vì vậy hàng năm nhà nước phải chi một khoảntiền rất lớn cho hoạt động của bộ máy nhà nước từ cơ quan lập pháp, hành pháp, tưpháp đồng thời chi cho các khoản nhằm bình ổn, phát triển kinh tế - xã hội Ngân sáchnhà nước có chứa đựng những khoản dự toán chi ngân sách hàng năm để định hướngviệc chi tiêu cho xã hội, khoản chi nào là phù hợp, là cần thiết giúp cân đối với các

Trang 7

khoản thu năm đó, tránh tình trạng chi tiêu lãng phí, tràn lan dẫn đến thâm hụt ngânsách nhà nước.

1.1.2 Đặc điểm ngân sách nhà nước

Thông qua định nghĩa về ngân sách nhà nước, ta thấy ngân sách nhà nước là một loạihình ngân sách đặc biệt quan trọng Nó không chỉ mang những đặc điểm chung củacác loại ngân sách thông thường, mà còn hàm chứa những đặc điểm riêng thể hiện bảnchất của một loại hình ngân sách của một quốc gia như:

Ngân sách nhà nước vừa là một bảng kế hoạch tài chính vừa là một đạo luật củamột quốc gia Ngân sách nhà nước chính là toàn bộ các khoản thu, chi của một quốcgia đã được dự toán thực hiện trong một năm, việc thiết lập ngân sách nhà nước khôngchỉ mang tính kỹ thuật nghiệp vụ kinh tế giống như các loại ngân sách thông thườngkhác mà nó còn mang tính kỹ thuật pháp lý, ngân sách nhà nước được soạn thảo vàthực hiện bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặc biệt phải được Quốc hội xem xét,biểu quyết thông qua giống như việc ban hành một đạo luật Đặc điểm này đã làm chongân sách nhà nước khác hẳn với các loại ngân sách thông thường khác như: ngânsách của gia đình của các tổ chức chính trị - xã hội, Ngân sách nhà nước đảm bảo vềgiá trị pháp lý và bắt buộc các chủ thể liên quan phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụcủa mình giống như việc thực hiện, chấp hành một đạo luật Còn các loại ngân sáchkhác thì việc thực hiện và chấp hành của các chủ thể có liên quan, chỉ dừng ở mức độthỏa thuận để ràng buộc trách nhiệm của mỗi người

Ngân sách nhà nước là bảng kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, sẽ đượcQuốc hội biểu quyết thông qua trước khi trao cho chính phủ thi hành Đặc điểm nàythể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp trong quátrình xây dựng và thực hiện ngân sách Trong đó cơ quan lập pháp thường có vai trò ápđảo hơn, cơ quan hành pháp chỉ là cơ quan thừa hành thực hiện bảng kế hoạch tàichính mà Quốc hội đã thông qua, nhưng đồng thời còn phải chịu sự giám sát của Quốchội trong khi thực thi nhiệm vụ ngân sách nhà nước nhằm hạn chế sự lạm quyền củacác cơ quan hành pháp bảo đảm tính dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt độngtài chính nhà nước Điều này bộc lộ lên nét đặc trưng riêng của ngân sách nhà nước mà

ở các loại hình ngân sách khác không có, ngân sách nhà nước được thiết lập và thihành có sự tham gia, giám sát của nhân dân theo phương cách trực tiếp hay gián tiếpthông qua vai trò của Quốc hội, có sự tham gia của cơ quan hành pháp, cơ quan lậppháp và có sự phân chia nhiệm vụ rõ ràng giữa hai cơ quan này Trong khi đó, các loạihình ngân sách khác thì Nhà nước để cho chính chủ thể đó tự quyết định và tự chịutrách nhiệm về hậu quả xảy ra Một số cơ quan hành pháp của Nhà nước chỉ tham gia

Trang 8

kiểm tra, giám sát trong những trường hợp cần thiết, mà không tạo nên mối tươngquan giữa cơ quan hành pháp và cơ quan lập pháp.

Ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi nhằm phục vụ hoạt động của bộmáy nhà nước, đảm bảo cho Nhà nước thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình vìlợi ích chung của toàn xã hội Bộ máy nhà nước muốn hoạt động được cần có một sốtiền rất lớn để chi tiêu và sổ tiền đó được trích ra từ ngân sách nhà nước Nhà nướcthực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình nhằm bảo đảm cho sự phát triển của toàn

xã hội, phục vụ lợi ích của toàn dân, không phân biệt người giàu nghèo hay đẳng cấpđịa vị xã hội Đặc biệt ngân sách nhà nước còn ưu tiên đê giúp đỡ phục vụ cho nhữngngười nghèo, hỗ trợ để giảm bớt những tệ nạn xã hội Vì vậy chính phủ luôn tìm cáchthỏa mãn giữa nhiệm vụ thu và nhiệm vụ chi đã được hoạch định và cho phép thựchiện bởi Quốc hội Đặc điểm này đã thể hiện một bản chất rất riêng của ngân sách nhànước, ngân sách nhà nước phục vụ cho toàn xã hội, toàn dân, không phân biệt ngườigiàu, người nghèo hay cá nhân, tổ chức nào để đảm bảo cho sự phát triển của cả đấtnước Còn các loại ngân sách khác chỉ bao hàm được một sổ đối tượng cụ thể vànhững mục tiêu hẹp hơn

Ngân sách nhà nước được thiết lập và vận hành theo bốn nguyên tắc cơ bản sau:+ Nguyên tắc ngân sách nhất niên: Nguyên tắc này ra đời đầu tiên ở nướcAnh vào cuối thế kỷ 17 nhưng sau đó lại trở thành nguyên tắc được thừa nhận tại cácnước có nền dân chủ phát triển sớm ở châu Âu như: Pháp, Đức Nguyên tắc này hàmchứa hai nội dung cơ bản sau: Mỗi năm, Quốc hội sẽ biểu quyết ngân sách một lầntheo hạn kỳ do luật định và bản dự toán ngân sách nhà nước này chỉ có hiệu lực thihành trong một năm, chính phủ là người được phép thi hành bản dự toán đó4 Ở ViệtNam, nguyên tắc này đã được ghi nhận trong luật, các khoản thu và chi ngân sách nhànước được thực hiện trong một năm, tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm dươnglịch Nguyên tắc này được đặt ra nhằm mục đích giúp cho Nhà nước kiếm soát kịp thờicác hoạt động thu, chi của quốc gia, tránh sự lãng phí, đảm bảo sự dân chủ cho ngườidân Nhân dân có quyền tham gia vào việc quản trị nguồn tài chính của đất nước thôngqua người đại diện của mình là Quốc hội

+ Nguyên tắc ngân sách đơn nhất: Nguyên tắc này cũng lần đầu tiênđược xây dựng ở Anh, Pháp, Đức, và ngày nay nó được thừa nhận ở nhiều nước trênthế giới Nguyên tắc này hiểu theo cách thông thường, là mọi khoản thu và chi tiền tệcủa quốc gia trong một năm chỉ được phép trình bày trong một văn kiện duy nhất, đó

là bản dự toán ngân sách sẽ được chính phủ trình quốc hội quyết định để thực hiện5 Ở

4Xem: Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân sách nhà nước, NXB Tư Pháp 2007, Trang 28.

5 Xem: Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân sách nhà nước, NXB Tư Pháp 2007, Trang 30, 31.

Trang 9

nước ta chưa có một quy định cụ thể, chính thức nào về nguyên tắc này, nhưng trongluật ngân sách nhà nước có quy định: “Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp đượcquyền quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước các cấp trong trường họp cầnthiết ” đã thể hiện sự vận dụng linh hoạt nguyên tắc này ở nước ta Nguyên tắc nàyhướng tới mục tiêu: đảm bảo tính khả thi cho dự toán ngân sách nhà nước trong quátrình thực hiện, giúp cho Quốc hội dễ dàng kiểm soát và theo dõi hoạt động của ngânsách nhà nước Vì mọi vấn đề có liên quan đều được tập trung trong một văn kiện, từ

đó sẽ giúp cho các cơ quan có thẩm quyền có cách nhìn bao quát và đầy đủ về tìnhhình ngân sách của quốc gia Trên cơ sở đó, Nhà nước sẽ đề ra được những nhiệm vụkhả quan hơn của ngân sách năm sau

+ Nguyên tắc ngân sách toàn diện: Nguyên tắc này xuất hiện vào khoản thế kỷ 17, 18

ở các nước châu Âu Nguyên tắc này được thể hiện qua hại nội dung sau: Mọi khoảnthu và chi đều phải được ghi cụ thể, rõ ràng trong bảng dự toán ngân sách hàng năm đãđược Quốc hội quyết định; các khoản thu và chi không được phép bù trừ cho nhau màmọi khoản thu dùng để tài trợ cho mọi khoản chi6 Thực hiện tốt nguyên tắc này, bảng

dự toán ngân sách nhà nước sẽ đảm bảo được thiết lập rõ ràng, cụ thể, minh bạch vàđầy đủ Nước ta cũng đã ghi nhận và vận dụng nguyên tắc này bằng những quy định

cụ thể trong luật

+ Nguyên tắc ngân sách thăng bằng: Nguyên tắc này cũng đã xuất hiện khá sớm ởcác quốc gia trên thế giới Lúc đầu các nhà tài chính học cho rằng, sự thăng bằng củangân sách nhà nước là một ý niệm kế toán nhiều hơn là ý nghĩa về phương diện kinh tếhay pháp lý Theo đó, sự thăng bằng của ngân sách nhà nước được hiếu là tông sô thuphải cân bằng với tong số chi trong năm ngân sách Còn các nhà tài chính học đươngđại đưa ra quan điểm mới về sự thăng bằng của ngân sách nhà nước là: Sự thăng bằngngân sách không hoàn toàn không đồng nghĩa với sự cân bằng giữa tổng thu và tổngchi mà thực chất là sự cân bằng giữa tổng thu hoa lợi và tổng chi có tính chất phí tổn7.Nguyên tắc này cũng đã được ghi nhận trong luật ngân sách nhà nước Việt Nam hiệnhành Nguyên tắc này đã giúp xác định được tình trạng ngân sách nhà nước đang ởmức thăng bằng, bội thu hay thâm hụt tại một thời điểm để từ đó đưa ra những hướnggiải quyết vấn đề ngân sách nhà nước cho phù hợp Hiện nay nguyên tắc ngân sáchthăng bằng vẫn chưa đảm bảo thực hiện tốt ở nhiều quốc gia, do những biến đổi vềtình hình kinh tế - xã hội liên tục xãy ra như: khủng hoảng kinh tế, lạm phát, thiêntai,

6Xem: Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân sách nhà nước, Tư Pháp, 2007, Trang 32.

7Xem: Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân sách nhà nước, Tư Pháp, 2007, Trang 34, 35.

Trang 10

Ngân sách nhà nước là công cụ chủ yếu giúp nhà nước thực hiện chức năng và nhiệm

vụ của mình Với công cụ này, Nhà nước đảm bảo cho sự vận hành của nền kinh tế - xãhội theo hướng ổn định và phát triển, đem lại sự công bằng và bình đẳng cho mọingười dân, giải quyết kịp thời những vấn đề khó khăn của đất nước Để thực hiện tốtđược các vấn đề trên, Nhà nước đã lập kế hoạch thu chi cụ thể của một năm được sựxét duyệt và phê chuẩn của các cơ quan có thẩm quyền, rồi đưa ra thi hành trên thực tếnhằm hướng tới mục tiêu đạt được sự cân đối giữa các khoản thu chi ngân sách nhànước và hoàn thành nhiệm vụ mà năm ngân sách đề ra

1.2 Khái quát về cân đối ngân sách nhà nước

1.2.1 Các học thuyết về cân đối ngân sách nhà nước

Cân đối ngân sách là một vấn đề quan trọng được đặt ra đối với mỗi Nhà nước, nó đảmbảo cho Nhà nước đó thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình Nhưng ở từngthời kỳ khác nhau thì chức năng và nhiệm của Nhà nước sẽ có sự thay đổi, nó được m ởrộng và nâng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế Đăc biệt khi nền kinh tế vậnhành theo cơ chế thị trường, Nhà nước đã có sự can thiệp vĩ mô vào hoạt động kinh tế

Do đó, ngân sách nhà nước đã trở thành công cụ đắc lực để Nhà nước can thiệp vàohoạt động kinh tế và vấn đề cân đối ngân sách nhà nước lại càng được quan tâm hơnvới nhiều học thuyết bàn về nó

1.2.1.1 Lý thuyết cổ điển về cân bằng ngân sách

Theo lý thuyết này, nội dung của cân bằng ngân sách rất đơn giản: “Mỗi năm số thuphải ngang với số chi”8 Quan điểm này bao gồm hai nguyên tắc cơ bản sau: Một là,tổng số những khoản chi không được quá tổng số những khoản thu Hai là, tổng sốnhững khoản thu của ngân sách không bao giờ được lớn hơn tống sổ những khoản chicủa ngân sách Tức là ngân sách nhà nước phải được cân bằng tuyệt đối, bội chi haybội thu ngân sách đều biêu hiện sự lãng phí về nguồn lực trong nhân dân.Ngoài ra,thuyết này còn đòi hỏi ngân sách nhà nước phải cân bằng cả khi lập dự toán và trongquá trình thực hiện, nếu chỉ cân bằng khi lập dự toán còn trong quá trình thực hiện lạikhông cân bằng thì không thể coi là cân bằng thực sự

1.2.1.2 Các học thuyết hiện đại về cân đối ngân sách nhà nước

Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường tự do cạnh tranh thì sự can thiệp củaNhà nước vào hoạt động kinh tế đóng một vai trò rất quan trọng, đảm bảo sự ổn định

và phát triển của nền kinh tế, lúc này cân đối ngân sách lại trở thành một công cụ thiếtyếu hơn Trong bối cảnh đó, quan điểm về cân đối ngân sách nhà nước cũng có nhiềuthay đổi

Lý thuyết về ngân sách chu kỳ

8Xem: Trần Đình Ty, Quàn lý tài chính công, NXB Lao Động 2003, Trang 326.

Trang 11

Nen kinh tế trãi qua một chuồi dài các chu kỳ, mồi chu kỳ đều trãi qua giai đoạnphồn thịnh và suy thoái Ở giai đoạn phồn thịnh của nền kinh tế thì của cải vật chất tạo

ra nhiều, năng suất lao động xã hội cao, thất nghiệp ít, Do đó nguồn thu vào ngânsách nhà nước sẽ lớn hơn nhu cầu chi tiêu và ngân sách nhà nước thường ở tình trạngbội thu Vì vậy nếu không xem xét cân đối ngân sách nhà nước theo chu kỳ, Nhà nướcrất dễ dùng số bội thu này chi tiêu vào những việc không cần thiết Ngược lại, khi cókhủng hoảng xãy ra nền kinh tế chuyển sang giai đoạn suy thoái, của cải vật chất tạo ra

ít, năng suất lao động của xã hội thấp, thất nghiệp gia tăng, Dần đến việc thu ngânsách gặp nhiều khó khăn, ngoài ra Nhà nước còn chi tiền để phục hồi nền kinh tế vàgiải quyết các vấn đề xã hội phát sinh làm cho ngân sách nhà nước dễ rơi vào tìnhtrạng bội chi9 Như vậy, theo thuyết này sự cân bằng ngân sách nhà nước sẽ không duytrì được trong khuôn khổ một năm mà sẽ duy trì trong khuôn khổ một chu kỳ kinh tế.Nghĩa là, nguyên tắc cân đối giữa thu và chi ngân sách nhà nước vẫn được tôn trọngnhưng sự cân bằng ngân sách nhà nước phải thực hiện trong một chu kỳ phát triển kinhtế

Lý thuvết về ngân sách cố ý thiếu hụt

Lý thuyết cổ điển đã chỉ ra, muốn thăng bằng ngân sách trong giai đoạn suythoái thì phải giảm thu hoặc tăng chi10 Nhưng cả hai phương pháp này đều kiềm hãm

sự phát trien kinh tế, làm cho nền kinh tế càng đình trệ hơn Do vậy khi kinh tế rơi vàogiai đoạn suy thoái, phải tránh sự kiềm hăm đó bằng cách cố găng hy sinh thăng bằngngân sách, phải sử dụng sự mất cân đối ngân sách, tăng chi tiêu để đưa nền kinh tếthoát khỏi suy thoái Tuy nhiên, việc cố ý tạo sự thiếu hụt ngân sách nhà nước có thểảnh hưởng xấu đến chính sách tiền tệ, lạm phát gia tăng Nhưng những người ủng hộthuyết này cho rằng: “Sự phục hồi kinh tế sẽ đem lại nguồn để ngân sách nhà nước trở

về tình trạng cân bằng và đẩy lùi lạm phát”

Thuyết hạn chế tiêu dùng thi hành trong thời chiến

Thuyết này cho rằng, vì muốn thỏa mãn nhu cầu của chiến tranh ngân sách nhànước phải chi tiêu rất nhiều, trong khi đó khối lượng tài sản cung cấp trên thị trường lạikhan hiếm hơn thời bình11 Lúc này ngân sách nhà nước phải thiết lập một chế độ hạn chếchi tiêu và kiếm soát giá cả Chế độ này sẽ hướng người dân đến việc chi tiêu khônghết số thu nhập có khả năng sử dụng của mình, do đó Nhà nước sẽ tìm cách thu hồi sốtiền dư đó vào ngân sách nhà nước bằng cách đánh thuế hoặc phát hành công trái

Tóm lại, mỗi thuyết bàn về cân đối ngân sách ở mồi khía cạnh, góc độ và thời điểm

khác nhau nhưng cùng hướng tới vấn đề làm sao cho ngân sách nhà nước được cân

9Xem: Trần Đinh Ty, Quàn lý tài chính công, NXB Lao Động 2003, Trang 328, 329.

10 Xem: Trần Đình Ty, Quàn lý tài chính công, NXB Lao Động 2003, Trang 330.

11 Xem: Học viện tài chính, Giáo trinh quán lý tài chính nhà nước, NXB Tài Chính 2004, Trang 265.

Trang 12

bằng Trong nền kinh tế thị trường ngày nay thì thuyết cổ điển không còn phù hợp nữa

vì quá cứng nhắc, việc duy trì chính sách chi tiêu theo thuyết này tuy rất cần thiếtnhưng không thể đem đến sự phát triển bền vững cho nền kinh tế Các thuyết hiện đạithì đưa ra những biện pháp mạnh hơn để đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước nhưngtrong điều kinh tế chuyển đổi và hội nhập như nước ta hiện nay, chúng ta cần phải lựachọn và vận dụng hợp lý các lý thuyết đó để đưa đất nước phát triển

1.2.2 Khái niệm cân đối ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là một bảng kể hoạch tài chính của một quốc gia trong đó dự trùcác khoản thu và chi được thực hiện trong một năm Trên thực tế quá trình thu chingân sách nhà nước luôn trong trạng thái biến đổi không ngừng, nó bị ảnh hưởng bởi

sự vận động của nền kinh tế quốc gia, có khi những khoản thu dự kiến không đủ đápứng nhu cầu chi tiêu trong năm đó, hoặc có khi mức thu lại vượt xa những khoản chi

Do vậy các khoản chi tiêu và thu ngân sách nhà nước phải được tính toán chính xác vàphù hợp với thực tế để đảm bảo cho ngân sách nhà nước trong trạng thái cân bằng, ổnđịnh Thu và chi ngân sách là hai vấn đề quan trọng đê đảm bảo cho ngân sách nhànước được cân đối, hai vấn đề này lại nằm trong mối tương quan giữa tài chính và kinh

tế, vì kinh tế có phát triển thì Nhà nước mới huy động được nguồn thu vào ngân sáchnhà nước, còn kinh tế không ổn định, kém phát triển thì nguồn thu vào ngân sách nhànước giảm và còn phải chi nhiều để hỗ trợ Điều đó dẫn đến ngân sách nhà nước bịmất cân đối

Xét về bản chất, cân đối ngân sách nhà nước là cân đối giữa các nguồn thu màNhà nước huy động được tập trung vào ngân sách nhà nước trong một năm và sự phânphối, sử dụng nguồn thu đó thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước trong năm đóXét về góc độ tổng thể, cân đối ngân sách nhà nước phản ánh mối tương quangiữa thu và chi trong một tài khóa Nó không chỉ là sự tuông quan giữa tổng thu vàtổng chi mà còn thể hiện sự phân bổ hợp lý giữa cơ cấu các khoản thu và cơ cấu cáckhoản chi của ngân sách nhà nước

Xét trên phương diện phân cấp quản lý nhà nước, cân đối ngân sách nhà nước làcân đối về phân bổ và chuyên giao nguồn thu giữa các cấp ngân sách, giữa trung ương

và địa phương và giữa các địa phương với nhau đế thực hiện chức năng và nhiệm vụđược giao

Cân đối ngân sách nhà nước không chỉ đơn thuần là sự cân bằng về sổ lượng biểu hiệnqua các con số giữa tổng thu và tổng chi, mà nó còn biểu hiện qua các khía cạnh khácnhau Tựu trung lại ta có thể hiểu: Cân đối ngân sách nhà nước là một bộ phận quantrọng của chính sách tài khóa, phản ánh sự điều chỉnh mối quan hệ tương tác giữa thu

Trang 13

và chi ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội mà Nhà nước

đã đề ra trong từng lĩnh vục và địa bàn cụ thể

1.2.3 Đặc điểm cân đối ngân sách nhà nước

Từ những quan niệm về cân đối ngân sách nhà nước ta có thể rút ra một số đặc điêm

cơ bản sau đây:

- Cân đối ngân sách nhà nước phản ánh mối quan hệ tương tác giữa thu vàchi ngân sách nhà nước trong năm ngân sách nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra Nóvira là công cụ thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước, vira bị ảnh hưởng bởicác chỉ tiêu kinh tế - xã hội Cân đối ngân sách nhà nước không phải là đê thu chi cânđối hoặc chỉ là cân đối đơn thuần về mặt lượng, mà cân đối ngân sách nhà nước nhằmthực hiện các mục tiêu chiến lược kinh tế - xã hội của Nhà nước đồng thời các chỉ tiêukinh tế - xã hội này cũng quyết định sự hình thành về thu, chi ngân sách nhà nước Tuynhiên việc tính toán thu, chi không phản ánh một cách thụ động các chỉ tiêu kinh tế- xãhội, mà cân đối ngân sách nhà nước có tác động làm thay đổi hoặc điều chỉnh mộtcách hợp lý các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, bằng khả năng quản lý hoặc phân bổ nguồnlực có hiệu quả

- Cân đối ngân sách nhà nước là cân đối giữa tổng thu và tổng chi, giữa các

khoản thu và các khoản chi, cân đối về phân bổ và chuyển giao nguồn lực giữa các cấptrong hệ thống ngân sách nhà nước, đồng thời kiểm soát được tình trạng ngân sách nhànước đặc biệt là tình trạng bội chi ngân sách nhà nước Cân bằng thu- chi ngân sáchnhà nước chỉ là tương đối chứ không thể đạt mức tuyệt đối được vì hoạt động kinh tếluôn ở trạng thái biến động Nhà phải điều chỉnh hoạt động thu, chi cho phù hợp Bêncạnh đó, cần phân bố nguồn thu cho hợp lý đê đảm bảo sự ổn định về kinh tế - xã hộigiữa các địa phương Mặt khác, nếu ngân sách không cân bằng mà rơi vào tình trạngbội chi thì cần đưa ra những giải quyết kịp thời để ổn định lại ngân sách nhà nước

- Cân đối ngân sách nhà nước mang tính định lượng và tính tiên liệu.Trong

quá trình cân đối ngân sách nhà nước, người quản lý phải xác định các con số thu, chingân sách nhà nước so với tình hình thu nhập trong nước, chi tiết hóa tùng khoản thu,chi nhằm đưa ra cơ chế sử dụng và quản lý nguồn thu phù hợp với hoạt động chi, từ đó

đê làm cơ sở phân bố và chuyến giao nguồn lực giữa các cấp ngân sách Cân đối ngânsách nhà nước phải dự đoán được các khoản thu, chi ngân sách một cách tông thể đêđảm bảo thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

1.2.4 Vai trò của cân đối ngân sách nhà nước trong nền kỉnh tế thị trường

Cân đối ngân sách nhà nước là một công cụ quan trọng đê Nhà nước can thiệp vàohoạt động kinh tế - xã hội của đất nước, với vai trò quyết định đó thì cân đối ngân sáchnhà nước trong nền kinh tế thị trường có các vai trò sau:

Trang 14

- Cân đối ngân sách nhà nước góp phần ổn định kinh tế vĩ mô Nhà nước

thực hiện cân đối ngân sách nhà nước thông qua chính sách thuế, chính sách chi tiêuhàng năm và quyết định mức bội chi cụ thể nên có nhiều tác động đến hoạt động kinh

tế cũng như cán cân thương mại quốc tế Từ đó góp phần ổn định việc thực các mụctiêu của chính sách kinh tế vĩ mô như: Tăng trưởng mức thu nhập bình quân trong nềnkinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát được duy trì ở mức ổn định và có thể dự toánđược,

- Cân đối ngân sách nhà nước góp phần phân bổ, sử dụng nguồn lực tài

chính có hiệu quả, để đảm bảo được vai trò này ngay từ khi lập dự toán Nhà nước đãlựa chọn trình tự ưu tiên hợp lý trong phân bố ngân sách nhà nước và sự gắn kết chặtchẽ giữa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với công tác lập kế hoạch ngân sách.Trong phân cấp quản lý ngân sách, nếu cân đối ngân sách nhà nước phân định nguồnthu một cách hợp lý giữa trung ương với địa phương và giữa các địa phương với nhauthì sẽ đảm bảo thực hiện được các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra

- Cân đối ngân sách nhà nước góp phần đảm bảo công bằng xã hội, giảm

thiểu sự bất bình đẳng giữa các địa phương Nước ta với mỗi một vùng lại có một điềukiện kinh tế - xã hội khác nhau, có những vùng điều kiện kinh tế - xã hội rất khó khănlàm ảnh hưởng đến thu nhập và chất lượng cuộc sổng của người dân, có những vùngđiều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi, phát triển làm cho thu nhập và cuộc sống của ngườidân được nâng lên Vì vậy cân đối ngân sách nhà nước sẽ đảm được sự công bằng,giảm thiểu sự bất bình đẳng giữa người dân và các vùng miền Nhà nước có thể huyđộng nguồn lực từ những người có thu nhập cao, những vùng có kinh tế phát triển đê

hổ trợ, giúp đỡ những người nghèo có thu nhập thấp và những vùng kinh tế kém pháttriên Bên cạnh đó, cân đối ngân sách nhà nước góp phần phát huy lợi thế của từng địaphương, tạo nên thế mạnh kinh tế cho địa phương đó dựa trên tiềm năng có san của địaphương

Tóm lại, , Ngân sách nhà nước vừa là công cụ tài chính quan trọng, vừa là đạo luật của

một quốc gia Nó được thiết lập và vận hành cùng với sự tồn tại và phát triển của quốcgia đó Đặc biệt trong thời kỳ chuyển đổi và hội nhập như hiện nay, ngân sách nhànước và vấn đề cân đối ngân sách càng đóng vai trò quan trọng hơn vào sự phát triểnđất nước, bình ổn xã hội Hiểu và vận dụng tốt các học thuyết về cân đối ngân sáchnhà nước sẽ giúp nước ta có thể giải quyết những vấn đề còn tồn đọng về ngân sáchnhà nước trong thời gian vừa qua Ngân sách nhà nước được cân đối, ổn định sẽ giúpNhà nước thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình đối với toàn dân, toàn xã hội

Trang 15

Chương II:

N I DUNG V N Đ ỘI DUNG VẤN Đ ẤN Đ Ề CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ N ƯỚC C

2.1 Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước

Cân đối ngân sách nhà nước là vấn đề rất quan trọng và cần thiết để Nhà nướcthực hiện tổt chức năng và nhiệm vụ của mình Nhưng để ngân sách nhà nước đượcgiữ ở mức cân đối và ồn định thì không đơn giản, vì nó còn phụ thuộc nhiều yếu tốnhư: Tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi quốc gia Hiện nay, vấn đề lạm pháttăng nhanh, khủng hoảng kinh tế, thiên tai, đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thu,chi ngân sách nhà nước Sự không ổn định trong hoạt động thu, chi ngân sách nhànước đã dẫn đến tình trạng mất cân đối ngân sách nhà nước Đối với Việt Nam, từ khiđất nước chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, cùng với vai trò của Nhà nước đượcnâng lên trong hoạt động kinh tế thì việc cân đối đối ngân sách nhà nước ngày càngđược chú trọng hơn Nắm được tầm quan trọng của cân đối ngân sách nhà nước trong

sự nghiệp phát triển đất nước và ổn định xã hội, nước ta đã đưa ra những chính sách vàbiện pháp để đảm bảo cho ngân sách nhà nước được cân đối Nhưng trước hết nước tacần phải xây dựng nguyên tắc cân đối ngân sách phù hợp với điều kiện kinh tế, chínhtrị và xã hội của nước mình thì việc cân đối mới đảm bảo hiệu quả Mặt khác, việc xâydựng nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước phải được bắt đầu từ việc xác định vai tròcủa nhà nước và phù hợp với từng bối cảnh cụ thể12

Theo luật ngân sách nhà nước 2002 thì ngân sách nhà nước được cân đối dựa trênnguyên tắc sau:

+ Tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và gópphần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển, trường hợp còn bội chi, thì sốbội chi phải nhỏ hơn chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách Nguyêntắc này đã phân định ranh giới giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, thể hiện

sự thận trọng trong chính sách tài khóa của Việt Nam Theo đó, các khoản thu thườngxuyên được sử dụng để trang trải chi thường xuyên và một phần thu thường xuyêncùng với thu bù đắp được sử dụng để chi đầu tư phát triển13 Trong đó, chi đầu tư pháttriển được chú trọng hơn, vì nó có thể làm tăng khả năng thu hồi vốn cho ngân sáchnhà nước nhưng phải đảm bảo được sự cân đối giữa chi đầu tư phát triển và chi thườngxuyên, vì giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong chi tiêu công của Nhà

12 XemrNguyễn Thị Bình Minh và Bùi Thị Mai Hòa, “Cân đoi ngân sách nhà nước nhìn từ góc độ lý luận và

thực tiến” , Tạp chí tài chính số 10/2006, Trang 33.

13 Xem: Nguyễn Thị Bình Minh và Bùi Thị Mai Hòa, “Cân đối ngân sách nhà nước nhìn từ góc độ lý luận

thực tiến ” , Tạp chí tài chính số 10/2006, Trang 38.

Trang 16

nước Chi đầu tư phát triển là hoạt động cần thiết đối với sự phát triển kinh tế, xã hộicủa một quốc gia Nó tạo ra những điều kiện cở sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho nềnkinh tế, cũng từ đó kéo theo sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác và đảm bảo các vấn

đề xã hội của đất nước, giúp nhà nước thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình

Vì vậy chi đầu tư phát triển là vấn đề được Nhà nước ưu tiên trong xây dựng nguyêntắc cân đối ngân sách nhà nước

+ Bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và nướcngoài Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải đảm bảo nguyên tắc không sửdụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngânsách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn Trong điều kiện kinh tế thị tnrờng như hiệnnay thì vấn đề bội chi ngân sách là không thể tránh khỏi đối với một quốc gia Nhưngchưa hẳn bội chi ngân sách nhà nước là biêu hiện sự yếu kém của nền kinh tế, mà nócòn là một trong các cách thức tạo ra sự cân đối ngân sách nhà nước trong dài hạn,đảm bảo cho nền kinh tế - xã hội phát triển và ổn định Nguyên tắc vay bù đắp bội chinên dành cho mục đích phát triển và đảm bảo bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợkhi đến hạn là rất cần thiết để đảm bảo ngân sách nhà nước được cân đối, tận dụngđược nguồn vốn vay một cách có hiệu quả Chi cho tiêu dùng là hoạt động chi khôngmang tính chất thu hồi vốn và không tạo thặng dư, do đó nguồn vay bù đắp bội chi chỉ

đê dành cho mục đích phát triển Về nguyên tắc, ngân sách địa phương được cân đốivới tổng số chi không vượt quá tổng số thu; trường hợp tỉnh thành phố trực thuộc trungương có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sáchcấp tỉnh bảo đảm, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được hội đồng nhândân cấp tỉnh quyết định, nhưng không vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấptỉnh năm dự toán, thì được phép huy động vốn không vượt quá 30% vốn đầu tư xâydựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh

+ Nguyên tắc này đã tạo cho chính quyền địa phương có được nhiều ưu thế hơntrong việc quyết định ngân sách cấp mình, vấn đề cho phép cấp tỉnh vay nợ là cầnthiết, giúp cho chính quyền địa phương có thể chủ động hơn trong việc tạo ra nhữngđiều kiện về cơ sở vật chất hạ tầng để phát triển kinh tế và đảm bảo vấn đề xã hội củađịa phương mình Tuy nhiên, khoản vay nợ này lại được tính vào thu trong cân đốingân sách địa phương, do vậy nhìn một cách tổng thể thì ngân sách địa phương tôntrọng nguyên tắc phải cân bằng thu chi theo quy định của luật ngân sách nhà nước năm

2002, song thực chất ngân sách địa phương có bội chi và khoản bội chi này lại khôngtính vào trong bội chi ngân sách nhà nước Điều này dẫn đến sự thiếu minh bạch trongcân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam Ngoài ra việc quy định tỷ lệ tối đa chung chomọi địa phương là 30% (trừ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) là chưa hợp lý, vì mỗi địa

Trang 17

phương có điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau nên nhu cầu vay nợ, khả năng quản lý

nợ và hoàn trả nợ là khác nhau

Ngoài những nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước theo quy định của luật hiện hành,thì trong quá trình cân đối ngân sách nhà nước thì cần phải dựa trên hệ thống cácnguyên tắc lập ngân sách và quản lý chi tiêu công hiệu quả như:

tài chính có hiệu quả, yêu cầu trong cân đối ngân sách nhà nước phải đánh giá đúngnguồn lực tài chính đó và lựa chọn những công cụ thích hợp nhất để phân bổ nguồnlực nhằm đạt được mục tiêu ngân sách đã đề ra Điều này có nghĩa là, khi cân đối ngânsách nhà nước thì những quyết định về chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên cầnphải được gắn kết với nhau Trong chi tiêu ngân sách nhà nước cần tập trung chi vàonhững khoản cần thiết, chi tiêu tiết kiệm, tránh lãng phí để thực hiện tốt các chiến lược

mà chính phủ đề ra

• Tính linh hoạt và tính tiên liệu: Trong cân đối ngân sách nhà nước, tínhlinh hoạt và tính tiên liệu là cần thiết, vì nó giúp nhà quản lý đưa ra cách xử lý và điềuphối nguồn lực tài chính một cách hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi đế nhà nước thựchiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra Tính linh hoạt yêu cầu phải trao quyền chongười quản lý trong việc ra quyết định phân bổ nguồn lực tài chính Tính tiên liệuđóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách và chương trình có hiệu quả.Nguyên tắc này đòi hỏi cân đối ngân sách nhà nước phải chú ý đến sự cân đối trongngắn hạn và dài hạn, và phải vận dụng cách tiếp cận trung hạn đối với việc điều chỉnhmất cân đối ngân sách nhà nước

được lập từ thực tế tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, mà không có sự thiên vị vềvấn đề thu hoặc chi ngân sách nhà nước Những dự toán quá lạc quan sẽ dễ đưa đến sự

vi phạm tính kỷ luật tài chính và dẫn đến việc không thực hiện được những chiến lươc,chính sách Nhà nước đã đề ra

• Thông tin, minh bạch và trách nhiệm: Đây là vấn đề rất cần thiết trongcân đối ngân sách nhà nước Thông tin tốt sẽ làm tăng thêm tính trung thực và giúpngười quản lý sẽ đưa ra những quyết định hợp lý Thông tin chính xác và kịp thời vềchi phí, đầu ra và kết quả đạt được sẽ giúp cho quá trình thực hiện cân đối ngân sáchnhà nước đạt hiệu quả Tính minh bạch và trách nhiệm trước hết yêu cầu những người

ra quyết định phải có tất cả những dữ liệu và thông tin thích hợp, phải chịu tráchnhiệm về quyết định của mình

Trang 18

2.2 Cân đối giữa các khoản thu và khoản chỉ ngân sách nhà nước trong cơ cấu ngân sách nhà nước

Trong ngân sách nhà nước, cơ cấu các khoản thu và chi ngân sách nhà nước có liênquan mật thiết đến vấn đề cân đối ngân sách nhà nước.Vì cân đối ngân sách chính là

sự cân bằng về các khoản thu và chi ngân sách, đảm bảo cho sự cân bằng này thì trongquá trình cân đối ngân sách nhà nước phải dựa trên một cơ cấu ngân sách hợp lý vàđược phân định rõ ràng Cơ cấu ngân sách nhà nước sẽ giúp cho cân đối ngân sách nhànước thực hiện dễ dàng và xác thực hơn Dựa vào cơ cấu thu, Nhà nước sẽ xác địnhđược những khoản thu vào ngân sách nhà nước trong một năm tài khóa, từ đó làm cơ

sở tiền đề cho việc tiến hành thực hiện các khoản chi ngân sách nhà nước và Nhà nước

có thế dựa vào những khoản thu đã được dự kiến sẵn đế lên kế hoạch chi tiêu hợp lýtrong năm đó Ngược lại, các khoản chi ngân sách nhà nước là mục tiêu hướng tới và

là giới hạn để xây dựng kế hoạch thu ngân sách nhà nước Nhà nước dựa vào cơ cấuchi ngân sách nhà nước Từ đó dự trù được các khoản phải chi trong năm, nhưngphải đảm bảo được sự phối hợp cân đối giữa các khoản thu và chi ngân sách nhà nước

để đạt được mục tiêu ngân sách đề ra Ta thấy, các khoản thu và chi ngân sách nước cómối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau trong suốt một năm ngân sách và cùng hướngtới mục tiêu đảm bảo cho ngân sách nhà nước được cân đối và ổn định

Cơ cấu các khoản thu trong cân đối ngân sách nhà nưóc

Nhìn từ góc độ kinh tế: Thu ngân sách nhà nước được hiểu là nguồn vốn tiền tệ của Nhà nước do Nhà nước huy động để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của chính bộ máy nhà nước đó

Nhìn từ góc pháp lý: Thu ngân sách nhà nước đó là những khoản thu theonhững hình thức pháp lý nhất định Theo đó, thu ngân sách nhà nước được cụ thể hóatrong văn bản pháp luật thực định như sau:

“Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ hoạt động kinh tê của Nhà nước, các khoản đóng góp của các tổ chức và cả nhân, các khoản viện trợ, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật" (Khoản 1 Điều 2 Luật ngân sách nhà nước 2002).

Các khoản thu của ngân sách nhà nước chủ yếu được chia thành hai loại sau:

• Thu có tính chất hoa lợi: Theo thông lệ các khoản thu có tính chất hoa lợi baogồm: Khoản thu về thuế; khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước; khoản đóng góp tựnguyện của tổ chức, cá nhân; khoản thu từ viện trợ không hoàn lại của nước ngoài chochính phủ; Trong đó khoản thu về thuế được xem là quan trọng và thường xuyên nhất,

nó đóng góp một phần lớn vào nguồn thu của ngân sách nhà nước

Trang 19

Thu có tính chất hoa lợi dựa vào hai yếu tố sau: Những khoản thu làm tăng ngân quỹnhưng không làm tăng trái khoản (tức là làm tăng các khoản nợ).

• Thu không có tính chất hoa lợi: Theo quan điểm của Philip E.Taylor, khoảnthu không có tính chất hoa lợi được hiểu là những khoản thu làm tăng ngân quỹ nhưngđồng thời cũng làm tăng một số lượng tương ứng các trái vụ của quốc gia14 15 Tức là thuvào ngân sách nhà nước bao nhiêu thì cũng sẽ dùng để chi tưong ứng như vậy, nókhông góp phần làm tăng ngân sách nhà nước Các khoản thu này bao gồm: Thu vềvay nợ và viện trợ có hoàn lại; thu về lệ phí và phí;

Trong cơ cấu các khoản thu ngân sách nhà nước, có những khoản thu cơ bản và mangtính chất thường xuyên ảnh hưởng lớn đến vấn đề cân đối ngân sách nhà nước ở nước

ta hiện nay như: các khoản thu từ thuế, phí và lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh

tế của nhà nước; các khoản thu từ các hoạt động viện trợ; các khoản đóng góp tựnguyện của cá nhân và tổ chức

2.2.1.1 Thu từ thuế, phí và lệ phí

Thuế, phí và lệ phí đềư là nguồn thu chủ yếu, thường xuyên của ngân sách nhà nước.Các khoản thu này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn cho ngân sách nhànước và là công cụ để Nhà nước điều hành, quản lý xã hội góp phần thực hiện côngbằng xã hội Các khoản thu này mang gía trị pháp lý cao, vì nó gắn liền với quyền lựccủa nhà nước13 Nguồn thu từ thuế, phí và lệ phí vừa đảm bảo để ngân sách nhà nướcchi cho tiêu dùng, vừa hỗ trợ cho chi đầu tư phát triển và chi cho tiêu dùng Khi nhữngnguồn thu này bị tổn thất thì thường kéo theo tình trạng ngân sách nhà nước thu không

đủ chi, làm mất cân đối ngân sách nhà nước

Thuế là khoản thu mang tính cường chế của Nhà nước, nhằm động viên một bộ phậnthu nhập từ lao động, của cải, vốn, từ việc chi tiêu hàng hóa, dịch vụ và từ việc lưugiữ, chuyển dịch tài sản của các tổ chức và cá nhân tập trung vào quỳ ngân sách nhànước để phục vụ nhu cầu chi tiêu của nhà nước16 Thu từ thuế là nguồn thu chiếm tỷtrọng chủ yếu trong tổng thu ngân sách nhà nước chiếm khoản 90%, bỡi vì thuế đánhvào tất cả các hoạt động tiêu dùng của xã hội như: hoạt động sản xuất, chế tạo, sữachữa, chế biến, Còn đối với cá nhân, thuế đánh vào tất cả các thu nhập thườngxuyên và bất thường của họ dựa vào những quy định cụ thể của luật thuế Thuế làkhoản thu mang tính pháp lý cao, được cụ thể hóa thành luật và do Quốc hội thôngqua Đe đảm bảo thuế trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, Nhà nướccần phải xác lập một hệ thống thuế có khả năng bao quát đầy đủ các nguồn thu đã,

14 Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân sách nhà nước, NXB Tư Pháp 2007, Trang 23.

15 Học viện tài chính, Giáo trình quán lý tài chính nhà nước, NXB Tài Chính 2004, Trang 159.

16 Học viện tài chính, Giáo trình quán lý tài chính nhà nước, NXB Tài Chính 2004, Trang 115.

Trang 20

đang và sẽ phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức thu nộp thuế phảichặt chẽ, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời.

Phí là khoản thu nhằm thu hồi chi phí đầu tư cung cấp các dịch vụ công cộng khôngthuần túy theo quy định của pháp luật và là khoản tiền mà các tố chức, cá nhân phải trảkhi sử dụng các dịch vụ công cộng đó17 Việc thu phí là hết sức cần thiết, khách quan,phù hợp với vai trò quản lý kinh tế xã hội của Nhà nước Thu phí sẽ làm tăng thu nhậpcho ngân sách nhà nước, từ đó làm tăng khả năng đầu tư vào các lĩnh vực sản xuấthàng hóa và các dịch vụ công cộng, đảm bảo công bằng xã hội Các khoản thu từ phícũng có thể là những khoản thu đưa vào ngân sách nhà nước, cũng có thể là nhữngkhoản thu đê lại cho các đơn vị thu sử dụng Đối với các khoản thu về cho ngân sáchnhà nước, đây là một trong những nguồn thu quan trọng của các cấp ngân sách vàđược đưa vào cân đối chung của ngân sách các cấp

Lệ phí là những khoản thu gắn liền với việc cung cấp các dịch vụ hành chính pháp lýcủa nhà nước cho các cá nhân và tổ chức nhằm phục vụ cho công việc quản lý hànhchính nhà nước theo quy định của pháp luật18 Khoản tiền này không phải là giá dịch

vụ mà là khoản thu phục vụ cho yêu cầu quản lý của nhà nước Chỉ có một số cơ quanthuộc bộ máy nhà nước mới được phép thu lệ phí và phải được quy định cụ the trongvăn bán pháp luật hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Lệ phí là nguồn thu nộphoàn toàn vào ngân sách nhà nước và là nguồn thu thường xuyên của ngân sách cáccấp.Vì vậy thu lệ phí được bố trí trong cân đối thu chi của ngân sách các cấp, đảm bảocho nhu cầu chi bình thường của ngân sách cấp đó

2.2.1.2 Các khoán thu ngoài thuế, phí và lệ phí

Ngoài nguồn thu cơ bản từ thuế, phí và lệ phí thì ngân sách nhà nước còn bao gồmnhững nguồn thu khác bổ sung vào ngân sách nhà nước Những nguồn thu đó khôngmang tính chất thường xuyên, ổn định và chỉ là phần đóng góp khá nhỏ vào ngân sáchnhà nước nhưng nó cũng đảm bảo cho Nhà nước có nguồn vốn đế thực hiện các mụctiêu kinh tế - xã hội đã đề ra, góp phần cân đối giữa hoạt động thu chi của ngân sáchnhà nước

■ Thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước: Bao gồm tiền thu hồi vốn củanhà nước tại các cơ sở kinh tế, thu hồi tiền cho vay của nhà nước đổi với các tổ chức

và cá nhân, thu nhập của nhà nước từ việc góp vốn vào các cơ sở kinh tế, kể cả thu từlợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của tổ chức kinh tế có sự tham gia gópvốn của nhà nước

17 Lê thị Nguyệt Châu, Giáo trình Luật ngân sách nhà nước, Tủ sách đại học cần Thơ 2007, Trang 49.

18 Lê thị Nguyệt Châu, Giáo trình Luật ngân sách nhà nước, Tủ sách đại học cần Thơ 2007, Trang 49.

Trang 21

■ Thu từ hoạt động viện trợ: Bao gồm các khoản thu từ viện trợ nhân dân,viện trợ không hoàn lại của các quốc gia và các tổ chức quốc tế, Đây là những nguồnquan trọng đê bô sung vào ngân sách nhà nước, giúp cho nhà nước thực hiện cáckhoản chi phát triển, cải cách kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống người dân.

những khoản thu không mang tính ổn định vào ngân sách nhà nước, nhưng nó cũnggóp một phần qua trọng cho ngân sách nhà nước khi nhà nước tiến hành chi cho cácvấn đề xã hội của đất nước, các chương trình phát triển về giáo dục, kinh tế- xãhội, góp phần bù đắp những khoản thiếu hụt cho ngân sách nhà nước

2.2.1 Cơ cấu các khoản chi trong cân đối ngân sách nhà nước

- Nhìn từ góc độ kinh tế: Chi ngân sách nhà nước là việc Nhà nước đã sử dụngcác hoạt động tài chính thông qua việc sử dụng ngân sách nhà nước để tài trợ cho việcthực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước trong một thời hạn nhất định

- Nhìn từ góc độ pháp lý: Chi ngân sách nhà nước là một chế độ tài chính đặc thù theo

đó Nhà nước thể hiện quyền sở hữu của mình đối với ngân sách nhà nước thông quaviệc cấp phát tài chính cho những đối tượng thuộc diện hưởng ngân sách nhà nước.Theo đó, chi ngân sách nhà nước được quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật ngân sáchnhà nước 2002:

“Chi ngân sách nhà nước hao gồm các khoản chi phát trỉên kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ mảy nhà nước, chi trả nợ của Nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật”.

Cơ cấu chi ngân sách nhà nước được phân biệt thành hai loại sau:

■ Các khoản chi có tính chất phí tổn: Là những khoản chi làm giảm ngân quỹnhưng không làm giảm trái vụ của quốc gia, tức là những khoản chi này không làmgiảm bớt nghĩa vụ thanh toán nợ nhưng lại làm giảm ngân quỹ của quốc gia19 Baogồm các khoản chi như: Chi viện trợ không hoàn lại cho nước ngoài; chi trợ cấp chocác đối tượng chính sách xã hội; Những khoản chi này gây nhiều tổn thất cho ngânsách nhà nước, nhưng vì trách nhiệm chăm lo cho nhân dân và tinh thần hữu nghị quốc

tế nên ngân sách nhà nước cần phải chi những khoản đó

■ Các khoản chi không có tính chât phí tổn: Là những khoản chi làm giảmngân quỳ đồng thời cũng làm giảm trái vụ tương ứng của quốc gia, tức là những khoảnchi này sẽ làm giảm ngân quỹ của quốc gia đồng cũng làm giảm nghĩa vụ thanh toán

nợ của quốc gia đó20 Bao gồm các khoản chi như: Chi trả nợ của Nhà nước đối vớicác to chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài; chi đầu tư phát triển; chi cho sự

19 Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân sách nhà nước, NXB Tư Pháp 2007, Trang 24.

20 Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân sách nhà nước, NXB Tư Pháp 2007, Trang 25.

Trang 22

nghiệp kinh tế; Các khoản chi này cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến việc làmtăng hay giảm ngân sách nhà nước, vì việc chi ra bao nhiêu sẽ làm giảm gánh nặng về

nợ cho Nhà nước bấy nhiêu

Nội dung chi ngân sách rất đa dạng và phức tạp, bao gồm nhiều khoản mục khácnhau Vì vậy, Nhà nước sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều phổi và sử dụngngân sách nhà nước Neu các khoản chi này không được phân loại rõ ràng sẽ dễ dầnđến tình trạng chi tiêu không hợp lý, không đảm bảo được mục tiêu ngân sách đã đề ra

và ảnh hưởng đến sự thăng bằng trong ngân sách nhà nước Các khoản chi được cơ cấuhợp lý, đánh giá đúng mức độ, sự cần thiết và lợi ích của từng khoản chi sẽ mang lạinhững hiệu quả thiết thực cho sự phát triển của đất nước Trong cơ cấu chi ngân sáchnhà nước, bao gồm các khoản chi như: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên vànhững khoản chi khác được đảm bảo bằng nguồn thu của ngân sách nhà nước đượcxem là những khoản chi cơ bản trong cân đối ngân sách nhà nước ở nước ta hiện nay

2.2.2.1 Chi đầu tư phát triển

Chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước là quá trình nhà nước sử dụng một phầnvốn tiền tệ đã được tạo lập thông qua hoạt động thu của ngân sách nhà nước để đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, phát triển sản xuất và đê dự trữ vật tư hàng hóanhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế Chi đầu

tư phát triển chủ yếu là những khoản chi nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật và tạođiều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng21 Ớ Việt Nam hàng năm ngân sách nhà nước đãgiành một lượng vốn lớn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, đầu tư pháttriên sản xuất, thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

Chi đầu tư phát triển là khoản chi quan trọng nhưng không mang tính ổn định Khoảnchi này tạo ra nguồn tài sản cố định, năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế Mỗi năm,Nhà nước phải bỏ ra một nguồn vốn khá lớn chi cho các hoạt động này nhưng do các

dự án đầu tư phát triển mỗi năm là khác nhau, nguồn tài chính của nhà nước cũng thayđổi theo tùng năm tùy thuộc nguồn thu vào ngân sách nhà nước Dù vậy, Nhà nước tavẫn đảm bảo cho hoạt động chi đầu tư phát triển đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng vàphát triển kinh tế Chi đầu tư phát triển bao gồm những nội dung sau: Chi về đầu tưxây dựng cơ bản; chi để hình thành và bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp nhànước; chi cho quỹ dự trữ tài chính; chi bổ sung một phần vốn điều lệ của quỹ hổ trợphát triển đê thực hiện các hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, Trong chi đầu tưxây dựng cơ bản là khoản chi lớn nhất nhưng nó cũng là khoản chi khá nhạy cảm dễdẫn đến thất thoát lãng phí trong quá trình sử dụng, vì vậy Nhà nước cần phải có

21 Học viện tài chính, Giáo trình quán lý tài chính nhà nước, NXB Tài Chính 2004, Trang 181 - 182.

Trang 23

những biện pháp giám sát, quản lý chặt chẽ để tránh thất thoát, lãng phí ngân sách nhànước.

22.2.2 Chi thường xuvên

Chi thường xuyên của ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng vốn từ quỹngân sách nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụthường xuyên của nhà nước về kinh tế - xã hội22 Hiện nay sự phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước đã làm cho các khoản chi thường xuyên tăng lên với nhiều nội dung chikhác nhau như: Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, vănhóa thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môitrường các sự nghiệp khác; các hoạt động sự nghiệp kinh tế; các nhiệm vụ về quốcphòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội theo quy định của chính phủ và các văn bảnhướng dẫn thực hiện; hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sảnViệt Nam; hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội như: Uy ban mặt trận tô quôcViệt Nam, hội cựu chiến binh Việt Nam, hội lien hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanhniên cộng sản Hồ Chí Minh; hồ trợ các to chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức

xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; phần chi thường xuyên trong các chương trình mụctiêu quốc gia; trợ giá theo chính sách của nhà nước; các khoản chi thường xuyên kháctheo quy định của pháp luật

Phân loại rõ ràng những khoản chi nêu trên giúp nhà nước dễ dàng hơn trong việc lập

dự toán các khoản chi trong năm và giúp cho việc điều hành, quản lý ngân sách nhànước trở nên hợp lý hơn Không giống với chi đầu tư phát triển, các khoản chi thườngxuyên mang tính ổn định khá rỏ nét Bỡi vì, nó đảm bảo để nhà nước thực hiện chứcnăng của mình, dù nền kinh tế - xã hội có thay đổi nhưng chức năng của nhà nước v ẫnkhông đổi và việc chi cho các hoạt động trên vẫn phải thực hiện, vấn đề cần xem xét lànên chi cho khoản nào trước và khoản nào sau Chi thường xuyên chỉ nhằm đáp ứngcho hoạt động của bộ máy nhà nước, thực hiện chức năng của nhà nước mà không trựctiếp tạo ra giá trị thặng dư thu hồi vốn về cho ngân sách nhà nước Do vậy, khi sử dụngvốn cho hoạt động chi này Nhà nước cần tổ chức lại bộ máy nhà nước thật gọn nhẹ,hoạt động có hiệu quả để giảm bớt nguồn vốn phải chi, làm giảm gánh nặng về chongân sách nhà nước

2.22.3 Các khoản chi khác

+ Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: Dự trữ tài chính là nguồn quỹ đặc biệt

được dùng để tạm ứng cho ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ chi khi nguồnthu chưa tập trung kịp cho ngân sách, dùng để xử lý cân đối ngân sách nhà nước trongtrường hợp cần nguồn quỹ đê thực hiện các nhiệm vụ cần thiết như: phòng, chống,

22 Học viện tài chính, Giáo trình quàn lý tài chính nhà nước, NXB Tài Chính 2004, Trang 219.

Trang 24

khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, Bên cạnh đó dự trữ tài chính còndùng đê khắc phục tình trạng bội chi ngân sách nhà nước trong trường hợp các khoảnvay đế bù đắp bội chi không đạt mức dự toán đã được quy định thông qua Quỹ dự trữtài chính chỉ có ở ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh, được hình thành từ phầntăng thu ngân sách; thu kết dư và tối đa 25% trong dự toán chi ngân sách hàng năm.

+ Chi trả gốc, lãi tiền huy động cho đầu tư: Đây là các khoản chi phản ánh

việc thực hiện trái vụ của Nhà nước trong quan hệ vay mượn23 Trong quá trình chấphành ngân sách, do thường xuyên phải đương đầu với tình trạng thu không đủ chiChính phủ thường lựa chọn một biện pháp hữu hiệu là vay nợ trong và ngoài nước.Việc sử dụng biện pháp này để cân đối thu, chi ngân sách đã dẫn đến tính tất yếu củakhoản chi trả nợ trong kết cấu chi ngân sách nhà nước Nhà nước tiến hành vay nợthông qua việc phát hành trái phiếu và việc thanh toán nợ sẽ được Bộ tài chính lập kếhoạch, sau đó trình quốc hội thông qua, Kho bạc nhà nước sẽ tiến hành thanh toán khitrái phiếu đến hạn

+ Chi viện trợ: Là khoản chi nãy sinh trong quan hệ đối ngoại của Nhà nước,

cho phép Chính phủ có thể giúp đỡ các quốc gia bị lâm vào tình trạng khó khăn về tàichính do hậu quả của thiên tai để lại, hoặc do các biến cố về chính trị, Nước ta lànước nghèo, đang phát triển nhưng vẫn phải chi viện trợ cho các quốc gia khác để thểhiện tinh thần hợp tác hữu nghị, giúp đỡ lần nhau, làm tăng cường mối quan hệ củanước ta với các nước trên thế giới Chi viện trợ là một khoản chi được đưa vào trongkết cấu chi nhân sách nhà nước và được đưa vào trong cân đối ngân sách nhà nước làhợp lý, vì nước ta cũng được nhận sự viện trợ của các nước để phát triển kinh tế vàgiải quyết các vấn đề xã hội

Qua đó ta thấy có sự tương thích giữa cơ cấu thu và chi ngân sách nhà nước đã gópphần quan trọng cho ngân sách nhà nước được cân đối Nhà nước có the điều phối hoạtđộng chi dựa trên nguồn thu vào của một tài khóa, phân định những nguồn thu nàoquan trọng và cần thiết, từ đó có những chính sách chi tiêu hợp lý

2.3 Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước đế đảm bảo cân đối trong hệ thống ngân sách nhà nước

Theo luật ngân sách nhà nước năm 2002, phạm vi cân đối ngân sách nhà nước đượcphân định khá rõ ràng, bao gồm: cân đối ngân sách trung ương và cân đối ngân sáchđịa phương, trong đó cân đối ngân sách trung ương có vai trò rất quan trọng Bỡi lẽ,trong hệ thống ngân sách trung ương thường tập trung những nguồn thu lớn và đảmnhận những nhiệm vụ chi chủ yếu gắn liền với việc thực hiện các dự án có tầm chiếnlược phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung, định hướng phát triển kinh tế - xã

23 Xem: Trường đại học luật Hà Nội, Gáo trình luật ngân sách nhà nước, NXB Tư Pháp 2004 Trang 83.

Ngày đăng: 03/12/2015, 15:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w