Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ và biện pháp quản lý quá trình GDĐĐ ở trường THPT Tây Hồ Hà Nộ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT tây hồ TP hà nội (Trang 56 - 60)

6 Thông qua các tổ chức xã

2.3.Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ và biện pháp quản lý quá trình GDĐĐ ở trường THPT Tây Hồ Hà Nộ

quá trình GDĐĐ ở trường THPT Tây Hồ - Hà Nội

2.3.1. Ưu điểm

Trong những năm học vừa qua nhà trường đã lầm tốt những vấn đề sau:

- Công tác chỉ đạo trong quá trình quản lý hoạt động GDĐĐ HS

Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường luôn xác định rõ vai trò và nhiệm vụ quan trọng của công tác GDĐĐ cho HS trường THPT Tây Hồ. Đây là một điều kiện rất thuận lợi cho các hoạt động GDĐĐ trong nhà trường, từ Đảng ủy, Ban giám hiệu , GV, HS và phụ huynh học sinh đều nhận thức đúng đắn về vị trí và tính cấp thiết của hoạt động giáo dục này, coi đó là yếu tố quan trọng hàng đầu ngay từ khi HS bước vào trường phải được duy trùy tốt. Chi bộ xem việc chỉ đạo các cuộc vận động, phong trào thi đua là một nhiệm vụ trọng tâm. Nhiều cuộc vận động, phong trào thi đua lớn như: Cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", phong trào "Mỗi thầy giáo, cô giáo cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo", "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" Phong trào thi đua

" Dạytốt, học tốt", "Phụ nữ giỏi việc nước đảm việc nhà"…đã được chi bộ chỉ đạo chặt chẽ, nghiêm túc, sáng tạo. Nhiều hình thức tổ chức phong phú, đa dạng thu hút được tất cả giáo viên và học sinh nhiệt tình tham gia. Thực hiện được điều đó, trước hết chi bộ yêu cầu tất cả đảng viên của nhà trường gương mẫu đi đầu, tham gia tích cực, có hiệu quả mọi hoạt động của nhà trường. Các buổi sinh hoạt chào cờ, các cuộc hội thảo, các hình thức sinh hoạt của tổ chức Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày một đổi mới về hình thức, phong phú về nội dung.

- Xây dựng nội qui quản lý hoạt động GDĐĐ HS của nhà trường

Căn cứ vào nội quy xây dựng trên cơ sở Điều lệ trường trung học và các văn bản pháp quy của Đảng, Nhà nước và chuẩn mực đạo đức xã hội phù hợp lứa tuổi phù hợp của HS. Ban giám hiệu trường THPT Tây Hồ luôn xác định rõ mục tiêu giáo dục và thi đua học tập trong nhà trường, chủ động làm tốt việc xây dựng nội quy quy định chức trách và nhiệm vụ của mình và làm căn cứ để đánh giá xếp loại đạo đức học sinh, xây dựng tiêu chí thi đua, thực hiện nề nếp kỷ cương của nhà trường. Nhà trường luôn chú trọng việc xây dựng các hành vi ứng xử, lời nói, phong cách giao tiếp đúng mực, có văn hóa, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống, pháp luật của nhà nước. Đẩy mạnh cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" mỗi giáo viên là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Xây dựng quy định về đạo đức nhà giáo, chức trách nhiệm vụ của từng cán bộ giáo viên trong đơn vị, trrong đó nêu rõ nhiệm vụ của GVCN, giáo viên bộ môn góp phần quan trọng vào việc GDĐĐ cho học sinh.

- Quản lý chỉ đạo các hoạt động GDĐĐ của giáo viên chủ nhiệm

Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tạo điều kiện quan tâm đến GVCN cả về tinh thần và vật chất. Lãnh đạo nhà trường đã tin tưởng, lựa chọn những đồng chí giáo viên giàu nhiệt huyết, nhiệt tình hăng say công tác, tận tình với công việc được giao, có nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm.

Đảng ủy, Ban giám hiệu luôn chỉ đạo GVCN làm tốt công tác GDĐĐ cho HS từ việc xây dựng kế hoạch, nội qui thi đua, lập hồ sơ theo dõi HS và kiểm tra đánh giá xếp loại HS theo tuần, tháng, học kỳ và cả năm học. Nhà trường tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho các thầy cô, nhất là các thầy cô làm công tác chủ nhiệm, tổ chức các chuyên đề, hội thảo về các vấn đề GDĐĐ cho HS. Công tác chủ nhiệm luôn nhận được sự phối hợp hoạt động, hỗ trợ giúp đỡ của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Nhà trường hàng năm triển khai và tổ chức, chỉ đạo nhiều kế hoạch và biện pháp tăng cường hiệu quả công tác phối hợp với ban đại diện phụ huynh học sinh của lớp cũng như của trường.

- Quản lý chỉ đạo công tác đoàn thanh niên trong trường học

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường THPT Tây Hồ đã phát huy được vai trò chủ động, tích cực của mình trong việc tập hợp giáo dục đoàn viên thanh niên thực hiện tốt các nội quy quy định của nhà trường. Ban giám hiệu nhà trường đã phát huy tốt vai trò lòng cốt của đội ngũ giáo viên trẻ, đặc biệt là chi đoàn giáo viên. Đảng ủy, Ban giám hiệu giao cho ĐTN nhà trường tham gia chỉ đạo xây dựng các công trình thanh niên, xây dựng các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. ĐTN trực tiếp quản lý hoạt động thi đua của ĐVTN và các chi đoàn, thực hiện nề nếp kỷ cương, nội quy quy định của nhà trường. Chủ động xây dựng các phong trào thi đua học tập theo chủ đề năm học, hưởng ứng các đợt thi đua theo các ngày lễ lớn; chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập quân đội nhân dân 22/12, Ngày thành lập phụ nữ 8/3, ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3... Với nhiều nội dung, tiêu chí thi đua rõ ràng tạo một sân chơi hấp dẫn thu được các ĐVTN tham gia tạo hiệu quả cao trong thi đua học tập và giáo dục đạo đức cho ĐVTN trong trường.

- Quản lý công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường

Ban giám hiệu nhà trường luôn coi trọng công tác phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh, coi phụ huynh học sinh như bạn đồng minh

chiến lược trong công tác giáo dục của nhà trường. Tạo sự đồng thuận của các bậc phụ huynh học sinh đối với các chủ trương, biện pháp giáo dục của nhà trường; Để nâng cao hiểu quả giáo dục của HS, nhà trường đã làm tốt thông tin trao đổi hai chiều được cập nhật hàng giờ qua mạng thông tin điện tử để phụ huynh học sinh cùng nắm bắt những vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập ở trường cũng như những biểu hiện bất thường của HS để kịp thời ngăn chặn và giải quyết, tránh để xảy ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhờ việc thông tin kịp thời nhà trường đã hạn chế được cơ bản các vụ việc như kéo bè cánh gây gổ đánh nhau, trốn học, trộm cắp...được phát hiện kịp và kết hợp với phụ huynh giải quyết có hiệu quả.

- Quản lý xây dựng môi trường giáo dục

Ngay từ khi Bộ GD - ĐT phát động phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, Căn cứ vào hướng dẫn của cấp trên, nhà trường áp dụng thực hiện phong trào theo hướng chủ động và linh hoạt. Trường tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương và tranh thủ nguồn xã hội hóa để tăng cường cơ sở vật chất trường học. Đến nay, từ nhiều nguồn hỗ trợ, cơ sở vật chất nhà trường khang trang với dãy phòng học hiện đại, các phòng học chức năng, công trình vệ sinh, nước sạch. Tập thể giáo viên và học sinh luôn quan tâm chỉnh trang trường, lớp, bảo đảm trường sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát, lớp học đủ ánh sáng, đủ bàn ghế. Năm học 2007 nhà trường được công nhận trường " Chuẩn quốc gia", tạo dựng được môi trường giáo dục lành mạnh, đây là điều kiện thuận lợi giúp cho nhà trường làm tốt công tác GDĐĐ học sinh, giúp cho các bậc phụ huynh yên tâm khi cho con em mình đến trường.

Quản lý chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo dục

Để phát huy thế mạnh môi trường xã hội địa phương, nhà trường tích cực tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương cùng tham gia xây dựng một môi trường xã hội lành mạnh. Hiện nay trước sự phát triển nhanh chóng của kinh tế xã hội, công nghệ thông tin và truyền thông,

bên cạnh những tác động tích cực thì cũng có không ít những tác động xấu của môi trường xã hội trong việc giáo dục HS, môi trường xã hội giờ đây không đơn thuần là những gì tồn tại, diễn ra trên địa bàn hành chính, địa lý cụ thể HS tham gia hoạt động mà giờ đây, môi trường xã hội bao gồm những vấn đề rộng lớn hơn, như thế giới ảo trên mạng Internet, mạng Viễn thông và tất cả những gì HS được tiếp cận thông qua truyền hình, các phương tiện nghe nhìn, báo chí, tranh ảnh…Nhà trường đang phải đối mặt với những vấn đề khó khăn như HS không có ý thức học tập, say trò chơi điện tử và mạng Internet, bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, bạo lực, tình cảm quan hệ nam nữ…

Nhà trường đã chủ động tích cực tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền tăng cường quản lý, giám sát, nhắc nhở các cơ sở kinh doanh dịch vụ Văn hóa quán Internet trên địa bàn phường Phú Thượng về mặt thời gian, nội dung và đối tượng phục vụ; huy động toàn bộ hệ thống chính trị cùng toàn thể nhân dân tham gia phòng chống tệ nạn xã hội.

Tích cực tuyên truyền trong các hội nghị của Đảng, chính quyền, các ngành đoàn thể, các cuộc họp phụ huynh về những vấn đề cụ thể các nhà trường đang cần sự giúp đỡ, hỗ trợ.

Tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kĩ năng sống, khả năng thích ứng khả năng tự bảo vệ bản thân trước những vấn đề phức tạp của xã hội.Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn HS tiếp cận với những môi trường không lành mạnh.

Trong những năm học vừa qua nhà trường đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, giữ mối liên hệ thường xuyên với các cấp chính địa phương trên địa bàn quận Tây Hồ. Nhà trường đã tạo được sự ủng hộ đồng thuận của chính quyền địa phương, làm tốt công tác an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo dựng được môi trường xã hội lành mạnh thầy, trò nhà trường yên tâm dạy và học.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT tây hồ TP hà nội (Trang 56 - 60)