Tăng cường công tác kiểm soát bội chi NSNN

Một phần của tài liệu Những kiến thức cơ bản về ngân sách nhà nước và tài chính công tại Việt Nam (Trang 56 - 57)

Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam tù’ khi chuyển đổi sang cơ chế thị thị trường cho đến nay và hướng

3.2.1.1 Tăng cường công tác kiểm soát bội chi NSNN

Chính phủ cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình hơn nữa trong việc kiểm soát bội chi NSNN. Vì thực tế một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn đề bội chi NSNN ( tức là thu vượt quá chi NSNN) là do sự yếu kém trong năng lực và trình độ quản lý của bộ máy nhà nước, không phát hiện và xử lý kịp thời những trường họp vi phạm nguyên tắc và dự toán NSNN đã đề ra, nguồn vốn vay bù đắp bội chi chưa sử dụng

hiệu quả. Vì vậy trong thời gian tới, Chính phủ cần tăng cường rà soát, cắt giảm những khoản chi tiêu NSNN chưa thật cần thiết và kém hiệu quả, từ đó có sự chuyến đôi linh hoạt trong chi tiêu NSNN để không làm mất cân đối NSNN, không lãng phí nguồn thu NSNN vào những hoạt động chi không cần thiết, không hiệu quả. Nhà nước phải kiêm soát chặt chẽ ngay từ khâu vay vốn đê bù đắp bội chi và sử dụng cho đầu tư phát triển, duy trì mức bội chi cho phép hàng năm do Quốc hội quyết định. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tạo điều kiện cho người dân tham gia giám sát, theo doi quá trình thực hiện nhiệm vụ ngân sách của các cấp, các ngành bằng cách Nhà nước phải cung cấp những thong chính xác, đầy đủ và kịp thời cho người dân biết qua các phương tiện truyền thanh, báo chí. Có sự phối họp giám sát chặt chẽ này sẽ góp phần thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm của người sử dụng và quản lý NSNN.

Vấn đề vay nợ ở địa phương cũng phải được kiếm soát và quản lý hiệu quả hơn, không để tình trạng địa phương còn kết dư ngân sách mà vẫn tiếp tục đi vay nợ. Mục tiêu mà NSNN năm 2009 hướng tới là không cho bội chi NSNN gia tăng mà kiềm chế và giảm xuống ở mức 4,8% GDP. Thực hiện tốt được các vấn đề nêu trên sẽ góp phần giảm bớt bội chi NSNN, giảm bớt gánh nặng về nợ cho Nhà nước và thực hiện tốt nhiệm vụ ngân sách đề ra. Đe thực hiện tốt chức năng kiểm soát NSNN, Quốc hội cần phải chú trọng ngay từ khâu lập dự toán, cụ the hóa từng khoản chi và phân chia nguồn thu hợp lý và trong khâu chấp hành và quyết toán NSNN cần có sự đồng tâm nhất trí cao của các Bộ, ngành và địa phương giám sát thực hiện dự toán đó. Bên cạnh đó cần thực hiện triệt đê chính sách có thu mới có chi, không đê bội chi NSNN tăng quá cao, nếu cần thiết nên giảm tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP dưới mức 5%, ở khoảng 3-4%, đây sẽ là mức bội chi NSNN tích cực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, phát triển. Đồng thời, tiến tới tiến tới tính toán cân đối các nguồn phát hành trái phiếu, công trái giáo dục một cách hiệu quả hơn, nếu chưa thật cần thiết hoặc chưa đủ thủ tục cắt giảm 43.

Một phần của tài liệu Những kiến thức cơ bản về ngân sách nhà nước và tài chính công tại Việt Nam (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w