Hiện nay bội chi ngân sách nhà nước là vấn đề đang được sự quan tâm của hầu hết các nước, kê cả nước đang phát triển cũng như nước phát triển. Vì nó có sự tác động rất lớn đến vấn đề phát triển kinh tế xã hội và xãy ra ở hầu hết các quốc gia. Thực tế xuất phát từ những nguyên nhân sau:
+ Nguyên nhân khách quan: Do nên kinh tế suy thoái và khủng hoảng làm cho nguồn thu vào ngân sách nhà nước bị giảm sút, nhưng nhu cầu chi tiêu lại gia tăng đê giải quyết những vấn đề khó khăn mới về kinh tế - xã hội như: trợ cấp xã hội, các khoản chi đê phục hồi nền kinh tế,... Điều đó dễ dẫn đến tình trạng thu không đủ chi và ngân sách nhà nước bị thâm hụt. Ngược lại, khi kinh tế ở giai đoạn phồn thịnh, thu vào ngân sách nhà nước liên tục tăng lên mà không phải chi các khoản chi bất thường thì ngân sách nhà nước tăng lên và đảm bảo thực hiện tốt những dự toán đã được đề ra. Qua đó, ta thấy suy thoái và khủng hoảng kinh tế là một trong những nguyên nhân gây ra bội chi ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, thiên tai và tình trạng bất ốn về an ninh chính trị của quốc gia, thế giới cũng ảnh hưởng rất lớn đến ngân sách nhà nước. Do nhu cầu chi tiêu cho quốc phòng và an ninh trật tự xã hội tăng lên và phải chi nhiều đê khắc phục hậu quả thiên tai.
+ Nguyên nhân chủ quan: Do quản lý, điều hành ngân sách nhà nước bất hợp lý. Biếu hiện qua những vấn đề sau: Tác động từ chính sách cơ cấu thu chi của nhà nước, việc khai thác và đánh giá nguồn thu chưa tốt, phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước còn
25
Xem: Điều 4 Khoản 1 Nghị định 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 6/6/2003.
26
nhiều bất cập, gây thất thoát và lãng phí nguồn lực tài chính của nhà nước, vấn đề phân cấp quản lý ngân sách ngân sách nhà nước chưa khuyến khích địa phương nổ lực trong khai thác nguồn thu và phân bổ chi tiêu hiệu quả. Điều đó đã làm nguồn thu vào ngân sách nhà nước bị thất thoát, hoạt động thu không hiệu quả và không đủ cho hoạt động chi của nhà nước. Ngoài ra do nhà nước chủ động sử dụng bội chi ngân sách nhà nước như là một công cụ đế thực hiện chính sách đấy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng tạo sự tăng trưởng cho nền kinh tế, khắc phục tình trạng suy thoái của nền kinh tế.
Việt Nam thời gian qưa con số bội chi ở mức khoảng 5%27, Nhà nước đã tìm mọi biện pháp đê con số bội chi này không tăng lên. Nguyên nhân của tình hình bội chi này, do nước ta liên tục phải đối mặt với cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan của vấn đề bội chi ngân sách nhà nước như: ảnh hưởng của sự khủng hoảng và suy thoái của nên kinh tế giới, sự bất ôn về chính tri của một số nước trong khu vực, thiên tai lũ lụt xãy ra thường xuyên, thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ trong nước ở các lĩnh vực, hệ thống hành thu chưa tốt, chi tiêu còn lãng phí, tham nhũng nhiều,...đã làm cho ngân sách nhà nước phải chi tiêu rất nhiều đê đảm bảo ổn định xã hội và phát triển kinh tế đất nước, nhưng nguồn thu lại bị thất thoát và không ổn định. Và nước ta phải chấp nhận ở mức bội chi như vậy.