Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu chi bằng tiền do nhà nước tiến hành, nó phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công, nhằm phục vụ việc thực hiện các chức năng của nhà nước và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội.
Trang 1TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH HỌC
ĐỀ TÀI: Những quan niệm cân đối Ngân sách nhà nước và
giải pháp bù đắp thâm hụt Ngân sách
I Khái niệm:
- Ngân sách nhà nước: là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước
- Thâm hụt ngân sách: Thâm hụt ngân sách nhà nước
là tình trạng các khoản thu ngân sách nhỏ hơn các khoản chi Thâm hụt ngân sách được thể hiện bằng tỉ lệ phần trăm so với GDP
II Các quan điểm về cân đối NSNN:
1. Quan điểm thứ nhất: NSNN phải cân bằng hàng năm
tức là tổng số chi không được vượt quá tổng số thu
Biện pháp tài trợ phù hợp theo quan điểm này: giảm chi
tiêu công, vay nợ.
Trang 2a) Giảm chi tiêu công: cắt hoặc giảm các khoản chi kém
hiệu quá hoặc chưa thật sự cần thiết Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công
Ưu điểm:
+ phù hợp cho cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn;
+ dễ dàng thực hiện vì nằm trong quyền quyết định của CP; + không tạo gánh nặng nợ cho quốc gia
Hạn chế:
+ có giới hạn, không thể giảm chi quá nhiều;
+ dễ gây ra sự phản ứng tiêu cực từ công chúng
b) Vay nợ:
Vay trong nước: bằng việc phát hành tín phiếu, trái phiếu kho bạc nhà nước, trái phiếu đầu tư
Ưu điểm:
+ duy trì việc giảm thâm hụt ngân sách mà không cần phải tăng cơ sở tiền tệ hoặc giảm dự trữ quốc tế
+ Tập chung được khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong dân cư; tránh được nguy cơ khủng hoảng nợ nước ngoài; dễ triển khai
Hạn chế:
+ chứa đựng nguy cơ kìm hãm sự phát triển của các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế
Trang 3+ việc trả lãi trong tương lai tạo ra một gánh nặng nợ cho chính phủ (trừ khi những thâm hụt ngân sách nhà nước này bắt nguồn từ việc chi tiêu cho các dự án đầu tư có sức sinh lời)
Ở Việt Nam, Chính phủ thường uỷ nhiệm cho Kho bạc nhà nước phát hành trái phiếu dưới các hình thức: tín phiếu kho bạc; trái phiếu kho bạc; trái phiếu công trình
Vay nợ nước ngoài: có thể được thực hiện vay từ chính phủ các nước, các tổ chức tài chính quốc tế hoặc phát hành trái phiếu quốc tế
Ưu điểm:
+ không gây sức ép lạm phát cho nền kinh tế;
+ nguồn vốn với quy mô lớn, lãi suất ưu đãi
Hạn chế:
+ gánh nặng nợ nần, nghĩa vụ trả nợ tăng lên, giảm khả năng chi tiêu của chính phủ
+ dễ khiến cho nền kinh tế trở nên bị phụ thuộc vào nước ngoài; có thể phải nhượng bộ trước những yêu cầu từ phía nhà tài trợ
Viện trợ nước ngoài là nguồn vốn phát triển của các
chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức quốc tế cung cấp cho chính phủ của một nước nhằm thực hiện các chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội và hiện nay chủ yếu là nguồn vốn phát triển chính thức ODA
Trang 4Vay nợ nước ngoài có thể thực hiện dưới các hình thức:
phát hành trái phiếu bằng ngoaị tệ mạnh ra nước ngoài, vay bằng hình thức tín dụng
2.Quan điêm thứ 2, lý thuyết về ngân sách chu kỳ: Quan
điểm này cho rằng ngân sách nhà nước không cần cân bằng hàng năm mà nên cân bằng theo chu kỳ, vì nền kinh tế phát triển theo chu kỳ, có thời kỳ tăng trưởng, có thời kỳ suy thoái
Theo quan điểm này thì nó được áp dụng trong giai đoạn phồn thịnh hay nền kinh tế đang tăng trưởng vàviệc cân bằng ngân sách nên theo chu kỳ tức là trong ngắn hạn nên biện pháp
tài trợ thâm hụt NS phù hợp sẽ là: giảm chi tiêu công, tăng thuế
và kiện toàn hệ thống thuế, vay nợ.
Tăng thuế và kiện toàn hệ thống thu: điều chỉnh tăng thuế
suất; hướng đến cải cách các sắc thuế, mở rộng diện chịu thuế, kiện toàn và nâng vao hiệu quả công tác hành thu nhằm chống thất thu thuế
Ưu điểm:
+ tạo ra tính chủ động cho nhà nước;
+ tăng thuế thu nhập có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế
Hạn chế:
+ Khi vượt qua giới hạn chịu đựng của nền kinh tế, tăng thuế suất trực thu sẽ làm giảm nguồn thu từ thuế của ngân sách nhà nước và thúc đẩy trốn thuế, lậu thuế
Trang 5+ không dễ áp dụng và rất tốn kém.
3.Quan điểm thứ 3, ngân sách cố ý thiếu hụt: Vấn đề cân
bằng ngân sách phải được giải quyết tùy thuộc vào thực trạng nền kinh tế và sự ảnh hưởng của chính sách thu, chi tài chính công tới nền kinh tế Thâm hụt ngân sách cố ý sẽ mang lại hậu quả rất nguy hại là gây ra lạm phát Nhưng những người theo quan điểm này lại cho rằng sự thúc đẩy hoạt động kinh tế đang trì trệ sẽ làm nhẹ gánh nặng của ngân sách
Quan điểm này áp dụng phù hợp trong giai đoạn nền kinh tế
đang suy thoái, biện pháp tài trợ thâm hụt NH phù hợp: giảm chi
tiêu công, vay nợ (vay nợ nước ngoài), phát hành tiền.
- Việc vay nợ trong giai đoạn này chỉ nên vay nợ nước ngoài còn việc vay nợ trong nước thực sự là không thích hợp (bởi vì Nếu chính phủ huy động được nhiều tiền trong dân thì đương nhiên phần tiền còn lại dành cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh ở khu vực ngoài quốc doanh sẽ giảm đi
Như vậy, chưa biết chính phủ sẽ làm gì, làm như thế nào đối với lượng tiền huy động được, nhưng xã hội hay trực tiếp hơn
là khu vực các doanh nghiệp và dân cư đó sẽ mất đi một nguồn vốn tương ứng có khả năng dành cho đầu tư phát triển kinh tế Nếu các biện pháp thu hút tiền vay của chính phủ và của ngân hàng càng có lãi suất cao thì càng tạo ra luồng tiền vốn dịch chuyển từ các khu vực doanh nghiệp và dân cư sang hệ thống tài chính ngân hàng mà không chảy vào sản xuất kinh doanh Do
Trang 6vậy, vay trong nước để bù đắp thâm hụt ngân sách luôn luôn chứa đựng nguy cơ kìm hãm các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế Mục tiêu chấn hưng kinh tế của chính phủ thông qua con đường phát hành trái phiếu, tín phiếu bị chính bản thân giải pháp này cản trở ngay từ nguồn gốc.)
- Phát hành tiền giấy: phát hành thêm lượng tiền cơ sở
Ưu điểm:
+ bù đắp ngân sách một cách nhanh chóng;
+ không gây ra gánh nặng nợ cho quốc gia
Hạn chế:
+ chứa đựng nguy cơ lạm phát, gây tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế và xã hội
III Giải pháp phù hợp với VN hiện nay.
Hiện nay nền kinh tế của chúng ta đang trong giai đoạn thoát ra khỏi tình trạng suy thoái, như vậy có thể ngầm hiểu rằng chúng ta đang theo quan điểm thứ 3 về cân đối NSNN Do đó giải
pháp phù hợp được đưa ra là: giảm chi tiêu công, vay nợ (vay
nợ nước ngoài).
Cụ thể việc giảm chi tiêu công:
- Chỉ đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội,
Trang 7đặc biệt những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm chí không đầu tư
- Mặt khác, bên cạnh việc triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công, những khoản chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước cũng phải cắt giảm nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết như chi lương, chi mua sắm trang thiết bị cho bộ máy quản lý hành chính
Về việc vay nợ:
- Vay nợ nước ngoài: nhận viện trợ nước ngoài hoặc vay nợ nước ngoài từ các chính phủ nước ngoài, các định chế tài chính thế giới như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các tổ chức liên chính phủ, tổ chức quốc tế
Hiện nay, VN nhận viện trợ chủ yếu là nguồn vốn phát triển chính thức ODA
Ngoài ra:
- Yêu cầu minh bạch: Chính phủ cần minh bạch hơn, rạch ròi hơn về chi tiêu cho lĩnh vực công, làm rõ hiệu quả đầu tư, tách bạch hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, ngăn chặn chi tiêu công theo kiểu “tiền chùa” Việc công khai, minh bạch chi tiêu ngân sách sẽ giúp lập dự toán ngân sách hợp lý, loại bỏ được các khoản không thực sự cần thiết
- Cần phân biệt giữa hỗ trợ và đầu tư, kiên quyết loại
bỏ các chính sách hỗ trợ tín dụng qua các kênh ngân hàng chính sách, bởi một khi chính sách còn mập mờ, như các chương trình
Trang 8mục tiêu quốc gia, thì hiệu quả đầu tư sẽ rất thấp, là khoảng trống cho tham nhũng phát triển