Chi thường xuyên của ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng vốn từ quỹ ngân sách nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước về kinh tế - xã hội22. Hiện nay sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã làm cho các khoản chi thường xuyên tăng lên với nhiều nội dung chi khác nhau như: Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường các sự nghiệp khác; các hoạt động sự nghiệp kinh tế; các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội theo quy định của chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện; hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam; hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội như: Uy ban mặt trận tô quôc Việt Nam, hội cựu chiến binh Việt Nam, hội lien hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; hồ trợ các to chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; phần chi thường xuyên trong các chương trình mục tiêu quốc gia; trợ giá theo chính sách của nhà nước; các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
Phân loại rõ ràng những khoản chi nêu trên giúp nhà nước dễ dàng hơn trong việc lập dự toán các khoản chi trong năm và giúp cho việc điều hành, quản lý ngân sách nhà nước trở nên hợp lý hơn. Không giống với chi đầu tư phát triển, các khoản chi thường xuyên mang tính ổn định khá rỏ nét. Bỡi vì, nó đảm bảo để nhà nước thực hiện chức năng của mình, dù nền kinh tế - xã hội có thay đổi nhưng chức năng của nhà nước v ẫn không đổi và việc chi cho các hoạt động trên vẫn phải thực hiện, vấn đề cần xem xét là nên chi cho khoản nào trước và khoản nào sau. Chi thường xuyên chỉ nhằm đáp ứng cho hoạt động của bộ máy nhà nước, thực hiện chức năng của nhà nước mà không trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư thu hồi vốn về cho ngân sách nhà nước. Do vậy, khi sử dụng vốn cho hoạt động chi này Nhà nước cần tổ chức lại bộ máy nhà nước thật gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả để giảm bớt nguồn vốn phải chi, làm giảm gánh nặng về cho ngân sách nhà nước.
22