Tây Hồ- Hà Nội
2.2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, GV, HS và phụ huynh học sinh về nội dung GDĐĐ HS trường THPT Tây Hồ.
Nhận thức về tầm quan trọng của GDĐĐ HS trong nhà trường
Để tìm hiểu về thực trạng công tác quản lý các hoạt động GDĐĐ HS, tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của 300 phiếu, bao gồm CBQL, GV, tổ chức công đoàn, ĐTN, HS, CMHS trường THPT Tây Hồ, tổ chức chính quyền trên địa bàn quận Tây Hồ.
Rất quan trọng Quan trọng Biểu đồ 2.1: Nhận thức của các LLGD về tầm quan trọng GDĐĐ HS Không quan trọng Biểu đồ 2.2: Nhận thức của HS về tầm quan trọng GDĐĐ HS
Qua kết khảo sát nhận thấy quan điểm GDĐĐ HS giữa các lực lượng giáo dục và HS có sự khác nhau về nhận thức. Đối với các lực lượng giáo dục có 95,7% ý kiến cho rằng GDĐĐ HS trong trường học là rất quan trọng, về phía HS có 75,0% ý kiến đánh giá là rất quan trọng. Có thể thấy đa phần các em đều nhận thức được vai trò của đạo đức và GDĐĐ. Song một bộ phận
không nhỏ chiếm 22,7% ý kiến cho là quan trọng, có 0,3% ý kiến là không quan trọng, họ thờ ơ, coi nhẹ đạo đức việc GDĐĐ và nhận thức về đạo đức một cách mơ hồ, thiếu mục đích, không có lý tưởng sống.
Như vậy cả hai đối tượng đối tượng giáo dục và được giáo dục đều có một bộ phận không nhỏ có nhận thức chưa thật đầy đủ, chưa rõ tầm quan trọng của giá trị đạo đức và GDĐĐ. Đây cũng là điểm yếu kém mà các lực lượng giáo dục cần giải quyết.
Nhận thức về mức độ cần thiết của các nội dung GDĐĐ HS ở trường THPT Tây Hồ
Để đánh giá về nhận thức của HS về những phẩm chất cần thiết phải giáo dục trong trường THPT, tôi đã tiến hành khảo sát 260 phiếu bao gồm: CBQL, giáo viên, phụ huynh học sinh, HS với nội dung sau: Theo các em những phẩm chất nào sau đây là cần thiết phải giáo dục đối với HS?
Bảng 2.8. Nhận thức của học sinh về nội dung GDĐĐ học sinh T T Nội dung Rất cần thiết (%) Cần Thiết (%) Không cần thiết (%)
1 Kính trọng thầy, cô giáo 68,6 16,8 0,5
2 Thật thà trung thực 50,9 35,0 1,8
3 Tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể 50,9 34,1 1,4 4 Lối sống văn hóa, lành mạnh 52,7 31,4 1,0 5 Tôn trọng pháp luật, nội qui 47,7 38,2 0,5 6 Thái độ đúng đắn về tình bạn, tình yêu 36,4 46,3 5,9 7 Lòng nhân ái vị tha, yêu thương con
người 44,5 40,9 3,2
8 Ý thức vượt khó 40,9 40,5 2,7
9 Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, kính trên
nhường dưới 54,5 28,2 1,0
10 Ý thức tham gia giữ gìn trật tự, an ninh,
phòng tránh các tệ nạn xã hội 41,0 30,9 1,4 11 Ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi 32,3 37,7 1,0
trường
( Nguồn: Điều tra ở trường THPT Tây Hồ, tháng 10/2013)
Trong những năm học vừa qua nhà trường đã không ngừng đẩy mặt công tác tuyên truyền GDĐĐ cho HS, giúp cho LLGD nhận thức được vai trò những vấn đề cần thiết trong việc giáo dục phẩm chất đạo đức cho HS, thông qua đó giúp HS nhận thức được những phẩm chất đạo đức cần thiết của lứa tuổi học trò. Qua khảo sát, kết quả cho thấy nhà trường đã làm tốt công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS. phần lớn ý kiến nhận thức được những phẩm chất đạo đức trên là rất cần thiết và cần thiết để GDĐĐ cho HS trong nhà trường THPT, cơ bản HS quan niệm cần phải làm tốt các nội dung sau: 85,4% ý kiến cho rằng phải kính trọng thầy cô giáo, 82,7% ý kiến cho rằng phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, kính trên nhường dưới, 85% ý kiến cho rằng phải có tinh thần đoàn kết, đoàn kết trong học tập, đoàn kết trong thi đua và hoạt động, 84,1% là giáo dục lối sống văn hóa, lành mạnh, 85,9% khiêm tốn, thật thà trung thực, 81,4% là giáo dục tinh thần vượt khó. Bên cạnh đó vẫn còn có một số tồn tại, hạn chế; do việc GDĐĐ cho HS chưa thường xuyên, chưa triệt để, nội dung chưa phong phú, chưa sâu rộng dẫn đến một bộ phận không nhỏ HS còn xem nhẹ việc GDĐĐ cho HS trong nhà trường, đặc biệt 5,9% ý kiến cho rằng không cần thiết phải giáo dục thái độ đúng đắn về tình bạn, tình yêu, 3,2% lòng nhân ái vị tha yêu thương con người. Bên cạnh đó rất nhiều HS còn lững lự, băn khoăn không biết cần giáo dục những phẩm chất đạo đức nào.
Giá trị đạo đức thanh thiếu niên Việt Nam trong thời kỳ mở cửa, hội nhập kinh tế, văn hóa các vấn đề xã hội, cùng với những tác động của kinh tế thi trường thúc đẩy trong nhiều lình vực. Đồng thời, bên cạnh đó, đã xuất hiện những mặt trái, có ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có vấn đề đạo đức và lối sống của đối tượng thanh thiếu niên, học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường Thái độ kính trọng - lễ phép đối với các bậc cha chú, anh chị cũng bị xem nhẹ, ít được uốn nắn, kiểm điểm kịp thời. Thấy
người lớn không chào hỏi, chuyện HS nói tục chửi bậy trong sinh hoạt, giao tiếp diễn ra khá phổ biến...
Đứng trước thực trạng trên là một vấn đề lớn cần đạt ra đối với Ban giám hiệu, thầy cô giáo và các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội, cần phải có những biện pháp, định hướng để giáo dục thái độ đúng đắn về hành vi đạo đức, các ứng xử xã hội về tình bạn, tình yêu, ý thức vượt khó, ý thức tham gia giữ gìn trật tự an ninh, phòng tránh các tệ nạn xã hội, xây dựng ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường là vấn đề cần thiết hiện nay.
2.2.3.2.Thực trạng nhận thức và thực hiện các hình thức GDĐĐ học sinh ở trường THPT Tây Hồ - Hà Nội
Nhận thức về mức độ cần thiết về các hình thức GDĐĐ HS.
Để đánh giá mức độ nhận thức của các hình thức GDĐĐ cho HS qua tổng hợp phiếu 64 phiếu hỏi gồm 4 CBQL, 50 CBGV và 10 bí thư chi đoàn các lớp về GDĐĐ thông qua các hình thức với nội dung phiếu hỏi: Thầy cô và các em cho biết các hình thức giáo dục đạo đức dưới đây cần thiết ở mức độ nào?
Bảng 2.9. Nhận thức về sự cần thiết của các hình thức giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Tây Hồ - TP Hà Nội
TT Hình thức giáo dục Rất cần thiết (%) Cần thiết (%) Không cần thiết (%) 1 Giáo dục thông qua giờ sinh hoạt lớp và GVCN 67,2 25,0 0 2 Giáo dục thông qua hoạt động ĐTN 34,4 53,1 3,2 3 Giáo dục thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ 48,4 39,0 12,6
4 Giáo dục thông qua môn GDCD 56,3 32,8 1,6
5 Giáo dục thông qua các môn học văn hóa 48,4 51,6 0 6 Giáo dục thông qua hoạt động ngoại khóa, 40,6 45,3 1,6
TDTT, văn nghệ, tham quan, dã ngoại...
7 Giáo dục thông qua lao động vệ sinh trường lớp. 29,7 53,1 1,6 8 Giáo dục thông qua hoạt động từ thiện, nhân đạo 35,9 51,6 1,6 9 Giáo dục thông qua hoạt động truyền thông 35,9 43,8 1,6
( Nguồn: Điều tra từ trường THPT Tây Hồ )
Qua kết quả khảo sát trong bảng 2.11 cho thấy phần lớn các ý kiến đều đánh giá mức độ rất cần thiết và cần thiết GDĐĐ thông qua các hoạt động rất cao. Có 100% ý kiến tán thành GDĐĐ thông qua các bộ môn văn hóa, 92,2% ý kiến thông qua GVCN lớp, 89,1% ý kiến thông qua môn giáo dục công dân. Đặc biệt các hình thức được đưa vào khảo sát lấy ý kiến trong bảng 2.11 đều nhận được tán thành ở các mức độ rất cần thiết và cần thiết cao đạt trên 80%. Như vậy giữa nhận thức về các hình thức GDĐĐ cho HS qua các ý kiến tán thành rất cao nhưng việc thực hiện các mục tiêu lồng ghép GDĐĐ cho HS của nhà trường trong những năm học vừa qua chưa đạt hiệu quả cao. Phần lớn các ý kiến nhận thức cho rằng công việc GDĐĐ cho HS là công việc của GVCN và sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình là chủ yếu và quan trọng.
Nhận thức các yếu tố và điều kiện cần thiết để GDĐĐ HS
Đánh giá nhận thức về các yếu tố và các điều kiện cần thiết để rèn luyện tốt đạo đức học HS, qua khảo sát ý kiến của 220 HS với nội dung phiếu hỏi: Theo em để học sinh rèn luyện đạo đức tốt, cần có các yếu tố và điều kiện nào?
Bảng 2.10: Các yếu tố và điều kiện cần thiết để GDĐĐ HS
TT Yếu tố và điều kiện Rất cần
thiết (%) Cần thiết (%) Không cần thiết (%) 1 Khen thưởng, kỷ luật kịp thời 47,7 36,3 16 2 Sự nghiêm khắc của thầy, cô giáo 37,2 53,1 9,7 3
Sự quan tâm chia sẻ, giúp đỡ thường xuyên của các thầy, cô giáo.
4 Sự động viên khích lệ của bạn bè 43,6 44,5 11,9 5 Khai thác những đặc điểm bẩm sinh 54,5 35,4 10,6
6 Tạo môi trường sống tốt đẹp 59 29,5 11,5
7 Có nội dung giáo dục phù hợp 56,8 29 15
( Nguồn: Điều tra từ trường THPT Tây Hồ)
Qua kết quả khảo sát bảng 2.12 cho thấy phần lớn các ý kiến HS nhận thức rằng rất cần thiết và cần thiết có các yếu tố và điều kiện quan trọng để rèn luyện đạo đức HS: 90,3% số ý kiến cho rằng rất cần thiết và cần thiết có sự giáo dục nghiêm khắc của thầy cô giáo; 84% ý kiến cho rằng rất cần thiết và cần thiết phải có các biện pháp động viên khen thưởng kịp thời trong quá trình giáo dục, khen thưởng tạo cho các em phấn khởi, tự hào, tạo động cơ phấn đấu nhiều hơn, giành lấy những thành tích cao hơn; 93% cho rằng rất cần thiết và cần thiết nhận được sự quan tâm chia sẻ, giúp đỡ thường xuyên của các thầy, cô giáo; 88,5% ý kiến cho rằng cần phải tạo dựng một môi trường giáo dục tốt đẹp cho các; 85,8% ý kiến cho rằng cần phải có nội dung giáo dục phù hợp. Ngoài các ý kiến trên còn có các ý kiến cho rằng rất cần thiết và cần thiết có sự động viên khích lệ từ phía bạn bè, cần khai thác tốt những đặc điểm bẩm sinh của các em.
Trong những năm học vừa qua nhà trường cũng đã chú ý đến việc động viên khen thưởng nhằm khích lệ tinh thần học tập của HS, nhưng vẫn còn một số vấn đề cần lưu ý; Việc khen thưởng còn ít, chủ yếu khen thưởng vào cuối học kỳ hay năm học, số lượng HS khen thưởng hàng tháng còn ít chỉ tập trung chủ yếu vào cán bộ lớp và những HS điển hình. Từ các ý kiến khảo sát trên, Ban giám hiệu trường THPT Tây Hồ cần xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ GDĐĐ thông qua các hoạt động của nhà trường cần thiết thực hơn, cần phải xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động cụ thể, phong phú, nội dung hấp dẫn lôi cuốn HS tham gia, phát huy được tác dụng khi HS tham gia các hoạt động với tư cách là một chủ thể thực sự.
Đánh giá việc thực hiện và hiệu quả của các hình thức GDĐĐ cho HS ở trường THPT Tây Hồ
Để tìm hiểu thực trạng về việc thực hiện và hiệu quả của các hình thức GDĐĐ cho HS ở trường THPT Tây Hồ trong những năm học gần đây, tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi gồm: 4 cán bộ quản lý, 56 giáo viên, 20 phụ huynh học sinh của nhà trường
Bảng 2.9. Việc thực hiện và hiệu quả các hình thức GDĐĐ học sinh ở trường THPT Tây hồ
TT T
Hình thức
Đã thực hiện Hiệu quả Thường xuyên (%) Chưa thường xuyên (%) Không thực hiện (%) Hiệu quả (%) Ít hiệu quả Không hiệu quả (%) 1 Thông qua giáo GV bộ
môn. 42,2 43,8 0 37,5 39,1 3,0