Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam tù’ khi chuyển đổi sang cơ chế thị thị trường cho đến nay và hướng
3.2.2 Hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN đế đảm bảo cân đối trong hệ thống
thống
NSNN
Qua thực trạng phân cấp quản lý NSNN, vấn đề đáng chú ý gây nhiều bất cập làm ảnh hưởng đến sự cân đối tổng thê trong NSNN đó là: NSTW thực hiện cân đối thay cho NSĐP khi có thiếu hụt xãy ra ở địa phương. Sau những ưu diêm, cơ chế này đã tạo cho địa phương quá bị động và không đảm bảo tính trách nhiệm cũng như minh bạch trong quá trình sử dụng và quản lý nguồn lực tài chính ở địa phương. Vì vậy trong thời gian tới cần khắc phục tình trạng NSTW cân đối thay cho NSĐP trên cơ sở tăng tính chủ động và trách nhiệm của địa phương.
+ Mỡ rộng phân định nguồn thu và xác định rõ ràng nhiệm vụ chi của từng cấp chính quyền phù hợp với chức năng và năng lực của từng cấp chính quyền địa phương
Đe tăng nguồn lực cho địa phương, nâng cao khả năng chủ động và tích cực trong khai thác nguồn thu nhằm giúp địa phương linh động hơn trong xử lý cân đối NSĐP mình giảm bớt sự lệ thuộc vào sự hỗ trợ của NSTW, Chính phủ cần thay đổi và mỡ rộng cho địa phương một số nguồn thu gắn liền với kết quả tăng trưởng kinh tế trên địa bàn đó, theo hướng chuyên dần một số khoản thu điều tiết giữa trung ương và địa phương sang khoản thu địa phương được hưởng 100%, đề kích thích địa phương nuôi dưỡng và khai thác tốt nguồn thu ở địa phương mình. Như đối với Thuế thu nhập cá nhân là khoản thu điều tiết giữa trung ương và địa phương, với mục đích nhà nước có thể thực hiện vai trò điều tiết thu nhập tạo công bằng cho xã hội, có thể chuyển sang nguồn thu 100% cho NSĐP, vì đây là nguồn thu phát sinh chủ yếu ở địa phương nếu địa phương được giữ lại hoàn toàn thì sẽ thúc đẩy địa phương quan tâm hon, quản lý chặt chẽ nguồn thu này hơn và trong tương lai ngưồn thu này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Trong thực tế nguồn thu này chưa đạt hiệu quả cao, vì tình trạng tron thuế vẫn còn xãy ra, kê khai thuế không đúng sự thật, gần đây với hiệu lực của Luật thuế thu nhập cá nhân mới vào năm 2009 vấn đề này sẽ được xử lý triệt để hon.
Bên cạnh đó, cần phải nâng tỷ lệ thu NSĐP trong NSNN lên đê đảm báo tính chủ động của địa phương trong điều kiện hội kinh tế thì nên cho địa phương quyết định thuế suất của một số sắc thuế hoặc tự đặt ra sắc thuế riêng cho mình. Vì mỗi địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, chính địa phương đó sẽ quản lý được vấn đề là mỗi loại thuế ứng với mức thuế suất bao nhiêu là khả thi và đạt mức thu hiệu quả nhất.Tuy nhiên, biện pháp này có vẽ không khả thi và chưa phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay, vì năng lực và trình độ quản lý của chính quyền địa phương còn yếu kém. Neu thực hiện không tốt sẽ gây ra nhiều bất cập hơn, làm giảm tính thống nhất trong quản
lý, điều hành hệ thống thuế của cả nước, tạo sự cạnh tranh về thuế giữa các địa phương.
+ Hoàn thiện cơ chế ho sung cân đối NSNN nhằm khắc phục vấn đề NSĐP còn quá lệ thuộc vào sự ho trợ của NSTW, mà không linh động tận dụng khả năng vốn có của địa phương
Nhà nước chỉ nên xem bô sưng cân đối NSNN là giải pháp cuối cùng khi địa phương đã nỗ lực hết mình trong khai thác nguồn thu, nhiệm vụ chi và nhu cầu chi là cần thiết không thể cắt giảm và tiết kiệm hơn nữa, mà địa phương không thê tự cân đối được. Có như vậy, mồi địa phương mới phát huy tính chủ động và sáng tạo của mình trong khai thác và sử dụng nguồn lực của địa phương. Chính quyền địa phương sẽ không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hồ trợ của ngân sách cấp trên nữa, thay vào đó sẽ tích cực hon trong công tác giải quyết thiếu hụt NSĐP, giảm bớt gánh nặng cho NSNN. Bên cạnh đó, cần nâng cao trách nhiệm và tính minh bạch của mồi địa phương trong việc kê khai và dự toán khả năng thu chi của địa phương một cách chính xác, để chính phủ có những giải pháp hợp lý bô sung cân đối ngân sách cho mỗi địa phương. Đê hoàn thiện cơ chế bô sung cân đối NSNN ngày càng đạt hiệu quả hơn, Nhà nước ta cần quán triệt theo tinh thần không bô sung cân đối toàn bộ những thiếu hụt của NSĐP, mà đê lại một phần cho địa phương tự bù đắp đê tăng cường tính trách nhiệm và khả năng chủ động cho địa phương. Việc xác định tỷ lệ bổ sung cân đối cho mỗi địa phương là khác nhau, có thể dựa vào điều kiện và tiềm lực kinh tế - xã hội của từng vùng mà điều chỉnh cho hợp lý. Hiện nay chính quyền địa phương có nhiều quyền tự chủ hơn trong việc huy động cũng như sử dụng nguồn lực tài chính, vì vậy việc đê lại khoảng 10%-20% phần thiếu hụt cho NSĐP tự bù đắp là có tính khả thi cao, địa phương có thể thực hiện được bằng cách nuôi dưỡng, khai thác tốt nguồn thu, giảm những chi tiêu không hợp lý hoặc đi vay nợ theo luật định. Trong cơ chế bô sung này, cần ưu tiên cho những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, yếu kém và thực hiện bô sung có mục tiêu nhằm hỗ trợ địa phương phát huy được các thế mạnh và khắc phục được những yếu kém.