- Đẩy mạnh tuyên truyền các nghị quyết của Đoàn, tổ chức thựchiện “Nền nếp kỷ cương”; các phong trào thi đua trong học tập sinh hoạt; các
3.2.6. Nâng cao vai trò, vị trí và chất lượng giảng dạy môn Giáo dục công dân trong nhà trường.
Nhiều quốc gia trên thế giới xác định môn Giáo dục công dân ở trường THPT có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên những thế hệ công dân trong tương lai. Mọi tri thức của con người không phải tự nhiên mà có, những tri thức về đạo đức, về phẩm chất cũng vậy; những tri thức đó chỉ có thể có được qua quá trình rèn luyện, học tập và tu dưỡng đạo đức. Bác Hồ đã ví học tập, rèn luyện đạo đức như “Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Chính việc trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về đạo đức là điều kiện cần thiết và cơ bản để học sinh tự rèn luyện, tu dưỡng và xây dựng cho bản thân những phẩm chất tốt đẹp. Đó là nhân tố quyết định việc chấp hành các quy định, nội quy của trường học nói riêng và các đòi hỏi của xã hội văn minh nói chung.
3.2.6.1. Mục tiêu
Trang bị cho học sinh những nhận thức cơ bản về đạo đức để tạo điều kiện cho các em tự đánh giá và điều chỉnh các hành vi của bản thân cho phù hợp với yêu cầu chung của cộng đồng; dần dần để các em tự hoàn thiện nhân cách của mình, biết phân biệt cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu.
Định hướng cho quá trình GDĐĐ từ nhận thức về hành vi để hướng tư duy của các em vào cái tốt, cái đẹp, biết đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu và những hành vi vô đạo đức.
3.2.6.2. Nội dung
Thông qua môn học Giáo dục công dân truyền thụ cho học sinh những phạm trù đạo đức cơ bản, những giá trị đạo đức đồng thời giúp học sinh nhận thức được nghĩa vụ, lương tâm, danh dự, nhân phẩm và hạnh phúc.
Môn Giáo dục công dân góp phần quan trọng trong việc giáo dục ý thức và hành vi người công dân, góp phần trang bị cho học sinh năng lực để tự điều chỉnh bản thân trong xã hội hiện đại. Khơi dậy được tính sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện để các em tư duy và nhận thức phù hợp với trình độ và lứa tuổi của mình. Phát triển các năng lực lập luận đạo đức chủ động và thực hành các năng lực bằng cách giải quyết các vấn đề đạo đức cá nhân và cộng
đồng thông qua nghiên cứu các yếu tố cơ bản của đạo đức và áp dụng giải quyết chúng theo quan điểm tích hợp.
Môn Đạo đức - GDCD là môn học góp phần trực tiếp hình thành nhân cách học sinh thông qua việc làm quen và tiếp thu, thực hành và trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày các quy phạm đạo đức, lễ tiết cần thiết, ứng xử đúng đắn trong quan hệ giữa cá nhân với các thành viên trong gia đình và bên ngoài xã hội, quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân…
3.2.6.3. Các bước tiến hành
- Đối với Hiệu trưởng
+ Thường xuyên tổ chức triển khai các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình môn GDCD, qui chế về đánh giá xếp loại học sinh của Bộ GD & ĐT trong cuộc họp hội đồng sư phạm của nhà trường
+ Đưa kết quả môn học giáo dục công dân làm một trong những yếu tố đánh giá chất lượng hạnh kiểm học sinh.
+ Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học, lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.
+ Trong xây dựng chương trình ngoại khóa cho học sinh cần phải có sự kết hợp thống nhất giữa nhà trường và một số ngành chức năng để các em có điều kiện tham gia thực tế, từ thực tế đó rút ra bài học cho bản thân. nói chuyện với ngành Công an, Quân sự về những tấm gương dũng cảm, về những trường hợp vi phạm pháp luật đã bị trừng phạt…
+ Thường xuyên tổ chức hội thảo, hội giảng liên trường nhằm đánh giá, tìm ra các phương pháp hiệu quả của bộ môn GDCD với vai trò giáo dục đạo đức công dân.
+ Nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng dạy và học môn Đạo đức - Giáo dục công dân trong nhà trường hiện nay, trước hết cần nghiêm túc nhìn nhận lại vai trò, vị trí của môn học này trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông, từ đó đề ra các giải pháp khả thi, cụ thể. Đối với người học, cần thay đổi cách
nhìn nhận, đánh giá vai trò của môn học này trong việc trau dồi, hoàn thiện bản thân, từ đó xác định đúng động cơ và thái độ học tập.
- Đối với tổ chuyên môn:
+ Tổ chuyên xây dựng kế hoạch bộ môn, thường xuyên kiểm tra, giám sát kế hoạch hoạt động của bộ môn.
- Đối với giáo viên: Cần có những nỗ lực cụ thể trong việc cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy. Có những cách thức cụ thể trong việc làm “mềm” hoá môn học vốn được xem là khô khan, trừu tượng này. Chẳng hạn thay vì thuyết giảng một chiều, giáo viên có thể nêu hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề thảo luận nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh.
+ Trong một số tiết học, trong những tình huống cụ thể, để tạo sự hào hứng và cuốn hút học sinh vào bài học, có thể dàn dựng những vở kịch ngắn do chính học sinh thể hiện. Mặt khác, cần đầu tư hơn trong việc sưu tầm tranh ảnh minh hoạ, làm các dụng cụ trực quan tạo sự sinh động cho mỗi giờ lên lớp.
Trước tình trạng học sinh vi phạm đạo đức, thậm chí vi phạm pháp luật đang có chiều hướng gia tăng hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy và học đối với môn Giáo dục công dân cần phải được chú trọng. Mặt khác, những tri thức rút ra từ môn học này là hành trang vô cùng cần thiết để học sinh có thể trở thành những công dân tốt trong tương lai.
+ Bên cạnh những kiến thức được truyền đạt trong môn học, đối với học sinh việc giáo dục hạnh kiểm qua những tấm gương trong đời sống thực tế là hết sức quan trọng. Sống trong giai đoạn nền kinh tế phát triển mạnh theo cơ chế thị trường trong xã hội hiện đại một bộ phận không nhỏ đã và đang có những biểu hiện vô đạo đức; tình trạng học sinh gây gổ, đánh bậy, nói tục vẫn còn phổ biến.
+ Các kiến thức kiến thức phải được chuyển tải đến học sinh một cách nhẹ nhàng, sinh động qua các hoạt động; xây dựng tình huống pháp luật, xử lý các tình huống, các thông tin, sự kiện; liên hệ đánh giá với bản thân và người khác, đối chiếu với chuẩn mực đã học, điều tra, tìm hiểu, phân tích
đánh giá một số hiện tượng trong đời sống gắn với thực tiễn của trường lớp, địa phương.
+ Thường xuyên quan sát hành động và thái độ học tập, hành vi đạo đức cảu học sinh để đưa ra những kết luận đúng đắn về tình hình lớp, giúp ban giám hiệu và GVCN nắm rõ thông tin để có biện pháp kịp thời tránh tình trạng xấu xảy ra.
+ Cần kết hợp đánh giá bằng cho điểm mức độ đạt được về kiến thức và kỹ năng với việc theo dõi sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong rèn luyện đạo đức lối sống của học sinh.