Trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, việc phân định nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Nhiệm vụ chi được xây dựng trên cơ sở gắn liền với lợi ích và phù hợp với năng lực quản lý, điều kiện thực tế của các địa phương. Vì vậy khi phân định nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách cần lưu ý một số vấn đề sau: Giao cho các cấp chính quyền địa phương quản lý và cung cấp các dịch vụ công cộng gắn liền với đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn thì chất lượng và hiệu quả dịch vụ sẽ được tăng lên. Giao cho chính quyền trung ương các trách nhiệm chi đối với các nhiệm vụ chi thường xuyên bị thay đổi nhanh chóng, thì khả năng ổn định kinh tế vĩ mô và điều hòa kinh tế xã hội của chính phủ sẽ được nâng cao.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ chi được phân cấp và tạo sự tương thích giữa nhiệm vụ chi và nguồn thu của các cấp ngân sách nhà nước, thì việc phân định nguồn thu chia làm 3 nhóm lớn sau đây:
+ Nguồn thu 100% vào ngân sách trung ương bao gồm các khoản thu được quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật ngân sách nhà nước năm 2002:
• Thuế giá trị gia tăng và hàng hóa xuất nhập khấu; • Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu;
• Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa nhập khâu;
• Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán ngành; • Các khoản thuế và thu khác từ dầu, khí theo quy định của chính phủ;
• Tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ương tại các tố chức kinh tế, thu hồi cho vay của ngân sách trung ương( cả gốc và lãi), thu tù’ quỹ dự trữ tài chính của
trung ương, thu từ vốn góp của nhà nước;
• Viện trợ không hoàn lại của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân nước ngoài cho chính phủ Việt Nam;
• Phần nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật từ các khoản phí và lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc trung ương tổ chức thu, không kê phí xăng,
dầu, lệ phí trước bạ;
• Thu kết dư ngân sách trung ương;
• Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
Đây là những khoản thu phát sinh trên tất cả các địa bàn của từng địa phương mà luật quy định phải nộp vào ngân sách trung ương. Các khoản thu này là nguồn tài chính chủ yếu để đảm bảo cho hoạt động của bộ máy nhà nước. Ngân sách trung ương có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đảm bảo cho mọi hoạt động chi tiêu của cả nước.
+ Nguồn thu 100% vào ngân sách địa phương, bao gồm các khoản thu quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật ngân sách nhà nước năm 2002 như sau:
• Thuế nhà, đất;
• Thuế tài nguyên, không kê thuế tài nguyên thu được từ hoạt động dầu, khí;
• Thuế môn bài;
• Thuế chuyên quyền sử dụng đất; Thuế sử dụng đất nông nghiệp; • Tiền sử dụng đất;
• Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước không kê tiền cho thuê mặt nước thu từ hoạt động dầu khí;
• Tiền đền bù thiệt hại đất, tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
• Lệ phí trước bạ;
• Thu từ hoạt động sô số kiến thiết;
• Thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của địa phương, thu nhập từ vốn góp của địa phương;
• Viện trợ không hoàn lại của tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương;
• Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp và các khoản thu khác nộp vào ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;
• Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước;
• Thu kết dư ngân sách địa phương theo quy định tại Điều 63 Luật ngân sách nhà nước năm 2002;
• Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
Đây là những khoản thu phát sinh trên địa bàn mà địa phương trực tiếp quản lý và được thu nộp toàn bộ vào ngân sách địa phương, để địa phương trực tiếp chi cho các hoạt động kinh tế xã hội ở địa phương mình. Qua đó, nguồn thu 100% vào ngân sách địa phương có vai trò quan trọng trong việc cung ứng nguồn vốn trực tiếp cho các hoạt động phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, tạo điều kiện chủ động hơn cho địa phương thực hiện tổt chức năng nhiệm vụ của mình.
+ Nguồn thu điều tiết theo tỉ lệ % giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, bao gồm các khoản thu quy định tại Khoản 2 Điều 30 Luật ngân sách nhà nước năm 2002:
• Thuế giá trị gia tăng, không kê thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khâu;
• Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành;
• Thuế thu nhập đổi với những người có thu nhập cao;
• Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, không kê thuế chuyên lợi nhuận ra nước ngoài từ dầu, khí;
• Thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hóa, dịch vụ trong nước; • Phí xăng, dầu.
Đây là những khoản thu phát sinh trên địa bàn địa phương và mồi cấp ngân sách địa phương được hưởng theo một tỉ lệ % nhất định. Tỉ lệ phân chia điều tiết cho các cấp ngân sách được áp dụng ổn định từ 3 đến 5 năm, sau khoản thời gian này phải điều chỉnh lại , nhằm tạo cho địa phương chủ động trong bố trí kế hoạch ngân sách hang năm và khuyến khích đầu tư tạo nguồn thu. Neu tỉ lệ này lớn hơn 100% thì địa phương sẽ được hưởng toàn bộ số thu phân chia theo tỉ lệ, phần còn thiếu sẽ được cấp bô sung. Neu tỉ lệ này là 100%, tức là ở mức cân đối thì sẽ không phân chia. Neu tỉ lệ này nhỏ hơn 100% thì ngân sách trang ương sẽ điều tiết bớt nguồn thu phát sinh trên địa bàn địa phương này.
Thông qua việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách đã tạo ra những thuận lợi đáng kể góp phần vào việc ổn định và cân đối ngân sách nhà nước ở nước ta, nguồn thu ở ngân sách địa phương đã tăng lên đáng kể, nhiều địa phương đã tự đảm bảo được vấn đề cân đối ngân sách ở địa phương mình, mồi địa phương đã có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện thu chi ở địa phương mình.Trong cân đối ngân sách đặt ra vấn đề phải phân định rõ ràng nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách là hoàn toàn hợp lý, vì nhiệm vụ của mồi cấp ngân sách là khác nhau: ngân sách trung ương phải nắm giữ các nguồn thu cơ bản quan trọng của đất nước đê từ đó thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế và thực hiện những nhiệm vụ chi cần thiết đê đảm cho sự phát triển chung của đất nước, đồng thời hỗ trợ kịp thời cho các địa phương thực hiện nhiệm vụ ngân sách của mình trong năm tài khóa. Mặt khác, giữa các địa phương khả năng tạo nguồn thu và nhiệm vụ chi là khác nhau, do điều kiện kinh tế xã hội của mỗi vùng không giống nhau nên dễ dẫn đến sự mất cân đối trong hệ thống ngân sách nhà nước. Vì vậy nhà nước cần phải đảm bảo cơ chế điều hòa, chuyên giao nguồn thu hợp lý cho từng địa phương, tạo điều kiện cho mồi địa phương đều thực hiện được nhiệm vụ của năm ngân sách. Do nguồn lực tài chính của nước ta là có hạn, vì vậy khi chuyên giao về cho địa phương Nhà nước cần phải đảm bảo tính công bằng, hiệu quả đê đảm bảo cho địa phương phát huy các tiềm lực sẵn có.