6 Thông qua các tổ chức xã
3.2.3. Nâng cao năng lực hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp
- GVCN ở trường phổ thông là người thay mặt hiệu trưởng quản lý toàn diện một lớp học. GVCN là nhân vật trung tâm, là linh hồn của lớp, tập hợp và đoàn kết HS trong tập thể lớp. GVCN có vai trò to lớn trong tổ chức mọi hoạt động của lớp nhằm đẩy mạnh giáo dục HS.
3.2.3.1. Mục tiêu
-Thấy được vai trò, nhiệm vụ, tầm quan trọng của công tác GVCN trong nhà trường; tìm ra những thuận lợi, khó khăn của GVCN lớp với việc GDĐĐ HS hiện nay và đề xuất giải pháp tháo gỡ.
- Tăng cường chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác GVCN với việc hình thành nhân cách, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho HS trong trường
THPT; trao đổi những kĩ năng, kinh nghiệm giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi công tác chủ nhiệm lớp.
- Tích cực cải tiến nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm, đưa ra những biện pháp giúp GVCN định hướng đổi mới công tác chủ nhiệm cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường sẽ góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ HS.
3.2.3.2. Nội dung
- Tạo điều kiện bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN trong việc GDĐĐ HS trung học.
- Nêu cao vai trò, chức năng của GVCN trong việc quản lý tập thể học sinh; những yêu cầu đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp; kinh nghiệm thành công trong công tác chủ nhiệm lớp.
- Biện pháp nâng cao năng lực hoạt động trong công tác GDĐĐ HS của GVCN lớp ở trường THPT.
- Phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả làm công tác chủ nhiệm cho giáo viên trường THPT
3.2.3.3. Các bước tiến hành
Đối với nhà trường
- Đối với Hiệu trưởng.
+ Thực hiện tốt việc phân công GVCN, lựa chọn những giáo viên có đầy đủ năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức. GVCN phải là người có khả năng công tác quần chúng, vì họ thường xuyên tiếp xúc với HS và CMHS, phân công GVCN hợp lý phù hợp với thực tế của nhà trường.
+ Giúp GVCN tham gia các lớp bồi dưỡng, các chuyên đề hội thảo và tập huấn nâng cao năng lực công tác chủ nhiệm của GVCN lớp.
+ Phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài trường tạo điều kiện tham gia hỗ trợ cho GVCN hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục.
+ Xây dựng nội dung, kế hoạch công tác cụ thể công tác chủ nhiệm; hướng dẫn xây dựng chương trình và kế hoạch làm việc của GVCN.
+ Thường xuyên thu thập thông tin về tình hình diễn biến đạo đức của HS do GVCN cung cấp, có biện pháp kịp thời nhằm ngăn chặn những tình huống xấu xảy ra.
+ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hồ sơ GVCN, dự các tiết sinh hoạt lớp của GVCN, kiểm tra đôn đốc nhắc nhở GVCN về công tác GDĐĐ HS.
+ Kịp thời khen thưởng GVCN, tập thể HS và các cá nhân điển hình có đóng góp xuất sắc cho các hoạt động của nhà trường, đồng thời xử lý các trường hợp vi phạm một cách kịp thời.
+ Tăng cường vận động GVCN viết sáng kiến kinh nghiệm về công tác GDĐĐ, có chế độ khen thưởng đối với sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cao. Vận dụng nhân rộng những kinh nghiệm, phương pháp GDĐĐ đối với các GVCN của nhà trường.
- Đối với GVCN lớp.
+ GVCN phải nắm vững đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về giáo dục, mục tiêu giáo dục HS THPT; nắm chắc nhiệm vụ giáo dục, dạy học của nhà trường.
+ GVCN tìm hiểu và nắm vững đặc điểm tình hình HS, tiến hành phân loại đối tượng HS, kết hợp tốt với gia đình và địa phương trong công tác GDĐĐ HS .
+ GVCN tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS, đặc điểm tình trạng, sức khỏe, đạo đức, năng lực học tập, động cơ học tập, quan hệ của HS với cha mẹ, người lớn trong gia đình, với thầy cô, với xã hội, cộng đồng, tâm tư nguyện vọng, xu hướng, sở thích. Việc tìm hiểu HS về mọi mặt là rất cần thiết để GVCN phải xác định được rõ nguyên nhân, thực trạng để phối hợp với GVBM và các lực lượng tham gia GDĐĐ HS .
+ Thường xuyên phối kết hợp với BGH, Đoàn trường, Ban quản lý HS, Hội CMHS để có thêm những thông tin về HS; Kịp thời chấn chỉnh, xử lý hoặc tuyên dương; báo cáo chung thực, kịp thời cho BGH về tình hình đạo
đức của HS. GVCN dự kiến nội dung hoạt động của Ban đại diện CMHS của lớp đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ trong việc GDĐĐ HS.
+ GVCN phát huy tốt vai trò của sổ liên lạc điện tử là cầu nối giữa gia đình và nhà trường, xử lý thông tin phản hồi kịp thời và có hiệu quả. Xử lý khéo léo các tình huống xảy ra, liên hệ với CMHS để kịp thời giải quyết.
+ GVCN không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi đạo đức nhà giáo để xứng đáng là tấm gương tốt cho HS noi theo.
+ GVCN tăng cường bồi dưỡng kiến thức, năng lực tự quản cho cán bộ lớp ngay từ đầu năm học. Phối hợp với ĐTN, Hội niên hiệp thanh niên tổ chức các hoạt động tự quản như; tự quản nề nếp học tập ở lớp, hình thành tổ nhóm học tập ở nhà, thành lập nhóm bạn giúp nhau tiến bộ, tổ chức cho tập thể hưởng ứng các phong trào thi đua của nhà trường, tham gia đội tự quản của trường, tự kiểm tra đánh giá kết quả thi đua hàng tuần, tổ chức các cuộc họp lớp, mở câu lạc bộ, hội thi, hội thảo, các hoạt động vui chơi giải trí, tự tổ chức các buổi lao động vệ sinh định kỳ, lao động tình nguyện, tự đề xuất ý kiến đề ra các biện pháp phong trào thi đua của lớp, tự tổ chức cho tập thể lớp tham gia phong trào thi đua tình nguyện của Đoàn, Hội, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hoạt động từ thiện... Để phát huy vai trò tự quản của tập thể lớp cần phải tổ chức các hoạt động phù hợp tâm lý lứa tuổi, tạo mọi điều kiện để HS phát huy năng lực, xây dựng quy mô hoạt động phù hợp với khả năng HS, thường xuyên có vai trò cố vấn của giáo viên.
+ GVCN phải xây dựng quy trình sinh hoạt lớp phải đảm bảo tính linh hoạt, hấp dẫn, phong phú, đa dạng về nội dung và hình thức dành nhiều thời gian cho HS tự điều khiển, GVCN đóng vai trò cố vấn hướng dẫn HS trong tiết sinh hoạt.
+ GVCN thường xuyên theo dõi kiểm tra đánh giá hoạt động tự quản giúp HS điều chỉnh những sai sót, lệch lạc. Thông qua hoạt động tập thể giáo dục cho HS biết gắn động cơ phấn đấu của cá nhân với mục tiêu tiến bộ của tập thể lớp, cá nhân HS phải thường xuyên nâng cao ý thức tự giáo dục, có ý
thức hướng nghiệp. Trong mỗi hoạt động của lớp, GVCN phải phát hiện " thủ lĩnh" của từng nhóm HS. Những HS này có thể làm chỉ huy điều hành với sự ủng hộ tích cực của tập thể lớp. Tạo sự hứng thú, tự tin là điều kiện quan trọng để lôi cuốn HS tự giác chủ động, sáng tạo trong các hoạt động tập thể. Vì vậy phải biểu dương khen thưởng kịp thời các gương điển hình, khuyến khích bảo vệ, bồi dưỡng các nhân tố tích cực.
+ Ngoài việc GDĐĐ trong môi trường nhà trường, HS còn phải rèn luyện đạo đức trong môi trường gia đình và xã hội. GVCN cần phải phối hợp với các địa phương và gia đình, tổ chức mạng lưới cán bộ lớp, tổ, hình thành các nhóm sinh hoạt tập thể tại địa phương giúp nhau tự rèn luyện đạo đức ở gia đình và ngoài xã hội. GVCN thường xuyên liên hệ với CMHS, hướng dẫn phụ huynh tiến hành các phương pháp giáo dục, quản lý hoạt động tự học, tự rèn luyện của HS trong thời gian ở nhà.
+ Các chủ đề hoạt động ngoài giờ lên lớp hàng tháng phải được giáo viên tổ chức sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn HS vào các hoạt động của lớp, của trường, biết dẫn dắt HS rèn luyện tu dưỡng. Qua các hoạt động này các em sẽ hiểu rõ hơn về những nội dung GDĐĐ trong nhà trường, có điều kiện để rèn luyện phẩm chất đạo đức.
- Đối với giáo viên bộ môn.
+ Giáo viên bộ môn tích cực giúp đỡ GVCN trong công tác GDĐĐ HS, thực hiện đầy đủ các chức năng cố vấn cho hoạt động học tập của HS, phản ánh kịp thời với GVCN về tình hình lớp. Tham gia đóng góp ý kiến trong việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm, khen thưởng và kỷ luật HS.
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải phản ánh kịp thời các trường hợp HS vi phạm nội quy cho GVCN.
- Đối với CMHS chủ động gặp gỡ, thường xuyên liên hệ với GVCN để nắm tình hình học tập, rèn luyện của con cái mình.
- Chủ động liên hệ với nhà trường, với GVCN để nắm bắt tình của con em mình và thông báo với nhà trường, với GVCN về tình của các em trong thời gian sống ở gia đình và địa phương.
- Động viên, giúp đỡ GVCN về tinh thần, vật chất, cùng với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa, học tập thực tế đạt hiệu quả cao.