Xử lý bội chi ngân sách nhà nước là vấn đề vừa rất nhạy cảm vừa rất cần thiết, vì nó không chỉ ảnh hưởng đến cân đối ngân sách nhà nước, mà còn tác động đến nền kinh tế và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Trong nền kinh tế nhiều biến động như 27
Xem: http://www.baovietnam.vn/kinhte/103686/l 1/Bap-benh-muc-tieu-thu-chi-ngan-sach.
28
hiện nay, Nhà nước cần phải lựa chọn những giải pháp xử lý bội chi hợp lý, có tính chiến lược lâu dài thúc đây kinh tế phát triển, khơi dậy các tiềm năng kinh tế và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực xã hội. Bên cạnh đó cũng cần thực hiện các chính sách điều chỉnh quan hệ phân phối nguồn lực tài chính nhà nước như: tăng thuế, cắt giảm chi tiêu, phát hành tiền, vay nợ. Do vậy khi áp dụng các biện pháp xử lý bội chi ngân sách nhà nước này, Nhà nước cần phải dựa vào bối cảnh kinh tế - xã hội thực tại của đất nước, vận dụng một cách linh hoạt sao cho phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, đế mang lại kết quả tốt nhất tạo điều kiện cho ngân sách nhà nước được cân đối ổn định.
Tăng các khoản thu, chủ yếu là tăng thuế: Biện pháp này có khả năng bù đắp và giảm bội chi ngân sách nhà nước. Có hai cách đế tăng thuế: Một là, tăng thuế suất. Hai là, mỡ rộng, nuôi dưỡng nguồn thu và chổng thất thu thuế.Tuy nhiên đây không phải là những giải pháp cơ bản đê xử lý bội chi ngân sách nhà nước, bỡi lẽ nếu tăng thuế không hợp lý sẽ dẫn đến giá cả hàng hóa tăng, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân, nghiêm trọng hơn sẽ làm mất động lực kinh doanh của các doanh nghiệp, làm mất đi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta đối với các nước. Tăng thuế về mặt lý thuyết có thể tăng thu ngay, nhimg trên thực tế vấn đề này có đảm bảo tính khả thi hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý thu, hiệu suất của từng sắc thuế như thế nào, khả năng kinh tế của quốc gia,...Neu thuế tăng cao sẽ dẫn đến trốn thuế, không kích thích kinh tế phát triển. Vì vậy biện pháp này tương đôi khó thực hiện và phải triên khai trong thời gian dài, có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp các ngành đế đảm bảo sự công bằng về nghĩa vụ đóng góp của mồi người dân.
Thiết lập chỉnh sách chi hiệu quả và cắt giảm chi ngân sách nhà nước: Bên cạnh biện pháp tăng thuế một cách hợp lý, chính phủ cần phải thiết lập một chính sách chi ngân sách nhà nước hiệu quả và tiến tới cắt giảm chi ngân sách nhà nước và tăng cường tiết kiệm. Đây là giải pháp mang tính tình thế nhưng vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia khi xãy ra bội chi ngân sách nhà nước. Việc cắt giảm bội chi ngân sách nhà nước chỉ phát huy tác dụng khi nhà nước cắt giảm những khoản chi tiêu lãng phí, bất hợp lý, các khoản chi bao cấp cho xã hội và doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước cần triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư và chi thường xuyên của ngân sách nhà nước, tức là chỉ đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra, còn những dự án chưa và không có hiệu quả thì phải cắt giảm và thậm chí không đầu tư. Đồng thời cũng phải tiến hành cắt giảm những khoản chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa cần thiết.
Phát hành tiền: Xử lý bội chi ngân sách nhà nước thông qua phát hành tiền và đưa ra lưu thông sẽ giúp chô chính phủ huy động nhanh nguồn vốn đê cân đối ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, giải pháp này có thể gây ra lạm phát nếu nhà nước phát hành quá nhiều tiền đê bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, sẽ gây ra những vấn đề khó khăn cho nền kinh tế sau này như: Kinh tế tăng trưởng nóng, không cân đối với khả năng tài chính hiện tại của đất nước,... Nhưng nếu phát hành tiền ở mức hợp lý, phù hợp với diễn biến của nền kinh tế và sử dụng tiền đó có hiệu quả thì sẽ không làm tăng lạm phát, không gây tác động xấu đến nền kinh tế mà sẽ góp phần khắc phục tình trạng bội chi ngân sách nhà nước, thúc đấy kinh tế phát triển và đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước.
Vay nợ: Nhà nước tiến hành vay nợ theo hai cách đê bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, bao gồm:
+ Vay nợ trong nước: Chính phủ phát hành trái phiếu trên thị trường tài chính trong nước đê tiến hành vay nợ. Biện pháp này dễ triên khai thực hiện và giúp chính phủ tránh được những ảnh hưởng từ bên ngoài. Tuy nhiên ngưồn vay mang lại cho ngân sách nhà nước là không lớn vì chỉ tiết kiệm trong khu vực tư.
+ Vay nợ nước ngoài: Bao gồm nguồn vốn do chính phủ phát hành trái phiếu trên thị trường tài chính quốc tế và nguồn vốn ODA. Nhà nước sẽ phụ thuộc nhiều vào đối tác cho vay, chịu sự ràng buộc áp đặt bởi nhiều điều kiện từ phía chủ thể này và nếu vay trong thời hạn dài sẽ tăng các khoản nợ nước ngoài đặt gánh nặng cho vấn đề tài chính ở nước ta.
Do vậy, vay trong nước hay vay nước ngoài đều phải trả nợ gốc và cả lãi, càng vay thì gánh nặng về nợ sẽ càng tăng. Neu về lâu dài sử dụng biện pháp vay nợ để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước thì sẽ gây nhiều áp lực cho chính phủ về nợ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề cân đối ngân sách nhà nước, ngân sách nhà nước khó đạt mức cân bằng.
Qua đó ta thấy bội chi ngân sách nhà nước có mối quan hệ mật thiết với vấn đề cân đối ngân sách nhà nước. Neu bội chi ngân sách nhà nước xăy ra, tức là chi lớn hơn thu ngân sách nhà nước làm cho ngân sách bị thiếu hụt, mất cân đối và nhà nước tìm cách khắc phục bội chi ngân sách nhà nước cũng chính là tìm cách đưa ngân sách nhà nước về trạng thái cân đối giữa nguồn thu và nguồn chi. Bội chi ngân sách nhà nước được xử lý tốt và được đảm bảo ở mức hợp lý sẽ góp phần quan trọng vào cân đối ngân sách nhà nước và thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội phát triển đất nước.
Tóm lại, Cân đối ngân sách nhà nước là vấn đề cần thiết phải được đảm bảo thực hiện của quốc gia, vì nó tác động rất lớn đến sự phát triển, bền vững đối với kinh tế xã hội của quốc gia đó.Do vậy đê thực hiện tốt quá trình cân đối ngân sách nhà nước, phải
dựa trên các nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước đê đảm bảo cân đối đạt hiệu quả, phải xác định được nội dung chính trong cân đối ngân sách nhà nước chính là sự cân đối về các khoản thu và các khoản chi trong cơ cấu ngân sách nhà nước. Từ đó có những hoạch định rõ ràng về các vấn đề thu chi ngân sách nhà nước trong năm tài khóa nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra trong năm đó. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có sự phân cấp về quyền hạn, nhiệm vụ và lợi ích giữa các cấp ngân sách với nhau để tạo sự công bằng và thúc đẩy mỗi cấp ngân sách phát huy được im thế của mình góp phần vào việc cân đối ngân sách ở cấp mình quản lý và ngân sách nhà nước nói chung. Đồng thời nhà nước cũng phải tăng cường hoạt động giảm sát của mình đối với ngân sách nhà nước, từ đó đưa ra những biện pháp xử lý bội chi ngân sách nhà nước phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước góp phần thực hiện cân đối ngân sách nhà nước.
Chương III: