Về bội chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Những kiến thức cơ bản về ngân sách nhà nước và tài chính công tại Việt Nam (Trang 50 - 51)

Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam tù’ khi chuyển đổi sang cơ chế thị thị trường cho đến nay và hướng

3.1.2.2.3 về bội chi ngân sách nhà nước

Bước vào giai đoạn từ năm 1991-1995, tình hình đất nước đã có nhiều chuyên biến tích cực, sản xuất và lưu thông hàng hoá đã có động lực mới, tình trạng thiếu lương thực đã được giải quyết căn bản. Cơ cấu chi NSNN đã dần dần thay đổi theo hướng tích cực. Nguồn thu trong nước đã đủ cho chi thường xuyên, tình trạng đi vay hoặc dựa vào phát hành tiền cho chi thường xuyên đã chấm dứt. Trong giai đoạn này, chi đúng đối tượng, có hiệu quả, thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội được đặt ra. Nhờ những giải pháp trên, số thâm hụt NSNN đã giảm dần qua từng năm và được bù đắp bằng vay của dân và vay nước ngoài, từ năm 1992 Nhà nước đã có những quy định về việc chấm dứt phát hành tiền trực tiếp đe bù đắp bội chi. Trong giai đoạn từ năm 1991 - 1995, tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP chỉ ở mức 1,4% đến 4,17% (1991: 1,4%, 1992:1,5%, 1993: 3,9%, 1994: 2,2% và năm 1995 là 4,17%)38. Như vậy, có thể thấy bội chi NSNN trong những năm 1991-1995 là rất thấp được khống chế ở mức chấp nhận được là 2,63%, the hiện chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ trong thời kỳ này.

Nhìn chung, thực trang cân đối NSNN ở Việt Nam trong giai đoạn này đã có nhiều chuyến biến tích cực. Nhà nước đã có nhiều no lực trong việc đoi mới chính sách quản lý và cân đối NSNN đế cải thiện khai thác nguồn thu và phân bổ nguồn lực Quốc gia, thúc đẩy kinh tế phát triển. So với giai đoạn trước, cân đối NSNN ở giai đoạn này đạt được kết quả rất khả quan như: nguồn thu vào NSNN gia tăng, chi tiêu tiết kiệm và hợp lý hơn, có sự cân đối giữa nguồn thu và nhệm vụ chi, bội chi giảm và duy trì ở mức chấp nhận được,...Tuy vậy, cân đối NSNN trong giai đoạn này cũng còn nhiều hạn chế như: cải cách thuế vẫn còn nhiều bất cập, hệ thống thuế chồng chéo, phức tạp gây khó khăn cho công tác hành thu và quản lý thuế; vay bù đắp bội chi NSNN chỉ chú

38

Xem: Lê Quốc Lý, “Bội chi NSNN trong mối quan hệ với lạm phát ớ Việt Nam hiện nay ”, Tạp chí Tài Chính số 10/2008, Trang

trọng giải quyết nhu cầu chi; các nguồn thu và nhiệm vụ chi phân cấp cho chính quyền địa phương không on định hạn chế khả năng chủ động của NSĐP khi cân đối ngân sách cấp mình, Nhà nước vẫn chưa xóa bở hết các khoản chi bao cấp dẫn đến lãng phí nguồn lực tài chính của đất nước.

3.1.2.2 Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn từ khi có Luật

ngân sách nhà nước cho đến nay

Với những thay đoi mạnh mẽ trong thời kỳ đầu chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường, nước ta cũng đã đạt được những kết quả khả quan cũng như những khuyết diêm còn tồn đọng trong cân đối NSNN. Yêu cầu đặt ra cần có một hệ thong văn bản luật điều chỉnh, quy định rõ ràng hơn đảm bảo tính hiệu quả và minh bạch khi thực hiện cân đối NSNN, thúc đây kinh tế xã hội phát triển bền vững. Vì vậy, ngày 20/03/1996 Quốc hội khóa 9, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật ngân sách nhà nước và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1997. Cùng thời điểm đó, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật NSNN cũng được Chính phủ và Bộ tài chính đưa ra để vận dụng thực hiện. Đê phù hợp hơn với thực tế và các luật thuế mới ( thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế gía trị gia tăng) ngày 20/5/1998 Luật NSNN đã được sữa đổi, bổ sung. Đen năm 2002, đất nước bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và tiến tới gia nhập WTO nên Luật NSNN cần phải sửa đổi theo hướng phù họp với thông lệ quốc tể, với các cam kết quốc tế về thuế quan, đồng thời phải đảm bảo được nguồn thu NSNN đê có thể chủ động và linh hoạt trong cân đối NSNN. Do vậy, trong kỳ họp thứ 2, Quôc hội khóa 11 đã thông qua Luật NSNN sửa đôi, bô sung ngày 16/12/2002 và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2004.

Một phần của tài liệu Những kiến thức cơ bản về ngân sách nhà nước và tài chính công tại Việt Nam (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w